You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO CHIÊM NGHIỆM VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG SAU KHÓA HỌC


MÔN TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP
Họ và tên: Lê Hạnh Nguyên
MSSV: 21040135
Khoa: NN&VH Nhật Bản
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Bích Ngọc
Mã học phần: FLF1009*** 11
MỤC LỤC
A. Đánh giá tổng quan toàn khóa học.....................................................................................................................................02
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học..................................................................................................03
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học.......................................................................................................16
1. Sáng tạo, đột phá và thay đổi tư duy
2. Khả năng làm việc nhóm và làm việc hợp tác trong nhóm
3. Kỹ năng giao tiếp
4. Khả năng lãnh đạo
5. Học tập và tăng cơ hội học tập
6. Tự phát triển bản thân
Lời kết........................................................................................................................................................................................22

01
A. Đánh giá tổng quan toàn khóa học

Khóa học đã làm thay đổi gần như hoàn toàn suy nghĩ của em đối với việc học. Trước đây, em luôn nghĩ học các môn tư duy
rất khó và trừu tượng, em nghĩ rằng việc ngồi nghe những giờ học như vậy không thể nào giúp em thay đổi nhận thức cũng
như áp dụng được điều gì vào cuộc sống. Tuy nhiên em đã thay đổi suy nghĩ của mình chỉ sau 2 buổi đầu của khóa học này.
Khóa học rất thú vị, từ cách học, cách giảng dạy của giảng viên và cả cách thi kết thúc học phần. Chúng em được tiếp cận
môn học từ nhiều khía cạnh cả lý thuyết và thực hành, cả âm thanh và hình ảnh. Em cảm nhân được sự thay đổi của chính
bản thân sau 6 tuần học. Em không bao giờ nghĩ mình có thể chủ động và thoải mái đưa ra ý tưởng của mình, Em cũng không
bao giờ nghĩ ý tưởng của mình đưa ra lại giúp ích được cho cả nhóm, được nhiều người lắng nghe và quan tâm. Bản thân em
là người khá nhút nhát trước đám đông, luôn không dám đưa ra quan điểm, ý kiến của mình với người khác bởi trong suy
nghĩ của em, em luôn lo sợ rằng ý kiến của mình chưa hay, ý tưởng của mình chưa độc đáo. Nhưng những hoạt động trong
từng buổi, những bài học em nhận được từ lời giảng của cô Ngọc đã tạo ra động lực rất lớn đối với em trong việc phát triển
bản thân cũng như thay đổi lối tư duy rụt rè, bị động, Em tự tin hơn trong giao tiếp, trong việc đưa ra quan điểm cá nhân cũng
như gặp gỡ được nhiều bạn mới đến từ nhiều khoa khác nhau sau mỗi hoạt động nhóm, em cảm thấy bản thân tích cực, có
mục tiêu hơn. Và hơn thế nữa, điều mà em cảm thấy đặc biệt có ích mà khóa học đã mang lại cho em chính là sự dũng cảm,
vững vàng mà em nghĩ rằng sau này em sẽ không còn bỡ ngỡ, lo lắng khi phải tiếp cận một điều gì mới.
Em thật sự mong muốn khóa học được kéo dài thời lượng để chúng em được học kĩ hơn về các kiến thức tư duy khởi nghiệp
cũng như được rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng mềm. Bởi em nhận thấy các kỹ năng mềm như nhận diện bản thân, giao tiếp,
thuyết trình… là những kỹ năng thật sự rất quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. . Em cũng mong
có thêm nhiều buổi chia sẻ, tọa đàm giao lưu với các diễn giả, những người đi trước đã tự khởi nghiệp bằng chính những ý
tưởng, dự án của mình để từ đó chúng em có thêm hiểu biết cũng như động lực học hỏi và cố gắng. Góp phần vào sự thành
công của khóa học, không thể không nhắc đến công sức giảng dạy, dẫn dắt cả lớp của cô Ngọc. Nhờ cô mà không khí lớp
luôn sôi động, náo nhiệt, giúp cho em có thêm hứng thú với bài học. Em luôn cảm nhận được sự tích cực, nhiệt huyết của cô
khi truyền đạt kiến thức cho chúng em, cô chính là người đã truyền cảm hứng đến cho em và cả lớp, khiến em luôn tập trung
lắng nghe và ghi chép tất cả những lời cô nói vì em biết rằng đó là những kinh nghiệm, bài học quý giá cũng như tình cảm cô
muốn đưa đến chúng em. Bên cạnh đó, các anh chị trợ giảng cũng luôn tận tâm, theo sát cả lớp, hỗ trợ cô Ngọc trong các
hoạt động và quan tâm, giúp đỡ chúng em trong suốt khóa học cũng khiến em cảm thấy rất biết ơn.

02
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 1

Không khí lớp học Cùng nhau làm "Cây kì vọng"


Em cảm thấy rất vui vì mình đã đăng kí thành Ở hoạt động này, chúng em được tự mình đưa ra
công môn tư duy trong kì này, bởi vì rất lâu rồi những nguyên tắc cần thiết phải tuân theo. Bên cạnh
em mới được học một môn mà có nhiều hoạt đó chúng em cũng nêu lên nguyện vọng, mong muốn
động tương tác như vậy trong giờ học thay vì chỉ của mình đối với môn
đến lớp, nghe thầy cô giảng rồi đi về. Ở những học. Ngoài việc đạt
lớp học khác, nếu như không có hoạt dộng A+, em cũng rất mong
teamwork, phải hoạt động theo nhóm thì hầu như mình có thể học thêm
em sẽ không quen bạn nào cả. Nhưng ở lốp của nhiều kiến thức và kết
mình thì ngay buổi đầu tiên, ngay khi vừa vào lớp thêm nhiều bạn mới.
đã có nhữn hoạt động khiến bọn em "phải" giao
tiép với nhau. Lúc đầu cũng có hơi ngại ngần
nhưng sau đó em lại cảm thấy rất vui vì được nói
Hoạt động vẽ tranh bản thân
chuyện với các bạn.
Các hoạt dộng như vẽ tranh bản thân cũng khiến em phải suy
nghĩ, phải động não, em đã dành kha khá thời gian để xem là
liệu bây giờ thì mình giống với con gì, và giải thích như nào
về những điều mà mình cảm thấy quan trọng, Điều này cũng
khác so với những lớp học khác,
bởi vì học sinh không chỉ đơn giản
tiếp thu những thông tin mà thầy
cô đưa ra. Điều này khiến em cảm
thấy mình chủ động hơn trong môn học.

