You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GV: NGUYỄN PHƯƠNG NAM
MLHP: 22C1MAN50212303

Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN BẰNG XE BUS CỦA SINH VIÊN UEH NĂM 1,2
NHÓM 4
Tên các thành viên trong nhóm:
TÊN MSSV
1. Vương Thái Bình 31211022427
2. Châu Ngọc Bảo Chiêu 31211025398
3. Nguyễn Ngọc Mai Hân 31211026126
4. Hoàng Thị Khánh Linh 31211020521
5. Nguyễn Thị Quỳnh 31211020632
6. Nguyễn Thị Kim Thủy 31211026651
7. Lê Thị Bảo Trân 31211023615
8. Trần Thị Thùy Trang 31211023000
9. Nguyễn Thị Thanh Trúc 31211025936

TPHCM, Ngày 28 tháng 12 năm 2022

1
MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4 3


LỜI MỞ ĐẦU 4

LỜI CẢM ƠN 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 6


1.1. Bối cảnh của nghiên cứu 6
1.2. Lý do chọn đề tài 6
1.3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi không gian 7
1.4. Ý nghĩa và sự hữu ích của chủ đề 7
1.5. Mục tiêu nghiên cứu 7
1.6. Bố cục đề tài 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8


2.1. Tình hình nghiên cứu (Thế giới) 8
2.2. Tình hình nghiên cứu (ở Việt Nam) 9
2.3. Tình hình nghiên cứu (trong TP HCM) 9
2.4. Định nghĩa thuật ngữ 9
2.5. Khuôn khổ khái niệm 9
2.6. Câu hỏi/Giả thuyết nghiên cứu 10

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11


3.1. Các thông tin cần thu nhập 11
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu định lượng và định tính 11
3.3. Đối tượng và phạm vi thời gian 11
3.4 Phân tích số liệu 11
3.5. Quy trình thu thập dữ liệu 11
3.6 Công cụ thu thập dữ liệu 12
3.7. Thiết kế bảng câu hỏi 12

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14


4.1 Tổng hợp khảo sát 14
4.1.1. Giới tính 14
4.1.2 Sinh viên năm 14
4.1.3 Đã đi xe buýt chưa 15
4.1.4 Trường học 17
4.1.5 Mức độ đi xe buýt 17
4.1.7 Chi phí đi xe buýt 20
4.1.8 Thời điểm đi xe buýt 21
4.1.9 Lộ trình đi xe buýt 22
4.1.10 Bất tiện khi đi xe buýt 23
4.1.11 Cách để hạn chế rủi ro đi xe buýt 25
4.1.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định đi xe buýt của bạn 26
4.1.13 Đánh giá mức độ hài lòng của bạn về những trải nghiệm của bản thân khi đi xe buýt 27

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 30


5.1 Kết luận 30
5.2. Đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng phương tiện công cộng của sinh viên 30
5.2.1. Hạn chế 30
5.2.2. Đề xuất giải pháp 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

2
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT............................................................................15
BẢNG 2: BẢNG KHẢO SÁT GIỚI TÍNH.............................................................................16
BẢNG 3: BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN NĂM....................................................................16
BẢNG 4: BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN ĐÃ TỪNG ĐI XE BUÝT CHƯA...........................17
BẢNG 5: BẢNG MỨC ĐỘ SỬ DỤNG XE BUÝT..................................................................20
BẢNG 6: BẢNG NGUYÊN NHÂN ĐI XE BUÝT...................................................................21
BẢNG 7: BẢNG KHẢO SÁT GIÁ VÉ...................................................................................23
BẢNG 8: BẢNG KHẢO SÁT THỜI ĐIỂM ĐI XE BUÝT......................................................24
BẢNG 9: BẢNG KHÁO SÁT LỘ TRÌNH ĐI XE BUÝT........................................................25
BẢNG 10: BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG BẤT TIỆN KHI ĐI XE BUÝT.................................26
BẢNG 11: BẢNG KHẢO SÁT CÁCH HẠN CHẾ RỦI RO KHI ĐI XE BUÝT.......................28
BẢNG 12: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI QUYẾT
ĐỊNH ĐI XE BUÝT..............................................................................................................29
BẢNG 13: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA BẠN VỀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM
CỦA BẢN THÂN KHI ĐI XE BUÝT.....................................................................................30

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4

STT TÊN MSSV TỈ LỆ GHI CHÚ


PHẦN
TRĂM
ĐÓNG
GÓP
5 Vương Thái Bình 31211022427 100%

6 Châu Ngọc Bảo Chiêu 31211025398 100% Nhóm trưởng

11 Nguyễn Ngọc Mai Hân 31211026126 100%


27 Hoàng Thị Khánh Linh 31211020521 100%
43 Nguyễn Thị Quỳnh 31211020632 100%

51 Nguyễn Thị Kim Thủy 31211026651 100%


53 Lê Thị Bảo Trân 31211023615 100%

55 Trần Thị Thùy Trang 31211023000 100%


56 Nguyễn Thị Thanh Trúc 31211025936 100%

3
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN DI
CHUYỂN BẰNG XE BUS CỦA SINH VIÊN UEH NĂM 1,2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, trong khi đó kết cấu hạ tầng đường bộ và quỹ đất
dành cho giao thông tăng không đáng kể. Điều này khiến cho tình trạng ùn tắc giao
thông ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng
ở mức báo động với tỉ lệ khí thải của phương tiện giao thông chiếm phần lớn. Vì vậy,
việc tăng cường quản lý phương tiện, nhất là hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân đã
trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Từ thực tiễn ấy, dự án khảo sát “Mức độ sẵn
lòng sử dụng PTDC bằng xe buýt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh’’ đã ra đời.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - một trong những môn học quan
trọng và được áp dụng vào thực tế cuộc sống rất nhiều, đặc biệt là trong xu hướng xã
hội phát triển hiện nay. Chính vì thế, chúng em không muốn chỉ dừng lại ở việc học
hỏi kiến thức ở trường lớp hay sách vở mà còn muốn sẽ được học hỏi kinh nghiệm
thực tế thông qua đề tài này. Nhóm đã tiến hành khảo sát thông qua biểu mẫu Google
Form và đã nhận được cụ thể 200 phản hồi.

Trong giới hạn bộ môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, chúng em
thực hiện đề tài nghiên cứu này để phác họa tổng quan về tình hình sử dụng phương
tiện công cộng, cụ thể là xe buýt của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Phương
Nam – người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng
em.

Trong quá trình học tập và thực hiện dự án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong cách diễn đạt, lỗi trình bày, chúng em mong Thầy thông cảm. Chúng em
mong được nhận những lời nhận xét từ Thầy để cố gắng sửa đổi và hoàn thiện hơn
trong các bài sắp tới.

Chúng em kính chúc Thầy có nhiều sức khỏe, lòng nhiệt huyết với nghề để
truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sau. Nhóm em trân trọng cảm ơn
Thầy.

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của nhóm,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy và tham khảo từ các tài liệu liên quan và
không có bất kỳ sự sao chép y nguyên nào từ các tài liệu đó. Mọi tài liệu tham khảo
đều được trích dẫn đầy đủ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được thu thập qua form
khảo sát nên trung thực và khách quan. Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
lời cam đoan của mình.

