You are on page 1of 14

MÔN KỸ NĂNG MỀM

Đối tượng: Hệ đại học chính quy An toàn thông tin

B. CÂU HỎI ÔN TẬP:

I. Phần câu hỏi lý thuyết (4 điểm)

Câu 1 Trình bày các mức độ lắng nghe? Những kỹ năng lắng nghe có hiệu quả?

Có 3 mức lắng nghe:

 Lắng nghe thông tin ý kiến: Mức độ lắng nghe thông thường nhất mà tất cả mọi người
đều thực hiện. Khi nghe người khác nói, chúng ta không chỉ tập trung vào những gì mà
họ nói mà não của chúng ta đã có thể bắt đầu phân tích những điều nghe được bằng ngôn
ngữ của mình. Có những lúc người nói chưa kết thúc, chúng ta đã vội vàng suy đoán để
đáp lời, trong trường hợp đó, thông tin tiếp nhận chưa đầy đủ và có thể dẫn đến quyết
định không phù hợp.

 Lắng nghe cảm xúc, tình cảm: Đây là mức độ lắng nghe sâu hơn vào đời sống nội tâm
của người nói. Để lắng nghe được tình cảm của người nói, chúng ta thường lắng nghe âm
lượng, cường độ giọng nói đồng thời kết hợp quan sát nét mặt, cử chỉ…

 Lắng nghe động cơ: Là mức độ khó nhất của nghệ thuật lắng nghe. Động cơ của người
nói là ý thức tiềm ẩn đằng sau những lười nói và hành vi của họ. Đó thường là những
điều chưa được nói ra và có thể không bao giờ được thẳng thắn nói ra. Lắng nghe tốt giúp
cá nhân khám phá ra lý do khiến một người nói ra điều đó, làm những việc đó.

Những kỹ năng lắng nghe có hiệu quả:

 Giữ yên lặng

 Thể hiện rằng bạn muốn nghe

 Tránh sự phân tán

 Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng

 Kiên nhẫn

 Giữ bình tĩnh

 Đặt câu hỏi


 Để những khoảng lặng

Câu 2: Trình bày những kỹ năng phản hồi có hiệu quả? Những điều không nên làm khi
phản hồi?

Những kỹ năng phản hồi có hiệu quả:

 Chắn chắn về những gì bạn định nói. Không nên cho phản hồi những điều mình
nghe loáng thoáng hoặc tự suy đoán.

 Bắt đầu bằng cách nêu những điều tích cực (khen, …)

 Đưa ra thông tin cụ thể, rõ ràng.

 Mô tả hành động, sự kiện.

 Bày tỏ sự đồng cảm bằng lời nói hoặc cử chỉ.

 Cố gắng gợi ý những thay đổi mà người nhận có thể sử dụng được, thay vì phê phán
những gì người đó làm không tốt.

 Bắt đầu bằng “tôi”, “Theo tôi”, không phải “chúng tôi” hay “mọi người”. Ý kiến
phản hồi của riêng bạn chứ không phải người khác.

 Đưa thông tin vào thời điểm phù hợp. Nếu để lâu quá, người nhận sẽ bớt hứng thú
hoặc không nhớ rõ. Cần chọn thời điểm mà người nhận đã sẵn sàng nghe ý kiến của
bạn.

Những điều không nên làm khi phản hồi:

 Giễu cợt

 Cường điệu quá sự thật

 Phán xét và đánh giá

 Nói cho bõ tức

 Đưa ra thông tin mơ hồ, chung chung

 Phản hồi về việc không thay đổi được

 Nêu quá nhiều ý kiến


 Phản hồi những việc xảy ra quá lâu

 Để quá thời điểm cần thiết mới phản hồi.

Câu 3: Giao tiếp có lời hiệu quả chúng ta cần phải chú ý đến những yếu tố nào?

- Theo nguyên tắc KISS (keep it short and simple): cố giữ 102 lời nói ngắn gọn và đơn giản.

- Ngoài ra, khi nói cần chú ý:

+ Lời nói phải đúng vai trò xã hội: vị trí của mình và vị trí của người giao tiếp

+ Nhận thức sự tồn tại quan điểm của người khác, hiểu cả quan điểm của ta và của người khác,
lắng nghe để phát triển mối quan hệ.