03
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 2

Thông qua những nội dung đó, em cảm thấy mình


cần phải thay đổi bản thân để có thể suy nghĩ một
cách tính cực hơn, dám bứt phá hơn. Cùng mọi
người đọc to "lời thề Socrates" đã truyền cho em rất
nhiều động lực để dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Bên cạnh đó, những hoạt động nhóm giúp em thân
thiết hơn với các bạn trong lớp. Đối với 2 hoạt động
vẽ và ghép hình, em thấy rất ấn tượng với khả năng
sáng tạo của các bạn. Từ cùng những nét có sẵn đó,
mà mọi người có thể vẽ ra những hình vẽ khác nhau
và có nhiều bạn còn vẽ rất đẹp. Còn qua hoạt động
"Nhìn đồ vật cũ với con mắt mới", em đã được
Ở buổi học thứ 2, nghe rất nhiều những câu chuyện của các bạn. Đó
Em thấy mình có thể áp dụng việc thỏa
em đã được biết thêm rất nhiều các khái không chỉ là bài học về sáng tạo mà theo em, hoạt
sức tự do tưởng tượng, mở rộng tư duy
niệm liên quan đến tư duy và sáng tạo. động này còn mang đến cho chúng em rất nhiều
của bản thân thay vì gò bó suy nghĩ
Đầu tiên cô Ngọc đã giúp chúng em cảm xúc, là một hoạt động rất ý nghĩa.
trong một giới hạn, khuôn khổ nào đó.
phân biệt tư duy cố hữu và tư duy phát triển,
Nhờ vậy phát huy khả năng sáng tạo
em nhận ra mình đã có thể tư duy phát triển,
của mình và đưa ra những ý tưởng mới
nhưng đôi khi vẫn còn tư duy cố hữu. Bên cạnh
mẻ, độc đáo Ngoài ra, không chỉ tư duy
đó em còn được hiểu thêm về vùng thoải mái,
sáng tạo, mà còn phải tư duy từ nhiều
vùng sợ hãi, vùng học tập và vùng trưởng
khía cạnh, phải quan sát và đưa ra đánh
thành hay đường đi của một anh hùng. Ngoài
giá trên những phương diện khác nhau.
ra chúng em đã cùng thảo luận về sáng tạo là
Từ đó phát hiện ra những điểm có thể
gì, điều gì thúc đẩy/ cản trở sáng tạo. và tham
đã vô tình bị bỏ quên.
gia các hoạt động kích thích khả năng sáng tạo.
04
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 3

Tuy tuần này không được học những kiến thức liên quan đến tư duy sáng tạo và khởi nghiệp nhưng thay vào đó chúng em lại
được học những kiến thức không kém phần hữu ích và thiết thực, đặc biệt là đối với sinh viên nói riêng và người trẻ tuổi nói
chung về chủ đề Tài chính cá nhân. Trước giờ cứ nghe đến kinh tế là em lại nghĩ đó là những kiến thức khô khan, khó hiểu.
Thế nhưng các thầy cô đã đưa bọn em đến với những kiến thức về tài chính cá nhân thông qua những điều rất gần gũi, thân
thuộc, với cách dẫn dắt vô cùng lôi cuốn, khiến em cảm thấy những kiến thức liên quan đến kinh tế thú vị hơn bao giờ hết.
Dù có hơi xấu hổ nhưng em phải thú nhận là bản thân mình không mấy khi theo dõi tin tức về kinh tế, chính trị trên đài báo
hay thời sự nên đây cũng là lần đầu tiên em được nghe đến khái niệm "FIRE" (Financial Independent Retire Early) - và em
cũng cảm thấy đó là một mục tiêu đáng để nỗ lực theo đuổi. Để làm được như vậy, trước hết em vẫn cần không ngừng nỗ lực
trau dồi những kỹ năng, tạo dựng giá trị cho bản thân mình để sau khi ra trường có thể kiếm được một công việc với mức
lương tốt, rồi mới có thể sớm độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm. Và đặc biệt khi kết thúc buổi học, chúng em đã nhận được
câu hỏi "Nếu chỉ còn sống 3 tháng nữa thì bạn sẽ làm gì". Ban đầu em cũng hơi thắc mắc vì câu hỏi này có vẻ không liên
quan gì đến những kiến thức bọn em đã được cung cấp trước đó. Nhưng khi nghe cô tóm lại toàn bộ buổi học, rằng tiền thì
đúng là cần thiết thật, nhưng chúng ta không nên mải mê kiếm tiền mà quên đi sức khỏe, quên đi những người quan trọng,
bởi vì đến cuối đời, tiền cũng không còn ý nghĩa gì đối với chúng ta nữa. Em thật sự rất ấn tượng với phong cách giảng dạy
của các thầy cô trường kinh tế bởi thầy cô không chỉ cung cấp cho chúng em những công cụ hữu ích cho việc quản lý tài
chính hay những kiến thức về đầu tư, mà đan cài trong đó, là cả những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Sau buổi học, em cảm
thấy mình đã lĩnh hội được rất nhiều điều, và đến tận bây giờ, em vẫn đang cố gắng áp dụng và luyện tập kỹ năng quản lý chi
tiêu dựa trên những gì em đã học được. Em cảm thấy rất may mắn vì đã có cơ hội được tham gia buổi học này ạ!

