You are on page 1of 12

TÀI LIỆU ĐỌC TUẦN 6

I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục là cách thức mà giáo viên thực hiện nhằm
giúp họ thấu hiểu toàn bộ sự phát triển về tâm – sinh lí học sinh lớp mình chủ nhiệm qua đó
giúp họ có những tác động phù hợp đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện đối với cá nhân
cũng như tập thể lớp chủ nhiệm.

Theo đó, có thể chỉ ra một số nội dung cơ bản để giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu như sau:

– Nhóm nội dung thuộc về các điều hiện khách quan của học sinh lớp chủ nhiệm, bao
gồm:

+ Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội của địa phương...
+ Đặc điểm của gia đình: Ở lĩnh vực này, giáo viên tìm hiểu về họ tên phụ huynh học
sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, về trình độ văn hoá của phụ huynh học sinh, bầu không khí gia
đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình kinh tế,
vị trí xã hội, việc tạo điều kiện học tập của gia đình đối với con cái,...
+ Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại lớp: uy tín, khả năng, trình độ,...
+ Đặc điểm tình hình của lớp: mục tiêu phấn đấu chung của lớp chủ nhiệm, số lượng
học sinh, tên tuổi của từng học sinh trong lớp, chất lượng giáo dục chung, chất lượng học tập,
kết quả xếp loại văn hoá, hạnh kiểm, bầu không khí học tập.
– Nhóm nội dung thuộc về các điều kiện chủ quan của học sinh lớp chủ nhiệm, bao gồm:

+ Tư tưởng, chính trị, đạo đức của học sinh: tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của
các em đối với các sự kiện chính trị – xã hội, với tập thể và những người xung quanh của học
sinh.
+ Việc học tập của học sinh: tìm hiểu về động cơ, thái độ đối với học tập, cách thức thực
hiện các hoạt động học tập ở lớp cũng như ở nhà, mức độ cố gắng để đạt kết quả học tập.
+ Sự phát triển về thể chất: quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và mức độ mệt mỏi của học
sinh trong các hoạt động học tập và các hoạt động khác.
+ Sự phát triển về mặt văn hoá thẩm mĩ: tìm hiểu những hiểu biết của học sinh về văn
hoá và thẩm mĩ, nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ.
+ Về lao động và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh: tìm hiểu ý thức, thái độ và kĩ năng
tiến hành các hoạt động lao động sản xuất.

1
+ Những ảnh hưởng của giáo dục gia đình, bạn bè và xã hội đối với sự phát triển nhân
cách học sinh.
+ Các mối quan hệ, cách ứng xử của học sinh trong gia đình, với bạn bè,...
– Cách thức tìm hiểu:

+ Thăm hỏi gia đình học sinh: trao đổi và gặp gỡ gia đình học sinh để hiểu sâu sắc và đầy
đủ về hoàn cảnh gia đình học sinh, qua đó hiểu rõ hơn về học sinh lớp mình chủ nhiệm.

+ Nghiên cểu rõ hơn về học s gồm học bạ, sổ điểm, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, sổ ghi đầu
bài, nhật kí lớp, các biên bản họp; sổ chủ nhiệm; các sản phẩm lao động và học tập của học sinh,
các bản nhận xét đánh giá học sinh của các giáo viên đã từng làm chủ nhiệm cũng như những
giáo viên đã dạy học sinh đó.
+ Đàm tho bi trao đổi trực tiếp với học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũ,
cha mẹ, bạn bè, những người có liên quan với học sinh để tìm hiểu những vấn đề cá nhân của
học sinh đó.
+ Quan sát: tri giác trt: những người có liên quan với học sinh để tìm hiểu những vấn đề
cá, hành vi cnhững người có liên quan với học sinh để tìm hiểu những vấn đề cá nhân của học
s sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường,...
Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vào sổ chủ nhiệm hay
nhật kí giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên cần phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết
luận chính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tính trong đánh
giá học sinh.
Tìm hiểu học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi giáo viên chủ
nhiệm phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng thương yêu học sinh sâu
sắc.
2. Lập kế hoạch chủ nhiệm
Khái niệm về xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp là quá trình xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong một
thời gian nhất định của lớp chủ nhiệm và lựa chọn các phương thức để thực hiện các nhiệm vụ
nhằm đạt các mục tiêu đó.

