You are on page 1of 29

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

--------

BÀI TẬP LỚN


NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
Đề tài: Khảo sát thực trạng việc trang bị kỹ năng
mềm của sinh viên Học viện Ngân Hàng

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thanh Huyền


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Hà Nôi, ngày 03 tháng 10 năm 2020


THÀNH VIÊN NHÓM 10

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Nguyễn Thị Hoa 22A4010243

2 Lê Thu Phương 22A4010458

3 Đinh Nhật Hoàng 22A4010781

4 Nguyễn Thị Nhật Quyên 22A4010268

5 Sa Mai Anh 20A4020070

6 Nguyễn Đức Bình 22A4010117

7 Trịnh Long Vũ 22A4010636


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2
1.3. Đối tượng, đơn vị, phạm vi điều tra.................................................................................2
1.4. Thời kỳ, thời gian của cuộc điêu tra.................................................................................2
1.5. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................2
1.6. Phương pháp khảo sát......................................................................................................3
1.7. Quy trình điều tra.............................................................................................................3
2. Tổng hợp và phân tích số liệu.................................................................................................6
2.1. Phân tích tác động của yếu tố giới tính............................................................................6
2.2. Phân tích tác động của yếu tố năm học............................................................................7
2.3. Phân tích tác động của yếu tố Chuyên ngành học............................................................8
2.4. Phân tích mức độ hiểu biết về các kỹ năng mềm và việc trang bị kỹ năng mềm của sinh
viên Học viện Ngân hàng........................................................................................................9
2.5. Phân tích mức độ trang bị các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng.........10
2.6. Phân tích yếu tố thời gian dành cho việc học các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện
Ngân hàng.............................................................................................................................11
2.7. Phân tích cách học các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng cũng như
những yếu tố giúp các bạn sinh viên đánh giá được mình học được những kỹ năng mềm đó
.............................................................................................................................................. 14
2.8. Các yếu tố giúp các bạn sinh viên đánh giá được là họ đã học được những kỹ năng
mềm đó..................................................................................................................................15
2.9. Phân tích, đánh giá về các khóa học kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng
.............................................................................................................................................. 16
2.10.ác khóa học kỹ năng mềm mà sinh viên Học viện Ngân hàng đã và đang tham gia 16
2.11. Phân tích về chất lượng các khóa học kỹ năng mềm mà sinh viên Học viện Ngân hàng
đã tham gia............................................................................................................................17
2.12. Đánh giá việc vận dụng các kỹ năng mềm đã được học vào thực tiễn của sinh viên
Học viện Ngân hàng..............................................................................................................18
2.13. Đánh giá kỹ năng mềm mà sinh viên cho rằng quan trọng nhất..................................19
2.14. Một số kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên của Học viện Ngân hàng muốn học trong
tương lai.................................................................................................................................20
3. KẾT LUẬN...........................................................................................................................22
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến
việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng
vào việc giao tiếp giữa người với người. kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan
đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ
chức.

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ
các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh
đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức
chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt
chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị.

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,
chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương
thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường
xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về
chuyên môn.

Kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự
nghiệp và cuộc sống của một cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được giới
sinh viên nhắc đến. Một người có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp họ thành
công? Chỉ có 30% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống. Tại sao
thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn
chưa đạt được thành công như mong muốn?

Và để có thể giải đáp thắc mắc đó, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng việc trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Học
viện Ngân hàng”

~1~
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục đích chung: Lấy được số liệu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến việc trang
bị kỹ năng mềm của sinh viên Học Viện Ngân hàng. Tổng hợp và phân tích số
liệu, đưa ra nhận xét cùng với một số biện pháp, kiến nghị của cả nhóm.
- Mục đích cụ thể:
 Đánh giá việc trang bị kĩ năng mềm của sinh viên HVNH hiện nay
 Tìm ra nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc trang bị kĩ năng
mềm của sinh viên Học Viện Ngân Hàng

Thông qua các phương pháp của Thống kê, chúng em hy vọng có thể tìm ra các
đặc điểm, thực trạng về việc trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng
nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung, đưa ra cái nhìn khách quan về tình hình
tiếp cận thông tin của một phần giới trẻ cũng như những vấn đề liên quan đến kỹ năng
mềm. Tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu rộng hơn sau này. Đặc biệt, nghiên cứu
này còn là cơ hội để những kiến thức chúng em tiếp thu được trong môn học Nguyên
lý Thống kê kinh tế được vận dụng vào thực tiễn, trở nên hình hoá, ý nghĩa hơn, cụ thể
và sinh động hơn. Đó là những kinh nghiệm quan trọng, không những phục vụ cho
viện học tập, nghiên cứu mà còn cho nghề nghiệp của những nhà kinh tế tương lai.

