You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ


KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: Lê Thanh Thảo


Mã sinh viên: B21DCPT209
Lớp: D21CQPT01-B
Nhóm bài tập: 07
Điện thoại: 0387672051

HÀ NỘI, THÁNG 9/2022


Câu 1: Anh/chị hãy nêu lên tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động
nhóm? Cho biết những nguyên nhân gây ra việc giao tiếp kém hiệu quả và
cách khắc phục?
“Trong lịch sử lâu dài của loài người (và cả loài vật nữa), những ai học
được cách cộng tác và ứng biến tài tình nhất sẽ sinh tồn”. Đó là một trong
những câu châm ngôn đắt giá nhất của nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến lịch
sử nhân loại, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh-Charles Darwin. Quả thực,
con người không thể tồn tại, tiến hóa và phát triển thành xã hội như hiện tại mà
thiếu đi sự hợp tác. Và giao tiếp, chính là nền tảng căn bản giúp cho công việc
đó được thực hiện. Tạo hóa ban cho con người có cấu tạo các giác quan cũng
một phần nhằm thực hiện mục tiêu giao tiếp. Trước hết, hãy hiểu một cách bao
quát và đơn sơ nhất về giao tiếp. Đó chỉ là hành động được thực hiện giữa người
với người nhằm mục đích chia sẻ hoặc tiếp nhận thông tin. Chúng ta có thể giao
tiếp bằng nhiều hình thức. Mộc mạc nhất có thể là thông qua lời nói, theo thời
gian cùng sự phát triển mà giao tiếp đã được nâng lên bằng chữ viết, ngôn ngữ
cơ thể, tin nhắn, …
Như chúng ta đã biết, con người trước giờ không thể làm mọi việc một
cách độc lập, riêng rẽ. Nhất là khi nhu cầu ngày càng gia tăng, mỗi người đều có
cuộc sống, công việc và mục tiêu, ước mơ riêng của mình, chính điều đó đã thúc
đẩy chúng ta đi đến việc tạo lập những nhóm mà tùy vào tính chất mục đích để
hình thành. Ta thường thấy nhiều tên tuổi nổi danh gắn với những thành tựu to
lớn. Mark Zuckerberg-chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Meta (Facebook), tỷ
phú người Trung Quốc khiến cả thế giới ngưỡng mộ, Jack Ma-cha đẻ tập đoàn
Alibaba, hay tỉ phú Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với Vin group-thương hiệu số 1
Việt Nam về bất động sản. Đứng sau những thành công đó không phải chỉ có
mình họ, mà còn là công sức và trí não của rất nhiều người. Dĩ nhiên, để chạm
mốc có thể gọi là ước mơ đó, họ cũng từng trải qua rất nhiều giai đoạn, khó
khăn, gian khổ. Và cụ thể thế nào, chỉ có những người trong cuộc mới biết
được. Ở đây, ta chỉ có thể nhìn vào họ mà lấy nguồn động lực, nỗ lực cố gắng,
học hỏi không ngừng. Nhưng có một điều có thể chắc chắn rằng, họ sẽ không
thể làm được điều đó khi không có giao tiếp nhóm.
Giao tiếp khi đã là hoạt động tất yếu của xã hội thì hoạt động nhóm cũng
vậy. Giao tiếp trong hoạt động nhóm là những gì mà các thành viên thực hiện
với nhau nhằm trao đổi, tiếp nhận thông tin, truyền đạt cảm xúc, kiểm soát hay
thúc đẩy động lực. Phải khẳng định rằng: “Không có một hoạt động nhóm nào
được thực hiện mà không thông qua giao tiếp nhóm”. Từ giai đoạn cơ bản nhất
khi tìm hiểu về những thành viên trong nhóm đến vấn đề công việc, chỉ khi giao
tiếp mới tiếp nhận được nguồn thông tin từ đó tiếp tục đến các khâu, giai đoạn
tiếp theo. Đơn giản như khi phân công giao nhiệm vụ, trưởng nhóm, lãnh đạo sẽ
thực hiện giao tiếp với thành viên của mình. Và chỉ khi thành viên lắng nghe,
tiếp thu đồng thời có phản hồi lại thì cuộc giao tiếp đó mới đạt hiệu quả.
