You are on page 1of 12

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC : KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Giảng viên giảng dạy: Trần Hương Giang


NHÓM LỚP: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM – NHÓM 19

HỌ VÀ TÊN: VƯƠNG TUẤN MINH


MÃ SINH VIÊN: B21DCDT153
LỚP: D21CQDT01-B
PHẦN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

ĐỀ SỐ 01
Câu 1 (2 điểm): Người lãnh đạo cần có những giải pháp gì để giúp cho các thành viên có thể
hóa giải những xung đột trong giai đoạn đầu tiên hình thành nhóm? Ngoài giờ làm việc, thỉnh
thoảng nhóm nên có những hoạt động gì, tại sao lại nên có những hoạt động đó?
Câu 2 (2 điểm): Trong quá trình học tập và làm việc bạn đã tham gia các nhóm làm việc
khác nhau, bạn hãy chia sẻ cách thức giải quyết mâu thuẫn mà bạn đã áp dụng thành công
nhất trong quá trình làm việc (ví dụ cụ thể).
Câu 3: Áp dụng với tất cả sinh viên (4 điểm):
Phòng Kinh doanh tại công ty thực phẩm A có 10 thành viên, trong đó có 2 thành viên là
2 người bạn rất thân Huy trầm tính nhưng chắc chắn trong suy nghĩ và công việc. Còn Dũng
thì sôi nổi, có nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo, bất ngờ. Hai người đã có sự kết hợp với nhau
rất tốt trong công việc. Phòng đánh giá đây là “cặp đôi” làm việc ăn ý và hiệu quả nhất.
Trong một cuộc họp với trưởng phòng, Dũng đã đưa ra được ý tưởng tìm kiếm thị trường độc
đáo và có tính khả thi. Anh đã thuyết phục được trưởng phòng giao cho mình nhiệm vụ làm
trưởng nhóm thực hiện công việc tìm kiếm thị trường cho loại sản phẩm mới của công ty.
Cùng triển khai công việc với Dũng là Huy người luôn tâm đầu ý hợp với anh.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Dũng được đánh giá rất cao và được ban lãnh đạo
công ty khen thưởng về ý tưởng sáng tạo độc đáo và khả năng định vị thị trường nhạy bén.
Dũng trở nên nổi tiếng trong toàn công ty. Còn Huy lại không được ai để ý đến. Bản thân
Dũng thì biết rõ không có nỗ lực của Huy thì cũng không thể có thành công của Dũng.
Nhưng sau thành công, Dũng lại không để ý đến sự khó chịu của Huy. Mâu thuẫn giữa Huy
và Dũng bắt đầu nảy sinh, hai người ngày càng trở nên xa cách nhau, làm việc không còn
thuận ý nhau, và đôi khi còn xung khắc kịch liệt với nhau trong các quan điểm chung về công
việc - điều này từ trước đến nay chưa bao giờ có.
Mâu thuẫn giữa Dũng và Huy đã gây ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động của
phòng. Hai người gần như không nhìn mặt nhau, ai làm việc của người đó.
Câu hỏi:
1. Bạn hãy tìm và phân tích nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa Dũng và Huy
2. Nếu ở vị trí trưởng phòng bạn sẽ làm gì để hóa giải mâu thuẫn giữa Dũng và Huy
Câu 4: Áp dụng với tất cả sinh viên (2 điểm):
Những khó khăn bạn thường gặp phải trong quá trình làm việc nhóm, những lợi ích bạn
nhận được khi tham gia làm việc cùng với nhóm của mình.
Học phần: Kỹ năng làm việc nhóm
Lớp: SKD1102 nhóm 19 VHVL Thời gian viết: Từ ngày 24/11/2022- 05/12/2022
BÀI LÀM
Câu 1:

