You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài:
Nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên
social media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh

Môn: Nghiên cứu Marketing


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hồ Trúc Vi
Nhóm: Brainstorms
Lớp học phần: DHMK16ITT - 422000379604

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài:
Nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên social
media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh

Môn: Nghiên cứu Marketing


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hồ Trúc Vi
Nhóm: Brainstorms
Lớp học phần: DHMK16ITT - 422000379604

Công việc được phân


STT HỌ VÀ TÊN MSSV % Tham gia
công
1 Bùi Thị Kim Thoa 20007861 100% Chương 1 + PowerPoint
2 Nguyễn Đức Huy 20006131 100% Chương 1 + thuyết trình
3 Lê Thị Thanh Ngân 20011571 100% Chương 2 + PowerPoint
4 Lê Thị Thu Thảo 20076301 100% Chương 3
5 Trần Thị Nhã Trang 20073771 100% Chương 4
Chương 5, chỉnh sửa, tổng
6 Đỗ Thị Diễm Quỳnh 20078191 100%
hợp nội dung các chương

1
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài tiểu luận này, nhóm em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
cũng như sự quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết
quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại
học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị...
Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của các khách hàng trong quá trình thu thập dữ liệu và sự
tạo điều kiện giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp.
Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Hồ Trúc Vi – Giảng viên khoa
Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, là người
trực tiếp hướng dẫn nhóm em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành tiểu
luận này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp, các thầy
cô giáo thỉnh giảng các trường Đại học khác, cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong
trường Đại học Công Nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ nhóm
em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................2

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................5

1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................6

1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................6

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................6

1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát .........................................................6

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................6

1.3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................6

1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................6

1.4.1 Phạm vi về thời gian ............................................................................................6

1.4.2 Phạm vi về không gian ........................................................................................6

1.4.3 Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu ..........................................................................6

1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................7

1.6 Đóng góp của nghiên cứu.......................................................................................7

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................7

2.1 Lý thuyết nền ..............................................................................................................7

2.2 Các khái niệm liên quan .............................................................................................7

2.2.1. Social Media .......................................................................................................7

2.2.1.1 Social Media là gì ? ......................................................................................7

2.2.1.2 Sự tác động Social Media tới cộng đồng ......................................................7

2.2.1.3 Social Media phát triển mạnh mẽ ra sao ? ....................................................9

2.2.2 Video ...................................................................................................................9

2.2.2.1 Video content là gì ? .....................................................................................9

2.2.3 Gen Z ...................................................................................................................9

3
2.2.3.1 Gen Z là gì ?..................................................................................................9

2.2.3.2 Đặc điểm của thế hệ gen Z .........................................................................10

2.3 Tổng quan các hướng nghiên cứu tiếp cận của đề tài ..............................................10

2.4 Lập luận cơ sở tiếp cận đề tài/ Giả thuyết & mô hình nghiên cứu...........................11

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................11

3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................11

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu/ phương pháp nghiên cứu ........................................12

3.3 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................13

3.4 Kích cỡ mẫu .............................................................................................................13

3.5 Nguồn kế thừa cho các nghiên cứu ..........................................................................13

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................13

4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................13

4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp........................................................................................14

4.2.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................15

4.2.2 Phân tích dữ liệu liên quan ................................................................................19

4.2.2.1 Phân tích bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả .................................19

4.2.2.2 Phân tích, kiểm định trung bình ..................................................................22

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................23

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................................23

5.1 Kết luận ....................................................................................................................23