Sản phẩm của giai đoạn xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp là bản kế hoạch, một văn bản
xác định những phương hướng hành động mà lớp chủ nhiệm sẽ thực hiện.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:

2
– Tính mục đích: Khi xây dựng kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải xác định lớp
chủ nhiệm cần đạt các mục tiêu, những nhiệm vụ cần phải giải quyết, các hoạt động hay công
việc cần phải được thực hiện, các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sự hiện thực hoá kế hoạch.

– Tính khoa học: Xây dựng kế hoạch phải thông qua việc phân tích tình hình một cách
đầy đủ, chính xác để chỉ rõ được các nguyên nhân thành công và thất bại ở kì kế hoạch trước,
đánh giá được tác động của các yếu tố đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới. Các số
liệu để phân tích phải thu thập từ tổng kết ở kì kế hoạch trước.

– Đo được khi triển khai thực hiện: Xây dựng kế hoạch cần đưa ra được các chỉ tiêu
chính xác, các chuẩn mực rõ ràng.

– Kế hoạch chủ nhiệm lớp phải nhằm thực hiện kế hoạch của nhà trường, có tác động
tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường.

– Tính khả thi: Kế hoạch xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện
và khả năng có thể có từ nguồn lực của nhà trường.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp


Đội ngũ cán bộ lớp là những người trợ giúp đắc lực, giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện
chức năng của mình. Đội ngũ cán bộ lớp tốt, có trách nhiệm sẽ tạo cho lớp thành tập thể tốt, qua
đó có tác dụng tích cực đến các thành viên trong lớp.
Để thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp được thành công, giáo viên chủ nhiệm
cần nắm vững cơ cấu của ban cán sự lớp, bao gồm các vị trí và vai trò, trách nhiệm của từng vị
trí đó.
Thực tiễn nhà trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm có thể chỉ định các cán sự lớp với
vai trò, nhiệm vụ của từng cán sự như sau:
– Lớp trưởng: phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm chính trước giáo viên chủ
nhiệm về mọi hoạt động của lớp.

– Bí thư và phó bí thư: phụ trách về công tác Đoàn, Đội, là những người chịu trách
nhiệm chính trước giáo viên chủ nhiệm về công tác tư tưởng, chính trị của lớp.

– Lớp phó học tập: hỗ trợ cho lớp trưởng trong hoạt động về học tập, chịu trách nhiệm
chính về mọi hoạt động có liên quan đến học tập của cả lớp.

3
– Lớp phó lao động: hỗ trợ cho lớp trưởng trong hoạt động về lao động, chịu trách
nhiệm chính về mọi hoạt động có liên quan đến lao động của cả lớp.

– Lớp phó văn thể mĩ: hỗ trợ cho lớp trưởng trong hoạt động về văn thể mĩ của lớp, chịu
trách nhiệm chính về mọi hoạt động có liên quan đến văn thể mĩ của cả lớp.

– Lớp phó cơ sở vật chất: hỗ trợ cho lớp trưởng trong việc quản lí cơ sở vật chất trong
lớp học, chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề có liên quan đến cơ sở vật chất của cả lớp.

– Cán sự bộ môn: hỗ trợ cho lớp trưởng trong theo dõi tình hình học tập của từng giờ để
báo cáo kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm, có trách nhiệm đối với phong trào học tập của lớp.

– Thủ quỹ: hỗ trợ lớp trưởng trong quản lí quỹ lớp, chịu trách nhiệm chính trong việc
thu chi liên quan đến quỹ lớp.

– Các tổ trưởng và tổ phó: hỗ trợ lớp trưởng quản lí các cá nhân học sinh theo bàn hoặc
nhóm bàn, chịu trách nhiệm quản lí toàn diện các cá nhân trong tổ mình phụ trách.