1
-Xung đột là vấn đề thường xảy ra trong các nhóm làm việc. Lý do của xung đột xuất
phát từ sự khác biệt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nền tảng văn hóa, hay bất đồng về
quan điểm, quyền lợi, trách nhiệm. Xung đột có thể tạo động lực, nhưng cũng có thể là nhân
tố phá hoại hoạt động nhóm. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động nhóm diễn ra thuận
chiều, cần nhanh chóng và tích cực giải quyết xung đột, tránh việc đẩy những xung đột nhỏ
lên thành xung đột lớn, hoặc phát sinh thêm những xung đột mới.
-Cách giải quyết xung đột tốt nhất là tất cả các thành viên đều “gặp nhau ở điểm giữa”.
Chia sẻ và thông cảm với nhau vì một mục tiêu chung. Không tìm cách xoáy sâu vào điểm
khác biệt. Trong thực tế có nhiều cách giải quyết xung đột:
+Rút lui (Rùa): Khi gặp xung đột, Rùa thường rút lui nhằm tránh sự đối đầu,
va chạm. Họ tránh xa những tình huống tiềm ẩn xung đột. Nếu xung đột xảy ra, họ né
tránh, rút lui hoặc phó mặc cho đối phương định đoạt, chấp nhận mọi kết quả, kể cả
việc từ bỏ mục đích để được yên ổn. Biện pháp này nên áp dụng khi vấn đề không
quan trọng, hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại (ví dụ mất thời gian giải
quyết một việc nhỏ không cần thiết).
+ Áp đảo (Cá mập): Kiểu này thường dùng cách trấn áp, đè bẹp, phủ đầu, thậm
chí đe doạ người khác nhằm buộc họ phải tuân thủ theo biện pháp của anh ta. Đối với
kiểu người này, giải quyết vấn đề quan trọng hơn giữ gìn mối quan hệ các bên. Vì vậy
đây được coi là cuộc canh tranh một mất một còn. Cách thức này thường được các nhà
quản lý sử dụng nhiều nhất khi họ biết rằng họ có khả năng áp đặt mệnh lệnh của
mình đối với người khác. Như vậy, lựa chọn biện pháp này có hiệu quả khi vấn đề cần
được giải quyết nhanh chóng, người áp đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyết định đúng
đắn của mình.
+ Xoa dịu (Gấu bông): Thích sự nhẹ nhàng tình cảm nên mẫu người này coi
trọng việc gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp hơn là đạt được mục đích hay quyền lợi. Vì vậy
người thường chấp nhận thiệt thòi để làm hài lòng người khác, giữ hòa khí đôi bên.
Áp dụng biện pháp này khi mong muốn mang lại sự hài lòng cho người khác và để
được người khác yêu thương, quý mến mình đồng thời nhận thấy vấn đề quan trọng
với người khác hơn với bản thân mình. Gấu Bông khác với Rùa: Rùa thờ ơ không
quan tâm đến vấn đề hay người khác, Gấu Bông xuất phát từ sự quan tâm đến đối
phương.
+Thỏa hiệp (Chồn): Trong những tình huống khá quan trọng, thời gian giới
hạn nhưng cả hai bên đều muốn đạt được mục tiêu và duy trì mối quan hệ thì biện
pháp thỏa hiệp là phù hợp. Người sử dụng biện pháp này phải chấp nhận hy sinh một
phần quyền lợi và vận động đối phương cùng hành động như mình, nếu không hậu
quả sẽ nghiệm trọng hơn sự nhượng bộ của đôi bên. Ví dụ Ban lãnh đạo Công ty và
Công đoàn sử dụng biện pháp thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán, thương lượng, mỗi
bên cần từ bỏ một phần lợi ích riêng để đạt được thỏa thuận trong Hợp đồng lao động.
+ Hợp tác (Chim Cú): Giải quyết xung đột bằng cách cố gắng để làm thỏa mãn
các bên liên quan. Mẫu người này coi trọng cả mục đích và quan hệ. Vì vậy, anh ta
tìm kiếm những giải pháp làm giảm căng thẳng các bên, có thể là những cuộc gặp mặt
có sự tham gia của các bên và/hoặc của bên thứ ba nhằm bàn luận một cách công khai,
thẳng thắn, thiện chí cho đến khi đạt được quyết định chung. Đối với những xung đột
xuất phát từ sự hiểu lầm hay rào cản ngôn ngữ, đặc trưng riêng biệt của nhóm thì biện
pháp này đem lại hiệu quả cao. Những xung đột quan trọng nhưng không khẩn cấp về

2
mặt thời gian cũng nên áp dụng biện pháp này vì các bên liên quan có nhiều thời gian
để ngồi lại với nhau, tập hợp và làm rõ các quan điểm, các nguồn thông tin nhằm đưa
ra cách giải quyết tối ưu.
Với cách giải quyết Hợp tác (Chim Cú), các chuyên gia khuyên rằng mỗi bên
cần phải tuân thủ các bước sau đây để quá trình hợp tác hiệu quả và nhanh chóng, đạt
được các mục tiêu và mối quan hệ lâu dài:
• Bước 1: Phân tích : Xác định nội dung xung đột càng cụ thể càng tốt, không
dãn nhãn, không tố cáo.
• Bước 2: Trao đổi: Lắng nghe, đánh giá ý kiến của nhau
• Bước 3: Hiểu hoàn cảnh: Cố gắng hiểu hoàn cảnh của bên kia, đặt mình vào vị
trí của đối phương;
• Bước 4: Thỏa thuận: Cùng tìm ra giải pháp phù hợp với cả đôi bên. Linh hoạt
và sẵn sàng hợp tác.
-Ngoài ra ta còn phải xác định một số vấn đề nan giải:
+Xác định xung đột: Vấn đề gây xung đột là gì? Thuộc loại xung đột nào? Những ai
tham gia vào xung đột đang diễn ra; .
+Tiên liệu về xung đột: Xung đột đơn giản hay phức tạp? Nguy cơ về gia tăng xung
đột; .
+Tìm biện pháp giải quyết xung đột: Trưng cầu những ý kiến khác nhau để giải quyết
xung đột. Huy động sự tham gia của mọi người vì một mục tiêu chung? Tránh đề cập quan
điểm cá nhân. Tránh định kiến hoặc áp đặt với các nhóm xung đột; . Nếu có thể huy động
nhóm nhỏ có quan điểm dung hòa các bên xung đột để làm dịu xung đột.
+Tiếp đó tìm điểm tương hợp giữa các bên và động viên, khích lệ các bên cùng tập
trung giải quyết nhiệm vụ của nhóm.
Câu 2:
- Trong quá trình học tập và làm việc cách thức giải quyết mâu thuẫn mà em đã áp dụng
thành công nhất trong quá trình làm việc đó là cách thức Hợp tác.Hợp tác là cách giải quyết
phù hợp và được lòng mọi người nhất. Đây là giải quyết xung đột bằng cách cố gắng để làm
thỏa mãn các bên liên quan. Vì em luôn coi trọng cả mục đích và quan hệ cho nên em sẽ
tìm kiếm những giải pháp làm giảm căng thẳng các bên, có thể là những cuộc gặp mặt
có sự tham gia của các bên và/hoặc của bên thứ ba nhằm bàn luận một cách công khai,
thẳng thắn, thiện chí cho đến khi đạt được quyết định chung.So với các cách giải quyết trên
như: Xoa dịu, Áp đảo, Thỏa hiệp rằng các biện pháp này rất nhanh và có thể mang được kết
quả đã đề ra ngay lập tức nhưng tuy nhiên thì lại chỉ mang được mục đích không mang được
sự đoàn kết cũng như thấu hiểu bên trong mỗi thành viên. Các thành viên nên lấy từ mâu
thuẫn mà hiểu nhau hơn, làm việc tốt hơn mang lại giá trị kết quả cao hơn trong công
việc.Với một người lãnh đạo thì việc hiểu được tất cả mọi người xung quanh cũng như là giữ
mối quan hệ tốt với mọi người đó là một sự thành công của cả tập thể cũng như là sự nỗ lực,
thấu hiểu của mỗi thành viên.