1.3. Đối tượng, đơn vị, phạm vi điều tra:

- Căn cứ vào mục đích và nội dung của cuộc điều tra thì:
 Đối tượng điều tra: sinh viên (đại học, cao đẳng)
 Đơn vị điều tra: Học viện Ngân hàng
 Phạm vi điều tra: khuôn khổ sinh viên Học viện
- Mẫu điều tra được điều tra qua khảo sát online bằng google biểu mẫu:
 Phát: 100 phiếu
 Thu về: 100/100 phiếu trả lời

1.4. Thời kỳ, thời gian của cuộc điêu tra

- Thời kỳ: Năm học 2020


- Thời gian khảo sát: 15/09/2020 – 22/09/2020

1.5. Nội dung nghiên cứu

Khảo sát thực trạng việc trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng.

~2~
1.6. Phương pháp khảo sát

- Điều tra online bằng bảng hỏi được tạo bằng google dữ liệu.
- Ưu điểm:
 Tiết kiệm thời gian
 Bảng hỏi cho phép xem kết quả bảng, tính kết quả thu được 1 cách dễ dàng
(trong đó cho biết: bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê số liệu và vẽ sơ
đồ dữ liệu)

1.7. Quy trình điều tra

- Bước 1: Đánh giá đề tài


- Bước 2: Xây dựng biểu mẫu hỏi dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến việc trang bị
kỹ năng mềm của sinh viên Học viện. Từ việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đó,
phần nào đưa ra những giải pháp để khắc phục cho sinh viên.
- Bước 3: Tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu: Khảo sát online bằng biểu mẫu
google doc forms
- Bước 4: Xử lí và phân tích số liệu.

Dưới đây là biểu mẫu khảo sát của nhóm trên google doc forms

“Như các bạn đã biết, kỹ năng mềm là vũ khí không thể thiếu đối với mỗi người
trong học tập, trong công việc cũng như trong đời sống thường ngày. Và để có thể
hiểu rõ hơn về nhu cầu trang bị kỹ năng mềm đối với sinh viên Học viện Ngân hàng,
nhóm mình đã thực hiện cuộc khảo sát này và rất mong sẽ nhận được những câu trả
lời của mọi người”. Nhóm mình xin chân thành cảm ơn!

*Bắt buộc

1) Họ và tên của bạn? *


2) Giới tính của bạn là gì? *
 Nam
 Nữ
3) Bạn là sinh viên năm thứ mấy? *
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3

~3~
 Năm 4
 Mục khác: …
4) Bạn học chuyên ngành nào? * (Vd: Ngân hàng)
5) Mức độ hiểu biết về các kỹ năng mềm của bạn như thế nào? *
 Không biết nên không hiểu
 Đã nghe nhưng chưa hiểu rõ
 Hiểu nhưng chưa áp dụng được vào thực tiễn
 Hiểu và đã ứng dụng được vào thực tiễn
6) Bản thân bạn đã trang bị cho mình các kỹ năng mềm nào? * (Có thể lưa chọn
nhiều phương án)
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng xử lý tình huống
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng làm việc nhóm
 Kỹ năng lãnh đạo
 Mục khác: …
7) Mội ngày, bạn thường dành ra bao nhiêu thời gian cho việc luyện tập các kỹ
năng mềm? *
 Dưới 30 phút
 Từ 30 phút – 1 tiếng
 Từ 1 – 1,5 tiếng
 Từ 1,5 tiếng trở lên
8) Bạn đã học được những kỹ năng mềm đó bằng cách nào? * (Có thể lựa chọn
nhiều phương án)
 Học qua cách thể hiện bản thân
 Lắng nghe, nắm bắt thông tin
 Học cách diễn đạt
 Nâng cao kiến thức xã hội
 Suy nghĩ, sáng tạo, phát triển không ngừng
 Mục khác: …
9) Yếu tố nào giúp bạn đánh giá la bạn đã học được những kỹ năng mềm đó? *

~4~
 Tự cảm nhận
 Trong quá trình học tập
 Qua việc áp dụng vào thực tế
 Qua đánh giá của mọi người
 Mục khác: …
10)Bạn đã từng tham gia khóa kỹ năng mềm nào trước đây chưa? Nếu có hãy kể
tên? (Vd: Đã tham gia: Lớp học Kỹ năng giao tiếp thuyết trình)
11)Chất lượng khóa kỹ năng mềm mà bạn đã tham gia trước đây? (Nếu có)
 Rất không tốt
 Không tốt
 Trung bình
 Tốt
 Rất tốt
12)Sau khóa học đó, bạn có ứng dụng được những kỹ năng mềm đó vào thực tiến
hay không?
 Có
 Không
13)Bạn sẵn sàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu để học các khóa học kỹ năng mềm? *
 Dưới 1 triệu
 Từ 1 – 1,5 triệu
 Từ 1,5 – 2 triệu
 Từ 2 – 2,5 triệu
 Từ 2,5 triệu trở lên
14)Theo bạn, kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất đối với sinh viên? *
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng xử lý tình huống
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng làm viêc nhóm
 Kỹ năng lãnh đạo
 Mục khác: …

