You are on page 1of 4

Nhóm 1

Nguyễn Minh Ánh


Nguyễn Thị Thuý Bình
Phạm Thị Ngọc Ánh
Trịnh Thảo Anh
Nguyễn Thị Thuỳ Linh

I. Những hình thức tổ chức hoạt động nhóm


1. nhóm cùng nhiệm vụ- các nhóm đc giao cùng 1 nhiệm vụ nhằm tạo sự thi đua giữa
các nhóm xxem nhóm nào nhanh nhất, hoàn thành tốt nhất
2. nhóm khác nhiệm vụ: các nhóm đc giao nhiệm vụ khác nhau nhưng các nhiệm vụ liên
quan đến nhau, các nhiệm vụ có thể khó hoặc dễ giống nhau
3. nhóm đường vòng: 1 chuỗi nhiệm vụ đc giao cho mỗi nhóm theo trình tự khác nhau,
do đó tại 1 thời điểm cụ thể mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ khác nhau, cuối cùng đều hoàn
thành nhiệm vụ
4. Nhóm cố định: là cách chia nhóm HS không phải di chuyển mà có thể 2-4 học sinh
trong bàn tạo thành nhóm hoặc HS bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành nhóm học tập
5. Nhóm theo ngẫu nhiên( nhóm theo biểu tượng, nhóm theo mã màu, nhóm theo điểm
số...) chia theo bất kỳ tiêu chí nào đảm bảo số lượng thành viên trong nhóm tương đối bằng
nhau
6. Nhóm theo trình độ để sử dụng các gói nhiệm vụ có sự phân hóa
7. Nhóm tương trợ: nhóm có nhiều đối tượng học sinh với mức khả năng khác nhau
đóng vai trò trao đổi kiến thức và hỗ trợ nhau

II. Những chú ý khi giao nhiệm vụ cho nhóm


4.1. Thầy cô giáo viên phải quy định chặt chẽ thời gian thảo luận nhóm
Thầy cô trước khi giao đề tài thảo luận nhóm cũng như phân công công việc cho các
nhóm thì thầy cô phải quy định chặt chẽ thời gian thảo luận cho mỗi nhóm tối đa là bao
nhiêu phút. Nếu như nhóm nào đạt đúng yêu cầu đó thì sẽ có mức điểm tối đa. Đương
nhiên là nội dung thảo luận của nhóm đó phải đầy đủ và chi tiết. Còn nếu như các nhóm
nào vượt quá thời gian quy định thì thầy cô sẽ trừ điểm nghiêm khắc để răn đe cho
những nhóm khác thấy được.

Thời gian thảo luận nhóm chính là yếu tố quyết định được rằng nhóm đó có làm việc
nhóm hiệu quả hay không. Bởi vì trong khoảng thời gian đó người thuyết trình sẽ phải
biết cân đối và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với khoảng thời gian được cho
phép. Vừa ngắn gọn và dễ hiểu, súc tích thì mới đem lại hiệu quả trong công tác làm việc
nhóm được. Nếu như thời gian làm việc nhóm, thảo luận nhiều sẽ gây ra sự nhàm chán,
và mất thời gian cho các nhóm khác thuyết trình. Nên thầy cô tuyệt đối phải nghiêm
khắc trong vấn đề phân công thời gian thuyết trình cho học sinh trước khi cho đề tài.

4.2. Cho các nhóm tự lựa chọn chủ đề thảo luận


Tuy thầy cô cho phép học sinh được tự ý lựa chọn đề tài thảo luận để làm việc nhóm
nhưng thầy cô sẽ phải cân đối được các đề tài. Ví dụ giữa các đề tài sẽ không có sự phân
biệt về mức độ dễ hay khó quá nhiều. Có như vậy mới không xảy ra tình trạng có nhiều
nhóm cạnh tranh với nhau để lựa chọn cùng một đề tài dễ. Thầy cô trước khi chấp nhận
phân công cho nhóm đề tài thảo luận thì phải hỏi lý do nào mà các em lại lựa chọn đề tài
thảo luận này? Nếu như nhóm đó thuyết phục với lý do chính đáng thì thầy cô có thể
phân công cho nhóm đó đề tài thảo luận đó. Tuy nhiên khi thầy cô giao đề tài thảo luận
cho nhóm xong không có nghĩa là thầy cô hết trách nhiệm với công tác thảo luận nhóm.

Thầy cô phải có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra được quá trình làm việc
nhóm của các thành viên như thế nào? Để từ đó có thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho
các nhóm làm bài tập thảo luận.

4.3. Tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm hoàn thiện bài thảo luận nhóm
Tất cả các bạn trong nhóm đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải tham gia hoàn thiện và
đóng góp cho công tác làm việc nhóm. Vì nếu như các bạn tham gia làm việc nhóm nhiệt
huyết và có trách nhiệm thì sẽ được ghi nhận với điểm số cao hơn so với các bạn khác.
Từ quá trình làm việc nhóm cho đến tham gia phát biểu làm việc nhóm thì mọi thành
viên phải có trách nhiệm hoàn thành yêu cầu. Thầy cô sẽ đưa ra những câu hỏi để cho
tất cả thành viên trong nhóm được tham gia trả lời. Thầy cô không được cho phép học
sinh tự ý lên trả lời. Vì có rất nhiều bạn học sinh học tốt và có kiến thức thường xung
phong phát biểu. Vậy còn những bạn học sinh có kiến thức hạn chế thì không có cơ hội
để được tham gia quá trình làm việc nhóm. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của
làm việc nhóm khiến cho các bạn học sinh yếu không thể nào phát triển và mở mang
được kiến thức cho chính mình được.

