You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC : KỸ NĂNG MỀM
CHỦ ĐỀ : NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC BĂNG TÂM LÝ: UY QUYỀN

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Ngọc Sơn


Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm Po
Nguyễn Mạnh Cường 20210143
Nguyễn Công Hào 20212790
Lê Sỹ Mạnh 20212875
Lương Đức Hùng 20212828
Bùi Văn Vĩnh 220213039
Hoàng Tuấn Anh 20212677
Nguyễn Đức Hoàng Anh 20212686
Ngô Quốc Chính 20212705
Nguyễn Xuân Đức 20212773
LỜI MỞ ĐẦU
Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường kĩ thuật hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên,
nhận thấy sinh viên kĩ thuật nói chung cũng như sinh viên Đại học Bách Khoa Hà
Nội nói riêng hầu hết đều có điểm chung là hơi rụt rè trong giao tiếp, khả năng
diễn đạt còn chưa tốt, cũng như kĩ năng thuyết trình còn nhiều hạn chế hay còn gọi
là thiếu kĩ năng mềm.
Phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục điểm còn chạn chế về kĩ năng
mềm trong sinh viên, chúng em nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn kĩ năng
mềm. Phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục điểm còn chạn chế về kĩ
năng mềm trong sinh viên ngay cả những sinh viên không nằm trong khối ngành kĩ
thuật, chúng em nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn kĩ năng mềm.
Vì vậy, 9 sinh viên trong nhóm Po chúng em là những sinh viên cùng chung quan
điểm về nhận thức tầm quan trọng của kĩ năng mềm và đồng thời cũng nhận thấy
bản thân mỗi người còn thiếu kĩ năng mềm đã hợp thành một nhóm. Nhóm Po đã
cùng nhau tìm hiểu, học tập và vận dụng những kiến thức được học trong bộ môn
Kĩ năng mềm vào thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! Cuối cùng, nhóm xin cảm ơn thầy Bùi Ngọc
Sơn đã tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm có môi trường tốt nhất để cùng
nhau học tập và sáng tạo .

PHẦN I: MÔ TẢ NHÓM

1, Khái niệm nhóm:


Nhóm là một tập hợp gồm nhiều thành viên từ 2 người trở lên với trình độ,
chuyên môn, năng lực,… khác nhau cùng hợp tác hỗ trợ vì mục tiêu chung nào đó.
Bổ trợ nhau, phụ thuộc thông tin, công việc của nhau để thực hiện phần công việc
của mình, cùng hoàn thành mục tiêu hợp tác chung.
2, Thông tin nhóm:

Tên nhóm:Po
Slogan: Bạn không thể nhưng chúng
ta có thể
*Ý nghĩa tên nhóm và slogan của nhóm 