5
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Bối cảnh của nghiên cứu


Giao thông là một trong những khía cạnh phản ánh bộ mặt văn minh của một quốc
gia. Để có hệ thống giao thông thuận lợi thì phương tiện công cộng đầy đủ, tiện lợi
cũng là một phần quan trọng không kém. Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, điều đó càng trở nên thiết thực. Cuộc sống ngày càng phát triển kéo
theo sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh sự tăng nhanh của các phương
tiện như xe máy, taxi,…thì sự ra đời của phương tiện giao thông công cộng mà điển
hình là xe bus đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại của học sinh,
sinh viên và những người có thu nhập thấp. Hơn nữa với sự tăng vọt của dân số, việc
đi xe bus cũng góp phần giải quyết nạn kẹt xe và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện
nay chất lượng dịch vụ xe bus ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung
đang ở mức thấp: chất lượng xe kém, tình trạng bỏ khách, thái độ phân biệt đối xử của
nhân viên, đi ẩu… Mặc dù vậy, lượng khách sử dụng xe bus không giảm xuống mà
vẫn tăng lên, xe bus đang là lựa chọn tối ưu của nhiều người dân Việt Nam. Để đề ra
một số giải pháp giúp cho các bạn sinh viên nâng cao ý thức khi sử dụng dịch vụ xe
Bus và đồng thời giúp cho doanh nghiệp người ta có biện pháp để thu hút người sử
dụng dịch vụ xe Bus ngày càng nhiều hơn dự án nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN BẰNG XE BUS
CỦA SINH VIÊN UEH NĂM 1,2” được lập ra. Nhóm đã tiến hành thực hiện khảo sát
200 sinh viên năm 1,2 của đại học UEH thông qua biểu mẫu Google Form với những
câu hỏi về nhu cầu, điều kiện đi xe bus của sinh viên cũng như những vấn đề đáng
quan ngại ảnh hưởng đến lựa chọn đi xe bus của sinh viên.

1.2. Lý do chọn đề tài


Khi nhắc đến xe bus, người ta thường hay nghĩ đến sinh viên vì chi phí bỏ ra cho việc
đi lại bằng phương tiện này rẻ hơn các phương tiện khác, rất phù hợp với thu nhập eo
hẹp của phần lớn các bạn sinh viên. Đối với sinh viên thì hầu hết ai cũng phải đối mặt
với nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” hằng tháng. Vì vậy, mỗi người luôn cố gắng chọn cho
mình những “phương án sử dụng tiền” sao cho hiệu quả tối ưu nhất. Nhất là hiện nay,
khi xăng đang tăng giá thì điều này lại càng thể hiện rõ hơn. Chúng em là sinh viên
của ĐH UEH, với điều kiện bến xe bus thuộc quyền sở hữu của trường nên việc chọn
6
phương tiện để đi học bằng xe bus thì thuận tiện hơn, được quan tâm nhiều hơn.
Nhưng hiện nay tình hình đi xe bus đang có những bất cập, gây bức xúc rất nhiều đến
nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông này của sinh viên. Do đó, thiết nghĩ cần phải
thay đổi tình trạng của xe bus như thế nào để sinh viên có thể tin tưởng, muốn sử dụng
xe bus nhiều hơn, hiệu quả hơn cho việc học tập của các bạn? Từ việc xác định các
yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu đi xe bus của sinh viên một phần lớn nào đó có thể
đưa ra được những hướng giải quyết tích cực hơn cho vấn đề đi xe bus hiện nay.
Nhóm chúng em mong muốn rằng sau đề tài này xe bus không còn là nỗi khiếp sợ của
nhiều bạn sinh viên. Như vậy, làm thế nào để xác định những yếu tố nào là chủ đạo
ảnh hưởng đến việc sử dụng xe bus của các bạn sinh viên và ảnh hưởng của nó như
thế nào, nhóm đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện di
chuyển bằng xe bus của sinh viên UEH năm 1,2” để giải đáp những thắc mắc đó.

1.3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi không gian


- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về nhu cầu sinh viên năm 1,2 trường đại học
UEH sử dụng xe bus.
- Phạm vi không gian: tất cả các cơ sở trường đại học UEH.

1.4. Ý nghĩa và sự hữu ích của chủ đề


- Tìm ra được những sinh viên có nhu cầu đi xe bus, các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh viên đi xe bus.
- Giúp cho các sinh viên lựa chọn đi xe bus để tránh ô nhiễm môi trường, an toàn
cho chính bản thân, giảm tắc nghẽn giao thông và tiết kiệm chi phí.
- Giúp các doanh nghiệp đưa ra các phương pháp để cải thiện việc lựa chọn đi xe
bus của sinh viên.

1.5. Mục tiêu nghiên cứu

- Khảo sát tìm hiểu nhu cầu sử dụng xe bus của sinh viên.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn xe bus làm phương tiện
di chuyển.
- Phân tích những nhận định, ý kiến của sinh viên đã sử dụng dịch vụ
xe bus và chưa sử dụng dịch vụ xe bus.
- Tổng hợp những nhận xét, mong muốn của sinh viên về hệ thống xe
bus tốt hơn trong tương lai. Từ đó thảo luận và đưa ra những lời
khuyên có cơ sở để có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra những tuyến
xe bus đánh đúng vào thị trường tiêu dùng góp phần tăng doanh số.

7
1.6. Bố cục đề tài
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài
- Chương 2: Tổng quan tài liệu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Trong quá trình nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương tiện di chuyển bằng xe bus của sinh viên UEH năm 1,2”, nhóm chúng em tiến
hành tìm hiểu, phân tích những nghiên cứu liên quan đến sinh hoạt của sinh viên đang
học tập và sinh sống tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó đưa ra những đánh giá khái
quát về tình hình nghiên cứu.

2.1. Tình hình nghiên cứu (Thế giới)


1) Ali Ahmed Mohammedi và Alaa A.Shakir (2013) “Factors that affect
transport mode preference for graduate students in the National University of
Malaysia ny Logit method, Journal of Engineering Science and Technology.”
Ali Ahmed Mohammedi và Alaa A.Shakir đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên với 4566 bảng hỏi
từ các sinh viên Đại học Kebangsaan Malaysia, xử lý bằng mô hình logit và cho kết
luận các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sở hữu ô tô cá nhân
sang chế độ công cộng là việc thu phí chỗ đậu xe, giảm thời gian chờ đợi tại trạm xe
bus và cải thiện dịch vụ bến xe bus. Khi xem xét các vấn đề nhân khẩu học, Ushara T.
và cộng sự (2013) cho thấy giới tính và thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng xe
bus là phương tiện đi làm tại thành phố Calicut thông qua mô hình logit đa thức. Bài
nghiên cứu đã đóng góp một lượng dữ liệu lớn phục vụ cho các bài nghiên cứu cùng
đề tài.
2) Nasim Khan, Saurav Barua, Anik Das (2015) “A Study on Students’ Travel
Behavior in Perspectives of School Bus Service”
Nghiên cứu này chủ yếu dựa trên khảo sát bảng câu hỏi. 10 trường đã được
chọn và 300 học sinh được phỏng vấn dựa trên lấy mẫu ngẫu nhiên. Nghiên cứu này
cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến tắc nghẽn giao thông và an toàn xung
quanh các trường học ở khu vực Dhanmondi. Sinh viên được cung cấp bảng câu hỏi
8
đóng và phân tích được thực hiện dựa trên phản hồi của họ. Dữ liệu được phân tích
cho thấy có nhiều lý do khác nhau góp phần gây ra tắc nghẽn giao thông gần trường
học trong thời gian cao điểm. Nghiên cứu đã chỉ ra được học sinh không sử dụng xe
buýt chủ yếu là do chen chúc trên xe buýt quá nhiều, dịch vụ không tốt và không an
toàn. 80% học sinh đồng ý trả ít nhất 200 nghìn tỷ đồng mỗi km mỗi tháng nếu dịch
vụ xe buýt trường học phù hợp được giới thiệu. Thời gian di chuyển tối thiểu có thể,
dịch vụ đưa đón tận nơi và điều kiện không khí có thể thu hút học sinh lên xe buýt của
trường. Tuy nhiên, nghiên cứu trong phạm vi không lớn dẫn đến nhiều vấn đề xoay
quanh hành vi lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển vẫn chưa được làm rõ, và
nghiên cứu còn tập trung nhiều vào việc ùn tắc giao thông ở khu vực, chưa đề cập
nhiều đến nhu cầu sinh viên.
● Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ở Thế Giới:
Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển rất phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các
bài nghiên cứu tập trung nhiều về việc mô tả và chỉ ra những khó khăn của sinh viên
đại học trong việc di chuyển đến các cơ sở học tập và làm việc. Phần nhiều nghiên
cứu chỉ đề cập đến những khó khăn, rào cản của sinh viên nói chung trên một phạm vi
rộng chứ chưa phân tích cụ thể từng khó khăn và mối liên hệ giữa chúng, chỉ có một
vài nghiên cứu đi sâu nghiên cứu một hay hai khía cạnh cụ thể như: lợi ích, hiệu quả,
cũng như vấn đề sức khỏe của sinh viên, vv…

