You are on page 1of 142

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


=======================

BÙI THU HOÀI

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ


HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=======================

BÙI THU HOÀI

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ


HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học


Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương,
Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Học viên

Bùi Thu Hoài


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, giúp tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng như trình bày
luận văn. Từ khi lên ý tưởng đến khi triển khai đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự
góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại Khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh, chị và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Bùi Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1. Lí do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 8
3. Mục đích nội dung nghiên cứu ......................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 14
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn .............................................................................. 14
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 15
CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO
CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ ................................................................ 16
1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 16
1.1.1 Mạng xã hội, truyền thông xã hội, báo chí .......................................... 16
1.1.2 Tác động .............................................................................................. 19
1.1.3 Giới trẻ ................................................................................................. 19
1.2 Truyền thông xã hội và công chúng của truyền thông xã hội ............ 19
1.2.1 Sự hình thành, phát triển của mạng xã hội và truyền thông xã hội ...19
1.2.2 Cơ chế tác động của truyền thông xã hội ............................................23
1.2.3 Công chúng của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền thống 24
1.2.4 Thực trạng quản lý của nhà nước với truyền thông xã hội ................29
1. 2. 5 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube . 31
1.3 Mối quan hệ của truyền thông xã hội và báo chí truyền thống..........36
1.3.1 Thông tin trên truyền thông xã hội không phải là báo chí..................36
1.3.2 Truyền thông xã hội và báo chí truyền thống: mối quan hệ tương hỗ 37
1.4 Tác động của mạng xã hội đối với báo chí truyền thống......................38
1.4.1 Tác động tích cực................................................................................ 39
1.4.2 Tác động tiêu cực................................................................................ 41
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ............46

1
2.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ................46
2.1.1 Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến................................ 46
2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ........................................ 47
2.1.3 Đối tượng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội......................48
2.1.4 Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội................................... 49
2.1.5 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày......................................... 50
2.1.6 Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội....................................... 51
2.1.7 Quan điểm của giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội.........................53
2.2 Mạng xã hội tác động đến lối sống của giới trẻ..................................... 54
2.2.1 Thay đổi về thời gian........................................................................... 54
2.2.2 Thay đổi về không gian....................................................................... 55
2.2.3 Thay đổi phương thức giao tiếp.......................................................... 56
2.2.4 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân................................58
2.2.5 Thay đổi về thói quen, lối sống........................................................... 61
2.3 Mạng xã hội tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ ..62
2.3.1 Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin....................................... 62
2.3.2 Thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin.......................................... 66
2.3.3 Thay đổi trong cách thức tương tác với các phương tiện truyền thông
đại chúng...................................................................................................... 68
2.3.4 Thay đổi về mức độ và cách thức sử dụng các phương tiện truyền
thông đại chúng............................................................................................ 71
2.3.5 Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống................................. 72
2.4 Đánh giá sự tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ......................... 77
2.4.1 Tác động tích cực................................................................................ 78
2.4.2 Tác động tiêu cực................................................................................ 80
Tiểu kết chương 2............................................................................................... 81
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI BÁO CHÍ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI........................................ 83
3.1 Những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng
mạng xã hội của giới trẻ................................................................................ 83

2
3.1.1 Sự quản lý, giáo dục từ gia đình và xã hội.......................................... 83
3.1.2 Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về mạng xã hội để nâng cao hiệu
quả sử dụng mạng xã hội của giới trẻ........................................................... 84
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với báo chí truyền thống trƣớc sự phát triển
của truyền thông xã hội................................................................................. 88
3.2.1 Hợp tác để sinh tồn.............................................................................. 88
3.2.2 Tái cơ cấu để phát triển....................................................................... 91
3.3 Một số định hƣớng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong
bối cảnh truyền thông xã hội......................................................................... 94
3.3.1 Nâng cao tính định hướng của báo chí truyền thống...........................94
3.3.2 Tăng cường đào tạo phóng viên, biên tập viên báo chí.......................95
3.3.3 Thay đổi cơ cấu tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo......................... 97
3.3.4 Nâng cao nhận thức và thực thi đạo đức nghề nghiệp.........................98
3.3.5 Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại...........................100
3.3.6 Xây dựng chế tài về quản lý báo chí................................................. 102
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 103
KẾT LUẬN....................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 106
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 111

3
DANH MỤC HÌNH , BẢNG
Hình 2.1: Trang Fanpage của báo điện tử VnExpress.net với hơn 1 triệu lượt like (thích) ..65
Hình 2.2: Một độc giả trẻ tuổi chia sẻ link bài báo và đưa ra bình luận của mình
.............................................................................................................................. 69
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến................................ 46
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.........................................47
Bảng 2.3: Lựa chọn của giới trẻ về việc kết bạn trên mạng xã hội hoặc ngoài đời.
.............................................................................................................................. 49
Bảng 2.4: Phương tiện truy cập mạng xã hội của giới trẻ.................................... 49
Bảng 2.5: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của giới trẻ......................51
Bảng 2.6: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của giới trẻ.................................52
Bảng 2.7: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ..........................54
Bảng 2.8: Lựa chọn của giới trẻ khi bắt đầu truy cập Internet............................. 55
Bảng 2.9: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên
mạng xã hội.......................................................................................................... 59
Bảng 2.10: Tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng xã hội........................... 60
Bảng 2.11: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của giới trẻ........................61
Bảng 2.12: Kênh truyền thông được giới trẻ lựa chọn thường xuyên cập nhật thông tin . 63
Bảng 2.13: Mật độ tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội của giới trẻ. 63
Bảng 2.14: Mật độ chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn
hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội của giới trẻ.......67
Bảng 2.15: Mật độ chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội của giới trẻ.
.............................................................................................................................. 68
Bảng 2.16: Cách thức bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí của giới trẻ....70
Bảng 2.17: Thói quen vừa online mạng xã hội vừa theo dõi truyền hình hoặc đọc
báo điện tử của giới trẻ:........................................................................................ 71
Bảng 2.18: Mức độ tin tưởng của giới trẻ vào các thông tin được chia sẻ trên
mạng xã hội.......................................................................................................... 73
Bảng 2.19: Ý kiến của giới trẻ về việc kiểm tra lại các thông tin được đăng tải
trên mạng xã hội................................................................................................... 74
Bảng 2.20: Nguồn mà giới trẻ thường kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên
mạng xã hội.......................................................................................................... 74
Bảng 2.21: Mức độ tin cậy của giới trẻ vào các loại hình báo chí.......................75
Bảng 2.22: Fanpage trên mạng xã hội của báo được giới trẻ like (thích) nhiều nhất.
.................................................................................................................................. 77
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến cho xã hội loài người
những thay đổi vượt bậc. Mỗi một đột phá trong lĩnh vực công nghệ lại tạo tiền
đề phát triển một loại hình truyền thông mới. Công nghệ mới đã dẫn đến những
phong cách và kiểu mẫu truyền thông mới. Trong khi Internet đang có một thời
đại phát triển bùng nổ, các hình thức truyền thông mới đang ngày càng thu hút
được đông đảo người xem. Những người dùng Internet – đặc biệt là giới trẻ, bắt
đầu tìm kiếm một nơi thỏa mãn mọi nhu cầu về thông tin, giải trí, kết nối… và
mạng xã hội ra đời, đáp ứng một cách gần như hoàn hảo những nhu cầu đó.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook,
Youtube, Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định
dựa trên sự phù hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa… MySpace và Facebook
nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ;
Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Những mạng xã hội
khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc,
CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều
các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...
Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi
ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Có rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội
mang lại cho người dùng: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được
cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí…còn có một khía cạnh khá quan
trọng làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm,
và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Có thể nói, đây là một
không gian giao tiếp công cộng phi vật thể tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh
nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp chứ
không bị giới hạn bởi chiều không gian. Vì vậy, lượng thông tin chia sẻ là hết sức
lớn và vô cùng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy số lượng người sử dụng mạng
xã hội ngày càng đông đảo.

5
Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
nhất. Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức,
nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất
hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ
những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở
đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo,
.v.v… và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh… Có rất
nhiều bạn trẻ cũng sử dụng mạng xã hội là nơi quảng cáo, kinh doanh và các hoạt
động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao.
Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích mạng xã hội còn đưa đến những hiện
tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận,
gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ. Một lượng lớn những thông tin
không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu,
bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động… Hệ lụy của việc “nghiện”
mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt
(giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin
từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng,
gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội. Những tác hại
tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân
văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
Các phương tiện truyền thông hiện nay đã và đang có những tác động
mạnh mẽ đến tâm lý con người đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội là một phần của
thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của
giới trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất
nhiều mạng xã hội, thanh thiếu niên có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và
kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác
nhau.
Từ việc tác động đến giới trẻ về những thay đổi trong việc thu thập, tiếp
nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, truyền thông xã hội cũng tác động

6
mạnh mẽ đến báo chí truyền thống Việt Nam. Cũng giống như báo chí quốc tế,
báo chí truyền thống Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ truyền
thông xã hội. Theo báo cáo tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến
cuối tháng 7.2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, hiện mạng xã hội
được người Việt Nam dùng nhiều nhất là Facebook với khoảng 13 triệu người.
Zing Me, mạng xã hội dành cho giới trẻ đứng ở vị trí thứ 2. Những người hoạt
động trong lĩnh vực báo chí đang tác nghiệp trong thời điểm bùng nổ mạng xã
hội. Có 2 luồng ý kiến khi truyền thông xã hội vươn lên tỏ rõ ưu thế hiện nay là:
Thứ nhất, mạng xã hội sẽ thay thế báo chí nhờ sự nhanh nhạy và đa dạng của
thông tin, báo chí sẽ mất đi lượng công chúng lớn đặc biệt là giới trẻ khi nhóm
công chúng này chuyển sang sử dụng mạng xã hội làm nguồn cung cấp thông tin
chính; Thứ hai, báo chí sẽ vẫn tồn tại song song với mạng xã hội nếu vẫn duy trì
và phát huy những giá trị cốt lõi của nền báo chí có chất lượng (như chính xác,
khách quan, cân bằng, giúp độc giả có kiến thức, đủ thông tin và nhờ đó đưa ra
những quyết định đúng đắn, có lợi cho bản thân mình và xã hội), song song với
việc linh hoạt sử dụng mạng xã hội quảng bá, chia sẻ, thu hút sự quan tâm và
thảo luận, tham gia từ bạn đọc. Trong bối cảnh các phương tiện để truyền tải
thông tin đến công chúng đang nhanh chóng thay đổi, các nhà báo có thể làm gì
để có lợi nhiều nhất, lôi kéo công chúng trở lại với sự xuất hiện của truyền thông
xã hội?
Giới trẻ là những người chiếm đại bộ phận thành viên của các mạng xã
hội đang hàng ngày phải đối mặt với những tác động đa chiều, ảnh hưởng đến
đến cả nhận thức lẫn hành vi trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên,
vấn đề những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, cũng như những thách thức
của báo chí trong bối cảnh truyền thông xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm
công chúng trẻ chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là: Sự tác
động của mạng xã hội đến với giới trẻ - nhóm công chúng quan trọng của báo chí
là như thế nào? Mạng xã hội đã thay đổi gì đến thói quen, nhu cầu và cách thức
truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ thông tin của công chúng trẻ? Những thách thức của

7
báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác động
mạnh mẽ đến nhóm công chúng trẻ? Báo chí truyền thống cần có những thay đổi
gì để thu hút được nhóm công chúng trẻ?. Những câu hỏi này cần được giải
quyết bằng những khảo sát mang tính thực tiễn, cụ thể và dựa trên những kiến
thức nền tảng về lý luận truyền thông vững chắc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của
mạng xã hội thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về
mạng xã hội và giới trẻ đã thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như:
Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks and
Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng
Internet của thế hệ trẻ) [47]. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới
trẻ khi sử dụng mạng xã hội và Internet, so sánh những thói quen này với những
hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về mạng xã hội,
Internet. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của mạng xã
hội và Internet trong xã hội hiện đại.
Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use
social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng
truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) [44] đã cho thấy những lý
do mà mọi người tham gia sử dụng mạng xã hội, mạng xã hội đã thay đổi thói
quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng mạng xã hội
trong tương lai như thế nào.
Bên cạnh đó, cũng có không ít những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề
những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với thế hệ trẻ, tiêu biểu
như cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social networking
bad for today's generation? (Có phải mạng xã hội là xấu đối với thế hệ ngày
nay?) [45]. Đã có rất nhiều ý kiến vào tranh luận, trong đó có 58% đồng
ý rằng mạng xã hội đang có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42% không
đồng ý và kể ra những ưu điểm mà mạng xã hội mang lại.

8
Tại Việt Nam, mạng xã hội chỉ mới du nhập trong vòng mấy năm gần đây
nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có nhiều nghiên cứu
cũng như những bài báo viết về sức manh của mạng xã hội trong thời đại truyền
thông đa phương tiện. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát và thường tập chung chủ yếu vào những tính năng cũng như những
cách thức truyền thông thông tin trên mạng xã hội, mối quan hệ tương tác giữa
mạng xã hội và truyền thông truyền thống…
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi có điều kiện tham khảo
các tài liệu ở Văn phòng khoa, thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội Và
Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia, Thư viện Quốc
gia cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận thấy rằng trong các diễn đàn
(forum), Thư viện (Library), Nghiên cứu (Research) về mạng xã hội thì đã có khá
nhiều những công trình nghiên cứu về mạng xã hội tiêu biểu như:
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh, khóa QH – 2003 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo
sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt
0
Nam và Yahoo!360 ) [32]. Khóa luận này chủ yếu mới nghiên cứu việc tham gia
vào mạng xã hội của giới trẻ và những người sử dụng Internet thường xuyên tại
Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam:
0
Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!360 . Khóa luận mới đã đánh giá được
những vấn đề hệ quả và hệ lụy của mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô
hình lý tưởng cho một mạng xã hội tại Việt Nam.
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hương khóa QH – 2006 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin
trong lĩnh vực văn hoá - giải trí” [15]. Khóa luận này tập trung vào việc nghiên
cứu quá trình đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các
trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm

9
vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook và Twitter. Kết quả khóa luận đã đưa
ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển mạng
xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền
thông tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH – 2009 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông
tin trên mạng xã hội” [28]. Khóa luận đã hệ thống được những vấn đề lý thuyết
chung về mạng xã hội và báo chí trực tuyến.
Luận văn của học viên Lê Minh Thanh, (2010), Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
với đề tài “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện đại nay”
[34]. Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông
tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Kết quả
của luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến truyền thông cá nhân, đưa
ra những nhận xét về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương
lai; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đưa truyền thông cá nhân trên mạng
Internet đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành những trang thông tin cá nhân
lành mạnh và hiệu quả.
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook,
Zingme và Go.vn) [42]. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về
mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên
mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang
mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực
khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô
hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội.

10
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Minh Hạnh, (2013), Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng
thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội” [6]. Khóa luận đã có những khảo sát, phân
tích bước đầu về việc báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin
trên diễn đàn, mạng xã hội. Tuy nhiên, khóa luận chưa có những phân tích cụ thể,
sâu sắc về tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử.
Luận văn của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Học viện Báo chí
và Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử ở
nước ta hiện nay” [27]. Luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những
tác động của mạng xã hội đến báo điện tử nói chung trên một số khía cạnh: thu
thập thông tin, nội dung thông tin, xu hướng tương tác đối với báo mạng điện tử.
Luận văn của học viên Dương Nam Hoàng, (2013), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của
báo điện tử Việt Nam hiện nay” [11]. Luận văn này đã phân tích, làm rõ những
tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của
báo điện tử. Luận văn tập trung nhiều vào việc khảo sát, thống kê chưa khái quát
được nhiều vấn đề lý luận chung.
Bên cạnh đó, là một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến mạng xã
hội và giới trẻ như: Đề án tốt nghiệp (2009) của sinh viên Vy Tiến Đạt, Trần
Minh Mạng, Nguyễn Anh Hùng ( Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội) với đề tài
“Nghiên cứu mạng xã hội ứng dụng xây dựng một mạng xã hội ở Việt Nam” [4];
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Minh Trà, khóa QH – 2004 - X, Khoa
Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội với đề tài : “Một số tác động của Blog đến báo chí Việt
Nam” [39]; Hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và
Dư luận xã hội” do Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2013…
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên
hầu hết mới chỉ khai thác đề tài mạng xã hội và giới trẻ dưới dạng riêng lẻ, tách

11
rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau. Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ” là một trong những đề tài đầu tiên
nghiên cứu toàn diện hệ thống về những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ -
nhóm công chúng của báo chí, ở khía cạnh những thay đổi về lối sống, cách thức thu
thập và truyền tải thông tin cũng như những quan niệm về truyền thông xã hội và
truyền thông đại chúng của giới trẻ. Đây là đề tài không trùng lặp và khá mới mẻ ở
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến
giới trẻ trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin,
cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống, để từ đó từ
đó, đưa ra những ý kiến, đề xuất đối với báo chí truyền thống trong bối cảnh
truyền thông xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công chúng giới trẻ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động (tích cực và tiêu
cực) của mạng xã hội đến giới trẻ về nhu cầu, thói quen thu thập, tiếp nhận, kết
nối, trao đổi, chia sẻ và truyền phát thông tin cũng như quan điểm của họ về
mạng xã hội và báo chí truyền thống.
Trong khuôn khổ của một công trình luận văn, để có thể nghiên cứu sâu
và chi tiết hơn, luận văn chỉ tập trung vào khảo sát hai mạng xã hội chính là
Facebook và Youtube.
Facebook là mạng xã hội đang ở thời kì phát triển đỉnh cao, hiện tại
Facebook có số lượng thành viên đứng đầu trong tất cả các trang mạng xã hội với
hơn 800 triệu. Theo báo cáo vừa được công bố của hãng nghiên cứu thị trường
internet Global Web Index (Anh) Cụ thể, tính đến hết tháng 12/2012, Facebook có
693 triệu người dùng thường xuyên và trở thành mạng xã hội lớn nhất toàn cầu. Tại
Việt Nam, Theo báo cáo nghiên cứu của Facebook về lượng người dùng ở các quốc
gia cho thấy, Việt Nam là nước có lượng người dùng tăng cao nhất Châu Á trong
năm 2012. Tổng số thành viên Việt Nam tham gia mạng xã hội lớn nhất thế giới này
đạt gần 5,5 triệu, tăng mạnh 55,6% so với quý trước đó.

12
Youtube là website chia sẻ video lớn nhất thế giới chính là địa chỉ được
ghé thăm và ưa chuộng nhất trong số các dịch vụ giải trí và mạng xã hội trong
năm 2010. Cũng theo nghiên cứu thị trường internet Global Web Index (Anh),
mạng xã hội Youtube đứng thứ 3 trong số 10 mạng xã hội có lượng người dùng
thường xuyên nhiều nhất thế giới, với khoảng 280 triệu người. Mạng xã hội này
hiện đang nhận được sự hưởng ứng của hàng triệu người Việt, nhất là giới trẻ,
cũng là mạng xã hội có rất đông thành viên hoạt động Việt Nam. Bằng giao diện
đơn giản, YouTube khiến cho bất cứ ai cũng có thể gửi lên một đoạn video mà
mọi người trên thế giới có thể xem được trong vòng vài phút, chỉ với một kết nối
Internet. Các chủ đề với lĩnh vực đa dạng mà YouTube bao trùm đã khiến cho
việc chia sẻ video trở thành một trong những phần quan trọng nhất của việc trao
đổi trên Internet. Những clip được tải lên Youtube cũng có rất nhiều ảnh hưởng
đối với xã hội, nhiều video có tính lây lan rất lớn. Video đạt ngưỡng người xem
cao nhất trên Youtube lên đến trên 1 tỉ lượt xem.
Do những đặc trưng riêng biệt nêu trên của từng mạng xã hội, tôi đã khảo
sát lựa chọn Facebook và Youtube, là hai đại diện xuất sắc cho mạng xã hội toàn
cầu và được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng đông đảo.
Về phần khách thể nghiên cứu cũng chính là đối tượng để khảo sát ở
Facebook và Youtube, luận văn lựa chọn hai đối tượng chính:
Thứ nhất đó là những học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 15 – 22. Đây là
lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao trên các mạng xã hội, đồng thời cũng phù hợp với hướng
nghiên cứu của luận văn
Thứ hai là những người đã đi làm trong độ tuổi từ 22 – 25. Đây là những đối
tượng đang trực tiếp sử dụng mạng xã hội, cũng đồng thời sẽ cho thấy sự so sánh và
những thay đổi sau khi mạng xã hội du nhập vào Việt Nam so với trước đây.
Về phạm vi nghiên cứu:
Phỏng vấn trực tiếp 20 người là những học sinh – sinh viên, những người
đã đi làm.

13
Khảo sát 300 học sinh, sinh viên và những người đi làm thông qua bảng hỏi.
Thảo luận 10 nhóm, mỗi nhóm có số lượng từ 6 - 8 học sinh - sinh viên
đang học tập tại các trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hà
Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải và những người đã đi làm ở nhiều
ngành nghề khác nhau.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2013 - 2014
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận văn sử dụng khung lý thuyết là những lý luận
về truyền thông để làm cơ sở nền tảng vững chắc.
Về phương pháp thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn, luận văn sử dụng các nhóm phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đọc và tra cứu các tài liệu, sách báo, văn bản…có liên quan đến đề tài.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với 30
người là học sinh – sinh việc hoặc đã đi làm đang hàng ngày trực tiếp sử dụng
mạng xã hội Facebook và Youtube.
* Phương pháp lập bảng hỏi (questionnaire), điều tra xã hội học: sử dụng
bảng hỏi, phiếu điều tra trong 300 học sinh, sinh viên thông qua việc phát bảng hỏi.
* Thảo luận nhóm: Để có được những ý kiến sâu, trực tiếp hơn ý kiến thu
thập từ cuộc điều tra khảo sát, tiến hành họp nhóm từ 6 đến 8 người, có sử dụng
Facebook, Youtube hiện là sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Đồng thời,
tiến hành họp nhóm 10 người đang đi làm hiện đang là nhân viên văn phòng
thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: Biên tập, báo chí, du lịch….
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 1 và
chương 2 của luận văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Thứ nhất về khía cạnh khoa học, luận văn góp thêm một góc nhìn về
những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ sau sự phát triển bùng nổ của mạng

14
xã hội ở nước ta, những vấn đề lý luận so sánh giữa truyền thông truyền thống và
truyền thông hiện đại cũng như cơ chế tác động của truyền thông xã hội đối với
giới trẻ trên cả phương diện nhận thức lẫn nghiên cứu. Công trình này cũng phần
nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền thông đại chúng tại
Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về tác động của truyền thông hiện đại. Đây là
mảng nghiên cứu rất quan trọng, song tới nay vẫn chưa được quan tâm nghiên
cứu đúng mức.
Về giá trị thực tiễn, thứ nhất trên cơ sở khảo sát thực tiễn có sự so sánh
đối chiếu, đề tài chỉ ra thực trạng của việc sử dụng, tiếp nhận mạng xã hội ở giới
trẻ. Đề tài cũng đưa ra những mặt tích cực cũng như hạn chế, những tác động
nhiều chiều của mạng xã hội đối với người dùng mà điển hình là giới trẻ, những
thay đổi trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin
của họ sau khi sử dụng mạng xã hội.
Thứ hai, luận văn đưa ra những thách thức mà báo chí truyền thống phải
đối mặt và đề xuất những định hướng cho sự phát triển của báo chí truyền thống
trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công
chúng trẻ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia làm ba chương như sau:
- Chương 1: Mối quan hệ giữa truyền thông xã hội, báo chí và công
chúng báo chí.
- Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội và những tác động
của mạng xã hội đối với giới trẻ.
- Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất đối với báo chí trong bối cảnh
truyền thông xã hội.
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương mục trên.