Giao tiếp nhóm giúp mỗi cá nhân có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của
mình cũng như thấu hiểu lẫn nhau. Khi một nhóm đã đạt đến hiệu quả giao tiếp,
đó là lúc mọi thành viên đều thoải mái với nhau mà nêu lên quan điểm, toàn bộ
những ý tưởng, tinh túy nhất của nhóm sẽ được khai phá triệt để. Đôi khi, giao
tiếp nhóm sẽ còn có hiệu quả giúp chúng ta giảm tải áp lực, mệt mỏi do chính
công việc nhóm gây ra nếu các thành viên tâm sự đồng thời cảm thông cho
nhau. Giao tiếp nhóm còn giúp công việc và hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi,
liền mạch mà không bị nhàm chán, cứng nhắc. Cứ thử tưởng tượng nếu chúng
ta làm việc nhóm mà không thông qua giao tiếp, vậy chẳng khác nào đang làm
việc với đồ vật vô tri vô giác hay làm một mình cả. Hoặc, trong một nhóm có
những thành viên còn ngần ngại, lười biếng trong giao tiếp, liệu họ có thực sự
muốn đóng góp, cống hiến, hoàn thiện nhóm? Liệu ý tưởng tuyệt vời nào tiềm
ẩn trong họ mọi người có thể biết được? Rất có thể câu trả lời là không. Tình
trạng này thường rất phổ biến và hầu như nhóm nào cũng gặp phải. Khi thấy có
vấn đề trong nhóm xảy ra, dù tốt hay xấu cũng nên nói, bởi biết đâu, điều đó chỉ
có mình bạn nhận ra.
Không chỉ vậy, giao tiếp trong hoạt động nhóm còn giúp giải quyết
những vấn đề rắc rối, đặc biệt khi xảy ra mâu thuẫn xung đột. Nếu có điều gì
khiến chúng ta không vừa ý hay khó chịu, trước hết hãy bình tĩnh, sau hãy cùng
ngồi xuống và bàn bạc, hòa giải với nhau, mọi ưu phiền chắc chắn sẽ tan biến.
Thành công hay thất bại của nhóm cũng được giao tiếp quyết định rất nhiều, cụ
thể, nếu mọi người chuyên tâm giao tiếp, thúc đẩy được tinh thần hợp tác, từ đó
nhóm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn, sẽ sớm gặt hái được thành quả. Ngược lại,
nếu nhóm không chịu giao tiếp hay giao tiếp kém hiệu quả, chỉ càng làm cho
mọi thứ xấu dần đi, tương lai của nhóm sẽ đi vào ngõ cụt, dậm chân tại chỗ,
thậm chí phát triển lùi.
Tầm quan trọng của việc giao tiếp trong hoạt động nhóm thực sự lớn lao,
vậy vì đâu mà việc thực hiện điều đó vẫn còn diễn ra một cách kém hiệu quả ở
rất nhiều nhóm? Bản năng của một con người khi bước vào trong một môi
trường xa lạ, môi trường mới thường sẽ là lạ lẫm, có xu hướng thu mình lại để
cho bản thân có thời gian làm quen thích nghi. Sau một thời gian, mỗi con
người mỗi tính cách, sẽ có những người dần trở nên gần gũi, thích giao tiếp
ngày một nhiều, nhưng cũng có những người vẫn rụt rè, thậm chí càng ít giao
tiếp hơn. Điều này phụ thuộc vào vô vàn những yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
Thường thấy nhất có lẽ là nguyên nhân đến từ phía mỗi cá nhân, họ không
muốn giao tiếp với nhóm. Do tâm lí e ngại ý kiến của mình sẽ bị bác bỏ hay sợ
bị phản biện, không đồng tình, thậm chí sợ bị phớt lờ. Đơn giản như khi nhận
nhóm, một người có thể chào hỏi mọi người, nhưng sau đó không một ai phản
hồi chào lại. Sự nhiệt tình đó dần trở thành chán nản, thất vọng và sẽ không
muốn nói thêm điều gì nữa. Hoặc do sự kiêng nể, công tư không phân minh mà
đưa ra những điều bản thân không thực sự nghĩ như vậy. Ví dụ ở một nhóm