05
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 4

Đầu tiên, em thấy rất vui và vinh dự khi được nhận quà Sau khi điểm lại những kiến thức đã học, chúng em
từ cô Ngọc nhờ thành tích liên quan đến việc viết bắt đầu bài học với những công cụ giúp tư duy sáng
chiêm nghiệm. Cô luôn có những cách thức khác nhau tạo, được giới thiệu qua về DOIT và Tư duy thiết kế
để động viên, khuyến khích để chúng em hăng hái, tích (Design Thinking), đặc biệt được dành rất nhiều thời
cực hơn nữa trong môn học. Nhờ vậy mà em càng gian thực hành Mix & Match. Chúng em được chia
muốn dành thêm nhiều tâm huyết cho mỗi bài chiêm vào các nhóm và phải tự nghĩ đến việc kết hợp các
nghiệm. sản phẩm với nhau để tạo ra một sản phẩm mới.
Thông qua hoạt động này em đã thấy được sự sáng
tạo của các bạn khi mỗi nhóm đều đem đến những
sản phẩm vô cùng độc đáo và mới lạ. Không dừng lại
ở đó, chúng em còn được tham gia thử thách xây tháp
bằng Marshmallow. Đây không chỉ là một buổi học
thúc đẩy khả năng sáng tạo, mà còn giúp chúng em
tăng khả năng làm việc nhóm.

06
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 5

Em cảm thấy "Marshmellow challenge" là một hoạt động rất thú vị. Vì nó cần sự kết hợp giữa rất
nhiều yếu tố. Ví dụ như khả năng sáng tạo (làm thế nào để có thể xây được tháp cao nhất mà vẫn
đứng vững), khả năng phối hợp (các thành viên phải cùng nhau làm việc như thế nào trong quá trình
xây dựng tháp)... Tuy hơi đáng tiếc là nhóm em không hoàn thành được thử thách này (khi bọn em
bỏ tay ra thì chiếc tháp đã bị đổ) nhưng qua đó em có thể rút ra cho mình rất nhiều những bài học.
Đầu tiên, cần phải tính toán làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất những vật liệu được cho sẵn (mỳ
ống, băng dính...) để tránh lãng phí "nguồn lực" (ví dụ như làm gãy sợi mì). Sau đó là đến việc lên ý
tưởng thực hiện, tuy việc sáng tạo là quan trọng, nhưng bên cạnh đó cũng phải cân nhắc đến tính
khả thi của kế hoạch (vì thời gian bị giới hạn nên không thể sai và thử nhiều lần). Quan trọng nhất
trong quá trình làm việc nhóm chính là sự hài hòa giữa các thành viên, mọi người lắng nghe những
ý kiến và giúp đỡ lẫn nhau để công việc chung được hoàn thành. Quá trình đó cũng không thể thiếu
vai trò của người lãnh đạo, biết cách phân bổ nhân lực hợp lý và điều phối để công việc được tiến
hành một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó em còn học được về cách đưa ra ý kiến phản hồi. Trước hết, mình cần phải đánh giá sản
phẩm của người khác đã được, hay chưa được. Và không chỉ dừng ở đó, phải chỉ ra được hay chưa
được ở điểm nào, nếu chưa được thì có thể gợi ý cho bạn nên sửa hay bổ sung điểm gì. Những ý kiến
của mình dành cho người khác cần phải mang tính xây dựng, giúp người đó trở nên hoàn thiện hơn.
Và những đánh giá ấy phải khách quan, không được dựa vào tình cảm của mình với đối tượng mình
đang đưa ra lời nhận xét.

07
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 6

Vì thời gian có hạn nên buổi trước chúng em mới


chỉ được giới thiệu qua, nhưng đến tuần này chúng
em được học rất kỹ về Tư duy thiết kế - một công
cụ không chỉ có ích cho quá trình khởi nghiệp nói
riêng mà còn trong mọi quá trình giải quyết vấn đề
nói chung. Đó là một quá trình vòng tròn tuần hoàn.
Sau khi nghe cô Ngọc nhận xét rằng khi gặp một
vấn đề, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến cách giải
Việc đầu tiên chúng em thực hiện áp dụng tư duy
quyết, tức bước 3 - ideate của quá trình tư duy thiết
thiết kế đó là thiết kế một chiếc kính dựa trên
kế, em nhận thấy đúng là như vậy thật. Có lẽ đó là
những "nỗi đau" của người cận. Nhưng ở hoạt động
lí do vì sao nhiều lúc ta cố gắng nghĩ, nhưng mãi
này, chúng em mới chỉ thực hiện qua các bước của
vẫn không ra cách giải quyết. Bởi ta đã quên mất
tư duy thiết kế do thời gian ở trên lớp có hạn. Sau
phải thấu hiểu và xác định vấn đề của mình. Sau đó
một quá trình thảo luận, em thấy cách giải quyết
chúng em đi sâu hơn vào việc áp dụng tư duy thiết
các nhóm đưa ra rất sát với "nỗi đau" của khách
kế đối với việc kinh doanh, cụ thể là áp dụng với
hàng. Và có nhóm còn làm được sản phẩm mẫu
khách hàng và vấn đề của họ.
trong thời gian ngắn như vậy, em thấy rất đáng nể.
Sau đó, phải đến hoạt động thiết kế bình nước
chúng em mới có nhiều thời gian hơn để làm kĩ
từng bước một của quá trình.