~5~
15)Nếu có thể, trong tương lai, bạn muốn trang bị thêm cho bản thân các kỹ năng
mềm nào? * (Có thể lựa chọn nhiều phương án)
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng xử lý tình huống
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng làm việc nhóm
 Kỹ năng lãnh đạo
 Mục khác: …

2. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Phân tích tác động của yếu tố giới tính

Từ số liệu thu thập được, ta có bảng thống kê:

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 20 20

Nữ 80 80

Tổng cộng 100 100

Theo mẫu khảo sát có thể


thấy được rằng là: Tỷ lệ sinh
Giới tính
viên Học viện Ngân hàng
tham gia cuộc khảo sát có sự 20%
chênh lêch rõ rệt. Tỷ lệ nam Nam
giới tham gia khỏa sát chỉ Nữ

bằng ¼ so với nữ giới. Cuộc


80%
khảo sát diễn ra một cách
ngẫu nhiên nhưng qua đó
cũng chứng tỏ một
phần nào về nhu cầu quan tâm đến các kỹ năng mềm của nữ giới cao hơn so với nam
giới.

~6~
2.2. Phân tích tác động của yếu tố năm học

Từ số liệu thu thập được, ta có bảng thống kê:

Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy


Năm học
(Tần số 𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)
Năm 1 0 0 0
Năm 2 75 75 75
Năm 3 16 16 91
Năm 4 9 9 100
Tổng 100 100

Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên HVNH tham gia khảo sát

0%
9%
16% Năm nhất
Năm 2

Năm 3
75%
Nâm 4

Qua biểu đồ khảo sát có thể thấy được rằng: đa phần sinh viên làm khảo la các bạn
sinh viên năm 2 (75%), còn lại số ít là sinh viên năm 3 (16%) và sinh viên năm 4 (9%).
Do việc nhập học năm nay bị đẩy lùi do dịch Covid-19 nên không thể có được số liệu
từ các bạn sinh viên năm nhất của Học viện.

~7~
2.3. Phân tích tác động của yếu tố Chuyên ngành học

Qua phiếu khảo sát, nhóm đã thu được các số liệu như sau:

Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy


Ngành học
(𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)

Tài chính – Ngân hàng 51 51 51

Kế toán 22 22 73

Quản trị kinh doanh 7 7 80

Hệ thống thông tin quản lý 6 6 86

Ngôn ngữ Anh 4 4 90

Kinh doanh quốc tế 4 4 94

Luật kinh tế 2 2 96

Kinh tế 4 4 100

Tổng 100 100

Theo kết quả Biểu


thu được,
đồ thểsinh
hiện các ngành học mà các bạn sinh viên tham gia khỏa sát đang theo học
viên tham giaTài
khảochính
sát– Ngân
hiện hàng
2% 4%
đang học khoa Tài chính– 4%

Ngân hàng đạt tỷ lệ cao Kế toán


4%
Quản trị kinh doanh
nhất là 51%, chiếm một 6% Hệ thống thông tin quản lý
7% Ngôn ngữ Anh
nửa trong tổng số 100 bạn
51% Kinh doanh quốc tế Luật kinh tế
sinh Kinh tế
22%
viên tham gia khỏa sát.
Theo sau đó là khoa Kế
toán với tỷ lệ là 22%
(tương ứng với 22 sinh
viên). Số sinh
~8~
viên còn lại phân bố rải rác ở các khoa: Quản trị kinh doanh; hệ thống thông tin quản lý;

~9~
Ngôn ngữ anh; Kinh doanh quốc tế; Luật kinh tế; Kinh tế. Bảng khỏa sát nhận được
các kết quả từ 8 khoa khác nhau của Học viện Ngân hàng, đây cũng là một ưu điểm
giúp cho cuộc khảo sát có được số liệu chính xác và cụ thể nhất.

2.4. Phân tích mức độ hiểu biết về các kỹ năng mềm và việc trang bị kỹ năng
mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng

Từ số liệu thu thập được, ta có bảng thống kê:

Mức độ hiểu biết về các kĩ Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy (𝑺𝒊)
năng (𝒇𝒊) (𝒅𝒊)

Không biết nên không hiểu rõ 2 2 2

Đã nghe nhưng chưa hiểu rõ 13 13 15

Hiểu nhưng chưa áp dụng vào


58 58 73
thức tiễn

Hiểu và đã ứng dụng được vào


27 27 100
thực tiễn

Có thể thấy vớiBiểu


kết quả điều
đồ thể tra mức độ hiểu biết về kĩ năng mềm của sinh viên Học viện Ngâ
hiện
2%
100 sinh viên Học viện Ngân
hàng, đa số các sinh viên đều hiểu
Không biết nên không hiểu
kĩ năng mềm là gì nhưng chưa áp
Đã nghe nhưng chưa hiểu rõ
dụng được vào thực tiễn 13%
27% Hiểu nhưng chưa áp dụng được vào
(58/100). Hiểu và đã áp
dụng được vào thực tiễn
Các bạn sinh viên, những người
sẽ là lực lượng lao động chính 58%

trong tương lai phải ý thức được


rằng họ sẽ làm việc trong một
môi trường toàn cầu hóa và liên
tục phát triển,
đổi mới công nghệ. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những
kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định, kỹ năng lãnh

