You are on page 1of 6

Sinh hoạt lớp là gì?

Sinh hoạt lớp là một loại hình hoạt động tập thể của học sinh, được phân bố thời gian chính thức mỗi
tuần 1 tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục và xây dựng tập thể dưới sự hướng dẫn và
cố vấn trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm.

Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp?

Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra không phải chỉ giáo viên mới có quyền giải
quyết. Sức mạnh thực sự của tiết SHL không chỉ nằm ở tiếng nói của GVCN, nó cần có sự đóng góp của
mọi thành viên trong lớp.

Học sinh cần được trao quyền bởi GVCN. Chúng cần được nói, được hỏi, được nhận xét, được phán xét
và được tôn trọng. Khi ấy, mỗi tiết SHL là một cơ hội để cả tập thể cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề
và từ đó giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh của mình học hỏi, giúp chúng khám phá ra những điểm mạnh của
bản thân.

Khi cả học sinh và giáo viên có thể nói lên ý kiến và suy nghĩ trong một bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng,
và công bằng thì học sinh sẽ nhận ra rằng đó là lớp học của chúng và chúng cũng được nắm quyền sở
hữu, quyền đưa ra quyết định và tự hào về điều đó.

Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, chúng tự biết mình cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ
danh dự của chính cái tập thể mà ở đó chúng có tiếng nói và được tôn trọng.

Vì thế, tổ chức tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh.
Mỗi GVCN cần nhận thức được việc SHL là vô cùng quan trọng trong quản lý lớp học cũng như giáo dục
nhân cách cho học sinh của mình.

Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp:

- Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện
pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết.

- Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ
năng cơ bản và cần thiết cho bản thân.

A. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP:

1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Việc đầu tiên và nhất thiết là soạn kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt động của
thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên
dương, khen ngợi HS, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.

- Kế hoạch cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần đến, tháng đến và có sự phân công công
việc cho từng HS cụ thể.

- Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng
qua, tổng kết đợt thi đua.
- Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với
chủ đề, chủ điểm.

- Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ; tạo tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.

2. Đối với học sinh:

- Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết cho được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân
công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng
cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô).

- Chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.

- Có thể trang trí trên bảng đen, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học…

3. Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

- Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết SH lớp

- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường
vai trò tự quản của HS

- Tăng cường những nội dung SH có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và
sở thích của HS

- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại

B. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP:

I. Mục tiêu hoạt động:

- Nắm được một số hình thức tổ chức giờ SH lớp

- Biết cách khen chê HS như thế nào trong giờ sinh hoạt lớp để có hiệu quả giáo dục.

- Xây dựng được một số giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham
gia và nâng cao vai trò tự quản của HS.

II. Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp:

(1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch

(2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề

(3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm

(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc

(5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...)

..................................................................................................

(2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và SH theo chủ đề:

- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần;


- Thông báo những công việc chính trong tuần tới;

- Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút).

(3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm

- Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý:

- Vấn đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của HS, có nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau.

- Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay
sáng tạo ý tưởng mới.

- Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái …

- Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận,

……

(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc

- Giao lưu nhằm tạo ra các điều kiện để HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những
nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong lĩnh vực HĐ nào đó.

- Khi tiến hành tổ chức họat động giao lưu cần lưu ý:

 Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú, đáp ứng nhu
cầu của HS.
 Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện,
đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang
vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức tiến hành.
 ......

(5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...)

- Hội thi nhằm tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các
em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến
chủ đề đã được lựa chọn.

- Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu...