08
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 7

Hoạt động warm-up tuần này khá thú vị nhưng vì bị lố thời


gian nên em chưa được tham gia. Nhưng không chỉ kết thúc
phần warm-up luôn, cô Trang đã giao cho các thành viên
trong lớp suy nghĩ cách để khắc phục vấn đề này. Ngoài việc
học được rất nhiều giải pháp hữu ích từ các bạn thì em cũng
đã có thể đưa ra những ý tưởng của riêng mình. Em thấy điểm
này ở bản thân đã phát triển rất nhiều so với khi mới bắt đầu
khóa học. Em đã chủ động và mạnh dạn nói ra suy nghĩ của
mình hơn.
Bên cạnh đó ở tuần học này em đã được học về Lean Canvas
(mô hình kinh doanh tinh gọn) - một kiến thức rất mới mẻ đối
với em. Sau bài học, em rút ra một số ưu điểm nổi bật của mô
hình Lean Canvas như sau:
- Giữ cho tinh gọn
- Thời gian ra mắt thị trường nhanh chóng
- Hiểu khách hàng của bạn
- Tập trung vào các chỉ số khả thi
Dù chưa có ý định khởi nghiệp nhưng em thấy chủ đề này rất
thú vị, đặc biệt là phần phân tích ví dụ về Facebook. Dựa trên
mô hình này, chúng ta có thể phác hoạ được chân dung khách
hàng cùng với việc thấu hiểu những vấn đề mà khách hàng
gặp phải để từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích và kịp thời,
đem lại lợi nhuận cao.

09
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 8

Buổi học vừa rồi em đã cùng nhóm mình thuyết trình 5 bước thực hiện tư duy thiết kế trong quá trình sản xuất bình nước
cũng như giải đáp thắc mắc của các nhóm khác và nghe các nhóm khác thuyết trình sản phẩm. Vì là lần đầu áp dụng đầy đủ
các bước của tư duy thiết kế để làm nên một sản phẩm nên nhóm em vẫn có những thiếu sót. Đặc biệt quan trọng đó là tên
thương hiệu và tên sản phẩm, thứ để gây ấn tượng với khách hàng thì nhóm em đã không có. Ngoài ra khi cùng nhóm mình
làm việc, em đã luôn đề cao tính thực tế của sản phẩm, vì vậy khi nghe đến những tính năng do các nhóm khác nghĩ ra, em
đã rất ngạc nhiên vì sự sáng tạo của các bạn. Không chỉ vậy, cách thức xây dựng bài thuyết trình của các nhóm cũng giúp em
biết thêm nhiều ứng dụng và công cụ hữu ích để có thể có một bài thuyết trình ấn tượng và sinh động. Nhưng đồng thời, em
vẫn thấy những ý tưởng đó chỉ phù hợp khi nó là ý tưởng, chứ sẽ khó để có thể thực hiện được. Điều này lại khiến em suy
nghĩ, liệu thứ ngăn cản sự sáng tạo có phải là thực tế không?
Tuy nhóm em chưa phải là nhóm làm tốt nhất trong buổi học hôm nay nhưng em rất tự hào về công sức và tâm huyết của
mình và các bạn cùng nhóm. Trước khi làm việc nhóm chúng em còn chưa quen nhau nhưng thông qua hoạt động này, chúng
em đã dần trở nên thân thiết hơn, làm việc ăn ý và hiểu nhau hơn để từ đó tạo ra một sản phẩm chung thật tâm đắc.

10
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 9

Sau khi nghe cô nhận xét bài thuyết trình của nhóm mình và các bạn, em đã note lại thêm rất nhiều điểm tốt mình nên học
tập và những điểm chưa tốt để rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó bài học qua câu chuyện "Sell me this pen" cũng rất mới mẻ và
thú vị đối với em. Khi chưa biết đến câu chuyện đằng sau thử thách này và thấy cô thử thách các bạn trong lớp, em cũng đã
thử nghĩ xem em sẽ làm thế nào nếu gặp thử thách như vậy. Ngay lập tức em đã nghĩ đến việc miêu tả những công dụng của
chiếc bút, dù em tự cảm nhận rằng điều đó không thể thuyết phục được khách hàng. Đến lúc xem video cut từ "The Wolf of
Wall Street" thì em đã rất ấn tượng cách làm của nhân vật Brad, nhanh gọn lẹ và gói gọn trong 2 chữ "supply" and "demand".
Ta cần tạo ra một tình huống khiến khách hàng thấy mình cần sản phẩm đó và mình phải đáp ứng được ngay nhu cầu đó.
Tiếp đến khi xem video giải thích của Jordan Belfort, em đã không thể ngừng cảm thấy "wow, thì ra là vậy". Những gì
Jordan Belfort giải thích rất sát với tư duy thiết kế mà em đã được học ở những tuần trước. Khi muốn bán một sản phẩm, việc
đầu tiên chúng ta cần làm không phải là nêu ra những công dụng của nó, vì làm như vậy thể hiện mình không quan tâm đến
khách hàng mà chỉ quan tâm đến việc bán được hàng. Và sử dụng cách như vậy, thì lại không bao giờ bán được hàng cả.
Trước hết, chúng ta cần phải đặt câu hỏi, nhưng không phải bất kì câu hỏi nào, đó phải là những câu hỏi định hướng giúp
chúng ta khai thác được thông tin về khách hàng, để từ đó hiểu được nhu cầu của khách hàng, những trải nghiệm của họ và
xem xét mức giá của sản phẩm có phù hợp với họ hay không. Từ đó ta có thể xác định đúng đối tượng khách hàng, bán cho
họ những gì họ cần. Sau khi đã biết được những thông tin về khách hàng (bước thấu cảm trong tư duy thiết kế), ta có thể
match sản phẩm của mình với nhu cầu của khách hàng, nói rằng "Đây là sản phẩm hoàn hảo dành cho bạn" và giải thích cho
họ vì sao như vậy. Đến lúc này, việc đưa ra công dụng của sản phẩm sẽ thuyết phục khách hàng hơn rất nhiều, vì họ có thể tự
nhìn ra những công dụng nào sẽ đáp ứng mong muốn của mình. Qua câu chuyện "Sell me this pen", em như được học lại một
lần nữa về tư duy thiết kế và thấy được sự quan trọng cũng như cách áp dụng nó vào thực tế. Ngoài những thứ mình đã học
được từ buổi học, em cũng rất ấn tượng với phần game của nhóm 4. Phần game siêu dễ thương và khuấy động được bầu
không khí của lớp. Dù nhóm "éc éc" không giành được chiến thắng nhưng em cũng rất vui khi được tham gia cùng các bạn ^^

