You are on page 1of 10

Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 4:

CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO LÀ TÔI 1 (3 tiết)


1. Mục tiêu:
Sau chủ đề này, học sinh:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân:
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh; có suy nghĩ tích cực.
- Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện, hoàn thiện bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình
huống đơn giản.
2. Chuẩn bị
2.1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: Một số hình ảnh và bài giới thiệu về nghề truyền thống ở địa phương...
- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, sắp xếp không gian HĐ.
2.2. Đối với học sinh
- Kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng, sản phẩm: có thể sưu tầm các sản phẩm của nghề hoặc
công cụ sản xuất có liên quan đến nghề mình tìm hiểu.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề
Hoạt động giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi
bàn tay của mình.
Phương thức tổ chức: Phỏng vấn nhanh
GV có thể thực hiện như sau:
- GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Cho học sinh đứng thành vòng tròn, từng đôi quay mặt vào nhau (hoặc ngồi theo cặp); 1
bạn làm người phỏng vấn, bạn kia là người trả lời, sau đó lại đổi vai.
- Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình? (thí dụ: trông em, quét nhà..)
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè? (thí dụ: cõng bạn đi học, thân ái với bạn…)
+ Khi bạn làm điều tốt, bạn thấy mọi người thế nào? Bạn cảm thấy thế nào?
- Nếu còn thời gian, đề nghị học sinh quay lại đằng sau, cặp với một bạn mới và phỏng vấn
lại bắt đầu.
- GV chốt lại: khi mình sống có lích, mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn và định hướng
vào chủ đề.
Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế

1
Nguồn: Đinh Thị Kim Thoa cùng nhóm tác giả (2019), Tài liêu Hướng dẫn thực hiện chương
trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

1
Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt của
mình để tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: Trò chơi
GV có thể thực hiện như sau:
1. Hướng dẫn học sinh cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn
bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hoà đồng với bạn bè nên được bạn yêu quí, còn bạn?
Người đứng cạnh lại tiếp tục như vậy….
2. Giáo viên có thể chia lớp làm mấy nhóm để tăng số lần học sinh được nói và học sinh
không bị chờ đợi lâu.
3. Trò chơi có thể diễn ra trong 5 phút
4. Giáo viên có thể là người bắt đầu nói, sau đó chỉ một học sinh nói và học sinh đó nói
xong chỉ bạn tiếp theo…
5. Hết thời gian, giáo viên hô: Kết thúc!
6. Giáo viên hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? Ghi
nhận của GV về hoạt động này.
Hoạt động 3. Tìm hiểu giá trị của bản thân
Hoạt động này giúp học sinh thấy được giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn
bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm
GV có thể thực hiện như sau:
1. Giáo viên giải thích trước cả lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với
giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.
2. Giáo viên chia lớp thành nhóm 5-6 người.
3. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và bạn bè của
em”(nhiệm vụ trong sách học sinh).
4. Các nhóm trình bày.
5. GV chốt lại hoạt động.
Hoạt động 4. Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực
Hoạt động này nhằm giúp học sinh biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống cuộc
sống để làm chủ cảm xúc
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm + trình bày
GV có thể thực hiện như sau:
1. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 trong sách học sinh (có thể mỗi nhóm
thực hiện một tình huống). Nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm chủ được
cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.
2. Giáo viên cho các nhóm trình bày các cách ứng xử. Nếu có thể cho học sinh đóng vai
tình huống ứng xử đó.
3. GV và cả lớp nhận xét.
4. GV chốt lại về việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt
đẹp của bản thân và chúng ta tự hào về bản thân vì điều đó.