~ 10
đạo… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường
hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết về kỹ năng mềm và áp dụng kỹ

~ 11
năng mềm vào thực tiễn rất quan trọng. Tuy nhiên qua cuộc khảo sát chỉ có 27/100 đã
áp dụng được kỹ năng mềm vào thực tiễn, có 13/100 chưa hiểu kĩ năng mềm là gì. Bởi
vậy, nhu cầu hiểu biết, cải thiện và áp dụng kỹ năng mềm vào thực tiễn cần được tăng
cao.

2.5. Phân tích mức độ trang bị các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân
hàng

Biểu đồ thể hiện mức trang bị các kỹ năng


mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng
Kĩ năng khác

Kĩ năng lãnh đạo

Kĩ năng làm việc nhóm

Kĩ năng xử lý tình huống

Kĩ năng đàm phán

Kĩ năng lắng nghe

Kĩ năng giao tiếp

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Số sinh viên trang bị kĩ năng mềm

Qua biểu đồ thống kê cho thấy: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống là những kỹ năng mềm mà sinh viên Học
viện Ngân hàng trang bị cho bản thân tốt nhất. Trong quá trình học tập và tham gia các
hoạt động ở trường với môi trường khá năng động yêu cầu sinh viên cần biết lắng nghe
có chọn lọc, giao tiếp với mọi người, làm việc theo nhóm trong lớp học tốt nên những
kĩ năng ấy hầu như đều được gắn liền với mỗi sinh viên. Để học tập và làm việc hiệu
quả hơn nữa, những kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán cũng như các kỹ năng khác
cũng cần phải học và rèn luyện nhiều hơn.

~ 12
2.6. Phân tích yếu tố thời gian dành cho việc học các kỹ năng mềm của sinh
viên Học viện Ngân hàng

Từ phần số liệu đã thống kê được, ta có bảng sau:

Thời gian Khoảng biến thiên


Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy
(𝒙𝒊) 𝒙𝒎𝒂𝒙 + 𝒙𝒎𝒊𝒏
(𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)
(phút) 𝒙𝒊 =
𝟐

<30 15 27 27 27

30 - 60 45 55 55 82

60 - 90 75 12 12 94

> 90 105 6 6 100

Tổng cộng 100 100

Thời gian dành cho việc học kỹ năng mềm của


sinh viên Học viện Ngân hàng trong một ngày (phút )
55
60
50
40
30
27

20 12
10 6
0

Dưới 30 phútTừ 30 - 60 phútTừ 60-90 phútHơn 90 phút


Thời gian dành cho việc học kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng trong một ngày

Nhìn vào số liệu cũng như bảng thống kê ta có thể thấy được rằng: Khoảng thời
gian sinh viên HVNH dành cho việc học kỹ năng mềm phần lớn từ 30- 60 phút/ ngày.
Đây là một khoảng thời gian không quá nhiều nhưng nó cũng đủ để mỗi sinh viên có
thể trau dồi cho mình thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học cũng như
cho công việc sắp tới trong tương lai

~ 13
 Thời gian bình quân dành cho việc học kỹ năng mềm trong một ngày của mỗi
sinh viên HVNH
∑ thời gian học của các sinh viên trong một ngày
=
∑ tổng số sinh viên

Dùng số bình quân cộng gia quyền:

𝑥̅ = ∑ 𝑥𝑖 𝑓𝑖
∑ 𝑓𝑖

15 × 27 + 45 × 55 + 75 × 12 + 105
𝑥̅ = ×6
27 + 55 + 12 + 6

= 44,1 ( phút)

Vậy thời gian bình quân mỗi sinh viên dành cho việc học kỹ năng mềm trong một ngày
là 44,1 ( phút)

 Xác định Mod về thời gian cho việc học các kỹ năng mềm:

Ta thấy các phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau nên tổ có Mod là tổ có 𝑓𝑚𝑎𝑥 = 55

=> Tổ có Mo là tổ ( 30 – 60 ) , ta có CT:

𝑀𝑜𝑑 = 𝑥𝑀𝑜 𝑓(𝑀𝑜) − 𝑓(𝑀𝑜−1)


𝑚𝑖𝑛 + × [𝑓(𝑀 ) − 𝑓(𝑀 −1)] + [𝑓(𝑀 ) − 𝑓(𝑀 +1)]
ℎ𝑀𝑜
𝑜 𝑜 𝑜 𝑜

(55 − 27)
= 30 + 30 × = 41,83 ( phút )
(55 − 27) + (55 − 12)
Vậy khoảng thời gian trung bình sinh viên HVNH dành cho việc học kỹ năng mềm là
44,83 phút/ ngày.