hoạt động về thiết kế, khi một thành viên đưa ra bản mẫu, bản thân dù thấy có
vài điểm chưa hợp lý nhưng lại không muốn làm mất lòng đối phương nên vẫn
miễn cưỡng chấp nhận đồng tình. Chúng ta luôn bất giác muốn làm vừa lòng
người khác mà đôi khi quên đi mong muốn hay bỏ qua suy nghĩ, chính kiến bản
thân mình. Giao tiếp nhóm kém hiệu quả còn do sự đùn đẩy, ý thức bản thân
thiếu trách nhiệm, thụ động chỉ nghĩ rằng công việc của mình đến lúc nào làm
lúc đó, ngoài ra không quan tâm đến những người xung quanh cũng như vấn đề
chung của nhóm. Họ không thật sự tận tâm tận lực mong muốn nhóm phát triển,
đạt được mục tiêu. Khi những thành viên trong nhóm đều có sự giao tiếp, trao
đổi với nhau thì vấn đề xung đột ý kiến xảy ra có nguy cơ rất cao. Việc không
biết giải quyết sự bất đồng quan điểm đó cũng là nguyên do khiến giao tiếp
nhóm trở thành thất bại. Lại có những người sở hữu trình độ và lối tư duy quá
khác biệt so với nhóm, họ rất giỏi, nhưng lại không biết tận dụng điều đó mà
nảy sinh ra tính tự cao, thiếu tin tưởng với nhóm. Rất dễ, họ sẽ chỉ muốn làm
việc độc lập mà không cần giao tiếp với ai.
Chừng nào trong nhóm vẫn tồn tại tình trạng giao tiếp kém hiệu quả thì
nhóm sẽ không thể hoạt động một cách tối ưu, phát huy hết được năng lực tiềm
tàng. Khắc phục vấn đề đó vẫn luôn là niềm mong mỏi của từng thành viên nói
riêng và cả nhóm nói chung. Trước hết, mỗi thành viên phải tự ý thức xác định
mục tiêu, đích đến của mình và của nhóm để cùng nhau nỗ lực thực hiện nó.
Phải coi hoạt động giao tiếp là cần thiết, tất yếu, vì chỉ sợ bạn không nói ra, khi
bạn nói ra, mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết. Nhưng câu nói vẫn thường là con
dao hai lưỡi, một câu nói có thể thay đổi tương lai của bạn, một câu nói có thể
quyết định thái độ người khác về bạn, một câu nói có thể làm thay đổi thế giới,
vậy nên phải biết làm chủ lời nói của mình, suy nghĩ kĩ trước khi giao tiếp. Sau
khi mọi thành viên đều thoải mái bày tỏ, chúng ta phải biết cách giải quyết
những xung đột, mâu thuẫn nảy sinh từ giao tiếp. Bằng cách lắng nghe thông tin
từ nhiều nguồn rồi nhìn nhận, đánh giá khách quan và tiếp thu một cách có chọn
lọc. Để không xảy ra bi kịch giữa hai điều đúng, chúng ta phải biết kết hợp
chúng với nhau để tạo ra điều đúng đắn nhất. Mỗi thành viên cần phải tôn trọng
lẫn nhau, tôn trọng mọi ý kiến và lời góp ý, vì chỉ khi bản thân tôn trọng người
khác, mới có thể nhận lại điều đó. Dù cả nhóm có đang làm việc để hướng tới
mục tiêu chung, nhưng không phải lúc nào công việc cũng là tất cả, khi giao
tiếp với nhau trong công việc, chắc chắn tỷ lệ phần trăm để hiểu một con người
là rất thấp. Nói chuyện với nhau về những vấn đề khác ngoài luông công việc,
có thể là chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, trải nghiệm hay về cuộc sống của
mình cũng chính là cách khiến cho con người gần gũi, thấu hiểu nhau hơn.
Nhận thức, phân tích, rút ra bài học, mỗi người hãy tập cho mình thói
quen giao tiếp tốt vì chính bản thân và mọi điều xung quanh.
Câu 2: Trình bày các kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo. Theo anh/chị
người lãnh đạo giỏi là người như thế nào?