2.2. Tình hình nghiên cứu (ở Việt Nam)


Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
xe buýt của sinh viên. Một vài nghiên cứu về phương tiện di chuyển công cộng, cụ thể
là xe buýt, xử lý số liệu bằng SPSS có chất lượng như nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Hiền (2014), Đặng Thị Ngọc Dung (2012) và Nguyễn Quang Thu (2009).
Các bài nghiên cứu tại Việt Nam về phương tiện di chuyển của sinh viên cụ thể là
bằng xe bus còn khá ít và chỉ mới bắt đầu. Đa số các sinh viên hiện nay đều có xu
hướng đi xe máy nên việc hỏi về lựa chọn đi xe bus rất khó khăn bởi nhiều sinh viên
còn chưa hiểu rõ về sự hiệu quả cũng như tiện lợi khi di chuyển bằng xe buýt. Hầu hết
các nghiên cứu tập trung nhiều về việc phân tích chi tiêu và phí sinh hoạt hằng ngày
của sinh viên, mà chưa nhắc nhiều đến các lợi ích khác mà xe buýt mang đến. Ngoài
ra, chưa có nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương
tiện di chuyển của sinh viên.

2.3. Tình hình nghiên cứu (trong TP HCM)


Phần đông sinh viên ở TP.HCM đã lựa chọn xe bus làm phương tiện di chuyển chính
nên xuất hiện nhiều bài nghiên cứu hơn về đề tài mới này. Tuy nhiên các bài nghiên
cứu được diễn ra nhỏ lẻ, chưa đủ tính xác thực và chưa phải là một nguồn uy tín để có
thể đưa vào làm ví dụ để phân tích. Nhìn chung, các bài nghiên cứu tập trung đưa ra
nhiều mặt ưu điểm cũng như nhược điểm của phương tiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều
điểm thiếu sót, những điểm mấu chốt như sức khỏe của sinh viên sẽ được bảo vệ an
toàn hơn khi đi xe buýt còn chưa được đề cập đến.

9
2.4. Định nghĩa thuật ngữ
Hành vi: “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những
hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại
kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc
sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể
thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành
vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian”.
Lựa chọn: chọn giữa nhiều cái cùng loại
Xe bus (xe buýt): “là một loại xe chạy bằng động cơ điện hoặc xăng (dầu) và được
thiết kế để chở nhiều người ngoài lái xe cùng một lúc. Thông thường xe buýt chạy trên
quãng đường không ngắn hơn so với những loại xe khách vận chuyển hành khách
khác và tuyến xe buýt là thường kết nối giữa các điểm đến với nhau”.
Sinh viên: “người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của
họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học”.
Tuyến xe buýt: “là đường đi của xe buýt có điểm đầu điểm cuối và các điểm dừng
đón trả khách theo quy định và được và được trang bị các cở sở vật chất chuyên dụng
như: nhà chờ, trạm dừng, biển báo…”

2.5. Khuôn khổ khái niệm

● Một số mô hình nghiên cứu xe bus đề xuất của các tác giả khác.

10
● Mô hình nghiên cứu của nhóm

2.6.
Câu
hỏi/Giả
thuyết
nghiên
cứu
Câu 1. Bạn là sinh viên trường nào?
Câu 2. Giới tính của bạn là gì?
Câu 3. Bạn là sinh viên năm mấy?
11
Câu 4. Bạn đã từng đi xe buýt chưa?
Câu 5. Mức độ sử dụng xe buýt của bạn ?
Câu 6. Nguyên nhân nào khiến bạn chọn phương tiện di chuyển bằng xe buýt?
Câu 7. Bạn thường mua vé xe buýt giá bao nhiêu?
Câu 8. Bạn thường chọn sử dụng xe buýt và thời gian nào?
Câu 9. Lộ trình đi xe buýt của bạn bao nhiêu tuyến?
Câu 10. Những bất tiện bạn gặp phải khi đi xe buýt?
Câu 11. Bạn thường làm gì để hạn chế rủi ro khi đi xe buýt?
Câu 12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định đi xe buýt của bạn
Câu 13. Đánh giá mức độ hài lòng của bạn về những trải nghiệm của bản thân khi đi
xe buýt

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Các thông tin cần thu nhập


Thông tin cần được thu thập để hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu trên bao gồm
số lượng người tham gia khảo sát có sử dụng phương tiện xe bus hay không, những
vấn đề mang tính cá nhân như giới tính, năm học, thu nhập và nguồn thu nhập cùng
với các nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn phương tiện xe bus
dựa trên 5 mức độ: (Rất không ảnh hưởng-Không ảnh hưởng-Bình thưởng-Ảnh
hưởng-Rất ảnh hưởng) và (Rất tệ-Tệ-Bình Thường-Tốt-Rất tốt).

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu định lượng và định tính

3.3. Đối tượng và phạm vi thời gian

- Thời gian nghiên cứu: 12/10/2022 – 26/12/2022


- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm 1,2 trường đại học UEH
- Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến (Internet).
- Số mẫu khảo sát: 200

3.4 Phân tích số liệu


● Dữ liệu sau khi thu thập từ mẫu khảo sát online, tiến hành nhập dữ liệu vào
máy tính. Dữ liệu được nhập và tiến hành xử lí, phân tích dữ liệu.
● Phương pháp thống kê mô tả
12
Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy. Dữ liệu sau khi đã
phân tích sẽ được trình bày dưới dạng bảng và đồ thị giúp dữ liệu dễ quan sát hơn, rõ
ràng hơn, dễ hiểu hơn.
- Phương pháp thống kê suy diễn
Dữ liệu được ước lượng, đặt ra giả thuyết sau đó tiến hành tính toán để kiểm tra xem
giả thuyết đó là đúng hay sai. Từ đó bác bỏ giả thuyết sai và rút ra kết luận.
- Phương pháp dự báo
Từ mô hình chuỗi thời gian rút ra tính xu hướng của mô hình đó. Áp dụng hồi quy xu
hướng tuyến tính để rút ra đặc điểm của mô hình của chuỗi thời gian đó và từ đó dự
báo cho các năm tiếp theo.