5.2 Hàm ý quản trị ..........................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................25

4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển trong thời đại 4.0 như hiện nay thì mạng xã hội là một trong những công
cụ gắn kết mọi người lại với nhau. Sự phát triển của khoa học công nghệ và các ứng dụng
mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter, Instagram...đã và đang thu hút hàng
triệu người dùng ở Việt Nam tham gia. Những công cụ này giúp mọi người kết nối với
nhau dù ở bất cứ đâu, nơi mà các ý tưởng, suy nghĩ, quan điểm được bày tỏ và chia sẻ
rộng rãi.
Một cuộc khảo sát từ AmericanPress Institute cho thấy 100% những người được hỏi
sử dụng các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận thông tin và tin tức. Trong số đó có
khoảng 88% sử dụng Facebook, 83% sử dụng Youtube và 50% thu thập thông tin từ
Instagram. Theo thống kê của Emarsys (2019), có đến 3.2 tỷ người đang sử dụng các
nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, chiếm đến 42% dân số hiện nay. Một con số
không hề nhỏ chút nào và có xu hướng ngày càng tăng lên. Nhờ trải nghiệm “mượt mà”
mà mạng xã hội mang lại, người dùng dành khoảng 2 tiếng 22 phút mỗi ngày để Online
và nhắn tin trên các nền tảng này. Vì thế, không ít người ví mạng xã hội như một thứ
đồ dễ gây nghiện với người dùng. Không đáng ngạc nhiên khi Millennials và Gen Z
đang là thế hệ sử dụng social media phổ biến nhất, bởi đây là những người được sinh
ra không thời kỳ công nghệ bùng nổ, tiếp cận thường xuyên đến thế giới số và dễ dàng
đón nhận công nghệ mới, so với các thế hệ đi trước. Có thể thấy sự ảnh hưởng của
mạng xã hội là vô cùng to lớn.
Theo nghiên cứu (McKercher và cộng sự, 2020) thế hệ gen Z chiếm 24% dân số toàn
cầu, điều đó cho thấy gen Z sẽ trở thành nhân lực tiềm năng trong tương lai, đóng góp
to lớn cho nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu về gen Z là sự cần thiết cho tất cả doanh
nghiệp trong và ngoài nước .
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên social media của
gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng cần thiết. Từ đó thu thập, phân tích và đưa ra
nhận xét giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu hành vi, nhu cầu của gen Z hơn.

5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên social media của gen Z ở Thành phố
Hồ Chí Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu lý thuyết sự thu hút của các nội dung video trên social media
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xem video trên social media
- Xác định nguyên nhân và mục đích các bạn gen Z sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh sử
dụng các nền tảng mạng xã hội
- Mức độ sử dụng mạng xã hội của các bạn gen z tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá mức độ yêu thích các video của các bạn gen z tại thành phố Hồ Chí Minh khi
sử dụng mạng xã hội qua các khảo sát
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục các content tiêu cực nâng cao tác động tích cực
giúp bạn các bạn trẻ sử dụng những nền tảng mạng xã hội lành mạnh hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên social
media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh”
1.3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng dự kiến sẽ đi điều tra khảo sát là các bạn trẻ gen Z đang sinh sống tại Tp.HCM
thuộc độ tuổi từ ( 16-26 tuổi) là các đối tượng đang có nhu cầu sử dụng các nền tảng mạng
xã hội này khá cao.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Bài tiểu luận này được thực hiện từ ngày 6/3-28/3
1.4.2 Phạm vi về không gian
Nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu các bạn trẻ gen Z tại Tp.HCM, đặc biệt là nhóm các bạn
sinh viên ở trường đại học
1.4.3 Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu
Đề tài được tập trung nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video

6
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu: Khảo sát trực tiếp và gián tiếp sinh viên ở các
trường đại học, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích thống kê trên SPSS
- Các phương pháp khảo sát trên chủ yếu là định lượng, dưới hình thức phân tích số liệu
và phỏng vấn ý kiến.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
- Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam tìm hiểu được
hành vi, các yếu tố tác động đến gen Z thông qua social media. Họ có thể sử dụng kết quả
để ứng dụng trong quá trình tuyển dụng qua mạng xã hội, hay tiếp cận tệp khách hàng
tiềm năng thông qua video.
- Ngoài ra, tài liệu này còn các giảng viên ứng dụng làm đề tài cho sinh viên nghiên cứu,
tìm hiểu. Giúp các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay thuộc thế hệ gen Z hiểu
được những tác động mà nội dung video trên social media mang lại. Mạng xã hội đã ảnh
hưởng đến hành vi, nhận thức và cả sức khỏe tinh thần của các bạn trẻ gen Z sống tại Tp.
Hồ Chí Minh khi sử dụng. Qua đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao tác động
tích cực cho các bạn trẻ về nhận thức, hành vi khi sử dụng mạng xã hội và khuyến khích
thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung trẻ hiện nay tiếp tục phát huy thế mạnh này

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết nền
2.2 Các khái niệm liên quan
2.2.1. Social Media
2.2.1.1 Social Media là gì ?
Social Media hay còn được gọi là phương tiện truyền thông mạng xã hội - một công nghệ
tương tác cho phép bạn có thể tạo, chia sẻ và trao đổi thông tin với cộng đồng người dùng
trên nền tảng Internet. Hiện nay, các kênh Social Media phổ biến có thể kể đến là
Facebook, Instagram, Tik Tok,... Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ chia sẻ nội dung như
Youtube, Blog, WordPress,... cũng là một dạng thuộc Social Media.
2.2.1.2 Sự tác động Social Media tới cộng đồng
Hiện nay, số lượng sử dụng Social Media được nghiên cứu kết quả như sau:
- Facebook: 2800 triệu người dùng