2
Hoạt động 5. Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng
Hoạt động này giúp học sinh hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện các
nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: Thảo luận nhóm
GV có thể thực hiện như sau:
1. GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là
người luôn có trách nhiệm. Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không để ai
than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm qui định nào
đó... Tuy nhiên, để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ các qui định,
học sinh cần rèn luyện ý chí vượt qua những “vật cản” và có thể tìm sự hỗ trợ từ những
người xung quanh.
2. Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm xem hành vi nào mình
khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn.
3. Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục
theo bảng sau:
Bảng hành vi khó thực hiện tốt của nhóm…..
Hành vi khó thực hiện tốt Cách khắc phục
Hành vi 1
Hành vi 2
Hành vi 3
……
4. Các nhóm trình bày kết quả
5. GV tổng kết xem lớp mình có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, hãy chọn ra 2 hành vi dễ
thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng (chọn từ dễ đến khó để học sinh có
động lực thay đổi).
6. GV nhấn mạnh: luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất!
Hoạt động 6. Mong gì ở bạn, ở tôi?
Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ sở
để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình.
Phương thức tổ chức: khảo sát đánh giá
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
1. Thảo luận nhóm chia sẻ hai câu hỏi sau:
- Tôi yêu quí bạn ở điểm nào?
- Tôi mong muốn gì hơn ở bạn?
Ví dụ: tôi rất thích nụ cười của bạn. Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn
Các thành viên Điểm được yêu quí Điểm mong đợi
A
B
…..

3
Thư ký viết biên bản và đọc lại để thống nhất biên bản trong nhóm
Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến của mỗi người về từng bạn trong nhóm.
Để đảm bảo thời gian và 100% học sinh được nói, được chia sẻ, hãy quy định thời lượng hoặc số
lượng.
2. Báo cáo của các nhóm trước lớp
- Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho giáo viên.
- Nhóm trưởng chuyển lại cho giáo viên biên bản của nhóm.
- Giáo viên có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.
Lưu ý: Người báo cáo nên luân phiên nhau để mọi trẻ đều có cơ hội trình bày.
Hoạt động 7. Tôi tự tin
Thông qua hoạt động này, trẻ có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng lực
tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
Phương thức tổ chức: Trình diễn
GV có thể thực hiện như sau:
1. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (HS tự lựa chọn bài).
Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (HS tự lựa chọn bài)
Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (HS tự lựa chọn câu
chuyện hoặc sáng tác câu chuyện của mình).
2. Các nhóm luyện tập nhanh trong 5 phút.
3. GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện.
4. GV tổ chức cho các nhóm trình diễn, mỗi nhóm 2 – 3 phút.
5. GV quan sát và đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình
diễn của mỗi tổ/cá nhân; ghi nhận, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp theo
cho HS.
Hoạt động 8. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
Hoạt động giúp học sinh sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có những
suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: hoạt động cá nhân
GV có thể tiến hành hoạt động như sau:
1. Nhắc học sinh ghi lại những tiến bộ của em trong từng tuần.
2. HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công.
3. GV có thể kết hợp với gia đình để gia đình luôn biết ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm
tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân.

4
Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 2:

CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN 2 (3tiết)

I. Mục tiêu
Thực hiện xong chủ đề, học sinh:
Về kĩ năng tự nhận thức: tự nhận thức được về bản thân với những điểm mạnh, điểm còn
hạn chế; nhận thức, tôn trọng những đặc điểm riêng của người khác, học hỏi những điểm tích
cực của người khác để tiến bộ.
Về phẩm chất trách nhiệm : Biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói và
việc làm cụ thể; biết cách giải quyết mối quan hệ bất đồng trong mối quan hệ với bạn bè; biết tạo
quan hệ tốt với những người xung quanh.
Về năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và năng lực hợp tác: Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm
nhận về người khác (bằng ngôn ngữ và hình ảnh); biết phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, thực
hiện hoạt động và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu; một số clip về các tình huống (trong Hoạt động) để
HS thảo luận nhóm; các mảnh ghép cho Hoạt động “Những mảnh ghép biết nói”; bảng tiêu chí
tự đánh giá và bảng đánh giá đồng đẳng; một tập giấy note màu vàng/hồng
2. Học sinh: Giấy A4 và bút chì, bút màu để vẽ chân dung, kéo, hồ dán
III. Nội dung và các bước thực hiện hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài
b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đừng có giận”
Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên ổn định bắt đầu chơi.
Bước 2: GV phổ biến cách chơi: Khi hát bài hát HS làm theo hành động. VD: Nhìn mặt
nhau đi xem ai có giận hờn gì ?. Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau.
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ?
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi ?
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn.
Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn ặt nhau đi.
(GV thay thế bằng các cử chỉ động từ cho sinh động: Cầm tay nhau đi, rờ vai nhau đi, sờ
đầu nhau đi, ...)
Bước 3: GV cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh.
Bước 4: GV tổng kết, trao đổi với cả lớp:
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ?
+ Em có phải là người hay giận không ?
+ Em có muốn trở thành người giải quyết khi bạn bè giận không ?