4.4. Giáo viên phải có thái độ tích cực, tạo hứng thú cho học sinh
Giáo viên là một chủ thể quan trọng góp phần tạo nên thành công cho buổi thảo luận
đó. Nếu như giáo viên biết dẫn dắt buổi thảo luận cũng như tạo được hứng thú cho các
bạn trong lớp thì buổi thảo luận đã thành công được 50% rồi. Còn nếu như giáo viên có
thái độ hời hợt, phớt lờ ý kiến của học sinh thì hiệu quả của phương pháp thảo luận
nhóm gần như là không có. Vì vậy thầy cô cũng phải tích cực tìm tòi, phân tích nội dung
của đề tài thảo luận trước để có thể đưa ra được những nhận định về nội dung của
nhóm thảo luận đã tốt hay chưa? Cần bổ sung thêm những kiến thức gì hay không?
Trong quá trình thảo luận, thầy cô hãy khuyến khích tinh thần đặt câu hỏi cũng như
phản biện của các nhóm bằng cách cộng điểm. Bởi vì giờ thảo luận cũng chính là lúc các
nhóm được phép góp ý cũng như phản biện lại nội dung thảo luận của nhóm khác nên
thầy cô hãy lắng nghe ý kiến của học sinh. Thầy cô sẽ cộng điểm cho những câu hỏi thực
sự đúng với vấn đề thảo luận đặt ra nếu không sẽ tạo ra phong trào đặt câu hỏi một
cách chống đối để lấy điểm.

4.5 Cần chú ý đến cơ sở vật chất phụ vụ cho hoạt động nhóm như bàn ghế, bìa cứng,
bút dạ,..
III. Những đặc điểm của nhóm hợp tác không hiệu quả
- Làm việc nhóm không hiệu quả do thiếu sự gắn kết: Không có sự tin tưởng giữa các
thành viên, các thành viên không thân thiết không hiểu biết hết về nhau,…
- Giao tiếp không hiệu quả: Hiểu lầm trong giao tiếp
- Sự khác biệt giữa các thành viên: Tính cách, ý tưởng, điểm mạnh, điểm yếu
- Thiếu mục đích và mục tiêu rõ ràng
- Mất đi sự nhiệt tình và gắn kết
- Xung đột tính cách, Sự hiện diện của thái độ tiêu cực: Các thành viên rời khỏi nhóm
- Phân chia không đều lợi ích: Mọi người hoạt động như nhau nhưng một số thành
viên có điểm cao hơn,…
- Phân chia công việc không đều, không phù hợp: Nhóm trưởng phân chia công việc
không đều giữa các thành viên; thành viên không thể hiện được điểm mạnh của bản
thân,…
- Đưa ra quá nhiều quy tắc: Nhiều quy tắc khiến các thành viên bị giới hạn suy nghĩ,
ràng buộc bởi nhiều quy tắc.

IV. Những đặc điểm của nhóm hợp tác hiệu quả
Nhóm làm việc thành công khi có các đặc điểm sau:

o Năng lực: Mỗi thành viên phải có kỹ năng nào đó mà nhóm cần

o Mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và thuyết phục: Nhóm đề ra mục tiêu, kế hoạch rõ ràng
ngay từ đầu

o Tận tụy với mục tiêu chung: Mỗi thành viên tích cực với hoạt động của nhóm góp
phần hình thành mục tiêu chung

o Mọi thành viên đều đóng góp, và đều hưởng lợi: Phân công công việc rõ ràng, phù
hợp với nhu cầu sở trường của các thành viên

o Môi trường khuyến khích: Tạo môi trường khuyến khích mọi thành viên đều hoạt
động, HS giỏi giúp đỡ HS trung bình kém, …

V. Khi nào nên cần làm việc nhóm?


- Tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, thấu hiểu, phát huy tối đa năng lực phân tích tổng
hợp của học viên. Thảo luận nhóm là cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động của các
thành viên trên cơ sở dân chủ đóng góp, bàn bạc và trao đổi, tranh luận. Bầu không khí
cởi mở, giúp xây dựng và gắn kết các thành viên tốt hơn, bên cạnh đó còn phát huy
năng lực phân tích, tổng hợp của các thành viên.
- Tập hợp nhiều ý kiến, đánh giá toàn diện vấn đề. Mỗi người một cách tiếp nhận, một
lối suy nghĩ riêng, nên việc thảo luận nhóm sẽ là dịp để tập hợp các ý kiến lại với nhau
trên cơ sở cùng trao đổi, bàn bạc, thảo luận một vấn đề. Từ đó mới có cái nhìn đút kết
toàn diện, đánh giá vấn đề đúng nhất, bao quát và sâu nhất.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp không hiệu quả (họp bàn, tranh luận, biết lắng nghe và trau
dồi kỹ năng giao tiếp, học hỏi từ kinh nghiệm, kiến thức,… của các thành viên trong
nhóm), hình thành thói quen tương tác và kỹ năng giao tiếp được dần hoàn thiện hơn.
- Khi cần HS bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chỉa sẻ gocs nhìn với những bạn học khác

You might also like