 Ý nghĩa tên nhóm: Po là chú gấu trúc trong bộ phim Kung Fu Panda, là hình
mẫu từng bước thay đổi, hoàn thiện chính mình trở thành anh hùng. Mỗi
người chúng ta đều có những thiếu xót, khuyết điểm vì vậy thành viên nhóm
lấy Po là hình mẫu để: từng bước thay đổi, hoàn thiện bản thân.
 Ý nghĩa slogan: Thể hiện sự tinh thần đoàn kết vùng nhau thành công: mỗi
người đều có những thiếu sót nhưng nhiều người hợp lại sẽ trở nên hoàn
thiện do mỗi thành viên cùng nhau học tập hỗ trợ nhau phát triển bản thân,
tiến tới tương lai.
3, Vai trò và hiệu quả của nhóm:
- Giảm tải khối lượng hoạt động để tăng đạt kết quả tốt
- Bổ sung khiếm khuyết giữa các thành viên
- Phát huy tốt tiềm năng của từng người
- Truyền cảm hứng
- Ra quyết định đúng đắn hơn khi teamwork
- Cải thiện ký năng giao tiếp
- Giải quyết vấn đề cao hơn
- Thúc đẩy sự sáng tạo
- Hoàn thiện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Nhóm hoạt động hiệu quả cần có các yếu tố:
- Lắng nghe người khác
- Giúp đỡ, ủng hộ và tôn trọng lẫn nhau
- Có nhiệm vụ với hoạt động được giao
- Gắn kết và tin tưởng
- Vô tư, ngay thẳng
- Là một người chủ động trong công việc
4, Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm
Nhóm Po với 09 thành viên từ lớp tự động hóa 06. Để có một nhóm làm việc hiệu
quả, đầu tiên chúng ta phải hiểu tính cách của từng thành viên trong nhóm .Nhóm
Po đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC. Để nhóm
hoạt động và phát triển tốt, việc hiểu rõ tính cách, sở trường, sở đoản, vv của mỗi
cá nhân là một công việc thiết yếu.
Dưới đây là một số sơ lược về tính cách theo mô hình DISC:
- Dominance – Người quyền lực: Chỉ đạo, sáng tạo, giỏi giải quyết vấn đề, hướng
đến kết quả, tự giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấy tượng đầu
tiên mạnh mẽ, biểu đạt nhanh chóng. Những người nằm ở nhóm này quan trọng kết
quả hoàn thành.
- Influence – Người ảnh hưởng: Có sức thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc,
thân thiện và hoạt bát. Người thuộc nhóm này chú trọng vào việc tạo ra ảnh hưởng
hoặc thuyết phục người khác bằng sự cởi mở và những mối quan hệ của mình.
- Steadiness – Người trầm tĩnh: tiêu chuẩn cao, trưởng thành, kiên nhẫn, chính xác,
nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, đi vào chi tiết, tìm kiếm sự thật, hành động
chủ ý, hay nghi ngờ. Những người thuộc nhóm này thường chú trọng vào sự hợp
tác, chân thành, tin cậy.
- Compliance – Người tuân thủ: Hòa nhã, vô tư, giỏi lắng nghe, kiên nhẫn, chân
thành, ổn định, thận trọng, thích đi đó đây, giọng điệu đều đều. Những người thuộc
nhóm Tuân thủ này thường chú trọng vào chất lượng và độ chính xác, chuyên môn,
năng lực cá nhân.
Cụ thể, mỗi thành viên trong nhóm sẽ được yêu cầu điền vào bảng trắc nghiệm tính
cách theo thuyết DISC từ đó nhóm trưởng sẽ tổng hợp lại và dựa vào đó để đánh
giá phân tích và tìm ra thành viên nhóm trưởng của nhóm, đồng thời hiểu được các
thành viên để dễ dàng phân công công việc.