- Một số điều lưu ý khi tổ chức hội thi


Công tác chuẩn bị phải tiến hành trước khi diễn ra cuộc thi từ 10 - 15 ngày

- Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến hành tốt những công việc sau:

o Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua chỉnh trang lớp học và nơi diễn ra hội thi,
âm nhạc và các phương tiện âm thanh…
o Họp BGK để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK
và quy trình hoạt động của BGK hội thi.
C. THỰC TRẠNG TIẾT SINH HOẠT HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP:

I. Thực trạng tiết sinh hoạt hiện nay:

Dẫu biết rằng giờ sinh hoạt lớp nó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách đạo đức, tạo
húng thú học tập cho học sinh, hình thành kỷ năng sống cho các em ,… Thế nhưng , ở một số lớp giờ sinh
hoạt chưa được chú trọng cho lắm hoặc mỗi giờ sinh hoạt là nhắc đến những việc làm “kiểm điểm” của
các thầy cô. Nào là tình hình lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài. Mặc dù thầy cô có ý tốt
muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều
này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là
tra tấn cực hình.Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu,nhàm chán, thiếu thực
tế, không sinh động,không hứng thú với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quá nghiêm khắc, không gần gữi,
thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em . Do đó tạo tâm lí chán nản cho đối
tượng tham gia.

II. Nguyên nhân của thực trạng:

1. Một câu hỏi được đặt ra: “Vì sao học sinh không thích các tiết sinh hoạt lớp?”

- Phần lớn giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp bằng các nội dung phê phán kiểm điểm học sinh .Học sinh
không được cùng nhau tổ chức, tham gia.

- Nội dung sinh hoạt thường được giáo viên chủ nhiệm làm chủ do đó còn khô cứng, lặp đi lặp lại, không
thực sự gắn với nhu cầu của học sinh.

- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh

- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu
các em.

- Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường phê bình học sinh nhiều hơn tuyên
dương.

- Biết tuyên dương – phê bình đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập….

- Về nguyên tắc, tuyên dương phải nhiều hơn phê bình để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích tuyên
dương hơn là phê bình.

2. Khi tuyên dương hay phê bình HS cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tuyên dương phải cụ thể :tên học sinh rõ ràng , vấn đề gì.Khi tuyên dương phải chân thật, gây được
cảm xúc tích cực nơi người khen . Tuyên dương phải kịp thời nhất là với những em hay mắc khuyết
điểm, những em học yếu, nhút nhát….

- Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất
nhân cách . Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu ……

III. Biện pháp – giải pháp:

1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp


- Mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải ý thức được rằng giờ sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục
tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những giải pháp cơ bản góp phần
xây dựng tập thể học sinh đoàn kết.

- Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúpcác em phát triển
các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân.

- Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải xác định được mục tiêu của giờ sinh hoạt lớp. Và tìm hiểu những
nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp.

2. Nội dung –cách thức thực hiện giờ sinh hoạt lớp

- Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là
cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học .
Trong tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vừa là nhà viết kịch bản vừa là đạo diễn và cũng là
cá nhân tác động tích cực trong giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết
học. Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt chúng ta thực hiện theo các theo các bước:

Bước 1 : Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp

Giải pháp :

Giáo viên chủ nhiệm cần:

– Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề.

– Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ đầu bài,
thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến
bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân
học sinh trong lớp

– Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị thực hiện và kế
hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề hoạt động và các công tác đột xuất của nhà trường và ban thi đua
đoàn trường )

Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt : Có thể chia thành 4 hoạt động lớn

1.Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch:

Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:

* Lớp Trưởng điều khiển lớp:

+ Các tổ trưởng: lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các
thành viên trong tổ

+ Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập
vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
+ Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực,
phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

+Bàn trưởng: Nhiệm vụ đôn đốc các thành viên trong bàn hoàn thành tốt nhiệm vụ

+ Lớp trưởng :nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học
tập, đạo đức và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.

Giải pháp :

- Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản của học sinh. Nêu
cao được tinh thần phê và tự phê trong tập thể, giúp các em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm
của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể đồng thời ngăn ngừa được mầm móng của những sai phạm
về đạo đức học đường.Qua đó giáo viên chủ nhiệm vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình
hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các em thể hiện tâm tư nguyện vọng

- Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học GVCN cần phải xây dựng đội ngủ
cán bộ lớp, cán sự bộ môn vững vàng có thể thu hút, thuyết phục được tập thể. Đồng thời có sự tập
dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp
nhận xét trước tập thể như: tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không
nên dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đối tượng bị phê bình. Bên cạnh đó GVCN cũng
phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết
giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ
không mang tính chất chỉ trích, trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể.

You might also like