 Xác định trung vị về thời gian dành cho việc học kỹ năng mềm
𝑓 100
Ta có : ∑ = = 50
2 2

=> Tổ có trung vị 𝑀𝑒 là tổ (30 – 60) vì tổ này có = 82) > (∑ 𝑓 = 50)
(Si 2

~ 14
𝑓
∑ −𝑆
𝑀𝑒 = 𝑥𝑀𝑒 𝑚𝑖𝑛 + ℎ 2 (𝑀𝑒−1)
𝑀𝑒 𝑓
× 𝑀
𝑒

~ 15
(50 −
= 30 + 30 × 27) = 42,54 ( 𝑝ℎú𝑡)
55

Vậy có hơn 50% số sinh viên dành khoảng 42,54 phút để học các kỹ năng mềm.

Ta có bảng đánh giá một số chỉ tiêu như sau:

𝒙𝒊 𝒇𝒊 � |𝒙𝒊 − (𝒙𝒊 − |𝒙𝒊 − 𝒙̅| × (𝒙𝒊 − 𝒙̅)𝟐 × 𝒇𝒊


� 𝒙̅| 𝒙̅)𝟐 𝒇𝒊
̅
15 27 29,1 846,81 785,7 22863,87

45 55 0,9 0,81 49,5 44,55


44,1
75 12 30,9 174,24 370,8 2090,88

105 6 60,9 3708,81 365,4 22252,86

 Độ lệch tuyệt đối bình quân


∑|𝑥𝑖 − 𝑥̅| × 𝑓𝑖
𝑒̅
= ∑ 𝑓𝑖

785,7 + 49,5 + 370,8 +


365,4 = 15,714
𝑒̅
= 100

 Phương sai (𝛔𝟐)


∑(𝑥𝑖 − 𝑥̅)2 × 𝑓𝑖
𝜎2 =
∑ 𝑓𝑖
22863,87 + 44,55 + 2090,88 +
22252,86 = 472,52
=
100
 Độ lệch chuẩn (𝛔)

∑(𝑥𝑖 − 𝑥̅)2 × 𝑓𝑖
𝜎 =√ = √472,52 = 21,73
∑ 𝑓𝑖

~ 16
2.7. Phân tích cách học các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện Ngân hàng cũng
như những yếu tố giúp các bạn sinh viên đánh giá được mình học được những kỹ
năng mềm đó

Qua 100 phiếu khảo sát, nhóm đã nhận được những kết quả:

 Những kỹ năng mềm mà sinh viên đã trang bị được cho bản thân: có 257 lựa
chọn của 100 sinh viên dựa trên 5 phương án:

Các cách học Số lựa chọn Tần suất (%)

Học qua cách diễn đạt 62 24,1

Học cách thể hiện bản thân 44 17,1

Lắng nghe, nắm bắt thông tin 77 29,9

Suy nghĩ, sáng tạo, phát triển không


31 12
ngừng

Nâng cao kiến thức xã hội 43 16,7

Tổng 257 100

Qua bảng phân tích số liệu ta nhận thấy, phần lớn các bạn được khảo sát đều đã có
trang kỹ năng lắng nghe và nắm bắt thông tin (77/100 sinh viên) bởi đây là kỹ năng
được rèn luyện hàng ngày, hàng giờ vừa trên giảng đường, vừa cả ở ngoài đời sống.

Kỹ năng có vẻ như là khó nhằn nhất với các bạn sinh viên đó là “Suy nghĩ, sáng
tạo và phát triển không ngừng” (12% với 31/100 sinh viên lựa chọn). Liệu có phải do
các bạn quá mải suy nghĩ việc quan trọng nhất hiện tại là học tập và ra trường, tạm
ngưng lại việc sáng tạo và phát triển bản thân? Hay do sự chậm chễ, dựa dẫm vao
người khác, không có ý chí phấn đấu, tiến xa hơn?. Điều này thật không nên xảy ra bởi
lẽ sinh viên
– thế hệ tương lai của đất nước cần có sự nỗ lực, phát triển không ngừng nghỉ, luôn trau
~ 17
dồi bản thân để có thể phù hợp với xu thế ngày một phát triển của xã hội, tránh tình
trạng lạc hậu, bị bỏ lại phía sau.