3.5. Quy trình thu thập dữ liệu


- Tạo một bài kiểm tra trong Google Biểu mẫu.
- Công bố phiếu khảo sát trên Facebook và khảo sát 200 người là sinh viên đại
học UEH.
- Dữ liệu định lượng và định tính được sử dụng trong dự án, và các phương pháp
nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng trong dự án.
- Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của sinh viên.
- Sử dụng phần mềm SPSS để nhập, phân tích và xử lý dữ liệu.
- Sử dụng Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và báo cáo về
các dự án.

3.6 Công cụ thu thập dữ liệu


- Google Form
- Excel
- Sử dụng phần mềm SPSS

3.7. Thiết kế bảng câu hỏi

STT CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI

1 Bạn là sinh viên trường nào? ● UEH


● Khác…

2 Giới tính của bạn là gì? ● Nam


● Nữ
● Khác…
3 Bạn là sinh viên năm mấy? ● Năm 1
● Năm 2

13
4 Bạn đã từng đi xe buýt chưa? ● Đã từng
● Chưa bao giờ
5 Mức độ sử dụng xe buýt của bạn? (đánh giá thang đo từ 1 - 5)
Từ Không thường xuyên đến Rất thường
xuyên

6 Nguyên nhân nào khiến bạn lựa ● Tiết kiệm chi phí
chọn phương tiện di chuyển bằng ● Hạn chế sự căng thẳng khi phải tự
xe buýt? điều khiển xe
● Hạn chế rủi ro tai nạn
● Có thêm thời gian để làm việc khác
(học thêm, đọc sách, giải trí...)
● Do chưa biết đường đi
● Do chưa có phương tiện di chuyển cá
nhân ( xe máy, ô tô,...)
● Khác…

7 Bạn thường mua 1 vé xe buýt giá ● 3.000 VNĐ


bao nhiêu? ● 6.000 VNĐ
● 10.000 VNĐ
● Khác…

8 Bạn thường chọn sử dụng xe buýt ● Buổi sáng (05:30 - 10:59)


vào thời gian nào? ● Buổi trưa (11:00- 12:59)
● Buổi chiều (13:00 - 17:59)
● Buổi tối (18:00 - 21:00)

9 Lộ trình đi xe buýt của bạn là bao ● Đơn tuyến


nhiêu tuyến? ● Phối hợp 2 tuyến
● Phối hợp 3 tuyến
10 Những bất tiện bạn gặp phải khi đi ● Thời gian đợi xe lâu
xe buýt? ● Chen lấn, làm ồn, mùi khó chịu
● Tình trạng móc túi/sàm sỡ
● Tốc độ di chuyển chậm có thể gây trễ
hẹn
● Lên nhầm tuyến xe, không biết khi
nào xe đến
● Phải đi một lúc nhiều chuyến xe
11 Bạn thường làm gì để hạn chế rủi ● Đến trạm sớm hơn để bắt chuyến
ro khi đi xe buýt? sớm
● Không mang quá nhiều tiền/ để sẵn
tiền lẻ ra ngoài
● Tránh ngủ gật, luôn cẩn thận cảnh
giác
● Đeo ba lô phía trước
● Đeo khẩu trang
12 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của (Hoàn toàn không ảnh hưởng - Không ảnh
các yếu tố tới quyết định đi xe buýt hưởng - Bình thường - Ảnh hưởng - Rất ảnh

14
của bạn? hưởng)

- Thời tiết
- Thời gian
- Chi phí
- Tệ nạn trên xe buýt
- Cảm giác say xe

13 Đánh giá mức độ hài lòng của bạn (Rất tệ - Tệ - Bình thường - Tốt - Rất tốt)
về những trải nghiệm của bản thân
khi đi xe buýt? - Cơ sở vật chất (chỗ ngồi, điều hoà,
wifi, xe mới hiện đại…)
- Chất lượng phục vụ (cách phục vụ,
hướng dẫn, ứng xử, giải quyết tình
huống của nhân viên/tài xế…)
- Sự an toàn (tay nghề lái xe của tài xế,
tình trạng trộm cắp, móc túi, quấy
rối...)
- Cách theo dõi tuyến xe (Busmap,
biển hiệu/biển báo số xe, vạch kẻ xe
buýt, nhà chờ...)
- Thời gian (thời gian đợi xe tới, thời
gian di chuyển)
PHỤ LỤC: Bảng câu hỏi

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU

4.1 Tổng hợp khảo sát

BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT

Statistics
  Sinh Giới Sinh Bạn đã
viên tính viên đi xe
trường năm buýt
chưa
N Valid 200 200 200 200
Missin 0 0 0 0
g

15
4.1.1. Giới tính

BẢNG 2: BẢNG KHẢO SÁT GIỚI TÍNH

Giới tính
  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Vali Na 43 21.5 21.5 21.5
d m
Nữ 157 78.5 78.5 100.0
Tota 200 100.0 100.0  
l

Trong 200 sinh viên tham gia khảo sát, có 157 sinh viên nữ (chiếm 78,5%) và 43 sinh
viên nam (chiếm 21,5%) cho thấy đa số sinh viên UEH là nữ. Sinh viên nữ chọn học
kinh tế khá đông cũng cho thấy được rằng khối ngành kinh tế rất được các bạn nữ yêu
thích và lựa chọn, khối ngành kinh tế cũng rất phù hợp với các bạn nữ.

4.1.2 Sinh viên năm

BẢNG 3: BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN NĂM

Sinh viên năm


  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Vali Năm 96 48.0 48.0 48.0
d 1

16
Năm 104 52.0 52.0 100.0
2
Tota 200 100.0 100.0  
l

Có 104 sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm 2 (52%), còn lại là sinh viên năm
1 với số lượng 96 (48%). Do đối tượng khảo sát của nhóm chỉ bao gồm sinh viên năm
1 và năm 2. Chúng ta cũng thấy rằng giữa năm 1 và năm 2 số lượng đi xe buýt cũng
tương đối nhau chứng tỏ là dù năm 1 hay năm 2 sinh viên vẫn rất cần có nhu cầu đi
buýt. Chúng ta cũng biết sinh viên năm 2 phải học ở cơ sở Bình Chánh nên một phần
là nơi đó khá xa nên tỷ lệ lựa chọn xe buýt rất cao. Còn đối với sinh viên năm 1 học ở
cơ sở quận 10 là chính đi xe buýt phần lớn là vừa mới lên sài gòn nên không rành
đường xá cho lắm nên lựa chọn tốt nhất vẫn là đi xe buýt. Ở đây chúng tôi không khảo
sát sinh viên năm 3,4 bởi vì họ là những người đã quen và thích ứng với môi trường
đại học. Còn sinh viên năm 1,2 là những sinh viên mới chúng tôi muốn đẩy mạnh
khảo sát nhu cầu đi xe buýt của họ, đồng thời cũng tập trung được vào những điểm
mạnh và yếu của xe buýt hơn.

4.1.3 Đã đi xe buýt chưa

BẢNG 4: BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN ĐÃ TỪNG ĐI XE BUÝT CHƯA

Bạn đã đi xe buýt chưa

17
  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Vali Đã 187 93.5 93.5 93.5
d từng
Chư 13 6.5 6.5 100.0
a
bao
giờ
Tota 200 100.0 100.0  
l

Qua bảng số liệu, có 187 sinh viên đã từng đi xe buýt (93,5%) và 13 sinh viên chưa
bao giờ đi xe buýt (6,5%). Đa số sinh viên UEH đều đã từng đi xe buýt, có thể thấy xe
buýt là phương tiện phổ biến của sinh viên UEH. Vậy rõ ràng có rất nhiều sinh viên
cảm thấy xe buýt là phương tiện di chuyển đáng tin cậy để đi học. Họ tin vào xe buýt
với những chế độ vô cùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của họ. Ngoài ra có lẽ
trong số những người đã đi xe buýt này cũng sẽ có nhiều nguyện vọng cũng như lời
nhận xét đánh giá khách quan nhất đối với xe buýt. Và những mong muốn của họ sẽ
được thực hiện trong tương lai qua những cuộc khảo sát mà chúng tôi đã đưa ra.