15
CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO
CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG BÁO
CHÍ 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Mạng xã hội, truyền thông xã hội, báo chí
1.1.1.1 Mạng xã hội
Nếu sử dụng từ khóa “mạng xã hội” và tìm kiếm từ khóa đó trong Google,
sẽ nhận được khoảng 253 triệu kết quả. Điều đó khẳng định rằng cụm từ mạng xã
hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng Internet tại
Việt Nam hiện nay. Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những
ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản
thân cụm từ “social network” cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ
chính xác.
Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa về mạng xã hội như sau: “Mạng
xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết
các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian” [40].
Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với
các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có
thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích
cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm. Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì
khái niệm tập trung vào vấn đề coi mạng xã hội là sự kết nối những người có
chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của mạng xã hội.
Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là “mạng giao
lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network.
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại
học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ
chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội” [19].
Theo cách định nghĩa đơn giản này, mạng xã hội là một tập hợp người
hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua

16
mạng máy tính. Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng
máy tính lớn, nhiều thành viên, mạng xã hội đơn giản là hệ thống của những mối
quan hệ con người với con người, trên bình diện đó, bản thân Facebook, Youtube
hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được
tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội
Một định nghĩa khác về mạng xã hội cũng nhận được nhiều sự quan tâm và
đồng tình đó là định nghĩa của PGS.TS Vũ Duy Thông: “Mạng xã hội là dịch vụ kết
nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn
theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” [36].
Mô tả dễ hiểu hơn, đó là một bộ phận của Internet được hình thành từ sự
kết hợp tự nguyện những blog, website của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có
cùng sở thích, mục đích.
Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ – CP, điều 3 – khoản 14 định
nghĩa về mạng xã hội như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung
cấp cho cộng đồng rộng rãi, người sử dụng khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ
và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật
ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương
tự khác” [22]
Tổng hợp, xâu chuỗi lại các cách hiểu trên về mạng xã hội, có thể đưa ra
một định nghĩ chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một xã hội ảo với
hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên
đó. Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích
không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat,
email, phim ảnh…nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những
giá trị xã hội nhất định. .
Với những tính năng của mình, mạng xã hội đã đổi mới hoàn toàn cách cư
dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng
trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các
thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc

17
tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name),
hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc),
lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
1.1.1.2 Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội (Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức
truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập
trung các thông tin có giá trị của những người tham gia.
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng
giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các
mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video –
YouTube)
Truyền thông xã hội ra đời với mục đích dân chủ hoá, xã hội hoá thông
tin, tăng cường sự tương tác giữa người đăng tải và người tiếp nhận thông tin.
Cho phép các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng cùng chia sẽ, cùng sáng tạo,
cùng trao đổi và cùng chỉnh sữa các nội dung thông tin được đăng tải bởi người
dùng (user-generated contents). Mỗi người sử dụng sẽ vừa là người viết, người
nói, người nghe và người đọc.
Truyền thông xã hội được phát triển chủ yếu trên nền tảng web và gần đây
là trên các thiết bị di động thông minh. Với cách hiểu là công cụ trao đổi, chia sẽ
thông tin giữa một nhóm người thì thực tế chúng đã ra đời từ rất lâu từ cuối
những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Đánh dấu bởi sự xuất hiện
của mạng forum đầu tiên (usenet) và nền tảng xuất bản blog đầu tiên (weblog).
Truyền thông mạng xã hội bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của mình vào
đầu những năm 2000, với sự ra đời của các mạng xã hội đầu tiên (khác xa những
gì bạn thấy hiện nay). Truyền thông xã hội vẫn đang phát triển liên tục và ngày
càng phong phú, phức tạp hơn.
1.1.1.3 Báo chí
Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động,
chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. “Báo chí là thiết chế xã hội đặc thù, là
tiểu hệ thống gồm các loại hình đa dạng, phong phú (báo, tạp chí, đài phát

18
thanh, truyền hình, các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin…). Báo chí gồm
chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo nên hiệu quả của sự vận hành. Đó
là hoạt động chính sách thông tin; quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu
khoa học, đào tạo; là hoạt động thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm
đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh” [9,tr.24]
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các loại hình báo chí lần lượt
ra đời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng, từ báo in, phát
thanh đến truyền hình và gần đây nhất là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của báo
mạng điện tử.
1.1.2 Tác động
Theo từ điển Tiếng Việt [41], “tác động” là làm cho một đối tượng nào đó
có những biến đổi nhất định.
Trong phạm vi của luận văn này, tác động của mạng xã hội sẽ gây những
biến đổi đối với giới trẻ. Đó cũng là nội dung mà tôi sẽ khảo sát, nghiên cứu
trong chương 2.
1.1.3 Giới trẻ
Thuật ngữ “giới trẻ” được dùng trong luận văn này được định nghĩa bởi
hai yếu tố sau: Thứ nhất, đây là những người có độ tuổi từ 15 – 25 (độ tuổi có rất
nhiều biến động về tâm lý và sinh lý, là khoảng thời gian tạo dựng những nền
tảng quan trọng cho sự trưởng thành); Thứ hai, đây là những người mang trong
mình những đặc điểm: trẻ, có tri thức và năng lực sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới,
nhạy cảm đến vấn đề chính trị xã hội.
Theo tác giả nhận định thì đây là nhóm công chúng trẻ lớn lên hoặc ra đời
và lớn lên cùng sự du nhập và phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam. Nhóm
công chúng này dù trực tiếp hay gián tiếp đều bị ảnh hưởng từ sự phát triển của
mạng xã hội nói riêng và các công nghệ số nói chung.
1.2 Truyền thông xã hội và công chúng của truyền thông xã hội
1.2.1 Sự hình thành, phát triển của mạng xã hội và truyền thông xã hội
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy
đủ các điều kiện nền tảng cơ sở nhưng thực chất “tổ tiên” của mạng xã hội đã

19
xuất hiện từ khá lâu. Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay
diễn ra từ những năm 70 của thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được
gửi đi giữa hai chiếc máy tính nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy
ký tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi
thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình
duyệt sơ khai thời kì đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET,
một trong số những nền tảng BBS đầu tiên.
Tuy nhiên cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới hình thành
những mạng xã hội đầu tiên. Mở đầu cho kỷ nguyên mạng xã hội là vào năm
1995 với sự ra đời của trang Classmate.com. Tại thời điểm năm 1995 mạng xã
hội này đã có tới 50 triệu người dung. Đây là một con số kỉ lục khi mà trong thời
kì đó Internet vẫn còn rất sơ khai.
Hai năm sau là sự ra đời của 2 trang Care2.com và Opendiary.com nhằm
đối trọng với Classmate. Nhưng tới năm 1999 mới đánh dấu sự bùng nổ về mạng
xã hội với 5 trang mạng xã hội được ra đời: Xanga.com, Kiwwibox.com,
LiveJournal.com, BalckPlanet.com và Vampirefreaks.com.
Năm 2002, trang mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện. Đây được coi
là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân
sống ở đời thực. Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu
người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt. Trung bình cứ 126 người dùng Internet
có một người có mặt ở đây.
Tuy nhiên, chỉ sau một năm - năm 2004, MySpace ra đời với các tính
năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn
thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển
qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên
có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại
với giá 580 triệu USD. Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong
vòng đúng 10 ngày.

20
Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe .net,
LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog…
Vào tháng 2 năm 2004, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới
cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform"
cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như
các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành
công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp
không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này
mỗi ngày.
Hai năm sau, “tiểu” blog Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan
trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội. Được xem như cách thức đơn
giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và
những ai quan tâm . Kỷ lục của Twitter đạt đươc̣ khi trâṇ bóng đágiữa NhâṭBản
và Đan Mạch tại vòng chung kết World Cup 2010, đa ̃cótrung binh̀ 3282 tweet
đươc̣ đăng tải trong 1 giây. Twitter xuất hiện vào tháng 3-2006 trong một dự án
nghiên cứu và phát triển của trang web tìm kiếm Odeo, công ty có trụ sở tại San
Francisco. Tháng 2-2009, Twitter được xếp là mạng xã hội lớn thứ ba thế giới,
sau Facebook và MySpace, với số thành viên lên đến 6 triệu và số người truy cập
hằng tháng tới 55 triệu.
Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283
thông điệp. Đây cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace để trở thành mạng xã
hội số một thế giới. Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền
nhiệm Friendster.
Thống kê cho thấy, hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt,
với số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả Friendster
và Myspace đều có dấu hiệu chững lại. Twitter đang yếu thế trước Facebook,
nhưng cũng đã đã vượt qua Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục chinh phục
Myspace.
Tới thời điểm hiện tại các trang web xã hội vẫn tiếp tục tăng. Đã có hàng
trăm các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Cramster, Internship Ratings,

21
Twitter, Remember the Milk, Gradefun…Tuy nhiên người dùng hầu như chỉ sử
dụng các trang nổi tiếng như Facebook, Youtube, Twitter, Myspace.
Ở Việt Nam, Mạng xã hội được đề cập nhiều và trở thành một trào lưu
thực sự là khi Yahoo! Đóng cửa dịch vụ blog 360 vào tháng 7-2009. Sau khi
Yahoo cho ngừng sử dụng dịch vụ Blog 360, mạng xã hội Facebook trở thành
ông hoàng ở thị trường mạng xã hội Việt Nam. Theo thống kê của Facebook,
Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội này tăng
nhanh nhất trên thế giới tới tỉ lệ tăng 26,5% mỗi tháng. Cũng trong thời gian này,
Facebook lần đầu tiên đã lọt vào top 10 trang web được truy cập nhiều nhất Việt
Nam (theo bảng đánh giá của Alexa) và vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới tận
thời điểm này.
Trước sự xâm chiếm và thống lĩnh của Facebook ở Việt Nam thì các nhà
mạng Việt Nam cũng có những chiến lược để thích nghi mới. Cuối năm 2009
mạng xã hội ZingMe của Công ty VinaGame ra mắt và thu hút được sự chú ý của
cộng đồng mạng. Lượng thành viên gia tăng chóng mặt và gắn bó chặt chẽ với
những tính năng giải trí của Zing: âm nhạc, video clip, game trực tuyến, bên cạnh
chia sẻ ảnh và blog, lập nhóm và chat trực tuyến.
Ngoài hai trang mạng xã hội lớn là Facebook và Zing Me thì ở Việt Nam
còn một số trang mạng xã hội cũng nhận được sự quan tâm lớn của những người
sử dụng mạng xã hội là Yume (www.yume.vn) và Tầm Tay (www.tamtay.vn ).
Ngày 19-5-2010, một mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN có
thể hội tụ số trên cả ba thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động
xuất hiện. Đó là Mạng Việt Nam - Go.vn (www.goOnline.vn) do Tổng Công ty
Truyền thông đa phương tiện VTC phát triển đã chính thức ra mắt phiên bản thử
nghiệm. Phiên bản thử nghiệm Go.vn đã xây dựng 34 phân hệ cho người dùng,
tập trung vào các nhóm phân hệ giao tiếp, giải trí, giáo dục, game, kinh doanh,
thanh toán...
Đến nay, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên và Go.vn có khoảng
2 triệu thành viên. Tuy nhiên, vượt qua nhiều tên tuổi khác, Facebook và Zing
Me vẫn là hai mạng xã hội thu hút được nhiều người Việt tham gia nhất.

22
ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và
đánh giá hiệu quả các giải pháp Marketing trực tuyến vừa công bố báo cáo về thị
trường trực tuyến tại Việt Nam và Châu Á. Theo số liệu của ComScore, mười
trang mạng xã hội thu hút nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam là Zing Me,
Facebook, Yahoo! Pulse, Tamtay.vn, banbe.net, KST.vn, Yeulaptop.com,
Cyworld, Yo88.com và Twitter.com. Trong 30 triệu người sử dụng Internet tại
Việt Nam hiện có 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội. Đa số người sử
dụng mạng xã hội là những người trẻ, nằm trong độ tuổi 15-34 (chiếm 71%).
Cũng theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, tại
Việt Nam Zing Me có 6,1 triệu người sử dụng, chiếm xấp xỉ 20% tổng số người
dùng Internet Việt Nam; Yume.Vn có 2,9 triệu người dùng; Facebook.com có 2,6
triệu người dùng và ngày càng thu hút đông đảo cộng đồng mạng sử dụng từ học
sinh, sinh viên, doanh nhân, doanh nghiệp…
1.2.2 Cơ chế tác động của truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội tác động dựa trên cơ chế lan truyền (copy và phát
tán), từ người này sang người khác có cùng nhóm sở thích, hiệu quả được tích
lũy theo thời gian (được lưu trên các web). Truyền thông xã hội được xây dựng
dựa trên nền tảng của sự kết nối (Friends, Like, Share…) Ở đó diễn ra một quá
trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.
Facebook, Youtube, Twitter, Google+... đã trở nên quá quen thuộc với
người dân trên khắp thế giới, thu hút hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người sử
dụng, tạo ra một cộng đồng cực kỳ lớn, với tốc độ lan tỏa thông tin khủng khiếp.
Ngay cả những trang thông tin điện tử, một loại hình báo chí mới, đôi khi cũng
thua kém mạng xã hội trong việc lan tỏa thông tin, ít nhất dưới góc độ thời gian.
Chỉ cần một vài thiết bị cá nhân phổ biến như điện thoại thông minh hay máy
tính bảng, thông tin và hình ảnh về một sự kiện hay nhân vật nào đó sẽ nhanh
chóng và dễ dàng được đưa lên Internet. Trong một cộng đồng có số lượng người
dùng lớn, kết nối dễ dàng với nhau, thông tin này lan truyền với tốc độ chóng
mặt, đến khắp nơi trên thế giới.

23
Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng nên cơ chế tác
động của chúng cũng khác nhau. Truyền thông xã hội hoạt động dựa trên ba yếu
tố: sự tham gia, kết nối và mối quan hệ, nó là kênh truyền thông hai chiều, có
tính tương tác và chọn lọc rất cao. Nhờ vào lượng thành viên khổng lồ, có sự kết
nối và đối thoại mà những thông tin được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội có
sức tác động nhanh và mạnh mẽ đến công chúng.
1.2.3 Công chúng của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền thống
1.2.3.1 Công chúng của truyền thông xã hội
Giống với truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội cũng có công
chúng (người sử dụng) của mình. Trong khi công chúng của truyền thông đại
chúng cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, thì công chúng của
truyền thông xã hội gắn với cộng đồng ảo. Khái niệm cộng đồng hiện thực gắn
với những đặc điểm chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực)
cùng chia sẻ một không gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo,
v.v., thì cộng đồng ảo (virtual community) là một tập hợp của những Biệt danh
(nick hoặc nickname) gắn với các nhân dạng (thực hoặc giả) trên không gian số.
Các chủ thể ẩn sau nick, không nhất thiết có một đặc điểm chung về không gian
địa lý như các cộng đồng xã hội thực nhưng họ có thể chia sẻ những sở thích
hoặc mối quan tâm chung. Thông thường, số lượng nick được tạo ra sẽ lớn hơn
nhiều so với số lượng các chủ thể tạo ra nó. Nhưng mặt khác, các nick là hiện
thân và được quản lý và được điều khiển bởi những con người hiện thực. Thông
qua các nick tương tác, các quan hệ ảo, những cá nhân vẫn tiếp nhận, cung cấp
thông tin, biến đổi nó để đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, xét đến
cùng, nếu bỏ qua mọi tính ảo của cộng đồng sử dụng truyền thông xã hội, công
chúng của truyền thông xã hội vẫn có tính hiện thực và đặc biệt được thể hiện rõ
ràng hơn qua quá trình hiện thực hóa các quan hệ ảo (khi chủ thể của nick này
tìm kiếm thông tin bổ sung để làm rõ nhân dạng của nick khác và ngược lại, hoặc
tiến hành các hình thức tương tác thông thường như gọi điện, gặp mặt trực tiếp).
* Một số đặc trƣng của công chúng trong truyền thông xã
hội Quy mô

24
Cũng như mọi phương tiện truyền thông đại chúng khác. Truyền thông
xã hội cũng có công chúng của mình. Theo số liệu thống kê, tính đến nay, có trên
35% dân số Việt Nam sử dụng Internet, chưa kể trên 19 triệu sử dụng Internet
trên điện thoại di động, trong đó có 8,5 triệu dùng mạng xã hội Facebook [49].
Những người này đều là công chúng thực của truyền thông xã hội. Kết quả
nghiên cứu của comScore công bố tại buổi hội thảo “Mạng xã hội – nền tảng mở”
(2011) đã cho thấy, trong số những người sử dụng Internet tại Việt Nam thì có
87,5% người dùng đã và đang sử dụng các trang mạng xã hội. Một số mạng xã
hội được nhiều người dùng nhất như Youtube, Facebook, Zing Me, Google Plus,
trang Go.vn [26]. Nếu tính tất cả các hình thức của truyền thông xã hội thì số
người sử dụng ở Việt Nam sẽ là hàng chục triệu người.
Phân loại công chúng
Đặc điểm công chúng của truyền thông xã hội phụ thuộc vào tính chất
của quan hệ ảo giữa các chủ thể trong đó. Theo một số phân loại [48], có những
dạng nhóm công chúng căn cứ theo mức độ tham gia của họ vào truyền thông xã
hội như sau:
Nhóm 1: Người theo dõi thầm lặng ( có tác giả gọi là Nhóm thụ động).
Những người này thích phương tiện truyền thông xã hội, nhưng ít khi tham gia
vào các quá trình của nó.
Nhóm 2: Người click “like” thông thường. Nhóm này tích cực hơn
nhóm 1 một chút. Họ có thể thích truyền thông xã hội, có thể nhắc lại nội dung
bài đã đăng tải để gia đình, bạn bè có thể tiếp nhận.
Nhóm 3: Những người tìm kiếm các giao dịch, thỏa thuận như tìm kiếm
các sự kiện, các giao dịch mua bán, nơi chốn, ăn, nghỉ, v.v.
Nhóm 4: Những khách hàng/người sử dụng không hài lòng. Những
người này bày tỏ sự không hài lòng với những vấn đề, bài đăng tải.
Nhóm 5: Nhóm nói xấu/chém gió tiêu cực. Nhóm này thường ra nhiều
những bình luận, ý kiến, tung tin đồn nói xấu, tiêu cực trên truyền thông xã hội
về cá nhân/tổ chức/thảo luận. Thậm chí về cả những vấn đề không liên quan đến
chủ đề thảo luận.

25
Nhóm 6: Thủ lĩnh, người thường bình luận, click “like”, nhắc lại và chia
sẻ các bài đã đăng tải.
Nhóm 7: Người hâm mộ trung thành: họ giới thiệu các phương tiện
truyền thông xã hội với bạn bè và gia đình, họ bảo vệ chúng trước các nhóm nói
xấu/bình luận tiêu cực.
Trong báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 của Cimigo đã chỉ ra những
mục đích của việc sử dụng những trang mạng xã hội [1]. Theo báo cáo này, mong
muốn “luôn luôn” kết nối với bạn bè, mở rộng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất
thúc đẩy cá nhân sử dụng mạng xã hội (chiếm 72%). Những lý do liên quan đến
việc thiết lập và duy trì các quan hệ trên mạng xã hội vượt trội hơn so với những
lý do liên quan đến việc cập nhật thông tin, mở rộng hiểu biết (14%) hay giải trí
(10%). Từ đó, bên cạnh 7 nhóm công chúng trên đây, theo tôi, có thể bổ sung
thêm 3 nhóm sau:
Nhóm 8: Nhóm tìm kiếm thông tin. Những người này thường có tính
chọn lọc, phê phán với những thông tin họ tiếp nhận được, họ không dễ tin theo.
Nhóm 9: Nhóm giải trí. Nhóm này thuần túy chỉ giải trí với các nội dung
trên truyền thông xã hội.
Nhóm 10: Nhóm kết bạn. Mục đích của nhóm này thực chất chỉ tìm
kiếm các kết nối bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngoài ra, cũng có những phân loại khác, gồm các nhóm Sáng tạo, Phê
bình, Sưu tập, Gia nhập, Khán giả và Thụ động.
Cơ cấu xã hội
Đặc điểm cơ cấu xã hội của công chúng trong truyền thông xã hội là trẻ
tuổi, có học vấn cao, đa dạng nghề nghiệp nhưng gắn liền với các nghề lao động
hành chính, trí óc nhiều hơn. Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 [1] chỉ rõ, đối
tượng sử dụng các trang mạng xã hội chủ yếu là người có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi.
Những người này thường có số lần xem diễn đàn, blog hay mạng xã hội cao hơn
50% so với nhóm tuổi từ 25 trở lên. Trong đó, nam giới thường tham gia các diễn
đàn nhiều hơn nữ giới.

26
Phân tích một số kết quả nghiên cứu của Hoa Kì cho thấy, các nhóm
công chúng của truyền thông xã hội như Sáng tạo, Gia nhập, Khán giả thường là
nhóm công chúng trẻ dưới 30 tuổi. Nhóm theo dõi thầm lặng, hay Thụ động
thường rơi vào nhóm những công chúng của truyền thông xã hội từ 40 tuổi trở
lên. Nhóm Sưu tập, những người hay tập hợp các đường link, các file video, các
câu chuyện, các hình ảnh để chia sẻ với những nick khác khá dàn đều theo cơ cấu
tuổi. Tức là công chúng ở độ tuổi nào cũng có thể làm việc này, chứ không đặc
trưng theo độ tuổi. Những người thuộc nhóm “thích phê phán” trên truyền thông
xã hội là những nhóm trẻ, chủ yếu là từ 20-30 tuổi. Đây là lứa tuổi đầy nhiều
nhiệt huyết, mới tiếp nhận thông tin mới, quan điểm, lý luận mới nhưng chưa có
nhiều trải nghiệm thực tiễn, cho nên thể hiện ý kiến của mình theo ý kiến dưới
danh nghĩa “phản biện” [50]
Lòng tin trong công chúng
Chất lượng của quan hệ ảo ngoài việc phụ thuộc vào tính bền vững hay
lỏng lẻo giữa các chủ thể, nó còn phụ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa các chủ
thể. Lòng tin của chủ thể trong các quan hệ trên mạng được nhìn nhận từ hai
phía: từ phía người cung cấp và từ phía người tiếp nhận. Nhìn từ phía người cung
cấp, mức độ chia sẻ thông tin trên mạng Internet của các chủ thể gắn với những
hiểu biết của họ về những rủi ro liên quan đến việc tiết lộ thông tin cá nhân.
Hersberger cùng các cộng sự (2007) đã chỉ ra điều kiện để một cá nhân muốn
chia sẻ thông tin gồm: (1) cá nhân cần một lý do cho việc chia sẻ thông tin; (2) cá
nhân cảm thấy thoải mái khi tham gia hoặc rút lui trong các mối quan hệ khi họ
chia sẻ thông tin; (3) cá nhân có thời gian; (4) cá nhân sẽ chia sẻ thông tin khi họ
nhận thấy những người xung quanh trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên cần nhấn
mạnh lại rằng, các thông tin thường được chia sẻ lại một cách độc lập, tách biệt
khỏi nhân dạng thực của chủ thể, thông qua các nick và nhân dạng mà rất khó để
xác định được là giả (faked identification) hay là thực. Cho nên, dù thông tin từ
phía cung cấp là thực, nhưng chưa chắc nó đã được tiếp nhận như là xác thực,
nếu người tiếp nhận thiếu tin tưởng vào nick tương tác của chủ thể.

