You are on page 1of 13

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn vì đã đưa học phần “Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng” vào chương
trình học của sinh viên. Sau một thời gian học tập lý thuyết, cùng với quá trình
nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ học phần Tư duy sáng
tạo và thiết kế ý tưởng.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Nguyễn Thùy Linh và
giảng viên Trần Thị Thục. Nhờ những bài giảng của cô và những buổi học được
làm việc nhóm, được thuyết trình, em đã có cơ hội tìm hiểu về tư duy sáng tạo và
thiết kế ý tường. Từ đó em đã áp dụng được kiến thức vào bài tiểu luận của mình.

Bài làm

Câu 1 (3 điểm):
Anh/ chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về vùng an toàn - vùng học tập -
vùng sợ hãi/ căng thẳng. Xác định xem mình đang ở vùng nào và cần cải thiện điều
gì để phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của bản thân.

Vùng an toàn là môi trường tạo cảm giác an toàn tin tưởng và thoải mái. Trạng thái
tâm lý thoải mái, an toàn và quen thuộc mà con người thường cảm thấy khi hoạt
động trong một môi trường hay tình huống mà họ đã quen thuộc. Trong vùng an
toàn, một người thường sử dụng một tập hợp hành vi quen thuộc để hoạt động và
đạt được mức độ hiệu suất ổn định, và thường không có cảm giác rủi ro hay căng
thẳng. Trong phạm vi vùng an toàn, một người sẽ có khả năng khám phá, thành
tích hay tầm cao mới vì họ chỉ lặp đi lặp lại những thói quen. Dù vùng an toàn là

1
sự thoải mái và ít bất an, nhưng lại ngăn cản bạn phát triển, học hỏi và đạt được
thành công trong các lĩnh vực đa dạng.

Vùng học tập là nơi chúng ta hấp thụ những tư tưởng mới, cách làm mới, trui rèn
kỹ năng mới, học cách xử lý các vấn đề khó khăn. Càng học hỏi, ta sẽ càng tự tin
vào bản thân. Đây là trạng thái tâm lý mà người học cảm thấy năng động, tràn đầy
sự tò mò và muốn khám phá thêm kiến thức. Vùng học tập thường xảy ra khi
người học được tiếp cận với những kiến thức mới, thử thách và được khuyến khích
thể hiện sáng tạo, suy nghĩ độc lập. Môi trường học tập thường thúc đẩy sự sáng
tạo và khuyến khích sự tò mò, mở rộng kiến thức và trải nghiệm.

Vùng sợ hãi là nơi có nhiều hoạt động và kiến thức nằm ngoài tầm với của bạn,
mang đến cảm giác lo âu, sợ hãi cao độ khi chúng ta không thể tìm ra giải pháp để
giải quyết vấn đề. Đây là trạng thái tâm lý mà người học cảm thấy sợ hãi, bất an và
căng thẳng. Vùng sợ hãi/căng thẳng thường xảy ra khi người học đối mặt với
những tình huống khó khăn, áp lực và không có sự hỗ trợ đủ đầy. Trong trường
hợp này, người học cần tìm cách vượt qua nỗi sợ hãi và căng thẳng bằng cách tìm
kiếm sự hỗ trợ từ người khác, xây dựng kỹ năng tự tin và cân nhắc các chiến lược
giải quyết vấn đề.

Bản thân em hiện vẫn đang ở trong vùng an toàn và vùng học tập. Mặc dù bản
thân luôn luôn ở trong trạng thái tiếp thu những kiến thức mới, tràn đầy sự tò mò
và muốn khám phá thêm kiến thức tuy nhiên bản thân lại vẫn nằm trong vùng an
toàn, mọi thứ đều diễn ra lặp đi lặp lại và chưa thực sự bước ra khỏi vòng tròn đó.
Điều đó làm cho bản thân em cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, để bước ra khỏi vùng
an toàn và vùng học tập, em cần phải cải thiện rất nhiều điều để phát triển năng lực
tư duy, sáng tạo của bản thân.

