You are on page 1of 31

ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................................................2
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................2
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước.........................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................5
6. Giới hạn nghiên cứu......................................................................................................................6
7. Đóng góp mới của đề tài................................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................8
1. Khái niệm.......................................................................................................................................8
1.1. Khái niệm áp lực đồng trang lứa............................................................................................8
1.2. Khái niệm về kết quả học tập, thành tích học tập................................................................8
2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu..............................................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA VÀ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY..........................................................................................10
1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................10
1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính......................................................................................10
1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng...................................................................................11
2. Kết quả khảo sát về tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................................................................12
3. Nguyên nhân................................................................................................................................13
4. Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến kết quả học tập......................................................16
4.1. Ảnh hưởng tích cực................................................................................................................16
4.2. Ảnh hưởng tiêu cực................................................................................................................17
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................................................19
1. Giải pháp hướng tới sinh viên.....................................................................................................19
1.1. Biết trân trọng chính mình, không so sánh mình với người khác.....................................19
1.2. Có mục tiêu rõ ràng...............................................................................................................20
1.3. Biến áp lực thành động lực...................................................................................................20
2. Giải pháp hướng tới nhà trường, gia đình và mọi người xung quanh.....................................21
2.1. Đối với nhà trường.................................................................................................................21
2.2. Đối với gia đình......................................................................................................................21
2.3. Đối với bạn bè và mọi người xung quanh............................................................................21
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, ”Peer pressure” – Áp lực đồng trang lứa được nhiều người
biết đến bởi mức độ phổ biến của nó, xuất hiện rộng rãi từ trường học đến công sở,
từ gia đình đến xã hội, và thậm chí trên không gian mạng. Nỗi ám ảnh chung qua
từng thế hệ mang tên “con nhà người ta” luôn hiện hữu và ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Cụm từ này hiển nhiên được xem như thước đo để đánh giá một
con người trong giai đoạn thanh thiếu niên, đặc biệt trở thành một nỗi áp lực vô
hình đối với sinh viên vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm sống cũng như những thay
đổi trong tâm sinh lý, tình cảm khiến họ dễ bị tác động.

Theo quan điểm khách quan, áp lực đồng trang lứa giống như một con dao hai
lưỡi, và tác dụng của nó phụ thuộc vào người sử dụng. Không hẳn mọi sự so sánh
đều xấu, nếu chúng ta suy nghĩ “peer pressure” theo hướng tích cực thì nó sẽ trở
thành động lực, để chúng ta tiến lên, định hướng cho chúng ta phương hướng tiến
bộ. Do đó mà áp lực đồng trang lứa cũng có nhiều tác động lớn và nghiêm trọng
tới kết quả học tập của sinh viên ở trường. Ảnh hưởng của bạn bè đồng lứa khác
nhau về mức độ và cách các sinh viên tiếp nhận môi trường của những người bạn
cùng nhóm. Khi một sinh viên bị ảnh hưởng và thúc đẩy bởi các bạn học, sinh
viên đó sẽ đạt thành tích cao trong học tập và ngược lại.

Qua quá trình quan sát và trao đổi với các bạn sinh viên khoa Khoa Đào tạo Đặc
Biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tôi nhận thấy áp lực đồng
trang lứa đã vô hình tạo nên một nỗi ám ảnh đối với các bạn sinh viên trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và sinh viên Khoa Đào Tạo Đặc Biệt
nói riêng.
Chúng tôi nhận thấy dưới những bài đăng có nội dung về kết quả học tập đạt thành
tích cao, những cá nhân đạt được học bổng,… các bạn thường nhận được những
bình luận mang tính ngưỡng mộ, có bạn thì thán phục, nhưng cũng có người ganh
tỵ với thành tích của các bạn vì nổi trội hơn mình. Từ đó, áp lực đồng trang lứa dần
hình thành giữa các cá nhân tại nhóm Cộng đồng Sinh viên Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích về: “Mối liên hệ giữa áp
lực đồng trang lứa và kết quả học tập của Sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh”, góp phần bổ sung tài liệu vào các
nghiên cứu thực nghiệm, tìm kiếm kiến thức để hiểu cụ thể hơn tác động của áp lực
đồng trang lứa đến kết quả học tập của sinh viên và xác định nguyên nhân, từ đó
giúp sinh viên chủ động nhận thức và phòng tránh áp lực đồng trang lứa. Kết quả
phân tích cũng giúp các nhà trường có những giải pháp tốt hơn để hỗ trợ sinh viên
trong quá trình học tập, giảm bớt căng thẳng để lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.

2. Tổng quan nghiên cứu


2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Cơ sở lý thuyết về áp lực đồng trang lứa: Theo Barual & Borual, 2016, áp lực từ
bạn bè được định nghĩa là ảnh hưởng từ một nhóm đồng đẳng hoặc một cá nhân để
thay đổi giá trị, thái độ hoặc hành vi của họ để tuân theo kỳ vọng của nhóm. Áp lực
đồng trang lứa thể hiện dưới dạng tích cực, tiêu cực hoặc cả hai trong cuộc sống
của thanh thiếu niên. Áp lực đồng trang lứa thể hiện rõ nhất ở môi trường học
đường.