3
-Để có thể hiểu kĩ hơn em sẽ phân tích ưu nhược của các giải pháp: Xoa dịu, Rút lui, Áp đảo,
Thỏa hiệp:

+ Đối với cách Rút lui thì cho dù mọi thứ sẽ bình yên nhưng khi phải nhường nhịn, trốn tránh
với những hiểm họa trước mắt sẽ làm cho cả tập thể đó sẽ suy yếu dần dẫn đến mọi mục đích
cũng như kế hoạch đề ra ngay từ đầu sẽ chẳng đi đâu về đâu vì mọi thứ vẫn chưa hoàn chỉnh
nhưng lại không đối đầu mà xử lý.

+ Đối với cách Áp đảo thì có vẻ có hiệu quả khi vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng,
người áp đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyết định đúng đắn của mình. Tuy nhiên cách làm này
lại quá mang tính cá nhân không mang tính công bằng, mọi người sẽ cảm thấy người này đã
không coi trọng gìn giữ mối quan hệ xung quanh.

+ Đối với cách Xoa dịu thì lại quan trọng mối quan hệ hơn cả mục đích làm việc vì vậy sẽ chỉ
làm tốt hòa hoãn đôi bên nhưng kế hoạch, công việc đề ra từ ban đầu sẽ không đi đâu về đâu.

+ Đối với cách Thỏa hiệp thì đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau và sự hy sinh thỏa đáng từ mỗi
bên đề ra nếu không sẽ chịu lấy hậu quả khôn lường.

 Với cách Hợp tác thì không phải không có nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của
cách Hợp tác đó là: nếu không có sự kiên trì, sự đánh đổi hy sinh bản thân thì sẽ khó
lòng mà giữ được mối quan hệ hòa hữu 2 bên đi kèm đó là mục đích công việc đề ra
có tiến triển. Bên cạnh đó cũng phải tuân thủ các quy tắc cần thiết để sự hợp tác hiệu
quả nhanh chóng. Với cách làm này thì đòi hỏi có tính chuyên môn cao cũng như sự
kiên trì, nhẫn nại, can đảm, quyết đoán thì mới có thể giữ được cả 2: mối quan hệ và
mục đích làm việc.

VÍ DỤ CỤ THỂ: Trong nhóm làm việc môn Giải tích 2, sau khi em được chia phân công
nhóm theo yêu cầu của thầy, em ở nhóm 1 và là nhóm trưởng để phân công bài tập cho các
bạn. Theo như thầy nói thì chia ra mỗi bạn sẽ làm 10 bài trong các mục mà thầy đã chia cho
nhóm em.Tuy nhiên sau khi chia thì đã có bạn nêu lên ý kiến rằng phần bài của bạn quá khó
với sức bạn, rằng có bạn chỉ làm có 9 bài. Em đã phân trần rằng bạn làm 9 bài nhưng có tận 4
mục là phần bài có dấu (*) tức là phần bài khó nhưng bạn kia không chịu nghe cho rằng mình
thiệt thòi và các bạn chỉ làm 9 bài kia đã có mâu thuẫn với bạn đó. 2 bên không ai chịu
nhường ai cho dù em đã đề xuất cách làm này ngay từ đầu và mọi người đã đồng ý trừ bạn
kia. Vì vậy em đã sửa đổi cách làm. Em họp riêng với bạn kia và các bạn làm 9 câu để nghe ý
kiến từ 2 bên xem cần gì và muốn gì. Và sau khi họp thì em đã cho 2 bên chỉ ra những điều
mình cần và muốn. Bạn kia thì muốn làm bài đúng tầm với bạn, còn 9 bạn kia cho rằng nếu
bạn kia làm vậy thì là không công bằng với những bạn làm 9 câu mà có câu khó. Cho nên em
đã đề ra cách rằng nếu ai có câu khó có thể hỏi thêm các bạn hoặc hỏi em em sẽ làm cùng các
bạn ưu tiên phần dễ làm trước phần khó làm sau không có chia lại hay thiên vị cho bất cứ ai.
Bạn kia không thích nhưng thấy đúng cũng phải chấp nhận làm theo bởi với em thì em đã

4
chia ai cũng có phần khó phần dễ thế nếu ai cũng làm phần dễ thì ai làm phần khó.Sau khi đã
chia xong thì em cũng đã công khai điều lệ trên sẽ áp dụng cả nhóm, mọi người sẽ cùng nhau
hỗ trợ phần khó nên không có ai kêu ca nữa.

Với ví dụ trên thì theo như em thấy nếu sử dụng các giải pháp kia đều không phù hợp. Em sẽ
phải đánh đổi 1 trong 2 : mối quan hệ với mục đích làm việc.Em sẽ phải đánh đổi 1 trong 2
do vậy làm theo giải pháp Hợp tác sẽ phát triển cả 2 mặc dủ khi thuyết phục khá vất vả và
thời gian cùng nhau hoàn thành sẽ không nhanh do là công việc chung nên không phải ai
cũng để ý tới.

