You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT–HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


--------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM (BA)
Đề tài: RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh


Nhóm thực hiện : Inovation of thinking
Thành viên nhóm : Nguyễn Hoàng Gia bảo
Lê Thị Thuỳ Nhi
Trần Thị Thu Hà
Ngô Tấn Lương
Lớp : 23EL1

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT–HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
--------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM (BA)
Đề tài: RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh


Nhóm thực hiện : Inovation of thinking
Thành viên nhóm : Nguyễn Hoàng Gia bảo
Lê Thị Thuỳ Nhi
Trần Thị Thu Hà
Ngô Tấn Lương
Lớp : 23EL1

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2024


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới phức tạp và nhịp độ nhanh ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng
thiết yếu và ngày càng quan trọng ở giáo dục, nơi làm việc và xã hội. Khả năng tư duy
phản biện có thể giúp các cá nhân điều hướng lượng thông tin khổng lồ có sẵn cho họ,
xác định và giải quyết vấn đề cũng như đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên bằng
chứng. Tại nơi làm việc, kỹ năng tư duy phản biện được các nhà tuyển dụng đánh giá cao
vì chúng cho phép các cá nhân xác định cơ hội, giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết
định chiến lược có lợi cho tổ chức. Trong xã hội, tư duy phản biện có thể giúp các cá
nhân đánh giá thông tin và lập luận được đưa ra cho họ, xác định những thành kiến và
thông tin sai lệch, đồng thời đưa ra những quyết định sáng suốt có ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ và cuộc sống của những người xung quanh.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang i


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được đồ án môn học này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến: Ban giám hiệu trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt - Hàn
(Đại học Đà Nẵng) với hệ thống thư viện phong phú và trang thiết bị hiện đại giúp chúng
em thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin, tài liệu bổ trợ cho đồ án của chúng em.
Chúng em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Ánh - giảng viên học phần Nhập môn
ngành và kỹ năng mềm trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho chúng em những kiến
thức từ học thuật đến thực tiễn, rất bổ ích và thiết thực với chúng em. Quan trọng hơn
hết, chúng em nhận được sự giúp đỡ tận tình và hết mình từ cô với những kiến thức
chuyên môn và hướng dẫn chúng vận dụng vào bài để chúng em hoàn thành bài đồ án
này.
Đây cũng là đồ án đầu tiên của chúng em kể từ khi bước chân lên cánh cửa Đại học,
chắc chắn đồ án này sẽ còn nhiều thiếu sót như những hạn chế về mặt kiến thức, lập
luận. Chúng em rất mong nhận được những nhận xét, phê bình từ cô cùng các thầy cô
giáo.
Và cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và mãi tận
tâm với nghề giáo.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang ii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................II
MỤC LỤC........................................................................................................................III
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................V
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN.......................................6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG........................................................................................6
1.1.1. Tư duy................................................................................................................6
1.1.2. Phản biện........................................................................................................6
1.1.3. Tư duy phản biện...........................................................................................6
1.2. Các kỹ năng trong tư duy phản biện................................................................7
1.2.1. Kỹ năng phân tích thông tin.........................................................................8
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả..........................................................................9
1.2.3. Kỹ năng sáng tạo.......................................................................................10
1.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề..........................................................................11
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN.........................................................12
1.3.1. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong học tập.................................12
1.3.1.1. Tăng tính tò mò và sáng tạo.......................................................................13
1.3.1.2. Khuyến khích sự tự nhận thức và tự phản ánh...........................................13
1.3.1.3. Nuôi dưỡng những người giải quyết vấn đề và đổi mới............................14
1.3.1.4. Bồi dưỡng kỹ năng sống.............................................................................14
1.3.2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong công việc.............................15
1.3.2.1. Khả năng lãnh đạo.....................................................................................16
1.3.2.2. Giải quyết vấn đề.......................................................................................17
1.3.2.3. Tăng cường giao tiếp.................................................................................18
1.3.3. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong đời sống xã hội....................18
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHẢO SÁT........................................................................................20
2.2. THỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC...........................................................................................................................21
2.1.1. Thực trạng lười suy nghĩ...............................................................................21
2.1.2. Thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động.......................................23
2.1.3. Thực trạng tư duy nhóm................................................................................26
2.1.4. Thực trạng sợ bị cô lập..................................................................................28
2.1.5. Thực trạng kỹ năng tư duy độc lập còn yếu..................................................30
2.1.6. Thực trạng thiếu sự tò mò..............................................................................32
2.3. THỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC.....................35
2.2.1. Sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá thông tin.....................35
2.2.2. Tâm lý ngại rủi ro......................................................................................37
2.2.3. Chủ quan trong quyết định........................................................................38

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang iii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
2.2.4.Thói quen và kiến thức tiền định................................................................40
2.4. THỰC TRẠNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI...........................40
2.4.1. Trong lĩnh vực chính trị..................................................................................41
2.4.2. Trong lĩnh vực khoa học- công nghệ.............................................................41
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
NGÀY NAY......................................................................................................................43
3.1. GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC....................................................................................................................................43
3.1.1. Khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến.....................................................43
3.1.2. Đẩy mạnh thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế................................44
3.1.3. Tạo ra môi trường thảo luận tích cực............................................................45
3.2 GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC..........46
3.2.1 Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp sự yếu kém trong
khả năng phân tích và đánh giá thông tin...............................................................46
3.2.2. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp tâm lý ngại rủi ro:
....................................................................................................................................47
3.2.3. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp chủ quan trong
quyết định:.................................................................................................................47
3.2.4. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp thói quen và kiến
thức tiền định:............................................................................................................48
3.3 GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:...48
3.4. GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG HỌC TẬP:................................49
KẾT LUẬN......................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................52

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang iv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.1. 1. Mô hình tư duy.....................................................................................................................9

Hình 1.3.2. 1 . Báo cáo các kỹ năng được ưu tiên của hầu hết các quốc gia..............................................15
Hình 1.3.2. 2. Danh sách các kỹ năng nổi bật 2025...................................................................................16
Hình 1.3.2. 3. Danh sách các kỹ năng mới nổi ở Việt Nam.......................................................................16

Hình 2.1. 1. Tỷ trọng thực trạng lười suy nghĩ..........................................................................................19


Hình 2.1. 2. Tỷ trọng thực trạng thiếu thực hành.......................................................................................22
Hình 2.1. 3. Tỷ trọng thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động...................................................24
Hình 2.1. 4. Tỷ trọng thực trạng tư duy nhóm...........................................................................................27
Hình 2.1. 5. Tỷ trọng thực trạng sợ bị cô lập.............................................................................................29
Hình 2.1. 6. . Tỷ trọng thực trạng kỹ năng tư duy độc lập.........................................................................31
Hình 2.1. 7. . Tỷ trọng thực trạng thiếu sự tò mò.......................................................................................33

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang v


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Tư duy
Theo từ điển Giáo dục học: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức, cho phép phản ánh được bản chất và các mối quan hệ của sự vật khách quan
mà con người không nhận biết được bằng tri giác và cảm giác trực tiếp bằng biểu
tượng.
Theo Edward de Bono (2005), được mệnh danh là cha dẻ của “Tư duy về tư
duy”, là nhà khoa học bậc thầy tư duy, đã nhận định: “Tư duy là kỹ năng vận hành
của bộ não, nhờ đó trí thông minh mới được nuôi dưỡng và phát triển”.
Theo tác giả Chu Cẩm Thơ (2014), tư duy là “Sản phẩm cao cấp của một
vật chất hữu cơ đặc biệt, tức là bộ não, qua quá trình hoạt động của sự phản ánh
hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán”. Tư duy bao giờ
cũng liên hệ với một hình thức nhất định của sự vận động của vật chất với sự hoạt
động của bộ não; là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng bằng những hình
thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy luận.
Tóm lại, tư duy là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan một cách
gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra mối liên hệ,
mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết.
1.1.2. Phản biện
Phản biện là quá trình sử dụng lập luận logic và căn cứ để bác bỏ hoặc
chống lại một quan điểm, ý kiến hoặc luận điểm khác. Nó là một hoạt động tư duy
phân tích, đánh giá và đưa ra lập luận hợp lý để đối đầu với quan điểm khác nhau.
1.1.3. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến và được
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, bên cạnh đó em sẽ trích ra một số định
nghĩa:
Theo John Dewey, how to think, 1909, tr. 9 định nghĩa tư duy phản biện là
“sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học
có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”
Theo Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phản biện
được sử dụng rộng rãi nhất thế giới là Watson-Glaser CriticalThinking Appraisal
phát biểu về tư duy phản biện như sau: “(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ
chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; (2) là sự
hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý; và (3) là một số kỹ năng trong
việc áp dụng các phương pháp đó. Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang vi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định
nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.
Theo Richard Paul phát biểu về tư duy phản biện từ một góc nhìn khác biệt
so với các tác giả trước ông:
“Tư duy phản biện là một mô hình tư duy - về một chủ đề, một vấn đề, một
nội dung bất kỳ - trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng
việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp
đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ lên quá trình tư duy của mình”
Tư duy phản biện là quá trình tư duy bằng trí tuệ nhằm khái niệm hóa, áp
dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách tích cực và khéo léo thông tin
được thu thập hoặc được tạo ra bởi quan sát, kinh nghiệm, suy ngẫm, lý luận hoặc
giao tiếp, như một hướng dẫn về niềm tin và hành động. Ở dạng điển hình, nó dựa
trên các giá trị trí tuệ phổ quát vượt qua sự phân chia chủ đề: sự rõ ràng, chính
xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lý do chính đáng, sâu, rộng và sự
công bằng. - National Council for Excellence in Critical Thinking.
Từ những khái niệm nói trên có thể khái quát lại: Tư duy phản biện (critical
thinking) – quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh
giá sự việc, xu hướng, ý tưởng, giả thuyết từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ,
thông tin, vốn kiến thức và lý lẽ nhằm mục đích xác định đúng – sai, tốt – xấu, hay
– dở, hợp lý – không hợp lý, nên – không nên, và rút ra quyết định, cách ứng xử
cho mình.
1.1.3.1. Hai loại tư duy phản biện phổ biến
 Tư duy phản biện tự điều chỉnh (self-regulated critical thinking)
Tư duy phản biện tự điều chỉnh là khả năng tự đánh giá, kiểm soát suy nghĩ
của bản thân và điều chỉnh chúng dựa trên lý lẽ và logic. Nó bao gồm khả năng đặt
câu hỏi, phân tích thông tin, nhận biết lối suy nghĩ, và linh hoạt thay đổi quan
điểm dựa trên thông tin mới. Tư duy này giúp người ta tự chủ trong quá trình học
tập và ra quyết định một cách có chất lượng.
 Tư duy phản biện ngoại cảnh (external context)
Tư duy phản biện ngoại cảnh là khả năng và kỹ năng suy nghĩ và phân tích
thông tin, các quan điểm, và tình huống bằng cách xem xét các yếu tố và ngữ cảnh
bên ngoài mà không chỉ dựa trên thông tin nội tại hoặc thông tin hiện tại. Nó bao
gồm khả năng đánh giá các yếu tố như thông tin lịch sử, xã hội, văn hóa, chính trị,
kinh tế và môi trường, và nhìn nhận được cách những yếu tố này có thể ảnh hưởng
đến tình huống hiện tại và các quyết định mà chúng ta đưa ra.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang vii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
1.2. Các kỹ năng trong tư duy phản biện
Tư duy phản biện được coi là một kỹ năng không thể thiếu, vô cùng quan
trọng trong cuộc sống hàng ngày. Truyền đạt và phát triển những kỹ năng này cho
mọi người không chỉ là một trách nhiệm mà còn là một sứ mệnh thiết yếu. Đồng
thời, đánh giá và hiểu rõ về sự đa dạng của các kỹ năng tư duy phản biện là chìa
khóa để mở cánh cửa cho sự sáng tạo và thành công trong mọi lĩnh vực. Các kỹ
năng trong tư duy phản biện rất đa dạng.
1.2.1. Kỹ năng phân tích thông tin
Kỹ năng phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy
phản biện, giúp cá nhân hiểu rõ sâu sắc về thông tin và xử lý kiến thức một cách
có chất lượng. Phân tích thông tin đòi hỏi khả năng tách rời các thành phần, xác
định sự liên kết giữa chúng, và đưa ra nhận định có tính logic và hợp lý.
Trong quá trình tư duy phản biện, kỹ năng phân tích thông tin giúp xác định
và đánh giá sự hợp lý của một lập luận hay ý kiến. Người sử dụng tư duy phản
biện cần có khả năng nhận biết thông tin quan trọng từ dữ liệu lớn, phân loại thông
tin theo đúng đặc điểm và ưu tiên thông tin quan trọng hơn. Điều này không chỉ
giúp họ xây dựng ý kiến cá nhân mà còn tạo ra cơ sở lý luận và bằng chứng đáng
tin cậy để hỗ trợ quan điểm của mình.
Kỹ năng phân tích thông tin cũng liên quan đến khả năng đặt ra các câu hỏi
mục tiêu, giúp người sử dụng tư duy phản biện chọn lọc và tập trung vào các khía
cạnh quan trọng của một vấn đề. Việc đặt câu hỏi mục tiêu giúp họ tìm kiếm thông
tin cần thiết, đồng thời khám phá những khía cạnh có thể chưa được xem xét.
Ngoài ra, khả năng phân tích thông tin trong tư duy phản biện bao gồm cả
khả năng đối chiếu và so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Người sử dụng
tư duy phản biện cần có khả năng nhận diện sự chênh lệch và đánh giá độ tin cậy
của từng nguồn thông tin. Việc so sánh thông tin giữa các nguồn khác nhau giúp
họ xây dựng một quan điểm toàn diện và tránh những hiểu lầm có thể phát sinh từ
thông tin không nhất quán.
Tóm lại, kỹ năng phân tích thông tin là một phần không thể thiếu trong tư
duy phản biện, giúp người sử dụng xử lý thông tin một cách logic, hợp lý, và sáng
tạo. Việc này là cơ sở cho sự hiểu biết sâu rộng và khả năng xây dựng lập luận
chặt chẽ trong quá trình đưa ra quyết định và hình thành ý kiến cá nhân.
Ví dụ: Khi bạn đọc một bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu. Bài báo này chứa nhiều dữ liệu về tăng cường hiệu suất cây trồng trong điều
kiện thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, không đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực như
sự giảm sản lượng ở một số khu vực. Kỹ năng phân tích thông tin sẽ giúp bạn:

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang viii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
+ Xác định và phân loại các dữ liệu như tăng trưởng cây trồng, biến động
thời tiết, và ảnh hưởng đối với năng suất nông nghiệp.
+ So sánh thông tin từ bài báo với những nghiên cứu khác, đặc biệt là
những nghiên cứu mà có góc nhìn khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu.
+ Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, bao gồm
việc kiểm tra nguồn gốc và tầm quan trọng của dữ liệu được sử dụng.
Kết quả của quá trình này có thể là một đánh giá, nhận thức về sự phức tạp
của vấn đề, không chỉ nhìn nhận mặt tích cực mà còn hiểu rõ các thách thức và rủi
ro tiềm ẩn. Điều này thể hiện rõ sự linh hoạt và khả năng đánh giá chặt chẽ, hai
yếu tố quan trọng của kỹ năng phân tích thông tin trong tư duy phản biện.
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Đôi khi bạn cần chia sẻ kết luận của mình với bạn bè, người thân, thầy cô.
Để làm được điều này, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp cao để có thể truyền tải
thông điệp của mình đến người khác một cách hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp cao bao
gồm đặt câu hỏi quan trọng, đánh giá câu trả lời, bày tỏ ý tưởng và quan điểm, kỹ
năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng nói và viết và tham gia làm việc nhóm.
Trong quá trình tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp hiệu quả đóng vai trò
quan trọng, tạo nên cầu nối để chia sẻ ý kiến, thảo luận và xây dựng lập luận. Một
giao tiếp hiệu quả không chỉ là việc truyền đạt thông điệp một cách chính xác mà
còn là khả năng lắng nghe và đối đáp linh hoạt.
Trong quá trình thảo luận, khả năng lắng nghe tác động mạnh mẽ đến việc
xây dựng tư duy phản biện. Người sử dụng tư duy phản biện cần lắng nghe một
cách chủ động để hiểu rõ quan điểm của người khác, đồng thời có khả năng tư duy
phản biện bằng cách đặt câu hỏi và đưa ra đánh giá chặt chẽ về các lập luận được
trình bày. Lắng nghe đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm
khác nhau mà còn giúp tăng cường chất lượng của cuộc thảo luận.
Giao tiếp hiệu quả cũng bao gồm khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng
và logic. Người sử dụng tư duy phản biện cần biết cách truyền đạt thông điệp một
cách chính xác, sử dụng ngôn từ phù hợp và có cấu trúc lập luận rõ ràng. Việc này
giúp người nghe hoặc độc giả dễ dàng hiểu và đồng cảm với quan điểm được trình
bày.
Ví dụ: trong tình huống một thành viên trong nhóm đề xuất sử dụng một
phương pháp mới để quản lý dự án, tuy nhiên, một số thành viên khác có ý kiến
đối lập, cho rằng phương pháp cũ vẫn đủ hiệu quả. Để cho cuộc thảo luận trở nên
hiệu quả bạn – thành viên trong nhóm sẽ tham gia và đưa ra đánh giá phản biện
+ Bạn bắt đầu bằng cách lắng nghe mọi quan điểm được trình bày, không
chỉ của người đề xuất mà còn của những người có ý kiến khác. Bạn chủ động đặt
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang ix
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
câu hỏi để hiểu rõ hơn về cả hai phương pháp và xác định các điểm mạnh và yếu
của chúng.
+ Khi đến lượt của bạn, bạn sử dụng ngôn từ chính xác và cấu trúc lập luận
rõ ràng để diễn đạt quan điểm của mình. Bạn giải thích tại sao bạn tin rằng phương
pháp mới có thể mang lại hiệu quả cao hơn dựa trên các ví dụ và bằng chứng.
+ Thay vì tạo ra sự đối lập giữa phương pháp mới và cũ, bạn cố gắng tạo
cầu nối bằng cách chỉ ra những điểm chung và khả năng tích hợp giữa cả hai. Bạn
đề xuất cách tiếp cận hài hòa có thể đáp ứng cả nhu cầu của người ủng hộ và
người phản đối.
Kết quả, cuộc thảo luận trở nên sâu sắc và xây dựng, mỗi thành viên có cơ
hội để đưa ra ý kiến, và quyết định cuối cùng có thể dựa trên sự đồng thuận chung
hoặc sự hài hòa giữa các ý kiến đối lập. Điều này thể hiện rõ kỹ năng giao tiếp
hiệu quả trong tư duy phản biện, giúp xây dựng một quá trình thảo luận tích cực
và đưa ra quyết định thông suốt.
1.2.3. Kỹ năng sáng tạo
Tư duy phản biện thường cũng liên quan đến mức độ sáng tạo. Bạn có thể
cần tìm các mẫu thông tin hiện có hoặc tìm giải pháp chưa từng được áp dụng
trước đây, tất cả đều đòi hỏi sự sáng tạo. Tính sáng tạo liên quan đến tính linh hoạt
trong nhận thức, tư duy khái niệm, tính tò mò, trí tưởng tượng và khả năng giao
tiếp giữa các khái niệm trừu tượng.
Kỹ năng sáng tạo trong tư duy phản biện thể hiện sự linh hoạt trong việc
đưa ra quan điểm mới và không ngần ngại thách thức các quy tắc hay ý kiến
truyền thống. Những người có kỹ năng này không chỉ tìm kiếm những hướng tiếp
cận mới cho vấn đề mà còn đưa ra các ý kiến có tính sáng tạo, giúp mở rộng tầm
nhìn và đưa ra những giải pháp độc đáo.
Sự sáng tạo trong tư duy phản biện cũng thể hiện qua khả năng tạo ra lập
luận đặc sắc. Người sử dụng tư duy phản biện sáng tạo không chỉ là người đưa ra
ý kiến, mà còn là người khả năng xây dựng lập luận có chiều sâu và sự sáng tạo.
Họ có khả năng kết hợp thông tin từ nhiều nguồn và lĩnh vực khác nhau để đưa ra
những lập luận độc đáo, giúp nâng cao chất lượng của quá trình tư duy.
Một khía cạnh khác của sự sáng tạo trong tư duy phản biện là khả năng
nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Người sử dụng tư duy phản biện
sáng tạo không bị giới hạn bởi một quan điểm hay góc nhìn duy nhất. Thay vào
đó, họ có khả năng chuyển đổi giữa các quan điểm khác nhau để hiểu rõ hơn về
bối cảnh và đặc điểm đặc thù của vấn đề, giúp tạo ra sự đa dạng trong tư duy và
quan điểm.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang x


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Ví dụ: một nhóm bạn đang thảo luận về cách cải thiện quá trình xếp hàng
tại một quán cà phê nổi tiếng trong khu vực. Mọi người đều đã lưu ý đến vấn đề về
thời gian chờ đợi dài và sự bất tiện khi xếp hàng trong giờ cao điểm. Thay vì chỉ
đơn giản là phê phán tình trạng hiện tại, nhóm quyết định kết hợp kỹ năng sáng
tạo và tư duy phản biện để đưa ra giải pháp mới.
+ Thay vì đề xuất giải pháp truyền thống như thêm nhân viên để phục vụ
nhanh hơn, nhóm đề xuất một ứng dụng di động cho khách hàng để đặt hàng
trước. Họ lập luận rằng việc này không chỉ giúp giảm thời gian xếp hàng mà còn
tạo trải nghiệm độc đáo và tiện lợi cho khách hàng.
+ Nhóm tiếp tục thảo luận và chia sẻ ý kiến với nhau, đặt ra những câu hỏi
như "Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng?" và
"Liệu khách hàng có sẵn lòng sử dụng ứng dụng này không?" Bằng cách này, họ
tận dụng kỹ năng tư duy phản biện để đánh giá các khía cạnh khác nhau của giải
pháp và làm cho nó trở nên toàn diện.
+ Trong quá trình thảo luận, nhóm không chỉ tập trung vào những thách
thức mà còn đề cập đến những cơ hội và lợi ích mà giải pháp của họ mang lại.
Điều này giúp tạo ra một tư duy phản biện tích cực, khuyến khích sự linh hoạt và
sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề.
1.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phần khác của kỹ năng tư duy phản biện bao gồm
việc phân tích vấn đề, đưa ra và áp dụng giải pháp cũng như đánh giá sự thành
công của một kế hoạch. Nhà tuyển dụng cần những nhân viên có khả năng tìm ra
giải pháp thực tế bên cạnh khả năng tư duy phản biện.
Trong quá trình phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng
vai trò quan trọng, đưa ra khả năng chặt chẽ trong việc xác định, phân tích, và giải
quyết các tình huống phức tạp. Khi đối mặt với một thách thức, những người có tư
duy phản biện xuất sắc không chỉ nhìn thấy vấn đề mà còn tìm kiếm cách tiếp cận
và giải quyết nó một cách sáng tạo.
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tư duy phản biện không chỉ dừng lại ở việc
đưa ra giải pháp ngẫu nhiên mà còn liên quan đến quá trình hệ thống hóa thông
tin, phân loại ưu tiên, và suy luận logic. Bằng cách này, tư duy phản biện không
chỉ là khả năng "làm gì" mà còn là "làm thế nào" một cách có tổ chức và có hiệu
suất.
Một khía cạnh quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề trong tư duy phản
biện là khả năng đánh giá độ chắc chắn của giải pháp và tác động của chúng. Điều
này bao gồm việc xác định và đánh giá các tùy chọn, đồng thời dự đoán các kết
quả có thể xảy ra. Người có tư duy phản biện cao có khả năng nhìn xa trước, đảm
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
bảo rằng giải pháp được lựa chọn không chỉ giải quyết vấn đề ngay lập tức mà còn
phản ánh tầm quan trọng và bền vững trong dài hạn.
Ví dụ: vào chủ nhật cuối tuần, bạn và nhóm bạn quyết định tổ chức một
buổi picnic nhẹ tại công viên trong khu vực. Khi bạn đến nơi, bạn nhận ra rằng tất
cả bàn ghế picnic đã được người khác chiếm đóng, và không còn chỗ trống.
+ Thay vì tức giận hoặc chán chường, bạn bắt đầu nhận diện rõ vấn đề:
không có bàn ghế trống. Điều này là một thách thức đối mặt trong việc tổ chức
buổi picnic thoải mái và tiện lợi.
+ Bạn bắt đầu phân loại ưu tiên bằng cách xác định những vị trí trống gần
khu vực cây cỏ mềm mại hoặc gần vườn hoa đẹp. Bạn nhận thấy rằng mặc dù
không có bàn ghế, nhưng có những vị trí đất trống có thể tạo ra không gian thoải
mái cho buổi picnic.
+ Thay vì chỉ tìm kiếm bàn ghế, bạn và nhóm quyết định sử dụng chiếc
thảm picnic và gối để tạo ra một không gian thoải mái trên cỏ. Bạn cùng nhóm còn
chia sẻ cùng nhau những ý tưởng về cách sắp xếp không gian để tận dụng ánh
sáng mặt trời và cảnh đẹp của công viên.
+ Bạn và nhóm tổ chức không gian picnic mới và bắt đầu thưởng thức buổi
picnic thoải mái và vui vẻ. Trong quá trình, bạn thậm chí nhận ra rằng việc không
có bàn ghế còn tạo ra không khí gần gũi và tạo nên trải nghiệm độc đáo hơn.
Thông qua tình huống này, kỹ năng giải quyết vấn đề trong tư duy phản
biện đã giúp bạn và nhóm tìm kiếm giải pháp sáng tạo và thích ứng với tình huống
không lường trước được. Điều này là một ví dụ về cách tư duy phản biện có thể
giúp chúng ta nhìn nhận và vượt qua những thách thức đến từ cuộc sống hàng
ngày.
1.3. Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Tư duy phản biện rất quan trọng vì nó cho phép các cá nhân phân tích
thông tin, xác định thành kiến, đánh giá bằng chứng và xem xét các quan điểm
khác nhau trước khi đưa ra quyết định hoặc đưa ra kết luận.
Khi chúng ta tham gia vào tư duy phản biện, chúng ta được trang bị tốt hơn
để đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên lý luận logic hơn là những phản
ứng hay giả định mang tính cảm xúc.
Nó giúp chúng ta tránh đưa ra những phán xét vội vàng và cân nhắc những
hậu quả có thể xảy ra từ hành động của mình.
Trong thế giới phức tạp và thay đổi nhanh chóng ngày nay, tư duy phản
biện đã trở thành một kỹ năng thiết yếu để mỗi cá nhân điều hướng thành công cả
trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.
1.3.1. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong học tập
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Khi thế giới tiếp tục phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là do
COVID-19, các thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục mà họ tham gia cũng trở nên năng
động. Một yếu tố quan trọng luôn được các nhà giáo dục nhấn mạnh và thực hành
trong nền giáo dục khai phóng là truyền đạt các kỹ năng Tư duy phản biện.
Trong môi trường học thuật, nó cho phép học sinh hiểu và tham gia vào các
chủ đề phức tạp đồng thời phân biệt các lập luận xác đáng và những lập luận sai
lầm. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của tư duy phản biện
trong giáo dục:
1.3.1.1. Tăng tính tò mò và sáng tạo
Tư duy phản biện đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc tăng tính tò
mò và sự sáng tạo của học sinh, mở ra cánh cửa cho một trải nghiệm học tập
phong phú và tích cực. Quá trình tư duy phản biện không chỉ là việc suy luận logic
mà còn là hành trình đào tạo tư tưởng và sự khám phá, giúp học sinh không chỉ là
người tiêu thụ thông tin mà còn là những nhà tìm kiếm và xây dựng kiến thức.
Khi học sinh học cách đặt câu hỏi và phản biện về thông tin, họ không chỉ
giữ vững sự tò mò về thế giới xung quanh mà còn hình thành khả năng tự quản lý
học tập. Quá trình này khuyến khích họ tự đặt mục tiêu, tìm kiếm lời giải cho
những thắc mắc, và trải nghiệm học tập như một cuộc phiêu lưu đầy hứng thú.
Tư duy phản biện không chỉ là công cụ để giải quyết vấn đề mà còn là bản
đồ dẫn lối cho sự sáng tạo. Khi học sinh áp dụng tư duy phản biện vào quá trình
nghệ thuật sáng tạo, họ trở nên linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với thách thức. Điều
này giúp họ không chỉ hiểu rõ về quá trình sáng tạo mà còn phát triển kỹ năng
sáng tạo và khả năng tự tạo nên điều mới mẻ.
Tư duy phản biện còn tạo ra môi trường học tập đa chiều, nơi mà học sinh
được khuyến khích thách thức quan điểm và tìm hiểu về các quan điểm khác nhau.
Điều này thúc đẩy sự tò mò về sự đa dạng của thế giới, đồng thời giúp học sinh
phát triển khả năng đối đầu với ý kiến đối lập một cách linh hoạt.
Cuối cùng, tư duy phản biện không chỉ là kỹ năng, mà là một quá trình giáo
dục liên tục, từng bước một xây dựng tư duy sáng tạo và sự tò mò của học sinh.
Trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng, khả năng này không chỉ là một
công cụ hữu ích mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững và
sáng tạo.
1.3.1.2. Khuyến khích sự tự nhận thức và tự phản ánh
Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự tự
nhận thức và phản ánh, mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế
giới xung quanh. Quá trình này không chỉ là việc đánh giá thông tin một cách chủ

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xiii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
động mà còn là hành trình khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa đích thực của
cuộc sống.
Tư duy phản biện giúp học sinh đặt ra những câu hỏi quan trọng về bản
thân, nhìn nhận về giá trị, niềm tin và mục tiêu cá nhân. Khi họ tự đặt ra những
thách thức và câu hỏi về chính mình, sự tự nhận thức bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Họ không chỉ nhận ra những mặt tích cực mà còn chấp nhận và thấu hiểu những
khía cạnh khó khăn, giúp hình thành một hình ảnh tự nhận thức chân thực và toàn
diện.
Tư duy phản biện cũng khuyến khích quá trình phản ánh, giúp học sinh
nhìn lại những hành động, quyết định và trải nghiệm của mình. Khi họ phản ánh,
họ có cơ hội học hỏi từ những trải nghiệm, sửa sai những sai lầm, và phát triển mô
hình tư duy linh hoạt hơn. Quá trình này không chỉ là việc nhìn lại quá khứ mà còn
là cơ hội để xác định những giá trị cốt lõi và định hình hướng đi cho tương lai.
Đặc biệt, tư duy phản biện giúp hình thành kỹ năng tự quản lý và đưa ra
nhận định chính xác về môi trường xã hội và văn hóa. Học sinh, thông qua việc
phản biện về các giá trị và quan niệm xã hội, có thể xây dựng ý thức nhận thức về
những vấn đề xã hội quan trọng, từ đó phản ánh và tham gia tích cực vào cộng
đồng.
Tóm lại, tư duy phản biện không chỉ là một công cụ quan trọng trong quá
trình học tập mà còn là lực đẩy quan trọng để khuyến khích sự tự nhận thức và
phản ánh. Nó giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân, xây dựng kỹ năng quản lý
cuộc sống, và tham gia vào một cách tích cực và có ý nghĩa vào xã hội.
1.3.1.3. Nuôi dưỡng những người giải quyết vấn đề và đổi mới
Một trong những sản phẩm phụ của kỹ năng tư duy phản biện là khả năng
phân tích và nhìn nhận vấn đề theo phương pháp sáng tạo và mang tính xây dựng.
Những người có tư duy phản biện luôn là những người giải quyết vấn đề giỏi.
Một người có tư duy phản biện giỏi sẽ có thể tách biệt sự thật khỏi quan
điểm và hư cấu, đồng thời xem xét vấn đề từ mọi góc độ trước khi đưa ra quyết
định hợp lý để giải quyết vấn đề. Họ cũng sẽ có thể đưa ra các giải pháp không
thiên vị cho các vấn đề, một thực tế rất quan trọng cần lưu ý trong lĩnh vực việc
làm. Khi những thách thức toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, đại dịch
tiếp tục hoành hành trên thế giới, giới trẻ ngày nay - những người sẽ trở thành
những nhà lãnh đạo của ngày mai - sẽ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm các giải pháp
hiệu quả. Những người có tư duy phản biện sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo và
lâu dài.
1.3.1.4. Bồi dưỡng kỹ năng sống

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xiv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là đào tạo ra người học
người có đủ thông tin, nghĩa là người học phải hiểu được những ý tưởng quan
trọng, hữu ích, đẹp đẽ và có tác dụng mạnh mẽ. Một cách khác là tạo ra những
người học có mong muốn suy nghĩ phân tích và phản biện, sử dụng những gì họ
biết để cải thiện cuộc sống của chính họ và cũng để đóng góp cho xã hội, văn hóa
và nền văn minh của họ. Mỗi học sinh nên có một kỹ năng tư duy phản biện hiệu
quả và trẻ không được chấp nhận bất cứ điều gì là hiển nhiên.
Tư duy phản biện cần được khuyến khích. Các quan niệm truyền thống về
học tập đang mất đi sức hấp dẫn của nó. Học tập thụ động dựa trên văn bản đang
nhường chỗ cho quá trình học tập và tư duy tích cực. Mục tiêu quan trọng của giáo
dục là thúc đẩy tư duy phản biện ở học sinh chứ không phải khiến họ phản ánh
như một con vẹt.
1.3.2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong công việc
Sau hậu quả của COVID-19, nền kinh tế mới đặt ra rất nhiều nhu cầu về lực
lượng lao động linh hoạt và khả năng phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, nhân viên cần đưa ra các giải pháp khéo léo cho cùng một vấn đề. Một nhân
viên có kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ sẽ được đánh giá cao ở nơi làm việc
thay đổi nhanh chóng.
Theo báo cáo “Tương lai nghề nghiệp” từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) dự đoán rằng đến năm 2025 xác định rằng tư duy phản biện sẽ là một trong
những ưu tiên chính của hầu hết các quốc gia và các ngành công nghiệp.