27
Nhìn từ góc độ người tiếp nhận thông tin, cũng có thể có ba tình huống:
(i) tin vào những gì được cung cấp; (ii) không tin vào những gì được cung cấp và
chỉ xem nó như một “trò chơi”; (iii) nửa tin nửa không. Tùy theo kinh nghiệm, sự
trải nghiệm của các chủ thể, họ sẽ có chiến lược riêng cho sự tin tưởng của mình.
Tâm lý “thực chứng” khiến cho cá nhân thường chỉ tin vào những gì trực tiếp
cảm nhận được qua chính các giác quan của mình. Bên cạnh đó các chủ thể cũng
dễ tin hơn vào thông tin được cung cấp nếu nó được xem như “vô hại”. Nói cách
khác, lòng tin giữa các công chúng trong cộng đồng ảo chính là yếu tố quan trọng
để hiện thực hóa các quan hệ giữa các công chúng trong không gian số, trở thành
những quan hệ xã hội trong đời sống thực.
1.2.3.2 Những tƣơng đồng và khác biệt giữa công chúng của truyền
thông xã hội và công chúng của báo chí truyền thống
Như đã trình bày, trong khi công chúng của truyền thông xã hội gắn với cộng
đồng ảo (là một tập hợp của những Biệt danh (nick hoặc nickname) gắn với các nhân
dạng (thực hoặc giả) trên không gian số) thì công chúng của truyền thông đại chúng
cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, tức là gắn với những đặc điểm
chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực) cùng chia sẻ một không
gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, v.v.,
“Công chúng báo chí có thể được hiểu là quần thể dân cư hay nhóm đối
tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh hưởng. Như vậy,
công chúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với
cơ quan báo chí và với nhà báo” [9]. Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại,
công chúng báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Thái độ và cách ứng xử với
công chúng báo chí thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói
chung và mỗi nhà báo nói riêng. Khả năng nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết đặc
điểm, tâm tư nguyện vọng, mong đợi của công chúng thể hiện năng lực nghề
nghiệp cơ bản và quan trọng hàng đầu của nhà báo. Nhà báo viết, nói cho công
chúng của mình. Nhà báo giao tiếp với công chúng chủ yếu bằng sự kiện và vấn
đề thông qua tác phẩm. Do đó, thực tiễn đã hình thành mối quan hệ nhà báo – tác

28
phẩm - công chúng. Công chúng có vị thế đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao năng lực và hiệu quả tác động cũng như khách hàng – thị trường của mỗi cơ
quan hay sản phẩm báo chí truyền thông.
Có thể nói, sự xuất hiện của truyền thông kiểu mới như truyền thông xã
hội tạo ra những thay đổi căn bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với nhà
truyền thông. Truyền thông xã hội là một dạng truyền thông tương tác, cho phép
những người sử dụng nó tự làm người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi
thông tin và ý tưởng thông qua các quan hệ ảo và cộng đồng ảo. Điều này có
nghĩa là công chúng của truyền thông xã hội vừa là người tiếp nhận, vừa đồng
thời là chủ thể sáng tạo và phát thông tin, trong khi đó, công chúng của báo chí
thì nhìn chung vẫn chỉ được nhìn nhận là nguồn tiếp thông tin chứ chưa phải là
nguồn phát hay tạo lập thông tin. Nếu như trước đây, sự xuất hiện của truyền
hình, một phương tiện truyền thông cổ điển đã làm cho các cá nhân tách mình
khỏi đời sống xã hội, giam mình vào không gian riêng thì các phương tiện truyền
thông xã hội, công nghệ di động lại làm cho các cá nhân luôn luôn được kết nối.
Nhưng, sự kết nối này có thể là kết nối trong sự cô lập (connected in isolation).
Tức là, các chủ thể trong truyền thông đại chúng cổ điển là vô danh, không kết
nối trong một tập hợp đại chúng (mass), trong khi đó, các chủ thể trong truyền
thông xã hội, kết nối với nhau theo mạng lưới trong không gian số nhưng vẫn tồn
tại cô lập với nhau trong không gian xã hội hiện thực.
1.2.4 Thực trạng quản lý của nhà nƣớc với truyền thông xã hội
Về mặt pháp lý, có thể nói truyền thông xã hội không phải là báo chí.
Blogger hay các thành viên của mạng xã hội không phải là nhà báo. Mặc dù
không phải là báo chí, nhưng trong thực tế, mang xã hội tương đồng với các hệ
thống phương tiện truyền thông từ bản chất truyền thông của nó. Với những ảnh
hưởng mà truyền thông xã hội đem đến, nhà nước đã có những biện pháp quản lý
cần thiết, cụ thể như sau:
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ [23], các trang thông tin
điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ

29
10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc
giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Điều 64 và 65 của Nghị định này còn có quy định trang thông tin điện tử,
trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt
ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối
với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị
phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá
nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các
dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân
tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động;
xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc,
danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ
bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên
mạng [24], thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý,
cung cấp, sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet [25]. Đây là một
Nghị định rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, động lực thúc đẩy phát
triển Internet, cung cấp dịch vụ trên Internet và trên các trang mạng xã hội.
Mặc dù đã có những biện pháp quản lý mạnh mẽ và cụ thể, tuy nhiên công
tác quản lý truyền thông xã hội của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Truyền thông xã hội là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền
với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên
cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý. Ðến nay hệ thống văn bản điều
chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng xã
hội đã được bổ sung, hoàn thiện đáng kể. Tuy nhiên hệ thống các văn bản về

30
quản lý nội dung thông tin điện tử trên mạng xã hội vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu
các quy định cụ thể để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp
luật. Việc xây dựng quy định, chính sách chưa theo kịp sự phát triển.
Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất
không biên giới của mạng xã hội. Một hành vi trên mạng xã hội có thể vi phạm pháp
luật của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi
phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có
tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.
Hiện nay, việc xác định và xử lý công khai nội dung sai phạm vẫn do Bộ
Thông tin và Truyền thông chủ trì, chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa
cụ thể về hành vi sai phạm, của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; chưa có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Vì vậy, việc đưa ra quyết
định của cơ quan chức năng hay bị cho là có tính áp đặt chủ quan, không khách
quan. Nhiều trường hợp bị lợi dụng kích động, gây khó khăn cho việc tạo sự
đồng thuận của dư luận xã hội; tạo ra áp lực lớn cho cơ quan chức năng, nhất là
đối với những thông tin nhạy cảm về chính trị, đối ngoại... mà dư luận quốc tế
đang quan tâm.
Vì vậy trong nhiều trường hợp, các đơn vị thực thi còn khó khăn khi quyết
định hình thức xử lý, nhiều trường hợp không dám công khai biện pháp xử lý do
có yếu tố nhạy cảm, nên chưa đề cao tính răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý sai phạm tuy đã được tăng cường nhưng năng lực bộ máy thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, rất thiếu về số lượng thanh tra chuyên ngành;
năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn chặn thông tin sai phạm từ các máy chủ đặt tại
nước ngoài còn nhiều bất cập. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu
quả răn đe cần thiết.
1. 2. 5 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube
1.2.5.1 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với
MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut

31
và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương.
Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại
Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện
rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...
Cuối năm 2011, theo thống kê hơn 1 tỉ người sử dùng Internet trên toàn
cầu đăng ký ít nhất một mạng xã hội. Trong đó :
 Facebook : 800 triệu người dùng, cứ 20 phút thì có 6 triệu post được
gửi đi, 3 triệu bức ảnh và 11 triệu bình luận (comment) được đăng tải,
mỗi người dùng trung bình có 120 bạn.
 Twitter : 200 triệu người dùng, 250 triệu tweet được đăng tải mỗi ngày
 Google+ : 50 triệu người dùng
 Tumblr : 30 triệu blogs
 LinkedIn : 130 triệu người dùng
 Flickr : 3500 bức ảnh được tải lên mỗi phút
 Youtube : cứ 4 phút có 100 giờ video được tải lên
Theo nghiên cứu của eMarketer [5], lượng người sử dụng mạng xã hội
trên toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 22% tổng dân số toàn cầu. Số người này
đăng nhập vào các trang mạng xã hội ít nhất 1 lần/tháng trong năm 2013. Cũng
theo nghiên cứu này, con số người dùng mạng xã hội trong năm nay đã tăng
14.2% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Dự báo, đến năm 2017, lượng người
truy cập mạng xã hội hàng tháng sẽ tăng lên 2,33 tỷ người.
1.2.5.2 Vài nét về Facebook và Youtube
* Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các
mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường hợp và khu vực để
liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin
nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè
biết về chúng.

32
Facebook ra đời tháng 2 năm 2004, được sáng lập bởi Mark Zuckerberg,
một sinh viên của đại học Havard danh tiếng. Ban đầu, Facebook là mạng xã hội
được sử dụng trong trường Havard, nhưng nó đã phát triển nhanh chóng trở
thành mạng lưới kết nối hơn 30 trường đại học khác nhau, giúp cho các sinh viên
chia sẻ thông tin, kết bạn với các sinh viên khác. Thành công ngoài sức tưởng
tượng của Facebook đã khiến Zuckerberg quyết định thành lập công ty, kêu gọi
đầu tư và mở rộng mạng lưới phát triển khắp các trường trên nước Mỹ cũng như
toàn cầu.
Trụ sở chính: Palo Alto, California, United States.
Mùa thu năm 2007, Facebook vượt ngưỡng 50 triệu thành viên, trong đó
mỗi tuần họ lại tiếp đón thêm 1 triệu thành viên mới. Đến giữa năm 2009, lượng
thành viên của Facebook đã vượt ngưỡng 300 triệu người, tháng 4 năm 2012
Facebook thông báo cho biết số lượng thành viên mà mạng xã hội này đạt được
đã lên đến 901 triệu thành viên và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Facebook không chỉ duy trì vị thế độc tôn tại Mỹ mà hàng triệu trăm người trên
khắp thế giới cũng đam mê chia sẻ trên mạng xã hội này. Giá trị của Facebook
hiện nay khoảng 15 tỷ đôla, được sự đầu tư của hàng chục tổ chức tài chính, quỹ,
công ty công nghệ, kể cả Microsoft.
Facebook không chỉ đơn thuần tạo nên một mạng xã hội của thế giới, mà
còn thay đổi và làm nên một kỷ nguyên mới của Internet toàn cầu. Facebook giờ
đây còn trở thành cầu nối của các trang mạng lớn, trở thành câu chuyện chính trị
của nhiều quốc gia và trở thành kịch bản của kiệt tác được đề cử Oscar: The
Social Network. Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Facebook đã phát triển một
cách đáng ngạc nhiên. Và ngày nay, nó hiện diện trên bản đồ Internet thế giới với
tư cách mạng xã hội phổ biến nhất. Thậm chí ở rất nhiều quốc gia, Facebook
đứng trong danh sách những trang web được truy cập hàng đầu.
* Trung bình một người sử dụng Facebook có:
- 130 người bạn trong danh sách
- 8 lời mời kết bạn gửi đi trong một tháng

33
- 15 tiếng 33 phút sử dụng Facebook mỗi tháng
- Truy cập vào Facebook.com khoảng 40 lần một tháng
- Kết nối tới khoảng 80 trang nhóm, event khác nhau
- Tạo ra khoảng 90 nội dung (status, ảnh, link…) trên wall mỗi tháng
- 200 triệu người truy cập Facebook bằng điện thoại di động mỗi ngày
- Trong một tháng, trung bình Facebook sở hữu khoảng… 770 tỉ lượt truy cập.
Tại Việt Nam, theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 của hãng nghiên cứu
thị trường Cimigo [1], Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất đối với người sử dụng
Internet ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2010. Bản báo cáo này chỉ ra rằng, năm 2010,
70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng
mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần
trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng
mạng xã hội. Yahoo 360 Plus đứng ở vị trí số 3, thu hút được khoảng 12% người sử
dụng mạng xã hội, giảm khoảng 1% so với năm 2009.
Từ năm 2009 cho đến hết năm 2010, Facebook vẫn là mạng xã hội phổ
biến nhất tại Việt Nam. Năm 2009, 47% số người sử dụng mạng xã hội là thành
viên của Facebook, con số này tăng lên gần 70% vào năm 2010.
 Youtube
YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên,
xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal là Chad
Hurley, Steve Chen và Jawed Karim tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005.
Dịch vụ đặt tại San Bruno, sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị
nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình
TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những
đoạn video gốc chưa qua xử lý.
Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua
lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được
ký kết vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Người dùng không đăng ký vẫn có thể
xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số

34
lượng video vô hạn. Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ
video có chứa những nội dung có khả năng xúc phạm). Việc tải nội dung khiêu
dâm không được phép. Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề
và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem. Vào năm thứ hai của
YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm những chức
năng cho người dùng như tải lên những đoạn video „trả lời‟ và đăng ký nhận nội
dung vắn tắt.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập, Youtube đã đạt được
những thành công lớn. Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những
trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng Web [52], và được xếp hạng
thứ 5 trong những trang web phổ biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng
thậm chí còn nhanh hơn MySpace [37]. Theo cuộc điều tra vào ngày 16 tháng 7
năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm
65.000 video mới được tải lên mỗi ngày.

Theo số liệu thống kê của Youtube [38]:

 Hơn 1 tỷ người dùng duy nhất truy cập YouTube mỗi tháng.

 Hơn 6 tỷ giờ video được xem mỗi tháng trên YouTube – tức gần một giờ
đối với mỗi người trên Trái đất

 100 giờ video được tải lên YouTube mỗi phút

 80% lưu lượng truy cập YouTube đến từ ngoài Hoa Kỳ

 YouTube đã được bản địa hóa sang 61 ngôn ngữ ở 61 quốc gia

 Theo Nielsen, tại Hoa Kỳ, YouTube tiếp cận nhiều người lớn có độ tuổi từ
18 đến 34 hơn bất kỳ mạng cáp nào

 Hàng triệu đăng ký diễn ra mỗi ngày. Số người đăng ký hàng ngày tăng hơn
3 lần so với năm ngoái và số đăng ký hàng ngày tăng hơn 4 lần so với năm ngoái

35
Những video được xem nhiều nhất trên Youtube tính đến ngày 08/11/2014
có thể kể đến như: “Charlie bit my finger – again !” với 795.119.717 lượt xem;
Video âm nhạc “Gangnam Style” của PSY với 2.127.510.918 lượt xem; “Baby”
của Justin Bieber – Ludacris với 1.107.125.425 lượt xem…

Tại Việt Nam, theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á
tính đến cuối tháng 7/2013 của trang nghiên cứu thị trường comScore [33],
Youtube là trang web giải trí được truy cập nhiều nhất tại châu Á nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng là quốc gia có lượng xem video trực tuyến
lớn nhất tại khu vực. Tính riêng tháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video
trực tuyến tại Việt Nam, 64% trong số đó xem thông qua Youtube.
1.3 Mối quan hệ của truyền thông xã hội và báo chí truyền thống
1.3.1 Thông tin trên truyền thông xã hội không phải là báo chí
Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng và báo chí
truyền thống. Truyền thông xã hội có những khác biệt rõ ràng so với báo chí
truyền thống ở thông tin khách quan, chính xác … Trong khi các tin tức trên
truyền thông xã hội thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh
hoạt cá nhân của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống
thường ngày, không được kiểm chứng, có đính kèm các thông tin cảm xúc, đánh
giá chủ quan của người đăng thì báo chí truyền thống chú trọng những tin tức tập
trung vào những vấn đề thời sự, có tác động kinh tế - xã hội quan trọng, tính xác
thực cao với ngôn ngữ báo chí chuẩn mực và đã được kiểm chứng
David S. Broder, nhà báo người Mỹ từng được trao giải thưởng Pulitzer,
đã quả quyết: “Bạn không thể trở thành một nhà báo khi mà cả ngày chỉ ngồi
bên máy tính để tìm tư liệu viết tin bài. Bạn phải ra ngoài, sục sạo các nguồn tin,
phỏng vấn, điều tra…” các tin tức trên mạng xã hội hoặc được các thành viên sao
chép hoặc tổng hợp lại thông tin từ báo chính thống dưới góc nhìn cá nhân của
họ, kèm các link dẫn để minh họa hoặc là những thông tin về mọi mặt cuộc sống
được nhìn dưới góc độ cá nhân của các thành viên. Họ không có nhiều nguồn
khai thác tin và cũng không có sự bảo trợ của các hãng truyền thông lớn

36
để đi điều tra như các nhà báo, chưa kể đến việc phần lớn trong số họ không
được đào tạo về chuyên ngành báo chí và trải qua quá trình dài làm việc trong
môi trường này. Trách nhiệm của họ trước những sai sót về thông tin hoặc trước
hậu quả lên nhận thức xã hội không lớn như của các nhà báo chính thống. Nhiều
tin tức trên mạng xã hội được đăng tải dưới các vỏ bọc ẩn danh, nặc danh mà
người đăng không phải chịu trách nhiệm về đạo đức truyền thông, trách nhiệm
pháp lý, cũng không bị cản trở bởi một hàng rào biên tập nào. Các trang mạng xã
hội dường như tạo cơ hội không giới hạn cho việc tự do đăng tải. Trong khi báo
chí truyền thống phải chịu sự kiểm soát của hàng rào biên tập ở tòa soạn, các
trách nhiệm pháp lý và đạo đức liên quan.
1.3.2 Truyền thông xã hội và báo chí truyền thống: mối quan hệ tƣơng hỗ
Mạng xã hội là được coi là một “kho” thông tin cho báo chí. Hàng ngày,
nhiều sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục trên
mạng xã hội đã được nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành
viên trên mạng xã hội đều có thể được xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một
thông tin nào đó mà báo chí chưa đủ khả năng để nắm được. Tất nhiên, “kho”
thông tin này, chứa đựng cả những “tin rác”, “tin vịt” và cả những “tin vàng”.
Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo
có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những
chủ đề nào đó cho bài báo của mình. Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã
hội góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên
báo chí. Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập
nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần
so với việc nó được phát hành trên các sạp báo. Các thành viên của mạng xã hội
tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài báo, có
người còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này lại có tác dụng
phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo chí. Quan niệm về “bài
báo mở” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính sự tương tác này.
Mạng xã hội cũng là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng. Nhiều vấn
đề, sự kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã

37
hội chính là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn nắm bắt. Triển khai
những đề tài, ý tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này một
cách nhanh chóng, chính là hiệu quả mà báo chí có thể mang lại. Sự nhanh nhạy
của cơ quan báo chí và người làm báo, trả lời được những thắc mắc và cung cấp
trúng, đúng nhu cầu thông tin của công chúng chính là “gãi” đúng “chỗ ngứa”
của công chúng. Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội
trong một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó thường muốn tìm kiếm thông tin từ
báo chí, nơi mà họ cho là “chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về
những sự kiện mới chỉ ở dạng lan truyền trên mạng như “lời đồn”. Tờ báo nào
nhanh nhạy đáp ứng được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách
mạnh mẽ và rộng lớn.
Đồng thời, báo chí cũng có vai trò hết sức quan trọng với truyền thông xã
hội. Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa”
thông tin trên mạng xã hội. Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà
báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông
tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ
tin cậy cao hơn. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu
dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải
tỏa bằng những thông tin chính xác của mình. Bên cạnh đó, báo chí góp phần
“định hướng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí
nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được
xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì
chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo
luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh
chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được
thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.
1.4 Tác động của mạng xã hội đối với báo chí truyền thống
Sự bùng nổ của truyền thông xã hội trong môi trường truyền thông Việt
Nam đã tạo ra những ảnh hưởng rất đáng kể đến báo chí Việt Nam, thậm chí còn
làm đảo lộn cảnh quan báo chí và làm biến dạng diện mạo báo chí Việt Nam.