Câu 3:
1. Tìm và phân tích nguyên nhân mâu thuẫn Dũng và Huy
*) Trước hết ta cần tóm tắt sơ qua tính cách cũng như cách làm việc của 2 nhân vật:
+ Dũng: là một con người sôi nổi, có nhiều ý tưởng độc đáo sáng tạo, bất ngờ
+Huy: là con người trầm tính nhưng chắc chắn trong suy nghĩ và công việc.
Rõ ràng ta thấy 2 tính cách này tuy trái ngược nhau nhưng nếu kết hợp sẽ bù trừ cho nhau và
có thể tạo nên kết quả cho mục đích công việc tốt hơn bằng chứng là họ được phòng làm
việc cũng như mọi người đánh giá là cặp đôi ăn ý hoàn hảo nhất trong chỗ làm việc đó.
- Dũng là con người hướng ra bên ngoài, năng động, là người luôn mang lại năng lượng tích
cực, cho bản thân và cả những người xung quanh. Chính điều này giúp lan tỏa niềm vui, sự
lạc quan, năng động cho mọi người. Họ dễ dàng giao tiếp, có quan hệ rộng rãi với nhiều kiểu
người. Bởi người hướng ngoại có tính cách muốn kết nối, mở rộng các mối quan hệ mọi lúc
mọi nơi. Nhờ vậy, trong xã hội ngày nay người hướng ngoại chiếm được rất nhiều ưu thế ở
các mặt khác nhau.Dũng có thể sẽ năng động và có nhiều hướng cũng như ý kiến đem lại sự
bất ngờ, mới mẻ cho mọi người trong công việc.Ngoài ra Dũng dễ dàng giao tiếp, có quan hệ
rộng rãi với nhiều kiểu người.Nhờ vậy, trong công ty trong nhóm làm việc đó Dũng chiếm
được rất nhiều ưu thế ở các mặt khác nhau. Khi mà được đưa ra ý kiến về cách làm mới trong
công ty thì Dũng đã không ngần ngại đưa ra ý kiến sáng tạo mới mẻ để thuyết phục ban cán
bộ trong công ty. Và đúng như Dũng nghĩ thì họ cho rằng khá khả thi nên đã để Dũng và 1
người nữa làm cùng, đó là Huy.
- Huy thì có đôi phần trái ngược lại với Dũng. Huy không năng nổ, khá trầm tính nên Huy
thường tin vào bản thân nhiều hơn, không có quá mở rộng quan hệ ra bên ngoài.Tuy nhiên
Huy chỉ quan tâm tới các mối quan hệ sâu sắc ví dụ như làm việc cùng Dũng 1 cách thân
thiết. Huy là người không lập tức giải quyết vấn đề mà họ sẽ suy xét kỹ càng rồi mới ra quyết
định. Họ sẽ có xu hướng tiếp cận từ từ chứ không tiếp cận ngay lập tức. Không giống như
Dũng thường “nói nhiều nhưng suy nghĩ ít”, Huy sẽ có xu hướng suy nghĩ cẩn thận trước khi
hành động. Vì thế nên Huy thường làm việc 1 cách thấu đáo nhưng lại không có ngay những
ý tưởng táo bạo mới mẻ như Dũng.
 Thật sự mà nói rõ ràng ta thấy được sự khác biệt trong mỗi con người Dũng và Huy.
Họ có những điểm khác nhau nhưng nếu kết hợp lại sẽ tạo nên sự hoàn hảo trong công việc,
mỗi bên sẽ bù trừ cho nhau những ưu nhược của nhau, hiệu suất làm việc lên cao hơn cũng
như mối quan hệ 2 bên sẽ bền chặt hơn khăng khít hơn. Thế nên tại sao những người trong
công ty nói họ là cặp đôi hoàn hảo là như vậy.