Những cụm từ: “nhóm trưởng”, “người đứng đầu”, “người lãnh đạo”
đang trở nên quá quen thuộc trong đời sống hiện nay. Một nhóm mà thiếu đi
người lãnh đạo thật chẳng khác nào “rắn mất đầu”.
Mỗi người lãnh đạo sẽ sở hữu những kỹ năng để phục vụ cho công việc
của mình, nó không hề tự sinh ra, mà phải thông qua quá trình học hỏi, tích lũy,
thông qua nhiều trải nghiệm và phải đánh đổi nhiều yếu tố mới có được. Ta luôn
tự hỏi, liệu rằng những kỹ năng mình đang có được đã đủ hay chưa. Câu trả lời
chắc chắn là chưa, chưa bao giờ là đủ. Chỉ có nhiều hay ít, chúng ta luôn cần
trau dồi, học, học nữa và học mãi. Nhưng con người không một ai là hoàn hảo
cả. “Có thể hôm qua tôi đã mắc sai lầm nhưng tôi của ngày hôm qua vẫn là tôi.
Hôm nay, tôi là chính mình với tất cả những lỗi lầm và lỗi lầm của tôi. Ngày
mai tôi có thể khôn ngoan hơn một chút và đó cũng sẽ là tôi. Những lỗi lầm và
sai lầm này là chính tôi, tạo nên những tinh tú sáng nhất trong chòm sao của
cuộc đời tôi. Tôi đã yêu bản thân vì con người của tôi, con người của tôi và
người mà tôi hy vọng sẽ trở thành.” Đó là những gì một trưởng nhóm tài ba đã
phát biểu tại UNICEF (Qũy Nhi Đồng Liên Hợp Quốc). Chúng ta chỉ cần cố
gắng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, thế là đủ. Một người lãnh đạo
cũng vậy, họ cũng chỉ là những người bình thường, không thể có được tất cả các
kỹ năng, nhưng vẫn cần có những kỹ năng cần thiết.
Trước hết, điều đầu tiên khi ta nhắc về người lãnh đạo, ý trên mặt chữ,
lãnh đạo chính là kỹ năng, là điều kiện tiên quyết để trở thành lãnh đạo. Đó là
công việc vận dụng trí não, kinh nghiệm, kiến thức, toàn bộ những hiểu biết của
mình để sắp xếp, phân công, điều hành nhóm. Trong một nhóm, trước hết người
lãnh đạo cần phải nắm rõ nhất mục tiêu, công việc của nhóm, là người mang
trong mình hướng đi rõ ràng và chắc chắn nhất, là điểm tựa và tấm gương mà
mọi thành viên có thể tin tưởng dựa vào và noi theo. Họ cần có kỹ năng thiết lập
kế hoạch, bởi làm việc mà không có kế hoạch cụ thể chẳng khác nào con thuyền
xa khơi bị mất phương hướng. Bốn bước dẫn tới thành tựu đã được William
Arthur Ward chứng minh: “Lên kế hoạch có mục đích. Chuẩn bị chuyên tâm.
Tiến hành tích cực. Theo đuổi bền bỉ”. Có thể thấy, lên kế hoạch cẩn thận và
chu đáo chính là bước khởi đầu giúp cho công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Kế hoạch càng kỹ lưỡng bao nhiêu, rủi ro tránh được càng lớn bấy nhiêu. Sau
khi đã có được và thống nhất với cả nhóm về kế hoạch, bước tiếp theo chính là
trọng trách của người lãnh đạo, nó quyết định phần lớn đến sự thành bại của bản
kế hoạch. Đó là kỹ năng tổ chức, phân công công việc, nhiệm vụ cho mỗi thành
viên. Công việc này không hề dễ dàng, nó đòi hỏi người lãnh đạo cần có sự nhìn
nhận, thấu đáo rõ đến mỗi thành viên của mình. Thực trạng hiện nay xảy ra ở rất
nhiều nhóm, đặc biệt ở những nhóm sinh viên là sự phân bổ công việc một cách
qua loa, mang tính ngẫu nhiên, tức ai bốc phải phần việc gì sẽ làm việc đó,
không hề có sự bàn bạc, điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến kết quả kém hiệu quả.