+ Làm chủ suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta (nên sử dụng ngôn ngữ mô tả sự kiện hơn là ngôn
ngữ phê phán)

+ Tôn trọng những gì người khác nói về cảm xúc và suy nghĩ của họ. + Cẩn thận khi dùng từ có
tính tuyệt đối (rất, tất cả, hầu hết,..)

+ Lời nói phải phù hợp với người nghe, họ muốn nghe cái gì.

+ Thời điểm thuận lợi

+ Không gian phù hợp

+ Cách nói: nói thẳng, nói tế nhị, nói có tình cảm, thái độ khi nói, giọng nói, nói mỉa mai, châm
chọc,...

Câu 4: Thuyết trình là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình?

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu được
nội dung thuyết trình, tạo dựng mối quan hệ… Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng
mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì
chúng ta mong đợi.

Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình:

 Tính toán thời gian hợp lý: Lên kế hoạch, chuẩn bị và tập luyện trước sao cho bài
thuyết trình chỉ chiếm 75% thời gian ước lượng, tránh khi thuyết trình bị ‘cháy’ kịch
bản và kết thúc trễ.
 Nội dung phù hợp: Khi chuẩn bị bài thuyết trình, xác định những gì ‘phải’, ‘nên’ và
‘có thể’ đưa đến người nghe. Hãy hạn chế nội dung tùy theo thời gian thuyết trình và
sự quan tâm của người nghe.

 Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn: Đưa vào bài thuyết trình các câu chuyện, giai
thoại, phép ẩn dụ để chúng thêm thuyết phục.

 Lập dàn ý cho riêng mình: Hãy gạch ý đầu dòng những gì thuyết trình.

 Luyện nói thật to: Luyện tập nói tự nhiên, nói to.

 Dẹp bỏ sự lo lắng: Kiểm soát sự run sợ bằng cách hít thở sâu, tưởng tượng bài thuyết
trình sẽ thật thành công. Chuẩn bị tốt sẽ càng thêm tự tin.

 Sôi nổi và cuồng nhiệt: Thái độ nhiệt tình, sôi nổi khi thuyết trình sẽ thu hút sự tập
trung của người nghe, khiến bài thuyết trình dễ tiếp cận hơn.

 Nghĩ trước tất cả những câu hỏi có thể được hỏi: Phần đặt và trả lời câu hỏi là một
phần quan trọng trong bài thuyết trình.

 Tuân thủ nguyên tắc thuyết trình 3T:

+ Think before speaking: thận trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi nói.

+ Think on paper: viết ra giấy những điều quan trọng.

+ Take time: dành thời gain để chuẩn bị đủ tốt.

Câu 5: Khái niệm về nhóm. Các cách giải quyết các xung đột trong nhóm?

Nhóm là tập hợp nhiều người củng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với nhau,
mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn nhau.

Các yếu tố để hình thành nhóm:

 Mục tiêu chung của nhóm phải cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu của cá nhân phải phù hợp
với mục tiêu tổ chức.

 Sự tiếp xúc và tương tác giữa các thành viên ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến sự
phát triển của nhóm.

 Vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm phải rõ ràng.
Các cách giải quyết các xung đột trong nhóm:

 Cứng rắn, áp đảo (kiểu cá mập). Cách này một bên luôn áp đảo bên kia, đặt quyền
lợi của bên mình lên trên quyền lợi bên khác. Nhóm này sẽ thắng trong tranh chấp.
Như vậy sẽ đặt mối quan hệ các bên vào tình trạng nguy hiểm, tạo thù địch. Mặt tích
cực có thể tạo thay đổi hay dẫn đến tiến bộ.

 Né tránh (kiểu con rùa). Đây là cách khi gặp xung đột thì né tránh sự va chạm, sợ
đối đầu mâu thuẫn, không quan tâm đến nhu cầu các bên. Cách này dễ tạo ra kết quả
các bên cùng thua.

 Nhường nhịn, xoa dịu (gấu bông). Cách này quan tâm đến giữa các mối quan hệ chứ
không quan tâm đến kết quả quyền lợi. Người giải quyết xung đột theo kiểu này có
thể hy sinh quyền lợi của mình nhưng giữ lại mối quan hệ thân thiện giữa các bên.

 Thỏa hiệp (con chồn). Mỗi bên hy sinh một chút quyền lợi để đạt được quyền lợi
khác, cùng nhau tìm ra giải pháp trung hòa để đôi bên cùng có lợi.

