You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ: HỌC HỘ, THI HỘ

1. Thực trạng
“Học hộ, thi hộ” là những cụm từ khá phổ biến trong các trường đại học
hiện nay. Có cung ắt có cầu, chuyện học hộ, thi hộ đã trở thành một dịch vụ kinh
doanh thu hút lượng lớn sinh viên tham gia và còn là nghề tay trái của nhiều sinh
viên.
2. Nguyên nhân
Vấn nạn học hộ, thi hộ có nhiều nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó có
những yếu tố sau:
a. Nguyên nhân khách quan
- Thiếu sự quản lý chặt chẽ và minh bạch của nhà trường đối với quá trình
đào tạo, thi cử và cấp bằng. Có những trường đại học để lộ đề thi, bán
bằng, nhận hồ sơ không đủ điều kiện. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý,
giám sát của các nhà trường, không kiểm tra kỹ các loại giấy tờ như thẻ
sinh viên, căn cước công dân khi vào học hay thi.
- Với sự tăng trưởng của xã hội tri thức và cạnh tranh trong việc xin việc
làm, học sinh và sinh viên cảm thấy áp lực để đạt thành tích cao và có bằng
cấp tốt để có cơ hội thành công trong tương lai. Điều này thúc đẩy một số
người tìm kiếm giải pháp nhanh chóng và không đúng đắn để đạt được kết
quả mong muốn.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, tạo điều kiện cho việc
quảng cáo, giao dịch vụ học hộ, thi hộ trở nên dễ dàng và công khai.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía học sinh, sinh viên: Một số học sinh, sinh viên thiếu ý thức học
tập, lười biếng, ham chơi, không tôn trọng giá trị của kiến thức. họ coi việc
học hộ, thi hộ là một cách dễ dàng để đạt được bằng cấp mà không quan
tâm đến hậu quả.
- Từ phía nhà trường: Một số nhà trường thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức
vụ để kiếm lợi bất chính. Họ bỏ qua việc giáo dục đạo đức, tư duy và năng
lực cho sinh viên, chỉ chú ý đến số lượng sinh viên và doanh thu.
- Từ phía gia đình: Một số gia đình thiếu sự quan tâm, hướng dẫn và giáo
dục cho con cái. Họ đặt nặng vấn đề bằng cấp, không quan tâm đến quá
trình học tập và phát triển bản thân của con cái. Họ cũng có thể gây áp lực,
ép buộc con cái theo học những ngành nghề không phù hợp với năng khiếu
và sở thích của con cái.
- Từ phía xã hội: Một số người trong xã hội có thái độ coi thường, khinh
miệt những người không có bằng cấp cao. Họ cũng có thể thiên vị, ưu ái
những người có bằng cấp cao mà không xét đến năng lực thực tế. Điều này
tạo ra một sức ép và một động lực sai lầm cho những người học hộ, thi hộ.
3. Hậu quả
a. Cho xã hội:
- Mất đi tính công bằng cho các sinh viên nghiêm túc và tích cực.
- Ảnh hưởng đến chất lượng, chuẩn đầu ra và định hướng nghề nghiệp trong
tương lai.
- Xuất hiện hiện tượng “Học giả, bằng thật”.
b. Cho người thuê và người học hộ:
- Sinh viên có thể nảy sinh tâm lý lười học, ỷ lại.
- Không nắm được kiến thức của môn học để làm nghề => khó xin việc.
- Nếu sinh viên đi học hộ hoặc thi hộ mà không chót lọt thì có thể bị kỉ luật
ở mức đình chỉ học 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và
buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
- Hành vi học hộ, thi hộ không chỉ dừng lại ở hành vi đạo đức mà còn là
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có thể bị phạt tiền từ
14 – 16 triệu đồng.
- Hành vi làm giả con dấu khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
 Việc học hộ, thi hộ không gây hậu quả tiêu cực ngay lập tức mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của bản thân trong tương lai.
4. Biện pháp
- Cán bộ coi thi cần kiểm soát kĩ các loại giấy tờ như: thẻ sinh viên, căn
cước công dân của sinh viên trước khi vào thi.
- Tăng cường đánh giá, kiểm tra trong từng buổi học thay vì dồn hết vào bài
thi kết thúc học phần.
- Nhắc nhở sinh viên học thật, thi thật, nhận được kiến thức thật mới là quan
trọng.
- Khi bị phát hiện thì sẽ có những mức chế tài đủ sức răn đe.
- Trang bị cá công nghệ kiểm tra nghiêm ngặt.
- Ngăn chặn các nhóm “học hộ, thi hộ” nở rộ trên mạng xã hội.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có trách nhiệm hơn trong việc
thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý khi phát hiện những trường hợp học
hộ, thi hộ.
- Có những mức phạt hành chính, kỷ luật cho hành vi học hộ, thi hộ.
5. Tổng kết
- Tình trạng “học hộ, thi hộ” vẫn tiếp tục được “sinh sôi” bởi nhu cầu ngày
càng cao của sinh viên. Chính vì vậy hiện tượng “học giả bằng thật” đến
nay đã không còn hiếm. Đây là một hành vi gian lận cần phải lên án vì
nếu việc này không được giải quyết triệt để thì hệ lụy của nó là rất lớn,
không chỉ mất công bằng cho các sinh viên trong cùng trường mà còn ảnh
hưởng đến nhận thức, đến chất lượng, đến chuẩn đầu ra và định hướng
nghề nghiệp của mỗi sinh viên trong tương lai và rộng hơn là cho cả xã
hội.
- Thiết nghĩ việc thiết thực nhất để “xóa sổ” tình trạng “học hộ, thi hộ” này
phải bắt đầu ngay từ chính ý thức của các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế
nhà trường.

You might also like