You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
--------

Tiểu luận cuối kỳ học phần:


TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG

Tên giảng viên: ThS. Nguyễn Hương Ngọc


Mã lớp học: LIT1054
Lớp: K67 – Trung Quốc học
Tên sinh viên: Sầm Thị Hiền Diệu
MSV: 22030243

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023

1
CÂU HỎI

Câu 1: Anh chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey
và tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình.
Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình
tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện cuộc sống của bản
thân.

2
Mục lục:
Câu 1: Anh chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và tạo lập
một bản kế hoạch của riêng mình..........................................................................3
 Kế hoạch odyssey:..........................................................................................3
 Kế hoạch Odyssey của bản thân tôi..............................................................6
Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư duy thiết
kế để cải thiện một phương diện cuộc sống của bản thân...................................7
 Quy trình tư duy thiết kế:.............................................................................8
 Vận dụng tư duy thiết kế để cải thiện phương diện “Quản lý thời gian”
của bản thân tôi...................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................15

Câu 1: Anh chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và
tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình.
 Kế hoạch odyssey:
Kế hoạch Odyssey là phương pháp giúp bạn lên kế hoạch cho cả cuộc đời. Đây là
phương pháp được 2 tác giả Bill Burnett và Dave Evans chia sẻ trong cuốn sách
Designing Your Life: How To Build A Well-lived, Joyful Life.

3
- Đầu tiên là độ tuổi Odyssey: là khoảng thời gian từ 20 tuổi đến 35 tuổi, đây là giai
đoạn rất quan trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi vì trong chính giai đoạn này
chúng ta sẽ bắt đầu bước chân vào tìm hiểu và khám phá cuộc sống một cách độc
lập và tự chủ hơn, trở nên trưởng thành và trách nhiệm hơn. Mỗi chúng ta ở trong
giai đoạn này sẽ phải tự định hướng cho cuộc đời của mình, sẽ có những bước
ngoặt quan trọng, những thay đổi lớn trong cuộc đời như tốt nghiệp đại học, tự có
cho mình một công việc ổn định, gây dựng sự nghiệp, lập gia đình,…
Cuộc đời của một con người chúng ta thường trải qua 6 giai đoạn: Trẻ con, Thanh
niên, Độ tuổi Odyssey, Trưởng thành, Sự nghiệp bổ sung, Nghỉ hưu. Bởi vậy mà
chúng ta rất cần những định hướng cụ thể để tạo nên một cuộc đời theo đúng ý muốn
của mình.
(1) Kế hoạch Odyssey:
Với kế hoạch Odyssey, bạn có thể xây dựng những kế hoạch tương lai cho bản thân,
với những câu hỏi như “Sẽ thế nào nếu nư cuộc đời phát triển theo hướng A” hoặc là
“Sẽ thế nào nếu cuộc đời phát triển theo hướng B”. Từ đó mà chúng ta có thể dành
thời gian suy ngẫm lại bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội, đặc biệt là những dự định
tương lai, những ước mơ của bạn. Có thể nói, kế hoạch Odyssey trả lời cho câu hỏi
“Nếu…thì” để bạn thân chúng ta hình dung trước về tương lai, từ đó có thể lựa chọn
hướng đi phù hợp. Với phương châm, dù cuộc đời bạn như thế nào đi chăng nữa thì
khi bạn có kế hoạch cụ thể cho nó thì vẫn sẽ vững vàng hơn, hiểu rõ mình nên làm gì
tiếp theo và làm như thế nào, dù đôi khi không tránh khỏi những biến cố cuộc đời xay
ra, nhưng bạn vẫn sẽ an tâm hơn vì bạn đã chuẩn bị cho chúng rồi.
- Thứ nhất, Kế hoạch Odyssey bắt đầu với 3 dòng thời gian kéo dài trong 5 năm.
Mỗi dòng thời gian này sẽ có:
 Những cột mốc quan trọng, cả ở khía cạnh sự nghiệp và cá nhân.
 Một tiêu đề 6 từ.
 Khoảng 3 câu hỏi bạn rút ra từ dong thời gian đó.