7
- Youtube: 2000 triệu người dùng
- WhatsApp: 2000 triệu người dùng
- Facebook Messenger: 1300 triệu người dùng
- Wechat: 1165 triệu người dùng
- Instagram: 1160 triệu người dùng
- Tiktok: 1000 triệu người dùng
(Toàn bộ số liệu được cập nhật vào cuối năm 2021)
• Tác động tích cực của Social Media
- Phương tiện truyền thông xã hội giúp gặp gỡ những người mà họ có thể không đã
gặp nhau bên ngoài các diễn đàn truyền thông xã hội. Nó cũng giúp chia sẻ ý
tưởng vượt ra ngoài phạm vi địa lý, ranh giới. Nó cung cấp cơ hội rộng mở cho tất
cả các nhà văn và các blogger để kết nối với khách hàng của họ.
- Một tác động tích cực khác của các trang mạng xã hội là nó đoàn kết mọi người
trên một nền tảng lớn cho đạt được các mục tiêu cụ thể. Điều này mang lại sự tích
cực thay đổi trong xã hội.
- Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp nhận thức trong xã hội như chiến dịch,
bài viết quảng cáo, khuyến mãi giúp xã hội cập nhật những thông tin hiện tại
• Tác động tiêu cực của Social Media
- Một trong những tác động tiêu cực của truyền thông xã hội là nó khiến người ta
ghiền. Mọi người dành nhiều thời gian trong các trang mạng xã hội có thể chuyển
hướng và tập trung từ nhiệm vụ cụ thể.
- Phương tiện truyền thông xã hội có thể dễ dàng ảnh hưởng đến trẻ em, lý do là đôi
khi mọi người chia sẻ hình ảnh, video trên phương tiện truyền thông có chứa bạo
lực và những điều tiêu cực mà có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em hoặc
thanh thiếu niên. Nó cũng lạm dụng xã hội bằng cách xâm phạm quyền lợi của
người dân, sự riêng tư.
- Tình cảm gia đình dần nhạt nhòa con người dành nhiều thời gian hơn để kết nối
với những người mới.
- Một số người sử dụng hình ảnh hoặc video của họ trên mạng xã hội, các trang web
để quảng cáo là hành vi không được khuyến khích

8
2.2.1.3 Social Media phát triển mạnh mẽ ra sao ?
- Đi cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị thông minh, người ta nhận ra
rằng việc kết nối giữa con người với con người bất kể khoảng cách địa lý hay ngày
giờ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Những công cụ tương tác giữa con người mà
trên đó, các ý tưởng, suy nghĩ được sáng tạo, bày tỏ và chia sẻ dần dần được phát
triển thành các Mạng xã hội.
- Không thể phủ nhận Social Media đã trở thành một phần không thể thiếu của giới
trẻ trong thời đại số, là nơi để các bạn trẻ thể hiện mình qua những bức ảnh “sống
ảo”, cập nhật những video mới nhất hay bắt kịp những xu hướng đương đại. Một
cuộc khảo sát từ AmericanPress Institute cho thấy 100% những người được hỏi sử
dụng các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận thông tin và tin tức. Trong số đó có
khoảng 88% sử dụng Facebook, 83% sử dụng Youtube và 50% thu thập thông tin
từ Instagram.
- Đây chính là lý do các nhãn hàng, thương hiệu lớn lựa chọn social media để phát
triển hình ảnh Online của mình trên các nền tảng số. Theo Buffer (2019), 73% các
Marketer tin rằng các chiến dịch Social Media Marketing có hiệu quả đối với
doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phát triển các kênh thương hiệu Online giúp giảm chi
phí, tăng tương tác với khách hàng và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu.
2.2.2 Video
2.2.2.1 Video content là gì ?
Nội dung video là bất kỳ định dạng nội dung nào có tính năng hoặc bao gồm video. Các
dạng nội dung video phổ biến bao gồm vlog, GIF động, video trực tiếp, lời chứng thực của
khách hàng, bản trình bày được ghi lại và hội thảo trên web.
2.2.3 Gen Z
2.2.3.1 Gen Z là gì ?
Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là Thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người
được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012.
Vì được sinh ra vào thời kỳ công nghệ, Internet bùng nổ, nên Gen Z còn có các tên gọi
khác là: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives,
Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen
Wii, Gen-Tech.