2.8. Các yếu tố giúp các bạn sinh viên đánh giá được là họ đã học được những kỹ
năng mềm đó

Số sinh viên Tần số tích lũy


Các yếu tố Tần suất (%)
Tần số (𝒇𝒊) (𝑺𝒊)

Tự cảm nhận 15 15 15

Đi làm thêm 2 2 17

Qua đánh giá của mọi người 7 7 24

Qua áp dụng vào thực tế 46 46 70

Qua quá trình học tập 30 30 100

Tổng 100 100

Qua bảng số liệu, ta dễ dàng nhận ra 46% sinh viên đã có thể nhận biết kỹ năng mềm
thông qua việc áp dụng vào thực tế, bởi rõ ràng kỹ năng mềm được sinh ra ở trong
thực tiễn, kỹ năng mềm đi đôi với kiến thức cùng sinh viên để các bạn có thể phát triển
và nâng cao bản thân. Đây là một tín hiệu tốt bởi các bạn đã có trang bị và áp dụng
được các kỹ năng mềm vào trong cuộc sống. Nhận biết các kỹ năng mềm thông qua
quá trình học tập cũng rất quan trọng với 30% phiếu lựa chon

Việc đi làm thêm mặc dù phổ biến ở sinh viên hiện nay nhưng trên 100 phiếu lại
chỉ có 2 phiếu xác nhận liên quan đến việc làm thêm, lý do cũng bởi vì là sinh viên
hiện nay tập trung học tập nhiều hơn là làm thêm, mặc dù đi làm thêm cũng là một
kênh phương tiện rất tốt giúp các bạn có thể trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm thông
qua việc tiếp xúc với xã hội, giao tiếp với nhiều người hơn hay có nhũng mối quan hệ
mới.

~ 18
2.9. Phân tích, đánh giá về các khóa học kỹ năng mềm của sinh viên Học
viện Ngân hàng

Từ bảng số liệu, ta có được kết quả sau:

Từ biểu đồ ta có thể thấy được


Nhu cầu học tập các kỹ năng mềm của sinh viên H
rằng: Nhu cầu học tập các kỹ
năng mềm của sinh viên Học
viện Ngân hàng tương đối cao,
được biểu hiện qua số liệu trên 49% Đã tham gia
51% Chưa thamgia
biểu đồ (51,31% đã tham gia
các khóa học kỹ năng mềm và
49,69% còn lại là chưa tham
gia)

2.10. Các khóa học kỹ năng mềm mà sinh viên Học viện Ngân hàng đã và
đang tham gia

Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy


Khóa học kỹ năng mềm
(𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)

Câu lạc bộ 1 2,56 1

Kỹ năng giao tiếp 34 87,18 35

Đàm phán 1 2,56 36

Kỹ năng lắng nghe 1 2,56 37

Kỹ năng tư duy lãnh đạo 2 5,13 39

Tổng 39 100

~ 19
Theo số liệu của bảng trên, Chất lượng khóa kỹ năng mềm
ta thấy: Số lượng sinh viên học
2%
khóa kỹ năng giao tiếp thuyết 4%

trình chiếm đa số (87,18%) do


Rất không tốt Không tốt Tốt
46%
Học viện cũng đã có tổ chức Rất tốt
Trung bình
giảng dạy cho sinh viên môn 48%

học “Kỹ năng giao tiếp và


thuyết trình”, trong khi các 0%
khóa học kỹ năng mềm còn lại
chỉ chiếm một lượng nhỏ,
trung bình chiếm 2,564%.

Qua đó cũng có thể thấy rằng: Kỹ năng giao tiếp thuyết trình được đa số các bạn
sinh viên lựa chọn là kỹ năng quan trọng nhất bởi đây là một kỹ năng bắt buộc phải có
để có thể phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc thường ngày.

2.11. Phân tích về chất lượng các khóa học kỹ năng mềm mà sinh viên Học viện
Ngân hàng đã tham gia

Chất lượng khóa Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy
học (𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)

Rất tốt 0 0 0

Tốt 22 47,83 22

Trung bình 21 45,65 42

Không tốt 1 2,18 43

Rất không tốt 2 4,34 45

Tổng 46 100

~ 20
Từ bảng trên ta có thể thấy chất lượng của các khóa học kỹ năng mềm chưa thực sự
tốt, có 45,7% ý kiến cho rằng các khóa học kỹ năng mềm được đánh giá ở mức trung
bình, 2,2% ý kiến cho rằng chất lượng không tốt và 4,3% ý kiến cho rằng chất lượng
mà các khóa học kĩ năng mềm đem lại là cực kỳ không tốt.

Bên cạnh đó có những khóa học kỹ năng mềm thực sự đem lại hiệu quả cho người
học, có 47,8% ý kiến cho rằng chất lượng của các khóa học đó “tốt”. Nhưng chưa có
khóa học nào đem lại kết quả thực sự hài lòng như mong đợi vì không có phiếu đánh
giá nào bình chọn cho chất lượng “rất tốt” (0%).

Từ các số liệu khảo sát trên, có thể thấy các trung tâm dạy về kỹ năng mềm cần cải
thiện cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy học để có thể đem lại cho học viên của
mình một kết quả tốt nhất, có thể thực sự áp dụng vào thực tiễn sau khi hoàn thành
khóa học.