 Hợp tác (chim cú). Cách này coi trọng cả mục đích và mối quan hệ. Các bên hợp tác
với nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả đôi bên, chú trọng sự đồng thuận, tạo ra kết
quả đôi bên cùng thắng.

Câu 6: Trình bày những mâu thuẫn và nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn? Nêu các bước để
giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực?

Những mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống:

- Mâu thuẫn với bạn bè

- Mâu thuẫn với người trong gia đình, họ hàng.

- Mâu thuẫn với những cá nhân khác trong cộng đồng

- Ngoài ra còn những mâu thuẫn khác

Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn:

- Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm

- Sự khác nhau về mong muốn/nhu cầu về lợi ích các nhân

- Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/vấn đề


- Chỉ xuất phát từ ý muốn/suy nghĩ chủ quan của mình, mà không biết thừa

nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác

- Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, hay lệ
thuộc vào mình

- Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó

- Sự định kiến, phân biệt đối xử

- Sự bảo thủ, cố chấp

- Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau

- Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác.

Các bước giải quyết mâu thuẫn theo cách tích cực:

- Kiềm chế cảm xúc. Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/tình huống đó.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mẫu thuẫn/chịu trách
nhiệm. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực.

- Thảo luận với người có mâu thuẫn với mình về mâu thuẫn đó không. Hãy nói với người
đó về cảm xúc của mình, tại sao mình lại có cảm xúc như vậy. Lắng nghe cảm xúc và ý kiến của
họ rồi cùng nhau tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

- Nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được hoặc một trong 2 người quá giận dữ, thì hãy
dừng cuộc thảo luận/thương lượng và hẹn sẽ nói chuyện về vấn đề đó.

- Biết giảng hòa mọi người khi có sự tranh cãi, xích mích.

Câu 7: Kỹ năng tự nhận thức là gì? Vai trò của sự tự nhận thức và kỹ năng tự nhận thức
đúng?

Kỹ năng tự nhận thức là khả năng tự nhận biết, tự đánh giá, về những đặc điểm, tính cách,
khả năng, hạn chế, nhu cầu, mong muốn của bản thân.

Tự nhận thức rất cần thiết, nó giúp con người:

- Hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, nhu cầu... các mối quan hệ xã
hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Trên cơ sở đó có thể tự tin với những
điểm mạnh của mình và cố gắng khắc phục những điểm yếu.
- Nhận biết được cả hai mặt ưu và nhược điểm của mình. Cần có suy nghĩ tích cực về
những điều còn hạn chế của bản thân vì trong xã hội không có ai là hoàn thiện hoàn hảo. Quan
trọng là biết những hạn chế để cố gắng tự hoàn thiện.

- Là cơ sở quan trọng giúp cho việc giao tiếp có hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối
với người khác.

- Tự nhận thức cũng liên quan đến kỹ năng xác định giả trị, tức là thái độ, niềm tin của bản
thân và điều minh cho là quan trọng hay cần thiết.

- Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân biết những điều mình thích/ không thích để có thể
tự tránh những mạo hiểm, tránh bị lợi dụng, giúp kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra
quyết định hiệu quả.

- Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phủ hợp và thực tế.

Câu 8: Trình bày những vấn đề của lứa tuổi vị thành niên (thanh, thiếu niên) thường gặp
trong cuộc sống và cách giải quyết vấn đề?

Trong cuộc sống của từng người, cũng như của mọi người có rất nhiều vấn đề giống và
khác nhau. Những vấn đề này đều cần phải được giải quyết sao cho hiệu quả nhất.

Những vấn đề của lứa tuổi vị thành niên (thanh, thiếu niên) thường gặp là:

- Học tập

- Tình cảm/quan hệ trong gia đình

- Quan hệ thầy trò

- Sức ép của bạn bè, mâu thuẫn trong tình bạn

- Tình bạn khác giới/tình yêu

- Việc làm/nghề nghiệp...

Các bước giải quyết vấn đề:

1. Nhận thức nhận diện được tình huống đó là vấn đề (hay có nguy cơ) gì. Để nhận thức
được vấn đề trong tỉnh huống phải sử dụng kinh nghiệm đã có. Tự nhận thức những điểm
yếu, điều thích và muốn... của bản thân, để tính táo và cảnh giác với hậu quả nếu làm theo
mà không suy nghĩ.
2. Thu thập thông tin, liệt kê xem có những phương án/sự lựa chọn nào để giải quyết tình
huống/vấn đề đó. Bước này phải sử dụng kĩ năng phân tích, suy nghĩ sáng tạo và linh hoạt.