Hình 1.3.2. 1 . Báo cáo các kỹ năng được ưu tiên của hầu hết các quốc gia
(Nguồn: https://www.weforum.org/publications/the-future-of-jobs-report-2020/in-full/
chapter-2-forecasts-for-labour-market-evolution-in-2020-2025/)
Vào tháng 10 năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra danh sách các
kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng đánh giá là nổi bật trong thời gian tới năm
2025.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Hình 1.3.2. 2. Danh sách các kỹ năng nổi bật 2025


(Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow-
how-long-it-takes-to-learn-them/)
Và ở Việt Nam, tư duy phản biện là kỹ năng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh
sách các kỹ năng mới nổi.

Hình 1.3.2. 3. Danh sách các kỹ năng mới nổi ở Việt Nam
(Nguồn: https://www.formyoursoul.com/tu-duy-phan-bien-critical-thinking-4/)
Tư duy phản biện đặc biệt quan trọng trong ba lĩnh vực kinh doanh:
 Khả năng lãnh đạo
 Giải quyết vấn đề
 Giao tiếp
1.3.2.1. Khả năng lãnh đạo

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xvi


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Các nhà lãnh đạo thường cần suy nghĩ chín chắn khi đưa ra quyết định có
tác động đến doanh nghiệp. Họ cần sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện khi xem
xét các tình huống và cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp
khả thi.
Tư duy phản biện giúp lãnh đạo phân tích thông tin một cách có hệ thống,
đánh giá các lựa chọn và hiểu rõ tác động của quyết định lên toàn bộ doanh
nghiệp. Khả năng này giúp họ ra quyết định thông minh, dựa trên nền tảng của
logic và bằng chứng, đồng thời họ cũng có khả năng điều chỉnh quyết định của
mình dựa trên phản hồi và thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Tư duy phản biện kích thích sự sáng tạo và linh hoạt trong lãnh đạo kinh
doanh. Những người lãnh đạo có khả năng tư duy phản biện không ngần ngại
thách thức và luôn tìm kiếm giải pháp mới cho các vấn đề phức tạp. Điều này giúp
họ đưa ra những ý tưởng mới, phát triển chiến lược kinh doanh độc đáo và dẫn dắt
doanh nghiệp trên đường đổi mới.
Tư duy phản biện không chỉ là một yếu tố cá nhân mà còn là chìa khóa mở
cửa cho sự thành công trong lãnh đạo kinh doanh. Nó là nguồn động viên để đối
mặt với thách thức, tìm kiếm cơ hội và xây dựng nhóm nhân sự tích cực. Trong
bối cảnh kinh doanh ngày nay, những lãnh đạo có khả năng tư duy phản biện cao
sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của họ vượt qua mọi thách thức và đạt đến những đỉnh
cao mới.
1.3.2.2. Giải quyết vấn đề
Các vấn đề phát sinh trong tất cả các tổ chức hàng ngày. Một số có giải
pháp đơn giản, trong khi một số khác yêu cầu cách tiếp cận phức tạp hơn. Với tư
cách là lãnh đạo doanh nghiệp hoặc nhân viên, điều cần thiết là phải suy nghĩ chín
chắn khi đối mặt với những vấn đề quan trọng hơn. Tư duy phản biện sẽ cho phép
bạn đưa ra một số giải pháp thay thế cho một vấn đề, đảm bảo rằng quyết định
được đưa ra là tốt nhất cho tổng thể công ty.
Tư duy phản biện là công cụ quan trọng mà mọi doanh nhân cần sử dụng để
đối mặt với những thách thức phức tạp và không ngừng đổi mới trong môi trường
kinh doanh ngày nay. Trước khi bước vào quá trình giải quyết vấn đề, khả năng tư
duy phản biện giúp họ hiểu rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề đang đối
mặt.
Trong quá trình giải quyết vấn đề, tư duy phản biện giúp doanh nhân đánh
giá một cách logic và có tổ chức mọi thông tin liên quan. Họ xác định những yếu
tố quan trọng, phân loại ưu tiên, và tìm kiếm các giải pháp tiềm năng. Điều này
không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiện tại mà còn tạo ra cơ hội để phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xvii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Trong quá trình giải quyết vấn đề, tư duy phản biện không chỉ giúp doanh
nhân nhìn rõ các phương án có sẵn mà còn khuyến khích họ đặt ra những câu hỏi
sâu sắc, thách thức giả định, và kiểm tra tính khả thi của mọi giải pháp. Khả năng
này giúp họ đưa ra quyết định có cơ sở và có thể chịu được thử thách thực tế.
Tư duy phản biện không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là một phương
tiện quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề kinh doanh. Nó không chỉ giúp
doanh nhân hiểu rõ vấn đề mà còn khích lệ sự sáng tạo và đưa ra giải pháp hiệu
quả, tạo nên cơ hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thế giới kinh doanh đầy thách
thức ngày nay.
1.3.2.3. Tăng cường giao tiếp
Trong thế giới kinh doanh đa dạng và đầy cạm bẫy ngày nay, tư duy phản
biện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tăng cường giao tiếp trong
doanh nghiệp. Khả năng này không chỉ giúp doanh nhân hiểu rõ hơn về quan điểm
và ý kiến của đồng nghiệp mà còn tạo ra một môi trường làm việc nơi mà mọi
người có thể tự do thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình.
Tư duy phản biện giúp doanh nhân lắng nghe không chỉ với tai mà còn với
tâm hồn. Không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ ý kiến của đồng nghiệp, tư duy phản
biện còn khuyến khích họ đặt ra những câu hỏi sâu sắc để tìm hiểu nguyên nhân
và mục đích đằng sau mỗi quan điểm. Điều này giúp tạo ra một không gian giao
tiếp chân thành và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong tổ chức.
Khả năng tư duy phản biện còn giúp xử lý xung đột một cách xây dựng và
tích cực. Thay vì phản đối mạnh mẽ hay làm cho ý kiến cá nhân trở nên quá trọng,
tư duy phản biện hướng doanh nhân đến việc tìm kiếm điểm chung và giải pháp
tích cực. Điều này tạo ra không khí tích cực, thúc đẩy sự hợp tác và tạo ra giá trị
trong quá trình làm việc nhóm.
Tư duy phản biện không chỉ là một công cụ cá nhân mà còn là chìa khóa để
tăng cường giao tiếp trong môi trường kinh doanh. Nó mở ra cánh cửa cho sự hiểu
biết sâu rộng, giao tiếp tích cực, và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa các bên
liên quan. Trong thời đại mà sự kết nối và giao tiếp là chìa khóa cho thành công
kinh doanh, tư duy phản biện là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu.
1.3.3. Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong đời sống xã hội
Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội với nhiều
cách khác nhau:
Chống lại thông tin sai lệch: Tư duy phản biện giúp người ta phân biệt được
thông tin chính xác và sai lệch. Trong môi trường xã hội nơi mà thông tin có thể bị
biến đổi hoặc lệch lạc, Khả năng phản biện giúp người ta xác định được sự thật và
tăng khả năng đề kháng trước thông điệp không chính xác.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xviii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Xây dựng kiến thức sâu rộng: Tư duy phản biện không chỉ giúp người ta
đánh giá thông tin mà còn khuyến khích hặc nghiên cứu, đào sâu kiến thức. Điều
này có thể tạo ra một cộng đồng thông tin hơn và tang cường khả năng giải quyết
vấn đề.
Thúc đẩy sự hiểu biết đa dạng: Tư duy phản biện khuyến khích sự hiểu biết
đa dạng và đa chiều, giúp mọi người đánh giá và tôn trọng quan điểm khác nhau.
Điều này đóng góp vào sự đa dạng và tích cực trong môi trường xã hội.
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Tư duy phản biện là một công cụ quan
trọng trong việc giải quyết vấn đề. Khả năng suy luận và phân tích giúp người ta
xác định vấn đề, tìm ra hướng giải quyết và đưa ra quyết định có cơ sở.
Tạo ra công dân tích cực: Tư duy phản biện có thể hình thành tư cách công
dân tích cực, có khả năng tham gia tích cực vào xã hội. Việc này không chỉ thúc
đẩy quyền lợi cá nhân mà còn hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng.
Định hình ý thức xã hội: Tư duy phản biện có thể giúp định hình ý thức xã
hội bằng cách khuyến khích sự nhận thức và suy ngẫm về các vấn đề quan trọng
như bền vững, công bằng xã hội và nhân quyền.
Thúc đẩy sự tự chủ: tư duy phản biện giúp người ta phát triển khả năng tự
chủ và tự quản lý. Khi có khả năng suy nghĩ độc lập và đánh giá thông tin một
cách chín chắn, người ta trở nên độc lập hơn trong quyết định và hành đông của
mình.
Tăng cường sự linh hoạt: Tư duy phản biện thường đi kèm với khả năng
thích ứng và linh hoạt. Điều này quan trọng trong môi trường xã hội đang thay đổi
nhanh chóng, nơi mà khả năng thích ứng quyết định sự thành công và hạnh phúc
cá nhân.
Tạo ra những người lãnh đạo đúng đắn: Tư duy phản biện là một yếu tố
quan trọng trong việc phát triển người lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định
thông minh, thấu hiểu người khác và tạo ra sự đổi mới trong xã hội.
Ngăn chặn độc tài và tham nhũng: Trong môi trường xã hội, tư duy phản
biện có thể đóng vai trò ngăn chặn độc tài và tham nhũng bằng cách khuyến khích
sự giám sát và đánh giá chặt chẽ của quyền lực.
Thúc đẩy trách nhiệm của công dân: Tư duy phản biện có thể giúp hình
thành tư cách công dân tích cự và có trách nhiệm trong xã hội. Người ta học cách
đặt câu hỏi, đưa ra quyết định thông tin dựa trên lập luận hợp lý, và tham gia vào
các hoạt động công dân để tạo ra sự thay đổi tích cực.
Xây dựng lòng tin và sự hiểu biết: Tư duy phản biện làm tăng cường lòng
tin và sự hiểu biết trong xã hội. Khi mọi người có khả năng tự phân tích thông tin,
họ có thể xây dựng sự tin tưởng và sự hiểu biết vững về thế giới xung quanh.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xix
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo: Tư duy phản biện khuyến khích sự
chủ động và sáng tạo. Người ta trở nên chủ động hơn trong việc đặt câu hỏi, tìm
kiếm giải pháp và đề xuất những ý kiến mới, điều này đóng góp vào sự tiến bộ của
xã hội.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xx


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY
NAY
Thực trạng tư duy phản biện ngày nay phản ánh một loạt các thách thức và
cơ hội mà xã hội đang đối mặt. Mặc dù có sự gia tăng về nhận thức về quan trọng
của tư duy phản biện, tuy nhiên, vẫn có những thách thức lớn đối với việc phát
triển và thực hành kỹ năng này trong cộng đồng hiện đại.
Một trong những vấn đề quan trọng là sự ảnh hưởng lớn của truyền thông
xã hội và các nguồn tin tức trực tuyến. Môi trường trực tuyến, với thông tin đa
dạng và nguồn cảm xúc đa chiều, đôi khi tạo ra một không gian nơi người ta dễ bị
lạc lõng trong dòng thông tin mà không đề xuất được các kỹ năng tư duy phản
biện cần thiết. Tin giả mạo và thông tin thiếu chính xác có thể lan truyền nhanh
chóng, gây ra sự hiểu lầm và đôi khi thậm chí là sự rối loạn trong tư duy phản biện
của cá nhân.
Thách thức khác đến từ sự giáo dục. Mặc dù nhiều hệ thống giáo dục đang
nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện, nhưng vẫn có những hạn chế
về cách tiếp cận và triển khai. Có nhiều trường học và đại học vẫn chưa thực sự
tích hợp một cách toàn diện việc dạy tư duy phản biện vào chương trình học,
khiến cho sinh viên có thể thiếu kinh nghiệm thực tế và ứng dụng những kiến thức
này trong cuộc sống hàng ngày.
Một khía cạnh khác của thực trạng hiện tại là sự thiếu hụt về tư duy đa
chiều và sự đa dạng quan điểm. Trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa
dạng, việc chỉ nghe và đón nhận quan điểm giống nhau có thể hạn chế sự phát
triển của tư duy phản biện. Sự đa dạng về quan điểm giúp tạo ra một môi trường
thú vị và khuyến khích sự sáng tạo trong tư duy.
Tóm lại, thực trạng tư duy phản biện ngày nay phản ánh sự đan xen giữa cơ
hội và thách thức. Để vượt qua những thách thức này, xã hội cần một sự cam kết
toàn diện từ giáo dục, truyền thông và cộng đồng, để thúc đẩy việc phát triển một
thế hệ có tư duy phản biện mạnh mẽ và linh hoạt trong môi trường đa dạng và
phức tạp hiện nay.
2.1. Tổng quan về khảo sát
- Phạm vi khảo sát:
Đề tài khảo sát với số lượng 105 sinh viên ở mỗi khoá: K20, K21, K22,
K23
- Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát Tất cả các sinh viên của các khối ngành trong trường
Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn.
- Kết cấu khảo sát:
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Kết cấu khảo sát Trong bảng câu hỏi khảo sát gồm có 3 phần: Phần mở đầu,
phần nội dung, phần kết thúc.
- Phần mở đầu: Giới thiệu người thực hiện khảo sát, mục đích của khảo sát,
cam kết bảo mật thông tin.
- Phần nội dung:
Câu 1: Thông tin cá nhân của sinh viên VKU.
Câu 2 – Câu 7: Khảo sát thực trạng tư duy phản biện của sinh viên VKU
- Phần kết thúc: Lời cảm ơn
- Phương pháp thu nhập thông tin
Nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng tư duy phản biện ở sinh viên trong môi
trường giáo dục, chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát trắc nghiệm trực tuyến
dưới sự hỗ trợ của công cụ Google Form bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm.
Khảo sát được triển khai trong vòng 5 ngày. Bảng câu hỏi được gửi đến
sinh viên qua Google Forms.
(Link minh chứng bài khảo sát: https://forms.gle/UxDJJsbxZT4LigLXA)
2.2. Thực trạng tư duy phản biện ở học sinh, sinh viên trong môi trường giáo dục
Qua số liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh và sinh viên còn gặp
nhiều vấn đề trong việc tư duy phản biện.

2.1.1. Thực trạng lười suy nghĩ

Lười suy nghĩ là một trạng thái tâm lý khiến con người không muốn suy
nghĩ, không muốn tìm tòi, khám phá, và không muốn đưa ra ý kiến của riêng
mình. Người lười suy nghĩ thường chỉ tin tưởng vào những thông tin được cung
cấp sẵn, không muốn tự mình tìm hiểu, phân tích, và đánh giá thông tin.