Khi nắm vững cơ cấu của đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò
chủ đạo giúp học sinh trong lớp mình bầu ra đội ngũ cán bộ lớp cho họ.
Ti người giữ vai trò chủ đạo giúp học
– Giai đoi giữ vai trò chủ đạo giúp học si
Trong bước này, giáo viên cần thực hiện thăm dò ý kiến của học sinh về việc xây dựng
đội ngũ cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi để học sinh biết được sơ đồ cơ cấu tổ
chức lớp, các mối quan hệ cũng như cơ chế tự quản của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng
cần thăm dò dư luận học sinh để nắm bắt nguyện vọng của tập thể cũng như cá nhân học sinh
về các vị trí trong ban cán sự lớp. Trong bước này, giáo viên chủ nhiệm cần cho học sinh hiểu
được rằng, đội ngũ cán bộ lớp có thể được xây dựng theo hai con đường là: sự chỉ định của
giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp chủ nhiệm tự bầu.
Việc chỉ định của giáo viên thường được thực hiện khi lớp đang ở giai đoạn đầu năm
học, đầu cấp học. Giáo viên căn cứ vào kết quả của việc nắm vững tình hình học sinh về mọi
mặt để động viên tinh thần xung phong hoặc chỉ đích danh những học sinh nào tham gia vào
đội ngũ cán bộ lớp.
Việc học sinh trong lớp tự bầu được thực hiện thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm,
thường được thực hiện khi lớp chủ nhiệm đã bước sang học kì mới hoặc năm học mới.
– T ới hoặc năm học mới.p tự bầu được

4
Sau khi đã hoàn thiện cơ cấu cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phải bồi dưỡng năng
lực tổ chức và quản lí tập thể lớp cho đội ngũ cán bộ lớp để đảm bảo sự thống nhất giữa quản lí
của giáo viên chủ nhiệm và sự tự quản của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có thể huấn luyện cho các vị trí trong đội ngũ cán bộ thực hiện
một số nội dung:
+ Lớp trưởng có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:

Nhiệm vụ: Lớp trưởng thực hiện việc tổ chức, theo dõi chung mọi hoạt động tự quản
của lớp; chủ động tổ chức họp cán bộ lớp, tổ để bàn bạc các công việc; tổng hợp, đánh giá kết
quả thi đua các mặt của lớp hằng tháng, kì học, năm học; báo cáo định kì và đột xuất với giáo
viên chủ nhiệm về tình hình lớp học.

Kế hoạch phấn đấu của lớp: chỉ tiêu, biện pháp của cả năm, hằng tháng,..

+ Bí thư, phó bí thư Đoàn, chi đội trưởng, chi đội phó có sổ công tác và ghi rõ một số
nội dung sau:

Nhiệm vụ: nắm và tiếp thu những những thông báo, chỉ thị của Đội để kịp thời triển
khai cho đội viên trong chi đội thực hiện đầy đủ, thực hiện các phong trào do đoàn trường, đội
phát động.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

+ Các lớp phó có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung:

• Lớp phó học tập:

Nhiệm vụ: điều khiển các hoạt động tự quản về học tập của lớp; phụ trách, điều hành
nhóm cán sự các môn học, có kế hoạch và tổ chức việc giúp đỡ các bạn học yếu; theo dõi,
đánh giá kết quả học tập của lớp và báo cáo định kì cho lớp trưởng.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

• Lớp phó phụ trách lao động và cơ sở vật chất:

Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ, phân công các công việc liên quan đến hoạt động lao động,
vệ sinh của lớp, phụ trách các cán sự liên quan đến cơ sở vật chất như thư viện, quỹ lớp, phòng
học, bàn, ghế,... của lớp học; báo cáo định kì và đột xuất tình hình phụ trách cho lớp trưởng.

5
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

• Lớp phó phụ trách văn thể:

Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ và phân công các công việc liên quan đến các công việc về
văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của lớp học; báo cáo định kì và đột xuất tình hình phụ
trách cho lớp trưởng.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

+ Tổ trưởng có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:

Nhiệm vụ: theo dõi, điều khiển các hoạt động của tổ. Tổ trưởng cần nắm bắt mọi mặt
tình hình các thành viên trong tổ và báo cáo định kì hoặc đột xuất các mảng học tập, lao động,
văn thể mĩ,... cho các lớp phó phụ trách các mảng tương ứng.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

+ Tổ phó: Có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:

Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng theo dõi, kiểm tra mọi mặt hoạt động của tổ, thực
hiện báo cáo định kì và đột xuất cho tổ trưởng tình hình của tổ.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

+ Thủ quỹ: Có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:

Nhiệm vụ: thực hiện việc thu, chi, giữ quỹ lớp; có thể giúp giáo viên chủ nhiệm thu học
phí theo quy định.

Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.

4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện
Tổ chức các hoạt động trong tập thể học sinh là việc giáo viên giúp học sinh tiến hành
các hoạt động và giao lưu hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của tập thể.