9
2.2.3.2 Đặc điểm của thế hệ gen Z
Theo Viện nghiên cứu các vấn đề mới nổi (2012), Thế hệ Z là thế hệ mang tính sắc tộc
nhất thế hệ đa dạng và phức tạp về công nghệ. Thế hệ Z có một môi trường không chính
thức, cá nhân và cách giao tiếp thẳng thắn, và mạng xã hội là một phần quan trọng trong
cuộc sống của họ. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Dan Schawbel (2014), Thế hệ Z
có xu hướng trở thành doanh nhân, đáng tin cậy, khoan dung và ít bị thúc đẩy bởi tiền bạc
hơn Gen Y. Họ thực tế hơn về kỳ vọng công việc của họ và lạc quan về tương lai.
Dựa vào phát hiện của Sách trắng Thế hệ (2011), Thế hệ Z có xu hướng thiếu kiên nhẫn,
nóng nảy, thiếu tham vọng như các thế hệ trước, mắc chứng rối loạn thiếu tập trung với sự
phụ thuộc cao vào công nghệ và ít chú ý, theo chủ nghĩa cá nhân, tự định hướng, thế hệ đòi
hỏi cao nhất, tham lam, vật chất và có quyền cho đến nay. Max Mihelich. (2013) mô tả
rằng Thế hệ Z rất quan tâm đến các vấn đề môi trường, rất ý thức về tình trạng thiếu nước
và thiếu nước lờ mờ cho thấy họ có ý thức cao về trách nhiệm đối với tài nguyên thiên
nhiên. Amanda Slavin (2015) tìm thấy nhu cầu của Thế hệ Z được lắng nghe bất kể tuổi
trẻ của họ. Công nghệ là một phần bản sắc của họ và họ hiểu biết về công nghệ nhưng thiếu
kỹ năng giải quyết vấn đề và chưa thể hiện được khả năng nhìn nhận tình huống, đặt trong
bối cảnh, phân tích và đưa ra quyết định (Joseph Coombs, 2013). Họ cũng dường như ít có
xu hướng bỏ phiếu và tham gia vào cộng đồng của họ hơn các thế hệ trước. (Viện Nghiên
cứu các vấn đề mới nổi, 2015).
2.3 Tổng quan các hướng nghiên cứu tiếp cận của đề tài
• Nghiên cứu về tác động của nội dung video trên social media đến hành vi tiêu
dùng của gen Z tại TPHCM: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc phân tích tác
động của những video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm hay các video về trải
nghiệm của thương hiệu đến quyết định mua sắm của gen Z tại TPHCM.
• Nghiên cứu về tác động của nội dung video trên social media đến sức khỏe tinh
thần của gen Z tại TPHCM: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc phân tích tác
động của những video về vui chơi giải trí, video chia sẻ kinh nghiệm học tập, hay
những video về sức khỏe, thể hình đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của gen Z tại
TPHCM.
• Nghiên cứu về tác động của nội dung video trên social media đến hành vi xã hội
của gen Z tại TPHCM: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc phân tích tác động

10
của những video về chủ đề xã hội, video kêu gọi quyên góp, hay những video về
chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống đến hành vi xã hội của gen Z tại TPHCM.
• Nghiên cứu so sánh tác động của các loại nội dung video trên social media đến
gen Z tại TPHCM: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc so sánh tác động của các
loại video về giải trí, thời trang, sức khỏe, xã hội, kinh doanh đến gen Z tại
TPHCM, từ đó đưa ra các khuyến nghị về xây dựng nội dung truyền thông hiệu
quả cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.

2.4 Lập luận cơ sở tiếp cận đề tài/ Giả thuyết & mô hình nghiên cứu
Giả thiết của đề tài là những nội dung video trên social media ảnh hưởng đến hành vi và
tư tưởng của các đối tượng Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu của
đề tài sẽ xoay quanh việc phân tích tác động của các nội dung video trên social media đối
với hành vi tiêu dùng, sức khỏe tinh thần, hành vi xã hội của Gen Z tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Cụ thể, mô hình đề xuất sẽ sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu từ các đối
tượng Gen Z TPHCM về việc tiêu thụ và tác động của những nội dung video trên social
media đến hành vi, tư tưởng của họ. Sau đó, dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân
tích thông qua các phương pháp thống kê và phân tích đa biến để đưa ra kết luận về tác
động của những nội dung video trên social media đến Gen Z tại TPHCM.
Đồng thời, mô hình nghiên cứu cũng sẽ chú trọng phân tích sự khác biệt trong tác động
của những loại nội dung video khác nhau trên các đối tượng Gen Z tại thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu được Gen Z tại
TPHCM hơn, từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông thích hợp hơn và hướng đến mục
tiêu tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thiết kế nghiên cứu