Hình 2.1. Tỷ trọng thực trạng lười suy nghĩ

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Kết quả khảo sát rõ ràng là một phản ánh đáng chú ý về tình trạng lười suy
nghĩ trong cộng đồng sinh viên VKU. Với tỷ lệ chọn phương án thường xuyên và
luôn luôn chiếm 48,6%, có thể nhận thấy rằng một phần đáng kể của đối tượng
nghiên cứu không có xu hướng đào sâu và nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề, thay vào
đó ưu tiên việc chấp nhận ngay lời giải từ người khác.
+ Đầu tiên, sự ưa thích chọn lựa phương án ngay lập tức có thể phản
ánh sự thiếu sự kiên nhẫn và lòng chăm chỉ trong quá trình học tập.
Sinh viên có thể tìm kiếm giải pháp dễ dàng và nhanh chóng thay vì
bước vào quá trình tìm hiểu sâu rộng và phức tạp. Điều này có thể hạn
chế khả năng phát triển kiến thức chuyên sâu và kỹ năng giải quyết vấn
đề.
+ Thứ hai, việc lựa chọn lời giải từ người khác mà không xem xét tự
do có thể phản ánh sự thiếu sự tự tin và khả năng tự lập trong tư duy.
Sinh viên có thể cảm thấy không thoải mái khi đối mặt với sự không
chắc chắn và ưu tiên sự thoải mái ngay lập tức thay vì sự phức tạp và
thách thức của việc suy nghĩ độc lập.
Vấn đề này nhà triết học, tâm lý học John Dewey đã từng đề cập trong
nghiên cứu về tư duy phản biện rất nổi tiếng của mình (How We Think, 1910),
ông gọi cách suy nghĩ này là “uncritical thinking, the minium of reflection” Nếu
gợi ý xảy ra ngay lập tức được chấp nhận, chúng ta có lối suy nghĩ thiếu phản
biện, sự suy ngẫm tối thiểu.
Lười suy nghĩ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng
tư duy phản biện của sinh viên. Khi mà sinh viên chỉ tiếp nhận kiến thức, thông tin
một cách thụ động không suy nghĩ, thì họ sẽ không có khả năng phân tích, đánh
giá một cách khách quan, khoa học. Bên cạnh đó nó sẽ làm mất dần khả năng tự
lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề, từ đó dẫn đến việc sẽ hạn chế khả năng sáng tạo
phát triển bản thân. Điều này có thể đặt ra những thách thức đối với quá trình học
tập và phát triển cá nhân, khi mà khả năng tự suy nghĩ và đưa ra giải pháp sáng tạo
là yếu tố quan trọng.
Thực trạng mà thống kê từ phiếu khảo sát cho thấy khá là đáng chú ý, khi
có 46,7% sinh viên lựa chọn phương án “thỉnh thoảng”. Điều này phản ánh một sự
đa dạng trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề giữa nhóm đối tượng nghiên cứu,
với một phần không nhỏ thường chọn sự thuận tiện và đơn giản bằng cách chấp
nhận ngay lời giải từ người khác khi đối mặt với thách thức hay vấn đề nào đó.
+ Trước hết, sự chọn lựa "thỉnh thoảng" có thể phản ánh sự thiếu sự
nhất quán trong quá trình đưa ra quyết định. Sinh viên có thể không có
chiến lược cụ thể trong việc xử lý thách thức và có thể dễ dàng chuyển
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxiii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
từ sự tự lập đến việc dựa vào ý kiến của người khác, tùy thuộc vào tình
huống.
+ Thứ hai, sự ưa thích lựa chọn giải pháp thuận tiện thỉnh thoảng có
thể phản ánh sự chần chừ hoặc lo ngại trước sự phức tạp của vấn đề. Có
thể có sự sợ hãi về khả năng tự mình đối mặt với những thách thức và
sự lo lắng về khả năng đánh giá và xử lý thông tin một cách hiệu quả.
Dưới cái nhìn tổng quan về kết quả khảo sát, việc phát hiện rằng 4,8% tỷ lệ
học sinh, sinh viên lựa chọn phương án không bao giờ dễ dàng ngay lập tức chấp
nhận cách giải quyết của người khác cho vấn đề mình đang đối mặt trở thành một
chỉ số tích cực về sự cẩn trọng và tinh thần xem xét thông tin trước khi tiếp nhận.
Điều này là minh chứng cho sự chín chắn và sự khôn ngoan trong việc xử lí thông
tin, đồng thời nó cũng là một cơ hội để khuyến khích và đẩy mạnh thêm trong việc
phát triển kỹ năng quyết định có suy nghĩ sâu sắc và phản biện.
+ Tỷ lệ này có thể phản ánh sự chú trọng vào việc xem xét mọi khía
cạnh của vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Học sinh và sinh viên có
thể đã nhận ra tầm quan trọng của việc tự mình suy nghĩ và phân tích
các giải pháp trước khi chấp nhận lời giải từ người khác. Sự chín chắn
này không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng quyết định mà còn thể hiện
lòng tự tin trong quá trình xử lý thách thức.
+ Sự không dễ dàng chấp nhận cách giải quyết của người khác cũng
có thể phản ánh tư duy phản biện mạnh mẽ và lòng tự lập. Học sinh và
sinh viên này có thể có lòng tự tin trong khả năng của mình để tìm ra
lời giải và đưa ra quyết định một cách độc lập, không bị ảnh hưởng quá
mức bởi ý kiến của người khác.

2.1.2. Thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động

Trong thời đại thông tin hiện nay, với sự phát triển của Internet, chúng ta có
thể dễ dàng tiếp cận với một lượng
lớn thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả
thông tin trên Internet đều đáng tin
cậy. Tình trạng thông tin giả, bị bóp
méo, sai lệch, xuyên tạc sự thật, báo
lá cải đang trở thành một vấn đề đáng
báo động ở Việt Nam. Theo một báo
cáo của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và
Truyền thông), có tới 80% thông tin trên mạng xã hội là sai lệch. Báo cáo cũng
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxiv
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
cho thấy rằng thông tin sai lệch có thể lan truyền nhanh hơn 70 lần so với thông
tin chính xác. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều thông tin sai lệch về các
vấn đề chính trị, xã hội, y tế, giáo dục, kinh tế,... được lan truyền trên mạng xã hội.
Các thông tin giả, thông tin sai lệch thường được lan truyền một cách nhanh
chóng và rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này là do các nền tảng
mạng xã hội có khả năng tiếp cận với đông đảo người dùng, đồng thời có các tính
năng giúp cho các thông tin sai lệch dễ dàng lan truyền, chẳng hạn như tính năng
chia sẻ, bình luận, và hashtag.
“Don’t believe everything you read on the Internet just because there’s a
picture with a quote next to it” đây là một câu nói rất nổi tiếng của Abraham
Lincoln – là một luật sư, tổng thống của Hoa kỳ. Đây là một lời nhắc nhở quan
trọng về tầm quan trọng của việc kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi
tiếp nhận và tin tưởng. Câu nói này cũng khuyến khích chúng ta rèn luyện khả
năng tư duy phản biện để phân biệt thông tin chính xác và thông tin.

Hình 2.1. 1. Tỷ trọng thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ động

Mặc dù tình trạng thông tin sai lệch đang đạt đến mức báo động. Tuy nhiên,
theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 32,4% sinh viên đã lựa chọn phương án
thường xuyên và luôn luôn dễ dàng tiếp nhận thông tin trên các trang mạng. Sự
lựa chọn này thể hiện một tính không khả quan đối với quá trình xem xét và tiếp
nhận thông tin, có thể đưa đến những sai lầm đáng kể và làm hạn chế tư duy phản
biện của họ.
+ Đầu tiên, thái độ thường xuyên và luôn luôn dễ dàng tiếp nhận
thông tin có thể đồng nghĩa với việc thiếu sự tự chủ trong quá trình tìm
kiếm thông tin, và điều này có thể dẫn đến sự đa dạng thấp trong nguồn
thông tin được tiếp nhận. Không chủ động trong việc xem xét thông tin
có thể làm mất đi khả năng đánh giá và phân tích cẩn thận, tạo điều

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
kiện cho sự lạc quan mù quáng và tin tưởng vào thông tin không đáng
tin cậy.
+ Thứ hai, sự chấp nhận thông tin một cách dễ dàng cũng có thể
phản ánh sự thiếu lòng tin vào khả năng của bản thân và sự lười biếng
trong việc kiểm tra thông tin. Việc tự tin trong quá trình đánh giá và xử
lý thông tin đòi hỏi một tư duy phản biện mạnh mẽ, và sự chấp nhận
ngay lập tức thông tin trên mạng có thể là dấu hiệu của một tư duy phản
biện chưa được phát triển đầy đủ.
Theo thống kê khảo sát, hơn ½ tỷ lệ sinh viên đã lựa chọn phương án thỉnh
thoảng dễ dàng trong việc tiếp nhận thông tin có thể phản ánh sự linh hoạt trong
việc tiếp cận nguồn thông tin và tìm kiếm kiến thức. Tuy nhiên, đối với tư duy
phản biện, sự thỉnh thoảng tiếp nhận thông tin có thể mang theo những thách thức
mà cần được chú ý.
+ Ưu điểm của tư duy linh hoạt và thỉnh thoảng tiếp nhận thông tin là
sự đa dạng trong quá trình tìm kiếm kiến thức. Sinh viên có thể tự do
khám phá nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, tạo ra một cơ sở kiến
thức phong phú và đa chiều. Sự linh hoạt trong tiếp cận thông tin cũng
có thể tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới, làm phong phú thêm
quá trình học.
+ Tuy nhiên, nếu không kết hợp với sự cảnh báo và khả năng đánh
giá, sự thỉnh thoảng tiếp nhận thông tin có thể gây ra những hậu quả
tiêu cực đối với quá trình tư duy phản biện. Việc không thường xuyên
đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của nguồn thông tin có thể dẫn
đến việc tiếp nhận thông tin không chính xác hoặc thiếu đáng tin cậy.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt giữa thông tin đúng
và thông tin sai, đặt ra những thách thức lớn cho quá trình xây dựng ý
thức và tư duy phản biện.
Đối với tỷ lệ 11,4% sinh viên chọn lựa phương án không bao giờ dễ dàng
tiếp nhận thông tin từ các trang mạng. Điều này mang lại một góc nhìn đặc biệt và
có liên quan đến tư duy phản biện, nơi sự cảnh báo và sự chú ý đặc biệt được đặt
lên chất lượng và độ tin cậy của thông tin.
+ Tư duy phản biện, trong trường hợp này, được thể hiện thông qua
quan điểm cẩn trọng và sự kiểm soát cao khi đối mặt với nguồn thông
tin từ các trang mạng. Họ có thể xem xét mỗi thông tin một cách kỹ
lưỡng, đặt ra những câu hỏi quan trọng về nguồn gốc, độ tin cậy và độ
chính xác. Sự lựa chọn không bao giờ tiếp nhận thông tin có thể thể

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxvi


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
hiện một tư duy chủ động trong việc duyệt lọc và lựa chọn thông tin chỉ
từ những nguồn mà họ đánh giá cao về độ tin cậy.
+ Một khía cạnh tích cực của quan điểm này là khả năng bảo vệ tốt
hơn trước thông tin sai lệch và tin tức không đáng tin cậy. Học sinh và
sinh viên có thể giữ cho tư duy phản biện của mình không bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi thông tin độc hại và có thể duy trì một tư duy độc lập và
tích cực.
+ Tuy nhiên, có một thách thức đối mặt với việc không bao giờ tiếp
nhận thông tin, đó là khả năng bị cô lập thông tin. Bằng cách tập trung
chỉ vào những nguồn thông tin mà họ tin tưởng, có thể tồn tại rủi ro bỏ
lỡ thông tin quan trọng và quan điểm khác nhau. Điều này có thể dẫn
đến một sự hạn chế về tư duy và sự đa dạng ý kiến, hai yếu tố quan
trọng trong quá trình phát triển tư duy phản biện.

2.1.3. Thực trạng tư duy nhóm

Tư duy nhóm hay tư duy tập thể là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào
năm 1972 bởi nhà tâm lý học xã hội Irving L. Janis, để chỉ một hiện tượng mà ở
đó, con người ta cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận trong một nhóm. Trong nhiều
trường hợp, người ta thậm chí sẽ bỏ những niềm tin cá nhân sang một bên hoặc
đồng ý chấp thuận những ý kiến mà những người còn lại trong nhóm đưa ra. Một
điều quan trọng mà các nhà quản trị cần phải ghi nhớ chính là việc tồn tại một vài
bất đồng và mâu thuẫn thì hữu ích hơn so với sự đồng thuận mù quáng. Áp lực về
sự hòa đồng luôn tồn tại trong bất kỳ nhóm nào, và đặc biệt cao khi con người
trong nhóm có sự ưa thích nhau, họ có khuynh hướng tránh bất cứ điều gì gây bất
đồng.
Những người “tư duy nhóm” sẽ tồn tại một số suy nghĩ, quan điểm sai lệch
như “Tại sao phải suy nghĩ khi người khác có thể làm điều đó cho chúng ta?”.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxvii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Hình 2.1. 2. Tỷ trọng thực trạng tư duy nhóm

Từ dữ liệu thống kê của cuộc khảo sát, nghiên cứu đã đưa ra một phát hiện
quan trọng khi gần ¾ tỷ lệ sinh viên đã tham gia khảo sát thể hiện xu hướng lựa
chọn phương án dựa trên quyết định đã từng được hơn một nửa số đồng học lựa
chọn, mà không thể thấy rõ sự xem xét tự do và tính chủ quan trong quá trình ra
quyết định của họ.
+ Đầu tiên, sự chọn lựa phương án dựa trên quyết định của đồng học
có thể phản ánh sự thiếu tự tin và sợ mạo hiểm trong việc đưa ra quyết
định cá nhân. Sinh viên có thể cảm thấy an toàn và thuận tiện khi theo
đuổi con đường đã được một phần lớn người khác chọn, thay vì tự mình
tìm hiểu và đưa ra quyết định dựa trên kiến thức và giá trị cá nhân.
+ Thứ hai, hiện tượng này có thể phản ánh sự thiếu hụt về khả năng
phân tích thông tin và tư duy độc lập. Nếu sinh viên thiếu kỹ năng này,
họ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi quyết định của đám đông mà không
xem xét tự do và không thể đánh giá mức độ phù hợp của quyết định đó
với bản thân.
Điều này đồng nghĩa với việc họ dường như đang chạy theo “tư duy
nhóm”, một tư duy đôi khi có thể mang theo những tác động độc hại đến quá trình
đưa ra quyết định, khiến cho quan điểm cá nhân và khả năng phân tích độc lập trở
nên bị hạn chế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự đa dạng của quan điểm
trong cộng đồng học đường, mà còn làm giảm khả năng đưa ra quyết định dựa trên
thông tin chính xác và suy nghĩ độc lập. Đây có thể là một thách thức cần đặt ra để
khuyến khích sự tự chủ và tư duy phản biện trong quá trình học tập và ra quyết
định.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxviii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Tỷ lệ 19% sinh viên tham gia khảo sát, lựa chọn phương án “rất nhiều” lần
không xem xét và liền chọn theo ý kiến của đồng học, đặt ra một vấn đề cần được
đánh giá kỹ lưỡng từ góc độ tiêu cực trong tư duy phản biện. Hiện tượng này có
thể tạo nên một môi trường học tập không khỏe mạnh, nơi sự đồng thuận có thể
chiếm lĩnh và làm suy giảm khả năng đưa ra quyết định độc lập.
+ Thứ nhất, sự lựa chọn liền mạch theo ý kiến của đồng học mà
không xem xét có thể là dấu hiệu của việc mất khả năng tự chủ trong tư
duy, khiến cho quyết định không được đưa ra dựa trên sự hiểu biết và
đánh giá cá nhân, mà thay vào đó, nó phản ánh một sự phụ thuộc mù
quáng vào ý kiến đám đông.
+ Thứ hai, việc liền chọn theo ý kiến của đồng học một cách không
xem xét có thể phản ánh sự thiếu lòng tự tin trong quá trình ra quyết
định của học sinh và sinh viên. Điều này có thể là kết quả của áp lực
nhóm và nhu cầu tìm kiếm sự đồng thuận, khiến cho họ dễ dàng bị ảnh
hưởng bởi ý kiến của đồng học mà không thực sự xem xét thông tin hay
quan điểm một cách độc lập.
+ Thứ ba, hiện tượng này cũng có thể làm mất đi sự đa dạng quan
điểm và khả năng thách thức ý kiến trong môi trường học tập. Khi học
sinh và sinh viên chỉ đơn thuần chọn theo ý kiến của đồng học, có thể
xảy ra hiện tượng mặt phẳng hoá suy nghĩ, làm giảm khả năng mở rộng
ý kiến và thách thức tư duy của họ.
Nếu không có sự xem xét và phản biện đúng mức, tỷ lệ này có thể tạo ra
một môi trường tư duy đơn chiều, ảnh hưởng đến sự đa dạng ý kiến và sự phát
triển cá nhân. Đồng thời, nó cũng có thể là dấu hiệu của việc sợ đối mặt với sự
khác biệt quan điểm và thiếu khả năng đối mặt với thách thức trong quá trình học
tập.
Trong khi 19% sinh viên thể hiện xu hướng lựa chọn phương án mà không
xem xét và liền chọn theo ý kiến của đồng học, thì đối diện với đó, 7,6% tỷ lệ sinh
viên không bao giờ chạy theo ý kiến của đám đông, mặc dù đây là một con số khá
khiêm tốn, tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy rằng trong xã
hội hiện đại, vẫn có những người trẻ tuổi có khả năng tư duy độc lập, không bị ảnh
hưởng bởi những ý kiến của số đông. Sự độc lập này không chỉ thể hiện khả năng
tự chủ trong việc đưa ra quyết định, mà còn là kết quả của khả năng đánh giá độc
lập và sự tự tin trong quan điểm cá nhân.
+ Sự độc lập tư duy của 7,6% sinh viên này có thể là một ấn tượng
tích cực trong bối cảnh mà áp lực từ xã hội và đám đông thường xuyên
có thể làm mất đi tính cá nhân và đưa ra quyết định dựa trên ý kiến
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxix
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
chung của mọi người. Điều này cho thấy họ có khả năng kiểm soát sự
ảnh hưởng bên ngoài và giữ cho quan điểm cá nhân của mình nguyên
vẹn.
+ Khả năng đánh giá độc lập của nhóm này cũng là một yếu tố quan
trọng. Việc không bao giờ chạy theo ý kiến của đám đông đồng nghĩa
với việc họ có khả năng phân biệt thông tin, kiểm tra tính đúng đắn và
hiểu rõ hơn về ngữ cảnh xã hội xung quanh. Điều này giúp họ xây dựng
một quan điểm tự chủ và có trách nhiệm với quyết định của mình.
Tỷ lệ 7,6% này có thể được xem là một nhóm người học có khả năng tư
duy phản biện và duy trì tính riêng tư của quan điểm cá nhân. Sự không chấp nhận
sự đồng thuận mù quáng có thể đồng nghĩa với sự đào tạo trong việc đánh giá
thông tin, phê phán tích cực và tiếp cận sáng tạo với các vấn đề.

