You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---oOo---

TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG SỐNG


Học kì 2 nhóm 3 năm học 2022-2023

Đề tài:
Nếu cuộc đời con người được ví như 100 năm. Bạn đã đi được
1/5 cuộc đời. Còn 4/5 cuộc đời, hãy vẽ tiếp bức tranh còn lại của
bản thân mình như một bức tranh sinh động bằng các việc làm
sau.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hải
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Thảo Liên
Mã sinh viên : A46466
Chuyên ngành : Ngôn ngữ Anh
Số điện thoại : 0869516959

Hà Nội - 2023

1
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU:……………………………………………..…… 4
1. Giới thiệu bản thân……………………………………..…5

2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của bản thân………6

2.1. Tầm nhìn……………………………………………………….6


2.1.1 Là một người con …………………………………………6
2.1.2 Là một sinh viên …………………………………………...6

2.2. Sứ mệnh………………………………………………………..6
2.2.1. Là một người con…………………………………………7
2.2.2 Là một sinh viên …………………………………………...7

2.3. Giá trị cốt lõi của bản thân……………………………………7


2.3.1. Lòng kiên trì………………………………………………..7
2.3.2. Khiêm tốn…………………………………………………...8
2.3.3. Tình yêu thương……………………………………………..8

3. Phân tích bản thân theo mô hình SWOT…………………9


4. Giải quyết vấn đề của bản thân…………………………...9
4.1. Xác định vấn đề………………………………………………..9
4.2. Nguyên nhân…………………………………………………..10
4.3. Giải pháp………………………………………………………10
5. Mục tiêu cuộc đời………………………………………….10
5.1. Mục tiêu ngắn hạn……………………………………………..10
5.2. Mục tiêu trung hạn…………………………………………….10
5.3. Mục tiêu dài hạn………………………………………………..11
6. Lập kế hoạch chi tiết cho việc quản lí………………………………12
6.1. Quản lí thời gian………………………………………………...12

2
6.2. Quản lí tài chính…………………………………………………13
6.3. Quản lí cảm xúc………………………………………………….13

LỜI KẾT…………………………………………………………14
DANH MỤC THAM KHẢO……………………………………14

3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay việc đưa các hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường đã
dần dần trở nên phổ biến, nhưng để dạy như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là một ẩn
số và thách thức. Vì thế, chúng ta cũng cần có những hiểu biết, nhận định và đề xuất
những biện pháp giáo dục kỹ năng sống một cách tích cực.
Nói một cách đơn giản thì “ Kỹ năng sống” là những kỹ năng giúp chúng ta
sống một cách an toàn, lành mạnh và sống có ích cho bản thân cũng như cho xã hội.
Tại trường Đại học Thăng Long, môn kỹ năng sống được đưa vào lộ trình dạy
học. Là môn tự chọn với 3 tín chỉ, cho tới nay môn học này luôn luôn được các bạn
sinh viên tìm tới và học hỏi các kỹ năng mới. Qua 9 tuần học hỏi, các bạn sẽ được
đào tạo một số những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để có thể sống một cách tự
lập và sống trọn vẹn hơn. Học phần “Kỹ năng sống” cung cấp kiến thức cho sinh
viên:
1) Khái quát chung về kỹ năng sống và giá trị sống
2) Các kỹ năng sống cơ bản
3) Thực hành các kỹ năng và áp dụng vào học tập và cuộc sống
Qua 9 tuần học tại lớp cùng giảng viên, em nhận thấy mình đã có những thay
đổi tích cực và làm việc có hiệu quả hơn và đây cũng là kết quả chứng minh được
sự nỗ lực của bản thân em. Em mong cô sẽ thưởng thức và đọc bài của em một cách
vui vẻ và hang say nhất ạ !

4
1. Giới thiệu bản thân
Em chào cô ạ ! Lời đầu tiên em muốn nói là em đang mang trong
mình một tinh thần rất tích cực khi làm bài tiểu luận này. Em hi vọng rằng
cô sẽ đọc và nhịn nhận sự tiếp thu của em sau 9 tuần được học và làm việc
với cô. Em xin phép cô được xưng bạn – tôi trong suốt bài tiểu luận do
em muốn tang sự chuyên nghiệp khi làm bài. Em cảm ơn cô ạ !