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục:


Việc tổ chức các hoạt động giáo dục thường theo một số bước như sau:
– Bước 1: Xác định các hoạt động và yêu cầu cần đạt

6
Giáo viên chủ nhiệm họp với ban cán sự lớp về việc tổ chức hoạt động giáo dục cụ thể.
Trong cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm cần chỉ rõ cho các cán bộ lớp là hoạt động này cần đạt
được những gì về kiến thức, thái độ và kĩ năng cho tập thể lớp.

– Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động

Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh chỉ ra được những nội dung công việc phải thực hiện,
những thành viên nào trong lớp sẽ đảm nhiệm những công việc đó, thành viên nào thực hiện
việc kiểm tra, giám sát đảm bảo những công việc được thực hiện; đồng thời giúp học sinh lựa
chọn được thời gian, địa điểm phù hợp để tổ chức hoạt động, các phương tiện cần thiết để tổ
chức hoạt động.

Kết quả của bước này là giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh xây dựng được một bản
thảo thể hiện chương trình làm việc của hoạt động đó. Trong chương trình làm việc cần đảm
bảo ghi rõ những công việc nào sẽ được thực hiện, ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào,
thực hiện trong khoảng thời gian nào, những lưu ý gì trong thực hiện nội dung công việc,...

– Bước 3: Tiến hành hoạt động

Chương trình hoạt động sau khi đã được thiết kế xong thì sẽ được triển khai trong tập
thể lớp học. Ở bước này, giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn, học sinh sẽ chủ động thực hiện
mọi công việc theo kế hoạch đã đặt ra.

– Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm


Khi hoạt động kết thúc thì lớp trưởng sẽ chủ động tổ chức họp để nhận xét về kết quả hoạt
động, về ý thức tham gia hoạt động của các thành viên trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm có thể họp góp ý riêng đối với cán bộ lớp hoặc họp rút kinh
nghiệm đối với toàn thể các học sinh trong lớp. Giáo viên giúp cán bộ lớp cũng như các thành
viên trong lớp chỉ ra được những thành công và tồn tại của hoạt động, những cá nhân tập thể
có thành tích, những cá nhân tập thể còn phải cố gắng, cũng như giúp lớp đưa ra được những
phương hướng khắc phục để góp phần đạt kết quả tốt hơn ở những hoạt động sau.
Yêu cầu khi thực hiện:
– Các hoạt động giáo dục phải nhằm giúp học sinh hoàn thiện những kiến thức đã học
trên lớp, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
– Việc tổ chức thực hiện các hoạt động phải thể hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên
và sự chủ động của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho học sinh về hoạt động,

7
mục tiêu, nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức hoạt động. Học sinh sẽ bàn bạc
và lựa chọn cho mình những hoạt động với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể
nhằm thực hiện được mục tiêu mà giáo viên gợi ý.
5. Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Có hai lực lượng cơ bản tác động tới quá trình giáo dục học sinh đó là: các lực lượng giáo
dục trong nhà trường và lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Đối với lực lượng giáo dục trong nhà trường:

– Đối với ban giám hiệu:

Giáo viên chủ nhiệm là người thừa lệnh hiệu trưởng – ban giám hiệu, thay mặt nhà
trường để tổ chức quản lí, giáo dục toàn diện học sinh lớp mình chủ nhiệm.

Một số nội dung hoạt động mà giáo viên chủ nhiệm là tiếp nhận kế hoạch và triển khai
hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động theo quy định, báo cáo những bất thường trong công tác
giáo dục học sinh với ban giám hiệu, đề xuất với ban giám hiệu nhà trường về biện pháp giáo
dục đối với tập thể và cá nhân học sinh.

– Đối với hội đồng trường:

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học, thì: Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng
hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường,
gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong mối quan hệ này, giáo viên chủ nhiệm là nhân tố trung tâm phản ánh những nhu
cầu, nguyện vọng của tập thể học sinh lớp mình phụ trách cho hội đồng trường. Đồng thời,
giáo viên chủ nhiệm cũng cần phản ánh những vấn đề còn tồn tại trong chế độ, chính sách, quy
định của nhà trường đối với công tác chủ nhiệm, qua đó góp phần duy trì, đảm bảo và nâng cao
hiệu quả công tác chủ nhiệm trong nhà trường.