STT Mục tiêu nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Dữ liệu cần thiết

Xác định nguyên nhân và Các bạn gen Z tại TPHCM Dữ liệu ở cấp độ từng
1 mục đích các bạn gen Z thích sử dụng cá nhân: số lượng gen
sinh sống tại thành phố Facebook/Tiktok/Youtube,. Z tại TPHCM, số

11
Hồ Chí Minh sử dụng các .. vì giao diện, trend/hot, lượng gen Z tại
nền tảng mạng xã hội như sống ảo,bán hàng online,... TPHCM dùng ở các
tiktok YouTube nền tảng social
facebook… media,tuổi, giới tính,...

Mức độ sử dụng mạng xã Các bạn gen Z tại TPHCM Dữ liệu ở cấp độ từng
hội của các bạn gen z tại sử dụng mạng xã hội mỗi cá nhân: tần suất gen Z
2 thành phố Hồ Chí Minh ngày(trên 3 tiếng/1 ngày). sử dụng mạng xã hội
trong 1 ngày.

Đánh giá mức độ yêu Các bạn gen Z tại TPHCM Dữ liệu ở cấp độ từng
thích các video của các thích xem video ở cá nhân: xem đánh giá
bạn gen z tại thành phố Facebook/Tiktok/Youtube,. qua thang đo bảng

3 Hồ Chí Minh khi sử dụng .. vì chất lượng hình ảnh/độ khảo sát.
mạng xã hội qua các khảo mượt HD/giao diện dễ sử
sát dụng,...

Đề xuất một số giải pháp Truyền tải nội dung video Dữ liệu ở
khắc phục các content trên social media tích cực cấp độ từng
tiêu cực nâng cao tác bằng những câu chuyện gắn cá nhân:
động tích cực giúp bạn liền với cuộc sống hằng xem đánh
các bạn trẻ sử dụng ngày,... giá qua bảng
4 những nền tảng mạng xã khảo sát dựa
hội như tiktok YouTube trên giả
facebook một cách lành thuyết.
mạnh hơn

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu/ phương pháp nghiên cứu

12
Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu 1 Khảo sát ngẫu nhiên nhóm gen Z trong Phương pháp phỏng vấn nhóm
độ tuổi 16-26 tuổi

Mục tiêu 2 Khảo sát ngẫu nhiên nhóm gen Z trong Phương pháp điều tra bảng hỏi
độ tuổi 16-26 tuổi

Mục tiêu 3 Khảo sát ngẫu nhiên nhóm gen Z trong Phương pháp phân tích dữ liệu
độ tuổi 16-26 tuổi sơ cấp

Mục tiêu 4 Khảo sát ngẫu nhiên nhóm gen Z trong Phương pháp phân tích dữ liệu
độ tuổi 16-26 tuổi thứ cấp

3.3 Phương pháp chọn mẫu


Nghiên cứu về sự thu hút của các nội dung video trên social media của gen Z ở Thành
phố Hồ Chí Minh

=> Phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện

- Đơn vị lấy mẫu : gen Z tại trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.

3.4 Kích cỡ mẫu


Mô hình có 4 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, k=5/1

=> n= 4*5*5= 200. Nghiên cứu quyết định chọn 200 quan sát.
3.5 Nguồn kế thừa cho các nghiên cứu
- Thực tiễn: các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Khoa học: tài liệu nghiên cứu, phân tích cho sinh viên, giảng viên phục vụ mục đích
học tập