2.12. Đánh giá việc vận dụng các kỹ năng mềm đã được học vào thực tiễn của
sinh viên Học viện Ngân hàng

Khả năng ứng dụng vào thực tiễn Số sinh viên Tỷ lệ (%)

Có 40 80

Không 10 20

Tổng 50 100

Biểutrên
Từ số liệu đồ thể
ta hiện
thấy:khả
Kếtnăng vận dụng các kỹ năng mềm đã được học vào thực tiễn của sinh v
quả mà 20%
các khóa học kỹ năng
mềm đem lại cho sinh viên là
vô cùng lớn, có 80% ý kiến
cho rằng họ có thể ứng dụng Có
80%
được các kỹ năng mềm đã Không

được học vào trong thực tiễn.


Duy chỉ có một số lượng nhỏ
sinh viên cho rằng các khóa học đó không thể truyền đạt đầy đủ nội dung, các bài giảng

~ 21
vận dụng, không thể giúp họ bổ sung những kiến thức cần thiết cũng như các phương
pháp để có thể áp dụng các kỹ năng đó vào thực tiễn.

2.13. Đánh giá kỹ năng mềm mà sinh viên cho rằng quan trọng nhất

Từ số liệu khảo sát, ta có bảng thống kê:

Số sinh viên Tần suất (%) Tần số tích lũy


Kỹ năng mềm
(𝒇𝒊) (𝒅𝒊) (𝑺𝒊)

Kỹ năng giao tiếp 48 48 48

Kỹ năng lắng nghe 10 10 58

Kỹ năng xử lý tình huống 15 15 73

Kỹ năng làm việc nhóm 22 22 95

Kỹ năng lãnh đạo 1 1 96

Kỹ năng đàm phán 1 1 97

Tất cả 3 3 100

Tổng 100 100

Biểu đồ thể hiện việc lựa chọn kỹ năng mềm


quan trọng nhất đối với sinh viên HVNH
1% 1% 3%

Kỹ năng giao tiếp


Kỹ năng lắng nghe
22%
Kỹ năng xử lý tình huống Kỹ năng làm vi
48% Kỹ năng đàm phán
Tất cả

15%

10%

~ 22
Dựa trên biểu đồ và bảng thống kê cho ta thấy thì hiện tại, phần lớn các sinh viên
cho rằng Kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất, biểu hiện qua số phiếu bầu và tỷ lệ
phần trăm có thể nói là áp đảo nhất (48 phiếu trong tổng số 100 phiếu bầu, tương
đương với 48% lượt bình chọn). Việc có tỷ lệ cao nhất này cũng không có gì lạ bởi Kỹ
năng giao tiếp dường như là một món vũ khí lợi hại và sắc bén, một công cụ trợ đắc
lực trong việc học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng làm việc nhóm
cũng là một kỹ năng quan trọng không kém, bên cạnh học tập hay làm việc thì việc
trang bị cho mình Kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng đối với sự phát triển của
bản thân. Cũng chính vì vậy mà kỹ năng này được 22 phiếu trong tổng số 100 phiếu
bầu tương đương với tỷ lệ là 22%. Các kỹ năng còn lại như Kỹ năng xử lý tình huống
với (15%), Kỹ năng lắng nghe (10%), Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng đàm phán (1%). Và
đặc biệt có một vài ý kiến cho rằng: Tất cả các kỹ năng đều quan trọng đối với bản
thân mình.

Có thể thấy sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng và sinh viên các trường đại
học nói chung đều nhận thức được rõ tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, các bạn đã
có những tìm hiểu nhất định về các kỹ năng, thông qua đó có thể cho ra những ý kiến
riêng của bản thân mình về việc kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất.

2.14. Một số kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên của Học viện Ngân hàng muốn
học trong tương lai
Từ số liệu khảo sát, ta có biểu đồ sau:

Khảo sát việc trang bị thêm kỹ năng mềm cho bản
thân của sinh viên HVNH
100%
90%
80%
70%
60% 65% 65%
60%

50%
38%
34%
40% 30%
30%
20%
10%
0% 1% 1% 3%

Kỹ năng giao
Kỹ tiếp
năng lắngKỹnghe
năngKỹ năng Kỹ năng làm
Kỹviệc
năngKỹ
nhómnăngKỹ năngTất cả
xử lý tình đàm phán huống lãnh đạo thuyết trình giải quyết
mâu thuẫn, xung đột
Số phiếu bầu

~ 23
Có thể thấy rõ được việc các sinh viên HVNH đã có ý thức trong việc nỗ lực học
tập, không ngừng trau dồi và rèn luyện bản thân, luôn cố gắng phát triển để có thể đạt
được thành công. Điều đó được thể hiện thông qua việc các bạn sinh viên đã có những
sự chuẩn bị phù hợp, đầy đủ nhất bằng việc trang bị cho mình thêm những kỹ năng
mềm còn thiếu mà lại rất quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng
ngày.

Có 2 kỹ năng được các bạn sinh viên bầu chọn nhiều nhất đó chính là Kỹ năng
đàm phán và Kỹ năng lãnh đạo với 65% . Điều này cho ta thấy được hai kỹ năng này
là hai kỹ năng mà sinh viên hiện nay còn yếu và chưa nắm chắc nhất. Nguyên do có
thể là các bạn chưa có môi trường học tập cũng như là chưa trau dồi cho mình những
kỹ năng này và chưa thể áp dụng nó vào thực tiễn. Hai kỹ năng này thực sự quan trọng
trong môi trường làm việc mà sau này các bạn sẽ hòa nhập vào.