2.1.4. Thực trạng sợ bị cô lập

Rào cản sợ bị cô lập khi đưa ra ý kiến khác biệt là một tâm lý hoặc xã hội
ngăn chặn, đặc biệt là khi một người cảm thấy rằng việc thể hiện quan điểm cá
nhân của mình có thể dẫn đến sự tách biệt, đóng cửa hay bị đưa ra xa lánh từ nhóm
xã hội mà họ thuộc về. Đây là một trạng thái tâm lý khiến người ta sợ hãi, lo lắng
về việc không được chấp nhận hoặc bị cô lập do ý kiến cá nhân khác biệt. Đây là
một rào cản đặc biệt khó khăn đối với những thanh thiếu niên thường khao khát
được bạn bè chấp nhận và yêu mến. Thay vì dựa vào tư duy phản biện để giải mã
giữa đúng và sai, họ có thể nhượng bộ trước áp lực của bạn bè vì “mọi người khác
đều đang làm việc đó”

Hình 2.1. 3. Tỷ trọng thực trạng sợ bị cô lập

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxx


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ người đã từng có ý kiến khác nhưng không dám
đưa ra vì trong nhóm hầu hết mọi người đã đồng thuận 1 ý kiến để không muốn
gây ra những ý kiến trái chiều là 73,3%. Tỷ lệ này khá cao, chiếm hơn 2/3 số
người được hỏi. Điều này thường diễn ra trong môi trường đại học, nơi mà sự đa
dạng quan điểm và khả năng tư duy phản biện nên được khuyến khích để phát
triển tư duy sáng tạo và nhận thức xã hội.
+ Tỷ lệ này không chỉ làm phản ánh về sự áp đặt ý kiến chung mà
còn có thể là dấu hiệu về thiếu sự chấp nhận và tôn trọng đối với sự đa
dạng quan điểm trong xã hội. Điều này cho thấy rào cản sợ bị cô lập khi
đưa ra ý kiến khác là một rào cản phổ biến trong xã hội, đặc biệt là ở
những người trẻ tuổi.
+ Tỷ lệ cao như vậy có thể phản ánh áp lực từ đồng học và môi
trường học tập, nơi sự đồng thuận thường được ưa chuộng và có thể
đánh bại sự đa dạng tư duy. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra một môi
trường thiếu sự chấp nhận đối với sự đa dạng ý kiến, làm giảm đi giá trị
của sự thảo luận và trao đổi ý kiến trong cộng đồng học thuật. Các học
sinh và sinh viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có thể cảm thấy lo
lắng về việc không theo đuổi ý kiến cá nhân vì sợ bị cô lập hoặc không
được chấp nhận trong nhóm.
Thống kê từ bảng số liệu, 18,1% tỷ lệ sinh viên lựa chọn phương án “rất
nhiều” lần có ý kiến khác nhưng không dám đưa ra vì trong nhóm hầu hết mọi
người đã đồng thuận 1 ý kiến để không muốn gây ra những ý kiến trái chiều. Điều
này thể hiện
+ Thứ nhất, sinh viên có xu hướng sợ bị cô lập khi đưa ra ý kiến trái
chiều. Họ lo lắng rằng nếu đưa ra ý kiến khác, họ sẽ bị nhóm đồng học
của mình từ chối, xa lánh, thậm chí là bị bắt nạt.
+ Thứ hai, sinh viên chưa có đủ tự tin vào khả năng của bản thân. Họ
sợ rằng ý kiến của mình không được mọi người chấp nhận, thậm chí là
bị cho là ngu ngốc, kém cỏi.
+ Thứ ba, sinh viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng
cần thiết để tư duy phản biện. Họ chưa biết cách thu thập thông tin,
phân tích thông tin, và đưa ra ý kiến một cách khách quan, hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tiêu cực của rào cản sợ bị cô lập khi
đưa ra ý kiến khác, tỷ lệ chọn phương án "chưa từng" có ý kiến khác nhưng không
dám đưa ra vì trong nhóm hầu hết mọi người đã đồng thuận 1 ý kiến để không
muốn gây ra những ý kiến trái chiều, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 8,6% nhưng
cũng thể hiện một khía cạnh tích cực trong tư duy phản biện của sinh viên VKU.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
+ Thứ nhất, điều này cho thấy học sinh, sinh viên đã có ý thức và sự
chủ động trong việc đưa ra ý kiến của bản thân, ngay cả khi ý kiến đó
có thể trái chiều với ý kiến của nhóm. Đây là một dấu hiệu cho thấy học
sinh, sinh viên đã có khả năng tư duy độc lập và tự tin vào khả năng của
bản thân.
+ Thứ hai, điều này cũng cho thấy học sinh, sinh viên đã được trang
bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tư duy phản biện. Họ đã
được học cách thu thập thông tin, phân tích thông tin, và đưa ra ý kiến
một cách khách quan, hợp lý.
Tất nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp, và cần được nâng cao hơn nữa. Tuy
nhiên, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy tư duy phản biện của học sinh, sinh
viên đang có xu hướng phát triển theo hướng tích cực.

2.1.5. Thực trạng kỹ năng tư duy độc lập còn yếu

Khả năng tư duy độc lập là khả năng của một cá nhân đưa ra suy luận,
quyết định và ý kiến cá nhân một cách độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những yếu
tố bên ngoài như áp lực xã hội, định kiến, hoặc thành kiến. Điều này bao gồm khả
năng đọc hiểu thông tin, phân tích nó một cách cẩn thận, và đưa ra nhận xét dựa
trên quan điểm và giá trị cá nhân.

Hình 2.1. 4. Tỷ trọng thực trạng kỹ năng tư duy độc lập

Trong môi trường giáo dục, khả năng tư duy độc lập có vai trò quan trọng
đối với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên từ dữ liệu của bảng thống kê cho thấy tỷ lệ
64,8% học sinh và sinh viên không chắc chắn với khả năng đọc hiểu, phân tích
thông tin, và đưa ra nhận xét một cách độc lập, như được thể hiện từ dữ liệu bảng
thống kê, là một thách thức đáng kể trong môi trường giáo dục hiện đại. Điều này
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
đặt ra những vấn đề đáng lo ngại về sự chuẩn bị cho họ khi bước vào thế giới năng
động và phức tạp của công việc và cuộc sống.
+ Vấn đề này có thể phản ánh sự kém hiểu biết về quan trọng của
khả năng đọc hiểu trong quá trình học tập. Đọc hiểu không chỉ là việc
giải mã các dòng văn bản, mà còn liên quan đến khả năng hiểu rõ ý
nghĩa, xây dựng kiến thức từ thông tin, và áp dụng nó vào các tình
huống thực tế. Thiếu khả năng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt trong
việc nắm bắt kiến thức cơ bản và phức tạp.
+ Khả năng phân tích thông tin và đưa ra nhận xét độc lập đóng vai
trò quan trọng trong quá trình hình thành tư duy logic và sự sáng tạo.
Nếu học sinh và sinh viên không tự tin trong việc phân tích thông tin
một cách độc lập, họ có thể gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin đa
dạng từ nhiều nguồn và đưa ra quyết định tự lập.
Mối quan hệ giữa khả năng đọc hiểu, phân tích thông tin và tư duy độc lập
càng trở nên quan trọng khi môi trường công việc và xã hội đòi hỏi những kỹ năng
này để giải quyết vấn đề, tham gia vào quyết định tập thể, và tự quản lý trong môi
trường đầy thách thức.
Đáng buồn hơn, 10,5% học sinh và sinh viên lựa chọn phương án không có
khả năng đọc hiểu, phân tích thông tin, và đưa ra nhận xét một cách độc lập là một
vấn đề lớn, với những hậu quả tiềm ẩn không chỉ về mặt cá nhân mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Điều này thể hiện không chỉ sự
thiếu hụt về kiến thức cơ bản, mà còn là rào cản đối với tư duy phản biện.
+ Thứ nhất, khả năng đọc hiểu là cơ sở cho mọi hoạt động học tập và
nghiên cứu. Nếu một phần đáng kể của học sinh và sinh viên không thể
hiểu rõ thông tin một cách hiệu quả, họ sẽ gặp khó khăn trong việc thấu
hiểu nền tảng kiến thức, từ đó tạo nên một hạn chế đáng kể về khả năng
áp dụng và sáng tạo.
+ Thứ hai, khả năng phân tích thông tin và đưa ra nhận xét độc lập là
chìa khóa để phát triển tư duy phản biện. Khi không có khả năng này,
học sinh và sinh viên có thể trở nên dễ dàng chấp nhận thông tin mà
không đặt câu hỏi, không kiểm tra tính hợp lý, và không thể xây dựng ý
kiến cá nhân độc lập. Điều này tạo nên một tình trạng mà thông tin dễ
dàng bị chi phối, và sự đa dạng quan điểm và suy nghĩ bị giảm sút.
Tuy nhiên, điều đáng mừng khi 21% tỷ lệ lựa chọn phương án “có khả
năng” và 3,8% phương án “rất có khả năng” đọc hiểu, phân tích thông tin, và đưa
ra nhận xét một cách độc lập. Điều này thể hiện sự tích cực trong tư duy phản biện

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxiii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
và là nguồn động viên cho những nỗ lực hướng tới một môi trường giáo dục
khuyến khích sự độc lập tư duy.
+ Đầu tiên, những học sinh và sinh viên này có thể đã nhận ra giá trị
của việc phát triển kỹ năng tự học và tư duy độc lập trong quá trình học
tập và sự nghiệp. Khả năng đọc hiểu, phân tích thông tin, và đưa ra
nhận xét một cách độc lập không chỉ là những kỹ năng quan trọng cho
việc thành công trong học tập mà còn là những đặc tính quan trọng
trong thế giới công việc ngày nay, nơi mà sự sáng tạo và khả năng đưa
ra quyết định tự lập rất được đánh giá.
+ Thứ hai, tỷ lệ này cũng thể hiện rằng có một phần nhỏ, nhưng quan
trọng, của sinh viên đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển tư
duy phản biện và độc lập tư duy. Những sinh viên này có thể đang chủ
động tìm kiếm cơ hội để thách thức bản thân, tham gia vào các hoạt
động ngoại khóa, và tận dụng tài nguyên giáo dục để xây dựng những
kỹ năng này.

2.1.6. Thực trạng thiếu sự tò mò

Hiện nay, hệ thống giáo dục ở Việt Nam đang chú trọng vào việc đẩy mạnh
hoạt động ngoại khoá, buổi thảo luận, và workshop nhằm tăng cường tính tương
tác, sáng tạo, và kỹ năng xã hội cho học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, một số học
sinh và sinh viên có thể không thấy hứng thú hoặc không thấy ý nghĩa trong việc
tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá. Có thể đây là do họ có quan điểm rằng
những hoạt động này không đóng góp nhiều cho sự phát triển cá nhân hoặc học
thuật của họ. Mặc dù có những thắc mắc về tính chất và ý nghĩa của những hoạt
động này, nhưng đôi khi họ không đặt ra để có cơ hội được giải đáp.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxiv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Hình 2.1. 5. Tỷ trọng thực trạng thiếu sự tò mò

