You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

NHÓM MÔN HỌC: 07

Giảng viên: Trần Hương Giang


Sinh viên: Chu Văn Tiến
Mã số sinh viên: B22DCVT458
Lớp: D22CQVT02-B
Số điện thoại: 0966727786

Hà Nội năm 2023


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự hội nhập đa văn hóa và nền kinh tế thế giới trong xu
thế toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc khiến mọi cá nhân và tổ chức đều phải đối
mặt với những áp lực to lớn: tính chất công việc phức tạp và tinh vi, tốc độthay
đổi về công nghệ nhanh đến chóng mặt, sự cạnh tranh gay gắt,...Vậy làm thế nào
để mỗi con người, mỗi tổ chức có thể đương đầu với những thách thức, giải
quyết khó khăn để được thành công? Giải pháp tốt nhất hiện nay là bắt tay với
những người khác để cùng hành động hay nói cách khác tổ chức làm việc theo
nhóm là con đường để hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất và nhanh
nhất. Vì thế chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều tổ chức doanh nghiệp trên toàn
thế giới đang nỗ lực triển khai hình thức làm việc nhóm nhằm tăng năng suất
lao động, thúc đẩy các giá trị của tổ chức và tăng niềm hứng khởi cho người lao
động .

Còn đối với một cá nhân, ngay cả Albert Einstein, người đã tạo ra bước đột phá
về khoa học trên thế giới cũng đã khẳng định: “Cuộc sống của tôi và những
thành tựu mà tôi đạt được nhờ sự đóng góp của rất nhiều người. Do đó, tôi phải
sống và làm việc sao cho xứng đáng với những gì họ đã làm cho tôi”. Tổngthống
Mỹ F. D. Roosevelt (1882-1945) cho rằng: “Khi người ta hành động cùng nhau
với tư cách là một nhóm, họ có thể hoàn thành được những việc mà không một
cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được”.

Vì vậy, vấn đề làm việc theo nhóm không chỉ quan trọng đối với sự phát triển
của từng cá nhân hay những nhóm khác nhau trong xã hội mà còn quan trọng
đối với cả một quốc gia và rộng hơn nữa là toàn thế giới . Trên cương vị là 1sinh
viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông , sau một thời gian học tập môn
kỹ năng làm việc nhóm , em làm bài tiểu luận này để thể hiện những gì mình đã
học trong thời gian vừa qua .Rất mong nhận được những ý kiến , đánh giá của
quý thầy cô .

Sinh viên

Tiến
Chu Văn Tiến
Câu 1 (2 điểm): Bạn hãy chỉ ra một số trở ngại của bản thân trong quá trình
làm việc nhóm, những trở ngại này có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả làm việc
của nhóm? Bạn nhận được các lợi ích gì trong thời gian làm việc cùng nhóm của
bạn?

-Một số trở ngại của bản thân trong quá trình làm việc nhóm:
+Thứ nhất: Xung đột,mâu thuẫn nhóm

Xung đột, mâu thuẫn là một trong số các khó khăn khi làm việc nhóm. Thông
thường, một nhóm sẽ tập hợp gồm nhiều người. Tuy nhiên, nhóm dù chỉ có 2 người
vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn. Vì lý do, mỗi cá nhân đều có những quan điểm riêng.
Cái ý kiến trái chiều có thể dẫn đến xung đột. Do đó, đây là một trong các vấn đề tất
yếu xảy ra khi làm việc theo nhóm.

+Thứ hai: Cái tôi quá cao

Một nhân viên giỏi là người có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Dù vậy, đối với tập
thể, kiến thức chỉ trở thành sức mạnh nếu nó được chia sẻ rộng rãi. Thông thường,
một nhóm sẽ tập hợp nhiều thành viên có trình độ, kỹ năng khác nhau. Nếu một cá
nhân luôn đặt cái tôi cao và coi thường quan điểm của người khác thì mâu thuẫn rất
dễ xuất hiện. Điều này là không tốt, là một trong những nguyên nhân làm việc nhóm
không hiệu quả.