– Đối với giáo viên giảng dạy các môn học:

Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố trung tâm phối kết hợp các giáo viên khác để những tác
động tới học sinh được đồng bộ, thống nhất. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với các giáo
viên khác để thu được thông tin về ý thức và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng và lớp

8
nói chung, trao đổi với giáo viên bộ môn về cá nhân học sinh đặc biệt (về học tập, hoàn cảnh
gia đình, sức khoẻ, ý thức đạo đức,...), đồng thời cũng phản ánh nguyện vọng của học sinh với
giáo viên bộ môn để có hỗ trợ kịp thời phong trào học tập rèn luyện, của cá nhân và tập thể học
sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần mời giáo viên bộ môn làm cố vấn cho các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến nội dung môn học của các giáo viên cụ thể để giúp học
sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá, khái quát hoá những kiến thức đã học trên lớp.
Mặt khác, khi cần thiết, giáo viên chủ nhiệm có thể dự giờ của giáo viên bộ môn để nắm vững
hơn tình hình học tập của lớp và có thể có trao đổi với giáo viên bộ môn nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy môn đó ở lớp mình phụ trách.

– Đối với các giáo viên chủ nhiệm khác trong nhà trường:

Các giáo viên chủ nhiệm hoạt động thống nhất dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà
trường. Trong mối quan hệ này, giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc trao đổi với các giáo viên
chủ nhiệm khác để thống nhất mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm
trong toàn trường, tổ chức hội thảo kinh nghiệm công tác chủ nhiệm theo chuyên đề để nâng
cao chất lượng hoạt động này trong nhà trường.

– Đối với các tổ chức đoàn thể:

Ở nhà trường phổ thông, các tổ chức đoàn thể đó là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là các tổ chức chính trị của học sinh.
Trong mỗi cơ sở trường học, tổ chức này chia làm hai cấp: cấp lớp và cấp trường. Ở cấp lớp,
giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, cố vấn cho các hoạt động của tập thể học sinh, giúp
học sinh xây dựng chi đội, chi đoàn vững mạnh. Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm giúp lớp xây
dựng đội ngũ cán sự đoàn đội, tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn đội, phát động các phong trào
sinh hoạt đoàn thể trong tập thể lớp chủ nhiệm. Ở cấp trường, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò
là người điều phối hoạt động giữa cấp lớp và cấp trường. Trước hết, giáo viên chủ nhiệm lớp
phải nắm vững chủ trương, kế hoạch và nội dung công tác cấp trường. Tiếp theo, giáo viên cần
thống nhất với tổ chức đội, đoàn cấp trường về nội dung, phương pháp hoạt động đối với lớp
chủ nhiệm. Một số công việc cụ thể mà giáo viên cần phối hợp thực hiện như đề nghị cấp đội,
đoàn trường thực hiện việc bồi dưỡng cán sự đội, đoàn cho lớp, tổ chức các hoạt động sinh
hoạt tập thể mang tính thường kì và mang tính cao điểm trong năm học, tạo điều kiện cho tổ
chức đội, đoàn trường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của chi đội, chi đoàn lớp chủ
nhiệm thường kì và cuối năm học.

9
Đối với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm chính quyền, đoàn thể xã hội, cơ
quan quân đội, an ninh, các tổ chức kinh tế, gia đình học sinh, chi hội cha mẹ học sinh.

– Đối với chính quyền, đoàn thể, các cơ quan quân đội, an ninh, tổ chức kinh tế – xã hội
nơi địa bàn trường:

Đối với các lực lượng này, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối liên kết giáo dục nhà trường
với xã hội nhằm phát huy vai trò trung tâm của nhà trường trong việc tích luỹ và truyền bá kiến
thức khoa học giáo dục trong cộng đồng và huy động các nguồn lực xã hội nhằm phát triển nhà
trường.

Muốn thực hiện được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, nắm vững chức
năng, nhiệm vụ, năng lực của các tổ chức trên. Các hình thức có thể được lựa chọn để phối hợp
như: kết nghĩa, đỡ đầu, bảo trợ,... Căn cứ vào chức năng chuyên biệt của từng tổ chức, giáo
viên chủ nhiệm huy động sự tham gia của họ vào việc giáo dục toàn diện học sinh về giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động – hướng
nghiệp, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống ma tuý, giáo dục phòng
chống bạo lực và các tệ nạn xã hội khác,...