38
1.4.1 Tác động tích cực
Truyền thông xã hội là nơi cung cấp thông tin, đề tài cho báo chí
Bên cạnh những thông tin sai hoặc ít giá trị, truyền thông xã hội có nhiều
thông tin hữu ích có thể trở thành thông tin cho báo chí. Nếu nhà báo sử dụng
truyền thông xã hội như một nguồn tin nghiêm túc (có kiểm chứng trước khi khai
thác) thì đây thực sự là môi trường lý tưởng cung cấp thông tin, gợi ý đề tài và
nguồn dữ liệu để người làm báo có thể nhận diện, thu thập, tiếp cận và phát hiện
thêm nhiều đề tài mới, nóng. Thực tế, nhiều người hoạt động báo chí thường
xuyên sử dụng truyền thông xã hội để phục vụ công việc, cập nhật tin tức.
Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận
diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có
thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc
giả. Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy
blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn,
21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang
blog riêng.
Không chỉ đề tài, nội dung của nhiều bài viết cũng dựa trên những thông
tin từ mạng xã hội khi có nhiều bài viết chứa các cụm từ như: “cư dân mạng chia
sẻ”, “blogger X cho biết”, Facebooker Y bày tỏ”… xuất hiện ngày càng nhiều
trên báo chí truyền thống.
Truyền thông xã hội góp phần quảng bá thông tin báo chí
Truyền thông xã hội là một công cụ giúp báo chí nối dài cánh tay. Rất
nhiều công chúng có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí , nếu thấy
thông tin hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin ấy trên mạng xã
hội. Với lượng người dùng khổng lồ, mạng xã hội là kênh hiệu quả để lan truyền,
phổ biến thông tin báo chí, quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng.
Rất nhiều cơ quan báo chí đặc biệt là các tờ báo điện tử đang thực hiện
những chiến lược nhằm khai thác truyền thông mạng xã hội để thu hút, gia tăng
lượng người truy cập. Các tờ báo như Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ Online,

39
Dân Trí…đã tích hợp thêm các công cụ (nút) hỗ trợ độc giả các hoạt động thích
(like), chia sẻ bài báo mình vừa đọc lên mạng xã hội dễ dàng, tối giản các thao
tác. Bên cạnh đó, các tờ báo còn xây dựng trang giới thiệu (fanpage) trên mạng
xã hội nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật của cộng đồng
mạng xã hội. Dưới mỗi bài viết của các trang báo điện tử như VnExpress hay
Vietnamnet đều sử dụng các công cụ chia sẻ lên các trang mạng xã hội Facebook,
Twitter, Google+…Điều này đã giúp cho tên tuổi của các trang báo này trở nên
phổ biến đối với cư dân của truyền thông xã hội.
Truyền thông xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với công chúng
Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá
và tương tác thông tin. Phóng viên báo chí và cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện
nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác, thiết lập những mối quan hệ và
lắng nghe ý kiến của công chúng. Rất nhiều nhà báo đồng thời là thành viên của
các mạng xã hội có điều kiện theo dõi, cập nhật phản hồi của độc giả, tham khảo
ý kiến cộng đồng mạng, nắm bắt chiều hướng dư luận về những nội dung mà báo
chí đề cập. Sự tương tác giữa báo chí và công chúng trên truyền thông xã hội
diễn ra nhanh chóng và phổ biến.
Một số báo mạng điện tử ở Việt Nam lập fanpage (trang dành cho người
hâm mộ) trên Facebook để tiện giao lưu với độc giả như: VnExpress,
VnEconomy, Vietnamnet, Thể thao & Văn hóa…
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện các hội, nhóm của những người làm báo,
nhà báo vừa chia sẻ, trao đổi, thảo luận dưới góc độ đồng nghiệp vừa phản hội
dưới góc độ là độc giả của nhau. Nhiều nhà báo nổi tiếng có mạng lưới “bạn bè”,
“người theo dõi” (subscribers, followers) khá rộng, điều này giúp họ và tòa soạn
tiếp nhận ý kiến, bình luận của độc giả nhanh, nhiều, đa dạng và công khai hơn.
Rõ ràng, nhờ truyền thông xã hội mà báo chí đã gần gũi hơn với công chúng, có
nhiều cơ hội hiểu và tham khảo ý kiến từ công chúng.
Truyền thông xã hội “bù đắp” không gian công cộng cho báo chí truyền thống
Truyền thông xã hội với sự tương tác thông tin khá tự do của các cá nhân
đã tạo nên một không gian công cộng của công chúng có thể tự do bàn luận, trao

40
đổi, thể hiện quan điểm và ý kiến trước các vấn đề của xã hội. Đây cũng là điều
mà báo chí truyền thống hiện nay đang bị hạn chế. Sự “bù đắp” này của truyền
thông xã hội với báo chí truyền thống biểu hiện cụ thể ở các dạng như:
- Bài báo chính thức có thể được viết với quan điểm rất chính thống và chịu
nhiều áp lực kiểm soát nội dung, nhưng các nội dung phản hồi của công chúng
trực tiếp lên bài viết đó thì có thể tự do hơn, vì được phát biểu dưới dạng ý kiến
công chúng, nhất là những ý kiến đó là ẩn danh, nặc danh.
- Ngay trong trường hợp tòa soạn hạn chế, việc đăng tải các phản hồi của
bạn đọc kèm bài viết để phản ánh quan điểm đa chiều thì các phản hồi ấy sẽ
chuyển sang môi trường truyền thông xã hội thông qua các hoạt động đánh dấu
(tag) trên mạng xã hội hoặc đăng lại trên các diễn đàn trực tuyến. Khi đó các ý
kiến người đọc và dư luận sẽ tự do và thoát khỏi sàng lọc của hàng rào biên tập ở
tòa soạn báo chí. Thực tế này hiện nay đã phổ biến.
Đây là một sự tương tác tích cực giữa truyền thông xã hội và báo chí
truyền thống, giúp giữ cho báo chí truyền thống không khí sôi nổi cần thiết để
công chúng tiếp nhận thông tin đa chiều và các thành viên xã hội có cơ hội đồng
tham gia vào các quyết định chung của xã hội.
1.4.2 Tác động tiêu cực
“Tin xã hội” (Social news) và sự biến đổi của báo chí truyền thống
Báo chí truyền thống trong bối cảnh gần như giữ vai trò độc tôn trong việc
cung cấp tin tức có quyền lựa chọn tin tức để đăng tải và làm chủ cuộc chơi
truyền thông. Báo chí truyền thống tạo ra sự khác biệt về giá trị tin tức bằng cách
tập trung vào những vấn đề thời sự có tác động kinh tế - xã hội quan trọng và ít sa
quá nhiều vào việc đưa tin về người nổi tiếng, giải trí, bạo lực, sinh hoạt cá nhân,
địa phương hay còn được coi là “phi tin tức” (non-news). Nhưng sự tham gia của
truyền thông xã hội vào cảnh quan báo chí hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cục
diện này. Công chúng, với sự hậu thuẫn của trào lưu truyền thông xã hội đã có
thêm những lựa chọn mới. Trên môi trường truyền thông xã hội, những loại mà
báo chí gọi là “phi tin” đang trở thành một làn sóng mới về nhu cầu tin tức, chi
phối sự lựa chọn biên tập và xuất bản của các tòa soạn.

41
Thông qua kết nối và phát tán thông tin trên diện rộng qua Internet, cộng
với tăng cường khả năng theo dõi và giám sát mọi hoạt động xã hội trê phạm vi
toàn cầu nhờ các thiết bị di động, truyền thông xã hội còn tạo ra khối lượng các
tin tức khổng lồ được chia sẻ mà phần lớn trong số đó là những tin tức kiểu “phi
tin” mà giờ đây được gọi với tên là tin tức xã hội (social news).
Các tin tức xã hội có một số đặc tính cơ bản như:
- Được phát hiện ngẫu nhiên bởi các cá nhân
- Được đăng tải tự do trong môi trường truyền thông xã hội
- Thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh hoạt cá nhân
của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống thường
ngày…
- Thường đính kèm các thông tin cảm xúc và đánh giá chủ quan của người
đăng.
- Thường được viết bằng văn phong sinh hoạt, ngẫu hứng, lệch chuẩn.
Các tin tức xã hội có hai lợi thế mà tin tức báo chí truyền thống không thể
và cũng không muốn có đó là: đăng ngay tức thời và biên tập hậu kiểm.
Trước sự phát triển rầm rộ của tin tức xã hội, báo chí truyền thống cũng
được hưởng nhiều lợi ích, đó là nhờ tốc độ truyền tải và số lượng thành viên
đông đảo mà tin tức xã hội đem đến cho báo chí truyền thống một nguồn tin đa
dạng và nhanh nhạy. Tuy nhiên cũng theo đó, báo chí truyền thống phải chịu một
thiệt thòi về tốc độ đưa tin nhanh trong mảng tin xã hội so với truyền thông xã
hội. Mặt khác, sự thay đổi như cầu dùng tin của người đọc trong bối cảnh truyền
thông mới cũng tạo nên nhiều khó khăn cho báo chí truyền thống. Các tin tức xã
hội ngày càng thu hút nhiều người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ trong khi các
tin tức đáng giá đòi hỏi cách làm tin chuyên nghiệp và tốn kém chi phí thì chúng
lại ít được quan tâm.
Bên cạnh đó, truyền thông xã hội còn có một cách tiếp cận tin tức khiến báo
chí truyền thống phải chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều tin tức xã hội được đăng tải dưới
các vỏ bọc ẩn danh, nặc danh mà người đăng không phải chịu trách nhiệm

42
về đạo đức truyền thông, trách nhiệm pháp lý, cũng không bị cản trở bởi một
hàng rào biên tập nào còn báo chí truyền thống thì ngược lại. Điều này đang tạo
một áp lực lên báo chí truyền thống và là nguyên nhân dẫn đến việc báo chí
truyền thống lợi dùng truyền thông xã hội để đăng tải các tin tức thiếu trách
nhiệm thông qua một vài cách xử lý như: “Blogger X đã viết..”, “Facebooker cho
biết…”. Đây là một cách làm “tự sát” của báo chí truyền thống khi báo chí truyền
thống tự đánh mất chỗ đứng danh giá của mình và tự xóa nhòa đi ranh giới giá trị
của báo chí.
Hậu thuẫn của truyền thông xã hội cho “tin tức ký sinh” và “báo chí nhái” Cảnh
quan báo chí Việt Nam hiện nay còn ghi nhận một thực tế mà
nguyên nhân cũng có liên quan đến sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến
báo chí truyền thống. Đó là hiện tượng nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp
“lấn sân” sang lĩnh vực sản xuất tin tức nhưng lại thu hút hơn nhiều so với báo
chí chính danh, cho dù thứ tin tức được sản xuất ở trang này là kiểu tin tức khai
thác “ký sinh” từ tin tức báo chí.
Các trang thông tin điện tử tổng hợp không có chức năng báo chính danh (Ví
dụ: Kênh 14, 24h.com…) đang ở giữa ranh giới của báo chí và truyền thông xã hội.
Chúng vừa khai thác nguồn tin tự do từ truyền thông xã hội lại vừa khai thác nguồn
thông tin từ báo chí chính thức để tạo các giá trị tin bài riêng cho mình.
Nhìn dưới góc độ báo chí thì những trang này là một loại “báo chí nhái”
chuyên khai thác tin tức báo chí theo kiểu “ký sinh”, tạo ra một khu vực tin tức
“thứ cấp” so với nguồn tin tức gốc từ báo chí. Thiếu tin tức gốc từ báo chí thì các
trang này sẽ hụt tin bài trông thấy, nhưng nghịch lý là nếu báo chí bị truy cứu
trách nhiệm về tin gốc đến mức phải gỡ bỏ bài đã đăng hoặc phải đính chính, xin
lỗi thì các trang này lại phải mặc nhiên không phải làm điều tương tự. Những
nghịch lý như thế đã tạo nên một cạnh tranh không lành mạnh và làm thiệt hại
đáng kể cho báo chí truyền thống. Đây là một thách thức thiếu công bằng đối với
báo chí chính danh vốn phải đầu tư nhiều nguồn lực, công sức để làm tin tức và
phải chịu trách nhiệm về tin tức mình đăng. “Báo chí nhái” không phải là một bộ

43
phận của truyền thông xã hội, vì chủ thể truyền thông trong trường hợp này
không phải cá nhân. Nhưng “báo chí nhái” đã dựa vào môi trường truyền thông
xã hội để khai thác kiểu tin tức “ký sinh”. Trước hết là về nhân lực, “báo chí
nhái” đã sử dụng một đội ngũ làm tin tức nghiệp dư trong mạng lưới truyền
thông xã hội để làm việc cho họ như những phóng viên, biên tập viên – nhưng là
những phóng viên, biên tập viên không chính danh về nghề nghiệp. Họ có thể và
cũng nên bị xem là “trá hình”, dù có thể là trá hình bất tự giác do bị lợi dụng bởi
các cơ quan “báo chí nhái”. Thậm chí trong đội ngũ này không ít những người
còn thuộc độ tuổi trẻ em đã tham gia làm tin tức mà nhận thức về trách nhiệm xã
hội và đạo đức đưa tin còn chưa được đầy đủ. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên
“trá hình” này là một trong những nhân tố làm cho sự thuần nhất về giá trị xã hội
của đội ngũ nhà báo bị đe dọa – và đó là một nguy cơ tiềm ẩn của nghề báo chính
danh về lâu dài.
Thứ hai là về nguồn tin, “báo chí nhái” vừa sử dụng những nguồn tin tức
báo chí chính thức lại vừa trộn chúng với các nguồn tin từ môi trường truyền
thông xã hội. Ranh giới tin đồn – dư luận xã hội – tin được kiểm chứng trở nên
khó xác định và làm cho độ tin cậy báo chí – một chỗ dựa xã hội quan trọng của
báo chí truyền thống – bị lung lay một cách rõ ràng.
Thị trường quảng cáo tái cấu trúc và địa vị kinh tế truyền thông của báo chí bị
đe dọa
Một ảnh hưởng lớn nữa của truyền thông xã hội đối với báo chí truyền
thống diễn ra ở địa hạt kinh tế. Quảng cáo và dịch vụ PR doanh nghiệp luôn là
một nguồn thu sống còn của báo chí truyền thống. Tuy nhiên sự phát triển của
Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng đã đem lại những giải pháp
quảng cáo và PR theo hướng “phi báo chí”, khiến thị trường quảng cáo và PR tái
cấu trúc lại rất nhanh. Ở khu vực doanh nghiệp lớn, một tỷ lệ ngân sách quảng
cáo và PR vẫn còn được chuyển cho báo chí tuy đã có một phần tỷ lệ khác hướng
vào quảng cáo và PR phi báo chí trên môi trường truyền thông xã hội. Nhưng khu
vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thì dường như cán cân đã nghiêng hẳn

44
về phía quảng cáo phi báo chí, vì các doanh nghiệp SME không chịu nổi mức phí
quảng cáo và PR quá cao trên báo chí. Trong khi các giải pháp phi báo chí lại rẻ
tiền và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Thị trường rao vặt cũng hầu như đã tuột khỏi
tầm kiểm soát của báo chí.
Thực tế đó làm suy giảm đáng kể tiềm lực kinh tế của báo chí. Và điều
này cũng gây ra những áp lực lớn lên hệ thống sản xuất nội dung. Chi phí sản
xuất tin tức giảm, thu nhập của phóng viên và biên tập viên thiếu cạnh tranh
chính là một trong những nguyên nhân góp phần giảm sút chất lượng tin tức, xô
đẩy không ít phóng viên và biên tập viên vào con đường “xào” tin tức từ các
nguồn truyền thông xã hội và không có động lực tiếp cận các tin tức đáng giá.

Tiểu kết chương 1


Chương 1 của luận văn đã tóm lược những nét cơ bản trong lịch sử hình
thành, phát triển của truyền thông xã hội ở trên thế giới và tại Việt Nam với một
vài điểm nhấn có liên quan trực tiếp tới cách tiếp cận vấn đề của các tác giả trong
luận văn này. Chương này cũng đề cập những nét cơ bản về cơ chế tác động cũng
như công chúng của truyền thông xã hội với những đặc điểm khác biệt so với
truyền thông đại chúng truyền thống.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng chỉ rõ về một số khái niệm được dùng trong
luận văn, trình bày những thực trạng quản lý của nhà nước với truyền thông xã
hội, các nét cơ bản về mạng xã hội Facebook và Youtube, đồng thời đưa ra
những so sánh giữa truyền thông xã hội và báo chí truyền thống cũng như những
tác động của mạng xã hội đến báo chí truyền thống. Các khái quát này giúp định
hướng tác giả khi thực hiện luận văn.
Nội dung của chương 1 sẽ là nền tảng cho việc tiến hành nghiên cứu trên
nhóm công chúng sử dụng mạng xã hội với kết quả nghiên cứu được trình bày ở
chương 2 và chương 3 của luận văn.

45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ.
2.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ
2.1.1 Các mạng xã hội đƣợc giới trẻ sử dụng phổ biến
Theo kết quả khảo sát, Facebook và Youtube là 2 trang mạng xã hội có số
người sử dụng nhiều nhất (95% và 94%). Giải thích cho điều này, nhiều bạn trẻ
cho rằng đây là hai mạng xã hội toàn cầu, có độ phủ sóng rộng khắp, có nhiều
tiện ích đáp ứng được các nhu cầu. Tiếp theo Facebook và Youtube, Zing me vốn
là một mạng xã hội kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức,
chia sẻ video … và là sản phẩm của Việt Nam cũng đang ngày một phổ biến với
32% số lượng người được hỏi cho biết đang sử dụng mạng xã hội này. Một số
các trang mạng xã hội khác như Twitter, Go.vn, Google +…chưa quen thuộc và
còn rất ít được các bạn trẻ Việt Nam sử dụng. Ngoài ra, còn một số mạng xã hội
khác như Hi5, CyWorld, My Space, YuMe, Tamtay... cũng đang được các bạn trẻ
sử dụng tuy nhiên với số lượng không nhiều.
Bảng 2.1: Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến
Mạng xã hội Số lƣợng Tỉ lệ
(ngƣời) (%)
Facebook 285 95
Youtube 283 94
Zing me 96 32
Twitter 35 12
Go.vn 26 9
Google + 12 4
Mạng xã hội khác 178 59
Tổng 300
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Do nhu cầu và mục đích sử dụng, hầu hết các bạn trẻ được hỏi đều cho
biết là đang dùng ít nhất song song hai mạng xã hội, như dùng Facebook để cập

46
nhật thông tin bạn bè, Youtube để xem và chia sẻ video, Zing me để chơi trò
chơi, nghe nhạc…
2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng xã hội, chiếm một phần quan
trọng trong đời sống tinh thần của giới trẻ Việt Nam. Mục đích của mỗi người khi
tham gia mạng xã hội có khác nhau, nhưng đều có điểm chung là giới trẻ đã phần
nào xem mạng xã hội như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo số
liệu khảo sát, mục đích tham gia mạng xã hội lớn nhất ở giới trẻ đó là liên lạc và
cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè (41%). Nhu cầu này ở giới
trẻ là cao, do họ đang ở độ tuổi năng động, sôi nổi, nhiệt tình và khá nhiều bạn
sống xa gia đình (đi học, đi làm) nên việc liên lạc với gia đình, bạn bè, kết nối
mạng lưới các mối quan hệ trở nên cần thiết. Bên cạnh đó, mục đích sử dụng
mạng xã hội của giới trẻ còn được thể hiện ở các nhu cầu như cập nhật tin tức xã
hội (23%), thể hiện bản thân (15%), bày tỏ các ý kiến (15%), giải trí (12%), kinh
doanh trên mạng (6%).
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Lựa chọn Số lƣợng Tỉ lệ
(ngƣời) (%)
Liên lạc và cập nhật thông tin về 123 41
cuộc sống của gia đình, bạn bè
Cập nhật tin tức xã hội 69 23
Thể hiện bản thân 45 15
Bày tỏ các ý kiến 45 15
Giải trí 36 12
Kinh doanh trên mạng 18 6
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Với nhiều những ứng dụng khác nhau, mạng xã hội đã gần như đáp ứng
được đầy đủ các mục đích, nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, không có

47
một rào cản hay khó khăn nào để tham gia vào một mạng xã hội và điều đó cũng
dễ dàng ngay đối với người mới bắt đầu. Các trang mạng xã hội không hề tính
khoản phí nào đối với thành viên, tính tiện lợi có thể truy cập bất kỳ đâu, miễn là
có kết nối Internet… đã khiến cho mạng xã hội ngày càng thu hút người dùng và
phát triển vững mạnh.
2.1.3 Đối tƣợng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội
Đối tượng mà các bạn trẻ hiện nay có thể kết nối, nói chuyện, tạo mối
quan hệ khi sử dụng mạng xã hội rất đa dạng. Trong mạng lưới mạng xã hội, họ
không chỉ có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người quen mà còn rất nhiều các
mối quan hệ khác với những người đồng nghiệp, đồng sở thích, đồng mối quan
tâm, đồng sự thông cảm, đồng sự chia sẻ về bất cứ một vấn đề gì đó trong cuộc
sống và xã hội… Đặc biệt, giới trẻ hiện nay có thể kết nối mạng lưới với những
người lạ, người không hề quen biết trên mạng với sự ẩn danh họ không cần biết
mặt nhau, không cần biết nhau trước nhưng vẫn có thể trở thành những người bạn
thân thiết trên mạng.
Đối tượng để kết nối của các bạn trẻ trong không gian của mạng xã hội
lại không bị hạn chế bởi bất cứ một biên giới nào (biên giới vùng miền hay biên
giới quốc gia), một bạn trẻ có thể nói chuyện và kết bạn với bất cứ ai trên mạng
xã hội dù người đó thuộc quốc gia nào, màu da nào. Vì đối tượng rộng mở và đa
dạng như vậy nên số lượng những người có giao tiếp trong mạng lưới của một cá
nhân thường rất nhiều và họ lại có thể thường xuyên chia sẻ bạn bè, người quen
biết giữa các mạng lưới cá nhân với nhau, tạo ra sự đan xen dày đặc và độ rộng
vô bờ bến của các mạng lưới.
Tuy tạo ra một mạng lưới mối quan hệ rộng mở nhưng đa phần giới trẻ
không lựa chọn việc kết bạn trên mạng xã hội. Theo khảo sát, có đến 87% các
bạn trẻ lựa chọn kết bạn ngoài đời và 13% còn lại lựa chọn kết bạn qua mạng xã
hội. Điều này được các bạn trẻ lý giải là: “Ngoài đời dễ nhìn nhận con người
hơn”, “Thực tế hơn, nhiều cơ hội tiếp xúc và hiểu hơn”, “Kết bạn trong thực tế
cuộc sống mang lại sự chân thành cao hơn” hay “Kết bạn ngoài đời có độ tin
cậy và gắn kết cao hơn”...

48
Bảng 2.3: Lựa chọn của giới trẻ về việc kết bạn trên mạng xã hội hoặc ngoài đời.
Lựa chọn Số lƣợng Tỉ lệ
(ngƣời) (%)
Kết bạn trên mạng xã hội 39 13
Kết bạn ngoài đời 261 87
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
2.1.4 Phƣơng tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội
Hiện nay, giới trẻ có đa dạng các địa điểm truy cập Internet để vào các
trang mạng xã hội (tại nhà, nơi làm việc, quán cà phê, quán net, và nhiều nơi
khác khi họ có thể sử dụng mạng xã hội trên điện thoại di động), cũng như có đa
dạng các phương tiện để truy cập mạng xã hội (máy tính gia đình, máy tính cá
nhân, máy tính chung ở cơ quan, ở trường học, tiệm Internet, điện thoại…) Khiến
cho họ hoàn toàn có thể chủ động trong việc truy cập mạng xã hội và địa điểm
khi sử dụng mạng xã hội của họ cũng rất linh hoạt, họ có thể sử dụng mạng xã
hội ở bất cứ đâu mà không cần phải lệ thuộc vào những địa điểm cố định. Chính
sự tiện lợi này đã làm cho tần suất sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng lên.
Bảng 2.4: Phương tiện truy cập mạng xã hội của giới trẻ
Phƣơng tiện Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Máy tính 84 28
Các thiết bị di động 86 29
Cả hai 130 43
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Theo kết quả khảo sát cho thấy, giới trẻ đang có xu hướng truy cập
mạng xã hội nhiều hơn thông qua các thiết bị di động. 86% số người tham gia
khảo sát cho biết thường xuyên truy cập mạng xã hội bằng di động và luôn để
chế độ bật (online). Điều này cũng có nghĩa là giới trẻ đang ngày càng trở nên “lệ
thuộc” vào mạng xã hội nhiều hơn. Các thiết bị di động nhỏ gọn, tiện lợi là lựa

49
chọn của giới trẻ khi muốn truy cập vào mạng xã hội ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời
điểm nào. Xu hướng này cũng đồng thời xảy ra trên thế giới. Các số liệu mới đây
cho thấy việc sử dụng di động không đơn giản là "đang tăng lên" mà chính xác là
"đang bùng nổ". Trong năm nay, có khoảng 102 triệu người truy cập qua
Facebook từ thiết bị di động tính riêng trong tháng 6, tăng tới 23% so với tháng 3
(tuy nhiên mạng xã hội này lại chưa thể kiếm tiền từ phiên bản mobile). Nhà
đồng sáng lập Mark Zuckerberg tháng trước khẳng định những người truy cập
qua kết nối qua di động hoạt động tích cực hơn qua desktop, do đó Facebook
đang biến mạng xã hội này trở thành nền tảng ưu tiên cho di động.
Mặt khác, những người tham gia khảo sát đã và đang đi làm đều cho biết
nơi truy cập mạng xã hội phổ biến nhất của họ là trên bàn làm việc. Hai trong số
những người được hỏi cho biết:
“Tôi thường để chế độ online Facebook trong toàn bộ thời gian đi làm,
khi nào căng thẳng thì “lướt” qua xem các cập nhật của bạn bè”
(Nữ giới, 23 tuổi)
“Công ty tôi làm việc cài đặt hệ thống mạng nội bộ để chặn cho nhân
viên không truy cập được Facebook, do đó tôi thường phải truy cập bằng điện
thoại trong giờ làm”
(Nam giới, 24 tuổi)
Điều này cho thấy xu hướng sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc đã phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực trạng này cũng chỉ ra mặt trái của mạng xã
hội đó là làm lãng phí thời gian lao động, giảm năng suất lao động trong ngày.
2.1.5 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày
Theo kết quả khảo sát, có đến 43% số người được hỏi cho thấy thời gian
sử dụng mạng xã hội trong ngày của họ là trên 3h/ngày. 30% sử dụng mạng xã
hội 1 -2h/ ngày, 18% sử dụng mạng xã hội từ 2 – 3h/ngày và chỉ có 9% người
được hỏi cho thấy họ chỉ sử dụng mạng xã hội dưới 1h/ngày.