Dữ liệu từ bảng thống kê cho thấy, 13,3% tỷ lệ học sinh không bao giờ đưa
ra những thắc mắc, vấn đề muốn được giải đáp khi tham gia các buổi thảo luận,
ngoại khoá, workshop. Hiện tượng này đặt ra nhiều lo ngại và đồng thời mở rộng
cơ hội để đánh giá các nguyên nhân đằng sau sự thiếu tò mò và tích cực trong tư
duy phản biện của một phần nhỏ học sinh.
+ Một trong những nguyên nhân có thể là sự thiếu tò mò, một yếu tố
quan trọng trong quá trình học tập. Học sinh có thể không cảm thấy
khích lệ để đặt câu hỏi vì họ không thấy mối liên quan giữa kiến thức
và cuộc sống hàng ngày, hoặc đơn giản là họ không nhận ra giá trị của
việc đặt câu hỏi. Sự thiếu tò mò này có thể là kết quả của một môi
trường học tập không khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, hay có
thể là do môi trường gia đình không đề cao tư duy độc lập.
+ Ngoài ra, sự thiếu tích cực trong tư duy phản biện cũng có thể xuất
phát từ áp lực học tập và cạnh tranh quá mức. Trong môi trường đòi hỏi
thành tích cao và sự cạnh tranh ác liệt, học sinh có thể tập trung vào
việc nhớ thông tin để đạt điểm cao thay vì đặt câu hỏi và suy nghĩ sâu
sắc về nội dung. Sự lo ngại về việc không đạt được kết quả cao hoặc so
sánh với đồng học có thể làm mất đi sự thoải mái khi thể hiện sự không
hiểu biết hay đặt câu hỏi.
+ Có thể có sự hiểu lầm về mục tiêu của các hoạt động ngoại khoá,
buổi thảo luận, hoặc workshop, khiến cho một số sinh viên không thấy
ý nghĩa hoặc giá trị trong việc tham gia hoạt động đó.
Việc không đặt câu hỏi hay đưa ra thắc mắc có thể ngăn cản quá trình học
tập sâu sắc và tạo cơ hội cho sự hiểu biết và thấu hiểu.
Bên cạnh đó, 63% tỷ lệ học sinh, sinh viên hiếm khi đưa ra những thắc
mắc, vấn đề của mình trong khi tham gia các buổi thảo luận, ngoại khoá,
workshop. Điều này phản ánh một tình trạng đáng quan ngại, đồng thời làm nổi
bật sự cần thiết của việc kết hợp tư duy phản biện trong quá trình học tập. Việc
học sinh và sinh viên ít đưa ra thắc mắc có thể do nhiều nguyên nhân.
+ Một trong những nguyên nhân có thể là sự ngần ngại và lo lắng về
việc bị đánh giá. Học sinh và sinh viên có thể sợ rằng việc đưa ra thắc
mắc sẽ làm cho họ trở nên nổi bật hoặc bị đánh giá là không biết đủ.
Môi trường cạnh tranh và áp lực trong học tập có thể tạo ra một không
khí không thuận lợi cho sự tự tin và sự tò mò, làm giảm khả năng tư
duy phản biện.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxv
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
+ Ngoài ra, một số sinh viên có thể thiếu hiểu biết về giá trị của việc
đặt câu hỏi và thắc mắc. Trong môi trường học truyền thống, nơi giáo
viên thường là người chia sẻ kiến thức và học sinh là người tiếp thu,
việc đặt câu hỏi có thể bị coi là không phù hợp hoặc không cần thiết.
Điều này có thể tạo ra một thói quen tiêu cực, khiến cho học sinh và
sinh viên trở nên ít linh hoạt trong việc tư duy phản biện.
+ Yếu tố tâm lý cá nhân cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc ít học sinh và sinh viên đưa ra thắc mắc. Một số người có thể có
tính cách thận trọng, không muốn làm phiền hay xuất hiện không chắc
chắn trước đám đông. Đối với những sinh viên như vậy, việc thể hiện
sự không biết có thể là một thách thức lớn.
+ Một góc nhìn khác là vấn đề về kỹ năng giao tiếp và tư duy phản
biện. Có thể có những học sinh và sinh viên không tự tin trong khả
năng diễn đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng và logic, điều này khiến
họ tránh xa khỏi việc đưa ra thắc mắc hay ý kiến phản biện
Tuy nhiên, thật đáng mừng khi thấy rằng có 25,8% tỷ lệ học sinh, sinh viên
lựa chọn phương án “thường xuyên” và “luôn luôn” đưa ra những thắc mắc cho
những vấn đề của mình. Con số này không chỉ là một dấu hiệu tích cực về sự tò
mò và tích cực trong tư duy phản biện, mà còn đồng thời thể hiện những đặc điểm
quan trọng của những người học có tư duy phản biện tích cực.
+ Một trong những đặc điểm nổi bật của nhóm học sinh, sinh viên
này có thể là sự tò mò mạnh mẽ. Họ không chỉ học vì mục đích đạt
điểm cao mà còn muốn hiểu rõ sâu sắc về nội dung, tìm hiểu chi tiết và
khám phá các khía cạnh không rõ ràng. Sự tò mò này thường đi kèm
với khả năng tự khám phá và khả năng đặt ra những câu hỏi sâu sắc, đó
là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tư duy phản biện.
+ Ngoài ra, tính tích cực trong tư duy phản biện của nhóm học sinh,
sinh viên này còn thể hiện sự sẵn sàng tham gia vào quá trình học tập.
Họ không chỉ là người tiêu thụ thông tin mà còn là người đóng góp,
chia sẻ ý kiến và đặt ra những thắc mắc. Sự tương tác tích cực này
không chỉ làm giàu nội dung của buổi học mà còn tạo ra môi trường
học tập đa chiều, khuyến khích sự đa dạng quan điểm và thảo luận sâu
sắc.
Đặc biệt, việc lựa chọn phương án "thường xuyên" và "luôn luôn" để đưa ra
thắc mắc và vấn đề không chỉ là hành động cá nhân mà còn thể hiện lòng cam kết
đối với quá trình học tập. Họ không chỉ đặt câu hỏi vì nhu cầu cá nhân mà còn để
đóng góp vào sự phát triển của cả nhóm và cộng đồng học tập.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxvi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
2.3. Thực trạng tư duy phản biện trong môi trường làm việc
Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong môi trường làm việc hiện
đại, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả nhân viên và tổ chức. Sự cần thiết
của tư duy phản biện không chỉ là một yếu tố đóng góp vào sự sáng tạo và giải
quyết vấn đề, mà còn là một chìa khóa quan trọng trong việc thích ứng với sự biến
đổi và duy trì sự linh hoạt trong môi trường làm việc đầy thách thức.
Tư duy phản biện giúp nhân viên nhìn nhận và đánh giá thông tin một cách
toàn diện. Trong khi môi trường làm việc ngày càng trở nên phức tạp, khả năng xử
lý thông tin một cách kỹ lưỡng và có tính chất phản biện giúp người lao động
không chỉ hiểu rõ hơn về vấn đề, mà còn giúp họ đưa ra quyết định dựa trên nhận
thức sâu sắc.
Tuy nhiên, theo một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận World Economic
Forum (WEF) năm 2022, khả năng tư duy phản biện của người lao động Việt Nam
xếp thứ 130 trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Khảo sát này dựa
trên các tiêu chí như khả năng phân tích và đánh giá thông tin, khả năng đưa ra
giải pháp sáng tạo, và khả năng thích ứng với những thay đổi. Điều này thể hiện
sự yếu kém trong kỹ năng tư duy phản biện của người lao động Việt Nam.

2.2.1. Sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá thông tin

Trong môi trường làm việc hiện đại, sự đa dạng và phức tạp của thông tin
đang ngày càng tăng lên, đặt ra thách thức đối với khả năng của người lao động
trong việc phân biệt thông tin đúng sai và đánh giá tính chất của thông tin. Sự
bùng nổ của dữ liệu và thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội, cũng như
trên internet, đã làm cho quá trình lọc thông tin trở nên khó khăn và phức tạp.
Theo một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận World Economic Forum
(WEF) năm 2022, khả năng phân tích và đánh giá thông tin của người lao động
Việt Nam xếp thứ 127 trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Khảo sát
này dựa trên các tiêu chí như khả năng xác định thông tin chính xác, khả năng
phân biệt giữa thông tin chính xác và thông tin sai lệch, và khả năng đánh giá tính
khách quan của thông tin.
Khả năng phân tích và đánh giá thông tin của người lao động Việt Nam còn
yếu kém có thể được nhìn nhận qua một số biểu hiện sau:
+ Một trong những biểu hiện đáng chú ý là nhiều người lao động chỉ
tiếp nhận thông tin một cách thụ động, thiếu khả năng phân tích và
đánh giá thông tin một cách khách quan. Sự thiếu hụt này có thể xuất
phát từ việc họ chưa được đào tạo hoặc khuyến khích đủ để phát triển
kỹ năng tư duy phản biện và khả năng đánh giá thông tin. Việc tiếp
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxvii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
nhận thông tin một cách thụ động này có thể dẫn đến việc chấp nhận
thông tin mà không có sự kiểm tra hay phản biện, làm mất đi sự linh
hoạt và khả năng đối mặt với thông tin đa chiều.
+ Sự dễ tin tưởng vào thông tin mà không kiểm tra hoặc đánh giá
nguồn tin. Sự thiếu chắc chắn trong quá trình đánh giá thông tin có thể
dẫn đến việc chấp nhận thông tin mà không có sự phản biện. Nhiều
người lao động có thể dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch hoặc thiếu
chính xác, tạo ra nguy cơ họ xây dựng quan điểm không đúng đắn về
môi trường làm việc và xã hội xung quanh.
+ Nhiều người lao động cũng không có khả năng xác định nguồn gốc
của thông tin, từ đó khó có thể đánh giá tính chính xác của thông tin đó.
Sự thiếu thông tin về nguồn gốc có thể làm cho quá trình đánh giá trở
nên mơ hồ, và người lao động có thể không thể đưa ra đánh giá chính
xác về độ tin cậy của thông tin đó.
Ví dụ: quá trình đàm phán về điều kiện làm việc giữa một nhóm công nhân
và quản lý của một công ty sản xuất ở Việt Nam.
+ Trong buổi đàm phán về điều kiện làm việc và mức lương, nhóm
công nhân đưa ra yêu cầu về tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Tuy nhiên, họ không đưa ra một phân tích chi tiết về hiệu suất làm việc,
giá trị thêm mà họ mang lại cho công ty, hay những yếu tố kinh tế toàn
cầu đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của họ.
+ Trong khi đó, quản lý của công ty có kiến thức rộng lớn về thị
trường quốc tế, giá cả nguyên liệu, và những thách thức của ngành công
nghiệp. Tuy nhiên, họ không hỗ trợ công nhân trong việc hiểu rõ hơn về
các yếu tố này và làm thế nào những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến
quyết định về tăng lương và điều kiện làm việc.
+ Kết quả là, cuộc đàm phán không tạo ra một giải pháp chung và
công bằng. Công nhân cảm thấy họ không được đối xử công bằng vì họ
không thấy rõ được cơ sở lý do đằng sau quyết định của công ty. Ngược
lại, quản lý không hiểu tại sao công nhân không chấp nhận điều kiện
mà công ty có thể cung cấp.
 Trong tình huống này, sự yếu kém trong khả năng phân tích và đánh giá
thông tin của cả hai bên đã dẫn đến sự hiểu lầm, không chấp nhận được
và thiếu tính công bằng trong quyết định cuối cùng. Nếu cả hai bên có
khả năng phân tích thông tin và hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả
của quyết định, có thể tạo ra một quyết định có lợi cho cả công ty và
công nhân.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxviii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
2.2.2. Tâm lý ngại rủi ro

Tư duy phản biện là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển cá nhân và
sự tiến bộ xã hội, đòi hỏi chúng ta phải dũng cảm đối mặt với rủi ro, đặt câu hỏi về
các giả định, và thách thức những ý tưởng hiện có. Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại có
thể trở thành một rào cản lớn, ngăn cản chúng ta khám phá những khả năng mới
và cản trở khả năng suy nghĩ chín chắn.
Chấp nhận rủi ro là một phần quan trọng của tư duy phản biện. Khi chúng
ta dám đối mặt với sự không chắc chắn và mở lòng đối với những khả năng mới,
chúng ta có cơ hội học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại có thể làm cho
chúng ta trở nên bảo thủ, ngần ngại đối mặt với những thách thức mới, và từ chối
khả năng học hỏi từ những sai lầm.
Sự sợ hãi trước thất bại cũng có thể dẫn đến việc hạn chế tư duy sáng tạo và
đặt ra những giới hạn cho bản thân. Khi sợ hãi chi phối, chúng ta có thể tránh xa
khỏi những ý tưởng mới, chỉ tập trung vào những giải pháp an toàn và đã được
chứng minh. Điều này làm giảm khả năng tìm kiếm những giải pháp đột phá và
khám phá những cơ hội mới.
+ Trong môi trường kinh doanh không chắc chắn, tâm lý ngại rủi ro
có thể dẫn đến việc người lao động tránh xa khỏi những tình huống
mới, phức tạp, và đầy thách thức. Họ có thể ưu tiên sự ổn định và an
toàn hơn là đối mặt với những thay đổi đột ngột và không chắc chắn.
+ Một hệ quả khác của tâm lý ngại rủi ro là sự hiện diện của sự chần
chừ trong việc đưa ra quyết định độc lập. Người lao động có thể trở nên
quá cảnh báo và đặt ra quá nhiều câu hỏi, điều này có thể ảnh hưởng
đến quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng và linh hoạt.
Ví dụ: một nhân viên làm việc trong một công ty lâu dài nhưng do thị
trường công việc thay đổi, công ty gặp khó khăn và bắt đầu cần giảm bớt nhân sự.
Nhân viên này cảm thấy ngại rủi ro về việc mất việc, đặc biệt là khi ông ta đã làm
việc ở công ty này trong nhiều năm và có sự quen thuộc với môi trường làm việc.
+ Tâm lý ngại rủi ro này có thể dẫn đến hạn chế khả năng tư duy
phản biện trong các quyết định về sự chuyển đổi sự nghiệp. Người lao
động có thể tỏ ra quá lo lắng về những khía cạnh tiêu cực của sự thay
đổi, như mất mát tài chính, mất đi các mối quan hệ làm việc, hay sự
không chắc chắn về tương lai. Do đó, họ có thể trở nên khó chấp nhận
và chống đối các cơ hội mới mà thực tế có thể mang lại.
+ Trong tình huống này, người lao động có thể từ chối những cơ hội
mới, như việc học nghề mới hoặc chấp nhận việc làm tạm thời, vì họ sợ

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xxxix


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
rủi ro và không muốn thay đổi từ tình trạng hiện tại. Họ có thể không
chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội mới và thiếu khả năng đánh giá
các lựa chọn một cách khách quan.
 Tâm lý ngại rủi ro có thể tạo ra rào cản trong quá trình tư duy phản biện,
khiến cho người lao động không thể nhìn nhận một cách rộng lớn và
linh hoạt về tình hình, và do đó, hạn chế khả năng tư duy phản biện và
sự chủ động trong quyết định của họ.

2.2.3. Chủ quan trong quyết định

Tâm lý chủ quan có thể ảnh hưởng đến quyết định chiến lược. Một số quản
lý có thể quá tin tưởng vào quan điểm cá nhân mà không dựa vào các dữ liệu và
thông tin có sẵn có thể tạo ra những vấn đề, từ việc đưa ra quyết định không chính
xác đến sự giảm hiệu suất tổ chức. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến quyết
định, mà còn tạo nên một môi trường làm việc thiếu tính đa dạng ý kiến và không
khuyến khích sự phản biện.
Một trong những vấn đề chính của tâm lý chủ quan là việc quá tin tưởng
vào quan điểm cá nhân mà không chấp nhận hoặc đánh giá mức độ quan trọng của
các dữ liệu và thông tin có sẵn. Khi quản lý hoặc nhân viên không chủ động trong
việc thu thập thông tin khách quan, họ có thể rơi vào thái độ chủ quan, dẫn đến
quyết định không đầy đủ thông tin và có thể không chính xác.
+ Người lao động thường xuyên đưa ra quyết định dựa trên những
trạng thái tâm lý cá nhân, như sự lo lắng, tin tưởng quá mức vào quan
điểm cá nhân, hoặc sự sợ hãi về thất bại. Những yếu tố này có thể làm
mờ đi khả năng tư duy phản biện, khiến họ khó chấp nhận ý kiến hay
thông tin mới.
+ Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định. Khi
người lao động đang trải qua tâm trạng không ổn định, họ có thể dễ bị
chi phối bởi cảm xúc và ra quyết định không đảm bảo tính khách quan
và logic.
+ Một số người lao động có thể áp đặt quan điểm cá nhân lên quyết
định mà không mở lòng lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này tạo
nên một môi trường làm việc ít khuyến khích sự đa dạng ý kiến và làm
giảm sự linh hoạt trong tư duy.
+ Sự thiếu khả năng đánh giá đối tượng và sự chấp nhận của tâm lý
chủ quan cũng có thể dẫn đến việc bỏ qua những ý kiến đối lập. Trong
một môi trường nơi quan điểm cá nhân được đặt lên hàng đầu, người ta
có thể không tìm kiếm ý kiến khác biệt hoặc thậm chí từ chối đánh giá
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xl
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
chúng. Điều này tạo ra một môi trường làm việc đặc biệt khó khăn cho
sự đa dạng ý kiến và tiêu cực tư duy phản biện.
Ví dụ: một nhân viên làm việc trong một công ty đã gặp một số thách thức
trong công việc gần đây, bao gồm sự giảm hiệu suất và một số phản hồi không tích
cực từ đồng nghiệp và quản lý. Trước một cuộc đánh giá hiệu suất hàng năm, nhân
viên này tự đặt ra giả định rằng mọi người xung quanh đều không công bằng và
không hiểu rõ về đóng góp của anh ta. Trong cuộc đánh giá, mặc dù có phản hồi
cụ thể về những điểm cần cải thiện, nhưng nhân viên này chủ yếu chấp nhận phản
hồi theo góc độ tích cực về bản thân và tự đưa ra những lý do để giải thích những
vấn đề xuất phát từ người khác. Anh ta có thể nghi ngờ mức độ công bằng của quá
trình đánh giá hoặc tin rằng mọi người xung quanh đều đối xử không công bằng
với anh ta.
+ Sự chủ quan trong quyết định của nhân viên này hạn chế khả năng
tư duy phản biện vì anh ta không thể đánh giá bản thân mình và môi
trường làm việc một cách khách quan. Thay vì nhìn nhận phản hồi như
một cơ hội để phát triển và cải thiện, anh ta giữ lại quan điểm chủ quan
và tự giác rằng mọi người xung quanh là nguyên nhân chính của vấn
đề.
 Kết quả là, sự chủ quan này có thể dẫn đến sự tự hạn chế trong việc xem xét
bản thân và thách thức, làm cho quá trình tư duy phản biện trở nên mờ nhạt và
không linh hoạt trong việc chấp nhận và xử lý thông tin từ môi trường làm
việc.