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp
- Top các nội dung video xu hướng hiện nay trên social media của gen Z ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
13
- Gen Z “sống” như thế nào trên Social media?
- “Giải mã” Gen Z – thế hệ này đang xem nội dung video gì?
- Top xu hướng social media 2023.
- Những nội dung trực tuyến được thế hệ Gen Z quan tâm.
- Chinh phục Gen Z bằng Video Content Marketing.
- Các video được xếp hạng xu hướng hiện nay trên Social media.
- Những video xu hướng trên Social Media thuộc chủ đề gì ?
- Báo cáo về những video xu hướng trên Social Media 2023.
4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp
Anh/chị đã từng sử dụng các trang mạng xã hội chưa?(Đã từng/ Chưa từng)
1.Những ứng dụng mạng xã hội mà anh/chị thường xuyên sử dụng?
( Tiktok/Instagram/Facebook/Youtube/Khác)
2.Tần xuất xem video trên các phương tiện truyền thông của anh/chị trong 1 ngày như
thế nào? (1-3 lần/4-6 lần/7-10 lần/trên 10 lần)
3.Thói quen sử dụng mạng xã hội của anh/chị?( Dưới 2 tiếng/ngày,Từ 2 tiếng-3
tiếng/ngày, Trên 3 tiếng/ngày)
4. Anh/chị thể hiện sự yêu thích với video thu hút bằng cách nào ? (Bình luận/ Like/
Share/Đăng lên mạng xã hội/Khác)
5.Theo anh/chị các video mang nội dung xu hướng gen Z là gì? (Video mang tính năng
động, sáng tạo/Video hài hước/Video triết lí/Video tâm lí/Tất cả các nội dung video bên
trên)
6.Các content video anh/chị yêu thích là gì ? (Hài hước/Tình cảm/Âm nhạc/Sức
khoẻ/Khác)
7. Những điều anh chị quan tâm khi xem video? (Chất lượng video/Nội dung
video/Người sáng tạo nội dung video/Khác)
8. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video học tập, kiến thức ? (Hoàn toàn đồng ý/Hoàn
toàn không đồng ý)
9. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video review sản phẩm ? (Hoàn toàn đồng ý/Hoàn
toàn không đồng ý)
10. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video hài hước, vui vẻ ? (Hoàn toàn đồng ý/Hoàn
toàn không đồng ý)

14
11. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video chia sẻ kinh nghiệm việc làm ?( Hoàn toàn
đồng ý/Hoàn toàn không đồng ý)
12. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp ? (Hoàn toàn
đồng ý/Hoàn toàn không đồng ý)
13. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây ? (Dưới 16 tuổi/Từ 16 đến 18 tuổi/Từ 18 đến
22 tuổi/Từ 23 đến 26 tuổi)
14. Giới tính của anh/chị ? (Nam/Nữ)
15. Xin vui lòng cho biết công việc hiện tại của anh/chị ? (Học sinh/Sinh viên/Đi làm)
16. Anh/ chị hiện đang sống ở đâu ? (Thành phố Hồ Chí Minh/Khác)
4.2.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
- Để đạt được nghiên cứu phù hợp về sự thu hút của các nội dung video trên social
media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm đã gửi 200 mẫu khảo sát đến
các đối tượng phù hợp điều kiện khảo sát (Gen Z, Tp.HCM) và nhận lại được 200
kết quả trả lời nhằm mục đích phục vụ cho cuộc nghiên cứu xác định được bao
nhiêu người được khảo sát chọn sự thu hút của các nội dung video trên social
media là nội dung gì nhiều nhất.

KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THU HÚT CỦA CÁC NỘI DUNG
VIDEO TRÊN SOCIAL MEDIA CỦA GEN Z Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Xin chào Quý anh/chị,
Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Hiện tại,
chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu với đề tài: “ Nghiên cứu về sự thu hút của các nội
dung video trên Social Media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh ”. Mục đích của bài
nghiên cứu này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu về sự thu hút của các nội dung video trên
Social Media thế hệ gen Z cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp nâng cao trải nghiệm của
người dùng trên nền tảng Social Media. Chúng tôi mong Quý anh/chị dành ra ít phút để
hoàn thành phiếu kháo sát này.
Chúng tôi xin cam kết cuộc khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích phục vụ cho bài tiểu
luận, thông tin cá nhân của Quý anh/chị hoàn toàn được bảo mật. Ý kiến của Quý anh/chị
là nguồn tư liệu rất quý giá cho nhóm. Kính mong nhận được sự hợp tác từ Quý anh/chị.

Anh/chị đã từng sử dụng các trang mạng xã hội chưa?


 1.Đã từng
 2.Chưa từng

NỘI DUNG KHẢO SÁT


Anh/Chị vui lòng đọc kỹ và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu vào ô có trả lời thích
hợp nhất cho những câu hỏi dưới đây.
1.Những ứng dụng mạng xã hội mà anh/chị thường xuyên sử dụng?
15
 Tiktok
 Instagram
 Facebook
 Youtube
 Khác

2.Tần xuất xem video trên các phương tiện truyền thông của anh/chị trong 1 ngày như thế
nào?
 1-3 lần
 4-6 lần
 7-10 lần
 trên 10 lần

3.Thói quen sử dụng mạng xã hội của anh/chị?