Tôi là Ngô Thị Thảo Liên, là một cô nữ sinh năm nhất học tại khoa Ngôn ngữ
Anh tại trường Đại học Thăng Long. Nhắc đến con gái học ngôn ngữ, mọi người sẽ
nghĩ tôi hướng ngoại và rất hòa đồng. Nhưng trái lại, tôi là một người trầm tính, ít
nói và rất khó để hòa đồng với tất cả mọi người. Chắc có lẽ một phần là do tôi cảm
thấy tự ti về bản thân về ngoại hình của mình. Tôi nghĩ rằng sống khép kín sẽ rất ổn
nhưng không hẳn là vậy. Đôi khi tôi cảm thấy rất cô đơn và lạc lõng khi không có
một hay một vài người bạn hoặc người thân nào đó thực sự hiểu mình. Tôi rất thích
đọc sách. Cuốn sách tôi yêu thích nhất là “ Đắc Nhân Tâm”- một cuốn sách nổi tiếng
thế giới. Nó mang đến cho tôi không những lời khuyên hữu ích và những cách ứng
xử trong cuộc sống mà còn là phương thức giúp tôi hiểu bản thân và hiểu được mọi
người. Giúp bản thân tôi đạt đến cảnh giới của cái đẹp: Chân, Thiện, Mỹ. Không
những thích đọc sách, tôi còn thích đi vi vu khám phá những vùng đất mới để chữa
5
lành những vết xước trong tâm hồn. Tôi có thể được tiếp xúc với những con người
mới, thử thách mới. Nó giúp tôi có thêm ý chí và sức mạnh để phát triển bản thân
mình tốt hơn nữa trong tương lai. Qua những việc đã trải qua, tôi nhận thấy rằng, sự
nỗ lực và cố gắng của bản thân những năm 18 đôi mươi sẽ quyết định chỗ đứng và
sự thành công của bản thân sau này. Hiểu sớm được điều đó nên tôi luôn luôn sống
kỷ luật và không được để bản thân trì hoãn hay từ bỏ những việc “ chưa làm đã thấy
khó khăn’’. Và cách tốt nhất của những bạn trẻ như tôi để khẳng định bản thân là
học và theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của bản thân
2.1. Tầm nhìn
2.1.1.Là một người con
Là một người con cả của gia đình, tôi nhận thấy rằng mình phải có nhiệm vụ
báo hiếu và chăm sóc bố mẹ của mình thật tốt. Bố mẹ đã có tuổi nhưng họ vẫn phải
cố gắng, nỗ lực từng ngày để nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Mẹ tôi thường
bảo: “ Ngày xưa nhà ông bà ngoại không có điều kiện cho mẹ học hành đầy đủ nên
bây giờ mới phải làm lụng vất vả thế này. Bây giờ mẹ muốn các con thay đổi cuộc
sống, hãy cứ vươn lên sống thật hạnh phúc và có ích cho xã hội. Có như thế bố mẹ
mới cảm thấy vui”. Những câu nói của mẹ đã ghim trong tôi từ bé tới giờ. Vì vậy,
mỗi ngày tôi luôn phải nhắc nhở bản thân không ngừng cố gắng học hỏi để có thể
bước đến bước đường thành công nhanh nhất có thể. Để có thể mua ô tô cho bố mẹ
tôi để bố mẹ đỡ phải dầm mưa dãi nắng.
2.1.2 Là một sinh viên
Là một cô nữ sinh năm nhất, mặc dù mới chân ướt chân ráo chập chững bước
chân vào cánh cổng đại học. Nhưng tôi biết rằng bản thân phải học hỏi và tích lũy
kinh nghiệm từ những giảng viên dày dặn kinh nghiệm, từ những người đồng nghiệp
cùng chỗ làm, từ những công ty mà tôi đi thực tập. Và đặc biệt là những vấp ngã của
bản thân trong những năm tháng vừa qua. Không những vậy, tôi còn dành ra một
chút thời gian mỗi tuần để nhìn nhận lại bản thân. Những thứ tốt đẹp tôi sẽ giữ lại
và phát huy, còn những thứ xấu xa hoặc có thể gây hại đến bản thân tôi sẽ cố gắng
xóa bỏ chúng khỏi cuộc sống. Chỉ có như vậy thì tôi mới có thể trở thành một phiên
bản tốt nhất.
2.2. Sứ mệnh
2.2.1.Là một người con