18
4.1.4 Trường học

Trong 200 sinh viên tham gia khảo sát, có 199 (99,5%) sinh viên thuộc trường UEH, 1
sinh viên còn lại (0,5%) thuộc trường khác. Do chúng tôi muốn khảo sát sinh viên
UEH là chính một phần chúng tôi cũng thuộc sinh viên của trường. Cuộc khảo sát này
mong muốn đem lại cho sinh viên UEH 1 dịch vụ đi xe buýt chất lượng nhất đáng tin
cậy nhất để có thể đến trường học tập cũng như tham gia các hoạt động thật tốt, nâng
cao trình độ, rèn luyện kĩ năng của bản thân.

4.1.5 Mức độ đi xe buýt

19
BẢNG 5: BẢNG MỨC ĐỘ SỬ DỤNG XE BUÝT

Mức độ sử dụng xe buýt của bạn?


  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Valid Không 31 15.5 16.6 16.6
thường
xuyên
Hiếm 24 12.0 12.8 29.4
khi
Thỉnh 33 16.5 17.6 47.1
thoảng
Thườn 45 22.5 24.1 71.1
g
xuyên
Không 54 27.0 28.9 100.0
thường
xuyên
Total 187 93.5 100.0  
Missin Syste 13 6.5    
g m
Total 200 100.0    

Đa số sinh viên UEH sử dụng xe buýt ở mức độ không thường xuyên với 54 lựa chọn
(chiếm 27%), mức thường xuyên chiếm 22,5%, thỉnh thoảng (16,5%), không thường
xuyên (15,5%) và hiếm khi (12%). Giữa các mức độ sử dụng xe buýt không có chênh
lệch quá lớn cho thấy mức độ sử dụng tùy thuộc vào mục đích cá nhân của mỗi người.
Việc sử dụng không thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất như vậy chứng tỏ rằng xe buýt
chưa thật sự chất lượng và tiện lợi đáng để sinh viên lựa chọn đi thường xuyên, đi mỗi
ngày. Bởi vì ngoài những phúc lợi mà nó mang lại cho sinh viên UEH thì bên cạnh đó
nó vẫn còn rất nhiều vấn đề bất lợi khác để mà sinh viên có thể dùng nó làm phương
tiện di chuyển thường xuyên nhất, muốn sinh viên đi xe buýt mọi lúc mọi nơi thì cần
phải cải thiện hơn rất nhiều.

20
4.1.6 Nguyên nhân đi xe buýt

BẢNG 6: BẢNG NGUYÊN NHÂN ĐI XE BUÝT

$NN Frequencies
  Responses Percent of
N Percent Cases
$NN a
Tiết kiệm chi 118 22.8% 63.1%
phí
Hạn chế tác 93 18.0% 49.7%
động của thời
tiết bên ngoài
(nắng, mưa...)

Hạn chế sự 59 11.4% 31.6%


căng thẳng
khi phải tự
điều khiển xe
Hạn chế rủi 51 9.9% 27.3%
ro tai nạn
Có thêm thời 62 12.0% 33.2%
gian để làm
việc khác
(học thêm,
đọc sách, giải
trí...)
Do chưa biết 49 9.5% 26.2%
đường đi

21
Do chưa có 83 16.1% 44.4%
phương tiện
di chuyển cá
nhân ( xe
máy, ô tô,...)
Khác 2 .4% 1.1%
Total 517 100.0% 276.5%

Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng nguyên nhân mọi người đi xe buýt
“tiết kiệm chi phí” chiếm tỷ lệ cao nhất (22.8%) trong tổng 8 nguyên nhân đề ra. Điều
này khá dễ hiểu vì hầu hết đối tượng tham gia khảo sát đang là sinh viên và chi phí bỏ
ra đi xe buýt tới trường rất rẻ so với mặt bằng chung sử dụng các phương tiện khác tới
trường. Khi các bạn làm sinh viên chưa có thu nhập, xa nhà thì việc đi xe buýt với giá
rẻ này cũng sẽ giúp sinh viên phần nào tiết kiệm hơn, có thêm ít tiền để phục vụ cho
việc học được tốt hơn. Như vậy lựa chọn đi xe buýt để tiết kiệm khá đúng đắn, nó là
nhân tố quan trọng nhất khiến sinh viên UEH lựa chọn đi xe buýt. Xếp sau đó là
nguyên nhân “hạn chế các tác động của thời tiết bên ngoài” đứng thứ 2 với tỷ lệ
18%. Nguyên nhân này cũng chứng tỏ được rằng yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng
đối với sinh viên bởi nếu đi xe buýt thì khỏi phải lo chuyện mắc mưa hay trú mưa cho
dù thời tiết xấu vẫn có thể đến trường đúng lúc và an toàn. Giả sử đi xe máy bạn phải
chịu cảnh trú mưa hay mặc áo mưa đến trường để không trễ học nhưng quần áo vẫn sẽ
rất ẩm ướt khó chịu và có thể thấy được rằng vào những mùa thời tiết xấu sinh viên
UEH đi xe buýt khá đông. Tiếp theo lần lượt là các nguyên nhân “chưa có phương
tiện di chuyển” (16.1%), “có thêm thời gian làm việc khác”(12%), “hạn hạn chế sự
căng thẳng khi điều khiển xe” (11.4%),” hạn chế rủi ro tai nạn” (9,9%). Những
nguyên nhân này cũng khá quan trọng đối với sinh viên bởi điều kiện và hoàn cảnh
cũng chi phối rất nhiều đến việc lựa chọn đi xe buýt. Và nguyên nhân chiếm tỷ lệ thấp
nhất trong việc lựa chọn đi xe buýt tới trường đó là do “chưa biết đường đi”với 9,5%
và các nguyên nhân khác (4%). Nguyên nhân chưa biết đường chiếm tỉ lệ ít nhất
chứng tỏ rằng yếu tố “ mù đường” không quan trọng và với thời buổi công nghệ hiện
đại sinh viên đã có thể dùng thiết bị di động cá nhân của mình xem đường đi để đến
trường.

22
4.1.7 Chi phí đi xe buýt
BẢNG 7: BẢNG KHẢO SÁT GIÁ VÉ

Bạn thường mua 1 vé xe buýt giá bao nhiêu?


  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Valid 3.000 109 54.5 58.3 58.3
VNĐ
6.000 51 25.5 27.3 85.6
VNĐ
10.00 26 13.0 13.9 99.5
0
VNĐ
Khác 1 .5 .5 100.0
Total 187 93.5 100.0  
Missin Syste 13 6.5    
g m
Total 200 100.0    

Thông qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng, hầu hết sinh viên đi xe buýt tới
trường với mức giá 3000 VND (chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,5%), xếp thứ hai là
6000VND ( với tỷ lệ 25,5%), tiếp theo đó là 10000VND (chiếm 13%), và các mức
giá khác thì chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%). Không quá ngạc nhiên khi chi phí đi xe buýt
rất rẻ, đó cũng là lý do sinh viên phần lớn lựa chọn đi xe buýt tới trường. Ngoài ra còn
có mục Mức giá khác nhau khi khảo sát cũng là điều dễ hiểu vì quãng đường đi và lộ
trình mỗi sinh viên khác nhau dẫn đến kết quả có mức giá khác. Với mức giá vô cùng
rẻ như thế này thật rất đáng để sinh viên lựa chọn đi xe buýt bởi nó sẽ giúp cho sinh
viên tiết kiệm chi phí hơn rất là nhiều khi đang trong giai đoạn chưa có khả năng làm
ra thu nhập cao.