2
Nguồn: Nhóm tác giả Trường ĐHSP Hà Nội (2019)

5
Hoạt động 2. Biết mình trong mắt ai
a. Mục tiêu: Học sinh biết cách thể hiện bản thân mình với người khác, đồng thời hiểu
thêm về mình qua cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: phát cho mỗi HS một tờ giấy note
Bước 2: Điểm danh từng cặp 1, 2. Làm việc theo từng cặp. Số 1 dành 3-4 phút để nói với số 2
về những điều mà mình cảm nhận về số 2, bắt đầu bằng câu “Trong mắt tớ, bạn là người….”.
Gợi ý về nội dung các nhận xét: Ngoại hình của bạn; Tính cách của bạn; Sở thích của bạn;
Hành động/ việc tốt mà bạn hay làm; Điểm chưa tốt của bạn mà theo mình bạn cần điều chỉnh;
Tớ thích nhất điều gì ở bạn…
Số 2 ghi chép tóm tắt lại ra giấy note. Sau đó số 2 nói với số 1 về cảm nhận của mình về số
1 với các nội dung tương tự, số 1 ghi chép lại. Sau đó 2 bạn chia sẻ giấy note, chia sẻ về những
điều mình vừa ghi lại và nói cho nhau những điều mà mình cho là bạn hiểu chưa đúng/hiểu lầm
về mình
Bước 3: GV nêu câu hỏi thảo luận cho cả lớp sau hoạt động vừa rồi:
+ Em có cảm nhận gì sau khi thực hiện hoạt động vừa rồi?
+ Những điều bạn nghĩ về em có giống với những gì em tự nhận xét về mình không?
+ Chúng ta học được điều gì qua hoạt động này?
Hoạt động 3. Tập làm người hòa giải
a. Mục tiêu: HS nhận thức được sự bất lợi của việc mâu thuẫn, tranh cãi, có ý thức cởi mở,
gỡ bỏ những mâu thuẫn với bạn bè, biết cách giúp đỡ các bạn khác giải quyết mâu thuẫn.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia nhóm 5HS/nhóm (HS tự bầu nhóm trưởng). GV chiếu 2 clip ngắn/truyện
ngắn về 2 tình huống mâu thuẫn, tranh cãi giữa các học sinh trong bối cảnh lớp học. Yêu cầu cả
lớp xem/đọc.
Gợi ý tình huống:
a. Bạn Nam đang đi học trên đường nhìn thấy bạn Hậu và bạn Liên đang cãi nhau vì Liên
làm rơi cái mủ của Hậu, nếu em là Nam em sẽ làm gì?
b. Quân và An đến nhà Hà chơi, không may cả hai đùa giỡn và làm vỡ bình hoa vậy là hai
bạn cãi nhau không ai chịu nhận là người làm vỡ bình hoa, nếu em là Hà em sẽ giải quyết như
thế nào ?
c. Trong lớp cô giáo đã phân công hôm nay tổ 4 trực, mỗi người một công việc, nhưng bạn
Lan bị ốm không ai lau bảng lớp, vậy là các bạn cùng nhau giúp bạn Lan làm công việc đó.
Theo em, các bạn làm như vậy có đúng không ? Vì sao?
d. Hôm trước, một nhóm bạn đi thăm bạn Bình bị ốm đến nhà bạn Bình có hai bạn trong
nhóm va vào nhau và cãi nhau. Theo em các bạn đó làm như vậy có nên không? Các bạn ấy nên
hành động như thế nào thì tốt hơn?
Bước 2: Thảo luận lần lượt về các tình huống trong clip/truyện
+ Tại sao các bạn ấy mâu thuẫn, tranh cãi?