Hoặc trong một nhóm, những người giỏi sẽ được phát huy, thể hiện thậm chí
làm phần việc quá nhiều, còn những thành viên khác không có cơ hội phát triển
bản thân, khả năng tiềm ẩn, rất dễ nảy sinh những xung đột không đáng có, tệ
hơn nữa nhóm sẽ đi đến thất bại. Chính vì vậy, người lãnh đạo, thân là “cánh
chim đầu đàn”, phải hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của từng người, từ
đó mới có sự phân công sao cho hợp lí, như danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn
Trãi từng đúc kết kinh nghiệm lãnh đạo của mình trong Bình Ngô đại cáo: “Sĩ
tốt kén người tì hổ / Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh”. Với những cuộc họp, thảo luận,
nơi hoạt động giao tiếp trao đổi được diễn ra, là lúc mà mọi người cùng ngồi lại
bàn bạc vấn đề công việc, vì suy nghĩ mỗi người khác nhau, ắt sẽ không tránh
được những ý kiến trái chiều, khi đó, lại một kỹ năng cần thiết nữa mà người
trưởng nhóm, lãnh đạo cần phải có. Đó là khả năng điều hành cuộc họp-thảo
luận. Họ cần phải làm chủ, là người cầm trịch cho mọi trường hợp, vấn đề phát
sinh, đặc biệt là vấn đề nội bộ. Dù là cuộc họp diễn ra dưới những ý kiến, phát
biểu mới, thì nó cũng cần phải được lên kế hoạch nhằm thực hiện, đạt được mục
tiêu đề ra, tránh việc gặp mặt vô ích, lãng phí thời gian.
Người lãnh đạo giỏi, tất nhiên sẽ mang trong mình rất nhiều kỹ năng cần
thiết của người lãnh đạo. Ngoài những kỹ năng cần thiết đó, người lãnh đạo giỏi
không phải là luôn luôn dập khuôn theo một chuẩn mực, nhóm nào cũng áp
dụng như nhau, mà tùy từng nhóm, đối với mỗi thành viên phải có sự nhìn
nhận, linh hoạt trong việc điều hành, dẫn dắt nhóm. Trong cuộc sống, chúng ta
thường nhìn vào kết quả để nói đến quá trình. Ta nhìn vào kết quả học tập, kết
quả của kì thi của một học sinh mà đánh giá học sinh đó có giỏi hay không.
Cũng như vậy, ta thường đánh giá một lãnh đạo giỏi dựa vào thành tích nhóm
của họ. Điều đó liệu có đúng hay không?
Để định nghĩa thế nào là một người lãnh đạo giỏi, nó tương tự việc định
nghĩa khái niệm hạnh phúc. Mỗi người sẽ có những tiêu chuẩn hạnh phúc của
riêng mình. Và quan điểm của mỗi người về lãnh đạo giỏi cũng không hẳn
giống nhau. Người đó có thể phải là một người có năng lượng tích cực, có khả
năng “truyền lửa”, truyền nguồn động lực đến người khác. Vì hiệu suất công
việc và yếu tố tinh thần luôn đi đôi với nhau. Những lúc thành viên của nhóm
rơi vào trạng thái chán nản, bế tắc, trống rỗng nhất thậm chí muốn buông xuôi,
thì khi đó, vai trò của người lãnh đạo quan trọng hơn bao giờ hết. Vẫn có câu
nói: “Khi muốn kết thúc một việc gì đó, hãy nhớ lại lý do chúng ta bắt đầu”.
Chính người lãnh đạo sẽ là người khơi gợi lại khát vọng, mong muốn mục tiêu
của thành viên mình. Như vậy, lãnh đạo giỏi cũng là người phải giỏi giao tiếp.
Từ những minh chứng về tầm quan trọng của giao tiếp, có thể thấy khi người
lãnh đạo làm chủ được kỹ năng này, mọi công việc ắt sẽ diễn ra thuận lợi hơn,
nói cách khác, lãnh đạo hoàn toàn có thể “thao túng”, khéo léo để đối phương đi
theo con đường trên tấm bản đồ kế hoạch của mình. Hơn cả, một lãnh đạo giỏi
sẽ không bao giờ để bất kì một thành viên nào trong nhóm bị bỏ rơi lại phía sau.