2
 Đặt ra mục tiêu thách thức: Hãy xác định mục tiêu mới và thách thức bản
thân bằng cách đặt ra những mục tiêu cao hơn, khám phá các lĩnh vực mới
và mở rộng phạm vi kiến thức của mình. Điều này sẽ thúc đẩy bạn phát triển
năng lực và tư duy sáng tạo để đạt được những mục tiêu đó.
 Mở rộng kiến thức và trải nghiệm bằng cách khám phá những lĩnh vực mới.
Đọc sách, theo dõi các tài liệu chuyên ngành, tham gia vào các cuộc thảo
luận hoặc tham gia các khóa học liên quan đến sự quan tâm của bạn. Điều
này giúp bạn có cái nhìn rộng hơn và mở rộng tư duy sáng tạo. Hợp tác và
chia sẻ kiến thức: Tương tác với người khác trong lĩnh vực của bạn hoặc
người có cùng sở thích có thể thúc đẩy sự phát triển năng lực và tư duy sáng
tạo của bạn. Hợp tác trong các dự án, thảo luận ý tưởng và chia sẻ kiến thức
sẽ mở ra cơ hội mới và giúp bạn học hỏi từ người khác.
 Phát triển khả năng phản biện và tư duy phản biện là một yếu tố quan trọng
trong việc nâng cao năng lực và tư duy sáng tạo. Hãy thách thức ý kiến hiện
tại của mình, đặt câu hỏi, tìm hiểu và đánh giá một vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau. Điều này giúp bạn phát triển khả năng suy luận và phân tích sâu
hơn.
 Để phát triển năng lực và tư duy sáng tạo, hãy giữ tinh thần học hỏi suốt đời.
Luôn cập nhật kiến thức và tìm hiểu về những xu hướng mới trong lĩnh vực
của bạn. Đồng thời, thực hành và áp dụng
 Xác định những mục tiêu học tập cụ thể và rõ ràng để bạn có mục tiêu cụ thể
để hướng đến. Điều này giúp tập trung và tổ chức hơn trong việc phát triển
năng lực và tư duy sáng tạo.
 Mở rộng phạm vi kiến thức của mình bằng cách khám phá các lĩnh vực mới.
Đọc sách, xem các khóa học trực tuyến, tham gia hội thảo, và nghiên cứu về
các lĩnh vực liên quan đến sự quan tâm của bạn. Điều này giúp bạn phát

3
triển năng lực và tư duy sáng tạo bằng cách kết hợp các ý tưởng từ nhiều
nguồn khác nhau.
 Không chỉ tập trung vào việc học lý thuyết, hãy tìm cách áp dụng kiến thức
vào thực tế. Tìm cơ hội thực hành thông qua các dự án, bài tập, hoặc thực
tập để rèn kỹ năng và tư duy sáng tạo.
 Hợp tác với đồng học và tham gia vào các buổi thảo luận và nhóm nghiên
cứu. Thảo luận giúp mở rộng quan điểm, thách thức ý tưởng và khám phá
các góc nhìn mới. Nó cũng giúp rèn kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo.
 Dù vùng an toàn là một môi trường có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và
an toàn hơn tuy nhiên điều đó chưa thực sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc vì
vậy chúng ta cần phải phát triển hơn bằng cách thay đổi những thứ quen th
với bản thuộc với bản thân nhất.

Câu 2: (7 điểm):
1) Anh/ chị hãy xác định 10 giá trị cốt lõi đối với bản thân mình, từ đó thiết kế một
ngôi sao giá trị dựa trên 5 giá trị cốt lõi nhất. Giải thích về ý nghĩa của từng giá trị
và đánh giá mức độ thực hiện các giá trị đó trong thời gian gần đây (2 điểm)

Dưới đây là 10 giá trị cốt lõi của bản thân em:
- Gia đình
- Học tập
- Tình yêu
- Tiền bạc
- Sức khỏe
- Sự nghiệp
- Tự do
- Hạnh phúc

4
- Sáng tạo
- Tin tưởng
Thiết kế một ngôi sao giá trị dựa trên 5 giá trị cốt lõi nhất:

Gia đình

Học tập Tình yêu

Sức khỏe Sự nghiệp

5
Giải thích về ý nghĩa của từng giá trị :

 Gia đình: gia đình là giá trị cốt lõi vô cùng quan trọng đối với bản thân em.
Lúc cô đơn hay gặp khó khăn trong cuộc sống thì điều đầu tiên mà em nghĩ
tới đó chính là việc về với bố mẹ, bởi lẽ chỉ có gia đình mới có thể xoa dịu
tâm hồn của mình và làm cho mình cảm thấy an toàn hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, gần đây do bận việc đi học và đi làm nên em chưa thực sự quan
tâm đến gia đình và thăm bố mẹ thường xuyên nên mức độ thực hiện của giá
trị này là khoảng 80%
 Học tập: đối với bản thân em thì học tập chính là tiếp thu những kiến thức
mới mẻ cả về lý thuyết và các kỹ năng mềm trong cuộc sống. Việc luôn học
tập để trau dồi bản thân là vô cùng quan trọng đối với một sinh viên, đặc biệt
là trong môi trường nghiên cứu ở ĐHKHXH&NV. Rời xa gia đình lên Hà
Nội, bố mẹ đã rất vất vả để chi trả cho em nhiều khoản chi phí nên bản thân
em nghĩ việc học tập thật tốt vừa là nhiệm vụ và vừa là mục tiêu sau này.
Gần đây em dành thời gian cho việc học nhiều hơn nên mức độ thực hiện là
90%
 Tình yêu: Trong độ tuổi 20 – một độ tuổi vô cùng đẹp để trải nghiệm những
điều mới mẻ của tình yêu thì bản thân em thấy tình yêu cũng là một giá trị
cốt lõi vô cùng quan trọng. Bên cạnh gia đình thì người yêu cũng là một chỗ
dựa tinh thần to lớn mỗi khi em gặp khó khăn trong cuộc sống. Mức độ thực
hiện của giá trị này là khoảng 80%
 Sức khỏe: đây là một giá trị cốt lõi rất quan trọng bởi nếu có sức khỏe thì
mới có thể làm được những việc khác. Tuy nhiên, do nhiều lí do như: học
tập, bản thân, gia đình, công việc mà dạo gần đây em không chú ý đến việc
chăm sóc sức khỏe gây ra nhiều những vấn đề sức khỏe xấu. Điều này cũng

6
là một trong những mỗi lo lắng dạo gần đây của em. Mức độ thực hiện là
khoảng 60%
 Sự nghiệp: đa là giá trị cốt lõi quan trọng không chỉ của riêng em mà còn là
của tất cả mọi người. Tuy nhiên hiện bản thân em vẫn đang là sinh viên năm
2, vì vậy em luôn chú tâm vào việc học tập và bồi dưỡng đạo đức nhiều hơn.
Bởi lẽ, việc cố gắng học tập bây giờ sẽ là bước đẩy cho sự nghiệp của bản
thân sau này. Bên cạnh việc học trên trường thì em cũng có làm một số công
việc làm thêm như: trợ giảng, gia sư tiếng Anh để bổ sung cho mình những
kỹ năng giúp phát triển sự nghiệp sau này. Mức độ thực hiện là khoảng 70%

2) Anh/ chị hãy vận dụng quy trình Tư duy thiết kế (Design thinking) để lập kế
hoạch Odyssey cho tương lai của bản thân với phương án được thuyết minh cụ thể
(có nhan đề, khoảng thời gian, nội dung cụ thể, các câu hỏi đặt ra, thang đo về
nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và tính thống nhất) (5 điểm).

Khái niệm tư duy thiết kế ( Design thinking)

Thuật ngữ Design Thinking thường được Việt hoá là “tư duy thiết kế”,

đây là một phương pháp luận nói về quá trình tìm hiểu người dùng, xác định

vấn đề và đưa ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó. Design

Thinking là một quy trình tuần hoàn, nó có thể được sử dụng lặp lại với một

mục tiêu nhằm đổi mới và cải tiến liên tục. Hiểu đơn giản hơn, Design Thinking

là một phương pháp giúp sáng tạo những giải pháp chưa từng có để giải quyết

một vấn đề với mục tiêu tối ưu hơn.

Quy trình tư duy thiết kế:

7
 Thấu cảm (Empathize) : là nhìn với con mắt của người khác, nghe với đôi tai
của người khác, cảm nhận bằng trái tim của người khác qua 3 bước: TRực
tiếp thể nghiệm => quan sát và lắng nghe => nghiên cứu
 Xác định vấn đề (Define) : Tập trung vào vấn đề được đưa ra và luôn có một
quan điểm rõ ràng và tuyên bố mang tính khả thi.
 Lên ý tường (Ideate) : Đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, viết tất cả các ý
tưởng và chọn ra một giải pháp tối ưu nhất.
 Tạo mẫu (Prototype) : Tạo mô hình, tạo ra sản phẩm mẫu để làm rõ mình sẽ
làm gì.
 Thử nghiệm (Test) : Trình bày và nhận phản hồi

Vận dụng quá trình tư duy thiết kế:

Thấu cảm: Em thấy mình đặc biệt yêu thích ngôn ngữ Thái Lan, em thích tìm hiểu
và khám phá những điều mới mẻ.