6
Ngày còn bé, tôi ước mình có thể làm những điều lớn lao, cao cả có thể cống
hiến hết mình cho cuộc đời, cho tuổi trẻ và sống làm sao để mọi người yêu quý. Bây
giờ lớn hơn một chút, tôi lại nghĩ đơn giản là chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc,
sống có đạo đức, không làm điều sai trái, sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì đó
chính là sứ mệnh của tôi khi tôi là một người con.
2.2.2 Là một sinh viên
Khi bước chân vào cánh cổng đại học, tôi nhận thấy rằng mình không chỉ đi
học để lấy kiến thức mà tôi còn đang gánh vác trên đôi vai nhỏ bé này trọng trách
giúp đất nước Việt Nam có thêm nhiều người tài giỏi để có thể giúp cho đất nước
ngày càng phát triển vững mạnh, có chỗ đứng trên các trường quốc tế. Qua đó các
bạn bè ở mọi nơi trên thế giới có thể biết đến đất nước hình chữ S xinh đẹp. Nhận
thấy sứ mệnh quan trọng này, tôi luôn đi hiến máu nhân đạo ở tại trường Thăng Long
và các trường học lân cận khác. Không những vậy, tôi còn đi làm từ thiện, quyên
góp quần áo sách vở cũ cho các em bé trên cùng cao. Cố gắng khiến bản thân trở
thành một chiếc lá lành để có thể đùm bọc được những chiếc lá không may bị rách
hoặc kém may mắn.
2.3 Giá trị cốt lõi của bản thân
2.3.1. Lòng kiên trì
Con đường đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng cả, chúng ta luôn gặp
phải những khó khăn thử thách, những chướng ngại cản bước ta đi khiến người ta
muốn bỏ cuộc. Bởi vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành
công chính là lòng kiên trì. Ông cha ta đã từng răn dạy rằng: “Có công mài sắt, có
ngày nên kim”. Đó là lời khuyên vô cùng sâu sắc về lòng kiên trì trong cuộc sống.
Khi ta kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. Nước chảy mãi rồi đá sẽ mòn, càng kiên
trì thì ta càng có thể đi lên đỉnh núi cao hơn của thành công. Nếu như chúng ta không
có lòng kiên trì thì chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được chướng ngại đó và hoàn
thành công việc của mình. Khi chúng ta kiên trì, chúng ta sẽ đạt được kết quả xứng
đáng với những gì mà ta bỏ ra. Ai rồi cũng sẽ có lúc vấp ngã, và khi đó chính lòng
kiên trì sẽ cho ta nghị lực, động lực, niềm tin để ta cố gắng đứng dậy bước tiếp. Thế
nhưng lòng kiên trì không phải rèn luyện ngày một ngày hai mà có được. Đó là cả một quá
trình tích lũy, rèn luyện mỗi ngày thậm chí cả đời. Để có được lòng kiên trì, chúng
ta cần chú ý vào từng việc làm hàng ngày, vào những hành động nhỏ nhất. Ví như
không bỏ cuộc khi gặp phải bài toán khó hay bài văn không có hướng giải. Hãy đặt
niềm tin vào bản thân mình, tin rằng mình sẽ làm được.

7
2.3.2. Khiêm tốn
Không phải tự nhiên mà Karl Marx đã từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu
cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Thế mới biết lòng khiêm tốn trong
cuộc sống thật quan trọng đến nhường nào. Lòng khiêm tốn là một phẩm chất tốt mà
chúng ta cần phải có trong văn hóa ứng xử hàng ngày. Con người ta là một sinh thể
không toàn vẹn trong cõi đất trời, không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, huống chi
trí tuệ của mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn, là một
giọt nước giữa đại dương mênh mông. Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta có thể hoàn
thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Có thể bạn sẽ vỗ ngực tự hào
và nói rằng: Tôi có tài năng, tôi nhận thức được tài năng của tôi, vậy tôi có quyền tự
hào. Tất nhiên, bạn có quyền tự hào, nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn. Chúng
ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao
còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Hãy nhìn xem Bác Hồ là tấm
gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn. Bác có tài giỏi không? Bác có ý chí và tâm
hồn thanh sạch không? Bác có phải một hiền nhân của đất nước không? Tất nhiên là
có. Thế nhưng suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm.
Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc
mạc. Cuộc sống là một sự vận động và biến đổi không ngừng, thành công hôm nay
là vinh quang nhưng đối với ngày mai chỉ là quá khứ. Chỉ có khiêm tốn, không
ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng định được
tài năng và giá trị của chính mình.