2.2.4. Thói quen và kiến thức tiền định

Thực trạng thói quen và kiến thức tiền định trong môi trường làm việc là
một khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công cá nhân của
người lao động. Cả hai yếu tố này đồng thời mang lại nhiều cơ hội và thách thức,
tạo nên một bức tranh đa chiều trong sự hiểu biết và tương tác của người lao động
với môi trường làm việc.
- Về mặt tích cực:
Những kiến thức tiền định tích lũy qua thời gian có thể tạo ra một nền tảng
vững chắc, giúp người lao động hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực làm việc của mình.
Sự am hiểu chuyên sâu giúp họ đưa ra các quyết định dựa trên thông tin đầy đủ và
có logic.
Những thói quen làm việc tự động có thể giúp tăng cường năng suất và hiệu
suất làm việc. Những hành động lặp lại có thể trở nên hiệu quả và nhanh chóng,
giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng cho những nhiệm vụ quen thuộc.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xli
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Kiến thức sâu rộng và thói quen làm việc có thể tạo ra sự tự tin và cảm
giác an toàn trong công việc. Sự hiểu biết chuyên sâu giúp người lao động tự tin
khi đối mặt với thách thức và nhiệm vụ mới.
- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những khía cạnh tiêu cực:
Nếu người lao động giữ vững quan điểm và kiến thức cũ mà không mở
lòng đối với những thông tin mới, họ có thể trở nên đóng hộp ý kiến. Điều này làm
giảm khả năng nhận thức và đánh giá đối với những quan điểm khác nhau.
Thói quen làm việc tự động có thể tạo ra sự chần chừ và khó khăn trong
việc thích ứng với sự đổi mới. Người lao động có thể tỏ ra ngần ngại khi phải làm
quen với những phương pháp và quy trình mới.
Sự tự tin quá mức có thể khiến người lao động không mở lòng đối với ý
kiến và đánh giá từ người khác. Điều này có thể làm mất đi cơ hội học hỏi từ sự đa
dạng và đối lập của quan điểm.
Thói quen giữ vững tình trạng hiện tại và không sẵn sàng chấp nhận sự thay
đổi có thể khiến người lao động trở nên không linh hoạt và khó khăn khi đối mặt
với môi trường làm việc động đa dạng và biến động.
2.4. Thực trạng của tư duy phản biện trong đời sống xã hội
Tư duy phản biện có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội: giúp
chúng ta vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu và thói quen có sẵn. Hướng
đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến, tìm hiểu, phát hiện những
ý tưởng, giá trị mới của vấn đề, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, cái tiến bộ
trong cả suy nghĩ và hành động. Có ý thức nhìn nhận các sự vật hiện tượng dưới
góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.
Hơn nữa, tư duy phản biện còn trở thành một động lực phát triển xã hội
ngày càng trở nên tốt hơn. Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi
ro, thúc đẩy cải tiến những cái xưa và sáng tạo cái mới. Tư duy phản biện giúp con
người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý. Kế thừa các giá trị trong quan
điểm cũ từ đó hình thành các quan điểm mới nhằm cải biến nhận thức và hành
động trong thực tiễn của chúng ta.
2.4.1. Trong lĩnh vực chính trị
Trong quá trình đổi mới, năng lực tư duy phản biện của cán bộ đất nước ta
cũng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ nhiều cán bộ đã dám nghĩ,
dám làm, dám tranh luận về hướng đi của địa phương và của đất nước. Tuy nhiên,
năng lực tư duy phản biện của đội ngũ cán bộ nước ta vẫn còn hạn chế sau:
Thứ nhất: trình độ chuyên môn, trình độ tư duy lý luận, phương pháp tư
duy lôgic của nhiều cán bộ nước ta còn hạn chế. Vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi tư
duy kinh nghiệm, với thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của Trung ương,
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
của cấp trên. Nhiều cán bộ chỉ biết nghe theo và triển khai thực hiện chính sách
một cách không sáng tạo, không biết phản biện như thế nào để tìm ra những
hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đất nước mình. Hiện nay
nhiều cán bộ còn bị ảnh hưởng của tư duy bao cấp, chưa phát huy cao được ý thức
trách nhiệm, trí tuệ trong việc phản biện các chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước.
Thứ hai: một bộ phận cán bộ thiếu khiêm tốn, trung thực, lười tư duy,
không có chính kiến đối với chủ trương, chính sách ban hành của Đảng và Nhà
nước. Nói và làm không đúng với chủ trương hiện hành, né tránh những vấn đề
phức tạp, báo cáo không trung thực, không nghiêm khắc trong việc tự phê bình
chính bản thân mình và phê bình người khác, không tích cực học tập lý luận chính
trị... Đại hội Đảng XII đã nhận định rằng : “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi... đạo đức xã hội có mặt xuống cấp
nghiêm trọng”.
2.4.2. Trong lĩnh vực khoa học- công nghệ
- Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm tạo điều kiện về nhiều mặt song hiệu
quả nghiên cứu khoa học công nghệ ở nước ta chưa thực sự cao. Kết quả nghiên
cứu khoa học thiếu tính ứng dụng sẽ làm cho chúng ta lãng phí tài nguyên, trí não,
về lâu dài sẽ làm đất nước không những không phát triển mà còn tụt hậu so với
các nước bạn trên thế giới.
- Muốn nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học- công nghệ đòi hỏi phải
xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu đúng. Người làm nghiên cứu phải có
kỹ năng, kiến thức và sự sáng tạo. Ngoài ra, nhà khoa học phải có tư duy phản
biện để thấy được cái mới, cái hay, để tìm tòi, bảo vệ và nhận định đúng đắn các
vấn đề khoa học.
Thứ nhất, do nhận thức khác nhau của người nghiên cứu. Chúng ta đều biết
rằng, mỗi người khác nhau thì tư duy, nhận thức tức nhiên sẽ khác nhau. Chỉ
những sự vật, hiện tượng được đông đảo mọi người công nhận, cùng quan điểm,
cùng cách nhìn, đưa ra một khẳng định chung thì được coi là định nghĩa thì mới
giống nhau. Tuy nhiên, để được mọi người công nhận thì nhận định đưa ra phải
chặt chẽ, logic, hợp lý nhất có thể. Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm
chứng cứ, lập luận để khẳng định điều chúng ta tin tưởng là đúng, phản bác lại
những quan điểm sai lầm, không phù hợp. Do đó, người làm nghiên cứu khoa học
cần có tư duy phản biện thật tốt để chọn lọc những thông tin, luận chứng trong
nghiên cứu. Mục đích là để tìm ra đáp án đúng nhất, loại bỏ những đáp án không
đúng hoặc không phù hợp.
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xliii
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Thứ hai, do suy nghĩ chủ quan của người làm nghiên cứu. Chúng ta có xu
hướng kiên định bảo vệ những điều chúng ta cho là đúng, những sự vật, hiện
tượng chúng ta quan sát được. Tuy nghiên, ta lại bị suy nghĩ chủ quan của mình
dẫn dắt, đánh lừa, đôi khi việc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chúng ta đánh
giá sai lệch bản chất của vấn đề, sự vật, hiện tượng, dẫn đến kết quả nghiên cứu
khoa học-công nghệ của chúng ta không chính xác, thậm chí không đạt được kết
quả. Do đó, tư duy phản biện sẽ là công cụ tốt để giúp các nhà khoa học nhìn nhận
sự việc một cách khách quan nhất có thể và tránh những sai lầm có thể xảy ra
trong quá trình nghiên cứu.
Thứ ba, do mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới, khẳng
định những cái đúng và loại bỏ cái không phù hợp. Tuy nhiên điều quan trọng nhất
trong quá trình nghiên cứu khoa học-công nghệ là đưa ra sản phẩm được mọi
người thực sự chấp thuận. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu khoa học phải tìm ra các
phương pháp đúng đắn nhất. Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu cần có tư
duy phản biện nhằm lựa chọn những phương pháp đúng, những cách thức phù hợp
đối với từng đối tượng cần nghiên cứu.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xliv


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ


NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN NGÀY NAY
3.1. Giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong môi trường giáo dục
Trong thế giới ngày nay, nơi mà sự phức tạp và đa dạng ngày càng tăng,
khả năng tư duy phản biện trở thành chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho sự
thành công và phát triển cá nhân trong môi trường giáo dục. Thế nên, chắc hẳn
nhiều bạn học sinh, sinh viên đều mong muốn phát triển kỹ năng tư duy phản biện
thật tốt để có thể vươn tới những thành công trong học tập cũng như công việc sau
này. Để đáp ứng với thách thức này, các giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản
biện đã trở thành một lĩnh vực quan trọng và cần thiết. Nhìn chung, chúng không
chỉ giúp học sinh và sinh viên nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc mà còn xây
dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện, từ trí tuệ đến khả năng quyết định.
Dưới đây là những giải pháp hữu ích để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
trong môi trường giáo dục, mở ra những cơ hội không ngừng để học sinh và sinh
viên phát triển và tỏa sáng trong thế giới đầy thách thức này.
3.1.1. Khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến
Qua tỷ trọng thống kê của hình 2.1.1. tỷ trọng thực trạng lười suy nghĩ cho
thấy việc tạo ra không gian thảo luận cho học sinh và sinh viên là cần thiết. Nó
không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn là một cơ hội để họ phát triển
những kỹ năng quan trọng như lắng nghe chủ động, đưa ra ý kiến cá nhân và phản
biện. Thảo luận không chỉ giúp họ mở rộng kiến thức, mà còn tạo ra một môi
trường học tập tích cực, nơi mà họ có thể tự do thể hiện suy nghĩ và ý kiến của
mình.
Trong không gian thảo luận, học sinh và sinh viên được khuyến khích để
nói lên quan điểm cá nhân về các vấn đề. Bằng cách này, họ không chỉ rèn luyện
kỹ năng diễn đạt mà còn xây dựng khả năng phân tích và suy luận. Việc đặt ra câu
hỏi, chia sẻ ý kiến và tranh luận giúp họ hiểu rõ hơn về chủ đề và phát triển khả
năng tư duy phản biện.
Lắng nghe cẩn thận là một phần quan trọng của quá trình thảo luận. Trong
khi học sinh và sinh viên đưa ra ý kiến của mình, họ cũng cần học cách lắng nghe
ý kiến của người khác một cách chân thành. Khả năng lắng nghe không chỉ giúp
họ hiểu rõ hơn về quan điểm của người khác mà còn giúp họ phát triển sự tôn
trọng và sự đồng cảm.
Một ưu điểm lớn của việc thảo luận là khả năng học hỏi từ sự đa dạng của
quan điểm. Khi học sinh và sinh viên chia sẻ ý kiến từ các góc độ khác nhau, họ
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlv
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
có thể nhận ra rằng không có một câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối. Thay vào đó,
họ học được cách suy nghĩ linh hoạt và đánh giá các ý kiến dựa trên chứng cứ và
lý luận.
Ngoài ra, thảo luận còn khuyến khích sự tự tin trong việc thể hiện ý kiến.
Khi học sinh và sinh viên nhận thấy rằng ý kiến của họ được coi trọng và đánh giá,
họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động trí tuệ và tư duy khác.
Tóm lại, việc tạo không gian cho học sinh và sinh viên thảo luận không chỉ
giúp họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện mà còn tạo ra một môi trường học tập
tích cực và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của họ. Thảo luận là một công cụ mạnh
mẽ để khám phá ý kiến, xây dựng kiến thức và phát triển những kỹ năng quan
trọng cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
3.1.2. Đẩy mạnh thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế
Sự thiếu thực hành không chỉ đánh dấu một hiện trạng đáng chú ý mà còn
đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc thúc đẩy thực hành và kết nối tri thức với
thực tế. Đây không chỉ là một vấn đề của hệ thống giáo dục mà còn liên quan mật
thiết đến khả năng tư duy phản biện của học sinh và sinh viên.
Để khắc phục tình trạng này, cần tập trung vào việc xây dựng các chương
trình học tập thực hành, trong đó kiến thức được áp dụng vào các tình huống thực
tế. Việc này không chỉ giúp học sinh và sinh viên hiểu sâu về lý thuyết mà còn rèn
luyện khả năng áp dụng và tư duy phản biện trong việc giải quyết vấn đề.
Đẩy mạnh thực hành trong giáo dục và kết nối kiến thức với thực tế thông
qua ví dụ và bài giảng thực tế là một phương pháp giảng dạy mạnh mẽ, mang lại
nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh và sinh viên. Bằng cách tạo
ra môi trường học tập chủ động và áp dụng, giáo dục thực hành giúp họ hiểu rõ và
biết cách áp dụng kiến thức trong các tình huống thực tế, từ đó, rèn luyện kỹ năng
tư duy phản biện.
Thực hành trong giáo dục không chỉ là việc thực hiện các bài tập hay thí
nghiệm, mà còn là việc giáo viên và học sinh tạo ra các hoạt động thực tế để áp
dụng kiến thức. Chẳng hạn, trong môn hóa học, thay vì chỉ giảng lý thuyết về phản
ứng hóa học, học sinh có thể được tham gia vào các thí nghiệm để tự tay trải
nghiệm quá trình phản ứng và nhận thức được sự áp dụng của kiến thức trong thực
tế. Điều này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về nguyên lý mà còn khuyến khích sự
tò mò và sáng tạo.
Kết nối kiến thức với thực tế thông qua ví dụ và bài giảng thực tế là một
cách hiệu quả để học sinh và sinh viên thấy rằng những gì họ học không chỉ là lý
thuyết trừu tượng mà còn có ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi
giảng dạy về quy trình marketing, giáo viên có thể chia sẻ các chiến lược quảng
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlvi
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
cáo thực tế của các doanh nghiệp nổi tiếng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách các
khái niệm được áp dụng trong thị trường thực tế.
Bài giảng thực tế không chỉ giúp học sinh và sinh viên hiểu rõ về ứng dụng
của kiến thức mà còn khuyến khích họ tư duy phản biện bằng cách đặt ra các câu
hỏi như "Tại sao phương pháp này lại được ưa chuộng trong ngành công nghiệp?"
hay "Nếu bạn là quản lý, bạn sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề này?". Những
câu hỏi này kích thích sự suy nghĩ sâu sắc và khám phá cách mà kiến thức có thể
được ứng dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh.
Tóm lại, việc đẩy mạnh thực hành trong giáo dục và kết nối kiến thức với
thực tế không chỉ giúp học sinh và sinh viên phát triển kỹ năng áp dụng kiến thức
mà còn thúc đẩy khả năng tư duy phản biện thông qua sự tìm hiểu sâu sắc và suy
ngẫm về cách mà kiến thức có thể đóng góp vào giải quyết các vấn đề thực tế.
3.1.3. Tạo ra môi trường thảo luận tích cực
Hình 2.1.3 thể hiện tỷ trọng thực trạng tiếp nhận thông tin một cách thụ
động, và đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự lạc quan mù quáng của sinh viên đối
với thông tin không đáng tin cậy. Kết quả này đặt ra một thách thức nghiêm trọng
đối với quá trình phát triển tư duy phản biện trong môi trường giáo dục. Để giải
quyết vấn đề này và tạo điều kiện cho sự tiếp nhận thông tin một cách phong phú
và đa dạng, cần thiết phải xây dựng một môi trường thảo luận tích cực.
Một môi trường thảo luận tích cực cần có không gian an toàn, nơi mọi
người có thể chia sẻ ý kiến mà không sợ bị phê phán hay bị đánh giá. Sự an toàn
giúp tạo điều kiện cho sự mở lòng và tự tin trong việc tham gia thảo luận. Một môi
trường mà trong đó sinh viên có quyền lợi tự do ngôn luận sẽ giúp họ thể hiện
quan điểm và suy nghĩ một cách tự tin.
Môi trường nơi mà sinh viên được khuyến khích phát triển kỹ năng lắng
nghe chân thành. Quá trình thảo luận sẽ trở nên tích cực hơn khi mọi người thực
sự lắng nghe ý kiến của người khác và có khả năng phản biện một cách có logic.
Khuyến khích sự đa dạng quan điểm bằng cách tạo ra các hoạt động thảo
luận, nhóm nghiên cứu, hay bài giảng mở để sinh viên có cơ hội nghe và nói về
các ý kiến khác nhau. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong tư duy
và thấy mình có thể học hỏi từ người khác.
Khuyến khích sinh viên đưa ra ý kiến không chỉ qua việc nói mà còn qua
việc viết, và tạo cơ hội để nhận phản hồi xây dựng từ giáo viên và đồng học. Sự
phản hồi này giúp họ hiểu rõ hơn về điểm mạnh và yếu của quan điểm của mình.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlvii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
3.2 Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong môi trường làm việc
Trong thời đại đầy thách thức và đầy biến động ngày nay, môi trường làm
việc ngày càng đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt, trong đó tư duy phản biện đóng
vai trò quan trọng. Đối diện với những thách thức đa dạng từ thị trường, công
nghệ, và sự biến động về mặt xã hội, việc có khả năng suy nghĩ chặt chẽ, phân tích
thông tin một cách có chất lượng và đưa ra những quyết định đúng đắn trở nên cực
kì quan trọng. Việc rèn luyện tư duy phản biện không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà
còn là trách nhiệm của mỗi tổ chức, nơi mà môi trường làm việc được xây dựng để
tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo và đánh giá cao khả năng phân tích và suy
nghĩ logic.
Dưới đây là những giải pháp hữu ích để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
trong môi trường làm việc:
3.2.1 Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp sự yếu kém trong khả
năng phân tích và đánh giá thông tin
Trong cuộc sống công việc, khả năng phân tích và đánh giá thông tin đóng
vai trò không nhỏ trong việc đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên,
mọi người đôi khi có gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin một cách chặt chẽ và
có lập luận. Để giải quyết thách thức này, chúng ta có thể nhìn nhận nó như là một
cơ hội để phát triển tư duy phản biện và mở rộng tầm nhìn.
Những người gặp khó khăn trong khả năng phân tích và đánh giá thường
cảm thấy bất ổn khi đối mặt với dữ liệu phức tạp. Để giúp họ vượt qua thách thức
này, chúng ta có thể tạo cơ hội cho họ thực hiện các bài tập nhỏ, như phân tích các
tin tức hàng ngày hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm. Đây không chỉ là
những bước nhỏ để xây dựng sự tự tin mà còn là cơ hội để họ hiểu rõ hơn về quá
trình tư duy phản biện.
Đào tạo trải nghiệm thực tế: Một cách hiệu quả để rèn luyện khả năng phân
tích là thông qua trải nghiệm thực tế. Chúng ta có thể tạo ra các tình huống mô
phỏng, case study, hoặc dự án thực tế để họ có cơ hội áp dụng lý thuyết vào bối
cảnh thực tế. Điều này không chỉ giúp họ học được từ kinh nghiệm mà còn khích
lệ sự sáng tạo và linh hoạt trong tư duy.
Thảo luận nhóm là một phương tiện mạnh mẽ để rèn luyện tư duy phản
biện. Chúng ta có thể tổ chức các buổi thảo luận về các vấn đề liên quan đến công
việc, nơi mà mọi người có cơ hội đưa ra ý kiến, thách thức và học hỏi từ nhau.
Điều này tạo nên một không gian mở, nơi mà mọi người cảm thấy thoải mái để
chia sẻ và phát triển tư duy của mình.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ và công nghệ có thể giúp giảm áp lực và tăng
cường khả năng phân tích. Đào tạo về việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liện