23
4.1.8 Thời điểm đi xe buýt
BẢNG 8: BẢNG KHẢO SÁT THỜI ĐIỂM ĐI XE BUÝT

$Thuongchon Frequencies
  Responses Percen
N Percen t of
t Cases
$Thuongcho Buổi 157 38.6% 84.0%
n a
sáng
(05:30
-
10:59)
Buổi 100 24.6% 53.5%
trưa
(11:00
-
12:59)
Buổi 127 31.2% 67.9%
chiều
(13:00
-
17:59)
Buổi 23 5.7% 12.3%
tối
(18:00
-
21:00)
Total 407 100.0 217.6
% %
a. Group

Dựa vào số liệu khảo sát trên, chúng ta có thể thấy hầu hết sinh viên chọn đi xe buýt
tới trường vào buổi sáng với tỷ lệ cao nhất trong bốn buổi (38,6%), xếp thứ hai đó là
buổi chiều với tỷ lệ 31,2%. Vì đối tượng khảo sát nhóm chúng em thực hiện 100% là
sinh viên do đó tần suất sử dụng nhiều nhất là vào những khung giờ cao điểm là giờ
đi học và giờ tan học. Xếp sau buổi chiều là buổi trưa với tỷ lệ 24,6% . Cuối cùng thời
điểm chiếm tỷ lệ thấp nhất là buổi tối với 5,7% . Sinh viên phần lớn lựa chọn đi học
vào ban ngày và dành thời gian ban đêm để nghỉ ngơi, ôn bài và làm việc khác do đó
mà tỷ lệ sinh viên đi vào buổi tối sẽ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong bốn thời điểm khảo sát
trên.

24
4.1.9 Lộ trình đi xe buýt
BẢNG 9: BẢNG KHÁO SÁT LỘ TRÌNH ĐI XE BUÝT

Lộ trình đi xe buýt của bạn là bao nhiêu tuyến?


  Frequenc Percen Valid Cumulativ
y t Percen e Percent
t
Valid Đơn 121 60.5 64.7 64.7
tuyến
Phối 55 27.5 29.4 94.1
hợp 2
tuyến
Phối 11 5.5 5.9 100.0
hợp 3
tuyến
Total 187 93.5 100.0  
Missin Syste 13 6.5    
g m
Total 200 100.0    

Từ bảng số liệu trên ta thấy trong 200 sinh viên khảo sát có 187 sinh viên lựa chọn đi
xe buýt trong đó có 121 sinh viên đi xe buýt theo lộ trình đơn tuyến chiếm tỉ lệ 64.7%.
có 55 sinh viên đi phối hợp 2 tuyến chiếm tỉ lệ 29.4% và số sinh viên còn lại lựa chọn
đi phối hợp 3 tuyến và chiếm tỉ lệ 5.9%.
Như vậy trong nghiên cứu về lộ trình đi xe buýt sinh viên theo tuyến thì lộ trình đi
theo đơn tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất và phối hợp 3 tuyến chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Việc sinh viên lựa chọn đi xe buýt theo đơn tuyến có số lượng cao nhất vì việc lựa
chọn đi theo đơn tuyến sẽ thuận tiện cho việc đi lại của sinh viên hơn, sinh viên chỉ
cần lên xe buýt trên 1 trạm và đến nơi không cần quá nhiều thời gian chờ 1 chuyến xe
khác, việc đi xe buýt đơn tuyến sẽ giúp cho sinh viên không bị nhầm lẫn nhiều tuyến
cũng như không mất quá nhiều thời gian giữa các khoảng dừng giữa 2 tuyến xe, do đó
tỉ lệ sinh viên phối hợp giữa 2 tuyến cũng cao hơn tỉ lệ sinh viên lựa chọn việc đi xe
buýt phối hợp 3 tuyến. Một số lý do sinh viên lựa chọn đi xe buýt theo 2 tuyến và phối
25
hợp 3 tuyến là không có lộ trình đơn tuyến đến từ chỗ ở đến địa điểm cần tới hoặc
sinh viên có việc nên phải đi qua lại 2 - 3 tuyến.
Vậy ta thấy việc lựa chọn đi xe buýt theo lộ trình ảnh hưởng khá nhiều đến việc quyết
định đi xe buýt của sinh viên và lựa chọn đi xe buýt đơn tuyến luôn được ưu tiên hàng
đầu.

4.1.10 Bất tiện khi đi xe buýt

BẢNG 10: BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG BẤT TIỆN KHI ĐI XE BUÝT

$Battien Frequencies
  Responses Percent of
N Percent Cases

Bất tiện Thời gian đợi xe lâu 101 19.5% 54.0%

Chen lấn, làm ồn, mùi khó 122 23.6% 65.2%


chịu

Tình trạng móc túi/sàm sỡ 84 16.2% 44.9%

Tốc độ di chuyển chậm có 96 18.5% 51.3%


thể gây trễ hẹn

Lên nhầm tuyến xe, không 72 13.9% 38.5%


biết khi nào xe đến

26
Phải đi một lúc nhiều 43 8.3% 23.0%
chuyến xe

Total 518 100.0% 277.0%

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được trong 6 bất tiện khi đi xe buýt thì bất tiện lớn
nhất là chen lấn, làm ồn, mùi khó chịu với 122 người khảo sát lựa chọn và chiếm tỉ lệ
23,6% trên tổng 518 lượt lựa chọn. việc bất tiện chen lấn, làm ồn và có mùi khó chịu
là một thực trạng rất phổ biến hiện nay của xe buýt công cộng, rất nhiều người tham
gia đi xe buýt công cộng không có ý thức giữ gìn môi trường, vứt rác bừa bãi trên xe
buýt và xe buýt là phương tiện công cộng có mức phí thấp nên rất nhiều người lựa
chọn di chuyển bằng xe buýt dẫn đến trên 1 điểm đi chỉ có 1 xe buýt nhưng rất nhiều
người muốn đi làm cho xe không đủ chỗ ngồi và vượt quá số lượng người cho phép
nên việc chen lấn xảy ra thường xuyên, do số lượng người khá đông và ý thức của một
số người không được tốt ở nơi công cộng nói chuyện quá to, làm ồn hay ăn uống
khiến xe nặng mùi là những thực trạng xấu trên xe buýt hiện nay.
Thời gian đợi xe lâu và tốc độ di chuyển chậm của xe buýt là 2 bất tiện cũng chiếm tỉ
lệ rất cao với 19.5% và 18,5%. nguyên nhân chính dẫn đến việc xe buýt có thời gian
đợi xe lâu và tốc độ di chuyển chậm là tình trạng tắc nghẽn giao thông ở thành phố Hồ
Chí Minh vào các giờ cao điểm rất trầm trọng và xe buýt là một xe có diện tích khá
lớn nên việc tham gia giao thông cũng khá bất tiện dẫn đến việc xe đến các trạm sẽ trễ
hơn dự kiến.
Một bất tiện rất đáng báo động hiện nay khi đi xe buýt là tình trạng móc túi/ sàm sỡ
cũng chiếm tỉ lệ cao 16.2% với 84 lượt chọn về các bất tiện của xe buýt, do xe buýt
công cộng nên không tránh khỏi các thành phần tệ nạn xã hội nhân cơ hội xe buýt
đông người khoảng cách giữa người với người khá ngắn và các bạn sinh viên mới đi
học cũng như còn nhiều bỡ ngỡ ở nơi xa quê, đã dùng các thủ thuật nhằm móc túi,
trấn lột, cướp bóc cũng như dùng những hành vi không chuẩn mực điều đó khiến cho
các sinh viên có ác cảm với việc đi xe buýt, họ không cảm thấy an toàn khi lên xe
buýt.
Việc lên nhầm tuyến xe và không biết khi nào xe tới cũng là một bất tiện sinh viên lựa
chọn khá nhiều với 72 sinh viên chọn và chiếm tỉ lệ 13.9% khi có rất nhiều xe buýt
cùng đi ngang qua trạm và đến rất nhiều điểm khác nhau khiến cho những bạn sinh
viên mới không biết xe buýt có số này sẽ đến trạm nào và xe mà đến trạm đó khi nào
sẽ đến.
Cuối cùng là phải đi một lúc nhiều chuyến xe chiếm tỉ lệ thấp nhất 8.3% với khảo sát
sinh viên đi theo lộ trình đơn tuyến ở câu trên chiếm tỉ lệ cao nhất thì việc đi nhiều
tuyến có tỉ lệ bất tiện thấp nhất cũng có thể không là bất tiện quá lớn trong việc lựa
chọn đi xe buýt của sinh viên.