Khi đã chung một nhóm, lên chung một chiếc thuyền, cùng chung một chiến
tuyến, chúng ta như những người đồng đội của nhau. Mà “Những kẻ phá luật,
là những kẻ rác rưởi, nhưng kẻ bỏ lại đồng đội của mình, còn tệ hơn cả rác
rưởi”. Điều hòa, giúp cho cả nhóm cùng tiến sẽ là mục tiêu hàng đầu của họ.
Họ có thể chịu thiệt, chịu vất, tất cả chỉ để mang những điều tốt đẹp nhất đến
với nhóm. Ngoài những phẩm chất trên, người lãnh đạo giỏi đặc biệt cần có tính
quyết đoán, để đưa ra những yêu cầu mang tính chủ chốt lúc quan trọng, dù có
trái tim ấm, nhưng vẫn cần giữ cho mình cái đầu lạnh lúc cần thiết.
Tố chất lãnh đạo vô cùng quan trọng đối với những người dẫn dắt, điều
hành nhóm, nhưng không phải ai cũng có được tố chất đó. Khi không thể là một
lãnh đạo giỏi, hãy cố gắng trở thành một người lãnh đạo tốt. Khi bạn không thể
nói với mọi người mình lãnh đạo ra sao, nhóm của bạn sẽ làm điều đó.
Câu 3: Chia sẻ trải nghiệm của anh/chị khi từng là thành viên của
một nhóm. Có những thuận lợi – khó khăn nào anh/chị đã trải qua và bài
học nào được rút ra trong hoạt động nhóm trong tương lai sau khi anh/chị
kết thúc môn học Kỹ năng làm việc nhóm?
Khi đã bước sang một trang mới với cuộc sống mới, trở thành sinh viên,
học tập và rèn luyện theo phong cách của một sinh viên, thì làm việc theo đội
nhóm đã không còn là điều gì xa lạ. Nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu,
thực hiện theo tinh thần câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa
hãy đi cùng nhau”, thì việc làm quen và thích nghi với công việc nhóm là một
điều tất yếu. Trải qua hơn một năm học với các môn học mà trong đó bao gồm
rất nhiều môn được giảng viên yêu cầu thực nhóm, thì giờ đây em đã không còn
bỡ ngỡ và đã tích lũy cho mình một số kỹ năng, kiến thức thông qua những trải
nghiệm mới lạ, thú vị và bổ ích đó.
Dù có trải qua bao nhiêu lần nữa, thì ấn tượng ban đầu bao giờ cũng khó
phai. Và chắc chắn không chỉ mình em, mà còn rất nhiều bạn khác sẽ như vậy.
Trong một môi trường mới với những gương mặt lạ lẫm và cách học cũng
không quen thuộc, thì cũng có chút bối rối, cũng có thể gọi là hơi mất phương
hướng. Mọi người trong một nhóm lúc bấy giờ mới phát hiện ra ít ai hiểu rõ về
chính bản thân mình, vẫn chưa biết mình giỏi những gì, có thể đóng góp, cống
hiến gì cho nhóm. Bài tập nhóm được giao lúc đó dù đơn giản nhưng tất cả đều
chưa có kinh nghiệm nên để thống nhất và phân chia công việc cũng không dễ
dàng. Cả nhóm đã làm một công việc được coi là cấp thiết nhất, đó là chọn ra
trưởng nhóm và thư kí. Tất cả đều dựa trên tinh thần tự nguyện và đồng thuận
của mọi người.