Xác định vấn đề: Sau khi hiểu mình và xác định được mình muốn gì, em bắt đầu
tìm hiểu sâu hơn về những nghề nghiệp và định hướng tương lai liên quan đến
ngôn ngữ mà em đang học. Sau đó em sẽ thực hiện những việc đặt ra để đạ được
mục tiêu đó.

Lên ý tưởng:

Sau quá trình thấu cảm (Empathize) và xác định vấn đề (Define), em bắt đầu lên ý
tưởng.

- Đầu tư hơn vào việc học tiếng Thái trên lớp và thường xuyên thực hành giao tiếp
với thầy cô và bạn bè. Tích cực học thêm nhưng kiến thức chuyên ngành liên quan
đến đất nước Thái Lan.

8
- Ngoài việc học trên lớp, em sẽ tích cực tham gia vào các buổi tọa đàm, sự kiện
giao lưu văn hóa của khoa, của trường và của Đại sứ Quán tổ chức.

- Tìm kiếm các công việc part time có sử dụng tiếng Thái như: dịch thuật, chăm
sóc khách hàng,… để tích lũy kinh nghiệm và mở rộng môi trường giao tiếp bằng
tiếng Thái

Tạo mẫu: tạo lập một kế hoạch của bản thân

Cuộc sống 1: Một cuộc sống định hướng cho bản thân trong những năm tiếp theo

Cuộc sống 2: Bằng 1 lí do nào đó khi cuộc sống 1 không thực hiện được hoặc đột
ngột kết thúc hoặc không còn là một lựa chọn thích hợp

Cuộc sống 3: Là cuộc sống thuận liwj và lí tưởng nhất

Kế hoạch Odeyssey của bản thân:

Cuộc sống 1: Cuộc sống ổn định

 Khoảng thời gian: 2021 – 2024


 Nội dung cụ thể: trong cuộc sống này, em muốn trở thành một phiên dịch
viên tiếng Thái. Bởi vì em đang học tiếng Thái trong chuyên ngành Đông
Nam Á học và em cũng có niềm đam mê với tiếng Thái và đất nước Thái
Lan. Công việc phiên dịch viên có thể đem lại cho em một cuộc sống ổn
định và tự lập tài chính.
 Câu hỏi đặt ra:
- Cần có những yếu tố gì để thực hiện được mục tiêu đó?

9
Học tiếng Thái thật tốt ở trên tường để lấy chứng chỉ tiếng Thái. Bên cạnh
đó là chứng chỉ tiếng Anh. Ngoài ra cần tham gia nhiều buổi tọa đàm, sự
kiện liên quan đến Thái Lan để mở rộng tầm hiểu biết.
- Sẽ gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập?
Việc nợ môn hay trượt môn là một khó khăn lớn khi học tiếng Thái ở trên
trường, không có môi trường giao tiếp thuận lợi, bạn bè không cùng mục
đích học tập.
 Đánh giá:
- Thang đo về nguồn lực: Thời gian và tiền bạc là hai yếu tố không thể thiếu
và sẽ chiếm phần lớn trong nguồn lực mình cần bỏ ra. Không những thế bản
thân cần chuẩn bị một kĩ năng tốt trong giao tiếp để sống trong môi trường
học tập. Chất lượng tài liệu, nguồn thông tin và các nguồn lực hỗ trợ như
sách giáo trình, ứng dụng học, người hướng dẫn, giảng viên, môi trường học
cũng là những nguồn lực quan trọng để em đạt được thành công ở cuộc sống
- Thang đo về sự thích thú, và sự tự tin của bản kế hoạch này chiếm 70%.
Tính thống nhất chiếm 50% vì hiện tại, việc học tập em có một niềm đam
mê rất lớn với tiếng Thái và đất nước Thái Lan, tuy nhiên ở ngành học hiện
tại lượng kiến thức còn rộng và phân bố chưa tập trung khiến em còn gặp
nhiều khó khăn trong quá trình thu thập kiến thức.