11
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 10

Buổi học vừa rồi em đã được học về chân dung khách Ngoài ra em cũng cảm thấy rất cảm động khi xem video
hàng và tuyên bố giá trị. Em biết được rằng có rất quảng cáo của Grab. Dù đến cuối vẫn phải bật cười nghĩ
nhiều phân khúc khách hàng (mass market, segmented "đúng là quảng cáo", nhưng những thông điệp mà Grab
market, niche market hay multisided market) và cả muốn truyền tải qua đó thật sự rất tích cực và ý nghĩa ạ.
những phân khúc khách hàng khác nhau ở đối với từng Điều này cũng phần nào giúp em hiểu được tại sao dù
sản phẩm. Ở phần thực hành vẽ chân dung khách hàng phí dịch vụ của Grab đắt hơn so với các app tương tự
cho sản phẩm pizza, em vẫn có phần hơi bối rối, ví dụ nhưng vẫn được mọi người lựa chọn sử dụng. Và qua đó
như làm thế nào mình có thể biết được những công tin em cũng hiểu hơn thế nào là tuyên bố giá trị. Đó phải là
cụ thể của khách hàng vì chúng em không có thời gian những giá trị cốt lõi nhất của sản phẩm cô đọng chỉ trong
khảo sát thực tế và sau đó nhóm em cũng bị nhầm giữa một vài từ và nó phải thể hiện được điểm khác biệt giữa
phần hành vi với vấn đề của khách hàng. Nhưng sau mình với các đối thủ khác, là lí do để khách hàng chọn
khi nghe các nhóm khác thuyết trình thì em đã cảm sản phẩm của mình.
thấy hiểu hơn mình cần phải làm gì.

12
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 11

Tuần này lại là một tuần em học được thêm rất nhiều từ các nhóm khác và từ
những lời nhận xét của cô sau khi nghe bài thuyết trình pizza "cải tiến". Không
chỉ vậy mà trong quá trình sửa và bổ sung cho bài của nhóm mình em cũng
thấy mình đã rút kinh nghiệm rất nhiều so với lần trước đó. Ngoài ra tuần này
em cũng được tiếp thu thêm những kiến thức mới về mô hình SWOT, nhìn
nhận được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những cơ hội và rủi ro để từ đó
tìm ra hướng đi phù hợp và có thời gian để tự nhìn lại bản thân mình theo mô
hình này.

Cuối buổi học, chúng em được lắng nghe chia sẻ từ những


anh/chị cựu sinh viên ULIS, trong đó em tâm đắc nhất về chia sẻ
của chị Thái Hằng: “Mạnh dạn đón nhận tất cả các cơ hội nghề
nghiệp, sau khi ra trường dù em chưa có định hướng về công
việc nhưng sau quá trình làm việc và trải nghiệm nhiều ngành
nghề thì mình sẽ biết được mình muốn làm gì và phù hợp với
ngành nghề nào nhất. Thử sức với các nghề khác nhau cũng là cơ
hội để hiểu hơn về bản thân mình”. Đó không chỉ là những lời
khuyên về khởi nghiệp, mà còn cả về con đường phát triển bản
thân. Qua những lời chia sẻ đó, em cảm thấy được truyền thêm
rất nhiều động lực để vững bước trên con đường mình đã chọn.

13
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 12-14

Sau khi đã tìm được nhóm xong, chúng em đã ngay lập tức bắt tay vào lên ý tưởng cho dự án final pitch của mình. Đầu tiên,
chúng em cùng nhau đưa ra những chủ đề mà mình thấy là cần được quan tâm và giải quyết, sau đó cả nhóm cùng thống nhất
chọn một chủ đề để triển khai. Rất may mắn là quá trình thảo luận của chúng em diễn ra hết sức thuận lợi và nhanh chóng.
Sau đó chúng em cùng áp dụng mô hình tư duy thiết kế đã được học để triển khai dự án theo những hướng dẫn của cô Ngọc.
Nhóm em đã cùng nhau ngồi họp, phân chia và chủ động nhận công việc. Điều này khiến em rất vui, vì cảm thấy mình thật
sự đang làm việc nhóm, chứ không cần một mình làm toàn bộ mọi công việc như ở một số môn học khác. Sau đó dựa trên
những đóng góp ý kiến qua các buổi tham vấn, chúng em chỉnh sửa lại và cải tiến thêm sản phẩm của mình. Trong gần một
tháng làm việc chung, các thành viên trong nhóm em luôn chủ động cập nhật tiến độ công việc, hoàn thành công việc đúng
hạn và nhờ những thành viên khác góp ý, chỉnh sửa. Em thấy mình rất may mắn khi có những teammates tuyệt vời như vậy.
Ngoài ra trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, em cũng rất mong đợi đến phần tham vấn của cô Ngọc. Em cảm thấy mình
cần học hỏi rất nhiều từ cách nhận xét của cô. Cô không trực tiếp bảo chúng em phải sửa chỗ này, sửa chỗ kia mà chỉ đưa ra
những câu hỏi định hướng, gợi mở để chúng em tự tìm hướng giải quyết và thay đổi sao cho phù hợp. Nhờ những buổi định
hướng đó mà sản phẩm của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn, và điều này có thể thấy rõ được qua từng tuần. Cuối cùng,
em cảm thấy rất vui vì cả nhóm đã có thể hoàn thành dự án với tất cả tâm sức của mình.