5
*) Sự mâu thuẫn xảy ra giữa cặp đôi hoàn hảo. Điều gì đã diễn ra và làm như thế nào
mà 2 con người bổ sung cho nhau lại có mâu thuẫn?
- Tình huống xảy ra khi trong một lần nêu ý kiến ý tưởng mỗi cá nhân thành viên trong công
ty Dũng đã có ý tưởng táo bạo, mới mẻ nhưng rất thực thi. Dũng đã thuyết phục được trưởng
phòng giao cho mình nhiệm vụ làm trưởng nhóm thực hiện công việc tìm kiếm thị trường cho
loại sản phẩm mới của công ty. Và như thường lệ thì người làm việc cùng với Dũng không ai
khác đó là Huy, người cộng sự của anh. Họ sẽ hứa hẹn làm nên những điều mà trong công ty
chưa ai làm được vì họ làm việc rất ăn ý.
- Tưởng chừng như sẽ chẳng có gì để nói về cặp đôi hoàn hảo này nhưng tuy nhiên đã có biến
cố sau khi công việc hoàn thành. Dũng – một con người rất cởi mở với mọi thứ đã được
trưởng phòng để ý tới và khen thưởng. Tuy nhiên người cộng sự của anh đó là Huy thì lại
không ai để ý tới . Điều này khiến Huy khá khó chịu nhưng Huy không nói ra và Dũng thì
cũng không để ý tới. Dần dần 2 người bọn họ không còn trở thành cặp đôi nữa. Họ làm việc
của mỗi người, không ai để ý tới ai, đôi khi còn có sự kịch liệt khi có những quan điểm chung
trong công ty. Mâu thuẫn ngày càng trở nên đỉnh điểm hơn.
=> Mâu thuẫn của Huy và Dũng đó là sự cá nhân trong mỗi con người. Dũng thì đã quá kiêu
căng cho rằng mình làm đúng cho dù trong lòng biết nếu không có Huy thì sẽ không làm
được vì khi có Huy các hướng đi trở nên chặt chẽ, siết chặt hơn do Huy làm việc rất cẩn thận
chu đáo và thiên hướng về làm hơn nói cho nên Huy không chỉ đỡ giúp Dũng mà còn làm
cho ý tưởng của Dũng trở nên thực thi hơn rất nhiều.Vì vậy Dũng đã phớt lờ Huy, không để ý
tới những gì Huy đang cảm thấy, Dũng cho rằng bản thân được nhận là điều hoàn toàn đúng.
Còn Huy bản thân Huy lại quá đánh giá cao bản thân cho rằng không có Huy thì Dũng chả
làm được gì cả nhưng vì Huy không phải là người nêu ra ý tưởng đó cũng như không phải là
người dám thực thi nó và thuyết phục trưởng phòng để làm về cái đó nên Huy không được ai
biết tới do Dũng mới là người đề ra ý tưởng.Cả 2 đã thực sự không tôn trọng cảm xúc, ý nghĩ
của nhau, không chịu lắng nghe thấu hiểu của nhau dẫn đến mâu thuẫn.
*) Nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa 2 nhân vật
- Do từ tính cách của 2 người khác nhau
+ Dũng: do là người hướng bên ngoài nhiều vì vậy ngay từ đầu đối với Dũng mọi mối quan
hệ không có quá sâu sắc dẫn tới Dũng đã không để ý tới Huy.Thêm vào đó Dũng đã quá
nâng cao bản thân cho rằng bản thân làm tốt được thưởng là điều hiển nhiên nhưng Dũng lại
không hề để tâm tới Huy cũng như công sức Huy làm ra cùng Dũng.
+Huy: ngay từ bản thân Huy đã cho rằng bản thân là quan trọng cho nên đã cảm thấy tự ái
khi không ai biết đến mình và càng thấy mất đi tình nghĩa anh em khi mà Dũng đã phớt lờ đi
công lao của chính Huy mà Huy cũng đem lại sự quan trọng không nhỏ cho dự án lần này.
Tuy nhiên Dũng mới là người đề xuất ý tưởng mới mẻ cũng như thuyết phục trưởng phòng
cho dự án này vì Dũng cả gan hơn chứ Huy k phải là người nói ra ý kiến.
 Sự bất đồng ngay trong mỗi con người, lợi ích mỗi cá nhân đã đem đến cả mối quan
hệ bị ảnh hưởng vì đã không còn tôn trọng tin tưởng lẫn nhau. Mỗi bên đều cho cái tôi bản
thân quá lớn, cho rằng tôi là nhân tố chính, nhân tố quan trọng cho dự án thành công lần này,
nếu không có tôi thì sẽ không còn gì cả. Chính vì 2 bên ai cũng đều nghĩ như vậy, không ai
chịu nhường ai nên sự việc mới thành ra như vậy
- Do 2 người không thực sự hiểu nhau: dù 2 người được nói là cặp đôi hoàn hảo nhưng tuy
nhiên em lại không đánh giá cao vì họ thiếu tinh thần đồng đội. Ngay từ đầu họ đã khong