Các khía cạnh của áp lực đồng trang lứa liên quan đến hành vi chấp nhận rủi ro đã
trở thành một lựa chọn trong cuộc sống của mọi người, đặc biệt là tuổi vị thành
niên. Goel và Malik (2017) định nghĩa hành vi chấp nhận rủi ro là có mục đích, có
định hướng mục tiêu và tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Loại hành vi chấp nhận rủi ro
phổ biến nhất của thanh thiếu niên là lạm dụng chất kích thích, cuồng nộ trên
đường, hành vi tình dục và chế độ ăn uống không lành mạnh

Theo Klaus Boehnke, tác giả có bài nghiên cứu về Áp lực đồng trang lứa là nguyên
nhân dẫn đến học hành kém hiệu quả thành tích toán học giữa học sinh trung học
cơ sở Đức, Canada và Israel. Kết quả cho thấy rõ rằng Peer pressure có sự liên
quan đến thành tích toán học và đối tượng chính bị ảnh hưởng bởi Peer pressure là
Học sinh Trung học cơ sở thuộc giới tính nữ.

Nghiên cứu của Chan & Chan (2011) tìm thấy rằng quan hệ với người mẹ có ảnh
hưởng lớn đến khả năng bị áp lực bởi bạn bè khi chúng ta ở độ tuổi teen. Kết quả
nghiên cứu cho thấy những trẻ vị thành niên có mẹ có xu hướng kiểm soát hành vi
của họ như việc kỉ luật con trong giờ giấc đi chơi hay cho phép làm việc này hoặc
cấm làm việc kia thường giúp trẻ ít bị áp lực thực hiện những hành vi mà bạn bè
muốn trẻ làm hơn. Ngược lại, việc người mẹ có xu hướng kiểm soát con bằng cách
thao túng tâm lý của trẻ như khiến trẻ cảm thấy tội lỗi hoặc lo sợ, đối xử với trẻ
như em bé hoặc bảo vệ thái quá có thể dẫn đến khả năng trẻ cảm thấy bối rối và
mất định hướng trong hành vi dẫn đến có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi bạn đồng
lứa hơn.

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Theo trang ybox.vn, áp lực đồng trang lứa là một hội chứng tâm lý mà hầu hết
chúng ta đều đã và đang mắc phải, là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người
thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ
để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Từ đó làm nảy sinh những áp lực và cảm
xúc buồn bã không đáng có.
Theo trang vietcetera.com, Peer pressure (tạm dịch: Áp lực đồng trang lứa) là khi
cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội (cùng độ
tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,...) và phải thay đổi thái độ, giá
trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Tang web chỉ ra
những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất về áp lực đồng trang lứa là những người
chưa phát triển hoàn thiện, ổn định, thiếu kinh nghiệm, vì vậy thanh thiếu niên và
các bạn sinh viên là người dễ bị tác động nhất. Bên cạnh đó, trang web còn chỉ ra
một số nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng ta có thể khiến cúng ta ảnh hưởng
bởi áp lực đồng tảng lứa như mong muốn được hòa nhập, mạng xã hội, chủ nghĩa
tập thể,.. Từ đó cũng đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.

Tác giả Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương đã nghiên cứu về các nhân tố cơ
bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
7 yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mức độ tác động của các yếu tố đến
kết quả học tập cũng đã được xác định. Cụ thể, tác động mạnh nhất đến kết quả
học tập của sinh viên là yếu tố Sở thích học tập; thứ hai là yếu tố cơ sở vật chất;
thứ ba là yếu tố áp lực xã hội; yếu tố thứ tư là áp lực bạn bè cùng trang lứa; quan
trọng thứ năm là yếu tố năng lực trí tuệ; thứ sáu là yếu tố học bổng và cuối cùng là
yếu tố động cơ của ba mẹ.

Nhóm sinh viên của Học viện ngoại giao Khoa Lý luận Chính trị đã thực hiện
nghiên cứu về mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội và áp
lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19. Kết quả cho thấy mạng xã
hội có ảnh hưởng tới học sinh và gây ra những áp lực nhất định. Tuy nhiên thành
tích học tập và ngoại hình lại là hai yếu tố có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến các
bạn trẻ thuộc độ tuổi 16-19.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập
của Sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp lực đồng
trang lứa và kết quả học tập của Sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tôi mong
muốn giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về sự tác động của áp lực đồng trang lứa
đối với kết quả học tập và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này.

5. Câu hỏi nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về áp lực đồng trang lứa: Theo Barual & Borual, 2016, áp lực từ
bạn bè được định nghĩa là ảnh hưởng từ một nhóm đồng đẳng hoặc một cá nhân để
thay đổi giá trị, thái độ hoặc hành vi của họ để tuân theo kỳ vọng của nhóm. Áp lực
đồng trang lứa thể hiện dưới dạng tích cực, tiêu cực hoặc cả hai trong cuộc sống
của thanh thiếu niên. Áp lực đồng trang lứa thể hiện rõ nhất ở môi trường học
đường.

Các khía cạnh của áp lực đồng trang lứa liên quan đến hành vi chấp nhận rủi ro đã
trở thành một lựa chọn trong cuộc sống của mọi người, đặc biệt là tuổi vị thành
niên. Goel và Malik (2017) định nghĩa hành vi chấp nhận rủi ro là có mục đích, có
định hướng mục tiêu và tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Lạm dụng chất kích thích, cuồng
nộ trên đường, hành vi tình dục và chế độ ăn uống không lành mạnh là loại hành vi
chấp nhận rủi ro phổ biến nhất của thanh thiếu niên.

Theo cuộc khảo sát của CareerBuider, áp lực từ những người xung quanh quá lớn
không chỉ có ảnh hưởng đến kết quả học tập mà thậm chí còn có tác hại vô cùng
nghiêm trọng với sức khỏe, nó có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như buồn nôn,
đau đầu, mất ngủ liên tục và nhiều ngày.