4
Tiếp theo chọn ra một dòng thời gian phù hợp rồi kéo nó thành một kế hoạc 10 năm,
đối với kế hoạch 10 năm chúng ta cần thiết kế 1 cái “bảng đồng hồ” để cân nhắc về kế
hoạch trên.
Tiếp đó chọn ra một biểu tượng tinh thần bạn dành cho Kế hoạch Odyssey của mình.
Bạn cũng có thể viết một lá thư cảm ơn, để trong tương lai, bất kể lúc nào bạn gặp khó
khăn trên hành trình thực hiện kế hoạch bạn cũng đều có thể nhìn lại và biết ơn sự nỗ lực
bạn đã dành ra cho bản thân.
Bạn cũng có thể chia sẻ kế hoạch của mình tới những người bạn chân quý, đôi lúc
chúng ta lại chân thành nhân được nhưng lời động viên cổ vũ, hỗ trợ, những lời khuyên
về các khía cạnh tiềm ẩn trong kế hoạch mà ta chưa tự nhận ra được. Đôi khi cần chính
bạn là người lắng nghe chính mình qua câu chuyện của người khác, để kiểm tra xem
chính mình có đang đi đúng hướng hay không.
Trong thiết kế kế hoạch Odyssey khuyến khích có sự sáng tạo bằng chính tư duy và ý
nghĩ, mong muốn của mình.
- Thiết kế 3 dòng thời gian
 Dòng thời gian 1: Những gì tôi nghĩ tôi sẽ làm?
Nội dung của dòng thời gian này xoay quanh những việc bạn vốn đang thực hiện và
hãy hình dung nó sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. VD: hiện tại bạn đang học
chuyên ngành Trung Quốc học, bạn hãy thiết kế dòng thời gian này theo hướng khi bạn
tốt nghiệp sẽ tìm được một công việc đúng chuyên môn bạn mong ước và mọi việc đều
phát triển theo hướng tích cực từ đó. Vậy, bạn sẽ làm gì trong 5 năm tới?
 Dòng thời gian 2: Nếu như dòng thời gian 1 không thành thì sao?
Hình dung những gì hoàn toàn trái ngược với dòng thời gian 1, tức là tất cả những dự
định ở dòng thời gian 1 sẽ thất bại. VD: Bạn không ra trường đúng thời hạn, khi tốt
nghiệp lại không tìm được một công việc đúng chuyên môn mà bạn mong muốn và bạn
phải tiếp cận với một hướng đi mới mẻ. Khi đó, bạn sẽ làm gì trong 5 năm tới?
 Dòng thời gian 3: Sẽ thế nào nếu tôi không còn phải lo chuyện tiền bạc và
hình ảnh cá nhân?

5
Hãy hình dung ra sẽ thế nào nếu như tiền bạc không còn là vấn đề đối với bạn. Bạn
cũng không còn phải quan tâm đến người khác nghĩ gì về bạn. Khi đó bạn sẽ làm gì trong
5 năm tới.
Khi thiết kế ra 3 dòng thời gian này, chúng ta đều cảm thấy nó rất khác nhau, nhưng lại
bổ trợ cho nhau, bởi lẽ nó như cách vận hành của cuộc đời bạn bằng một cách nào đó.
Bởi vậy mà chúng ta nên thành thật khi thiết kế ra 3 dòng thời gian để chính 3 dòng thời
gian sẽ nhắc cho bạn nhớ về những gì thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn.
- Thiết kế “Bảng đồng hồ” của bạn:
Bảng đồng hồ sẽ giúp là công cụ giúp bạn cân nhắc lại kế hoạch 10 năm, để xem nó có
thực sự phù hợp và hiệu quả đối với bạn không. Trong kế hoạch Odyssey bao gồm 4
chiếc đồng hồ:
 Đồng hồ 1: Tài nguyên – Đồng hồ này chạy từ mức 0 đến mức “đầy” (full)
 Đồng hồ 2: Tôi thích nó – Đồng hồ này chạy từ mức “lạnh” tới “ấm” và tới
“nóng”.
 Đồng hồ 3: Tự tin – Đồng hồ này chạy từ mức “không” tới mức “đầy”
 Đồng hồ 3: Tính nhất quán – Đồng hồ này chạy từ mức 0 tới mức 100
Chính những cái tên của 4 chiếc đồng hồ đã cho thấy tính chất của mỗi chiếc đồng hồ khi
kiểm tra mức độ phù hợp với chúng ta.
- Khi nào thì chúng ta nên dùng đến kế hoạch Odyssey:
Như tác giả của cuốn sách Designing Your Life khuyên bạn nên dùng tới kế hoạch
Odyssey khi bạn cảm thấy mình đang phải đương đầu với rất nhiều những đổi thay
trong cuộc sống như việc bạn tốt nghiệp, bạn tìm kiếm một công việc, bạn muốn
gây dựng một sự nghiệp,…
 Kế hoạch Odyssey của bản thân tôi
 Thiết kế 3 dòng thời gian:
- Dòng thời gian 1: Những gì tôi nghĩ tôi sẽ làm:
+ Tôi đang học ngành Trung Quốc học – khoa Đông phương học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. 3 năm nữa tôi sẽ tốt nghiệp bằng giỏi