+Thứ ba: Xây dựng niềm tin

Trong một nhóm, điều quan trọng là cần phải tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể đã quen
với việc ra các quyết định cá nhân. Tuy nhiên, bạn phải có niềm tin với những thành
viên trong nhóm để lựa chọn các phương án chính xác. Kém tin tưởng chính là một
điểm yếu của nhóm, một trong những vấn đề khi làm việc nhóm.

+Thứ tư: Làm việc một cách thụ động

Trên thực tế, không phải ai cũng có tinh thần chủ động cống hiến và làm việc hết
mình. Nhiều cá nhân lại có xu hướng làm việc thụ động và ít tương tác, đưa ý kiến.
Họ thường có xu hướng đùn đẩy việc suy nghĩ ý tưởng, giải pháp cho người khác. Do
đó, đây sẽ là một dạng khó khăn khi làm việc nhóm mà bạn nên tìm cách khắc phục.

+Thứ năm: Tương tác kém, thiếu kết nối


Một nhóm làm việc không hiệu quả nếu các thành viên thiếu sự kết nối với nhau. Đặc
biệt là khi mọi người mới quen nhau chưa tiếp xúc nhiều nên còn e ngại. Do đó, môi
trường làm việc có tính tương tác cao sẽ giúp các thành viên gần gũi và gắn kết hơn.
Điều này sẽ giúp cho các đồng đội thấu hiểu lẫn nhau và làm việc ăn ý hơn.

+Thứ sáu: Ngại va chạm

Tâm lý “nể nang” được xem là một trong những vấn đề khi làm việc nhóm. Tâm lý nể
nang thường tồn tại ở những cá nhân có quan hệ thân thiết với các thành viên khác.
Nếu như tất cả mọi người đều quá nể nang thì nhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả.
Bởi vì, một ý kiến được đưa ra luôn nhận được sự tán thành mà không có ai tranh
luận thì hiệu quả sẽ bị giảm xuống.

+Thứ bảy: Ỉ lại vào nhóm

Trong một nhóm làm việc, chắc chắn sẽ có ít nhất 1 thành viên hay lười biếng, ỷ lại
và thiếu trách nhiệm với các công việc của nhóm. Điều này có thể làm mối quan hệ
giữa các đồng đội bị ảnh hưởng. Leader nên hạn chế vấn đề khi làm việc nhóm này
bằng cách sắp xếp công việc rõ ràng với từng người và yêu cầu họ hoàn thành đúng
tiến độ.

+Thứ tám: Tâm lý hơn thua

Nhiều nhân viên thường suy nghĩ về vấn đề theo triết lý thua – thắng. Họ đòi hỏi
quyền lợi của cá nhân nhiều hơn mà không quan tâm đến lợi ích nhóm. Hoặc đơn
giản trong một cuộc tranh luận, nếu cứ phân thắng thua, rất có thể nhóm đó sẽ tan rã.
Do đó, tổ chức nên khuyến khích các nhân viên tương trợ lẫn nhau làm việc và giải
bày rõ ràng quan điểm của nhau khi có vấn đề.

+Thứ chín: Chỉ coi trọng kết quả bản thân mặc kệ kết quả của nhóm

Trong một tập thể, nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Đây được xem
là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm. Họ chỉ tập trung hoàn thành công
việc cá nhân mà không quan tâm đến tiến độ chung của nhóm. Tuy nhiên, kết quả dự
án, công việc chỉ đạt khi tất cả cùng hoàn thành. Điều này có nghĩa là nếu bạn có
năng lực rất xuất sắc nhưng các thành viên khác làm việc không hiệu quả thì bạn vẫn
thất bại.