Nhóm D Nhóm I Nhóm S Nhóm C


Mạnh mẽ Lạc quan Thích nghi Phân tích
Cứng cỏi Nhiệt tình Trung thành Tỉ mỉ
Thẳng thắn Cầu tiến Kiên nhẫn Phục tùng
Tự tin Nghị lực Thông cảm Chính xác
Kiên quyết Thuyết phục Giỏi lắng nghe Chi tiết
Ganh đua Sáng tạo Kiềm chế Cầu toàn
Mạo hiểm Hoạt ngôn Nhất quán Chu đáo
Nóng vội Biết quan tâm Khoan dung Tự trọng
Độc lập Hướng ngoại Né tránh xung đột Nhạy cảm
Hướng mục tiêu Hoạt bát Ghét thay đổi Tò mò
Vị kỷ Sôi nổi Vô lo Cẩn thận
Hung hăng Đáng tin Có kế hoạch Hay gây rắc rối
Bảng: Những hành vi tính cách phổ biến trong công việc.
5, Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc
Bước 1: tự kiểm soát – hiểu bản thân
- Cần biết được mục tiêu của bản thân, cần tách riêng các mục tiêu của gia
đình với mục tiêu của cá nhân, công việc. Cần cân bằng, thực tế, không viển
vông các mục tiêu
- Hiểu rõ ưu, khuyết điểm
- Biết khả năng của mình đến đâu
- Khả năng làm việc nhóm
Bước 2: Kiểm soát công việc
- Biết mục đích công việc của nhóm hướng tới
- Vai trò của bản thân trong công việc
- Đề cao trách nhiệm cá nhân
- Chú ý hoàn thành tiến độ của mỗi cá nhân
- Không so do trong công việc của mỗi cá nhân
Theo các bước trên nhóm PO hoạt động với phương thức tự đánh giá bản thân
và đánh giá thành viên khác. Đồng thời, hợp tác tích cực hỗ trợ nhau cùng nhau
tiến bộ, ứng dụng tốt các kỹ năng mềm đã học. Đặc biệt là tích cực giữa các
thành viên trong khâu thảo luận, bàn bạc ý tưởng đến chuyển hóa thành sản
phẩm trong các bài thảo luận. Mỗi thành viên có những điểm mạnh khác nhau
nên phân công công việc được chia theo khả năng của từng người, để tạo sự tin
tưởn, gắn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa mõi cá nhân.
Cụ thể công việc gồm: Tìm hiểu lý thuyết, làm powerpoint, viết báo cáo
6, Mô hình 5P
Mô hình 5P gồm 5 yếu tố:
 Position (vị trí): xác định chính xác được vị trí của nhóm, của từng thành
viên trong nhóm, các mỗi quan hệ làm việc, qua đó cho biết công việc
mỗi cá nhân trong nhóm cần làm là gì. Qua đó tạo sự thuận lợi trong
công việc, không xuất hiện sự nghi kỵ, mẫu thuẫn giữa các cá nhân trong
quá trình hoạt động hiệu quả.
 Power (quyền hạn): Cho biêt quyền hạn của từng thành viên trong nhóm
Xác định trước hoặc dự kiến các hoạt động theo các trình tự, thứ tự công
việc, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của nhóm được
gọi là kế hoạch hoạt động nhóm. Xác định quyền hạn trong nhóm là một
việc khó, nó phụ thuộc vào đặc điểm về quy mô, cấu trúc, chức năng,
nhiệm vụ, hoạt động,… của nhóm
 Plan (kế hoạch):Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số
lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được
hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác
nhau. Nó sẽ trả lời cho những câu hỏi: Nhóm sẽ làm gì? Mong đợi được
gì khi làm việc theo nhóm? Các nhiệm vụ của nhóm? Kế hoạch thực hiện
công việc của nhóm như thế nào? Qua đó đảm bảo sự gắn kết phối hợp
chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm trong công việc.
 Purpose (mục đích): bất kể khi nào thành lập nhóm chúng ta đều phải có
mục đích cá nhân, mục đích chung và hướng tới mục tiêu cụ thể. Nhóm
nào khi thành lập cũng có mục tiêu đầu tiên là đưa những người có khả
năng thích hợp vào để họ hợp tác trong công việc nhằm đạt được những
mục tiêu của cá nhân, bộ phận và tổ chức. Vì vậy, tất cả các thành viên
trong nhóm đều phải hiểu được mục tiêu của bản thân mong muốn khi
tham gia nhóm và mục tiêu chung mà nhóm phải đạt được. Khi đã thống
nhất những mục tiêu cần thực hiện, mọi người trong nhóm sẽ được giao
những công việc phù hợp trong kế hoạch để đạt được kết quả tốt nhất.
 People (mọi người): Có câu nói :"Một tập thể ít người giỏi, nhưng có khả
năng hợp tác tốt bao giờ cũng mạnh hơn một tập thể nhiều người giỏi mà
không có sự hợp tác “ cho thấy tầm quan trọng của tất cả mọi người
ttrong nhóm, Khi tham gia nhóm, tất cả mọi người đều phải hợp tác với