6
đúng thời hạn và có cho mình một công việc là một Biên phiên dịch tiếng Trung của
một công ty ở Hà Nội.
+ Tôi lập gia đình ở Hà Nội và cũng có cho mình một căn nhà ở Hà Nội.
+ Công việc của tôi thuận lợi, có cơ hội thăng tiến cao.
+ Tôi thường xuyên luyện tập từ đó sức khỏe ổn định, luôn tươi trẻ và nâng động.
- Dòng thời gian 2: Nếu như dòng thời gian 1 không thành thì sao?
+ Tôi học ngành Trung Quốc học – khoa Đông phương học – Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN nhưng không tốt nghiệp đúng thời hạn. Loay
hoay mãi vẫn không tìm được công việc đúng chuyên môn. Tôi đành phải thử sức với
một hướng đi mới mà không liên quan đến chuyên ngành của tôi.
+ Tôi không thể bám trụ được ở Hà Nội nữa mà phải cùng gia đình về quê sinh sống.
+ Công việc mới của tôi không được tốt, khó khăn đủ đường và đãi ngộ không tốt, có
lẽ nó không phù hợp với tôi bởi vậy tôi dự định đổi một công việc mới.
+ Sức khỏe của tôi gặp vấn đề, tôi không còn được tươi trẻ và năng động như trước,
nhưng tôi quyết định vẫn sẽ kiên trì chữa trị, tìm các phương pháp luyện tập để nâng
cao sức đề kháng của bạn thân.
- Dòng thời gian 3: Sẽ như thế nào nếu tôi không còn phải lo đến chuyện tiền bạc và
hình ảnh cá nhân.
+ Tôi không còn phải lo đến chuyện tiền bạc bởi vậy mà tôi sống rất vô tư, luôn vui
vẻ và yêu đời, tôi thường xuyên chăm sóc bản thân và gia đình, cùng với gia đình đi
nghỉ dưỡng, du lịch, chúng tôi rất hạnh phúc.
+ Tôi cũng không còn phải quan tâm đến người khác nói gì về mình, bởi vậy mà tôi
luôn vui vẻ và lạc quan, tươi tắn. Tôi luôn hòa nhã với tất cả mọi người, thoái mái
sống qua ngày.

Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư
duy thiết kế để cải thiện một phương diện cuộc sống của bản thân.

7
Design Thinking (Tư duy thiết kế) là phương pháp thiết kế cung cấp cách tiếp cận
dựa trên giải pháp để giải quyết các vấn đề. Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong xử lý
các vấn đề phức tạp vốn mập mờ hoặc không xác định, bằng cách hiểu rõ các nhu cầu
liên quan của con người, bằng cách điều chỉnh vấn đề theo các phương thức lấy con
người làm trung tâm, bằng cách tạo ra nhiều ý tưởng trong các phiên brainstorming, và
bằng cách thông qua cách tiếp cận thực tiễn bằng bản mẫu ban đầu và kiểm tra. Bất cứ
người nào thấu hiểu được năm giai đoạn Tư duy thiết kế này sẽ có thể áp dụng phương
pháp Tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra quanh ta – ở công ty, trong
quốc gia, và thậm chí là trên hành tinh này.