6
+ Nếu em là bạn cùng lớp chứng kiến tình huống đó, em sẽ làm gì để giúp các bạn hòa giải
với nhau.
Bước 3: GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận. Có thể cho HS tự chọn hình thức trình
bày: mỗi nhóm có thể cử 1 bạn đứng lên trình bày (thuyết trình) hoặc có thể đóng vai các HS trong
từng tình huống và có thêm các vai khác để giải quyết tình huống (sân khấu hóa đơn giản).
Bước 3: GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu, nhận xét tuyên dương cách xử lí hay.
Hoạt động 4. “Đố biết đây là ai?”
a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về người khác
đồng thời biết nhận định, ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của người khác.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy A4 và bút chì/ màu, phác họa đơn giản lại chân dung của
một bạn mà em ấn tượng nhất trong lớp. Sau đó, ghi lại dưới bức tranh những thông tin cơ bản
sau về nhân vật trong bức chân dung:
- Ngoại hình: cao/thấp, béo/gầy
- Trạng thái thường thấy: vui vẻ/ cau có/ buồn bã
- Hoạt động vận động, nói cười: ít/ nhiều
- Học giỏi nhất môn: Toán/Tiếng Việt/tiếng Anh/Tin học/Tự nhiên xã hội…
- Thích nhất trò: ……………….
Bước 2: GV cho HS dán các bức tranh lên bảng (khoảng 10) để hỏi trước lớp “Đố biết đây
là ai?”. Đáp án đúng sẽ do tác giả bức tranh xác nhận. Sau đó, GV mời tác giả bức tranh, nhân
vật trong tranh và người đoán đúng đáp án đứng trên bục giảng và bắt tay/ôm nhau trong tiếng
vỗ tay của cả lớp.
Bước 3: Hai nhóm HS thi đố nhau về các bức tranh còn lại. Nhóm 1 sẽ đoán tranh của nhóm 2
và ngược lại. Nhóm nào đoán trúng nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.
Bước 4: GV tổng kết:
- Ai là người trở thành nhân vật trong nhiều bức tranh nhất? Đề nghị trao danh hiệu “Người
ấn tượng nhất của năm” cho HS đó.
- GV trao đổi với HS: cảm nhận của các em khi tham gia hoạt động này? Em cảm thấy
dễ/khó khi vẽ chân dung và viết các thông tin về người bạn mà mình ấn tượng nhất?
Hoạt động 5. “Cây tình bạn của chúng ta sẽ mãi xanh tốt”
a. Mục tiêu : HS rèn kỹ năng dùng kéo, giấy, hồ dán và phát triển năng lực thẩm mỹ, năng
lực tư duy theo sơ đồ và thêm hiểu biết, ấn tượng về bạn bè trong tổ.
b. Cách thực hiện:
Chuẩn bị: GV hướng dẫn các tổ HS làm cây tình bạn. Các tổ trưởng phân công công việc
cho các bạn trong tổ và giám sát việc thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán,…
Bước 2: Vẽ hình thân cây, tán cây, lá cây, quả trên giấy màu,…
Bước 3: Cắt theo những hình đã vẽ rồi dán chúng lại trên 1 tờ giấy A4 tạo hình cái cây.

7
Bước 4: Dùng bút màu viết lên quả tên của các thành viên trong tổ, viết lên lá những điều
sẽ cùng nhau thực hiện để giữ cho tình bạn luôn đẹp. Mỗi lá là một điều tốt đẹp. Không có quả
và lá nào để không.
Bước 5: Triển lãm, trưng bày cây tình bạn của các tổ tại cuối lớp trong 2 tuần thực hiện chủ
đề và đề nghị cả lớp thi đua xem cây của tổ nào càng về sau càng xanh tốt (càng nhiều lá). Các
thành viên của từng tổ có thể bổ sung các lá cây trong 2 tuần đó nếu nghĩ thêm được những điều
tốt đẹp có thể làm để giữ tình bạn đẹp.
Hoạt động 6. Những mảnh ghép biết nói
a. Mục tiêu: HS biết thể hiện sự vui vẻ, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: GV chuẩn bị sẵn các mảnh ghép (cắt uốn lượn khác nhau để sau ghép lại cho khớp
theo từng cặp) bằng bìa/giấy màu cứng. Trên một nửa số mảnh ghép ghi tình huống, nửa còn lại
ghi câu nói phù hợp với tình huống đó.
Bước 2: Dán các mảnh ghép ghi tình huống lên bảng. Để úp các mảnh ghép ghi câu nói
trên bàn GV.
Bước 3: GV gọi HS lên, yêu cầu: khuôn mặt phải vui vẻ, tươi tắn; bốc 1 mảnh ghép bất kỳ
trên bàn, sau đó đọc to câu nói trong mảnh ghép rồi ghép nó với một mảnh trên bảng.
Bước 4: Sau khi các HS lên ghép, GV cho HS trong lớp đánh giá kết quả (ghép đúng/sai).
GV tổng kết lại kết quả của trò chơi. Cho HS thảo luận thêm về các tình huống và các câu nói
phù hợp mà HS thường gặp trong cuộc sống (ở nhà, ở trường lớp)
Gợi ý tình huống và câu nói phù hợp:
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi xách đồ giúp bạn: Chào cậu, cậu bị ốm để mình xách cặp cho
nhé…
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi mượn đồ của bạn: Bạn ơi, hôm nay mình quên mang bút, bạn
cho mình mượn tạm nhé, mình cám ơn bạn nhiều lắm!...
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi muốn ngồi đọc sách cùng bạn: Mình đọc chung cho vui nhé!..
- ………….
IV. Đánh giá và xây dựng kế hoạch rèn luyện
Hoạt động 1: Tự đánh giá
1. GV đề nghị HS đọc và thực hiện tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí tự đánh giá (Phụ lục)
2. Khích lệ HS suy nghĩ và nói/viết thêm về những điều học được khác ngoài những điều
liệt kê trong bảng.
3. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Đánh giá đồng đẳng
1. GV HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:

8
Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn
HS 4 cùng nhóm:
HS 3 HS 5 - Em có vui khi giúp đỡ bạn không?
- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?
HS 2 HS 1 HS 6 - Em thấy bạn có phải là người bạn tốt không?

GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người
nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.
2. GV phát bảng Đánh giá đồng đẳng (Phụ lục 2) cho HS, yêu cầu HS hoàn thành.
3. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng.
4. GV động viên khuyến khích HS trong việc tham gia các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
1. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào về bản thân và thái độ vui vẻ,
thân thiện với bạn bè.
2. Vẽ bậc thang mức độ
Bậc 1: Em chưa nhiệt tình/ chưa giúp bạn
Bậc 2: Em còn ngại ngùng/ còn lúng túng Bậc 5
Bậc 4
Bậc 3: Em lúc giúp bạn, lúc không Bậc 3
Bậc 4: Em thỉnh thoảng giúp bạn Bậc 2
Bậc 1
Bậc 5: Em luôn giúp bạn khi bạn gặp khó khăn
3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc
phù hợp với bản thân mình
4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách
quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế
nhị)
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm.
– Em sẽ làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh?
+ Luôn giúp đỡ bạn bè và người khác khi họ gặp khó khăn
+ Luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người khi giúp đỡ họ.
2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của
bản thân.
V. Bộ công cụ đánh giá
Phụ lục 1 - Bảng tự đánh giá kết quả hoạt động của HS

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN


Tên hoạt động: .……………………………………………………………
Họ tên học sinh: ………………………………………… Lớp:…………
Nội dung Mức độ

9
Tốt Khá TB
1. Em đã tham gia hoạt động ở mức độ nào?
2. Trong quá trình hoạt động, em hợp tác với các bạn ở mức nào?
3. Em cảm thấy hài lòng, vui vẻ khi tham gia các hoạt động ở mức nào?
4. Em đã thực hiện hoạt động theo yêu cầu ở mức nào?
5. Em tự tin về việc mình thực hiện được các kế hoạch rèn luyện đã xây
dựng ở mức nào?

Phụ lục 2 - Bảng đánh giá đồng đẳng của HS : Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các
tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy.
Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh
Tên hoạt động:………………………………………………………………
Họ tên học sinh: ……………………………………Lớp: …………………
Em hãy viết tên 2 bạn trong nhóm/ tổ đã đạt được mỗi tiêu chí trong các nội dung dưới đây.
Tên của học sinh
Nội dung
thực hiện tốt
1. Bạn nào có ý thức chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động và dọn dẹp
đồ dùng, học cụ gọn gàng sau khi kết thúc hoạt động?
2. Bạn nào có ý kiến xây dựng và cải thiện hoạt động một cách tích cực?
3. Bạn nào tích cực, vui vẻ, thân thiện với bạn bè trong nhóm/tổ khi tham
gia các hoạt động nhóm?
4. Bạn nào biết hỗ trợ bạn khác trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ của
Hoạt động?
5. Bạn nào có trách nhiệm đốc thúc, động viên cá bạn trong nhóm hoàn
thành sản phẩm chung của cả nhóm?

10

You might also like