Nghiên cứu của Chan & Chan (2011) tìm thấy rằng quan hệ với người mẹ có ảnh
hưởng lớn đến khả năng bị áp lực bởi bạn bè khi chúng ta ở độ tuổi teen. Kết quả
nghiên cứu cho thấy những trẻ vị thành niên có mẹ có xu hướng kiểm soát hành vi
của họ như việc kỉ luật con trong giờ giấc đi chơi hay cho phép làm việc này hoặc
cấm làm việc kia thường giúp trẻ ít bị áp lực thực hiện những hành vi mà bạn bè
muốn trẻ làm hơn. Ngược lại, việc người mẹ có xu hướng kiểm soát con bằng cách
thao túng tâm lý của trẻ như khiến trẻ cảm thấy tội lỗi hoặc lo sợ, đối xử với trẻ
như em bé hoặc bảo vệ thái quá có thể dẫn đến khả năng trẻ cảm thấy bối rối và
mất định hướng trong hành vi dẫn đến có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi bạn đồng
lứa hơn.

6. Giới hạn nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: 400 sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Đóng góp mới của đề tài

Những nghiên cứu có liên quan về “Áp lực đồng trang lứa” ở học sinh, sinh viên
nói chung, và sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang được các nhà nghiên cứu về tâm lý học quan
tâm. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về “Áp lực đồng trang lứa”, tuy nhiên
về mối liên hệ giữa chúng và kết quả học tập của các bạn sinh viên thì vẫn chưa có
những giải đáp thỏa đáng.

Hội chứng “Áp lực đồng trang lứa” chính là yếu tố chủ chốt góp phần tạo ra mối
liên hệ trực tiếp với kết quả học tập của các bạn sinh viên. Nghiên cứu này góp
phần làm sáng tỏ thực trạng, đặc điểm, và những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực
của “Áp lực đồng trang lứa” ở các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn tổng quan hơn về “Mối liên hệ
giữa Áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập”. Chúng tôi hy vọng công trình
nghiên cứu này của nhóm có thể đóng góp một cách tích cực nhất cho đời sống
tinh thần của các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm áp lực đồng trang lứa

Peer pressure (Áp lực đồng trang lứa) là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những
người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi
của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.

1.2. Khái niệm về kết quả học tập, thành tích học tập

Thành tích học tập là một khái niệm tương đối đo lường sự cải thiện kết quả hoạt
động của học sinh trong một khoảng thời gian với sự trợ giúp của các hướng dẫn
của giáo viên. Vì vậy, thành tích là những gì một học sinh nhận được dưới dạng
điểm bây giờ so với những gì anh ta đạt được trong kỳ thi trước của mình. Để vượt
qua được một kỳ học với thành tích đáng nể cũng là kết quả mà học sinh đạt được.
Đây là một khái niệm được các cá nhân sử dụng trong sơ yếu lý lịch hoặc dữ liệu
sinh học của họ để thu hút sự chú ý đến các kỹ năng hoặc điểm xuất sắc của họ đạt
được trước đó. Nói chung là sự tiến bộ của học sinh trong một khoảng thời gian
được phản ánh thông qua chính điểm số của họ và rộng hơn đó được gọi là thành
tích.

Kết quả học tập cho biết khả năng tiếp thu và áp dụng vào thực tế của trẻ em sau
một quá trình học tập. Kết quả học tập thường được thể hiện dưới dạng kiến thức,
kỹ năng hay tích lũy các bạn sau quá trình ôn tập, dạy bảo.
2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn người đọc có thể hiểu
hơn được về cụ thể những yếu tố, nguyên nhân và những ảnh hưởng của áp lực
đồng trang lứa từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả áp dụng cho chính cá nhân
các bạn sinh viên khoa Đào tạo đặc biệt nói riêng và các bạn sinh viên Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, các giải pháp cho nhà trường, gia đình
và toàn xã hội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐỒNG
TRANG LỨA VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO
ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: nhóm sẽ thu thập những dữ liệu, thông
tin khoa học liên quan đến đề tài của nhóm trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài
liệu đã có và sử dụng các thao tác tư duy logic để rút ra kết quả khoa học cần thiết.

Các bước thu thập dữ liệu thứ cấp:

1. Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu

2. Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong

3. Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên ngoài

4. Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

5. Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu

6. Hình thành các nguồn dữ liệu cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc

Phương pháp phỏng vấn sâu: nhóm khảo sát sẽ thu thập thông tin định tính thông
qua việc trao đổi, trò chuyện với đối tượng nghiên cứu. Tại đây, người tham gia có
thể cùng bày tỏ, chia sẻ ý kiến và thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất về vấn đề
đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp nhóm khảo sát khai thác một cách chi tiết, đi sâu vào
nhiều khía cạnh của vấn đề.

Quy trình phỏng vấn sâu gồm các bước sau: Giới thiệu về nhóm và mục đích của
buổi phỏng vấn; Trò chuyện, trao đổi và làm quen đối tượng phỏng vấn; Giới thiệu
về cấu trúc các câu hỏi sẽ đưa ra trong buổi phỏng vấn; Tiến hành phỏng vấn với
đối tượng nghiên cứu; Kết thúc phỏng vấn và cảm ơn đối tượng phỏng vấn.