 Quy trình tư duy thiết kế:


- Gồm 5 bước:
Bước 1: Thấu cảm (Empathise): Là nhìn bằng con mắt của người khác và nghe
bằng đôi tai của người khác, cảm nhận bằng trái tim của người khác thông qua 3
bước: Trực tiếp thể nghiệm => Quan sát và lắng nghe => Nghiên cứu.
Bước 2: Xác định vấn đề (Define): Khi đã có ý tưởng cụ thể thông tin người dùng,
thì bạn sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng lại để xác định vấn
đề cốt lõi cần quan tâm. Xây dựng chân dung khách hàng chi tiết sẽ giúp bước tiếp
theo đơn giản và đúng mục tiêu hơn.
Bước 3: Lên ý tưởng (Ideate) Bắt đầu tiến hành xây dựng ý tưởng dựa vào các
thông tin thu thập được ở 2 bước đầu tiên, từ đó có thể suy nghĩ thấu đáo hơn. Đưa
ra nhiều ý tưởng “go crazy”: lựa chọn ý tưởng khả thi nhất.
Bước 4: Tạo mẫu thử (Prototype): Tạo mẫu, xác định được những hạn chế vốn có,
để đưa ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Bước 5: Kiểm tra (Test): Đây là bước cuối cùng quan trọng nhất trong tư duy thiết
kế để kiểm tra các mẫu thử nghiệm ở trên. Kết quả đánh giá mẫu này sẽ được sử
dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề nảy sinh tiếp theo.
Nếu không đạt được kết quả mong muốn bạn có thể lặp lại các bước trước, thay
đổi và cải tiến thêm để cho ra phiên bản hoàn hảo nhất về thiết kế.
8
 Vận dụng tư duy thiết kế để cải thiện phương diện “Quản lý thời gian”
của bản thân tôi.
Trước hết, bản thân em sau khi tự mình thấu cảm chính bản thân mình về vấn đề “Quản
lý thời gian” đã tự nhận ra được rất nhiều vấn đề mà bản thân đang gặp phải như không
biết cách quản lý, sắp xếp và tận dụng thời gian. Để cho một số khoảng thời gian rảnh
qua đi một cách vô nghĩa, không có mục đích. Đặc biệt, khi bước chân vào giảng đường
đại học, việc quản lý thời gian đối với em trở nên đình trệ, không hiệu quả, khiến cho bản
thân em lúc thì rất rảnh rỗi, có lúc thì bài tập và deadline dồn dập không kịp xử lý, đỉnh
điểm là khoảng thời gian giữa và cuối kỳ học. Em đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng lại
không dành thời gian để thực hiện mà vẫn luôn tạm gác hoặc vội vã thực hiện để rồi
không mang lại kết quả như ý muốn.
Ngoài ra, việc thay đổi một môi trường sống mới, không còn sự quản lý sát sao của bố
mẹ và thầy cô khiến em rơi vào tình trạng buông lỏng bản thân, không quá tập trung vào
việc học, thói quen tự học cũng bị mất dần. Việc đối diện với một môi trường mới cũng
khiến em thay đổi, chưa kịp thích ứng nên bản thân bắt đầu ngại giao tiếp, ngại cởi mở
với mọi người hơn, bản thân dần đánh mất đi sự tự tin, em nghĩ điều đó cũng một phần
liên hệ đến việc em không quản lý tốt thời gian để trau chuốt bản thân hơn.
Đó là những vấn đề khiến em cảm thấy khó khăn nhất và em nghĩ mình nên thay đổi
trong cách quản lý thời gian của bản thân. Từ đó mà em quyết định cải thiện phương diện
“Quản lý thời gian” của bản thân.
Sau khi xác định được phương diện quản lý thời gian là vấn đề mà mình cần cải thiện thì
bản thân em đã chủ động tìm hiểu sâu về các phương pháp quản lý thời gian. Trước tiên,

quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể,
chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Vì thời gian có hạn, chúng
ta càng có kỹ năng quản lý thời gian tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả. Sự hiệu
quả của việc quản lý thời gian được thể hiện dựa trên kết quả công việc làm ra, không
phải dựa vào việc chúng ta hoàn thành mục tiêu nhanh hay chậm. Một quyển sách hay về