 Dưới 2 tiếng/ngày
 Từ 2 tiếng-3 tiếng/ngày
 Trên 3 tiếng/ngày

4. Anh/chị thể hiện sự yêu thích với video thu hút bằng cách nào ?
 Bình luận
 Like
 Share
 Đăng lên mạng xã hội
 Khác

5.Theo anh/chị các video mang nội dung xu hướng gen Z là gì?
 Video mang tính năng động, sáng tạo
 Video hài hước
 Video triết lí
 Video tâm lí
 Tất cả các nội dung video bên trên

6.Các content video anh/chị yêu thích là gì ?


 Hài hước
 Tình cảm
 Âm nhạc
 Sức khoẻ
 Khác

7. Những điều anh chị quan tâm khi xem video?


 Chất lượng video
 Nội dung video
 Người sáng tạo nội dung video

16
 Khác

8. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video học tập, kiến thức ?
 Hoàn toàn đồng ý
 Hoàn toàn không đồng ý

9. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video review sản phẩm ?
 Hoàn toàn đồng ý
 Hoàn toàn không đồng ý

10. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video hài hước, vui vẻ ?
 Hoàn toàn đồng ý
 Hoàn toàn không đồng ý

11. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video chia sẻ kinh nghiệm việc làm ?
 Hoàn toàn đồng ý
 Hoàn toàn không đồng ý

12. Anh/chị thấy thu hút với nội dung video chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp ?
 Hoàn toàn đồng ý
 Hoàn toàn không đồng ý

13. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây ?


 Dưới 16 tuổi
 Từ 16 đến 18 tuổi
 Từ 18 đến 22 tuổi
 Từ 23 đến 26 tuổi

14. Giới tính của anh/chị ?


 Nam
 Nữ

15. Công việc hiện tại của anh/chị ?


 Học sinh
 Sinh viên
 Đi làm

16. Anh/ chị hiện đang sống ở đâu ?


 Thành phố Hồ Chí Minh
 Khác

17
200 đối tượng khảo sát Tp.HCM
Giới tính

Nam (45%) Nữ(55%)

Độ tuổi- công việc

16-18 tuổi( 7%) Học sinh 19- 22 tuổi(84,5%) Sinh 23- 26 tuổi(8,5%) Đi làm
viên

Mức độ hài lòng /100% của nội dung video

Video học tập, Video hài hước, Video chia sẻ Video chia sẻ
kiến thức (73%) Video review sản vui vẻ (74%) kinh nghiệm việc kinh nghiệm làm
phẩm (77,5%) làm (74,5%) đẹp (78,5%)

Tần xuất xem video


/ngày
1-3 lần (1,5%) 4-6 lần (2,5%) 7-10 lần (17%) Trên 10 lần (79,5%)

Thói quen sử dụng


mxh/ngày

< 2 tiếng (10%) >3 tiếng (85%) 2-3 tiếng(5%)

18
4.2.2 Phân tích dữ liệu liên quan
4.2.2.1 Phân tích bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả

Trong số 200 người được khảo sát, tỷ lệ nữ giới chiếm nhiều nhất 55%, tỷ lệ nam giới
chiếm 45%

Trong số 200 người được khảo sát, tỷ lệ học đại học chiếm cso nhất là 84,5%, tỷ lệ học
cấp 3 chiếm ít nhất là 7%

Trong số 200 người được khảo sát, độ tuổi từ 19-22 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 84,5%, độ
tuổi từ 16-18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%

Trong số 200 người được khảo sát, tỷ lệ sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh chiếm 100%

19
Trong số 200 người được khảo sát, nội dung video khiến họ thấy thu hút là về kiến thức
có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 73%

Trong số 200 người được khảo sát, nội dung video khiến họ thấy thu hút là về review sản
phẩm có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 77,5%

Trong số 200 người được khảo sát, nội dung video khiến họ thấy thu hút là hài hước, vui
vẻ có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 74%

20
Trong số 200 người được khảo sát, nội dung video khiến họ thấy thu hút là về chia sẻ
kinh nghiệm việc làm có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 74,5%

Trong số 200 người được khảo sát, nội dung video khiến họ thấy thu hút là về kiến thức
làm đẹp có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 78,5%

21
Trong số 200 người được khảo sát, tỷ lệ sử dụng Tiktok ở nam nhiều hơn nữ là 52,9%.
Trong khi đó tỷ lệ sử dụng Youtube ở nữ là 100%
4.2.2.2 Phân tích, kiểm định trung bình
Giả thuyết:
H0: Giới tính và nội dung video không có mối liên hệ
H1: Giới tính và nội dung video có mối liên hệ

Tỷ lệ nữ giới quan tâm đến nội dung video trung bình là 3.86, cao hơn nam giới 3.2