1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là
phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện, có thể thu được một lượng lớn thông tin
trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhóm qua các khảo sát sẽ soạn sẵn bảng câu hỏi và gửi đến cho đối tượng nghiên
cứu tự trả lời thông hình thức khảo sát trực tuyến (online survey) – gửi đường link
khảo sát đến người đối tượng khảo sát. Một người mất khoảng 10 phút để điền
phiếu và gửi lại cho nhóm khảo sát. Sau đó, nhóm khảo sát thu thập dữ liệu. Quy
trình được lặp lại cho đến khi nhóm khảo sát thu thập đủ số lượng đặt ra.

Về mặt kỹ thuật phương pháp điều tra bảng hỏi có 3 công việc: chọn mẫu, thiết kế
bảng câu hỏi và xử lý kết quả điều tra.

Kỹ thuật phân tích dự kiến sử dụng: sau khi nhận lại câu trả lời từ bảng câu hỏi và
cuộc phỏng vấn sâu, nhóm trước hết sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu
ích, sau đó phân tích các dữ liệu bằng các phương thức: thống kê mô tả, chạy các
thống kê suy diễn, mô tả thống kê đơn biến, dự đoán để xác định các nhóm,...
thông qua công cụ đặc biệt là phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social
Sciences) ( kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của nhóm nghiên cứu), cuối cùng
tổng hợp, thu thập và ghi chép lại các kết quả thu được.
2. Kết quả khảo sát về tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh đang rất phổ biến và là một vấn đề vô cùng đáng báo động và lo lắng.
Ảnh hưởng đồng trang lứa biểu hiện ngay cả ở suy nghĩ, lời nói, hành động. Biểu
đồ dưới đây là sự thể hiện rõ nhất cho tình trạng áp lực đồng trang lứa, kết quả dựa
trên thực hiện khảo sát hơn 100 sinh viên đang học tại khoa Đào tạo đặc biệt:

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rất rõ rằng mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
đối với sinh viên khoa Đào tạo đặc biệt là một con số không hề nhỏ, chỉ có một số
ít sinh viên là chưa từng gặp phải tình trạng này. Xét về mức độ các bạn có thể gặp
áp lực đồng trang lứa, tỷ lệ các bạn mà thỉnh thoảng gặp tình trạng áp lực đồng
trang lứa (chiếm 53,3% mẫu nghiên cứu) và số lượng người thường xuyên gặp
phải lên đến 23,5%. Đây là con số đáng báo động và nó cho thấy rằng tình trạng áp
lực đồng trang lứa ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Nhà
trường cũng như gia đình cần có sự chung tay giúp đỡ các em “rất thường xuyên”
bị áp lực đồng trang lứa để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trước khi có những
tình huống xấu xảy đến. Nhưng thực sự nó là một vấn đề rất khó khăn khi các em
không thể tìm được những người sẵn sàng quan tâm lắng nghe và chia sẻ những
vấn đề này với mình. Và các em cũng không biết mình phải tìm đến đâu để được
nâng niu về tâm hồn và giãi bày nỗi lòng của mình.

Từ khảo sát bên trên ta thấy rằng mặc dù số người gặp phải áp lực đồng trang lứa
rất nhiều cũng như chịu ảnh hưởng cũng khá lớn, tuy nhiên không có quá nhiều
người rất thường xuyên (3,1%)và thường xuyên (20,1%) là có thể tự mình tìm ra
hướng giải quyết cho tình huống áp lực này. Còn lại là đa số thỉnh thoảng, hiếm
khi và một số ít là chưa từng. Như vậy, giới trẻ cảm thấy khó khăn trong việc tự
tìm cho mình một hướng giải quyết tốt nhất cho những vấn đề đang gặp phải áp lực
từ cuộc sống. Chính vì thế khi gặp bất cứ áp lực nào trong cuộc sống, đặc biệt là áp
lực đồng trang lứa trong trường học đã trở thành một gánh nặng rất lớn đối với các
sinh viên khoa Đào tạo đặc biệt hiện nay, điều này có thể dẫn tới cả những tác
động tiêu cực và tích cực.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân sâu xa của áp lực đồng trang lứa là do ngay từ khi đặt chân đến
trường, các bậc phụ huynh đã so sánh với “con nhà người ta”. Từ đây các bạn sẽ có
xu hướng lúc nào cũng suy nghĩ rằng mình phải vượt qua được người khác, dẫn
đến căng thẳng, ghen tị, thậm chí rối loạn nhân cách để có thể chứng tỏ mình
không hề thua kém ai cả, mình rất giỏi và xuất sắc.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ áp lực đồng trang lứa đến gia đình

Từ biểu đồ trên nhóm tác giả thấy được rằng tỷ lệ sinh viên chịu áp lực từ cha mẹ
của họ chiến tới 84%, trong đó lượng sinh viên thường xuyên và rất thường xuyên
chịu áp lực từ cha mẹ cũng chiếm tới 34,3%. Như vậy, áp lực đến từ những bậc
làm cha làm mẹ đối với con cái mình là vô cùng lớn bởi cha mẹ nào cũng muốn
con mình phải thật xuất sắc, có thành tích nổi bật nhất trong trường học nhưng họ
không biết rằng họ đang đem lớn một áp lực vô cùng lớn với con cái của mình,
khiến các bạn sinh viên khó mở lòng để chia sẻ, tâm sự hơn với chính bố mẹ. Và
cũng theo cuộc phỏng vấn kín cùng một số bạn sinh viên khoa Đào tạo đặc biệt tại
trường, cứ 10 bạn có tới 7 bạn nhận áp lực vô cùng lớn từ phía gia đình, các bạn
nói rằng bố mẹ luôn luôn muốn các bạn ấy lúc nào cũng là nhất, giỏi về mọi mặt và
mong muốn cũng như kì vọng rất nhiều vào công việc tương lai sau này các bạn ấy
sẽ thật tài giỏi, xuất sắc và kiếm được thật nhiều tiền.