14
B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học Tuần 15

Buổi thuyết trình Final Pitch, cũng là buổi học cuối cùng của lớp mình là một
buổi học đem đến cho em rất nhiều cảm xúc. Dù ngồi nghe thuyết trình gần 3
tiếng đồng hồ nhưng em không hề thấy nhàm chán một chút nào, ngược lại còn
vô cùng hào hứng, càng ngày càng trông đợi các nhóm sau hơn. Thông qua buổi
thuyết trình này các nhóm đã thể hiện được một phần những kiến thức mình đã
học được ở khóa học, đặc biệt là đã cải thiện hơn rất nhiều so với lần thuyết
trình bình nước đầu tiên. Qua đó em thấy mình còn phải học hỏi các bạn rất
nhiều, từ cách làm slides sao cho đẹp mắt mà vẫn khoa học, thu hút người nhìn;
hay cách thuyết trình như nào để có thể lôi cuốn người nghe, thuyết trình bằng
hình thức nào để có thể tương tác với khán giả. Bên cạnh đó, một điều cũng vô
cùng quan trọng đó là cách đưa ra đánh giá và phản hồi có hiệu quả. Để cóthể
đưa ra những góp ý chính xác và có ích, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên cái
nhìn khách quan, đa chiều, tư duy phản biện tích cực để khích lệ sự phát triển
của các bạn, hướng mọi người đến điều tích cực và ngày càng cải thiện tốt hơn.

Em cũng rất bất ngờ trước những ý tưởng sáng tạo của các nhóm, các bạn đều
rất xuất sắc xây dựng những ý tưởng vô cùng thiết thực, mới mẻ và đầy tâm
huyết. Trong đó, em ấn tượng nhất với dự án ULIS Podcasts: Food for soul của
nhóm 7. Em nghĩ rằng nếu dự án thành công thì nó sẽ trở thành một phương
thức xoa dịu tâm hồn cho cộng đồng sinh viên trường Ngoại ngữ, là một kênh
podcast có thể tiếp thêm động lực cho các bạn sinh viên trên con đường học tập
của mình. Hy vọng dự án của nhóm sẽ ngày càng hoàn thiện và thành công hơn
nữa

15
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

1. Sáng tạo, đột phá và thay đổi tư duy


Có thể nói toàn bộ môn học này khiến em có sự thay đổi và đột phát về tư duy rõ ràng. Từ việc thay đổi để có tư duy phát
triển: lắng nghe từ nhiều phía, biết tiếp thu một cách có chọn lọc và từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Đây chính là thông điệp
mà chúng em được nhận khi bắt đầu khóa học. Bản thân em từ trước đến này luôn nằm ở vùng an toàn, em không có đủ dũng
cảm và dũng khí để bước ra khỏi cái vỏ bọc mà em tự tạo ra. Em không thật sự chủ động tư duy hay nói lên ý kiến của bản
thân. Nhưng sau khi được nghe cô Ngọc giảng dạy và động viên, em đã dần dần bước ra được khỏi vùng an toàn của mình.
Em đã dần tương tác với lớp trong các hoạt động thảo luận, chủ động đưa ra ý kiến xây dựng và đóng góp cho nhóm. Em
mong rằng bản thân trong tương lai sẽ thoát được khỏi vùng an toàn và hướng đến vùng trưởng thành để có thể học hỏi, phát
triển hơn nữa. Trong phần Tư duy thiết kế, em đã hoàn toàn thay đổi được cách nghĩ cũng như cách nhìn của mình. Trước khi
học khóa này và kể cả trong những ngày đầu của khóa học, em luôn nghĩ việc đưa ra ý tưởng sáng tạo là việc đưa ra những ý
tưởng mới lạ, những ý tưởng chưa ai từng nghĩ ra, phải là những ý tưởng cao xa và có ích.
Chính vì có tư duy như vậy, vô tình tự bản thân em đã đóng cánh cửa của sự tư duy sáng tạo, tự làm bản thân mất dần khả
năng tưởng tượng. Nhưng sau nhiều bài học, sau nhiều hoạt động nhóm, em đã dần mở mang được tri thức của mình. Cô
Ngọc đã có cách dẫn dắt khiến em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, sáng kiến của bản thân mà không phải lo sợ bị chê bai,
chỉ trích. Tưởng chừng như không thể, nhưng việc tự do sáng tạo giúp em mở rộng tầm nhìn và quan trọng hơn, em còn hết
sức quan tâm tìm hiểu và tìm cách hiện thực nó. Cả những hoạt động như “Nhìn đồ vật cũ bằng con mắt mới” cũng giúp em
hiểu ra sáng tạo không chỉ là tạo ra cái mới, mà còn có thể thay đổi, làm mới cái cũ.

16
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

2. Khả năng làm việc nhóm và làm việc hợp tác trong nhóm
Con người không thể lúc nào cũng làm việc độc lập cô đơn mà có những lúc cần đồng đội sát cánh, hỗ trợ bên cạnh. Môn học
này tạo cơ hội cho em được làm việc nhóm rất nhiều, và nó cũng thay đổi cách suy nghĩ của em về việc làm việc nhóm.
Trước đây em có suy nghĩ rất sợ làm việc nhóm bởi em đã có những trải nghiệm làm việc nhóm nhưng phải một mình gánh
toàn bộ công việc. Vì vậy khi biết môn học phải làm việc nhóm rất nhiều thì em đã cảm thấy áp lực. Tuy nhiên những hoạt
động nhóm trong các buổi học đã khiến em có một định nghĩa khác về cách làm việc nhóm. Khi chúng em làm bài tập sáng
tạo bình nước, thiết kế pizza, em thật sự rất vui với không khí sôi nổi của nhóm. Mọi người cùng bàn bạc, lắng nghe những ý
tưởng cũng như góp ý để cùng nhau cải thiện và đưa ra giải pháp cho những vấn đề nhóm đang mắc phải. Cả nhóm đã chủ
động phân công và nhận đầu việc phù hợp với khả năng của bản thân, hoàn thành phần việc cũng như xin góp ý của các
thành viên khác và hoàn chỉnh lại bài làm. Cách làm việc như vậy đã tạo nên một hoạt động nhóm thật sự hiệu quả và em
nghĩ mình sẽ tiếp tục áp dụng cách làm việc nhóm như vậy đối với những môn học khác.
Các hoạt động nhỏ như “Marshmallow challenge” cũng đều cần có sự hợp tác, phối hợp của cả nhóm. Sau những lần hoạt
động nhóm này, em nhận ra không nhất thiết phải làm việc với những người mình quen mới có hiệu quả mà làm việc với
càng nhiều người càng mở ra cơ hội cho bản thân. Bởi vì ai cũng có những điểm mà từ đó mình có thể rút kinh nghiệm, hoặc
học hỏi theo.