3. Phân tích những cái lợi và cái hại, giá trị và yếu tố cảm xúc của từng cách lựa chọn.
Trong bước này nhất thiết phải sử dụng kĩ năng phân tích, tư duy phê phán. xác định giá trị,
tìm kiếm sự giúp đỡ (giao tiếp, bày tỏ...)

4. Lựa chọn cách giải quyết tốt nhất đối với bản thân. Ở đây phải sử dụng kĩ năng so sánh,
cân nhắc giá trị, tư duy sáng tạo...

5. Ra quyết định: Ở đây có thể phải sử dụng kỹ năng từ chối, thương thuyết, ứng phó với
đối tượng muốn rủ rê làm theo ý họ.

6. Thực hiện quyết định của mình: Kỹ năng kiên định với giá trị, quyết định mà mình đã
lựa chọn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

7. Kiểm tra, đánh giá quyết định và việc thực hiện quyết định.

Câu 9: Sự kiên định là gì? Trình bày các bước hình thành kỹ năng kiên định?

Sự kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn hay không muốn và tại sao và
có khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn/ không muốn trong
những hoản cảnh cụ thể và luôn dung hoà được giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và
nhu cầu của người khác, biết lắng nghe và đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong
muốn.

Kiên định không phải là hiếu thắng, bảo thủ và cứng nhắc. Người hiếu thắng do quá hung
hãn, nên kiên quyết giành giật những điều họ muốn mà không xem xét đến hoàn cảnh hoặc
những người mà họ đang quan hệ.

Các bước hình thành kỹ năng kiên định:

1. Nhận thức được tình huống, xuất hiện cảm xúc;

2. Tư duy phân tích, tư duy phê phán, xác định hành vi của người giao tiếp với mình:

3. Khẳng định ý muốn của bản thân;

4. Thực hiện hành động cần làm hoặc điều cần nói:

- Nói bằng cảm nhận của trái tim.


- Nói bằng sự phân tích của tư duy, lý trí: cái đúng cái sai, cái phù hợp, cải vô lý...

- Buộc lòng phải chân thành từ chối.

II. Phần Bài tập tình huống (6 điểm)

Bài 1: Bạn tâm sự những điều thầm kín riêng tư của mình với một người bạn, nhưng bạn ấy
lại đi nói lại chuyện của bạn với người khác. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Nếu tôi đang trong tình huống này, tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề một cách trực tiếp với
người bạn của mình. Tôi sẽ nói với họ rằng tôi cảm thấy bị phản bội và không hài lòng về việc
họ đã chia sẻ những điều mình tin tưởng với người khác.

Nếu người bạn của tôi không đáp ứng được hoặc từ chối đối thoại, tôi sẽ phải đánh giá lại
mối quan hệ này và xem xét có nên tiếp tục tin tưởng và giao tiếp với họ hay không. Tôi cũng sẽ
học từ kinh nghiệm này để tìm hiểu cách để bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tránh việc chia
sẻ quá nhiều thông tin riêng tư với người khác.

Bài 2: Khi thất vọng trong cuộc sống, mỗi người chọn đối mặt với nó theo một cách khác
nhau. Với bạn, thì bạn sẽ đối mặt với nó như thế nào? Vì sao?

Khi thất vọng trong cuộc sống, mỗi người có cách đối mặt khác nhau tùy thuộc vào tính
cách, kinh nghiệm và giá trị cá nhân của họ. Với tôi, tôi sẽ đối mặt với thất vọng như sau:

1. Chấp nhận thất bại và học từ nó: Thất bại là một phần không thể thiếu của cuộc sống
và nó có thể cung cấp cho chúng ta những bài học quý giá để trưởng thành hơn. Tìm hiểu những
thứ có thể học từ thất bại và sử dụng chúng để cải thiện bản thân.

2. Tìm nguồn động lực mới: Đôi khi, thất bại có thể khiến chúng ta mất đi động lực và
niềm tin vào bản thân. Tôi tìm kiếm nguồn động lực mới để giúp bản thân vượt qua thời gian khó
khăn.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác: Đôi khi, chúng ta cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ
người khác để có thể vượt qua những thời điểm khó khăn. Tôi thường tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia
đình, bạn bè hoặc chuyên gia để giúp bản thân vượt qua thời gian khó khăn.