Ngoài ra, không thể không kể đến do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng
xã hội, nó không chỉ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin hữu ích về các
chương trình học, giải trí mà trên đó còn xuất hiện hình ảnh và câu chuyện những
người rất tài năng và học giỏi. Họ được tán dương rầm rộ trên mạng xã hội, trên
các trang báo điện tử khiến người đọc không khỏi ngưỡng mộ và ghen tỵ. Từ đó ta
không tránh việc so sánh và cảm thấy áp lực.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ áp lực đồng trang lứa đến mạng xã hội

Mạng xã hội có lẽ là một thứ quen thuộc không thể thiếu đối với mỗi gen Z hiện
nay, bởi trên không gian mạng xã hội họ có quyền tự do chia sẻ, học tập, giải trí
bất cứ lúc nào thông qua các ứng dụng như Facebook, instagram, youtube,... Nó
thực sự là một phương tiện hữu ích với mỗi người trẻ, tuy nhiên cũng có vô vàn
các bài viết trên mạng xã hội đăng lên với mục đích khoe thành tích của mình. Có
tới 88,8% sinh viên nói rằng họ đều cảm thấy thỉnh thoảng hoặc thường xuyên cảm
thấy bị tác động bởi những hành vi khoe thành tích trên mạng xã hội. Điều này là
một vấn đề rất đáng báo động trong xã hội công nghệ 4.0 ngày càng phát triển như
hiện nay.

Nguyên nhân thiếp theo là không có sự phát triển ổn định về tư tưởng và tính cách.
Những người ở tuổi vị thành niên thường dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi
trường xung quanh bởi ở độ tuổi này họ chưa có sự chín chắn cũng như hoàn thiện
về nhân cách và tư tưởng sống.

Mong muốn hòa nhập – vô hình chung nó đã trở thành một trong những lý do làm
các bạn bị áp lực đồng trang lứa. Tệ hơn trong một số trường hợp, khi bạn muốn
hòa nhập với một nhóm bạn và bị họ từ chối bạn sẽ cảm thấy ức chế và từ đó dẫn
đến một số hành động mạnh, bạo lực.

4. Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến kết quả học tập
4.1. Ảnh hưởng tích cực

Thứ nhất, áp lực đồng trang lứa giúp các bạn sinh viên nhận thức đúng đắn về bản
thân. Chỉ khi gặp áp lực, bạn mới dừng lại và dành thời gian suy nghĩ về bản thân
mình nhiều hơn. Khi ấy chính những áp lực này lại là sự khẳng định rằng bạn đang
trưởng thành, bạn học được nhiều thứ hơn, bạn mong muốn cố gắng, và muốn
chạm đến thàng công và cảm nhận được mình đang dần có trách nhiệm với cuộc
sống chính mình. Nhận thức được về bản thân chính là chìa khóa lớn nhất của sự
trưởng thành giúp bạn hiểu về mình muốn gì hay cần gì nhiều hơn. Khi bạn có ý
chí mạnh mẽ, biết bản thân mình ở đâu thì bạn sẽ tự nhận thức được tầm quan
trọng việc học tập, bạn cần học thêm những gì để có được những kết quả học tập
như ý, phù hợp với năng lực của bản thân. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng
của chúng ta trong học tập luôn là những thành tích và con số.

Thứ hai, áp lực đồng trang lứa trở thành động lực để phấn đấu. Có thể nói áp lực
đồng trang lứa không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội giúp ta rèn luyện bản thân,
không để các yếu tố bên ngoài dễ dàng tác động mà luôn giữ tinh thần vực dậy
chiến đấu. Áp lực sẽ thúc đẩy mạnh bạn cố gắng, nỗ lực để có thể trở thành những
người bạn đã từng bị so sánh hoặc thậm chí giỏi hơn họ. Đặc biệt là đối với những
ai lười biếng, họ sẽ thoát ra khỏi vòng an toàn và chăm chỉ hơn. Peer Pressure giúp
người trẻ ngày càng trưởng thành hơn. Chính sự thôi thúc bên trong giúp bạn thực
hiện được giấc mơ và đam mê của chính mình. Từ đó, bạn sẽ có một cuộc sống
mới tốt đẹp hơn bao giờ hết. Có thể nói áp lực đồng trang lứa khiến chúng ta phấn
đấu hơn mỗi ngày với một tinh thần làm việc, học tập luôn luôn thoải mái và năng
suất. Và nếu như vậy thì kết quả học tập của các bạn chẳng mấy sẽ tiến bộ và hài
lòng với bản thân mình.

Thứ ba, áp lực đồng trang lứa tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ở trong
một môi trường cạnh tranh con người ta càng có ý chí vươn lên để ngang bằng với
những sự cạnh tranh ấy, họ không để bản thân mình phải chịu thiệt hay kém cỏi
hơn bất cứ ai.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến việc sinh
viên chuyển trường

Kết quả khảo sát cho biết rằng có tới hơn 70% các bạn sinh viên chưa từng hoặc
hiếm khi có suy nghĩ chuyển trường, nhưng điều đó không có nghĩa họ chưa bao
giờ trải qua các áp lực đồng trang lứa. Tuy nhiên có thể do một vài lý do hoặc họ
thực sự giỏi và có tài năng nên họ có thể loại bỏ được những áp lực đó ra khỏi cuộc
sống học tập và tiếp tục rèn luyện. Hoặc có lẽ những sinh viên tại khoa Đào tạo đặc
biệt họ nhận thức được môi trường giáo dục hiện tại đem lại cho họ rất nhiều thứ,
đó có thể là tri thức, sự học hỏi, các mối quan hệ điều này giúp họ càng bay cao
bay xa trong cuộc sống.