50
Bảng 2.5: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của giới trẻ
Thời gian Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Dưới 1h/ngày 27 9
1-2h/ngày 90 30
2-3h/ngày 54 18
Trên 3h/ngày 129 43
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Thời gian sử dụng mạng xã hội của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố chi phối như: không gian, thời gian, thời điểm, điều kiện kinh tế, tính chất công
việc, mục đich lên mạng… Tuy nhiên, với kết quả điều tra như trên, có thể thấy hiện
nay giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội.

Với một lượng thông tin khổng lồ, rất nhiều người có thể mất cả ngày để
ngồi trước màn hình máy tính, đọc dòng trạng thái (status) của bạn bè và bình
luận (comment), đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng
“nghiện” Facebook , làm lãng phí thời gian lao động và làm giảm sự tiếp xúc trực
tiếp trong cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ đời thực.

2.1.6 Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội

Qua khảo sát cho thấy, số bạn trẻ dùng tiếng Việt hoàn toàn khi giao tiếp
trên mạng xã hội là khá ít chỉ chiếm 22% trong số 300 người tham gia khảo sát.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì những người sử dụng hoàn toàn tiếng Việt
trên mạng xã hội đều là những người ở độ tuổi lớn hơn (từ 22 tuổi trở lên) và có
xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Việc dùng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với ngôn
ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) cũng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, chiếm
72%. Có đến 54% số bạn trẻ được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng lóng,
từ viết tắt hoặc các cách viết sáng tạo khi giao tiếp trên mạng xã hội.

51
Bảng 2.6: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của giới trẻ

Ngôn ngữ Số lƣợng Tỉ lệ


(ngƣời) (%)
Hoàn toàn bằng tiếng Việt 65 22
Kết hợp tiếng Việt với ngôn ngữ khác 72 24
Sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt, cách
163 54
viết sáng tạo
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Ở trên mạng xã hội, tiếng Việt được dùng theo cách riêng của giới trẻ, tức là
có nhiều cách viết sáng tạo, tiếng lóng. Trên các dòng cập nhật trạng thái (status)
hay bình luận (comment) của giới trẻ, có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt
theo xu hướng “đơn giản hóa” như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên);
iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc
(được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en (em), m (mày), ex (người yêu cũ), t
(tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v. hoặc xu hướng “phức tạp hóa”
ngôn ngữ như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui),
thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email). Một
số khác sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt để diễn đạt như: LOL: Laugh out loud =
Cười lớn; OMG: Oh my god = Ôi trời; ILY: I love you = Tôi yêu em… hay chèn
tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui
vẻ), 2 (hi- chào).v.v Tuy nhiên, thực trạng này có xu hướng giảm dần theo độ tuổi.
Nhóm các bạn học sinh là những người thích dùng ngôn từ biến hóa này nhất, Ít hơn
là nhóm sinh viên, và ít dùng hơn hẳn là nhóm những người đã đi làm. Lý giải điều
này, theo Cơ quan tiếp thị truyền thông xã hội Úc [35], những người trẻ tuổi sử dụng
các chữ viết tắt

52
như là một chiến thuật để đẩy nhanh tốc độ trong giao tiếp văn bản, trong khi một số
khác thì dùng chúng như một mật mã để những người lớn tuổi không thể hiểu.

Hai trong số những người tham gia khảo sát khi được hỏi về vấn đề sử
dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội cho biết:

“Khi viết status (trạng thái) hay comment (bình luận) trên mạng xã hội,
em thường viết tắt, đôi khi là sử dụng một số kí tự thay thế như chữ o thì thay
bằng số 0, chữ i thì thay chữ j hay một số tiếng lóng. Em thấy viết như thế nhanh
hơn, mà cũng trẻ trung và xì tin hơn”

Nữ giới, 16 tuổi

“Khoảng 4 năm trước đây, khi mình bỏ Yahoo để chuyển sang xài
Facebook, Youtube thì mình cũng hay sử dụng từ viết tắt, tiếng lóng để giao tiếp
như một cách chứng tỏ bản thân. Tuy nhiên, càng lớn thì ngôn ngữ trên mạng xã
hội của mình càng có xu hướng trở lại bình thường, tức là viết theo chuẩn tiếng
Việt. Lý do là vì mình cảm thấy viết như ngày xưa trẻ con quá, thêm nữa là bây
giờ mình đi làm rồi, giao tiếp với nhiều người lớn tuổi hơn nên ăn, nói, suy nghĩ,
viết cũng phải cẩn thận, chững chạc”

Nam giới, 25 tuổi

2.1.7 Quan điểm của giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội

Giới trẻ hiện nay có xu hướng ủng hộ các quan điểm tích cực nhiều hơn với
48% số người được hỏi cho rằng mạng xã hội có nhiều tiện ích, giúp liên kết các mối
quan hệ, giúp họ thể hiện quan điểm của bản thân về các vấn đề và là phương tiện
truyền thông tốt nhất với giới trẻ hiện nay. 23% các bạn trẻ cho rằng mạng xã hội
tuy là thế giới ảo nhưng đang dần mang đến những hậu quả tiêu cực bên ngoài thế
giới thật khi hàng ngày có rất nhiều những bạn trẻ đưa lên mạng xã hội những clip
nữ sinh bạo lực hay những hình ảnh sai trái, thậm chí là dẫn đến sự việc một số nữ
sinh tự tử vì áp lực trên mạng xã hội. 29% còn lại cho rằng, mạng xã hội nào cũng có
mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần phải biết sử dụng đúng mục đích.

53
Bảng 2.7: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Quan điểm Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Tích cực 144 48
Tiêu cực 69 23
Cả tích cực lẫn tiêu cực 87 29
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Mặc dù mạng xã hội đã bộc lộ những mặt hạn chế, ảnh hưởng đến giới
trẻ nên đã có không ít ý kiến phản ứng dữ dội và yêu cầu “đóng cửa” các trang
mạng xã hội từ các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, giới trẻ vẫn
đang dành cho mạng xã hội những suy nghĩ tích cực, cho thấy tương lai phát triển
của mạng xã hội vẫn rất lạc quan.
Sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội thời gian gần đây, nơi
thu hút đông đảo thành viên đủ mọi thành phần xã hội tham gia như một địa chỉ
gặp gỡ quen thuộc. Từ Yahoo, Twitter, Zing, Blogspot và đặc biệt là sự bùng nổ
của Facebook. Công bằng mà nói, mạng xã hội không có tội. Sự ra đời và thịnh
hành của các trang mạng này thực sự mang lại nhiều tiện ích cho công việc cũng
như quan hệ của mỗi cá nhân. Mọi người dễ dàng tìm hiểu, trao đổi thông tin,
chia sẻ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khi cần thiết… một cách nhanh chóng
với chi phí rẻ nhất.
Một tiện ích không thể không nhắc tới đó là khả năng kết nối tuyệt vời,
giúp mỗi người mở rộng phạm vi kết bạn hay tìm kiếm, liên lạc với bạn bè, đồng
nghiệp của mình. Nếu sử dụng có chừng mực và đúng mục đích, mạng xã hội sẽ
trở thành một kênh giải trí hoàn hảo và lành mạnh mỗi khi rảnh rỗi; là địa điểm
để xả stress lý tưởng.
2.2 Mạng xã hội tác động đến lối sống của giới trẻ
2.2.1 Thay đổi về thời gian
Có thể nói nhịp sinh hoạt, nhịp sống của giới trẻ đã và đang có những sự
thay đổi rất dễ nhận thấy từ sau khi cuộc sống của họ gắn với mạng xã hội. Theo
kết quả khảo sát, hàng ngày khi truy cập Internet, 61% cho biết rằng việc đầu tiên

54
khi họ làm đó là vào mạng xã hội, 30% lựa chọn truy cập 1 trang báo điện tử, và chỉ
có 9% là lựa chọn vào một trang điện tử khác. Họ cũng thường có xu hướng luôn bật
chế độ Online ở một trang mạng xã hội trong khi vẫn làm các công việc khác.
Mạng xã hội không những “đồng hành” trong công việc, học hành của
giới trẻ mà còn theo chân họ đi khắp nơi, hình ảnh quen thuộc hiện nay mà chúng
ta có thể thấy ở các quán ăn, quán cà phê, các điểm vui chơi giải trí là hình ảnh
các bạn trẻ truy cập mạng xã hội bằng điện thoại di động, ipad hay các thiết bị
điện tử cầm tay khác. Sự thân thuộc và phổ biến của các hình thức giao tiếp và
kết nối mạng lưới xã hội trên mạng xã hội đã khiến cho giới trẻ hiện nay có
những sự thay đổi rõ rệt trong quan niệm về thời gian, ý nghĩa của thời gian,
phân bổ thời gian, cách thức sử dụng thời gian…
Bảng 2.8: Lựa chọn của giới trẻ khi bắt đầu truy cập Internet
Lựa chọn Số lƣợng Tỉ lệ
(ngƣời) (%)
Mạng xã hội 183 61
Báo điện tử 90 30
Các trang điện tử khác 27 9
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
2.2.2 Thay đổi về không gian
Bản thân sự kết nối Internet, đặc biệt là các mạng xã hội đã là loại hình
dịch vụ nối kết không phân biệt không gian và thời gian. Dường như các bạn trẻ
hiện nay cần ít hơn không gian vật chất do gắn quá chặt chẽ với không gian trực
tuyến. Trong không gian giao tiếp không biên giới của mạng xã hội, họ có thể di
chuyển một cách nhanh chóng và linh hoạt có thể cùng một lúc giao tiếp với
nhiều người sống ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Nếu như trước đây, không gian vùng, miền, quốc gia thực sự là những
giới hạn cho việc giao tiếp và kết nối mạng lưới xã hội của giới trẻ thì hiện nay
trong không gian của mạng xã hội giới hạn đó trở nên mờ nhạt, giới trẻ có thể

55
thỏa sức “tung hoành ngang dọc” trong thế giới không gian không biên giới này.
Sự xuất hiện của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã tạo ra những sự
thay đổi to lớn trong quan niệm của giới trẻ về không gian giao tiếp hiện nay.
2.2.3 Thay đổi phƣơng thức giao tiếp
Hiện nay, khi mạng xã hội đã thực sự thân thiết và gắn bó với các bạn
trẻ thì có một số phương thức giao tiếp mới hình thành như những hình thức giao
tiếp qua việc nhấn nút “like”, “share”. “tag”, viết comment, gửi những biểu
tượng như mặt cười, mặt nhăn nhó… trong đó, một số hình thức phổ biến đến
mức mà nhiều người gọi đó là văn hóa: văn hóa “like”, văn háo “tag”, văn hóa
“comment”… nhiều khi không cần tới ngôn từ nhưng những hình thức giao tiếp
này lại tạo nên những hiệu quả to lớn trong việc kết nối mạng lưới bạn bè trong
cộng đồng mạng.
Một trong những hình thức giao tiếp trên mạng xã hội gây tranh cãi nhất
là “like” trên mạng xã hội Facebook. Like trong tiếng Anh cónghiã làthich́ . Tuy
nhiên, khi đươc̣ ưng dung̣ vao Facebook no bỗng nhiên trơ thanh công cu ̣co thể
́ ̀ ́ ̉ ̀ ́
chia se rất nhiều trang̣ huống cam xuc khac nhau . Đăng đan môṭcâu noi vu vơ ,
̉ ̉ ́ ́ ̀ ́
chia sẻmôṭnỗi buồn , môṭniềm vui màđươc̣ nhiều người nhấn like thìse ̃làmôṭ

sư ̣an ui , niềm đông̣ viên khich lê ̣. Tư đây, nút like còn có nghĩa là đồng cảm , là
̉ ́ ̀
tán thành, là có sự quan tâm.
Rông̣ ra, khi người dùng thổlô ̣tâm tư hay chia se môṭhinh anh mà nhận
̉ ̀ ̉
đươc̣ nhiều like (đồng nghia la nhiều ngươi đa đoc̣ , đa chưng kiến ) họ se cam
̃ ̀ ̀ ̃ ̃ ́ ̃ ̉
thấy minh con nhâṇ đươc̣ sư ̣quan tâm tư ngươi thân , bạn bè . Rằng, vâñ con rất
̀ ̀ ̀ ̀ ̀
nhiều người quan tâm đến cảm xúc của minh̀ khi 1 nút like đồng nghiã với môṭ
sư ̣cómăṭ. Nhấn like mang đến niềm vui cho người khác . Nhưng hơn thế, like
còn là cách thức mà mà người dùng tiếp cận và tương tác với cộng
đồng Facebook...
Vềmăṭnày, nút like đã trở thành công cụ liên lạc cũng như làm quen vô
cùng hữu hiệu. Like còn làsư ̣chủđông̣ , là sự nắm bắt thông tin và chia sẻ thông

tin. Người chơi facebook cótoàn quyền đươc̣ nhấn like những gih̀ o ̣muốn , không

56
gương̣ gaọ, bắt ép . Người dùng like môṭc ái gì đó đồng nghĩa với việc họ thích ,
họ cam mến va họ ung hô ̣điều đo . Vềkhia canḥ nay nut like giống như tiếng noi ,
̉ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ́ ́
sư ̣lên tiếng cua ca thểgiưa công̣ đồng . Môṭlike la môṭtiếng noi , môṭchỗđưng ,
̉ ́ ̃ ̀ ́ ́
môṭquan điểm.
Viêc̣ noi thich môṭai đo bơi môṭđiều gi đo la kho khăn trong cuôc̣ sống
́ ́ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ́
thâṭthi trong thếgiơi ao người dùng co thểnoi điều đo moịluc moịnơi kểca
̀ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ̉
nhưng ngươi xa la ̣. Like lam nhiều người dùng cảm thấy thấy tư ̣tin hơn trong
̃ ̀ ̀
viêc̣ nêu ýkiến vàkhẳng đinḥ quan điểm...
Tuy nhiên, phương thức giao tiếp này đã và ngày càng trở nên biến chất,
nút “like” không còn đơn thuần chỉ là cách thể hiện sự tán thành và quan tâm mà
đang dần xuất hiện những nút “like” vô cảm. Facebook không chỉlàtrang cá
nhân ma con la mang̣ lươi chia se công̣ đồng . Không kho đểbắt găp̣ nhưng hôị
̀ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̃
nhóm được thành lập với hàng ngàn thành viên trên diễn đàn . Có những diễn đàn
đươc̣ lâp̣ ra vơi muc̣ đich noi xấu , trêu tưc, bôi nho ̣danh dư ̣cua ngươi khac laị
́ ́ ́ ́ ̉ ̀ ́
thu hut hang ngan lươṭ like . Ngày 5-8-2013, Sơ Thông tin va Truyền thông TP
́ ̀ ̀ ̉ ̀
Đa Nẵng đa xư phaṭnhưng hoc̣ sinh , sinh viên tham gia noi xấu , nhục mạ người
̀ ̃ ̉ ̃ ́
khác trong diễn đàn “Bô ̣măṭ thâṭ cua hot teen Đa thanh” [30] .
̉ ̀ ̀
Theo đo , 3 trong sốnhom 7 học sinh , sinh viên liên quan đến viêc̣ xuc
́ ́ ́
phạm nhân phẩm , uy tin cua ngươi khac taịtrang Facebook nay bi ̣xư phaṭmỗi
́ ̉ ̀ ́ ̀ ̉
ngươi 10 triêụ đồng. 4 ngươi con laịnhâṇ hinh thưc canh cao nhơ kip̣ thơi xoa bo
̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ̉
nhưng comment anh hương đến danh dư ̣cua ngươi khac.
̃ ̉ ̉ ̉ ̀ ́
Điều đang noi nhưng ngươi chơi Facebook lâu năm la viêc̣ bấm like se đến
́ ́ ̃ ̀ ̀ ̃
hoàn toàn tự nhiên và đôi khi là mất"tư ̣chu". Có những cái like ăn theo trao lưu như
̉ ̀
“Hôị nhưng ngươi anti Angela Phương Trinh”, “Hôị nhưng ngươi anti Ngoc̣ Trinh oc
̃ ̀ ̃ ̀ ́
bã đậu”... Facebook nay tâp̣ hơp̣ nhưng "anh hung ban phim" dùng những lời lẽ thô
̀ ̃ ̀ ̀ ́
tục, thiếu văn hoa đểnoi xấu va đê...̉ câu like. Không it trương hơp̣ cac em nư sinh bi ̣
́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̃
̣lăng ma
nói xấu trên Facebook đã tìm đến cái chết. Trương hơp̣ cua em P.U.N vi bi ̣
̀ ̉ ̀
hôịđồng trên trang fanpage: “Bô ̣măṭ thâṭ cuahot teen Đa thành” đa tim đến thuốc an
̉ ̀ ̃̀
thần đểquyên sinh la môṭdấu hiêụ đang bao đông̣ vềviêc̣ laṃ dung̣ Facebook nói
̀ ́ ́
riêng và mạng xã hội nói chung vao muc̣ đich xấu.
̀ ́
57
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến nhiều tác hại, tuy nhiên
phương thức giao tiếp trên mạng xã hội cũng có những ưu điểm nổi bật như:
- Người dùng có thể dễ dàng có được mạng lưới quan hệ rộng: Do tính
chất mở và nhiều tiện ích linh hoạt khác của mạng xã hội mà các mối quan hệ
trên mạng luôn có sự luân chuyển, lan truyền, gia tăng và làm mới một cách
nhanh chóng và đây cũng là điều kiện thuận lợi tạo ra mối quan hệ rộng rãi cho
những thành viên trong cộng đồng mạng.
- Mọi vấn đề trong cuộc sống đều được chia sẻ nhanh chóng: Do đặc
tính cập nhật thông tin một cách nhanh chóng của mạng xã hội nên các bạn trẻ có
thể trao đổi với nhau bất cứ lúc nào và chia sẻ ngay lập tức những câu chuyện
thường ngày, những cảm xúc bất chợt… đây cũng là ưu điểm nổi trội của hình
thức giao tiếp trên mạng xã hội so với thông thường.
- Có được sự tự do và bình đẳng trong các mối quan hệ: Các mối quan
hệ trong thế giới ảo được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đẳng,
không bị ép buộc, không bị chi phối bởi các yếu tố như tuổi tác, địa vị xã hội,
giới tính, nguồn gốc xuất thân, sắc tộc, nơi cư trú.
- Tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư quan hệ: Giảm bớt được chi phí cho
đi lại, quà tặng và những chi phí khác có thể phát sinh khi gặp mặt và tham gia
các hoạt động.
2.2.4 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân
Mạng xã hội đã và đang thu hút một số lượng lớn người dùng, trở thành
một trào lưu trên khắp thế giới và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Để đạt được thành
công trên, mạng xã hội mà tiêu biểu là Facebook và Youtube đã thực hiện được
mục tiêu làm cho việc “kết nối và chia sẻ” trở nên đơn giản, dễ dàng nhất. Hơn
hết, khi sử dụng ,mạng xã hội người dùng được cất tiếng nói và thể hiện cái TÔI.
Mạng xã hội đã mang lại cho người dùng một môi trường quá lí tưởng để thể
hiện bản thân và trên tất cả là “gây sự chú ý”. Đó là đỉnh cao của sự chia sẻ.
Giới trẻ hiện nay có nhu cầu thể hiện bản sắc trong không gian mạng.
Động cơ của những thể hiện này có thể có nhiều nhưng có lẽ động cơ chính là
giải trí. Có thể nói nhu cầu thể hiện bản sắc cá nhân trên mạng xã hội của giới trẻ

58
hiện nay rất cao, đa số họ cho rằng đó là điều cần thiết, dù coi mạng là ảo đi nữa
thì mỗi bạn trẻ khi tham gia vào thế giới mạng đều muốn xác định được vị trí
riêng của mình, thể hiện mình là ai, tính cách và sở thích như thế nào, muốn
người khác nhìn hình ảnh mình ra sao… Mạng xã hội ra đời và phát triển đã tạo
nên một môi trường hoàn hảo để các bạn trẻ thoải mái bộc lộ bản sắc cá nhân của
mình. Đồng thời, với những tiện ích của mình, mạng xã hội cũng đang tác động
ngược trở lại giới trẻ, làm họ thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân.
Điều này được thể hiện qua một số chi tiết sau:
- Những thông tin được chia sẻ: Giới trẻ bộc lộ bản sắc trên mạng xã hội
bằng cách sử dụng phối hợp các công cụ, tiện ích khác nhau của mạng xã hội để
biểu hiện bản thân. Họ có thể dùng bài viết, ảnh chụp cá nhân, những sản phẩm
công việc, những tin nhắn, chia sẻ những thông tin sưu tầm, trích dẫn được… để
đưa lên mạng và thông qua đó thể hiện quan điểm, tính cách họ, tính cách thực
sự ngoài đời hoặc tính cách mà họ muốn xây dựng trên mạng hoặc kết hợp cả
hai. Tuy nhiên hiện nay trên mạng xã hội không phải không có những bạn trẻ
đang “quá đà” khi dùng những cách thức “khác biệt”, “độc đáo” để thể hiện bản
sắc cá nhân nổi trội trong cộng đồng mạng để tạo sự nổi tiếng. Theo kết quả khảo
sát về những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên mạng xã
hội thì các status (không có ảnh) chiếm 46%, status có ảnh chiếm 31%, trích dẫn
chiếm 10%, các chia sẻ chiếm 9%, bài viết chiếm 4%.
Bảng 2.9: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên
mạng xã hội
Cách thức Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Status (không có ảnh) 138 46
Status có kèm ảnh 93 31
Trích dẫn 30 10
Các chia sẻ 27 9
Bài viết 12 4
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