2.3.3 Tình yêu thương

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung
quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nếu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy
vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người". "Nếu có một gia vị làm tăng thêm
hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình
cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình
yêu thương". Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng
ta có thể chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng
ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Tôi đã từng nghe

8
một câu nói "Hạnh phúc không phải là điểm đến mà là một hành trình ta đang đi".
Hành trình đó chính là cuộc sống này, là tình thương của nhân loại dành cho nhau.
Là sự giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính
trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình khi mình gặp
khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm
cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Trên thế gian này, không
có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu
thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương,
mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi
người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn
vô cùng ấm áp tình người.

3. Phân tích bản thân theo mô hình SWOT

4. Giải quyết vấn đề của bản thân


4.1. Xác định vấn đề
Tên vấn đề: Điểm thi kết thúc học phần môn Toán chưa đạt yêu cầu
Mô tả vấn đề: Chưa chuẩn bị kĩ kiến thức, tâm lý đi thi chưa tốt

9
Thời gian gặp phải vấn đề: Kì 1 nhóm 3 năm học 2022-2023

4.2. Nguyên nhân


• Lên kế hoạch học tập chưa rõ ràng

• Vẫn còn trì hoãn

• Thiếu tài liệu tham khảo cần thiết

• Không có tâm lý vững vàng

4.3. Giải pháp


• Xây dựng kế hoạch học tập khoa học hơn

• Lập To-Do List khi bắt đầu một ngày mới

• Tạo không gian học thoáng đãng

• Bắt đầu học với một tâm lý thích thú, ham học

5. Mục tiêu cuộc đời


5.1. Mục tiêu ngắn hạn
• 1 giờ nữa: Đi tắm và chuẩn bị bài vở

• Ngày mai: Hoàn thành nốt bài thi kết thúc kì 2

• Chiều mai: Chuẩn bị hành lý về quê

• 2 tháng nữa: Đi du lịch ở Phú Quốc

5.2. Mục tiêu trung hạn


• 6 tháng nữa: Mua được điện thoại mới

• 1 năm nữa: Kiếm được nhiều tiền hơn để cho bố mẹ

• 3 năm nữa: Ra trường đúng hạn và có công việc ổn định

10
5.3. Mục tiêu dài hạn
• Sống một cuộc sống thật hạnh phúc

• 8 năm nữa: Lập gia đình

• 10 năm nữa: Làm chủ

• 50 năm nữa: Nghỉ hưu về già

6. Kế hoạch chi tiết cho việc quản lí


6.1. Quản lí thời gian
Bước 1 : Thiết lập mục tiêu
• S - Specific (cụ thể): Hãy cố gắng cụ thể hóa tất cả các mục tiêu đề ra, càng
chi tiết càng tốt, hoàn thành một việc cụ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều so với hoàn
thành một mục tiêu chung chung, không rõ ràng.

• M - Measurable (có thể đo lường): Chính là thước đo cho các mục tiêu của
bạn. Những con số, phần trăm, KPIs,... chính là thước đo và bạn có thể lồng
ghép chúng cho các mục tiêu của mình.

• A - Achievable (Khả thi): Các mục tiêu mà bạn đặt ra phải có tính khả thi,
tức là có khả năng hoàn thành được, không nên đặt ra những mục tiêu “không
tưởng” vì sẽ khiến cho kế hoạch của bạn thất bại hoặc rất khó thực hiện.

• R - Relevant (liên quan): Các mục tiêu và công việc thực hiện phải có sự liên
quan mật thiết đến nhau. Các đầu việc liệt kê phải phục vụ, được thực hiện vì
mục tiêu và để đạt được mục tiêu.

• T - Time bound (giới hạn thời gian): Khi có áp lực và giới hạn về mức thời
gian, bạn sẽ hoàn thành công việc trong thời hạn cho phép, không bị trì hoãn.

11
Bước 2: Liệt kê danh sách các việc cần làm
Tôi đã tải 1 app to-do list về điện thoại nên rất dễ để liệt kê các việc cần
làm trong ngày

Bước 3: Phân chia thời gian cho từng công việc


Cần phân chia thời gian một cách hợp lí nhất để có thể làm xong mọi
việc trong một ngày.