4.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Thứ nhất, áp lực đồng trang lứa làm các bạn sinh viên mất đi sự tự tin và không
muốn cố gắng. Cá nhân sẽ dần mất đi niềm tin vào chính mình, trở nên bị động,
sẵn sàng nhường cơ hội của mình cho người khác, hèn nhát không dám nhận vì sợ
mình không làm tốt bằng họ, mình không giỏi như họ. Việc mất tự tin và không
muốn cố gắng dễ khiến cho người ta cảm thấy thất vọng vào bản thân mình nhiều
hơn ngày càng khép mình lại trong thế giới đen tối và từ đó không thể vươn lên và
tiếp tục học tập hay làm việc nữa. Từ đó kết quả học tập sẽ ngày càng yếu kém,
bạn hoàn toàn mất tập trung vào việc học và lúc nào bạn cũng nơm nớp một cảm
giác sợ hãi không dám đi học, không dám đối diện với những người xung quanh.

Thứ hai, áp lực đồng trang lứa có thể khiến đầu óc ta luôn luôn xoay quang bởi
những suy nghĩ tiêu cực và cho rằng mình lúc nào cũng kém cỏi, không bằng
người khác. Chính điều này khiến cho bạn đối xử bản thân mình ngày càng tệ hại
hơn, luôn cố ép mình trong khuôn khổ của sự cố gắng, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ
và so sánh mình với người khác.

Thứ ba, áp lực đồng trang lứa về lâu dài sẽ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng
đến sức khỏe của cá nhân. Vì mải chạy đua theo người khác, vì những lời chỉ trích,
so sánh của những người xung quanh mà nhiều người không thể chịu đựng được
đã tìm đến những loại chất kích thích, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm, có
nhiều sự việc đau lòng dẫn đến hành động tự tử. Nếu không có sức khỏe bạn cũng
chẳng thể làm được gì, cũng chẳng có sức lực để học tập, từ đó việc học tập ngày
một ngày một ngày hai càng bị mai một, khi muốn quay lại bạn sẽ rất khó hòa nhập
với bạn bè cùng lớp và cứ như thế bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn mãi chẳng thoát
ra được.

Theo khảo sát nhóm tác giả thực hiện về mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang
lứa đến tâm lý của các bạn sinh viên, có tới gần 70% các bạn thường xuyên và rất
thường xuyên cảm thấy suy nghĩ và áp lực tâm lý khi thấy các bạn trong trường
hay trên báo mạng có thành tích xuất sắc đặc biệt khi bị so sánh với những người
đó và chỉ có khoảng 6% các bạn chưa từng cảm thấy áp lực trong vấn đề này.

Hình 6. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến tâm lý
của sinh viên
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

1. Giải pháp hướng tới sinh viên


1.1. Biết trân trọng chính mình, không so sánh mình với người khác

Cuối cùng là hiểu và yêu bản thân. Có bao giờ bạn dành thời gian để suy nghĩ xem
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì chưa, hay những cơ hội và nguy cơ bạn
đang phải đối mặt ở hiện tại, để từ đó trả lời cho câu hỏi bạn đã thực sự yêu bản
thân chưa. Yêu bản thân có nghĩa là ưu tiên niềm vui và sự an yên từ sâu thẳm
trong tâm hồn cho đến trân trọng cuộc sống bên ngoài của chính mình. Không bao
giờ là quá muộn, vậy nên ngay hôm nay bạn cũng có thể tìm hiểu trên các trang
sách cách yêu bản thân mình và hãy chọn cách mà bạn cảm thấy phù hợp nhất bản
thân và học cách duy trì nó để bạn luôn luôn cảm thấy được năng lượng tích cực.
Đừng để mỗi sáng bạn mở mắt thức dậy, nào là thấy bạn bè check-in đang làm việc
ở công ty xịn xò, hay đăng story khoe học bổng vài tỷ đồng, rồi lướt trang mạng xã
hội nào cũng thấy người giỏi giang, xinh đẹp, giàu có,... rồi tự buồn một ngày trời
chỉ vì thấy bản thân thật kém cỏi và cảm thấy thất vọng. Việc họ đăng bài dù với
mục đích gì cũng là quyền tự do của chính họ vì vậy nếu bạn cảm thấy buồn hay
thất vọng vì bản thân chưa làm được như họ thì đó là lỗi của bạn. Hãy học cách
tiếp thu mọi thứ có chọn lọc, đừng để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng, chi phối tới
cảm xúc, con người của bạn, hãy sống là chính mình và cố gắng nỗ lực từng ngày.

Vậy nên, trong thời điểm này bạn đang cảm thấy khó khăn, hay cảm thấy thua kém
so với người khác thì bạn hãy nhớ rằng, mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt,
không ai giống ai,và ‘đừng so sánh bản thân với người khác, làm như vậy là bạn
đang tự xúc phạm mình đấy”- Bill Gates. Không so sánh bản thân với người khác
là bước đầu để yêu thương chính mình. Có lẽ khi đó bạn đã biết yêu thương bản
thân mình và cảm thấy cuộc sống sẽ dễ dàng và thoải mái tận hưởng hơn.