nhau để có thể thực hiện được công việc chung của cả nhóm một cách
hiệu quả nhất. Nếu trong nhóm không có sự hợp tác cụ thể nào thì nhóm
đó sẽ không thể thực sự thành công về tất cả các mặt.
7,CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM
- Giai đoạn hình thành:
+ Trong giai đoạn này, hầu hết các thành viên trong nhóm đều tích cực và
lịch sự. Một số lo lắng, vì họ chưa hiểu rõ công việc của nhóm sẽ làm gì.
Những người khác chỉ đơn giản là vui mừng về nhiệm vụ phía trước.
+ Là người quản lý, bạn đóng vai trò chi phối trong giai đoạn này, bởi vì vai
trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm không rõ ràng.
+ Giai đoạn này có thể kéo dài một thời gian, khi mọi người bắt đầu làm
việc cùng nhau và khi họ cố gắng tìm hiểu đồng nghiệp mới.
- Giai đoạn biến động:
+ Tiếp theo, nhóm của bạn sẽ tiến vào giai đoạn thử thách, nơi mọi người
bắt đầu đẩy mạnh các ranh giới được thiết lập trong giai đoạn hình thành.
Đây là giai đoạn mà nhiều nhóm không thành công.
+ Thử thách thường bắt đầu khi có xung đột giữa phong cách làm việc tự
nhiên của các thành viên trong nhóm. Mọi người có thể làm việc theo những
cách khác nhau cho mọi loại lý do, nhưng nếu những phong cách làm việc
khác nhau gây ra những vấn đề không lường trước, họ có thể trở nên nản
lòng.
+ Thử thách cũng có thể xảy ra trong các tình huống khác. Ví dụ: các thành
viên trong nhóm có thể thách thức thẩm quyền của bạn hoặc giành vị trí đó.
Hoặc, nếu bạn chưa xác định rõ nhóm sẽ làm việc như thế nào, mọi người có
thể cảm thấy bị choáng ngợp bởi khối lượng công việc của họ hoặc họ có thể
không thoải mái với cách tiếp cận mà bạn đang sử dụng.
Các thành viên trong nhóm gắn bó với công việc hiện tại có thể gặp phải
căng thẳng, đặc biệt là khi họ không có sự hỗ trợ của các quy trình đã được
thiết lập hoặc mối quan hệ mạnh mẽ với đồng nghiệp của họ.
- Giai đoạn chuẩn tắc:
+ Đây là lúc mọi người bắt đầu giải quyết sự khác biệt của họ, đánh giá cao
thế mạnh của đồng nghiệp, và tôn trọng thẩm quyền của bạn với tư cách là
một nhà quản lý.
+ Bây giờ các thành viên trong nhóm của bạn hiểu nhau hơn, họ có thể giao
tiếp với nhau, và họ có thể nhờ người khác giúp đỡ và cung cấp phản hồi
mang tính xây dựng. Mọi người phát triển cam kết mạnh mẽ hơn cho mục
tiêu nhóm, và bạn bắt đầu thấy được những tiến bộ tốt đẹp.
+ Thường có sự chồng chéo kéo dài giữa hai giai đoạn thử thách và định
hình, bởi vì khi nhiệm vụ mới được đưa ra, nhóm của bạn có thể trở lại với
hành vi từ giai đoạn bão
- Giai đoạn thực hiện:
+ Nhóm đạt đến giai đoạn phát triển, khi công việc khó khăn được giải quyết
với không quá nhiều xung đột, và đạt được mục tiêu của nhóm. Các cấu trúc
và quy trình mà bạn đã thiết lập hỗ trợ tốt các thành viên.
+ Là người quản lý, bạn có thể ủy thác nhiều công việc của bạn, và bạn có
thể tập trung vào việc phát triển thành viên của nhóm.
+ Ở giai đoạn này, mọi thứ hầu như sẽ chuyển động theo quy trình mục tiêu
hoạt động của nhóm một cách nhẹ nhàng nhất. Với vị trí là một nhà quản lý,
đừng quên tạo những buổi giao lưu giữa các thành viên nhóm, đặc biệt là
việc tổ chức team building ở giai đoạn này.
- Giai đoạn giải tán:
+ Nhiều nhóm sẽ đạt đến giai đoạn này cuối cùng. Ví dụ, các nhóm dự án
tồn tại chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và thậm chí cả các nhóm
vĩnh viễn có thể bị giải tán thông qua tái cơ cấu tổ chức.
+ Các thành viên trong nhóm thích thói quen hoặc có mối quan hệ gần gũi
với các đồng nghiệp có thể thấy giai đoạn này trở nên khó khăn, đặc biệt nếu
tương lai của họ có vẻ không chắc chắn.
+ Là một nhà quản lý nhóm, mục tiêu của bạn là giúp mọi người hoạt động
tốt, càng nhanh càng tốt. Để làm điều này, bạn sẽ cần phải thay đổi cách tiếp
cận của bạn ở từng giai đoạn.
+ Bây giờ, xem xét những gì bạn cần làm, lập kế hoạch đánh giá thường
xuyên về vị trí, vai trò của nhóm bạn và điều chỉnh cách tiếp xúc, giao tiếp
của bạn một cách hợp lý.