6
hiểu nhau không biết 2 bên muốn gì và cũng không thực sự thấu hiểu lẫn nhau. Nếu thực sự
thấu hiểu lẫn nhau thì ngay từ đầu Dũng đã có bước đi để có lợi cả 2 bên cho dù kế hoạch có
thành công hay thất bại thì 2 bên đều phải được gì đó. Nếu thất bại thì Dũng và Huy đều phải
nhận lấy thua cuộc, còn thành công thì cũng phải tương tự. Đằng này khi thành công thì Dũng
lại không có nhắc gì về công lao của Huy, Huy thì lại quá kiêu ngạo không nói chuyện góp ý
với Dũng. Họ đã không nói chuyện với nhau để thấu hiểu nhau. Thực sự nếu như Dũng đã đề
dạt Huy cho rằng Huy có vai trò không hề nhỏ trong lần này và Huy cũng sẽ nói về công lao
của Dũng đã tạo ra hướng đi đúng đắn cho dự án lần này.
- Một phần là do cấp trên, do trưởng phòng: Sau khi hoàn thành dự án thì trưởng phòng đã
quá tập trung vào mục đích của dự án mà không hề để ý tới con người làm trong cái dự án đó.
Dù có là những người làm công khai hay thầm lặng thì đều mang tới kết quả tốt cho công ty
vì vậy dựa vào vai trò cũng như thái độ, cách làm mà đề cao thưởng bạt cho mỗi người. Thay
vì thế thì trưởng phòng cũng như ban lãnh đạo lại chỉ để ý mỗi Dũng mà không có giám sát
xem là có những người nào làm cùng Dũng, họ có đáng được khen thưởng không và họ có
những công lao gì. Nếu lãnh đạo làm như thé không chỉ tỏ ra sự công bằng trong công ty mà
còn là uy quyền của một lãnh đạo luôn để ý, quan tâm tới bất kì nhân viên nào trong đội của
người lãnh đạo đó.
- Cũng còn có thể là do yếu tố xung quanh, yếu tố môi trường cấu kết thành: Do ta thấy Dũng
là người hướng ngoại nhiều nên có thể mọi người cũng đã hay để ý tới ngay từ đầu và bản
thân Dũng không phải là không có tài cho nên khi Dũng đạt được thành công của công ty thì
ngay lập tức mọi người đều sẽ biết tới ngay. Dũng thường có những ý tưởng sáng tạo mới mẻ
nên sự thuyết phục về thành quả của Dũng ngay hiện giờ là đã xuất hiện ngay từ đầu. Còn
Huy thì do Huy khá là trầm tính nên mọi thứ Huy làm giống như là sự công lao, hy sinh thầm
lặng vậy không có ai quá biết tới cho nên nếu không nói rõ dự án này công lao của những ai
thì mọi người chỉ có thể hướng về Dũng đầu tiên và cũng bị thuyết phục đầu tiên chứ Huy
giỏi làm hơn nói ngay từ đầu đã không có khả năng thuyết phục được như Dũng
=> Thực sự nguyên nhân mâu thuẫn đều là do từ chính con người gây ra cho nên cần phải có
sự thấu hiểu trong mỗi con người. Từ những con người có vai trò quan trọng hay không quan
trọng đều vậy cả mọi thứ đều có giá trị riêng, những điều tốt đẹp riêng cũng như thành quả
xứng đáng riêng mà mỗi con người nên có.
2. Đặt giả sử em là lãnh đạo trong tình huống này, nêu cách giải quyết mâu thuẫn
- Vai trò của người lãnh đạo trong việc giải quyết mâu thuẫn đó là người lãnh đạo không
những là người huấn luyện còn là hòa giải, giải quyết các xung đột trong nhóm. Khi có những
tranh chấp, gây ra các xung đột họ cần phải giải quyết các mâu thuẫn đó. Tìm kiếm phát hiện
nguồn gốc của mâu thuẫn, ai liên quan đến vấn đề tìm kiếm các phương án giải quyết và lựa
chọn phương án tốt nhất cho nhóm.
- Nếu em là lãnh đạo và xử lý mâu thuẫn ngay lúc này cho 2 nhân vật trên:
+Em sẽ sắp xếp cuộc gặp mặt với riêng từng cá nhân để tìm hiểu những bất mãn của họ. Hãy
đảm bảo rằng bạn chọn được địa điểm thích hợp để không bị gián đoạn cuộc hội thoại giữa
chừng.

+Nên để Dũng hoặc Huy thoải mái nói ra những suy nghĩ và nhận định của họ. Mục đích chủ
chốt là để tìm ra nguyên nhân gây mâu thuẫn trong nhóm. Em sẽ để họ giải thích và làm sáng
tỏ lập trường của mình. Khi em còn thắc mắc bất cứ điều gì, em sẽ thẳng thắn đặt câu hỏi để
làm rõ vấn đề.

7
+Trong khi Dũng hoặc Huy đang giải thích quan điểm của họ về vấn đề đang được đề cập,
em sẽ lắng nghe theo chiều hướng cách tích cực để đảm bảo không bị hiểu sai hay nghe sót
một thông tin nào.

+Em sẽ luôn giữ quan điểm trung lập, không nghiêng về bên nào và cố gắng công bằng nhất
có thể cũng như không hề có thái độ chỉ trích, lên án, đàn áp. Người ta nói rằng nhân viên
không rời khỏi công ty; họ rời khỏi con người và những mối quan hệ tiêu cực. Một trong
những điều kiện quan trọng quyết định đến việc một nhân viên gắn bó lâu dài tại công ty hay
không đó chính là thái độ từ cấp trên và đồng nghiệp của họ. Vì thế em sẽ để cả 2 người có
cơ hội được nhận xét và chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào về vai trò, quy trình và em có cái
nhìn nhận, đánh giá theo cách tích cực.

+Khi đã nắm bắt được các lí do gây mâu thuẫn trong nhóm, em sẽ cần suy sét kỹ lưỡng về
những điều Dũng và Huy vừa nói để tránh gây thiên vị hay mất công bằng

+ Sau khi đã hẹn và gặp riêng từng người một rồi thì em sẽ hẹn gặp cả 2, sau đó là hướng đi
cách giải quyết theo hướng công bằng và có lợi cho cả 2. Cả 2 sẽ đều có lĩnh thưởng của
riêng mình tùy theo công lao cũng như sự đóng góp, việc làm thì phần thưởng sẽ theo mục
đó. Sau tất cả em nói về ván đề toàn tâm toàn ý với nhóm của Dũng và Huy, nói về vai trò
cũng như sức ảnh hưởng quan trọng của họ trong công cuộc làm việc nhóm của công ty để họ
xem xét lại bản thân về những mâu thuẫn gây ra có quá cần thiết hay không. Tuy nhiên khi
chỉ ra cần phải khéo léo tránh ăn nói mất lòng. Kèm với đó cũng là sự khích lệ, động viên làm
việc dành cho họ vì những đóng góp cũng như cách làm việc “hoàn hảo” của Dũng và Huy để
họ có thể tiếp tục phát huy vì công ty và lợi ích của nhóm.

+Cần phải lựa thời gian thích hợp để có thể thuyết phục 1 cách triệt để ví dụ như là đi ăn cơm
hay câu cá, giải trí,…và sau khi thuyết phục em sẽ công khai sự đoàn kết cần có mỗi thành
viên và gây chú ý hướng tới cách làm việc giống Dũng và Huy- cách làm việc hỗ trợ bổ sung
lẫn nhau để cùng phát triển công ty cũng như làm việc nói với nhau. Cùng với đó là nêu lên
những mặt tiêu cực cần tránh trong làm việc nhóm để các thành viên còn lại cố gắng làm việc
hiệu quả.