59
- Mức độ chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội: Giới trẻ hiện nay
khá thoải mái và nhiệt tình trong việc chia sẻ thông tin lên mạng. Ngoài việc chia
sẻ các thông tin ấy như thế nào, mức độ chia sẻ ra sao cũng là quá trình tạo ra
những đặc điểm riêng mang tính phong cách hay bản sắc cho mỗi cá nhân và
nhóm. Chẳng hạn lứa tuổi học sinh thường sôi nổi, chia sẻ nhiều thông tin cá
nhân, thích cập nhật về cuộc sống hàng ngày, trong khi nhóm sinh viên theo đuổi
phong cách trẻ trung, nhiều hoài bão, thích thể hiện bản thân qua việc chia sử
hình ảnh và công việc học tập ở trường hay những dự định tương lai, nhóm người
đi làm thì thể hiện cá tính một cách trầm lắng hơn nhưng chững chạc hơn gắn với
sự khẳng định của mình qua công việc.
Bảng 2.10: Tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng xã hội
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Ít nhất 1 lần/ngày 21 7
Từ 1-3 lần/tuần 51 17
Từ 3-5 lần/tuần 48 16
Tùy thời điểm 180 60
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Theo bảng khảo sát cho thấy, tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng
xã hội đa phần không phải cố định mà còn tùy thuộc vào từng thời điểm (60%).
16% các bạn trẻ chia sẻ thông tin từ 3 – 5 lần/tuần, 17% từ 1 – 3 lần/ tuần và chỉ
có 7% các bạn trẻ chia sẻ thông tin liên tục lên mạng xã hội ít nhất 1 lần/ ngày.
- Thể hiện tính cách trên mạng xã hội: Ở độ tuổi cao hơn thì người trả
lời cho biết họ thể hiện tính cách thật sự của mình trên mạng càng nhiều hơn. Tỷ
lệ các bạn trẻ lựa chọn việc chỉ thể hiện một phần tính cách thật của họ trên mạng
là cao nhất (52%). Điều này cho thấy mạng xã hội vẫn là nơi các bạn trẻ bộc lộ
nhiều nét tính cách khác nhau, tính chất ảo của mạng xã hội đã cho phép các bạn
trẻ sử dụng nhiều tài khoản, tương tác với nhiều đối tượng tạo ra không gian rộng
mở đa chiều cho việc xây dựng hình ảnh, tạo dựng được những nét bản sắc. Tuy

60
thừa nhận không thể hiện hoàn toàn tính cách trên mạng xã hội nhưng giới trẻ
hiện nay khá thoải mái trong việc sử dụng tên thật trên mạng xã hội. Theo khảo
sát, có 62% các bạn trẻ hiện đang sử dụng tên thật trên mạng xã hội và đa phần là
ở lứa tuổi lớn hơn, có thời gian sử dụng mạng xã hội lâu, 38% các bạn trẻ lựa
chọn nick name trên mạng xã hội.
2.2.5 Thay đổi về thói quen, lối sống
Mạng xã hội đang dần khiến giới trẻ có những thay đổi trong thói quen
và lối sống điển hình là trong thói quen mua sắm.
Một nghiên cứu trong vòng 2 tháng gần đây của IAB- Cục Quảng Cáo
Tương Tác Mỹ đã đưa ra nhận định rằng Digital Marketing (tiếp thị kĩ thuật số),
mà cụ thể là truyền thông mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Cuộc nghiên cứu, đã thực hiện trên 800 cuộc phỏng vấn trực
tiếp, thu được hơn 4500 bản khảo sát từ các trang truyền thông mạng xã hội suốt
2 tháng qua. Một điểm đáng lưu ý là: Nghiên cứu này tập trung nhiều vào ngành
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) - Một ngành hàng trước đây được cho rằng ít chịu
ảnh hưởng của Digital Marketing. Kết quả cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 4 trong
5 khách hàng sẽ có thiên hướng mua hàng sau khi khám phá về thương hiệu trên
mạng xã hội, với hơn 83% người cảm thấy hài lòng khi dùng thử sản phẩm, và
khoảng 90% khách hàng sẽ chia sẻ về thương hiệu sau khi tương tác với thương
hiệu đó trên mạng xã hội. Theo khảo sát của tôi, mạng xã hội đã khiến giới trẻ
Việt Nam dần có những sự thay đổi nhất định về thói quen mua sắm được thể
hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của giới trẻ
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 33 11
Thỉnh thoảng 225 75
Chưa bao giờ 42 14
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

61
Với 75% các bạn trẻ có ít nhất một lần đã từng mua sắm thông qua mạng xã
hôi, 6% thường xuyên và chỉ có 14% chưa bao giờ, mạng xã hội đang thực sự làm
thay đổi dần những thói quen mua sắm của giới trẻ - những người vốn mang theo
thói quen của người Việt là "nhìn tận mắt, sờ tận tay" trước khi quyết định mua.
Mạng xã hội đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp và những người
buôn bán nhỏ lẻ kinh doanh, tiếp thị sản phẩm bởi tiết kiệm được rất nhiều nguồn
lực, đặc biệt là chi phí thấp nhất nhưng lại hiệu quả thiết thực và đo lường được.

2.3 Mạng xã hội tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ

Bên cạnh những tác động làm thay đổi lối sống của giới trẻ, mạng xã hội
còn tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của họ. Điều này làm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến thị trường báo chí truyền thống. Giới trẻ là một bộ phận độc
giả rất lớn của thị trường này, để có thể tiếp tục phát triển, các cơ quan báo chí
cần hiểu rõ những thay đổi này ở giới trẻ và đưa ra những kế sách kịp thời để đáp
ứng những nhu cầu đó.

2.3.1 Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin

Sự phổ biến của điện thoại với kết nối di động đem lại cho mạng xã hội
lợi thế về tốc độ, sự phong phú và nhất là "nguồn tin không giới hạn" hơn bất cứ
một tờ báo nào. Do đó, hiện nay, có một sự thật là người dùng đang có xu hướng
dịch chuyển trong cách thức thu thập thông tin. Trước đây, báo chí luôn là
phương tiện truyền thông được mọi người lựa chọn khi tìm kiếm, cập nhật thông
tin. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, giới trẻ đang
có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã
hội. Theo kết quả khảo sát, 44% các bạn trẻ được hỏi cho biết báo mạng vẫn
đang là loại hình báo chí thường xuyên được họ sử dụng khi thu thập thông tin,
32% lựa chọn mạng xã hội là kênh truyền thông chính, 15% truyền hình, 7% báo
in và chỉ có 2% lựa chọn báo phát thanh là kênh thu thập thông tin.

62
Bảng 2.12: Kênh truyền thông được giới trẻ lựa chọn thường xuyên
cập nhật thông tin
Kênh truyền thông Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Báo in 21 7
Phát thanh 6 2
Truyền hình 45 15
Báo điện tử 132 44
Mạng xã hội 96 32
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Mặc dù báo điện tử vẫn đang giữ vị trí độc tôn, chiếm được sự tin tưởng
cao của giới trẻ tuy nhiên sự “thất thế” của truyền hình, báo in và phát thanh
trước mạng xã hội là một hồi chuông cảnh báo đến thị trường báo chí truyền
thống. Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền
thông đại chúng tuy nhiên hiện nay giới trẻ đang có sự chuyển dịch trong sự lựa
chọn phương tiện truyền thông để thu thập thông tin, báo chí hiện nay không còn
là sự lựa chọn duy nhất. Đặc biệt, với những thông tin mang tính chất dịch vụ
như du lịch, ẩm thực… mạng xã hội luôn là lựa chọn ưu tiên của giới trẻ. Theo
kết quả khảo sát, 95% các bạn trẻ đã từng tìm kiếm các thông tin du lịch thông
qua mạng xã hội trong đó có 55% ở mức độ thường xuyên, 40% ở mức độ thỉnh
thoảng. Chỉ có 5% các bạn trẻ cho biết chưa từng tìm kiếm các thông tin du lịch
thông qua mạng xã hội.
Bảng 2.13: Mật độ tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội của giới trẻ.
Mức độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 165 55
Thỉnh thoảng 120 40
Chưa bao giờ 15 5
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

63
Lý do của sự chuyển dịch này được lý giải như sau:
- Sự tiện lợi: Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam với đề tài “Một số vấn đề về văn hóa mạng hiện nay” cho thấy, hiện nay
giới trẻ dành đến 3,7 giờ mỗi ngày để truy cập Internet. Đây là một con số khá
cao so với các cuộc khảo sát trước đó và càng ngày càng có xu hướng tăng lên.
Với nhiều tiện ích đa dạng, mạng xã hội đã đáp ứng hoàn hảo những nhu cầu của
giới trẻ về giải trí, kết nối, cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, thông tin trên mạng
xã hội đươc truyền tải một cách tự nhiên, mềm mại, không nặng nề nên nhanh
chóng được các bạn trẻ đón nhận và trở thành một kênh truyền thông mới trong
việc thu thập thông tin.
- Thông tin được cập nhật nhanh chóng: Không chỉ đáp ứng được các như
cầu giải trí, kết nối, thông tin của giới trẻ, mạng xã hội còn nối dài câu chuyện về các
phương tiện truyền thông mới (new media) vốn dựa trên nền internet. Trong nhiều
trường hợp, không phải báo in, phát thanh, truyền hình hay các báo trực tuyến có
khả năng đăng tải thông tin về sự kiện nhanh nhất, mà chính mạng xã hội mới là
nguồn thông tin nhanh nhạy, kịp thời và đa dạng nhất. Trong vụ động đất tại Hà Nội
vào cuối tháng 3 năm 2011, mạng xã hội Facebook được cho là kênh thông tin
nhanh nhất về sự kiện này. Khi các báo trực tuyến chưa kịp chạy tin trên trang chủ
thì hàng loạt status (dòng trạng thái của người dùng mạng xã hội Facebook, cho
phép tất cả các thành viên khác có thể đọc) trên mạng xã hội Facebook đồng loạt
thông tin về sự kiện trên. Không ít người sau khi biết tới sự kiện qua mạng xã hội,
mới tìm tới các báo trực tuyến để có thêm thông tin chi tiết.
- Tính tương tác cao: đây là một trong những ưu điểm lớn của mạng xã
hội. So với các phương tiện truyền thông trước đây là độ tương tác, tính trò
chuyện và kết nối của mạng xã hội cao hơn hẳn. Khi sử dụng mạng xã hội là
kênh truyền thông thu thập thông tin, giới trẻ vừa có thể có được thông tin mình
mong muốn, vừa kết nối được với những người có cùng sở thích mà không phải
tốn thời gian tìm kiếm.
Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh
vực truyền thông đại chúng tăng lên. Nhưng đó cũng trở thành động cơ khiến các

64
phóng viên cần phải nỗ lực hơn nữa để những bài báo của mình có thể đáp ứng
nhu cầu “đói” thông tin của công chúng hiện nay.
Hiện tại, công chúng, khán thính giả ở Việt Nam đón nhận các phương
thức truyền thông mới một cách rất tự nhiên; còn những phương thức truyền
thông truyền thống vẫn giữ được giá trị của nó. Tuy nhiên, rõ ràng là thói quen,
cách tiếp cận của công chúng đã có sự thay đổi. Giới trẻ hiện nay không những
bắt đầu có xu hướng thu thập thông tin thông qua mạng xã hội mà họ còn truy
cập vào các sản phẩm báo chí thông qua mạng xã hội. Hai trong số các ý kiến của
những bạn trẻ tham gia cuộc khảo sát cho biết:
“Từ khi dùng mạng xã hội, tôi ít truy cập trực tiếp vào các trang báo
điện tử hơn, tôi theo dõi các thông tin bằng cách nhấn like (thích) trang Fanpage
(trang người hâm mộ) của báo đó trên mạng xã hội. Khi có bài báo nào mới lên,
admin của trang đó thường đăng lên Fanpage, do đó cũng hiển thị lên trang chủ
mạng xã hội của tôi, tôi đọc tít bài, nếu thấy là vấn đề mình quan tâm thì sẽ nhấn
vào đường link đọc tiếp, không thì thôi”
(Nam giới, 24 tuổi)
“Việc like fanpage của các báo điện tử trên mạng xã hội làm tôi vừa tiết
kiệm được thời gian, vừa theo dõi được thông tin. Các chương trình ti vi thì tôi
thường xem lại trên Youtube để chủ động về thời gian”
(Nữ giới, 20 tuổi)

Hình 2.1: Trang Fanpage của báo điện tử VnExpress.net với hơn 1 triệu lượt like (thích)

65
Sự thay đổi này không chỉ đặt ra vấn đề quan trọng về lợi nhuận giữa các
bên trong ngành công nghiệp truyền thông mà còn đặt ra vấn đề sâu xa hơn, đó là
về vị trí của các tổ chức truyền thông trong thời đại số này. Trong thế kỉ trước,
các tổ chức truyền thông luôn tự tin với vai trò là kênh trung gian của mình – mà
các bên khác buộc phải ít nhiều phụ thuộc khi muốn tiếp cận công chúng, thì
trong thế kỉ này, vai trò trung gian ấy có vẻ như đang dần chuyển dịch sang các
công ty công nghệ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bàn về nhóm công chúng
giới trẻ – nhóm công chúng có mối liên hệ mật thiết với mạng internet và luôn là
những người đầu tiên thử nghiệm và ứng dụng các loại công nghệ mới (early
adopters). Sự chuyển dịch vai trò trung gian nói trên sẽ khiến truyền thông đại
chúng càng ngày càng lệ thuộc vào các công ty công nghệ khi muốn tìm hiểu
hoặc thu hút sự quan tâm từ các nhóm công chúng, mà trước nhất, là từ giới trẻ.
2.3.2 Thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin
Với sự xuất hiện của mạng Internet và đặc biệt là các trang mạng xã hội,
mỗi thành viên sử dụng mạng xã hội đều trở thành những nhà báo công dân. Khái
niệm nhà báo công dân được hiểu là những người không được đào tạo chuyên
nghiệp về báo chí và không gắn bó thực sự với bất cứ một cơ quan truyền thông
nào. Họ đơn giản là những người phát hiện ra những thông tin đáng giá và đưa
tin về nó.
"Có một máy bay trên sông. Tôi đang trên phà đi cứu họ", câu chữ gấp
gáp soạn từ iPhone này trở thành ví dụ kinh điển vì đây là tin đầu tiên về vụ tai
nạn gây chấn động được đưa lên Twitter bằng smartphone trước khi báo chí biết
đến. Thông điệp của blogger Janis Krums ở trên được đăng ngày 16/1/2009 về vụ
máy bay Airbus 320 rơi trên sông Hudson (Mỹ), đánh dấu giai đoạn người dùng
bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay như smartphone để chia sẻ thông tin lên
mạng xã hội.
Những tháng gần đây, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã cho thấy vai trò
của báo chí công dân và các nhà báo độc lập. Chỉ đơn giản với một chiếc điện
thoại có camera tốt, họ chụp ảnh, ghi âm và quay những đoạn video về các sự

66
kiện nóng đang diễn ra trong vùng bạo động và chia sẻ lên các mạng xã hội, blog.
Những gì họ mang đến cho độc giả có ý nghĩa rất to lớn: sự đa chiều trong báo chí.
Đối với các nhà báo công dân, nếu trước kia họ chỉ là những công dân
bình thường thì giờ đây, họ không chỉ còn là những người bị động trước các
nguồn tin nữa mà thay vào đó, họ tham gia vào quá trình sản xuất và đưa tin.
Mạng xã hội đóng một vai trò cực kỳ lớn trong việc phát tán các tin tức, từ quá
trình sản xuất, đưa tin cho đến khi đã xuất bản.
Rất nhiều các câu chuyện ban đầu vốn chỉ là những tin tức tự phát lan
nhanh trên Facebook hoặc Twitter sau đó được đào sâu, phát triển trở thành
những tin tức nổi bật trên báo chí. Theo điều tra, có đến 95% các bạn trẻ đã từng
ít nhất 1 lần chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản
thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội, trong đó 36% là thường xuyên,
42% thỉnh thoảng, 17% rất ít. Chỉ có 5% các bạn trẻ chưa từng chia sẻ các thông
tin này lên trên mạng xã hội. Cách thức chia sẻ của giới trẻ với các thông tin về
chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên
mạng xã hội thường là chụp ảnh, đăng video, status hoặc viết ghi chú…
Bảng 2.14: Mật độ chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục,
văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội của giới trẻ.
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 108 36
Thỉnh thoảng 126 42
Rất ít 51 17
Chưa bao giờ 15 5
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Truyền thông mạng xã hội còn là một công cụ giúp báo chí nối dài cánh
tay. Rất nhiều công chúng có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí ,
nếu thấy thông tin hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin ấy trên

67
mạng xã hội. Theo kết quả điều tra, có đến 25% những bạn trẻ thường xuyên chia
sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội, 70% thỉnh thoảng chia sẻ, tùy theo
thông tin và chỉ có 5% những người được hỏi cho biết cho chưa bao giờ chia sẻ
các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội.
Bảng 2.15: Mật độ chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội của giới trẻ.
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 75 25
Thỉnh thoảng 210 70
Chưa bao giờ 15 5
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Như vậy, mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức chia sẻ thông tin của
giới trẻ. Thay vì chỉ có thể chia sẻ thông tin trong phạm vi nhỏ hẹp, với mạng xã
hội, giới trẻ chủ động hơn trong việc chia sẻ những thông tin mà mình được
chứng kiến. Giới trẻ cũng chủ động và hăng hái hơn, thể hiện sự quan tâm mạnh
mẽ hơn đến các vấn đề của đất nước, xã hội. Nhìn theo hướng tích cực, những
nhà báo công dân này đã mang đến sự đa chiều cho báo chí tuy nhiên sự thay đổi
trong cách thức chia sẻ thông tin này của giới trẻ cũng mang đến không ít phiền
toái. Độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn tin từ báo chí công dân và các tin
tức được lan truyền trên mạng xã hội là rất khó có thể kiểm soát được hết. Nhiều
thông tin trái ngược nhau được các thành viên mạng xã hội chia sẻ gây tâm lý
hoang mang cho độc giả. Một vấn đề khác nữa, mỗi công dân có quan điểm chính
trị, tôn giáo và những định kiến cá nhân khác nhau. Khi họ là những nhà báo
không chuyên nghiệp, họ sẽ không biết cách tiết chế để các yếu tố này không ảnh
hưởng đến tính khách quan, trung thực của thông tin.
2.3.3 Thay đổi trong cách thức tƣơng tác với các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng
Mạng xã hội ra đời và phát triển đang làm thay đổi cách thức tương tác
với các phương tiện truyền thông đại chúng của giới trẻ. Một trong những hạn

68
chế của báo chí truyền thống, đặc biệt là các loại hình: Truyền hình, báo in, báo
phát thanh đó là khả năng tương tác yếu. Khi công chúng muốn bày tỏ ý kiến về
một vấn đề nào đó, họ chỉ có thể lựa chọn các cách thức như liên lạc theo đường
dây nóng, gửi thư đến cơ quan báo, đài hoặc đến trực tiếp cơ quan báo, đài đó. So
với các loại hình báo chí trên, báo điện tử có khả năng tương tác cao hơn do có
tích hợp chức năng cho phép độc giả bình luận sau mỗi bài viết. Tuy nhiên, nhiều
trang báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử gây tâm lý khó chịu cho công
chúng khi chỉ cho phép những bình luận với nội dung khen hiển thị, nếu độc giả
viết bình luận (comment) phản đối bên dưới bài viết thì nhiều báo điện tử/ trang
thông tin điện tử sẽ không cho hiển thị hoặc đóng chức năng bình luận.
Với mạng xã hội, giới trẻ có thể dễ dàng và thoải mái bày tỏ ý kiến về
một bài viết trên báo bằng cách chia sẻ link (báo điện tử), chụp ảnh (báo in), chia
sẻ file âm thanh (phát thanh), video (truyền hình) những sản phẩm của báo chí
truyền thống lên trang cá nhân.

Hình 2.2: Một độc giả trẻ tuổi chia sẻ link bài báo và đưa ra bình luận của mình
Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí đều xây dưng fanpage trên mạng xã hội,
do đó, họ có thể vào trực tiếp các fanpage này để bình luận và đưa ra ý

69
kiến của mình. Theo khảo sát, để bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí, 35%
bạn trẻ lựa chọn cách chia sẻ bài báo đó lên mạng xã hội và bình luận, 36% lựa
chọn bình luận dưới bài viết (đối với báo điện tử), 25% sẽ bình luận trên trang
fanpage của báo, đài và chỉ có 4% lựa chọn cách thức liên lạc theo đường dây
nóng, gửi thư đến cơ quan báo đài.
Bảng 2.16: Cách thức bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí của giới trẻ
Cách thức Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

Liên lạc theo đường dây nóng, gửi thư đến cơ 12 4


quan báo đài
Bình luận dưới bài viết (đối với báo điện tử), 108 36
Bình luận trên trang fanpage của báo, đài 75 25
Chia sẻ bài báo đó lên mạng xã hội và bình luận 105 35
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Như vậy, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đã làm thay đổi cách
thức tương tác với các phương tiện thông tin đại chúng của công chúng nói chung
và giới trẻ nói riêng. Truyền thông mạng xã hội với sự tương tác thông tin khá tự
do của các cá nhân đã tạo nên một không gian công cộng của công chúng có thể
tự do bàn luận, trao đổi, thể hiện quan điểm và ý kiến trước các vấn đề của xã
hội. Đây cũng là điều mà báo chí truyền thống hiện nay đang bị hạn chế. Sự “bù
đắp” này của truyền thông mạng xã hội với báo chí truyền thống biểu hiện cụ thể
ở các dạng như:
- Bài báo chính thức có thể được viết với quan điểm rất chính thống và
chịu nhiều áp lực kiểm soát nội dung, nhưng các nội dung phản hồi của công
chúng trực tiếp lên bài viết đó thì có thể tự do hơn, vì được phát biểu dưới dạng ý
kiến công chúng, nhất là những ý kiến đó là ẩn danh, nặc danh.
- Ngay trong trường hợp tòa soạn hạn chế, việc đăng tải các phản hồi
của bạn đọc kèm bài viết để phản ánh quan điểm đa chiều thì các phản hồi ấy sẽ
chuyển sang môi trường truyền thông xã hội thông qua các hoạt động tag trên

70
mạng xã hội hoặc đăng lại trên các diễn đàn trực tuyến. Khi đó các ý kiến người
đọc và dư luận sẽ tự do và thoát khỏi sàng lọc của hàng rào biên tập ở tòa soạn
báo chí. Thực tế này hiện nay đã phổ biến.
Một số báo mạng điện tử ở Việt Nam lập fanpage (trang dành cho người
hâm mộ) trên Facebook để tiện giao lưu với độc giả như: VnExpress,
VnEconomy, Vietnamnet, Thể thao & Văn hóa…
Đây là một sự tương tác tích cực giữa truyền thông mạng xã hội và báo
chí truyền thống, giúp giữ cho báo chí truyền thống không khí sôi nổi cần thiết để
công chúng tiếp nhận thông tin đa chiều và các thành viên xã hội có cơ hội đồng
tham gia vào các quyết định cung của xã hội.
2.3.4 Thay đổi về mức độ và cách thức sử dụng các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung, giới trẻ hiện nay có mức độ sử
dụng mạng xã hội cao hơn hẳn mức độ đọc xem truyền hình, đọc báo in và mức
độ nghe phát thanh. Xét tới quỹ thời gian rỗi, có thể thấy, quỹ thời gian rỗi dành
cho các phương tiện truyền thông đại chúng của nhóm công chúng này hiện chủ
yếu được chia sẻ giữa vào mạng xã hội, đọc báo điện tử và xem truyền hình.
Nhưng trong những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển với tốc độ
“chóng mặt” thì thói quen sử dụng mạng internet nói chung và mạng xã hội nói
riêng đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới thói quen theo dõi truyền hình của nhóm
công chúng này, mặc dù truyền hình đã có một lịch sử phát triển lâu đời và đã
định hình thói quen theo dõi truyền hình cho nhiều thế hệ công chúng.
Bảng 2.17: Thói quen vừa online mạng xã hội vừa theo dõi truyền hình hoặc đọc
báo điện tử của giới trẻ:
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Thường xuyên 165 55
Thỉnh thoảng 135 45
Chưa bao giờ 0 0

71
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Thường xuyên 165 55
Thỉnh thoảng 135 45
Chưa bao giờ 0 0
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Kết quả khảo sát và thảo luận nhóm tập trung cho thấy mẫu điều tra có
thói quen đồng thời sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác
nhau. Các thao tác với từng loại phương tiện này được xen kẽ với nhau. Nhiều
người cho biết có thói quen cùng lúc vừa sử dụng mạng xã hội vừa theo dõi
truyền hình và đọc báo điện tử. Khi tham gia mạng xã hội, họ có thể đồng thời
vừa đọc tin tức trên các báo điện tử/ trang thông tin điện tử, vừa chat, vừa tìm
kiếm thông tin trên mạng và vừa theo dõi chương trình truyền hình. Như vậy,
việc theo dõi truyền hình sẽ chủ yếu là nghe truyền hình. Nếu gặp chương trình
truyền hình hấp dẫn, họ sẽ tạm dừng việc sử dụng mạng để tập trung nghe và xem
truyền hình. Cá biệt, có trường hợp cho biết đôi khi vừa chat trên mạng xã hội,
vừa theo dõi truyền hình và vừa nghe phát thanh trên đài; hoặc vừa chat trên
mạng xã hội, vừa đọc báo in/ tạp chí và vừa theo dõi truyền hình.
Việc đồng thời sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác
nhau là điều dễ bắt gặp ở nhóm công chúng là giới trẻ. Các thao tác với từng loại
phương tiện này được xen kẽ với nhau.
2.3.5 Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống
Mặc dù giới trẻ hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm
kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Tuy nhiên, những thông tin trên
mạng xã hội không đảm bảo tính chính xác, có thể do nhầm lẫn nhưng thậm chí
có những thông tin do tạo dựng để hạ uy tín trong cuộc tranh giành nhau, mưu
cầu lợi ích riêng trong đời sống hoặc trong kinh doanh. Những thông tin này
khiến giới trẻ hoang mang, nhầm lẫn và đây là lúc họ quay lại với báo chí truyền

72
thống để tìm được câu trả lời chính xác. Do đó, nhìn chung, quan điểm của giới
trẻ về báo chí truyền thống vẫn rất tích cực. Theo kết quả khảo sát về mức độ tin
tưởng của giới trẻ đối với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, họ chỉ tin
tưởng vừa phải với các thông tin này.