PHẦN II: LẬP KẾ HOẠCH NHÓM


1, Khái niệm:
Lập kế hoạch nhóm là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu,
quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu
đã định. Lâp kế hoạch Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhóm
bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong
tương lai, giúp các thành viên xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm
bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

2, Vai trò của việc lập kế hoạch nhóm


Kế hoạch nhóm lag một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong
việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Lập kế hoạch cho biết mục
tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của nhóm đó. Khi tất cả thành viên trong nhóm
đều biết mình cần làm gì họ có công việc cụ thể sẽ làm tăng tinh thần trách nhiệm
của mỗi cá nhân, cùng nhau phối hợp, hợp tác làm việc. Khi đó, ccong việc sé đi
đúng kế hoạch đề ra, không bị trùng lập trong công việc.
Kế hoạch nhóm theo mô hình 5A
*Aware (nhận biết): nhận biết mục tiêu của nhóm: hoàn thành bài tập nhóm với
chủ đề nghệ thuật thuyết phục bằng tâm lý: “uy quyền”.
*Analyse (phân tích): sau khi đã có mục tiêu rõ ràng, nhóm tiến hành phân chia
nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên.
*Assign (lập trật tự ưu tiên): sau khi hiểu rõ nhiệm vụ của mình, từng thành viên
có đánh giá vai trò của phần công việc, có sự chú trọng để xử lý công việc. Trong
khoảng thời gian học nửa sau không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thi cử và các
môn học khác nên có sự sắp xếp thời gian thời gian hợp lý thoải mái để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
*Attack (yếu tố thời gian): công việc không nhiều nhưng khi đã làm thì mỗi người
hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng trong lúc làm việc. Môn học khá thoải mái vì
ko bị khống chế thời gian hoạt động nhóm nên khi đã thống nhất thời gian thảo
luận chung các thành viên luôn có ý thức tham gia đầy đủ, đúng giờ, chú ý đến vấn
đề chính của buổi họp và không lấy lý do cá nhân, ngoại cảnh để thoái hóa buổi
họp.
*Arrange (lập kế hoạch): Từ các yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ đã trình bày, mỗi
người sẽ lập ra kế hoạch riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ví dụ kế
hoạch cho một thành viên trong nhóm tổng hợp tài liệu như sau:
+ Bắt đầu đọc tài liệu về đề tài.
+ Hoàn thành đọc hiểu đề tài, tìm kiếm các từ khóa và nội dung cốt yếu.
+ Hoàn thành tổng hợp tài liệu, bắt đầu tìm kiếm các ví dụ.
+ Hoàn thành toàn bộ công việc: ý tưởng, luận cứ luận điểm.
+ Hoàn thành đọc hiểu đề tài, bắt đầu đọc tài liệu do nhóm tổng hợp.
+ Hoàn thành nội dung.
4, Các bước lập và theo dõi kế hoạch
Lập kế hoạch sẽ giúp nhóm đi đúng hướng. Lập kế hoạch sẽ giúp sắp xếp
thời gian cho từng công việc thích hợp, đạt được mục tiêu trong khoảng thời
gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất
nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian. Mục tiêu chính của bước này là
chuẩn bị các điều kiện cho công tác lập kế hoạch được tốt.