Sig = 0,02 < 0,05


22
=> có sự khác biệt có ý nghĩa, bác bỏ H0, chấp nhận H1
Vậy giới tính và nội dung video có liên quan tới nhau
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Các kết luận rút ra được từ các vấn đề nghiên cứu:
- Social media có sức ảnh hưởng cực lớn đối với người sử dụng dựa vào tinh thần,
sức khoẻ.
- Video trên Social media có sức hút cực mạnh đối với hành vi của người dùng nếu
chạm đúng xu hướng.
- Nội dung video được yêu thích và đồng ý hài lòng nhiều nhất là video chia sẻ kinh
nghiệm làm đẹp, sau là video review sản phẩm.
- Độ tuổi tiếp cận video nhiều nhất là 19-22 tuổi.
- Tần xuất xem video /ngày rất nhiều trên 10 lần chiếm 79,5% và thói quen sử dụng
mạng xã hội của gen Z chiếm trên 3 tiếng/ngày chiếm 85%.

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ


5.1 Kết luận
- Sau khi thu thập và phân tích, đã đạt được kết quả sự liên quan giữa giới tính và nội dung
video, ngoài ra cũng xác định được các yêú tố thu hút khi xem video như nội dung video,
thông điệp video truyền tải và mang lại
- Việc nghiên cứu 200 mẫu khảo sát cho thấy phái nữ có nhu cầu sử dụng cao hơn phái
nam, và những nội dung mang lại lợi ích cá nhân luôn được ưu tiên hàng đầu.
- So với mục tiêu đặt ra thì kết quả nghiên cứu đã giải đáp và đạt được mục đích. Tuy nhiên
dữ liệu còn ít và mang tính chất ngẫu nhiên nên không thể khẳng định nghiên cứu mang
tính chính xác 100%
- Nghiên cứu đưa ra được tỷ lệ dùng mạng xã hội của giới trẻ mỗi ngày là vô cùng cao, cho
thấy sự tác động của mạng xã hội tích lên giới trẻ. Các bạn trẻ cần biết lọc thông tin mình
tiếp xúc mỗi ngày để việc sử dụng social media trở nên có ích và không ảnh hưởng tới thể
chất, tâm lý.
5.2 Hàm ý quản trị
Đóng góp của kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn mang lại ý nghĩa thống kê, phân tích về
sự thu hút của các nội dung video trên social media của gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó phân tích được hành vi sử dụng mạng xã hội của gen Z, thế hệ trẻ chiếm 25-30% lao

23
động cả nước trong tương lai. Nghiên cứu mang lại ý nghĩa cho các công ty, doanh nghiệp
trong và ngoài nước, giúp họ tiếp cận gen Z và đưa ra các phương án Marketing phù hợp
với tệp khách hàng tiềm năng này. Ngoài ra nghiên cứu còn giúp các doanh nghiệp tối ưu
quá trình tuyển dụng, thay đổi tư duy truyền thống, giúp họ tìm được nguồn nhân lực dễ
dàng và chính xác hơn.
Việc nghiên cứu này sẽ được kế thừa và tiếp tục để phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp
trong tương lai, vì gen Z là nguồn nhân lực tiềm năng trở thành nguồn lao động chính là
việc sẽ xảy ra, vì vậy cần nghiên cứu và phân tích để các doanh nghiệp không đi lùi lại với
tốc độ phát triển nhanh chóng của gen Z.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Aveseh Asough, SOCIAL MEDIA AND ETHICS - The Impact of Social Media on
Journalism Ethics, Center for International Media Ethics (CIME),December 2012
[2] https://en.wikipedia.org/wiki.Social_media#References
[3] Gitanjali Kalia Chitkara University, Punjab, A Research Paper on Social media:An
Innovative Educational Tool, Issues and Ideas in Education Vol. 1 March 2013 pp. 43–50
[4] www.edudemic.com/social-media-education/
[5] Backlinko.(2023).https://backlinko.com/hub/content/video.[28/03/2023]
[6] Dr. A.P. Singh & Jianguanglung Dangmei,2016. South -Asian Journal of
MultidisciplinaryStudies.Researchgate.https://www.researchgate.net/profile/Jianguanglu
ngDangmei/publication/305280948_UNDERSTANDING_THE_GENERATION_Z_TH
E_FUTURE_WORKFORCE/links/5786a11008aef321de2c6f21/UNDERSTANDING-
THE-GENERATION-Z-THE-FUTURE-WORKFORCE.pdf.[ 28/03/2023]
[7] (Shabnoor Siddiqui, Tajinder Singh, 2016)

25

You might also like