Tiếp theo đó thì Kỹ năng xử lý tình huống cũng là một trong những kỹ năng mà
được các sinh viên đặc biệt quan tâm với 60% lượt bình chọn. Vì Kỹ năng xử lý tình
huống cho phép chúng ta phát hiện, phân tích và đánh giá vấn đề (người, sự vật, hiện
tượng). Từ đó, ta có thể thấy kỹ năng xử lý tình huống đối với sinh viên nói chung và
mọi người nói riêng đều rất quan trọng.

Các kỹ năng như Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng làm việc nhóm
đều có thể được trau dồi, rèn luyện trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày
nên có thể các bạn đã trang bị được cho mình các kỹ năng này. Tuy vậy thì các kỹ
năng này rất quan trọng nên các bạn dù có thể đã trang bị rồi hoặc có những bạn chưa
trang bị cho mình thì việc học tập, trau dồi những kỹ năng này là vô cùng cần thiết.
Với tỷ lệ lần lượt như sau: Kỹ năng giao tiếp (38%), Kỹ năng lắng nghe (30%), Kỹ
năng làm việc nhóm (34%).

Do tại Học viện Ngân hàng đã có học phần môn “Kỹ năng giao tiếp thuyết trình”
nên tỷ lệ bầu chọn kỹ năng này là rất thấp (1%). Thể hiện được rằng, trường chúng ta
đã giảng dạy và truyền đạt rất tốt những kiến thức, nội dung để có thể trang bị cũng
như ứng dụng được kỹ năng này vào thực tế.

Còn có ý kiến cho rằng mình cần phải trang bị thêm Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

~ 24
xung đột (1%). Xung đột là điều luôn cần có, vì có xung đột mới có sự phát triển. Tuy

~ 25
nhiên một số trường hợp thì xung đột lại làm giảm hiệu quả công việc, giảm sự gắn kết
cộng đồng. Nên việc trang bị kỹ năng này cũng là một điều cần thiết để có thể tiếp tục
phát triển bản thân.

Việc trang bị cho bản thân tất cả các kỹ năng mềm cho ta thấy chỉ một số lượng
nhỏ các bạn sinh viên cần phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm (3%). Điều này
đặt ra những khó khăn và thách thức cho những bạn mà chưa trang bị hoặc đã trang bị
nhưng còn thiếu rất nhiều, đòi hỏi bản thân phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để có thể
hoàn thiện bản thân mình và tự tin bước ra ngoài xã hội.

3. KẾT LUẬN
Qua cuộc khảo sát về việc trang bị các kỹ năng mềm của sinh viên Học viện ngân
hàng có thể thấy được rằng: Các bạn sinh viên rất có nhu cầu về việc tìm hiểu cũng
như muốn học các kỹ năng mềm, bằng chứng là việc bình chọn các kỹ năng mềm
muốn được trang bị trong tương lai ở mức khá cao. Tuy nhiên thì thời gian trung
bình/ngày mà sinh viên dành cho việc luyện tập các kỹ năng mềm còn khá hạn chế (30
– 60 phút). Điều này cũng nói lên được rằng là các bạn sinh viên hiện nay chủ yếu nắm
chắc cho mình các kiến thức dựa trên sách vở chứ chưa thể ứng dụng được chúng vào
trong cuộc sống, trong công việc thường ngày. Nguyên nhân cũng bởi vì do môi
trường học tập còn khá hạn chế, chưa có chỗ cho sinh viên luyện tập luôn sau mỗi buổi
học, hay cũng một phần còn do chất lượng các khóa học mang lại. Và nguyên nhân
đặc biệt không thể không kể đến đó là bệnh “lười” của sinh viên. Ai cũng muốn trở
nên thành công, giàu có nhưng đâu phải ai cũng được như vậy. Để vươn tới được
những hoài bão, dự định mà mình đã đặt ra, đòi hỏi mỗi người cần phải trang bị cho
bản thân rất nhiều thứ. Từ kiến thức học được trên trường; thông thạo về khả năng tin
học, ngoại ngữ; có những trải nghiệm để rút ra cho bản thân được chút kinh nghiệm
nào đó, thậm chí là cả mồ hôi, nước mắt, tiền bạc, tình cảm, … quả thật là không hề dễ
dàng. Do vậy để có thể tiến xa hơn trong tương lai, mỗi sinh viên cần trang bị cho
mình mọi thứ thật một cách đầy đủ nhất, bao gồm cả những kỹ năng mềm. Bởi nó sẽ
theo bạn trong suốt hành trang chinh phục ước mơ, điểm đến mà bạn đã đặt ra; tạo nên
bạn - một phiên bản tốt hơn trong tương lai.

~ 26

You might also like