Câu 4:

-Những khó khăn phải trải qua khi em làm việc nhóm

+Một số tính cách ảnh hưởng đến những người khác: Mặc dù lãnh đạo là một kỹ năng
nghề nghiệp có giá trị, nhưng tính cách mạnh mẽ có thể khiến những người khác khó đóng
góp ý kiến và có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhóm. Thật vậy khi em làm việc nhóm với
các bạn có những bạn khá là cứng rắn và có đôi chút cứng đầu cho nên khó ai có thể đóng
góp ý kiến hay có thể là đôi chút phàn nàn.Và ngược lại, nếu có một thành viên trong nhóm
có tính cách không hợp tác hoặc chậm chạp thì cũng dẫn đến kết quả công việc cả nhóm giảm
đi sự hiểu quả. Đôi lúc sẽ có những bạn khá là chậm về phần việc mình được giao làm chậm

+Có thể có sự phân công không công bằng: Làm việc nhóm có thể tạo ra những đóng góp
không đồng đều. Trong một số tình huống, trưởng nhóm hoặc thư kí hoặc 1 2 thành viên
trong nhóm có thể chịu trách nhiệm cho hầu hết công việc và toàn bộ nhóm vẫn có thể nhận
được tín nhiệm. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất và mục đích của nhóm. Khi em
làm việc nhóm, do có 1 số việc không thống nhất cho nên trưởng nhóm đã nhận về phần
mình. Đó là phân chia việc làm cho nhóm. Có một số mảng mà không ai có thể làm được cho

8
nên nhóm trưởng đã nhận về phần mình. Em thấy nếu như nhóm nào nhóm trưởng hay thư kí
làm hết thì có vẻ nhóm đó sẽ không đạt được mục đích ngay ban đầu đã đề ra.

+Mọi người có thể cảm thấy bị đánh giá thấp: Một số người tham gia có thể cảm thấy như
nhóm của họ không coi trọng các đề xuất của họ bằng những người khác nếu ý tưởng của họ
không được sử dụng thường xuyên. Họ có thể ít tham gia vào nhóm hơn và giảm khả năng
sáng tạo cũng như niềm đam mê đối với công việc của họ. Trong nhóm em có những bạn đã
tâm sự rằng họ thấy bản thân không được quá coi trọng vì những đóng góp ý kiến đã không
được nêu ra như lúc họp ý. Tuy nhiên em đã khuyên nhủ các bạn là do nhóm trưởng đã có
nhiều công việc và nhóm trưởng chỉ lấy ra những ý kiến đúng và phù hợp để nêu ra cho nên
có thể ý kiến các bạn không phù hợp. Nhưng những bạn đó vẫn không thể thoát khỏi tự ti vẫn
nghĩ rằng bản thân bị đánh giá thấp cho nên họ đã không còn thường xuyên tham gia đóng
góp ý kiến nữa.