4. Tập trung vào những điều tích cực: Thay vì tập trung vào những thứ không tốt đã xảy
ra, tôi tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống, tìm kiếm những niềm vui nhỏ trong
cuộc sống và tận hưởng chúng.
Bài 3 Để nâng cao giá trị của bản thân, mỗi người có cách khẳng định mình theo một cách
khác nhau. Với bạn, thì bạn sẽ làm gì để khẳng định giá trị của bản thân mình?

Với tôi, để khẳng định giá trị của bản thân:

 Học thêm những kỹ năng mới: Điều này có thể giúp tôi mở rộng tầm hiểu biết và
nâng cao khả năng làm việc của bản thân.

 Phát triển mối quan hệ với người khác: Mối quan hệ với người khác có thể giúp tôi
mở rộng tầm nhìn, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tạo ra cơ hội mới. Cố
gắng tìm kiếm những cơ hội để giao lưu, hợp tác với những người có kinh nghiệm
và chia sẻ kiến thức của mình với người khác.

 Đặt mục tiêu và đạt được chúng: Đặt mục tiêu và đạt được chúng là một cách tuyệt
vời để khẳng định giá trị của bản thân. Tôi đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực hiện
kế hoạch để đạt được chúng. Khi bản thân đạt được mục tiêu của mình, tôi cảm thấy
tự hào và tự tin hơn về khả năng của mình.

 Tìm kiếm cơ hội để đóng góp cho xã hội: Đóng góp cho xã hội là một cách tốt để
khẳng định giá trị của bản thân. Cố gắng tìm kiếm cơ hội để tham gia vào các hoạt
động tình nguyện hoặc đóng góp cho các tổ chức phi lợi nhuận. Khi đóng góp cho
xã hội, tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân.

Bài 4: Trong kỳ thi đại học, bạn muốn thi vào một ngành kỹ thuật, nhưng bố mẹ bạn lại
muốn bạn thi vào ngành kinh tế - tài chính. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại
sao?

Đây là một tình huống khá phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Trước tiên, tôi sẽ tìm hiểu về các ngành học khác nhau mà tôi quan tâm. Đọc các tài liệu,
bài báo về chương trình học, các môn học cụ thể, hoặc tham khảo từ các sinh viên đi trước có thể
cho tôi cái nhìn rõ hơn về những gì tôi có được nếu tôi lựa chọn ngành học đó. Việc tìm hiểu về
khối lượng công việc và nhu cầu của các ngành học cũng là cần thiết.

Sau đó, tôi sẽ lắng nghe và cố gắng thấu hiểu quan điểm của bố mẹ về lựa chọn ngành học.
Tôi sẽ thảo luận với họ về lý do họ muốn tôi học kinh tế - tài chính. Họ có thể cung cấp cho tôi
những ý kiến quan trọng từ góc độ của người trưởng thành. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đưa ra ý
kiến của mình về các ngành học và mong muốn được thấu hiểu.
Cuối cùng, tôi sẽ xem xét thật kỹ sở trường và đam mê của bản thân để đưa ra quyết định.
Việc lựa chọn những gì mình học trong tương lai là do tôi lựa chọn, tôi cần phải chịu trách nhiệm
về quyết định của mình. Tôi tin bố mẹ tôi cũng sẽ ủng hộ tôi làm những gì bản thân khao khát và
đam mê.

Bài 5: Em trai (Em gái) của bạn vừa biết tin trượt Đại học. Em đang rất buồn. Trong tình
huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trước tiên, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân em tôi trượt đại học. Đôi khi, đó chỉ là do sự kiên
trì và nỗ lực không đủ, nhưng có thể cũng do các vấn đề khác như áp lực quá lớn, đối mặt với
những trở ngại không mong muốn. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về
tình trạng của em trai và giúp tôi có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn.

Dành thời gian tâm sự và động viên có lẽ là giải pháp trước nhất. Điều này sẽ giúp em tôi
cảm thấy được quan tâm và ủng hộ dù nó có thể đã làm không tốt. Tôi sẽ lắng nghe tâm sự của
em, cùng em vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tôi sẽ hỗ trợ em tìm kiếm các khóa học, lớp học
bổ túc hoặc các tài liệu. Nếu cần thiết, tôi sẽ giúp em tìm kiếm các trung tâm hỗ trợ tâm lý hoặc
các chuyên gia tâm lý giáo dục.