Sau một thời gian nói chuyện với nhau, chỉ là chia sẻ những điều trong
cuộc sống thường ngày. Mọi người từ nhớ tên của nhau, tiếp đó là biết được
một số sở thích của nhau, cuối cùng tất cả có thể nói chuyện một cách thoải mái
trước khi đi vào bàn vấn đề công việc. Chúng em bắt đầu tìm hiểu cách hoạt
động nhóm, cũng biết lập bản kế hoạch, tổ chức các cuộc họp để cùng nhau trao
đổi, giải đáp thắc mắc, liên tục cập nhật tình hình và tiến độ công việc. Với vai
trò là thư kí nhóm, là người ghi chép, quan sát, em thấy rõ nhất sự thay đổi ngày
một hoàn thiện của nhóm qua mỗi lần họp. Mọi người trong nhóm khá hòa hợp,
dù số lượng thành viên khá đông, song không vì thế mà để xảy ra bất hòa, chia
bè phái, trong suốt quá trình đó, nhóm không hề xảy ra tranh cãi, xung đột, mọi
việc cứ êm đẹp như thế diễn ra. Chúng em đã có một kì học gắn bó với nhau,
một khoảng thời gian vừa đủ để làm quen, kết bạn, cùng trải qua những bài học
và cùng nhau đi trên một đoạn đường trong cuộc đời mỗi người.
Thật là một điều may mắn, đối với một nhóm khởi đầu còn nhiều thiếu
sót. Nhưng mọi người hợp tác rất ăn ý với nhau. Thời gian để nhóm không còn
xa lạ với nhau diễn ra hết sức nhanh chóng. Tất cả đều có ý thức tinh thần và
trách nhiệm cao trong công việc. Mọi người luôn tự chủ động đi tìm hiểu, học
hỏi kiến thức mà không cần nhiều đến sự đốc thúc, nhắc nhở của trưởng nhóm.
Công việc đề ra luôn được hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn với tiêu chí
chất lượng, không có thành viên nào trở thành “gánh nặng” của nhóm. Mọi
người đều rất trọng ý kiến, quan điểm của nhau, quả thực, nhóm đã làm rất tốt
chức năng giao tiếp một cách hiệu quả.
Tất nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, nhóm cũng không tránh khỏi
những khó khăn, mà thậm chí nhiều nhóm hoạt động đã lâu cũng mắc phải. Khó
khăn đầu tiên phải kể đến chính là mục tiêu của nhóm, đã không thể đề ra được
mục tiêu cụ thể và khả thi để nghiêm túc thực hiện. Dù cho có sự nỗ lực cố
gắng, nhưng đều không có điểm đến hoặc chỉ dừng lại ở mức hoàn thành xong.
Nhưng tổng thể, bài làm phải đạt được tiêu chí, chuẩn mực nào thì chưa được
nghiên cứu kỹ, chính vì vậy mới có một lần thầy giảng viên phụ trách bộ môn
đã không đánh giá cao bài làm của nhóm. Sự phân công công việc đến từng
thành viên cũng được thực hiện chưa được chuyên nghiệp, thiếu sự cân nhắc,
bàn bạc và thiếu cái nhìn khách quan. Mọi người rất thân thiết với nhau, đó là
điểm tốt, song cũng trở thành một điểm khiến nhóm và rất nhiều nhóm khác cần
khắc phục. Trong phần đánh giá tổng kết phần trăm công việc, đã xảy ra sự
thiếu công bằng. Con người vẫn thường có thói quen kiêng nể, càng thân thiết
càng không muốn làm mất lòng nhau. Chính vì thế đã để cảm xúc xem lẫn vào
việc công. Có thể hầu như đều là những “tấm chiếu mới” mà không ai tự tin vào
khả năng nào của mình, trong quá trình thực hành cũng không hề có sự tương
trợ lẫn nhau. Mỗi người phải tự tìm cách khắc phục khó khăn của mình, việc
học hỏi từ thành viên trong nhóm cũng bị hạn chế. Vẫn chưa có sự bù trừ cho
nhau, chưa thể đem hết nhiệt huyết, cống hiến tận tâm tận lực cho mục tiêu
nhóm. Chính vì xung đột không xảy ra nên nhóm vẫn chưa hề có kinh nghiệm
trong việc đối mặt xử lí, trong tương lai nếu phải gặp chắc hẳn sẽ rất rối không
biết xử trí ra sao. Nhóm vẫn còn rất nhiều những kỹ năng chưa thể học cũng
như chưa thể thành thục.