27
4.1.11 Cách để hạn chế rủi ro đi xe buýt

BẢNG 11: BẢNG KHẢO SÁT CÁCH HẠN CHẾ RỦI RO KHI ĐI XE BUÝT

$Ruiro Frequencies
  Responses Percent of
N Percent Cases
$Ruiro Đến trạm sớm hơn để bắt chuyến sớm 112 22.5% 59.9%

Không mang quá nhiều tiền/ để sẵn 105 21.1% 56.1%


tiền lẻ ra ngoài

Tránh ngủ gật, luôn cẩn thận cảnh giác 107 21.5% 57.2%

Đeo ba lô phía trước 103 20.7% 55.1%


Đeo khẩu trang 71 14.3% 38.0%
Total 498 100.0% 266.3%

Quan sát số liệu từ khảo sát, có thể thấy sự đồng đều về tỉ lệ % giữa các yếu tố thể
hiện hành vi nhằm hạn chế rủi ro khi đi xe buýt. Tỉ lệ này tỉ lệ thuận với nỗi lo của các
sinh viên về những rủi ro do việc đi xe buýt mang lại.
Cao nhất là “Đến trạm sớm hơn để bắt chuyến sớm” với 59,9% - bởi vì trễ xe buýt là
điều dễ xảy ra nhưng cũng dễ phòng tránh nhất, chỉ cần đến trạm sớm hơn một chút sẽ
không còn lo trễ xe buýt nữa.
Hành động được lựa chọn nhiều thứ hai là “Tránh ngủ gật, luôn cẩn thận cảnh giác”
với 57,2%, theo sau là “Không mang quá nhiều tiền/để sẵn tiền lẻ ra ngoài” với
56,1%, “Đeo ba lô phía trước” với 55.1%. Những hành động này có tác dụng bảo
quản tư trang và tiền bạc, hạn chế bị trộm cắp, sàm sỡ, hay bị xâm hại. Việc sinh viên
bị trộm cắp hay sàm sỡ trên xe buýt là không còn xa lạ, bất cứ sinh viên nào cũng sẽ
tìm mọi cách để bảo vệ bản thân trước tình trạng này.

28
Cuối cùng, hành động hạn chế rủi ro khi đi xe buýt chiếm tỉ lệ chọn thấp nhất là “Đeo
khẩu trang” với 38%. Đây là yếu tố duy nhất chiếm tỉ lệ dưới 50%. Kết quả này khá
dễ hiểu khi hiện tại đại dịch Covid-19 đang dần trôi qua, con người bắt đầu trở nên bớt
cảnh giác hơn về việc lây lan dịch bệnh, nên họ không quá quan trọng về việc đeo
khẩu trang khi ở nơi đông người. Hơn nữa, khi đặt cạnh rủi ro bị móc túi hay bị sàm
sỡ, việc bị lây bệnh dường như không còn quá quan trọng đối với các sinh viên, vì vậy
họ sẽ ưu tiên tick vào các lựa chọn khác (vì câu hỏi này có giới hạn tối đa 3 lựa chọn).

4.1.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định đi xe buýt
của bạn

BẢNG 12: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI
QUYẾT ĐỊNH ĐI XE BUÝT

Component Matrixa

  Component

1 2 3 4 5

Tai .616     -.580  


nạn xe
buýt
Chi .563 -.530      
phí
29
Cảm   .749   .540  
giác
say xe
Thời .534   .664    
gian
Thời .612   -.633    
tiết
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này
biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố
càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược
lại. Theo Hair và cộng sự (2010), hệ số tải từ 0,5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt,
tối thiểu nên là 0,3. Bảng trên cho thấy các nhân tố đều có hệ số tải với giá trị tuyệt
đối lớn hơn 0,5.
Tuy nhiên, bảng trên cho thấy các biến quan sát trong bảng ma trận có hệ số tải
ở nhiều hơn 1 nhân tố. Ví dụ, biến “Tai nạn xe buýt” có hệ số tải ở cả nhân tố 1 và
nhân tố 4, biến “Chi phí” thì có hệ số tải ở cả nhân tố 1 và nhân tố 2.
Hơn nữa, các biến quan sát phải phân thành các nhân tố rõ ràng. Bảng ở trên có
5 biến quan sát thì các biến quan sát này cần nằm ở 5 nhân tố khác nhau. Kết quả ở
bảng trên chỉ ra có nhiều biến quan sát nằm trên cùng một nhân tố. Ví dụ, nhân tố 1 có
4 biến quan sát, nhân tố 2, 3, 4 có 2 biến quan sát trong khi không có biến quan sát
nào ở nhân tố 5.
Kết quả trên hàm ý các biến quan sát không đo lường tốt các nhân tố trong mô
hình.

4.1.13 Đánh giá mức độ hài lòng của bạn về những trải nghiệm của bản thân
khi đi xe buýt
BẢNG 13: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA BẠN VỀ NHỮNG TRẢI
NGHIỆM CỦA BẢN THÂN KHI ĐI XE BUÝT

Component Matrixa

30
  Component

1 2 3 4 5

Cách .69       -.521


theo dõi 9
tuyến xe
(Busma
p, biển
hiệu/biể
n báo số
xe, vạch
kẻ xe
buýt,
nhà
chờ...)
Cơ sở .69        
vật chất 3
(chỗ
ngồi,
điều
hoà,
wifi, xe
mới hiện
đại…)
Chất .64     -.625  
lượng 0
phục vụ
(cách
phục vụ,
hướng
dẫn, ứng
xử, giải
quyết
tình
huống
của
nhân
viên/tài
xế…)
Sự an .57 .626      
31
toàn (tay 0
nghề lái
xe của
tài xế,
tình
trạng
trộm
cắp,
móc túi,
quấy rối
Thời .61   .675    
gian 4
(thời
gian đợi
xe tới,
thời gian
di
chuyển)
Kết quả bảng trên cho thấy đa phần các biến quan sát trong bảng ma trận có hệ
số tải ở nhiều hơn 1 nhân tố. Ví dụ, biến “Cách theo dõi tuyến xe” có hệ số tải ở cả
nhân tố 1 và nhân tố 5, biến “Chất lượng phục vụ” thì có hệ số tải ở cả nhân tố 1 và
nhân tố 4.
Ngoài ra, kết quả ở bảng trên chỉ ra có nhiều biến quan sát nằm trên cùng một
nhân tố. Ví dụ, nhân tố 1 có đến 5 biến quan sát.
Kết quả trên hàm ý các biến quan sát không đo lường tốt các nhân tố trong mô
hình.