1.2. Có mục tiêu rõ ràng

Bạn hãy sống có mục tiêu rõ ràng, biết mình muốn gì, mình cần gì sẽ nhanh chóng
giúp bạn khỏi áp lực đồng trang lứa. Điều này giúp bạn xác định được những
hướng đi phù hợp cho chính mục tiêu của mình, từ đó tập trung hơn vào bản thân,
không còn cảm thấy lo sợ hay bối rối, hoang mang khi thấy người khác quá vượt
trội nữa. Bởi giờ đây bạn đã có con đường đi riêng cho chính mình, việc của bạn là
tập trung đi thật nhanh trên con đường đó. Việc học tập cũng thế, bạn cần vẽ cho
mình một phương pháp học hiệu quả, phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân
từ đó kết quả học tập dần dần cải thiện hơn.

1.3. Biến áp lực thành động lực

Thứ nhất, bạn phải luôn nhớ rằng “Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó, ít ai
được trọn vẹn. Những người ngoài kia họ có thành tích học tập xuất sắc hay một
công việc với mức lương cao thì họ cũng phải đánh đổi bằng việc thức khuya dậy
sớm học tập, thậm chí họ còn phải đánh đổi cả sức khỏe của bản thân, hay chấp
nhận một công việc với mức lương thấp ở thời điểm ban đầu để đổi lấy kinh
nghiệm. Tất cả những điều họ làm để đạt tới những thành quả ấy họ đều phải đánh
đổi bằng sức khỏe, bằng công sức, mồ hôi,... Vì vậy, chúng ta "đừng so sánh mình
của hiện tại với những hào nhoáng, thành tích của người khác bởi chúng ta có cách
riêng của mình, có cuộc sống riêng. Chúng ta nên học cách chấp nhận bản thân.
Mỗi người có một tiềm năng khác nhau, một sở trường cực kì giỏi mà bạn cũng
chưa khám phá ra chỉ vì bạn bận nhìn vào tài tăng của người khác mà thôi.

Dù đã thành công hay chưa, bản thân mỗi người đều sẽ có những khuyết điểm cần
phải hoàn thiện. Không ngừng hoàn thiện là “chìa khóa” giúp bạn thành công trong
cuộc sống. Với mỗi người, thành công được định nghĩa khác nhau. Bạn nên cố
gắng hoàn thiện để có cuộc sống mà bản thân mơ ước, không nên chạy theo hình
mẫu mà mọi người đặt ra.

2. Giải pháp hướng đối với nhà trường, gia đình và mọi người xung quanh
2.1. Đối với nhà trường

Về phía nhà trường cần có những giải pháp, hướng đi đúng đắn với sinh viên
trong các hoạt động giáo dục. Cần xây dựng các mô hình lớp kỹ năng mềm, các
hoạt động giải trí, sân chơi lành mạnh các em sinh viên có thể thư giãn đầu óc
sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong trường học cần có
khu vực phòng ban riêng, luôn sẵn sàng để lắng nghe chia sẻ từ sinh viên từ đó
đưa cho họ những hướng giải quyết tốt nhất và phù hợp với hoàn cảnh các bạn.

2.2. Đối với gia đình

Về phía gia đình, bố mẹ cần thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học tập của các
con như những người bạn. Bố mẹ hãy luôn bên con để lắng nghe những tâm tư,
nguyện vọng, những áp lực, khó khăn mà con đang phải trải qua. Hãy xây dựng
cho con một mô hình học tập thoải mái, đừng áp đặt thành tích mà hãy động
viên con cố gắng lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. Thay vì áp đặt lên
chúng điều bố mẹ muốn hãy học cách lắng nghe con mình nhiều hơn để thấu
hiểu con muốn gì, con cần gì, hãy là người ủng hộ và giúp đỡ con.
2.3. Đối với bạn bè và mọi người xung quanh

Về phía bạn bè và mọi người xung quanh, nếu bạn may mắn là một người xuất
sắc, học giỏi thì hãy bác bỏ suy nghĩ mình hơn người khác mà chủ động làm
quen, nói chuyện giúp đỡ mọi người xung quanh dù họ có thế nào. Biết đâu
được rằng những con người đó giúp bạn học thêm được thứ gì đó thú vị trong
cuộc sống mà bạn chưa biết thì sao. Còn nếu bạn là người kém hơn hãy luôn
giữ cho mình ý chí cầu tiến, mỗi người sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, có
thể bạn không giỏi về cái này nhưng lại giỏi về cái khác, hãy tự tin với những gì
mình đang có và phấn đấu từng ngày để hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Thời sinh viên chắc chắn mỗi chúng ta dù bắt đầu với xuất phát điểm thế nào thì
cũng từ trải qua cái gọi là áp lực đồng trang lứa. Để có thể chấp nhận, giải quyết
được nó để tìm ra hướng đi tốt nhất và tích cực cho bản thân thì không phải ai
cũng làm được, nó cần nhiều thời gian để có thể suy ngẫm và khám phá. Bởi
vậy, “Áp lực thì tạo nên kim cương”. Mỗi chúng ta hãy học cách thấu hiểu bản
thân mình hơn, xác định mục tiểu, giá trị sống của mình mỗi ngày, đó cũng là
cách các bạn đang đi tìm sự công nhận cho chính bản thân mình để từ đó sẵn
sàng đối mặt với những áp lực đồng trang lứa một cách hiệu quả và lâu dài. Chỉ
khi thực sự hiểu mình muốn gì, mình yêu thích gì bạn sẽ tự tạo cho mình cảm
hứng đến trường và hòa nhập, mong muốn học hỏi từ những người xung quanh,
từ đó bạn sẽ thấy việc học tập thú vị và kết quả học tập sẽ đạt được như ý mình.