Bước sang kì học thứ nhất năm hai, chúng em đã được học tập ở bộ môn
Kỹ năng làm việc nhóm. Khởi đầu bằng sự tò mò và bất ngờ khi không ai nghĩ
những kỹ năng này sẽ được đưa vào giảng dạy. Nhưng thực tế hiện nay, trên địa
bàn thành phố Hà Nội nói riêng và các thành phố khác nói chung, ngày càng
nhiều trung tâm dạy về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm và nhiều kỹ năng
khác bởi sự giúp ích thiết thực đối với công việc và học tập của con người. Trải
qua bộ môn Kỹ năng làm việc nhóm, tuy chỉ diễn ra trong vài tuần ngắn ngủi,
nhưng em đã được trải nghiệm, mở mang tầm mắt, học hỏi khá nhiều điều vô
cùng hữu ích cho cuộc sống tương lai sau này. Gia nhập một nhóm theo số thứ
tự, xác suất cùng nhóm với người quen càng thấp, tuy rằng còn e dè, ngại ngùng
nhưng nhìn chung nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu. Bản thân em đã
từng có kinh nghiệm thuyết trình, vậy nên đã xung phong đóng góp cho phần
thể hiện của nhóm trước lớp, những bạn còn lại, đặc biệt là nhóm trưởng cũng
rất tận tâm, mọi người luôn đốc thúc nhắc nhở thông tin cho nhau.
Kết thúc môn học với sự lưu luyến, mỗi người mang trong mình tâm
trạng khác nhau, đối với em, đây là môn học vô cùng thiết thực hữu ích, nơi mà
mọi người đều học bằng tinh thần thoải mái vui vẻ, cũng từ đó mà em đã đúc rút
ra những bài học đắt giá. Đầu tiên phải nhắc tới là bài học luôn tôn trọng người
khác, bạn sẽ không thể ngờ rằng mình đang làm việc với ai khi chưa hiểu rõ về
họ. Vì vậy, luôn giữ cho mình thái độ cầu tiến, học hỏi thì bản thân mới có thể
phát triển, nâng tầm tư duy kiến thức. Tận tâm, tận lực và có trách nhiệm cao
đối với công việc của mình, không được ỷ lại hoặc quá phụ thuộc vào người
khác, vì ngay cả chính cái bóng của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn khi rơi vào bóng tối.
Phải luôn tích cực chủ động trong mọi vấn đề, mọi tình huống. Muốn làm việc
nhóm đạt hiệu quả, hãy xây dựng mọi thứ một cách hiệu quả mà trước hết, bắt
đầu bằng việc xây dựng môi trường không những đầy đủ về vật chất mà còn
thoải mái về tinh thần. Sau đó, luôn luôn giữ trạng thái hoạt động giao tiếp. Sự
thực là con người sẽ dần trở nên xa cách nếu ngày càng không giao tiếp với
nhau, chính vì vậy, muốn công việc được diễn ra liên tục, nhanh chóng và thành
công, phải duy trì hoạt động giao tiếp hiệu quả. Xã hội hoạt động ổn định dựa
trên sự tuân theo pháp luật, đó là những nguyên tắc xử sự chung mà mọi người
buộc phải tuân theo, trong hoạt động nhóm, chúng ta chưa cần đến pháp luật,
nhưng vẫn cần có những nguyên tắc tùy vào đặc điểm riêng của từng nhóm để
tất cả thành viên có thể làm việc một cách tập trung, nghiêm chỉnh, sẽ dựa vào
tiêu chuẩn nguyên tắc mà ứng xử tình huống phù hợp, vậy nên nguyên tắc phải
được xây dựng khi mọi thành viên trong nhóm chấp nhận, đồng thuận, nghiêm
túc tuân theo.
Hiện nay, giới trẻ, đặc biệt đông đảo sinh viên có xu hướng đam mê, theo
đuổi thần tượng. Đại khái là học hỏi những thứ tốt đẹp, giỏi giang từ họ. Có thể
kể đến trong số đó là những nhóm nhạc. Họ có tinh thần việc nhóm vô cùng
cao, họ biết những thế mạnh của mình để cống hiến cho nhóm đồng thời tiếp
nhận phản hồi từ phía công chúng để ngày một hoàn thiện bản thân. Như một
nhóm nhạc được gọi là “hiện tượng toàn cầu” đã theo đuổi khẩu hiệu:
“Teamwork makes the dream work”, làm việc nhóm hiệu quả sẽ biến ước mơ
trở thành hiện thực.

You might also like