Căn cứ vào các nội dung phối hợp trên, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
hoạt động phối hợp. Việc xây dựng kế hoạch có thể theo khuôn mẫu của việc lập kế hoạch
giáo dục như đã đề cập ở trên. Sau khi hoàn thành bản kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần chủ
động liên hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan để cùng bàn bạc, thống nhất nội dung, cơ chế
phối hợp.

– Đối với gia đình và hội cha mẹ học sinh:

Gia đình được đánh giá là môi trường giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Vì vậy, việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
và gia đình trong công tác giáo dục toàn diện với học sinh là cực kì quan trọng và cần thiết.

Các nội dung mà giáo viên chủ nhiệm cần làm việc với gia đình học sinh bao gồm: định
kì thông báo cho gia đình học sinh kết quả hoạt động giáo dục toàn diện của con em họ, cung
cấp kiến thức giáo dục học sinh cho gia đình, kêu gọi sự tham gia của gia đình học sinh vào

10
công tác giáo dục học sinh trong nhà trường, vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường
theo tinh thần xã hội hoá giáo dục,...

Để thực hiện điều này, giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng sổ liên lạc để đảm bảo thông
tin về tình hình giáo dục đối với học sinh lớp chủ nhiệm được cập nhật liên tục cho cả gia đình
và nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần tiến hành họp phụ huynh theo định
kì để phổ biến chủ trương kế hoạch của lớp, của trường cho gia đình, huy động tiềm năng trí
tuệ và khả năng của cha mẹ học sinh vào việc giáo dục toàn diện học sinh. Mặt khác, giáo viên
chủ nhiệm cũng nên thăm hỏi gia đình học sinh, trao đổi trực tiếp và gián tiếp về tình hình của
học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Để việc liên kết với gia đình được thuận lợi hơn, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với
cha mẹ học sinh để hình thành ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ
chức của các bậc cha mẹ có con cùng học một lớp. Mục tiêu của ban đại diện cha mẹ học sinh là
nhằm tổ chức, tập hợp tất cả các cha mẹ học sinh của lớp thành một lực lượng giáo dục thống nhất
trong công tác giáo dục toàn diện học sinh, huy động tiềm năng về trí tuệ, nhân lực, vật lực của gia
đình vào phát triển nhà trường. Đây là tổ chức được tổ chức theo lớp học, tồn tại và hoạt động theo
năm học. Nguyên tắc hoạt động là dân chủ, tự nguyện. Thành phần của ban đại diện cha mẹ học
sinh là ông bà, bố mẹ hoặc anh chị đã trưởng thành của học sinh.

Để xây dựng và giúp ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt, giáo viên chủ nhiệm cần
xây dựng kế hoạch hoạt động với gia đình cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh. Đầu
năm học, giáo viên chủ nhiệm triệu tập cuộc họp với đại diện của gia đình học sinh, trong đó có
đặt ra vấn đề xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh để giúp việc phối hợp hoạt động giữa nhà
trường và gia đình mang lại hiệu quả hơn trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. Giáo viên
chủ nhiệm cũng cần nêu rõ cơ cấu tổ chức, cơ chế, nguyên tắc hoạt động của ban đại diện cha mẹ
học sinh và đề nghị cũng như hỗ trợ đại diện gia đình học sinh bầu ra ban đại diện cha mẹ học
sinh. Khi ban đại diện cha mẹ học sinh đã hình thành, giáo viên chủ nhiệm giúp ban đại diện cha
mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện triệu tập cuộc họp ban đại diện cha mẹ học
sinh thường kì và đột xuất để triển khai các kế hoạch hoạt động giáo dục và xử lí các tình huống
nảy sinh trong quá trình giáo dục học sinh nói riêng cũng như quá trình hoạt động của nhà trường
nói chung.

11
6. Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh lớp chủ nhiệm
Đánh giá kết quả giáo dục là hoạt động rất quan trọng. Kết quả đánh giá giúp giáo viên
chủ nhiệm và nhà trường nắm bắt được chất lượng giáo dục trong quá trình giáo dục toàn diện
đối với học sinh. Kết quả phản ánh được hai khía cạnh: kết quả tự giáo dục đối với học sinh,
kết quả của những tác động của các lực lượng giáo dục khác nhau đối với việc giáo dục học
sinh. Kết quả này là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm có những điều chỉnh hợp lí về phía các lực
lượng giáo dục và học sinh. Đây là cơ sở để duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.

Việc đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh là một trong những nhiệm vụ
bắt buộc mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện theo Thông tư 27/2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.

12

You might also like