Bảng 2.18: Mức độ tin tưởng của giới trẻ vào các thông tin được chia
sẻ trên mạng xã hội.

Hoàn toàn Khá tin Tin tưởng Ít tin Hoàn toàn Số lƣợng
tin tưởng tưởng vừa phải tưởng không tin (ngƣời)
Thông tin về:
tưởng
Chính trị 9% 13% 57% 21% 0% 300
Xã hội 9% 36% 50% 5% 0% 300
Pháp luật 9% 26% 61% 4% 0% 300
Văn hóa – Giải trí 0% 55% 27% 18% 0% 300
Thể thao 5% 41% 41% 13% 0% 300
Du lịch 5% 32% 50% 13% 0% 300
Các thông tin quảng cáo 0% 9% 45% 41% 5% 300
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Với những thông tin được chia sẻ lên mạng xã hội, đa số các bạn trẻ đều
cho rằng rất cần thiết phải kiểm tra lại độ chính xác của các thông tin này. Kết
quả điều tra cho thấy hơn một nửa dung lượng mẫu điều tra ý kiến của giới trẻ
đối với việc kiểm tra lại các thông tin trên mạng xã hội cho rằng đây là thao tác
rất cần thiết (52%). Mặt khác, 39% cho rằng cần thiết, chỉ có 9% hoàn toàn tin
tưởng vào các thông tin trên mạng xã hội và không càn thiết phải kiểm tra lại. Số
liệu này cho thấy các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội tuy nhiều nhưng
không chiếm được sự tin tưởng cao của giới trẻ hiện nay.

73
Bảng 2.19: Ý kiến của giới trẻ về việc kiểm tra lại các thông tin
được đăng tải trên mạng xã hội.
Ý kiến Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Rất cần thiết 156 52
Cần thiết 117 39
Không cần thiết 18 9
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Để kiểm tra lại mức độ chính xác của các thông tin được đăng tải trên
mạng xã hội, báo chí vẫn là phương tiện truyền thông chiếm được sự tin tưởng
của đông đảo các bạn trẻ. 71% các bạn trẻ lựa chọn báo chí là nguồn tin cậy để
kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, 13% lựa chọn kiểm tra qua
ý kiến của người có uy tín, 9% lựa chọn các mạng xã hội khác và 7% lựa chọn
kiểm tra lại thông tin qua người thân, bạn bè.
Bảng 2.20: Nguồn mà giới trẻ thường kiểm tra lại thông tin được
đăng tải trên mạng xã hội.
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Báo chí 213 71
Các mạng xã hội khác 27 9
Ý kiến của người có uy tín 39 13
Thông tin từ người thân, bạn bè 21 7
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với tất cả những người tham
gia đều sử dụng mạng xã hội. Khi được hỏi: “Khi cần biết một thông tin quan
trọng hoặc có tính thời sự, bạn thường làm thế nào?”, tất cả những người tham
gia thảo luận đều cho biết sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Google và sẽ vào xem
những trang web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm trong đó ưu tiên vào những

74
trang báo mà mình tin tưởng. Họ cho rằng, các thông tin từ các trang báo đưa ra
rất đáng tin cậy, đã qua sự kiểm duyệt gắt gao. Tuy vậy, mức độ tin cậy của giới
trẻ vào từng loại hình báo chí lại không giống nhau. Theo khảo sát, truyền hình là
loại hình báo chí chiếm được sự tin tưởng của đông đảo các bạn trẻ với 55%, tiếp
đó là phát thanh với 23%, báo in với 13% và cuối cùng là báo điện tử chỉ chiếm
9% mức độ tin tưởng. Báo điện tử mặc dù là loại hình báo chí dẫn đầu về số
lượng bạn trẻ lựa chọn là kênh truyền thông để thu thập thông tin nhưng lại xếp
cuối cùng về mức độ tin tưởng. Điều này được lý giải rằng, báo điện tử là loại
hình báo chí phát triển dựa trên nền tảng internet nên rất tiện cho giới trẻ truy cập
tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, loại hình báo chí này cũng có nhiều hạn chế nhất
định, làm giảm mức độ tin tưởng của công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng.
Nhiều báo điện tử/ trang thông tin điện tử hay lặp lại tin, bài của nhau, thậm chí
tới từng dấu chấm, dấu phẩy, có lúc trích nguồn, có lúc không. Vì vậy khi thông
tin bị sai, thì tất cả sẽ cùng sai, và hiếm khi có đính chính hay xin lỗi độc giả, mà
chỉ đơn giản là “coi như không có chuyện gì xảy ra”. Nếu độc giả viết bình luận
(comment) phản đối bên dưới bài viết thì nhiều báo điện tử/ trang thông tin điện
tử sẽ đóng chức năng bình luận.
Bảng 2.21: Mức độ tin cậy của giới trẻ vào các loại hình báo chí.
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Báo in 39 13
Báo phát thanh 69 23
Báo truyền hình 165 55
Báo điện tử 27 9
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Nhìn chung, tất cả những người tham gia thảo luận nhóm đều bày tỏ sự
không đồng tình, thậm chí phê phán lối “giật tít”, “câu khách” của nhiều trang
báo điện tử và trang tin tức hiện nay. Hai trong những ý kiến đó như sau:

75
“Báo mạng nên đưa tin độc lập hơn, đừng chỉ đơn thuần copy của
nhau”. (Nam giới, 27 tuổi)
Một ý kiến khác yêu cầu các trang tin tức cần:
“Thay đổi văn hóa viết bài. Không nên giật tít và có chọn lọc hơn. Làm
sao cho người đọc thoải mái hơn”.
(Nữ giới, 23 tuổi)
Các ý kiến trên thể hiện những quan sát khá xác đáng và công minh từ
góc độ công chúng, và cho thấy một góc nhìn khá ảm đạm về thực trạng các
trang tin tức hiện nay của Việt Nam.
Bên cạnh đó, họ đánh giá cao truyền hình, phát thanh và một số tờ báo
in bởi mức độ chính xác của thông tin:
“Tôi xem truyền hình khoảng 2 tiếng mỗi ngày và hiếm khi nghe phát
thanh nhưng tôi nghĩ đây là hai loại hình báo chí mà các thông tin đưa ra rất
đáng tin cậy vì mỗi một thông tin đưa ra đều có cả một đội ngũ kiểm duyệt chặt
chẽ. Bên cạnh đó, một số cơ quan báo in lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền
phong cũng rất xứng đáng được độc giả đặt niềm tin”
(Nam giới, 26 tuổi)

Giới trẻ hiện nay đang kết hợp việc sử dụng mạng xã hội và thu thập
thông tin trên các báo bằng cách like (thích) trang fanpage (trang người hâm mộ)
của báo đó trên mạng xã hội. Cách làm này không những thuận lợi hơn trong
việc thu thập và chia sẻ thông tin mà còn làm gia tăng khả năng tương tác với
báo chí. Đồng thời, cũng giúp cho các cơ quan báo chí quảng bá được thương
hiệu và sản phẩm của mình đến công chúng một cách hiệu quả. Theo khảo sát
cho thấy, fanpage của báo điện tử VnExpress hiện đang được giới trẻ like nhiều
nhất (56%), tiếp theo đó là Vietnamplus (43%), Tuổi trẻ (34%), Thanh niên
(32%), Tiền Phong (28%), Vietnamnet (24%), và cuối cùng là Dân trí (23%).

76
Bảng 2.22: Fanpage trên mạng xã hội của báo được giới trẻ like (thích) nhiều nhất.
Fanpage của báo Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
VnExpress 168 56
Dân trí 69 23
Vietnamnet 72 24
Vietnamplus 129 43
Tuổi trẻ 102 34
Thanh niên 96 32
Tiền phong 84 28
Tổng
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Việc giới trẻ like fanpage của báo nào nhiều hay ít không hoàn toàn nói
lên chất lượng của cơ quan báo chí đó. Tuy vậy, điều này cũng chứng tỏ khả
năng kết nối và tận dụng ưu thế mạng xã hội của các cơ quan báo chí để gia tăng
sự tương tác với công chúng đồng thời lan truyền, phổ biến thông tin báo chí,
quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng một cách hiệu quả nhất.
Những thay đổi trong việc thu thập, chia sẻ thông tin của giới trẻ đang
ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường báo chí truyền thống. Đòi hỏi các cơ quan
báo chí phải có những thay đổi, bước đi phù hợp để vừa tận dụng được các lợi
thế từ mạng xã hội, vừa lôi kéo được một bộ phận lớn công chúng là giới trẻ trở
thành độc giả trung thành của báo chí.
2.4 Đánh giá sự tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ
Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng, với nguồn thông tin
phong phú, đa dạng, đã thật sự đi vào trong đời sống của giới trẻ. Với những
chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên,
mạng xã hội ở một khía cạch nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống,
văn hóa… của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Giới trẻ với những đặc điểm về

77
phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện
nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
2.4.1 Tác động tích cực
Mạng xã hội ra đời trên Internet có thể nói là một bước tiến mới của ngành
công nghệ thông tin, hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới
nói chung và đặc biệt là những người trẻ tuổi nói riêng. Sau khi xuất hiện, mạng xã
hội đã nhanh chóng trở thành công cụ truyền thông cá nhân phổ biến nhất tại nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính đến nay, hơn 75% người truy cập
internet ở Việt Nam có sử dụng mạng xã hội Facebook (tương đương hơn 22 triệu
người, trong đó phổ biến là giới trẻ từ 15 đến 25 tuổi). Đặc biệt với tuổi vị thành
niên, gần như 100% các em trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tại các thành phố lớn có
tài khoản mạng xã hội và tham gia tương tác trên đó.
Giới trẻ trong đó có sinh viên, những người sinh ra và lớn lên trong thời
kỳ đổi mới, đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng
của đất nước ta và thế giới. Họ mang đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu
cái mới, nhạy cảm đến vấn đề chính trị xã hội, theo học tập trung tại các trường
đại học, cao đẳng (thường ở các đô thị) nên sinh hoạt trong một cộng đồng với
những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp). Với đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và
năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp
thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên sự ra đời và phát triển
của mạng xã hội đã tác động không nhỏ đến đối tượng này. Mạng xã hội với
những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, do đó người dùng có thể dễ
dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở
ngại về không gian và thời gian. Thực sự mạng xã hội đang tác động vào lối sống
và văn hóa của những người trẻ tuổi. Qua khảo sát cho thấy có rất nhiều đều bạn
trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp, giải trí và
tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Mạng xã hội giúp mọi người trên thế giới xích lại
gần nhau hơn. Ai, ở đâu, khi nào, việc gì cũng có thể giao lưu, trao đổi,

78
sẻ chia, tranh luận một cách nhanh chóng, không bị giới hạn bởi không gian và
thời gian, ít bị ngăn cách, phân biệt bởi tuổi tác, thế hệ như khi trao đổi trực tiếp
trong đời sống thực... Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một
cách hiệu quả nhất. Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình
nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ
chia những người bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông
cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã
hội. Trên cơ sở đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng
góp tiền, gạo,….và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh….
Đặc biệt, thông qua mạng xã hội, nhiều những hội, nhóm được thành lập dựa trên
những mối quan tâm chung về sở thích, nhu cầu…Những thành viên trong các hội,
nhóm này có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Như vậy,
việc tương tác trên mạng xã hội không hoàn toàn mang tính chất ảo, mạng xã hội đã
có một bước tiến xa hơn trong việc biến người dùng của mình từ tương tác trong
một cộng đồng ảo chuyển sang tương tác trong một xã hội hiện thực.
Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân của giới trẻ thì
mạng xã hội cũng làm thay đổi thói quen thu thập và chia sẻ thông tin của họ.
Thay vì thu thập thông tin từ báo chí truyền thống, giới trẻ đang bắt đầu có thói
quen thu thập thông tin thông qua mạng xã hội và truy cập các sản phẩm báo chí
thông qua mạng xã hội, việc này một phần nào đó cũng ảnh hưởng đến lượng
công chúng của báo chí truyền thống. Mặc dù vậy, ngược lại cũng có rất nhiều
bạn trẻ có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, nếu thấy thông tin
hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin ấy trên mạng xã hội. Do đó,
đây lại là một tác động hết sức tích cực đến báo chí truyền thống. Với lượng
người dùng khổng lồ, mạng xã hội là kênh hiệu quả để lan truyền, phổ biến thông
tin báo chí, quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng.
Đặc biệt, với việc sử dụng mạng xã hội, giới trẻ - một bộ phận công chúng
của báo chí truyền thống có nhiều hơn những cơ hội để bộc lộ ý kiến của mình về
chất lượng các sản phẩm báo chí cũng như bày tỏ quan điểm về báo chí truyền

79
thống, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí. Từ đó, các cơ quan
báo chí có thể hiểu rõ hơn về những nhu cầu thông tin của nhóm công chúng giới
trẻ để đáp ứng tốt hơn, đưa họ từ nhóm công chúng liên quan trở thành nhóm
công chúng đích của mình.
2.4.2 Tác động tiêu cực
Công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng đang là một phần của cuộc
sống. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực kể trên thì mạng xã hội cũng
mang lại không ít những tác động tiêu cực. Những giá trị ảo từ mạng xã hội đang
tác động trực tiếp đến cuộc sống hiện thực của nhiều bạn trẻ.
Trong những hệ lụy mà mạng xã hội mang lại, phổ biến nhất là sự phát
triển của mạng xã hội đã làm nảy sinh biểu hiện "nghiện" mạng xã hội của không
ít những bạn trẻ, nhất là các bạn tuổi thanh thiếu niên. Họ dành quá nhiều thời
gian của mình để lên mạng và đắm chìm trong những trang mạng xã hội. Nhiều
bạn nghiện đến mức quên cả giờ ăn, giờ ngủ và kết quả là sức khỏe giảm sút
nghiêm trọng, kết quả học tập, làm việc cũng giảm. Bên cạnh đó, một bộ phận
giới trẻ hiện nay đang có xu hướng sống ảo trong đời thực, những bạn này
thường tự vẽ ra cho mình một cuộc sống hoàn toàn khác với bên ngoài. Một số
bạn trẻ lại xem mạng xã hội như một cứu cánh, họ sống với thế giới ảo đó, và
quên mất bản thân trong đời thực.
Với nhiều tiện ích, mạng xã hội đã nhanh chóng chuyển tải những thông tin,
hình ảnh cho hàng ngàn, hàng triệu thành viên khác, tuy nhiên tiện ích này là một
“con dao hai lưỡi”. Bên cạnh việc chuyển tải đến người sử dụng những thông tin
hữu ích, mạng xã hội còn là nơi phát tán những thông tin tiêu cực đến người dùng,
đặc biệt là giới trẻ. Thời gian gần đây, có rất nhiều các vụ scandal liên quan đặc biệt
đến người của công chúng là giới diễn viên điện ảnh, người mẫu, ca sĩ những video
clip sex bị tung lên mạng, chỉ trong vòng một đêm, toàn bộ đã được truyền đi khắp
thế giới bởi các thành viên của mạng xã hội. Gần đây nhất là việc các học sinh nam
nữ đánh bạn, lột quần áo bạn rồi đưa lên mạng xã hội, tình trạng quan hệ tình dục
bừa bãi sau khi xem phim sex, tự chụp hình nude,

80
quay phim clip sex tràn lan trên mạng xã hội đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển nhân cách, lối sống của giới trẻ.
Tình trạng một bộ phận thanh thiếu niên nghiện mạng xã hội đang ngày
càng phổ biến cũng đang gây đau đầu cho các bậc phụ huynh và xã hội để lại
nhiều hệ quả cho bản thân và gia đình cũng như xã hội. Hệ lụy của việc " nghiện”
mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt
( giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin
từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng,
gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội. Những tác hại
tiêu cực từ internet , đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân
văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
Bên cạnh đó, thói quen thu thập thông tin từ mạng xã hội thay vì ở các cơ
quan báo chí chính thống cũng đem đến những tác động tiêu cực không nhỏ đối
với giới trẻ. Trên mạng xã hội, một dung lượng lớn những thông tin không có
nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọa
người khác… khiến giới trẻ có những hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc ảnh hưởng đến
các mối quan hệ. Nghiêm trọng hơn, với những thông tin sai sự thật nhằm mục
đích kích động, phản động liên quan đến vấn đề dân tộc và sắc tộc, chống phá
Nhà nước sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của giới trẻ - là đối
tượng dễ tiếp thu cái mới và nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội. Một khi có
những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc, các bạn trẻ có thể bị lôi kéo để trở thành
thành viên của các nhóm (group) để tuyên truyền những thông tin thiếu lành
mạnh hoặc thiếu trung thực hay sự chống phá của các thế lực phản động, thù
địch, mưu đồ chính trị nhằm chống lại quốc gia.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã trình bày các kết quả điều tra bằng bảng hỏi và thảo luận
nhóm tập trung của công trình nghiên cứu.
Cụ thể, chương này đã chỉ ra những thực trạng việc sử dụng mạng xã hội
hiện nay của giới trẻ, bao gồm: các mạng xã hội phổ biến, mục đích sử dụng

81
mạng xã hội của giới trẻ, đối tượng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội,
phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng xã hội
trong ngày, ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội, quan điểm về việc sử
dụng mạng xã hội.
Tiếp đó, tác giả đã trình bày về những tác động của mạng xã hội đến lối
sống của giới trẻ bao gồm những sự thay đổi về thời gian, không gian, phương
thức giao tiếp, cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân và những thay đổi trong thói
quen, lối sống. Đồng thời chương 2 cũng trình bày rõ về những tác động của
mạng xã hội đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ, cách thức tương
tác với các phương tiện truyền thông đại chúng, mức độ và cách thức sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng, những quan điểm của giới trẻ về báo chí
truyền thống, cuối cùng là đưa ra những đánh giá về tác động của mạng xã hội
đối với giới trẻ ở cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Những thay đổi này
của giới trẻ mang những tầng ý nghĩa quan trọng đối với truyền thông đại chúng.
Các kết quả trên sẽ được phân tích sâu hơn trong chương 3 của luận văn.

82
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI BÁO CHÍ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
3.1 Những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng
mạng xã hội của giới trẻ.
3.1.1 Sự quản lý, giáo dục từ gia đình và xã hội
Để có thể quản lý, giáo dục, hướng dẫn việc sử dụng mạng xã hội cho giới
trẻ, hướng đến những hành vi và lối sống tốt đẹp, có ích cho bản thân và cho
cộng đồng thì đầu tiên, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh hưởng của
môi trường sống, trình độ nhận thức về văn hóa xã hội của người lớn… là những
nhân tố quan trọng giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách tích cực. Một
kinh nghiệm mà nhiều bậc cha mẹ, thầy cô đã sử dụng trong việc tư vấn cho con
em mình khi tham gia mạng xã hội, đó là bản thân người lớn cũng cần có sự hiểu
biết về mạng xã hội, cần biết sử dụng mạng xã hội với những tiện ích của nó cho
công việc, cho giải trí lành mạnh,không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án
những tiêu cực của mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ... Khi người lớn đã không
biết sử dụng một tiện ích phổ biến của cuộc sống hiện đại lại còn nói bừa nói ẩu
thì không thể thuyết phục, tư vấn cho trẻ. Bởi vì để có thể tận dụng và phát huy
những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những tiêu
cực do số ít thành viên mạng xã hội gây ra thì người sử dụng cũng cần có trải
nghiệm thực tế và “tích luỹ kinh nghiệm”. Các bậc cha mẹ cũng nên tham gia các
mạng xã hội để có thể quan sát sinh hoạt của con em trong môi trường đó, tạo
điều kiện cho con em chia sẻ tâm sự những điều khó có thể trực tiếp nói chuyện
với nhau, có thể cùng bàn luận các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho con em trao
đổi bộc lộ nhận thức...Khi người lớn tư vấn cho giới trẻ bằng chính kinh nghiệm
của mình thì có tác dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
Nhà giáo Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường dân lập đầu tiên của Việt
Nam đã đưa ra các quy định cho học sinh khi tham gia Facebook, điều này đã
được các phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ. Gia đình và xã hội cần quan tâm
và giáo dục cho giới trẻ hiểu rằng, các thông tin qua truyền thông xã hội cần phải

83
được kiểm chứng trước khi tin vào các thông tin đó. Việc vôi vàng tin vào các
thông tin này có thể gây bất lợi về tâm lý, tinh thần hoặc thậm chí dẫn tới những
phát ngôn, những hành động vi phạm pháp luật.
3.1.2 Đề xuất giải pháp quản lý nhà nƣớc về mạng xã hội để nâng cao hiệu
quả sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Hoạt động hội, nhóm trên mạng xã hội chỉ là không gian ảo, không phải là
nơi công cộng nên không thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa thông tin. Tuy nhiên, mạng xã hội trên internet lại là nơi công khai, dễ
dàng phát tán thông tin nên những ảnh hưởng của nó thậm chí còn lớn hơn cả
việc vi phạm các quy định về văn hóa ở nơi công cộng.
Qua việc nghiên cứu các đặc điểm, bản chất của mạng xã hội, những tác
động của mạng xã hội đối với người sử dụng đặc biệt là giới trẻ, tôi đã đề ra các
nhóm các giải pháp quản lý nhà nước về mạng xã hội bao gồm:
Nhóm giải pháp về chính sách:
Quản lý thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội.
Với hơn 12 triệu người đang sử dụng mạng xã hội (chiếm gần 60% người
dùng Internet ở Việt Nam), ứng dụng trên mạng xã hội là thị trường màu mỡ cho
các nhà cung cấp nội dung lẫn các lập trình viên. Theo thống kê của Vinasa, mỗi
năm cả nước có 100 ngàn lập trình viên mới ra trường, cộng với nguồn nhân lực
sẵn có đang hoạt động thì đây sẽ là thị trường giàu tiềm năng.
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng trên mạng xã hội khá đa dạng,
không chỉ dừng lại ở các ứng dụng trò chơi như thời kỳ ban đầu mà còn yêu thích
nhiều ứng dụng tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, học tiếng Anh, chia sẻ
tập tin, đọc sách trực tuyến…
Bên cạnh đó, khi fanpage trên mạng xã hội dần trở thành kênh truyền
thông, quảng bá, kinh doanh của các nhãn hàng thì một loại ứng dụng mới phát
sinh được gắn trực tiếp vào fanpage phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp
như bán vé, tổ chức quay số trúng thưởng, nhận quà… (tạm gọi là ứng dụng kinh
doanh) cũng xuất hiện.