Khuyến khích em tìm kiếm các cơ hội khác để phát triển bản thân là một giải pháp có thể
được xem xét. Có thể là các chương trình học nghề, các khóa đào tạo ngắn hạn, hoặc các hoạt
động ngoại khóa. Những hoạt động này có thể giúp em tôi tìm thấy được sở thích và đam mệ, để
em phát triển và trưởng thành hơn từ kinh nghiệm này.

Tôi thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của em. Việc trượt đại học có thể là một trải nghiệm
khó khăn và tồi tệ đối với em, dù em có thể đã làm chưa thực sự tốt hay em đã cố gắng hết sức
mình. Cánh cửa này khép lại vẫn còn nhiều cánh cửa khác chờ em mở, rồi em sẽ bình tĩnh lại và
rút ra những bài học cho bản thân mình.

Bài 6: Do gặp chuyện không vui nên cha hay mẹ mắng bạn vô cớ. Trong tình huống này,
bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?

Trong tình huống này, tôi sẽ xử lý bằng cách:

 Bình tĩnh và thấu hiểu: Tôi sẽ cố gắng giữ bình tĩnh và không phản ứng quá mức
trước lời mắng của cha mẹ. Tôi sẽ thấu hiểu rằng họ có thể đang gặp phải những vấn
đề và căng thẳng riêng, và cách duy nhất để họ thể hiện cảm xúc là thông qua lời
mắng.
 Thảo luận với cha mẹ: Sau khi mọi thứ đã bình tĩnh trở lại, tôi sẽ thảo luận với cha
mẹ về lý do của sự mắng mỏ và cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của sự việc.
Tôi sẽ cố gắng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của cha mẹ.

 Nói lên quan điểm của mình: Sau khi đã lắng nghe và hiểu quan điểm của cha mẹ,
tôi sẽ trình bày quan điểm của mình một cách lịch sự và cởi mở. Tôi sẽ giải thích
cho cha mẹ rằng lời mắng vô cớ sẽ gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý của
mình.

 Cùng tìm giải pháp: Cuối cùng, tôi sẽ cùng cha mẹ tìm giải pháp để tránh việc lặp lại
tình huống này trong tương lai. Tôi sẽ đề xuất một cuộc trò chuyện cởi mở hơn trong
gia đình để mọi người có thể thảo luận về những vấn đề và giải quyết chúng một
cách hợp tác.

Tôi sẽ làm như vậy bởi vì tôi hiểu rằng cha mẹ cũng có những căng thẳng và áp lực của
riêng mình và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là nói chuyện và tìm ra giải pháp hợp lý để cả
hai bên đều hài lòng.

Bài 7: Trong nhóm làm bài tập lớn của bạn, tất cả các thành viên đều hăng hái, chăm chỉ
trừ một người. Người bạn đó luôn có tính ỷ lại và lười biếng. Với cương vị là trưởng nhóm, trong
tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong tình huống này, như là trưởng nhóm, bạn có thể làm theo các bước sau để giúp
người bạn lười biếng tham gia tích cực hơn vào hoạt động của nhóm:

+ Thảo luận với người bạn: Nói chuyện với người bạn lười biếng và hỏi về nguyên nhân
của họ không tham gia hoạt động của nhóm. Hãy lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của họ, và
tìm cách giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tham gia.

+ Phân công công việc rõ ràng: Đảm bảo rằng các công việc được phân chia rõ ràng và
công bằng. Nếu người bạn lười biếng cảm thấy mình không có kỹ năng hoặc kiến thức để thực
hiện một số nhiệm vụ, hãy giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ đó bằng cách cung cấp hỗ trợ
hoặc đào tạo.

+ Tạo động lực: Thúc đẩy và khuyến khích người bạn lười biếng bằng cách nhắc nhở họ
về các mục tiêu của nhóm và tầm quan trọng của việc tham gia tích cực trong hoạt động của
nhóm. Bạn có thể tạo ra một hệ thống đánh giá hoặc phát triển một kế hoạch động lực để giúp họ
tham gia tích cực hơn.

+ Giải quyết vấn đề: Nếu người bạn lười biếng đang gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống,
hãy giúp họ giải quyết vấn đề đó để họ có thể tập trung và tham gia tích cực hơn trong hoạt động
của nhóm.