9
quản lý thời gian mà em tìm hiểu được đó là “Ngay bây giờ hoặc không bao giờ” của tác
giả S.J.Scott cho rằng trì hoãn là kẻ thù lớn nhất của thành công thế nhưng thời đại xã hội
phát triển và tiến bộ hơn lại càng có nhiều lý do dễ dàng để chúng ta trì hoãn những công
việc và mục tiêu của bản thân. Sau khi tìm hiểu và tham khảo các phương pháp quản lý
thời gian, cũng hiểu hơn về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian hợp lý và khoa học
mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống thì em đã nghĩ mình cũng cần có phương pháp
quản lý thời gian dành cho riêng mình, đặt mục tiêu phải tiến hành quản lý thời gian của
bản thân có kế hoạch cụ thể.
 Lên kế hoạch cụ thể cho vấn đề quản lý thời gian:
- Mục tiêu ngắn hạn:
+ Vạch ra tất cả các công việc cần thực hiện trong vòng 1 ngày.
+ Chia nhỏ các công việc và thực hiện từng chút một.
+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, hợp lý thời gian.
+ Trong một ngày hoàn thành tất cả các kế hoạch đã vạch ra.
+ Tạo thói quen không trì hoãn công việc, nếu trì hoãn, phải dành thời gian để bù lại
trong ngày.
+ Sắp xếp phòng ngăn nắp tạo không gian sống lành mạnh.
+ Dành một khoảng thời gian nhỏ để đánh giá và kiểm tra lại các công việc trong
ngày.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Chủ động sự chuẩn bị cho các công việc quan trọng.
+ Tạo thói quen ghi chú cho tất cả các công việc, đặc biệt là những công việc quan
trọng.
+ Nắm rõ lịch trình của mình, tạo thói quen check ghi chú thường xuyên.
+ Cân bằng thời gian giữa việc học và hoạt động xã hội.
+ Trong năm thứ 2 đại học phải xác định được hướng nghiệp và đăng ký học văn
bằng 2 một chuyên ngành liên quan đến việc làm đó.
+ Dành thời gian rảnh để tự học thêm tiếng Trung.

10
+ Sắp xếp thời gian rảnh để tham gia một số câu lạc bộ trong và ngoài trường Nhân
văn. Có thể tìm một công việc làm thêm hoặc dành thời gian để đi chơi hoặc du lịch cùng
bạn bè khi số lượng công việc không còn nhiều.
Sau khi thực hiện xong bước thấu cảm và xác định vấn đề, em bắt đầu tiến hành bước
Lên ý tưởng. Theo xu hướng “go crazy” em đã đề ra nhiều ý tưởng khác nhau như bắt
buộc mình phải làm theo kế hoạch hoạch mà không được sai lệch chút nào, hay lập thời
gian biểu buộc mình phải răm rắp làm theo. Hoặc là cùng một nhóm bạn lập ra thời gian
biểu và cùng quan sát nhau thực hiện. Hoặc quản lý thời gian theo thời gian, có ngày thì
thực hiện, có ngày thì không. Quản lý thời gian theo cách lao đầu vào công việc và học
tập, không cho phép mình có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Hay mỗi ngày
hoàn thành các mục tiêu đều sẽ quay lại vlog làm nhật ký. Tạo thói quen ghi chú cho tất
cả những gì cần thiết phải thực hiện và ghi nhớ trong cuộc sống.
Sau cùng, em cảm thấy phương pháp thích hợp nhất để Quản lý thời gian đó chính là lên
một kế hoạch quản lý chung cho một tuần, sau đó chia theo từng ngày, vì mỗi ngày sẽ có
những công việc khác nhau được bổ sung nên số lượng công việc sẽ được sắp xếp lại
trong mỗi buổi tối hoặc trong các giờ rảnh rỗi. Em sẽ không quá buộc bản thân làm sát
theo đúng kế hoạch nhưng sẽ đặt ra giới hạn cho sự linh động trong các kế hoạch đó. Áp
dụng phương pháp của em vào ma trận “Eisenhower”- Phương pháp quản lý thời gian
hiệu quả dựa trên tiêu chí khẩn cấp – độ quan trọng.

11
Ảnh 1: Ma trận Eisenhower
Nguồn ảnh: Fast work
Truy xuất từ: https://fastwork.vn/ma-tran-eisenhower-la-gi/

Lựa chọn được ý tưởng khả thi, em bắt đầu tiến hành bước làm Mẫu thử, lên kế hoạch
quản lý thời gian theo ma trận Eisenhower.