+Tạo ra cơ hội cho những người lười làm: Mỗi nhóm thường có một số người cố gắng làm
càng ít công việc càng tốt mà không bị đuổi khỏi nhóm. Họ muốn gặt hái những lợi ích từ
việc làm việc theo nhóm mà không phải gánh vác bất kỳ trách nhiệm nào của họ. Những
người như thế này thường gây ra các cuộc tranh cãi trong nhóm, đặc biệt là khi họ được
hưởng quyền lợi như những người làm nhiệm vụ bình thường. Nhóm em có một số thành
viên đã không muốn làm nhưng lại để bản thân nhận quyền lợi như những bạn khác. Nhóm
trưởng của em đã phải có biện pháp khác với những bạn này.
+Ngăn cản những người giỏi khi độc lập tìm cách vượt trội: Một số người tự nhiên làm
việc tốt hơn một mình. Những người này không thích hợp với môi trường làm việc nhóm
trung bình vì nó khiến họ cảm thấy không thoải mái. Nếu họ có thể tự làm việc và được phần
còn lại của nhóm để một mình trong phần lớn công việc của họ, cấu trúc này vẫn có thể mang
lại lợi ích. Thật vậy có những bạn thực sự đã làm việc tốt hơn khi không phải làm việc nhóm,
họ thiên về làm việc độc lập hơn, thực sự là như vậy. Ngay cả nhóm em có bạn rất thông
minh đã đứng lên nhận hết phần khó để làm nhưng đổi lại bạn muốn làm việc một mình .
Những người như vậy nếu được chỉ hướng đúng đắn sẽ làm việc tốt cho nhóm tuy nhiên sẽ
kìm hãm lại do họ giỏi khi làm độc lập.
+Tạo ra xung đột mâu thuẫn giữa các cá nhân: Tính cách khác nhau sẽ luôn va chạm. Nếu
vấn đề này đi kèm với giao tiếp không hiệu quả, thì nhóm sẽ gặp xung đột. Vấn đề này sẽ tiếp
tục phát triển nếu không ai trong số những người có liên quan muốn cố gắng tìm ra giải
pháp. Cách tốt nhất là tìm ra cách giải quyết phù hợp nếu không sẽ gây ra sự chia rẽ công
đồng trong nhóm. Trong nhóm em đã xuất hiện mâu thuẫn và khi đó nhóm trưởng đã phải
dùng phương pháp hợp tác để giảm thiểu thiệt hại trong nhóm cũng như mối quan hệ trong
nhóm. Phải mất 2 3 ngày mới có thể giải quyết được mâu thuẫn.
-Những lợi ích khi em tham gia làm việc nhóm
+Tăng năng suất làm việc: Khi khối lượng công việc của một công việc được chia đều bởi
tất cả các thành viên trong một nhóm, các nhiệm vụ không nặng nề cho mỗi người. Phân
công nhiệm vụ dựa trên thế mạnh mà mỗi cá nhân mang lại cho môi trường tập thể để có kết
quả tốt nhất. Cấu trúc này sẽ giúp mỗi kỹ năng bổ sung cho tất cả các kỹ năng khác, giúp thúc
đẩy sự gia tăng mức năng suất.
+Thúc đẩy sự đổi mới: Tập hợp nhiều cái đầu lại với nhau để giải quyết vấn đề sẽ tạo
ra nhiều ý tưởng hơn có thể là giải pháp khả thi. Làm việc sáng tạo hơn khi công việc liên
9
quan đến môi trường đa dạng, tạo ra nhiều đổi mới hơn với mỗi bài tập động não. Điều này
mang lại sự tự tin hơn cho mỗi người, giúp họ can đảm chia sẻ ý tưởng dựa trên kinh nghiệm
độc đáo. Toàn bộ thành viên trong nhóm đều sẽ có lợi khi mà có nhiều phương hướng cho
một vấn đề được đặt ra.
+Cải thiện tinh thần cá nhân: Sau khi em làm việc nhóm thì tinh thần cũng trở nên
sảng khoái bớt stress hơn khi mà cứ phải ôm hết mọi thứ một mình. Bên cạnh đó còn được
nói chuyện, học hỏi từ nhiều người khác nhau ai cũng có thế mạnh riêng vì vậy khi được nói
chuyện cũng như làm việc cùng các bạn em cảm thấy rất vui và tinh thần phấn chấn.
+Cung cấp mạng lưới hỗ trợ toàn diện cho từng thành viên: Ai rồi đều phải đối mặt
với một thời điểm khó khăn trong việc giải quyết nhiệm vụ mà bản thân được giao trong
nhóm mà dường như không có gì là phù hợp với.Nhóm làm việc có thể giúp cung cấp hướng
dẫn và hỗ trợ cần thiết để giúp mọi người vượt qua phía bên kia. Làm việc theo nhóm tạo ra
một môi trường đặc biệt giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và thúc đẩy mức độ
tự tin cao hơn.Nhóm em cũng vậy, khi em đề ra vấn đề khó khăn mắc phải thì mọi người
trong nhóm ai cũng chung tay giải quyết cùng nên mọi việc tưởng khó nhưng cuối cùng lại
giải quyết 1 cách dễ dàng.
+Xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn: Khi mọi người đến với nhau như một đội,
họ giúp nhau trao đổi thẳng thắn. Mỗi người làm việc để khuyến khích và động viên những
người khác, vì vấn đề chính vẫn là mọi tài năng và sức mạnh cống hiến mang lại cho
nhóm. Những thuộc tính này xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn thường tồn tại bên
ngoài nơi làm việc. Cấu trúc này cũng là cách gia đình hình thành mối liên kết chặt chẽ
không thể phá vỡ. Tạo ra một hệ thống trong đó mỗi người cảm thấy thoải mái khi thử một
cách làm khác nhau, đặt câu hỏi hoặc tìm kiếm trợ giúp khi cần thiết. Em cảm thấy mọi thứ
dường như trở thành gia đình bền chặt khi mà ai cũng đưa ra ý kiến, trao đổi thẳng thắn và
mọ người đều nghe cũng như đưa ra hướng đi giải quyết cùng nhau.
+Cải thiện giao tiếp: Mỗi thành viên trong nhóm mang lại những thuộc tính riêng cho
môi trường đội. Một số tính cách xung đột vì cách cá nhân nhận thức các sự kiện. Làm việc
theo nhóm đòi hỏi mỗi người phải tìm kiếm các kênh giao tiếp hạn chế sự tàn phá mà cuộc
xung đột muốn mang lại. Ngay cả khi điểm chung giữa hai bên không thể đạt được, mỗi công
nhân vẫn có thể tập trung vào các nhiệm vụ tập thể cần thiết giúp đạt được mục tiêu chung.
+Cung cấp tính linh hoạt bổ sung: Hầu như các nhóm thường huấn luyện lẫn nhau để
bao quát các kỹ năng và điểm mạnh. Quá trình này cho phép mọi người hòa nhập hoàn hảo
trong các vai trò khác nhau bất cứ khi nào hoàn cảnh thay đổi. Vì có nhiều cấp độ chuyên
môn có sẵn cho nhóm, nếu ai đó yêu cầu một số thời gian linh hoạt để tham gia vào trường
hợp khẩn cấp hoặc nghĩa vụ, thì việc gián đoạn dự án sẽ ít xảy ra hơn. Lợi ích này tạo ra một
sự thúc đẩy khác trong tinh thần làm việc tích cực của nhóm, thúc đẩy sự cân bằng giữa công
việc và cuộc sống lành mạnh hơn và có thể dẫn đến tăng năng suất.
=>Làm việc nhóm là nhiều cá thể khác nhau làm công việc có cùng mục đích đạt được,
chính vì vậy chúng ta hãy cố gắng thích nghi và nhìn nhận những lợi ích mà làm việc nhóm
mang lại cho chúng ta. Hãy trau dồi kỹ năng làm việc nhóm của bản thân, để chúng ta có thể
làm việc tốt hơn, và có con đường phát triển bản thân bền vững hơn.Em sẽ cố gắng phát triển
bản thân hơn để có thể làm việc nhóm 1 cách hiệu quả nhất.

10
11

You might also like