17
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

3. Kỹ năng giao tiếp


Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng đối với mọi ngành nghề và đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến ngôn ngữ.
Trước đây em là người rất rụt rè, ngại giao tiếp và luôn né tránh các cuộc tranh luận. Nhưng nhờ sự dẫn dắt, truyền cảm hứng
của cô Ngọc cũng như các hoạt động của mỗi giờ học đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của em.
Ngay từ buổi đầu tiên, khi tham gia hoạt động làm quen với các bạn, em đã cảm nhận được sự cởi mở, nhiệt tình của các bạn
trong lớp khiến em cũng muốn đáp lại và thể hiện bản thân nhiều hơn, cũng muốn tạo ra những ấn tượng riêng của bản thân
mình. Các hoạt động nhóm ở những tuần học sau cũng đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp của em.
Từ những người lạ đến từ những khoa khác nhau nhưng vì cùng có chung một mục đích nên chủ động giao tiếp, tìm ra tiếng
nói chung. Chỉ sau vài tuần học, em đã tự tin hơn rất nhièu khi nói chuyện với các bạn trong những lần bắt cặp bất kì để làm
hoạt động nhóm.
Trong khóa học, em không chỉ dược học thêm về kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động nhóm thực hiện tại lớp mà còn qua
những hoạt động teamwork. Bởi để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất, các thành viên trong nhóm đều cần nêu được ý tưởng
và phát biểu ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao. Xuyên suốt quá trình học, kỹ năng giao tiếp của em đã dần được cải
thiện hơn, em đã dần dần bước ra khỏi vùng an toàn và tiến đến vùng học hỏi. Em cũng học được cách đưa ra góp ý và cách
tiếp nhận ý kiến. Làm thế nào để đưa ra được những góp ý hữu ích, mang tính xây dựng, giúp đối phương hoàn thiện hơn. Và
làm thế nào để tiếp nhận những góp ý, để hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó là những bài học rất hay và hữu ích đối với em,
không chỉ trong môn học này mà còn trong những môn học khác, thâm chí trong cả cuộc sống, công việc tương lai sau này.

18
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

4. Khả năng lãnh đạo


Tuy chúng em không có một buổi học hay tọa đam nào trực tiếp nói về kỹ năng lãnh đạo nhưng thông qua các hoạt động
nhóm, những lần teamwork, khả năng lãnh đạo của chúng em đã được nâng cao. Đặc biệt thông qua chuỗi hoạt động liên
quan đến tư duy thiết kế. Trước đây em thường không nhận việc làm trưởng nhóm vì em nghĩ rằng mình không đủ khả năng
cũng như có suy nghĩ tiêu cực rằng mình sẽ phải chỉ đạo người khác. Nhưng sau những lần hoat động sáng tạo trong nhóm
em đã hiểu ra tầm quan trọng của việc có một người lãnh đạo giỏi. Việc không có trưởng nhóm sẽ khiến cho hoạt động nhóm
không được hiệu quả vì tốn rất nhiều thời gian để tìm ra hướng đi chung. Một trong những điều em nhận ra ở một người lãnh
đạo sau khóa học này là người lãnh đạo không phải người chỉ tay năm ngón, ngồi đợi mọi người làm việc theo ý mình mà đó
phải là người có tầm nhìn rộng mở, dẫn dắt mọi người cùng đi trên con đường chung, nắm rõ được tình hình mọi công việc
trong nhóm để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải biết cách lắng nghe, cách truyền đạt để
luôn giữ được tinh thần tích cực chung của cả nhóm. Không những vậy, một nhà lãnh đạo giỏi còn phải là người biết kết nối,
gắn kết các thành viên trong nhóm mình, luôn có những cách để thúc đẩy tinh thần mọi người làm việc một cách hiệu quả
nhất và hoàn thành công việc đúng hạn. Nhận thức được điều này, em đã áp dụng được vào các môn khác, dù chưa hoàn toàn
ứng dụng được hết nhưng nhờ có kiến thức và sự hiểu biết từ môn học mà em đã tự tin hơn khi đứng ra lãnh đạo một nhóm.
Và trong tương lai, nếu có cơ hội em sẽ không ngần ngại nhận vai trò trưởng nhóm để rèn luyện thêm khả năng lãnh đạo của
mình.