6.2. Quản lí tài chính

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Bước 3: Loại bỏ những khoản chi không cần thiết

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết


Tôi có quy tắc 50/20/30: Đây là cách phân chia nguồn tiền cho các
mục tiêu tài chính theo mức độ quan trọng và ít quan trọng hơn

• 50% sẽ dành cho các chi tiêu thiết yếu như: tiền thuê nhà, chi phí
sinh hoạt điện, nước….
• 20% sẽ dung cho mục tiêu đầu tư tài chính, tiết kiệm, trả các
khoản vay,…
• 30% cho chi tiêu cá nhân như vui chơi, giải trí, mua sắm,…

Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu

Bước 6: Tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu

6.3. Quản lí cảm xúc


Tôi sẽ quản lí cảm xúc của bản thân như sau:

• Thường xuyên xem xét những tác động mà cảm xúc đem lại:

12
Cảm xúc mãnh liệt không phải là tất cả đều xấu. Cảm xúc làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên độc đáo, thú vị và sôi động hơn.
Những cảm xúc tích cực và mạnh mẽ có thể biểu thị rằng chúng ta
đang đón nhận cuộc sống một cách ý nghĩa và trọn vẹn, rằng chúng
ta không phải kìm nén những phản ứng tự nhiên vốn có của mình.

• Điều tiết cảm xúc thay vì cố gắng đàn áp:

Tôi không cố gắng che dấu mà hãy học cách điều tiết cảm xúc
của mình. Một cảm xúc lành mạnh liên quan đến việc tìm kiếm sự
cân bằng giữa những cảm xúc mãnh liệt và không có cảm xúc nào
cả.

• Chấp nhận mọi cảm xúc của bản thân:

Để thực hành chấp nhận cảm xúc, tôi sẽ nghĩ về chúng như những
người đưa tin. Họ không phải là “tốt” hay “xấu” mà trung lập. Có thể
đôi khi họ mang lại cho tôi cảm giác khó chịu, nhưng họ vẫn cung
cấp cho tôi thông tin quan trọng mà tôi có thể sử dụng.

• Thường xuyên viết nhật ký:

Tôi chọn cách viết nhật ký bởi vì nó giúp tôi trút bỏ được những
âu lo phiền muộn mà tôi không biết nên tâm sự cùng ai.

• Học cách hít thở sâu và đều:

Mỗi khi hít thở sâu, tôi nhận thấy cảm xúc của bản thân đang xâm
chiếm tâm trí. Tôi hay làm các cách sau:

• Hít vào từ từ, một hơi thở sâu cần đến từ cơ hoành, không phải từ
ngực.
• Giữ hơi thở và đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
• Thầm nghĩ và lặp lại một câu thần chú nào đó chẳng hạn như “Tôi
bình tĩnh” hoặc “Tôi đang cảm thấy rất thư giãn.”

• Bộc lộ cảm xúc đúng lúc:

Lưu tâm đến môi trường xung quanh và tình huống bản thân đang
gặp phải có thể giúp mình biết được khi nào thì nên bộc lộ cảm xúc
và khi nào nên ngồi nói chuyện nghiêm túc và tử tế.

13
• Tạo không gian riêng cho bản thân:

Tôi sẽ chọn cách đi bô hoặc đạp xe một mình. Nó giúp tôi cảm
thấy thoải mái và thư giãn đầu óc.

• Thiền định mỗi buổi sáng:

Thực hành chánh niệm như thiền có thể giúp tôi giảm căng
thẳng. Để ứng phó với những căng thẳng tôi đã xây dựng những thói
quen sau:

• Ngủ đủ giấc
• Dành thời gian để nói chuyện và vui chơi với bạn bè
• Tập thể dục đều đặn
• Đến những nơi thiên nhiên không khí trong lành
• Thường xuyên thư giãn và làm việc mình thích

LỜI KẾT
Lời cuối cùng, em cảm ơn cô Nguyễn Thị Hải đã dạy em những kiến
thức vô cùng bổ ích và quan trọng trong cuộc đời của một cô nữ sinh 18 tuổi
là em. Ban đầu em thấy môn này là môn tự choj có vẻ dễ, toàn cái mình biết
rồi. Nhưng có lẽ em đã nhầm, được học rồi em mới biết mình còn quá non trẻ,
vẫn còn đánh giá môn học qua cái tên. Em cảm ơn cô vì trong suốt 9 tuần qua
đã giúp em suy nghĩ chin chắn và trưởng thành hơn và đã có những mục tiêu
của chính mình. Có thể bài tiểu luận này có thể không được hay và có lẽ sẽ
không thể hiện được hết con người của em, nhưng em hi vọng cô có thể nhìn
thấy sự tiến bộ của em sau 9 tuần ngắn ngủi được cô dạy và được đồng hành
cùng cô và các bạn.

DANH MỤC THAM KHẢO


• Slide bài giảng “Kỹ năng sống” trên Elearning
• Giới thiệu môn học “Kỹ năng sống”

14
15

You might also like