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

32
5.1 Kết luận
Dự án này đã trình bày tổng quan về việc sử dụng phương tiện công cộng của hơn 200
sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua biểu mẫu khảo sát, phần lớn các bạn sinh viên thường sử dụng phương tiện cá
nhân như là xe máy để di chuyển cho việc đi học đến đi chơi. Nhưng khi đánh giá
mức độ sẵn lòng dùng phương tiện công cộng trong thời gian tới thì có 148 lượt đánh
giá (62,7%) là rất sẵn lòng sử dụng và 68 lượt đánh giá (28,8%) có thể dùng cả
phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân luân phiên. Điều này cho thấy các bạn
đã có cái nhìn tích cực và hiểu được những lợi ích mà phương tiện công cộng mang lại
nhiều hơn là mất.
Về chi phí, sử dụng phương tiện công cộng có rất nhiều ưu đãi cho sinh viên, từ đó
đánh vào tâm lý muốn tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc di chuyển của sinh viên
cũng như là sinh viên có thể vừa thư giãn, nghỉ ngơi trên đường đến trường hoặc về
nhà.
Bài toán cho giao thông đô thị thật là khó nhưng cũng đã có lời giải, quá trình khôi
phục để phát triển vận tải bằng phương tiện công cộng đã được chú ý và khuyến
khích. Mặc dù trong thời gian qua phương tiện công cộng đã có những mặt hạn chế
song phải khẳng định rằng việc đi lại chủ yếu bằng xe buýt trong thành phố đem lại rất
nhiều lợi ích. Có thể nói, những cố gắng và nỗ lực của các cơ quan chức năng nhằm
nâng cao số lượng xe buýt đến trường cho sinh viên và người dân trong địa bàn thành
phố, từ đó xây dựng một hệ thống xe buýt của Thành phố hiện đại, văn minh là rất
đáng ghi nhận và có hiệu quả.

5.2. Đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng phương
tiện công cộng của sinh viên
Việc sử dụng phương tiện công cộng đối với sinh viên hiện nay là một phương tiện
chủ yếu, nhưng để nâng cao sự phát triển hơn nữa, chúng ta cần nắm rõ những mặt
hạn chế để có những biện pháp khắc phục. Chỉ có như thế, thì vào tương lai không xa,
phương tiện công cộng sẽ trở thành phương tiện giao thông an toàn, thuận lợi, đáp ứng
nhu cầu di chuyển của tất cả mọi người.

5.2.1. Hạn chế


Qua biểu mẫu khảo sát và đóng góp của các bạn sinh viên, cũng như là chúng em đã
trình bày ở chương 1 và phân tích ở chương 4. Chúng ta thấy là mức độ sinh viên sử
dụng phương tiện công cộng trong tương lai là rất cao, tuy nhiên hiện tại phương tiện
cá nhân vẫn chiếm đại đa số hơn. Vì vậy mà nhìn ra được những hạn chế có ảnh
hưởng rất quan trọng đến khả năng sử dụng phương tiện công cộng của tất cả mọi
người nói chung và sinh viên nói riêng:
- Thời gian chờ đợi: Thời gian chờ đợi càng lâu sẽ ảnh hưởng đến quyết định mức độ
chọn dùng phương tiện công cộng để di chuyển của sinh viên.
- Lộ trình của các tuyến xe buýt chưa thực sự tối ưu hóa, việc sinh viên có nhà trong
hẻm và xe buýt không thể đưa đón tận nơi cũng gây ra một tâm lý e ngại đối với sinh
viên muốn sử dụng phương tiện công cộng.
33
- Thời gian hoạt động của các tuyến xe buýt vẫn còn chưa linh hoạt, các tuyến xe
không hoạt động buổi đêm và vì vậy khá là hạn chế đối với các sinh viên không có
phương tiện cá nhân nhưng có các hoạt động vào ban đêm.
- Việc di chuyển trên đoạn đường dài và người di chuyển trên phương tiện công cộng
có thể sẽ có nhu cầu đi vệ sinh và các phương tiện công cộng chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu này.
- Trên phương tiện công cộng vào giờ cao điểm rất đông và mọi người phải chen chúc
với nhau, việc đó đã tạo cơ hội cho các “yêu râu xanh” giở trò đồi bại, vấn đề mất cắp
trên phương tiện công cộng như xe buýt cũng diễn ra rất thường xuyên và là một vấn
nạn đáng lo ngại.

5.2.2. Đề xuất giải pháp


Từ các hạn chế đã nêu ra ở trên, nhóm chúng em xin trình bày một vài giải pháp có
thể không khắc phục được hoàn toàn nhưng sẽ mang đến cải thiện cho tình hình các
phương tiện công cộng hiện nay:
- Trước mắt tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một phương tiện công cộng
chỉ chứa một số người hạn chế và mọi người cũng giữ khoảng cách với nhau. Do đó,
tránh được tình trạng mọi người chen chúc và các vấn nạn khác trên phương tiện công
cộng như xe buýt.
- Hiện nay có một vài xe khách đã trang bị thêm một phòng vệ sinh ngay trên xe để
phục vụ nhu cầu của hành khách một cách tối ưu nhất. Xe buýt cũng có thể vận dụng
tối đa điều này để khách hàng cảm thấy được sự tiện lợi và thoải mái.
- Các tuyến xe buýt nên kết hợp với các tài xế xe máy ở các trạm dừng nhằm phục vụ
các khách hàng có nhu cầu di chuyển về tận nhà ở trong các hẻm nhỏ chẳng hạn. Và
khi kết hợp như vậy thì phải có một mức giá ưu đãi khác cho người dùng.
- Tất cả các tuyến xe buýt đều có một lộ trình và thời gian dừng hay đến mỗi trạm
được sắp xếp sẵn. Nhưng đôi khi vì lý do khách quan mà đến trễ giờ hơn thì nên sắp
xếp thêm các dịch vụ vui chơi, xem phim, hay ăn uống ở ngay trạm chờ xe để người
sử dụng phương tiện cảm thấy được sự thoải mái và không cảm thấy khó chịu khi bị
trễ giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Joe F. Hair, Jr. Michael Page, Niek Brunsveld- Morley, C (2011), Motivating
Public Transport Use: Travel Behavior and integrated Ticketing for Greater
Wellington, School of Geography, Environment and Earth Sciences, Victoria
University of Wellington, New Zealand
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP.Hồ Chí Minh: cần một
cuộc “đại phẫu”
<https://laodong.vn/giao-thong/van-tai-hanh-khach-cong-cong-bang-xe-buyt-
tai-tpho-chi-minh-can-mot-cuoc-dai-phau-638680.ldo?
34
fbclid=IwAR0cfF98HyQjQ2GV0zneUgRkCcId2-
dzLKcutjd5VA2SslX0CmxCMWfBVvg >
- Mỗi năm, người Việt đi xe máy trung bình 7.800km
<https://vtv.vn/doi-song/moi-nam-nguoi-viet-di-xe-may-trung-binh-7800-km-
20200122175535781.htm>
- Morley, C (2011), Motivating Public Transport Use: Travel Behavior and
integrated Ticketing for Greater Wellington, School of Geography,
Environment and Earth Sciences, Victoria University of Wellington, New
Zealand

35

You might also like