Cuộc sống 2: Cuộc sống đam mê

 Thời gian: 2025 – 2029


 Nội dung cụ thể: khi nhận thấy khả năng học ngoại ngữ của mình có nhiều
hạn chế và không thể giao tiếp một cách tự tin được, em sẽ chuyển hướng
sang làm về lĩnh vực truyền thông. Cụ thể là em sẽ làm một trang tiktok
riêng về thời trang để thỏa mãn niềm đam mê với thời trang từ bé của mình.
 Các câu hỏi đặt ra:

10
- Điều gì làm cho mình lựa chọn công việc này?
Việc từ bỏ 4 năm học tiếng Thái và trở thành một content creator là một điều
không hề dễ dàng, đặc biệt lại là công việc trên Tiktok – mạng xã hội có cả
những tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, với sự đam mê với thời trang và nỗ
lực sáng tạo không ngừng thì mình sẽ có thể tạo ra thu nhập từ chính đam
mê của mình. Một lí do vô cùng quan trọng mà mình lựa chọn công việc ấy
chính là chị mình cũng là một KOL thành công về thời trang trên nền tảng
Tiktok và mình muốn trở thành một người như chị.
 Đánh giá:
- Thang đo về nguồn lực: sự dáng tạo vè kiến thức thị trường chiếm phần lớn
nguồn lực mình phải bỏ ra. Việc đầu tư tìm hiểu về xu hướng thời trang,
cách chỉnh sửa video, cách thức hoạt động của một kênh truyền thông là vô
cùng cần thiết.
- Sự thích thú chiếm 80% và tự tin chiếm 50%. Bởi lẽ thời trang là đam mê
của em nhưng việc phải đứng trước máy quay và đối mặt với những tiêu cực
mà cộng đồng mạng đem lại khiến cho bản thân em cảm thấy không tự tin.

Cuộc sống 3: Cuộc sống giàu sang

 Thời gian: Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm


 Nội dung chính: khi tiền bạc khôn còn là vấn đề, trình độ học vấn cao và có
kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tốt. Em sẽ mở một công ty về lĩnh vực thời
trang tại Hà Nội, song song với việc thực hiện đam mê của bản thân em sẽ
tuyển những nhân viên có cùng mục đích sống và đam mê với thời trang để
tạo nên một thương hiệu riêng cho công ty mình. Khi công ty đạt được nhiều
lợi nhuận, em sẽ mở thêm các chi nhánh tại các thành phố khác.
 Các câu hỏi đặt ra:

11
- Cần phải có những yếu tố nào thì mới có thể thành lập môn công ty cho
riêng mình?
Đầu tiên chính là sự đam mê và nhiệt huyết với những gì mình đã lựa chọn.
Em sẽ phải trải nghiệm từ những công việc nhỏ nhất thì sau đó mới có thể
quản lý được nhiều người hơn. Việc thành lập 1 công ty không phải chuyện
dễ dàng với bất cứ ai vậy nên hãy cứ cố gắng hết mình rồi thành công sẽ tìm
đến.
 Đánh giá:
- Thang đo về nguồn lực: cần có tài chính vững vàng và sự nhiệt huyết với
công việc mà mình lựa chọn. Gia đình, bạn bè chính là nguồn lực hậu
phương quan trọng trong quá trình xây dựng công ty.
- Thang đo về sự thích thú chiếm 90% và sự tự tin chiếm 40% và tính thống
nhất chỉ chiếm 10% so với bản thân bởi hoàn cảnh không cho phép và bản
thân cũng chưa có những tính toán cụ thể với cuộc sống này.

Kết luận:

Qua việc tạo lập kế hoạch cho riêng bản thân mình em đã thực sự hiểu được bản
thân mình đam mê và mong muốn sẽ trở thành người thế nào trong tương lai. Dù
có ở khoảng thời gian nào thì bản thân chúng ta cũng nên có cho mình một uiwcs
mơ và có động lực để thực hiện ước mơ đó. Mỗi người có một cuộc sống riêng,
bạn sẽ không ngững vẽ lên cuộc sống tươi đẹp của chính bản thân mình ở tương lai
phía trước. Thiết kế cuộc sống là một quá trình biến đổi cách bạn nhìn nhận cuộc
sống của mình, kết quả cuối cùng chính là một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

12

You might also like