12
Khẩn cấp  Trả lời các emeil.  Email, điện thoại công việc, học
 Trả lời các cuộc gọi từ tập, gia đình.
họ hàng.  Công việc của ban điều hành đội
 Đặt vé xe, chuẩn bị các SVTN Đồng hương Nghệ Tĩnh tại
đồ dùng cần thiết để ra ĐHQGHN.
Hà Nội,…  Các công việc tồn đọng do trì hoãn
trước đây: Bài tập, tiểu luận,…
 Ngày quan trọng như: sinh nhật,
sinh nhật bố mẹ, em trai,…

Không khẩn cấp


 Xem phim  Thức dậy sớm làm việc nhà cùng
 Lướt Faceboook bố mẹ.
 Xem tiktok  Lên kế hoạch công việc
 Chat cùng bạn bè  Sắp xếp lịch hoạt động, lịch họp
 Đi chơi cùng bạn bè cho ban sự kiện trong Đội SVTN.
 Học thêm từ mới, bài khóa mới
tiếng Trung.
 Nấu ăn cùng mẹ
 Đi thăm ông bà nội, ngoại
 Xem thời sự, tin tức cùng bố mẹ.

Không quan trọng Quan trọng

Bảng 1: Bảng kế hoạch chung cho một tuần

Sau một tuần thử nghiệm từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 em cảm thấy bản thân có những
bước thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là về giờ giấc ngủ, không còn nằm cả ngày trên giường, trì
hoãn công việc, bài tập chỉ vì lười làm. Thay vào đó, trong 1 tuần qua em đã thực hiện
theo kế hoạch, sắp xếp thời gian và bổ sung công việc hàng ngày. Vì thử nghiệm trong
dịp nghỉ lễ nên những mục tiêu em đạt được cũng tương đối đơn giản nằm ở việc mỗi
ngày thức dậy sớm, bắt đầu từ những công việc phụ giúp bố mẹ việc nhà, ăn sáng đều

13
đặn và thể dục cùng mẹ. Ôn tập một số kiến thức cơ bản các môn học thông qua internet,
hoàn thành bài tập xã hội học đại cương ngay trong kì nghỉ thay vì như những lần trước
đợi đến trường mới làm. Dành thời gian cùng mẹ làm một số món ăn mình muốn làm mà
vẫn chưa thực hiện được lâu… Nhờ dựa vào kế hoạch quản lý thời gian mà em đã bước
đầu đạt được những mục tiêu mà mình muốn trong ngày, cảm thấy kế hoạch khá hiểu quả
và phù hợp với bản thân mình.
Từ đó, em nhận thấy rằng ý tưởng lên kế hoạch quản lý chung cho một tuần và sắp xếp
công việc hằng ngày kết hợp với phương pháp Eisenhower rất khả thi để áp dụng cho bản
thân em về phương diện quản lý thời gian và hoàn toàn có thể áp dụng lâu dài.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Tom Writing (2022). Kế hoạch Odyssey – Phương pháp lên kế hoạch cho cả một
cuộc đời. https://www.hellotomwriting.com/post/k%E1%BA%BF-ho%E1%BA
%A1ch-odyssey-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-l%C3%AAn-k%E1%BA
%BF-ho%E1%BA%A1ch-cho-c%E1%BA%A3-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB
%99c-%C4%91%E1%BB%9Di Truy cập ngày 26/04/2023.
(2) Lê Thu Uyên (2021). Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng.
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/dau-tu-tai-chinh/
le-thu-uyen-2003-0155-tu-duy-sang-tao-va-thiet-ke-y-tuong-tieu-luan-cuoi-ky/
21707340 Truy cập ngày 29/04/2023.
(3) Sachhay24h.com. Ngay bây giờ hoặc không bao giờ S.J.Scott.
https://sachhay24h.com/ngay-bay-gio-hoac-khong-bao-gio-j-s-scott-a547.html
Truy cập ngày 29/04/2023.
(4) Clevai. Tư duy thiết kế là gì? 5 bước quy trình tư duy thiết kế.
https://clevai.edu.vn/hieu-con-yeu/tu-duy-thiet-ke-la-gi/ Truy cập ngày
08/09/2023.

15

You might also like