-Những ảnh hưởng đó gây trở ngại đến quá trình làm việc nhóm như thế nào:

+Chậm tiến độ làm việc của cả nhóm.

+Chia rẽ nội bộ, chia bè chia phái.


+Ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm.

+Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm trở nên không tốt.

-Những lợi ích trong thời gian làm việc nhóm:

+Tăng hiệu suất công việc.

+Các thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

+Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc.

+Gắn kết quen biết thêm nhiều mối quan hệ mới.

+Phát triển kỹ năng của từng cá nhân.

Câu 2:Một nhóm thành công (làm việc hiệu quả) thường có những ưu điểm gì
nổi trội ? Nếu bạn là thành viên trong nhóm đó thì cần làm những gì để nhóm
làm việc có hiệu quả?
Những ưu điểm nổi trội:

2.1 Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng
2.1.1 Xác định mục tiêu
Trong cuộc hành trình đi đến thành công, việc xác định mục tiêu được coi là những
bước đi đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho những bước tiến trong tương lai. Cho
dù là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức, nếu không biết xác định mục tiêu thì
sẽ chẳng khác nào người đi lạc trong rừng, dò dẫm, vô định, vô phương hướng và có
thể rơi vào bất cứ tình huống nào tồi tệ nhất. Nếu không xác định một hướng đi
chung, mỗi thành viên trong nhóm sẽ đi theo hướng của riêng mình và nhóm sẽ
chẳng còn có ý nghĩa gì, tan rã là điều tất yếu. Vậy chúng ta thường thấy một nhóm
tụ hợp lại với nhau vì mục đích gì? Vì họ cùng theo đuổi một đam mê, một sở thích,
một điểm tương đồng, một mối quan tâm và họ cùng nhau hành động để đạt được
một kết quả nhất định nào đó. Đối với một nhóm thực thụ thì lí do để nhóm tồn tại
không gì khác là cùng tiến tới mục tiêu chung của cả nhóm. Mục tiêu càng đúng đắn
và có được sự đồng tình của tất cả các thành viên càng tạo động lực mạnh mẽ cho
nhóm, khiến nhóm liên kết chặt chẽ, phối hợp ăn ý để chèo lái con thuyền đưa nhóm
nhanh đến đích. Ngược lại, mục tiêu mơ hồ, không phù hợp, thiếu thực tế khiến
nhóm hoạt động rời rạc, bấp bênh, khó khả thi.
Vì vậy, việc xác định mục tiêu đúng đắn mang lại những ý nghĩa thiết thực. Có
thể mô tả bốn ý nghĩa cơ bản của mục tiêu như sau:
- Giúp các thành viên nhóm thấy cái đích cần phải đến, những điểm
mốc cần phải đạt và định hướng cho nhóm khỏi bị chệch mục tiêu;

- Giúp nhóm tập trung nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, tránh
sao nhãng, bỏ bê, lãng phí nguồn lực;

- Quá trình nỗ lực để đạt được mục tiêu giúp nhóm hiểu rõ về
những năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, những đặc điểm riêng của nhóm và cả
những gì đang diễn ra xung quanh để biết nhóm (mình) là ai, nhóm (mình) cần
phải tiếp tục phấn đấu như thế nào;

- Mỗi thành viên nhóm được truyền cảm giác hào hứng, năng nổ,
nhiệt huyết
để hành động hết mình cho mục tiêu và tin tưởng vào tương lai.