+ Xử lý vấn đề nếu không thể giải quyết: Nếu như sau khi đã thảo luận và cung cấp hỗ trợ
cho người bạn lười biếng mà vẫn không thể giúp họ tham gia tích cực, bạn có thể cần phải xử lý
vấn đề này bằng cách bàn bạc với nhóm về việc phân chia lại nhiệm vụ hoặc đưa ra quyết định
phù hợp để đảm bảo hoạt động của nhóm vẫn được tiến hành suôn sẻ.

Bài 8: Thầy giáo yêu cầu bạn nhận xét bài báo cáo trước lớp của cô bạn thân. Bạn nhận
thấy có khá nhiều lỗi trong bài báo cáo đó nhưng không muốn làm mất lòng người bạn thân.
Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong tình huống này, tôi sẽ xử lý như sau:

1. Tìm hiểu sâu hơn về bài báo cáo: Trước khi đưa ra bất kỳ nhận xét hay góp ý nào, tôi sẽ
đọc kỹ bài báo cáo của cô bạn thân để hiểu rõ hơn về nội dung, cấu trúc và mục đích của
bài báo cáo.

2. Đưa ra nhận xét và góp ý một cách khách quan: Sau khi đã tìm hiểu kỹ bài báo cáo, tôi sẽ
đưa ra nhận xét và góp ý một cách khách quan và xây dựng. Tôi sẽ chỉ ra những lỗi cụ thể
mà tôi đã nhận thấy trong bài báo cáo và đề xuất các cách để cải thiện.

3. Chia sẻ với cô bạn thân về quan điểm của mình: Tôi sẽ chia sẻ với cô bạn thân về quan
điểm của mình một cách trung thực và chân thành. Tôi sẽ giải thích rằng những lỗi và góp
ý của tôi không phải là để chỉ trích hay phủ nhận nỗ lực của cô bạn thân mà là để giúp cô
bạn thân cải thiện kỹ năng viết báo cáo và nâng cao chất lượng công việc.

4. Đề xuất giải pháp và hỗ trợ cô bạn thân: Tôi sẽ đề xuất một số giải pháp để cô bạn thân có
thể cải thiện bài báo cáo của mình. Ngoài ra, tôi cũng sẽ cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ cô
bạn thân trong quá trình cải thiện bài báo cáo.

5. Tôn trọng quyết định của cô bạn thân: Cuối cùng, tôi sẽ tôn trọng quyết định của cô bạn
thân và không ép buộc cô phải chấp nhận hoặc thực hiện các góp ý của tôi. Tôi sẽ khuyến
khích cô bạn thân xem những góp ý của tôi là một cơ hội để cải thiện và phát triển kỹ
năng của mình.
Bài 9: Khi bảo vệ đề tài của bạn trước hội đồng, có một câu hỏi khó mà bạn không thể trả
lời được. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong tình huống này, tôi sẽ xử lý như sau:

 Thông báo cho hội đồng về việc không trả lời được câu hỏi: Nếu tôi không thể trả
lời được câu hỏi, tôi sẽ thông báo trước cho hội đồng rằng tôi không có đầy đủ
thông tin hoặc kiến thức để trả lời câu hỏi đó.

 Xác định nguyên nhân của vấn đề: Tôi sẽ đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân của
vấn đề và xem liệu có cách nào để giải quyết vấn đề đó.

 Không cố gắng giả lập hay đưa ra câu trả lời sai: Tôi sẽ không cố gắng giả lập hay
đưa ra câu trả lời sai chỉ để trả lời câu hỏi. Điều này có thể dẫn đến sự không chính
xác hoặc nhầm lẫn và ảnh hưởng đến đánh giá của hội đồng.

 Xin lỗi và cam kết học hỏi: Nếu tôi không thể trả lời câu hỏi, tôi sẽ xin lỗi hội đồng
và cam kết học hỏi thêm để đáp ứng được những câu hỏi khó hơn trong tương lai.
Tôi sẽ cố gắng học hỏi thêm kiến thức và thông tin liên quan để có thể trả lời tốt
hơn vào lần bảo vệ tiếp theo.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bảo vệ để tránh tình huống không
thể trả lời được câu hỏi. Tôi sẽ cố gắng nghiên cứu kỹ về đề tài của mình và chuẩn bị cho mình
tốt nhất có thể để tránh các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình bảo vệ.

You might also like