Tuy nhiên lập kế hoạch không đơn giản, chúng ta có thể tham khảo sơ đồ sau:
PHẦN III: THỰC HIỆN
1, Kế hoạch họp nhóm
Thời gian Nội dung
13/3/2022 Lên kế hoạch những mục tiêu cần làm, thảo luận các vấn
đề chung như làm bài trắc nhiệm DISC, làm quen với các
thành viên trong nhóm, phân chia công việc
19/3/2022 Thảo luận các vấn đề vướng mắc trong công việc được
phân công, xem sơ qua bản phác thảo những nội dung báo
cáo và đưa ra ý kiến bổ sung, góp ý
26/3/2022 Điều chỉnh đợt cuối, tổng hợp các nội dung thành bài báo
cáo hoàn chỉnh

2, Giới thiệu đề tài


Ngay sau khi hình thành nhóm thì tất cả các thành viên đã ngồi lại với
nhau để bàn về chủ để sẽ thực hiện cho bài tập nhóm số 2 với chủ đề “nghệ
thuật thuyết phục: uy quyền” qua các công cụ team, messenger.
Lấy cảm hứng từ hiện trạng sinh viên hiện nay nhóm đã làm về chủ đề
này. Từ đó các bạn có thể rút ra các bài học và kinh nghiệm cho mình cũng như
nâng cao kỹ học và kinh nghiệm cho mình cũng như nâng cao kỹ năng làm việc
năng làm việc nhóm.
Để có thể làm chủ đề này thì nhóm đã chia thành chia thành viên đi tìm
hiểu các nội dung liên quan rồi chọn lọc những ý hay và sâu sắc nhất. Từ đó,
nhóm trưởng đã tập hợp các thành viên lại để họp bàn kế hoạch làm việc. Tất cả
các giai đoạn, phần bài tập đều được các thành viên chú tâm vào làm việc để có
được kết quả tốt nhất. Dựa vào điểm mạnh của mỗi thành viên sẽ chia ra các
công việc là tìm hiểu, chọn lọc kiến thức, viết báo cáo, chỉnh sửa, làm
powerpoint. Thông qua bài tập nhóm lần này, các thành viên không chỉ trau dồi
thêm được những kinh nghiệm trong làm thêm được những kinh nghiệm trong
làm việc nhóm, trải nghi việc nhóm, trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, cải
thiện kỹ năng giao tiếp cá nhân
3, Thực hiện đề tài
Viết báo cáo, làm powerpoint
- Tìm hiểu lý thuyết về đề tài qua bài giảng trên LMS và tài liệu trên mạng.
- Họp nhóm phân chia nhiệm vụ gồm 2 phần, viết nội dung chủ đề thảo
luận, làm báo cáo, làm powerpoint.
- Tiến hành làm theo kế hoạch đã có sẵn.
- Chỉnh sửa các bài báo cáo, tổng kết sản phẩm thành bài hoàn chỉnh.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ


1, Kết quả nhóm đặt được

2, Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm
phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân
Làm việc nhóm là môi trường rất tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ học hỏi các thành viên trong nhóm.
Làm việc nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và
kinh nghiệm của các cá nhân hỗ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện
và phù hợp hơn.
Thông qua làm việc nhóm, các thành viên có thể rút ra những gì tốt nhất
để học hỏi lẫn nhau, từ đó nhất để học hỏi lẫn nhau, từ đó cải thiện được thái độ
và kỹ năng ứng xử của mình.
Như vậy, thông qua làm việc nhóm, mỗi cá nhân đã được tạo tối đa các
điều kiện để hình thành và phát triển bản thân như:
- Giúp cho bản thân được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, được cọ xát
thông qua các đề tài hay hoạt xát thông qua các đề tài hay hoạt động thực
tế ngoài cuộc sống.
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập và công việc.
- Được mọi người nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn để cải thiện kỹ
năng làm việc của bản thân.

You might also like