Tuy nhiên, không phải cứ xác định được mục tiêu là chúng ta có thể tin chắc
sự thành công. Quan trọng hơn là mục tiêu được xác định như thế nào chứ không
phải mục tiêu là gì? Để nhóm hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi của mục tiêu, cần
xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
- Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
- Measurable: đo lường được
- Agreed: được nhất trí - Realistic: khan thi
- Time bound: có thời hạn xác định.
Trong các cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức, thông thường cấp quản lý sẽ
xác định mục tiêu và truyền đạt lại cho nhóm. Các thành viên trong nhóm lúc này
phải trao đổi, chia sẻ, chất vấn để đạt được sự thấu hiểu về mục tiêu, tránh việc hiểu
không nhất quán dẫn đến bất đồng, tranh cãi, lãng phí nguồn lực. Và cuối cùng, để
đạt tới mục tiêu chung, đòi hỏi mỗi thành viên nên biết đặt lợi ích của cá nhân dưới
mục tiêu của cả nhóm, đôi khi phải hy sinh lợi ích riêng. Nhiều người thường chỉ
quen làm việc để đạt được mục tiêu của cá nhân như lương, thưởng, thăng tiến địa vị,
phát triển các mối quan hệ,…có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi làm việc nhóm. Một
cách khôn ngoan nhất là mỗi cá nhân nên tìm kiếm lí do để đồng nhất mục tiêu của
của bản thân với mục tiêu của nhóm. Anh ta cần hiểu rằng: “Mỗi thành viên của đội
vô địch đều là nhà vô địch” và “mình là thuyền, tập thể là nước, nước có lên thì
thuyền mới lên”.
2.1.2 Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng
Một câu hỏi kinh điển thường được áp dụng trong trường hợp giải quyết
những công việc cực kì khó khăn, phức tạp: “Làm thế nào để ăn hết một con voi?”
Câu trả lời là: “Cắt nó ra thành nhiều miếng vừa ăn”. Để hoàn thành một khối lượng
lớn công việc hay để đạt được những mục tiêu lớn cũng vậy, cần phải chia nhỏ công
việc ra. Đối với những mục tiêu lớn cần phải phân tích thành nhiều mục tiêu nhỏ,
mỗi mục tiêu nhỏ phải được chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn đồng thời tiến hành
phân bổ nguồn lực sẵn có (thời gian, người thực hiện, chi phí, trang thiết bị cần
thiết). Tất cả mọi người cần phải hiểu rằng để đạt được mục tiêu lớn thì cần phải
hoàn thành những mục tiêu nhỏ, để hoàn thành những mục tiêu nhỏ thì cần phải thực
hiện những nhiệm vụ nhỏ nhất. Và đương nhiên, mỗi nhiệm vụ sẽ được phân công,
giao phó cho thành viên phù hợp nhất. Nếu sai lầm trong việc này có thể dẫn đến
lãng phí thời gian và nguồn lực, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuối
cùng . Vì vậy, khi phân công nhiệm vụ cần lưu ý những tiêu chí sau:
- Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể để người đó hoàn toàn
chịu trách nhiệm về công việc .
- Cần phải hiểu rõ những ưu-nhược điểm của mỗi thành viên, đánh giá
được những kỹ năng mà họ sở hữu. Từ đó mới có thể đảm rằng nhiệm vụ được giao
phó
cho thành viên phù hợp và tính khả thi cao nhất.
- Khi phân công nhiệm vụ, hãy giao những nguồn lực cần thiết và quyền
tự quyết định phần việc của nhóm viên. Họ sẽ thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái với
công việc hơn khi cảm thấy được tự chủ nhiều hơn với những điều kiện thuận lợi.
- Cần rà soát lại xem có thành viên nào trong tình rạng quá tải công việc
và thành viên nào không được giao đủ việc. Mọi người đều phải đóng góp và được
hưởng quyền lợi như nhau. Sự công bằng mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng và
thúc đẩy hiệu quả công việc.
- Nếu nhiệm vụ không thể tìm ra được người có đủ năng lực giải quyết
hoặc nếu thành viên nào đó không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ trong nhóm thì
cần phải tiến hành việc tái đào tạo. Trong trường hợp tìh hình không thể cải thiện
được, nhóm phải nghĩ đến việc sa thải thành viên không đủ năng lực và tuyển dụng
người mới.
Việc xác định rõ ràng từng nhiệm vụ được xem như là sự phân chia ranh giới.
Bởi khi người ta không phân định được ranh giới, họ không biết mình đang ở đâu và
cần phải đi đến đâu. Lịch sử đã chứng minh con người sẵn sàng giành giật, đánh
nhau chỉ vì đường ranh giới. Trong công việc cũng vậy. Mọi thành viên trong nhóm
cần được hướng dẫn rõ ràng và phân chia chính xác về công việc để họ có định
hướng cho
hành động và nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân.
Nếu bạn là thành viên trong nhóm đó thì cần làm những gì để nhóm làm việc
có hiệu quả:

+Tích cực tham gia sôi nổi nhiệt tình vào bài làm chung của nhóm.

+Lắng nghe ý kiến

+Mạnh dạn đề suất những ý tưởng

+Hạn chế những mâu thuẫn trong nhóm

Câu 3:

Bill Gates cựu CEO của Microsoft khi mới thành lập ông đã lập ra một
quy tắc vô cùng khắc nghiệt cho toàn bộ nhân viên của mình, đó làm ”sếp
không được làm ra các

sản phẩm kém nhân viên của mình” nhiều nhân viên thấy sợ tư duy thiên tài
của ông bởi ông đòi hỏi nhân viên của mình rất cao và thiếu kiên nhẫn với
thuộc cấp đến mức khắc nghiệt. Tuy nhiên sau hơn 30 năm gây dựng và phát
triển cùng Microsoft, Bill Gates đã biến Microsoft trở thành một doanh nghiệp
tầm cỡ thế giới và những người làm việc tại đây cũng luôn tự hào là thành viên
của Microsoft.

1. Bạn hãy cho biết phong cách lãnh đạo của Bill Gates trong tình huốngnày?

2. Phân tích đặc điểm và những ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạođó?
Phong cách lãnh đạo này được áp dụng hiểu quả trong những trườnghợp nào?
- Trong tình huống trên , Bill Gates đã sử dụng phong cách lãnh đạo
chuyênquyền, độc đoán

- Phong cách đó có những đặc điểm như sau :

1. Người lãnh đạo sẽ có trình độ chuyên môn cao , tự tin , quyết đoán : Nhà lãnh đạo
chuyên quyền , độc đoán có trinh độ chuyên môn cao , có phong thái tự tin và luôn
tin tưởng vào những quyết định của bản thân. Họ linh hoạt trong việc tự mình đưa ra
quyết định, không cần phụ thuộc vào bất cứ ai, đặc biệt là trong các tình huống
khủng hoảng

2. Người lãnh đạo sẽ là người đưa ra hầu hết các quyết định : Nhà lãnh đạo chuyên
quyền , độc đoán là người đưa ra hầu hết các quyết định, rất ít khi nhân viên được
phản hồi hoặc đóng góp ý kiến. Điều này có thể giúp các quyết định

được đưa ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian

3. Môi trường làm việc sẽ có một quy tắc và quy trình rõ ràng : Nhà lãnh đạođộc
đoán có những quy tắc riêng và một quy trình làm việc rõ ràng, do đó cóthể điều
hướng mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Tuy nhiên, sự sáng tạo và ý

kiến đóng góp của các thành viên trong nhóm không được ghi nhận sẽ khiếnnhà lãnh
đạo bỏ qua những ý tưởng hay của các nhân viên dưới quyền .

4. Chia thành các nhóm nhỏ để phân công nhiệm vụ và các nhóm sẽ có xuhướng
độc lập với trưởng nhóm

-Về ưu điểm, phong cách lãnh đạo chuyên quyền sẽ có những ưu điểm như sau :

1. Quyết định sẽ được đưa ra một cách dứt khoát , nhanh chóng : Nhà lãnh đạo
chuyên quyền ,độc đoán có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và bắt đầu thực hiện
mà không phải thảo luận hay đợi chờ những phản hồi từ các thành

Viên
2. Chuỗi mệnh lệnh rõ ràng : Nhà lãnh đạo chuyên quyền , độc đoán thường thiết lập
cấu trúc chặt chẽ, các quy tắc rõ ràng để hợp lý hóa quá trình liên lạc. Điều này giúp
nhân viên biết phải làm gì và làm như thế nào, nhờ đó cải thiện

hiệu suất của tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công việc.