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlviii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
và đánh giá thống kê có thể là chìa khóa để họ thoải mái và tự tin đối mặt với
thông tin số liệu.
Cuối cùng, việc tạo ra một môi trường nơi mà mọi người có thể nhận phản
hồi tích cực là rất quan trọng.
3.2.2. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp tâm lý ngại rủi ro:
Tâm lý ngại rủi ro thường là một thách thức trong việc phát triển tư duy
phản biện. Chúng ta có thể nhìn nhận điều này như một cơ hội để mở rộng tầm
nhìn và vượt qua sự lo lắng.
Những người có tâm lý ngại rủi ro thường cảm thấy bất ổn khi đối mặt với
tình huống không chắc chắn. Điều quan trọng là tạo cơ hội cho họ thực hiện những
bước nhỏ, từ việc đặt mục tiêu nhỏ và cụ thể, để từng bước mở rộng tầm nhìn và
phát triển khả năng tư duy phản biện của mình.
Trải nghiệm thực tế là một cách hiệu quả để rèn luyện tư duy phản biện,
chúng ta có thể tạo các tình huống mô phỏng, case study, hoặc dự án thực tế để
cho họ có cơ hội áp dụng lý thuyết vào bối cảnh thực tế. Điều này giúp họ tự tin
hơn khi đối đối mặt với những tình huống không chắc chắn.
Để vượt qua tâm lý ngại rủi ro, quan trọng nhất phải hiểu nguyên nhân của
nó. Khám phá những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ hoặc thiếu hiểu biết về vấn
đề cụ thể là bước quan trọng để giúp họ đối mặt với lo lắng một cách tích cực.
Tham gia các buổi thảo luận và chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp là một cách
tốt để họ mở lòng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh. Giao tiếp mở
cửa sẽ giúp họ nhìn nhận những nguy cơ một cách tích cực và xây dựng tư duy
phản biện.
3.2.3. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp chủ quan trong quyết
định:
Hướng dẫn họ tìm hiểu những yếu tố cá nhân, cảm xúc và quan điểm chủ
quan mà họ có thể mang vào quá trình quyết định. Việc nhận biết những yếu tố
này là quan bước quan trọng để bắt đầu hành trình rèn luyện tư duy phản biện.
Hướng dẫn sự đánh giá cân nhắc bằng cách thực hành việc xem xét cả mặt
tích cực và tiêu cực của một quyết định. Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện và
tránh được sự thiên lệch từ các quan điểm chủ quan.
Khám phá cơ hội học hỏi từ trải nghiệm là một cách hiệu quả để rèn luyện
tư duy phản biện. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác
để mở rộng tầm nhìn và tiếp cận quyết định đúng đắn.
Tạo không gian cho sự đa dạng ý kiến và quan điểm cho quá tình ra quyết
định. Điều này giúp họ nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, làm giảm
thiên lệch chủ quan và tăng cường sự đối lập tích cực.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang xlix


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Khuyến khích họ thực hiện đánh giá độc lập bằng cách tách biệt quyết định
ra khỏi các yếu tố cá nhân và cảm xúc. Điều này giúp họ nhìn nhận quyết định một
cách khách quan và tránh bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân.
3.2.4. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong trường hợp thói quen và kiến thức
tiền định:
Khuyến khích việc thường xuyên đọc sách, báo và tài liệu từ nhiều lĩnh vực
khác nhau. Hành động này không chỉ mở rộng nguồn kiến thức mà còn giúp phát
triển khả năng áp dụng thông tin vào các ngữ cảnh khác nhau.
Nhận diện những thói quen có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy phản
biện và đưa ra quyết định chấp nhận thay đổi. Tạo một danh sách các thói quen
cần cải thiện và thiết lập mục tiêu cụ thể để loại bỏ chúng.
Tham gia vào nhóm thảo luận và các cuộc đối thoại với đồng nghiệp giúp
mở rộng quan điểm và chia sẻ kiến thức. Sự đa dạng ý kiến từ môi trường làm việc
có thể giúp kiểm soát những kiến thức tiền định và khích lệ tư duy phản biện.
Xây dựng thói quen kiểm soát thông tin bằng cách sử dụng công cụ quản lý
thời gian và lọc thông tin quan trọng. Điều này giúp loại bỏ thông tin không cần
thiết và giữ lại những kiến thức quan trọng.
3.3 Giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong đời sống xã hội:
Trong bối cảnh đa dạng và nhanh chóng của xã hội ngày nay, khả năng tư
duy phản biện trở thành một kỹ năng quan trọng để chúng ta đối mặt với thách
thức và định hình tương lai. Môi trường xã hội là nơi mà ý kiến, thông tin và giá
trị được đan xen, đặt ra những yêu cầu cao đối với khả năng suy luận và đánh giá.
Vì vậy, việc rèn luyện tư duy phản biện không chỉ là hành trình cá nhân mà còn là
một yếu tố quan trọng để góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Dưới đây là những giải pháp hữu ích để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
trong môi trường xã hội giúp tạo ra những công dân có khả năng suy nghĩ linh
hoạt, chủ động và có đạo đức trong việc đối diện với những vấn đề phức tạp của
thế giới ngày nay:
 Kết nối với cộng đồng thông qua các nhóm thảo luận là một cách mạnh
mẽ để rèn luyện tư duy phản biện. Sự đa dạng của quan điểm và ý kiến
trong nhóm giúp mở mang tầm nhìn và tạo nên một môi trường học tập
từ những góc nhìn khác nhau.
 Ngày càng dành thời gian để suy nghĩ một cách tự do về những vấn đề
quan trọng. Đặt ra những câu câu hỏi sâu sắc, đối mặt với những thách
thức và tư duy và tìm kiếm những góc nhìn mới. Sự đắm chìm trong suy
nghĩ riêng có thể là nguồn động viên mạnh mẽ.
 Ở độ tuổi sống trong thế giới kỹ thuật số, việc tham gia vào các cộng
đồng học tập online mang lại cơ hội để trao đổi ý kiến với những người ở
mọi nơi trên thế giới. Điều này không chỉ mở ra cánh cửa cho sự đa dạng
Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang l
Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
mà còn giúp bạn xây dựng kỹ năng tư duy phản biện thông qua sự giao
tiếp trực tuyến.
 Khi đối mặt với vấn đề phức tạp, mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act)
trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Bạn có thể lên một kế hoạch
một cách tổ chức, thực hiện các bước, kiểm tra kết quả và điều chỉnh
hành động dựa trên kinh nghiệm.
Dưới đây là một ví dụ về mô hình PDCA tập trung vào việc cải thiện chất
lượng giao thông
1. Plan(Lên kế hoạch)
 Vấn đề: Thành phố gặp khó khăn về chất lượng dịch vụ giao thông công
cộng, với phản hồi tiêu cực từ cộng đồng về tình trạng không đồng đều
và thiếu tiện nghi.
 Mục tiêu: Cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường tiện ích và đồng đều
hóa hệ thống giao thông công cộng.
 Kế hoạch: Thiết lập một nhóm nghiên cứu, tổ chức cuộc họp với cộng
đồng để đánh giá những vấn đề cụ thể và xác định các tiêu chí cụ thể để
đánh giá chất lượng.
2. Do(Thực hiện):
 Thực hiện kế hoạch: Tổ chức các buổi thảo luận công bằng với cộng
đồng, người điều hành dịch vụ giao thông công cộng và các chuyên gia
để lấy ý kiến và thông tin.
 Thu thập dữ liệu: Ghi lại phản hổi từ cộng đồng, đo lường thời gian chờ
đợi, đánh giá tính an toàn và tính tiện ích của các tuyến giao thông.
3. Check(Kiểm tra):
 So sánh dữ liệu: So sánh dữ liệu thu thập với các tiêu chí chất lượng đã
đặt ra.
 Phân tích kết quả: Xác định những điểm mạnh điểm yếu của hệ thống
giao thông công cộng, đồng thời xác định vấn đề cần giải quyết.
4. Atc(Điều chỉnh):
 Xác định biện pháp cần chỉnh sửa: Đề xuất các biện pháp như tối ưu hóa
tuyến đường, nâng cấp phương tiện giao thông và cải thiện thông tin
hành trình.
 Thực hiện biện pháp chỉnh sửa: Triển khai các biện pháp được đề xuất,
thông báo cho cộng đồng và đảm bảo rằng những thay đổi được thực
hiện một cách tối ưu.
 Quá trình PDCA không kết thúc sau khi các biện pháp được triển khai. Nó
được lặp lại liên tục với việc thu nhập và phản hồi, đánh giá hiệu suất và
điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng biến đổi của cộng
đồng và môi trường xã hội.
3.4. Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện trong học tập:
- Tư duy phản biện không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một quá trình tư tưởng sâu
sắc, đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức, khả năng lập luận logic, và khả năng xử lý

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang li


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
thông tin một cách sáng tạo. Dưới đây là một loạt các chiến lược và giải pháp chi
tiết để rèn luyện tư duy phản biện trong học tập:
 Đừng chỉ đơn thuần đọc qua văn bản một cách chạy qua, hãy tập trung vào
hiểu rõ sâu sắc từng ý và văn phong của tác giả. Phân tích cách ý được
truyền đạt và cố gắng hiểu sâu hơn nữa bằng cách liên kết thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau.
 Tham gia vào các buổi thảo luận chất lượng, nơi bạn có thể chia sẻ quan
điểm, lắng nghe ý kiến khác nhau, và đặt câu hỏi. Đối thoại với người có
quan điểm khác nhau giúp mở rộng góc nhìn và rèn luyện kỹ năng đối luận.
 Viết là một công cụ mạnh mẽ để phản biện. Bạn có thể xây dựng lập luận
của mình một cách có tổ chức và rõ ràng hơn thông qua việc viết bài luận.
Đặt ra câu hỏi và tự trả lời chúng để thấy rõ logic của lập luận.
 Học cách sử dụng các phương pháp phân tích hệ thống như phân tích
SWOT, phân tích nguyên nhân - kết quả để đánh giá và hiểu rõ hơn về một
vấn đề.
 Tìm hiểu về một chủ đề cụ thể thông qua việc thực hiện một dự án nghiên
cứu. Điều này không chỉ giúp bạn áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn rèn
luyện khả năng phản biện và tư duy sâu rộng.
 Mỗi người có một cách làm việc hiệu quả khác nhau. Xây dựng một
phương pháp làm việc cá nhân, trong đó bạn đặt ra mục tiêu, sắp xếp thời
gian, và xác định cách tiếp cận tư duy phản biện của mình.
 Nghiên cứu và học hỏi từ các mô hình tư duy phản biện nổi tiếng như mô
hình Paul-Elder giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cụ thể để phát triển tư
duy phản biện.
 Tham gia vào nhóm nghiên cứu, nơi bạn có thể học từ đồng đội, chia sẻ
kiến thức và thách thức tư duy của bạn thông qua sự đối thoại sâu sắc.
 Hãy thực hiện các thí nghiệm và dự án thực tế để áp dụng kiến thức và
phản biện về kết quả, quyết định nên thực hiện như thế nào để cải thiện.
 Tự đặt ra các câu hỏi đánh giá về năng lực của mình định kỳ, và xem xét
những điểm mạnh và yếu của bạn, từ đó đề xuất những cải th
 Mô phỏng các tình huống học tập khó khăn và thực hiện phân tích chúng để
hiểu rõ vấn đề và tìm kiếm giải pháp.
 Hãy tìm hiểu và hiểu rõ sự đa dạng của quan điểm thông qua việc đọc sách,
theo dõi các bản tin, và tham gia các cộng đồng trực tuyến.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang lii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
KẾT LUẬN

Rèn luyện tư duy phản biện là một quá trình quan trọng giúp phát triển khả
năng suy nghĩ logic, phân tích và đánh giá thông tin một cách chặt chẽ. Trong quá trình
này, người học có thể tăng cường khả năng phân tích thông tin một cách có hệ thống,
giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề và đưa ra nhận định chính xác.
Kỹ năng đánh giá là một khía cạnh quan trọng khác được phát triển thông qua
rèn luyện tư duy phản biện. Người học trở nên chủ động hơn trong việc đánh giá thông
tin, từ đó có khả năng phân biệt giữa thông tin đúng và thông tin sai lệch. Điều này giúp
họ xây dựng những luận điểm mạnh mẽ và tự tin hơn khi tham gia vào các cuộc thảo luận
và trao đổi ý kiến.
Rèn luyện tư duy phản biện không chỉ giới hạn ở việc cải thiện khả năng phân
tích mà còn thúc đẩy tư duy sáng tạo. Những người có khả năng này không chỉ tìm ra giải
pháp mới mà còn đem lại ý tưởng độc đáo trong quá trình suy nghĩ.
Ngoài ra, việc rèn luyện tư duy phản biện còn góp phần vào việc xây dựng tư
cách đối nhân xử thế. Người học biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác trong
khi vẫn giữ được ý kiến cá nhân. Đồng thời, khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công
việc cũng được củng cố, tăng cường khả năng làm việc độc lập và chủ động.
Tóm lại, rèn luyện tư duy phản biện không chỉ là quá trình nâng cao kỹ năng suy
nghĩ mà còn là hành trình hỗ trợ phát triển cá nhân toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho
sự thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang liii


Đề tài: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/thuc-trang-ren-luyen-tu-duy-phan-bien-cua-sinh-
vien-truong-dai-hoc-hai-phong-57508/
https://www.criticalthinking.org/pages/defining-critical-thinking/766
https://plato.stanford.edu/entries/critical-thinking/#DefiCritThin
https://www.weforum.org/agenda/2019/10/improve-critical-thinking-why-
important/
https://tailieu.vn/docview/tailieu/2011/20110327/hongnhung_8/
hieu_biet_ve_tu_duy_phan_bien_1413.pdf?rand=29359
https://homeschooladventure.com/blog/common-barriers-to-critical-
thinking/
https://www.themarginalian.org/2014/08/18/how-we-think-john-dewey/
https://rahuleducation.org/our-scribes/the-importance-of-critical-thinking-
in-education/\

Nhóm thực hiện: Inovation of Thinking Trang liv

You might also like