19
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

5. Học tập và tăng cơ hội học tập


Em đã học được rất nhiều điều thông qua môn học này. Không chỉ là những kỹ năng, những kiến thức từ các buổi học, từ
những buổi tọa đàm, những chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước mà còn cả những bài học từ chính các bạn, từ chính
bản thân mình. Đầu tiên là việc thực hiện chiêm nghiệm. Việc viết chiêm nghiệm sau mỗi buổi học đã giúp em hệ thống lại
những kiến thức mình tiếp thu được. Có thể có người nghĩ rằng chiêm nghiệm là việc không quá quan trọng nhưng sau khi
học và áp dụng, em nhận ra đây là một việc cực kì cần thiết không chỉ trong các môn học mà còn cả trong cuộc sống. Việc
ghi lại những gì đã học, đã làm trong một ngày giúp em rút ra được nhiều bài học ví dụ như mình nên hạn chế việc A hay nên
dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến việc B. Em cũng đã áp dụng chiêm nghiệm vào các môn học khác và chính điều này
đã thúc đẩy em nhớ lại những gì mình đã học. Em cũng tự hệ thống lại kiến thức sau mỗi buổi và cách làm này giúp em nắm,
ôn tập kiến thức dễ dàng hơn rất nhiều, không còn tình trạng dồn rất nhiều đến gần kỳ thi mới thức trắng đêm học.
Tiếp đó chúng em học được từ việc lắng nghe chia sẻ từ những anh chị cựu sinh viên ULIS và nhận ra được những bài học
đáng quý: Nếu không biết mình sẽ làm gì tiếp theo thì thử làm đủ mọi ngành, mình đều sẽ học được gì đó. Có thể bắt đầu từ
những cái mình thích trước. Cần nghiên cứu thị trường (áp dụng Thấu cảm) và dùng điểm khác biệt, đặc biệt của mình làm
điểm mạnh, giúp mình tạo nên “nhân hiệu” (thương hiệu con người mình). Nên nghĩ xem mình muốn học gì ở công việc
mình làm. Ở mỗi công việc dù là lương thấp hay lương cao, làm việc chân tay hay trí óc, chúng ta đều sẽ học được điều gì đó,
quan trọng là cần phải chiêm nghiệm thường xuyên để “ôn lại” những gì mình học được, biết được điều mình làm tốt để phát
huy, điều chưa tốt để sửa đổi. Ngoài ra, em còn biết bản thân phải là người chủ động, luôn nắm bắt cơ hội và không được từ
bỏ. Dù có nhiều lần thử nghiệm thất bại, ta lại bắt đầu từ bước thấu cảm để tìm ra một lối đi khác. Sau những lần thất bại là
một bài học để em rút kinh nghiệm, bài học để đưa ra hướng làm, cách giải quyết khác tốt hơn.

20
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

6. Tự phát triển bản thân


Nhờ những hoạt động như “Cây kỳ vọng”, nhận diện bản thân, SWOT mà em đã có cơ hội nhìn lại, tự thay đổi và phát triển
mình. Việc đầu tiên mình phải làm khi bắt đầu bất kì một công việc, một dự án nào đó là nhận diện bản thân, biết được điểm
mạnh, điểm yếu và mục tiêu của mình. Cùng với đó, những buổi học tiếp theo cung cấp cho em cơ hội tự phát triển bản thân
đầy đủ về mọi mặt – giao tiếp, làm việc nhóm,... Thời gian tham gia khóa học không dài nhưng bản thân em đã được trang bị
những kiến thức, khám phá bản thân và rèn luyện một số kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống và công việc. Em đã học được
rằng con người dù có chung một điều kiện phát triển nhưng mỗi cá nhân sẽ có ý tưởng riêng, năng lực sáng tạo riêng, hiểu
được thế nào là tư duy thiết kế, hiểu được ý nghĩa của “giá trị", nhận diện bản thân và trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng thấu hiểu tâm lý của chính những thành viên trong nhóm. Qua khoá học, em nhận thấy mình cần:
Không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo những ý tưởng mới.
Nhìn nhận vấn đề với một cái nhìn khách quan, đa chiều.
Trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, biết sử dụng, phát huy sức mạnh tập thể.
Tự tin trình bày, thể hiện bản thân trước đám đông.
Chủ động kiến tạo và nắm bắt cơ hội
Em cũng được tạo cơ hội để làm quen thêm rất nhiều bạn mới, mở rộng vòng quan hệ của mình. Em mong muốn trong tương
lai có thể đưa ra một dự án nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng để giúp được mọi người cũng như có thể phần nào giúp
em trong việc làm khóa luận tốt nghiệp.

21
Lời kết
Em nghĩ rằng khóa học này rất hữu ích không chỉ với bản thân em mà còn với rất nhiều bạn, không chỉ nhờ
các kiến thức mới mà còn nhờ phương pháp dạy học, khơi gợi được hứng thú khám phá, phát triển bản thân
của học viên. Em hy vọng rằng, ngoài môn Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp, các thầy cô cũng như nhà trường
có thể tạo điều kiện cho chúng em được tham gia thêm nhiều môn học hay các buổi toạ đàm về những kỹ
năng mềm, những kiến thức vô cùng cần thiết để có thể đáp ứng với nhu cầu của thời đại.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐÃ TẠO NÊN BỘ MÔN BỔ ÍCH NÀY ĐỂ
CHÚNG EM CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM VÀ HỌC TẬP. ĐẶC BIỆT EM XIN GỬI LỜI CẢM ƠN
SÂU SẮC ĐẾN CÔ NGỌC – GIẢNG VIÊN TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY CHÚNG EM. CẢM ƠN CÔ VÌ
ĐÃ LUÔN LUÔN LẮNG NGHE, THẤU HIỂU VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CHÚNG EM PHÁT TRIỂN.
CẢM ƠN CÔ VÌ LÚC NÀO CŨNG TẬN TÂM, LÚC NÀO CŨNG TRÀN ĐẦY NHIỆT HUYẾT, ĐEM
ĐẾN CHO CHÚNG EM MỘT GIỜ HỌC VUI VẺ VÀ THÚ VỊ, KHÔNG HỀ GIỐNG MÔN HỌC NÀO
KHÁC. EM CŨNG CẢM ƠN BA ANH CHỊ TRỢ GIẢNG ĐÁNG YÊU ĐÃ LUÔN HỖ TRỢ CHÚNG EM
TRONG SUỐT KHÓA HỌC. EM MONG RẰNG MÔN HỌC TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP
SẼ ĐƯỢC THẦY CÔ PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯỢC NHIỀU CÁC BẠN SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ ĐÓN
NHẬN.

22

You might also like