3. Công việc nhanh chóng được hoàn thành : Chính vì người lãnh đạo đã phân công
rõ ràng nhiệm vụ nên các thành viên có thể tập trung hết sức vào công việc của mình
, nhờ đó công việc được hoàn thành nhanh chóng

4. Có thể bù đắp được sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng của các thành viên : Do
trưởng nhóm chuyên quyền , độ đoán là người có trình độ chuyên môn rất cao nên
họ có thể bù lấp được các vấn đề do sự non nớt của các thành viên

- Tuy nhiên , phong cách lãnh đạo này cũng có các nhược điểm như :

1. Kìm hãm sự phát triển của các thành viên , tâm lý các thành viên bị động, im lặng,
không hài lòng, phản đối ngầm : Do người lãnh đạo đã đưa ra hầu hế các quyết
định , phương thức làm việc , ... mà các thành viên không có khả năng nêu ra ý kiến
của bản thân nên các thành viên không có khả năng để phát triển

2. Tạo áp lực to lớn không chỉ lên các thành viên mà còn cả người lãnh đạo : Về
người lãnh đạo , do là người đưa ra hầu hết các quyết định nên cũng đồng nghĩa với
việc nếu có điều gì xảy ra , người lãnh đạo sẽ là người chịu tráchnhiệm lớn nhất . Về
phía các thành viên , do nếu không đáp ứng được đúng cáyêu cầu như người lãnh
đạo đề ra thì sẽ bị phạt , bị khiển trách , ..

3. Có thể xảy ra sự khiêu khích , chống đối dẫn đến lật đổ vị trí người lãnhđạo : Do
sự áp lực mà các thành viên phải chịu là vô cùng lớn , đồng thời họ không có khả
năng để nêu lên ý kiến của bản thân mình về lâu ngày sẽ dẫn đến tâm lí ức chế ,
chống đối . Khi đó , họ sẽ liên kết với nhau để lật đổ vị trí của người lãnh đạo .

4. Dẫn đến phong cách làm việc “chống đối , làm cho có “ : Đôi lúc ý kiến của
người lãnh đạo sẽ không phù hợp với ý kiến của thành viên , nên họ sẽ không có
cảm hứng làm việc , chỉ hoàn thành công việc cho đúng nhiệm vụ . Điều này lâu dài
sẽ dẫn đến sự suy thoái chung của cả tổ chức

-Chính vì những đặc điểm , ưu nhược điểm như trên , nên phong cách lãnh đạo này
sẽ hiệu quả nhất vào thời điểm tổ chức mới bắt đầu được thành lập , lúc này nội bộ
tổ chức vẫn còn rối loạn , tâm lí các thành viên chưa hòa hợp với

nhau ,...hoặc vào những thời điểm cần đưa

Câu 4: Bạn hãy chia sẻ về một tình huống khó khăn của bạn khi làm việc nhóm.

Thiếu giao tiếp giữa các thành viên

Giao tiếp cởi mở giúp mọi nhân viên biết được đồng nghiệp của họ mong đợi điều gì
cũng như đồng nghiệp mong đợi điều gì ở họ.Nhưng vì chưa quen nhau nên vẫn còn
e ngại trong quá trình giao tiếp và đưa ra ý kiến của cá nhân. Không dám đưa ra y
kiến cũng như những suy nghĩ của mình. Các thành viên ít giao tiếp khiến cho tác
phẩm bài làm chưa thật sự mượt mà chỉnh chu nhất.

You might also like