Nhóm tác giả hi vọng rằng qua bài nghiên cứu này sẽ giúp các bạn sinh viên
khoa Đào tạo đặc biệt tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ
hơn về Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và có biện pháp đối diện, vượt
qua hiệu quả. Hãy nhớ rằng bố mẹ sinh ra bạn với một hình hài riêng biệt, một
tính cách cũng riêng biệt vậy nên để trở thành phiên bản tốt nhất và hoàn hảo
nhất của chính bạn là nhờ vào sự cố gắng, rèn luyện, nỗ lực, học tập không
ngừng nghỉ mỗi ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ali, N., Jusoff, K., Ali, S., Mokhtar, N., & Salamat, A.S.A. (2009). The
Factors Influencing Students’ Performance at University Technology, Malaysia.
International Journal of Education, 3, 81-90.

[2]Austin, A. B., & Draper, D. C. (1981). Peer relationships of the academically


gifted: A review. Gifted Child Quarterly, 25, 129–133.

[3] Aroonmalini Boruah (2016). Positive impacts of peer pressure: A systematic


review. Indian Journal of Positive Psychology; Hisar Vol. 7, Iss. 1, (Mar 2016):
127-130.

[4] Brown, B. B. (1982). The extent and effects of Peer Pressure among high
school students: A retrospective analysis. Journal of Youth and Adolescence,
Vol.11, No.2, pp.121-133.

[5] Chen, X. and Chang, L. (2003). Effects of the peer group on the
development ofsocial functioning and academic achievement: a longitudinal
study in chinese children. Child Development, 79 (2), 235-251.
[6] Ezzarrouki, A. (2016). “Peer Influence on Academic Performance in a
Collectivist Culture’’. Educational & social psychology.

[7] Hallinan, M. T., & Williams, R. A. (1990). Students’ characteristics and the
peer-influence process. Sociology of Education, 63(2), 122–132.

[8] Johnson Kirk A(2000). TThe Peer Effect on Academic Achievement among
Public Elementary School Students. Heritage Foundation, Washington, DC, 14.

[9] Katherine GraceCarman (2012). Classroom peer effects and academic


achievement: Evidence from a Chinese middle school. China Economic
Review, Volume 23, Issue 2, Pages 223-237.

[10] K.Deepika và Dr. N.Prema (2017). Peer Pressure in Relation to Academic


Achievement of Deviant Students. International Journal of Environmental &
Science Education 2017, VOL. 12, NO. 8, 1931-1943.

[11] Kinderman, T. (2016). Peer group influences on students’ academic


motivation. Handbook of Social Influences in School Contexts,
Doi:10.4324/9781315769929.ch3

[12] Kelly, A. P., & Columbus, R. (2020). College in the Time of Coronavirus:
CHALLENGES FACING AMERICAN HIGHER EDUCATION. American
Enterprise Institute.

[13] Klaus Boehnke (2017). Peer pressure: a cause of scholastic


underachievement?A cross-cultural study of mathematical achievementamong
German, Canadian, and Israeli middle schoolstudents. Social Psychology Of
Education 11(2), 149-160.

[14] Molloy, L. E., Gest, S. D., & Rulison, K. L. (2011). Peer influences on
academic motivation: Exploring multiple methods of assessing youth’s most
“influential” peer relationships. Journal of Early Adolescence, 31, 13-40.

[15] Temitope, B. and Ogunsakin, F. (2015). Influence of peer group on


academic performance of secondary school students in ekiti state. International
Journal of Innovative Research & Development, 4(1), 324.

[16]Vangie M. Moldes, Cherry Lyn L. Biton, Divine Jean Gonzaga, Jerald C.


Moneva (2019). Students, Peer Pressure and their Academic Performance in
School. International Journal of Scientific and Research Publications, Volume
9, Issue 1.

[17] Wentzel, K. R. (2017). Peer relationships, motivation, and academic


performance at school. In A. J. Elliot, C. S. Dweck, & D. S. Yeager (Eds.),
Handbook of competence and motivation: Theory and application (pp. 586–
603). The Guilford Press.

[18] Trần Lê Thế Bảo (2021), Làm Thế Nào Để Vượt Qua Áp Lực Đồng Trang
Lứa – Peer Pressure, theo glints.com, truy cập ngày 10/3/2023, link:
https://glints.com/vn/blog/cach-vuot-qua-peer-pressure/#.ZBGLa3ZBw2w

[19]Trung Đức (2021), “Áp lực đồng trang lứa” đè nặng cuộc sống của giới trẻ
hiện đại, theo tuoitrethudo.com.vn, truy cập ngày 11/3/2023, link:
https://tuoitrethudo.com.vn/ap-luc-dong-trang-lua-de-nang-cuoc-song-cua-gioi-
tre-hien-dai-181277.html

[20]Nhi Phan (2021), Áp lực đồng trang lứa – Cái tôi và địa vị xã hội, theo
jobhopin.com, truy cập ngày 11/3/2023, link:
https://www.jobhopin.com/blog/ap-luc-dong-trang-lua/

[21]2021, Áp lực đồng trang lứa đè nặng thế hệ Gen Z, theo dantri.com.vn, truy
cập ngày 10/3/2023, link: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/ap-luc-dong-
trang-lua-de-nang-the-he-gen-z-20211005201832867.htm

You might also like