84
Nhiều mạng xã hội như Zing Me, Go.vn, Facebook đã triển khai chiến lược
nền tảng mở, công khai các hàm API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà phát
triển ứng dụng để cùng viết ứng dụng và chia sẻ doanh thu. Một số mạng trong nước
như Zing Me còn cung cấp API cho việc lập trình ứng dụng trên nền tảng di động
như iOS, Android.. Theo ông Nguyễn Văn Đức Trọng - Giám đốc phát triển kinh
doanh của Zing, trên Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu
viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này cũng rất lớn.
Tuy nhiên, việc thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã
hội phát triển cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều ứng dụng hay dịch vụ được viết
ra với nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc với mục đích xấu sẽ
làm ảnh hướng đến nhận thức và hành vi của người dùng mạng xã hội, trong đó
phần lớn là người trẻ tuổi. Do đó, các cơ quan quản lý về ứng dụng, dịch vụ trên
mạng xã hội mà đứng đầu là Bộ Thông tin và Truyền thông cần có những chế tài,
giải pháp phù hợp để vừa có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường cung ứng
các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội lại vừa đồng thời quản lý được các ứng
dụng, dịch vụ này.
Quản lý thông tin đăng ký trên mạng xã hội.
Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thông tin trên Internet cần có
những quy định trong việc đăng ký thông tin mạng xã hội về hệ thống cũng như
người sử dụng. Việc này cho phép các cơ quan quản lý có thể quản lý được các
thông tin trên mạng xã hội đồng thời sẽ khiến người sử dụng có trách nhiệm về nội
dung thông tin do mình tự cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, bao gồm cả nội
dung thông tin của đường liên kết trực tiếp do mình cung cấp. Bên cạnh đó những
quy định này cũng sẽ khiến người sử dụng có trách nhiệm về các thông tin cung cấp,
lưu trữ trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình được thiết lập trên mạng xã hội,
bao gồm cả thông tin công cộng do tổ chức, cá nhân khác đưa lên hoặc thông tin qua
đường liên kết trực tiếp mà người sử dụng chia sẻ lên trang cá nhân.
Trong thời điểm mà các thông tin chưa được kiểm chứng đang được
những thành viên của các mạng xã hội chia sẻ tràn lan như hiện nay thì đây là

85
một biện pháp cần phải có của Bộ Thông tin và Truyền thông để có thể nhanh
chóng phát hiện những thông tin vi phạm và có hướng xử lý kịp thời.
Xây dựng chế tài đối với mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ cho
người sử dụng tại Việt Nam.
Một trong những vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật
là do tính chất không biên giới của mạng xã hội. Một hành vi trên mạng xã hội có
thể vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác,
vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng
cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm
xảy ra ở quốc gia đó.
Do đó, các cơ quan quản lý cần có những chế tài đối với mạng xã hội nước
ngoài cũng cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam như các mạng xã hội:
Facebook, Youtube, Twitter… Đây đều là các mạng xã hội lớn, có lượng người
Việt Nam sử dụng đứng đầu trong số các mạng xã hội ở nước ta.
Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền của nhà nước sử dụng
mạng xã hội.
Việc các cơ quan nhà nước áp dụng phương tiện truyền thông xã hội để
phổ biến thông tin đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới.
WHO đã sử dụng mạng Twitter để đưa thông tin cập nhật kịp thời ra toàn thế giới
trong thời kỳ dịch bệnh cúm A H1N1 năm 2009. Chương trình vận động tiêm
chủng của Canada đã sử dụng mạng Youtube. Các tổ chức phòng tránh thương
tích sử dụng Facebook để phổ biến thông tin bên cạnh các kênh thông tin khác.
Ở nước ta, theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me
-2013 đã công bố tại Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ Thông tin –Truyền thông
Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Mình thì tính đến
tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42%
dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Đồng thời, thông tin từ
Internet và mạng xã hội được cho là rộng rãi, không bị áp đặt, dễ tiếp cận, cập
nhật và giao tiếp qua lại có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về tính kịp thời và sự tin

86
cậy của thông điệp so với các phương tiện thông tin truyền thống. Do đó, để có thể
vừa quản lý tốt các trang mạng xã hội đồng thời lại tận dụng được ưu thế của chúng,
các cơ quan quản lý nên tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền của nhà
nước trên mạng xã hội. Cách này đặc biệt có hiệu quả đối với giới trẻ - những người
đang sử dụng rất nhiều thời gian trong ngày để vào mạng xã hội để thu thập thông
tin thay vì sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống.
Nhóm giải pháp về kỹ thuật:
Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo.
Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý nhằm mục
đích quản lý thị trường mạng xã hội hiệu quả, các cơ quan nhà nước cũng cần
tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh
báo mạng xã hội một cách tối ưu nhất. Những công cụ này sẽ cho phép các cơ
quan nhà nước nhận diện được những nội dung độc hại có trên mạng xã hội để từ
đó kịp thời đưa ra những cảnh báo cho người dùng cũng như yêu cầu các công ty
cung cấp mạng xã hội tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình.
Xây dựng công cụ đánh giá truy cập website.
Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thông tin trên Internet cần
sớm xây dựng được công cụ đánh giá truy cập website. Việc làm này nhằm mục
đích để tìm ra các ưu, khuyết điểm của website, các thông tin người truy cập
website quan tâm cũng như những thông tin cụ thể như số lượng lượt truy cập,
thời gian người dùng truy cập, người truy cập website đến từ vùng địa lý nào…
từ các thông tin đó các cơ quan quản lý có thể đưa ra những giải pháp để quản lý
website đạt hiệu quả cao hơn. Giải pháp này cần triển khai ngay để làm căn cứ
thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.
Xây dựng phương án hành động khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Giải pháp này là cần thiết vì mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói
riêng luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm đối với an ninh, chính trị, kinh tế,
xã hội. Đặc biệt, với một lượng người dùng khổng lồ, các thông tin sai trái sẽ
được mạng xã hội lan truyền nhanh chóng. Do đó, các cơ quan quản lý cần xây

87
dựng ngay những phương án phòng ngừa, phối hợp hành động hiệu quả khi phát
sinh những tình huống khẩn cấp.
Những ưu điểm mà mạng xã hội đem lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên
bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều tiêu cực. Nghiêm trọng hơn hết đó là sự phát
triển của công nghệ thông tin khiến Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng
vô tình trở thành một công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh và phát triển các
nguy cơ đối với an ninh, chính trị xã hội. Vì vậy, đi đôi với việc phát triển mạng
xã hội cần phải có sự quản lý, hướng dẫn, tư vấn và định hướng của các cơ quan
chức năng đối với người sử dụng để việc sử dụng mạng xã hội một cách có ích
và mang lại hiệu quả tốt nhất.
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với báo chí truyền thống trƣớc sự phát triển
của truyền thông xã hội
3.2.1 Hợp tác để sinh tồn
Những năm gần đây ở nước ta cũng như nhiều nước khác xuất hiện càng
nhiều các trang mạng xã hội. Ban đầu những trang này có tính chất là những
trang nhật kí cá nhân, chủ nhân của những trang này lên đây để chia sẻ cảm xúc
của cá nhân mình. Nhưng, khi các yếu tố tiền đề cho sự ra đời và phát triển của
mạng xã hội như đã phân tích ở chương 1 (điều kiện kĩ thuật – công nghệ và nhu
cầu dân chủ hóa đời sống, xã hội) ngày càng mạnh mẽ, mạng xã hội có xu hướng
chuyển thành một loại hình truyền thông đại chúng đa chiều. Theo TS Phạm Mỵ,
nguyên Tổng biên tập báo Tài nguyên và Môi trường, “các phương tiện thông tin
truyền thông trực truyến phi chính thống đang ngày càng giữ vị trí quan trọng
trong đời sống nhân loại. Nó bổ sung cho dòng truyền thông chính thống, giúp
kết nối mọi người tốt hơn, thu hút lượng người tham gia cao, có tính linh động và
khả năng tương tác vượt trội” [10,tr.210]
Mạng xã hội có thể đưa thông tin mới nhất đến công chúng và tiếp nhận
ngay thông tin ngược từ phía họa, có thể trở thành một diễn đàn trao đổi đa chiều
thực sự. Trong thực tế, không ít mạng xã hội đã thu hút đông đảo các độc giả
tham gia về một vấn đề nào đó, biến tất cả họ thành những “phóng viên” bất đắc

88
dĩ. Đặc biệt, thành viên của các mạng xã hội đa phần đều là giới trẻ, những người
mang trong mình nhiệt huyết và tri thức thì những diễn đàn trao đổi càng thêm
phát triển và lan tỏa hơn.
Thep PGS.TSKH Lương Đình Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con
người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các blog, trang mạng cá nhân
khi mới ra đời thường có tính chất cá nhân nhưng sau đó lại nhanh chóng trở
thành sản phẩm có tính tập thể [10,tr.84]. Nhiều chuyên gia đã dự báo một cách
có căn cứ rằng, trong tương lai, hình thức truyền thông mạng này sẽ là hình thức
chính, phổ biến trong xã hội thông tin.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như vậy, báo chí truyền
thống cũng đã có những sự điều chỉnh để thích nghi. Các nhà báo truyền thống
nay chấp nhận một thực tế là họ không nên cạnh tranh hay chạy đua với Internet
mà cần có sự hợp tác. Ngoài các giờ tác nghiệp, họ dùng thời gian còn lại để theo
dõi các sự kiện trọng đại hay các chủ đề gây sốt xuất hiện trên Internet. Họ đảo
qua đảo lại giữa các mạng xã hội mỗi khi phát hiện một sự kiện lớn, liên tục theo
dõi cập nhật kể cả chiều sâu của những cảm xúc, rồi xây dựng một lộ trình tiếp
cận để viết thành bài. Thói quen khai thác thông tin từ mạng Internet đã có từ
hơn mười năm trước, nhưng nay xu thế đó càng mạnh và càng cần thiết để tiếp
cận nguồn tin không giới hạn từ các nhà báo xã hội. Mạng xã hội là nơi tiếp nhận
mọi thứ thông tin diễn ra trên khắp thế giới. Chính các nhà báo chuyên nghiệp
cũng tích cực chia sẻ thông tin vào mạng, một mặt vì ở đó họ có một lượng "khán
giả" khổng lồ, mặt khác từ đó họ nhận lại những phản hồi hay phản biện để hoàn
thiện bài viết. Họ luôn có các tài khoản trên mạng, từ Facebook, Twitter đến các
trang blog như Wordpress hay Multiply.
Dòng báo truyền thống không thể là cái đi đầu hay cái nhanh nhất, nhưng
khi phối hợp với các thông tin trên Internet và mạng xã hội, nó có thể trở thành
cái tốt nhất với những bài viết rộng hơn, sâu hơn, hoàn thiện hơn, đủ khả năng
phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ sự kiện và cũng để làm nguồn xác minh
tính chân thực của các tin nhanh xuất hiện trước đó trên Internet. Tính chất của

89
mạng xã hội là phân tán, cắt khúc, các bản tin liên quan sẽ chợt đến rồi chợt đi
với thời gian lặp lại không quá dài. Kết quả nghiên cứu của Pew Research Centre
cho thấy có đến 53% những câu chuyện chính sẽ không thể xuất hiện trên mạng
xã hội quá ba ngày. Tỷ lệ này ở Twitter là 72%, trong đó 52% sự kiện chỉ xuất
hiện kéo dài không quá 24 giờ. Các tòa soạn nay có khuynh hướng đưa lên
Internet những bản tin nhanh, những bài viết sớm thông qua tài khoản trên các
mạng xã hội và trên trang web của chính mình, từ đó độc giả hay khán thính giả
biết những bài viết chính thức sẽ lần lượt xuất hiện trên các bản in (printing
edition) hay trong các chương trình phát thanh, phát hình. Sự phối hợp nhịp
nhàng là một thứ nghệ thuật tạo sóng lôi cuốn công chúng đến với báo chí, và
cũng lôi kéo nguồn tiền đến từ các hợp đồng quảng cáo hay bán ấn phẩm. “Dưới
sự tác động của công nghệ thông tin và cạnh tranh thương mại, thách thức lớn
nhất đối với các phương tiện báo chí thế giới trong xu thế hội tụ là làm thế nào
để thu hút công chúng với những cách làm mới đa dạng và phong phú với sự
tham gia của chính những khán giả, bạn đọc của mình” [7,tr.151]
Theo đó, sử dụng mạng xã hội chính là một trong những cách làm mới với
sự tham gia của chính công chúng, độc giả vào quy trình làm báo. Đặc biệt, trong
trường hợp báo chí truyền thống muốn “nhắm” vào một “thị trường công chúng
khổng lồ” như giới trẻ thì báo chí truyền thống buộc phải chấp nhận thực tế “sống
chung” với mạng xã hội. Báo chí chính thống phải biết khai thác thế mạnh của
mạng xã hội để ứng dụng vào công việc của mình để “lôi kéo” được giới trẻ trở
thành công chúng đích của mình.
Theo PGS.TS Trần Thị Trâm, “nghề báo là nghề sáng tạo, sáng tạo không
ngừng” và “nghề báo không cho phép người viết có những khoảng lặng quá lâu
để suy nghĩ mà ngược lại chỉ trong một thời gian tối thiểu phải đưa ra được
những bình xét, kết luận chuẩn xác” [10,tr.404].
Không thể phủ nhận rằng báo chí những năm qua đã có sự phát triển vượt
bậc, bao phủ mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Tuy vậy, không có nghĩa là
báo chí đã có thể tỏa khắp mọi nơi trong xã hội. Vẫn có những địa hạt, những

90
khoảng trống, những nhóm công chúng mà báo chí chính thống chưa thể vươn
tới và cần phải có sự trợ giúp của các mạng xã hội, được điều hành bởi các “nhà
báo công dân” trên khắp thế giới. Có như vậy, truyền thông mới có thể bao phủ
sức mạnh của mình khắp xã hội.
TS Phạm Mỵ lấy dẫn chứng, tại trường Đại học City (New York – Mỹ),
một ngành học lạ đã ra đời, ngành “truyền thông mới” (new media). Ông Stephen
B.Shepard, chủ nhiệm khoa đào tạo sau Đại học về báo chí nói: “Truyền thông
mới sẽ trở thành một chuyên ngành đào tạo quan trọng của khoa”. Chính ông đã
bổ nhiệm Jeff Jarvis, một nhân vật quan trọng trong giới “báo chí công dân” trực
tuyến vào vị trí PGS giảng dạy chuyên ngành này.
Như vậy, đã có một sự “thỏa hiệp” giữa truyền thông mới và truyền thông cũ
để cùng phát triển. Nếu như trước đây, báo chí công dân, bao gồm các mạng xã hội
thường ít được công nhận, bị coi là những thứ “vớ vẩn”, thì nay, người làm truyền
thông đã thấy hết sự lợi hại của nó để khai thác. Bên cạnh đó, nhóm công chúng là
giới trẻ trước đây thường không được các cơ quan báo chí chú trọng nhiều thì nay,
họ đã tận dụng được lợi thế lan tỏa của mạng xã hội để tiếp cận gần hơn và có những
chiến lược thu hút đúng đắn hơn với nhóm công chúng này
Tất nhiên, báo chí chính thống vẫn có chỗ đứng riêng trong xã hội hiện
đại, nhưng với sự phát triển của báo chí phi chính thống (mạng xã hội), mối quan
hệ giữa báo chí chính thống với công chúng hiện đại mà tiêu biểu là nhóm công
chúng giới trẻ đã có sự thay đổi. Cả mạng xã hội và báo chí cần phải hợp tác và
tôn trọng lẫn nhau để cùng sinh tồn.
3.2.2 Tái cơ cấu để phát triển
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Dũng, từ thập niên cuối cùng của thế kỉ XX
đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của những xu thế mới có ảnh hưởng
rất mạnh mẽ đến sự phát triển của các quốc gia trên toàn cầu. Trong đó nổi bật
nhất là xu thế toàn cầu hóa – một đặc trưng của thời đại mới, thời đại chuyển đổi
sang nền kinh tế thứ ba – nền kinh tế tri thức. Trước hết, xu thế đó diễn ra trong
hoạt động công nghệ thông tin vốn rất gắn bó và nhạy cảm đối với hoạt động
thông tin đại chúng [10,tr.25].

91
Quả thực, công nghệ thông tin là tiền đề hình thành mạng xã hội, từ đó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động truyền thông đại chúng. Trong thời đại bùng nổ công
nghệ thông tin hiện nay, không một ai có thể hoàn toàn đứng biệt lập với sự tác động
của hoạt động truyền thông đại chúng, trong đó có mạng xã hội. Báo chí ở Việt Nam
cũng đang chịu những sự tác động mạnh mẽ như vậy. Đặc biệt, sự phát triển của
mạng xã hội đang đe dọa nghiêm trọng đến báo chí truyền thống
ở phương diện công chúng. Đa phần người sử dụng mạng xã hội đều là giới trẻ,
và nhóm công chúng này đang có sự dịch chuyển trong cách thức thu thập và
chia sẻ thông tin. Báo chí không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, hàng
ngày, bỏ ra một thời gian dài tham gia mạng xã hội, giới trẻ đang dần chuyển
hướng sang thu thập những thông tin cần thiết thông qua mạng xã hội, truy cập
các sản phẩm báo chí thông qua mạng xã hội. Báo chí truyền thống đang có nguy
cơ mất dần nhóm công chúng có số lượng lớn này vào truyền thông mạng xã hội
nếu không có những chiến lược thay đổi đúng đắn.
Trong tương lai, cả báo chí lẫn mạng xã hội đều sẽ có những sự phát triển
vượt bậc. Các loại hình báo chí sẽ cùng phát triển và có sự cạnh tranh với nhau
để phân chia lại nhóm công chúng nói chung và công chúng là giới trẻ nói riêng.
Các mạng xã hội cũng có sự cạnh tranh để giành số lượng người sử dụng, những
mạng xã hội nào có càng nhiều tính năng, tiện ích thì sẽ càng thu hút nhiều người
sử dụng. Đồng thời, có sự cạnh tranh thông tin giữa báo chí chính thống và báo
chí phi chính thống (mạng xã hội). Số người truy cập mạng xã hội trong đó đa
phần là những người trẻ tuổi để tìm kiếm thông tin ngày càng nhiều, điều này tác
động trực tiếp đến sự phát triển của báo chí truyền thống.
Mạng xã hội đang định hình lại kỹ nghệ đưa tin. Báo chí đang chuyển từ
thuần túy văn hóa nghe, nhìn hay đọc sang hội nhập với văn hóa đối thoại.
Nguyên tắc đầu tiên của đối thoại là lắng nghe và mạng xã hội đang cung cấp cho
ngành công nghệ này thứ công cụ nghe tuyệt vời. Dan Gillmoor, một cây bút lâu
năm phụ trách chuyên mục trên tờ Silicon Valley nhận ra rằng các độc giả hiểu
biết vấn đề nhiều hơn ông, và họ đọc tác phẩm của ông để củng cố sự hiểu biết

92
đó. Nhà báo có thể dùng thông tin mạng xã hội để đi sâu vào một đề tài, tìm kiếm
sự cộng tác của độc giả, khám phá nơi đó các chi tiết, các góc độ và những sắc
thái mà mình không có trong đầu cũng như khám phá ra những sai sót mình đang
mắc phải. Không cả tin vào những gì xuất hiện trên mạng Internet, nhưng kiểm
chứng thông tin là một kỹ năng tác nghiệp của người làm báo. Một nhà báo giỏi
ngày nay vừa tinh thông nghiệp vụ truyền thống vừa là một nhà báo trực tuyến và
xã hội năng động.
Sự kết nối liên tục các phân khúc trong kỹ nghệ đưa tin làm cho ngành
công nghiệp này trở nên hữu hiệu. Hiện nay, cứ 10 đồng doanh thu quảng cáo
trên Internet mới có 1 đồng từ việc sản xuất ấn phẩm hay từ chương trình truyền
hình. Nhưng về mặt đại thể, báo mạng không thể tốt hơn dòng báo truyền thống
về nội dung, mỹ quan, lợi thế địa lý và nền nếp hay truyền thống văn hóa. Điều
này đồng nghĩa với nhu cầu tái cơ cấu ngành báo để vừa khai thác hữu hiệu vừa
chia sẻ hợp lý nguồn lợi giữa các phân khúc. Trên thực tế, nhiều nhật báo, tạp chí
hay chương trình truyền thanh, truyền hình hiện nay đã đưa vào hoạt động các
trang web và tài khoản trên mạng xã hội. Nhưng việc khai thác có lợi các tiện
nghi Internet đòi hỏi các kỹ năng, nghệ thuật cũng như kinh nghiệm.
Ở tầm mức lớn hơn, sự tái cơ cấu ngành báo thế giới trở nên sôi động
trong hai năm 2011 và 2012. Mạng YouTube đầu tư vào Reuters để sản xuất các
chương trình truyền hình. Mạng Yahoo! thiết lập sự hợp tác với ABC News.
Trong khi đó mạng AOL mua tờ Huffington Post, Facebook mua tạp chí New
Republic và khai trương trang Social Reader để mở dịch vụ đối tác với các tờ báo
có đông độc giả như The Washington Post, The Wall Street Journal, The
Gardian. Hãng thông tấn AP cung cấp nội dung cho hơn hai mươi công ty truyền
thông và thu phí bản quyền bằng việc chia sẻ lợi nhuận quảng cáo. Trong khi đó
các thương hiệu báo chí nổi tiếng như The Financial Times hay The Boston
Globe từ chối tham gia vào các kho ứng dụng (app) vốn đang bị Apple và Google
thao túng để cung cấp trực tiếp các nội dung vào điện thoại di động của khách
hàng thông qua phần mềm HTML5. Một lần nữa, các bước đi này đang nhanh
chóng định hình lại nền báo chí và kỹ nghệ đưa tin toàn cầu.

93
3.3 Một số định hƣớng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong bối
cảnh truyền thông xã hội
3.3.1 Nâng cao tính định hƣớng của báo chí truyền thống
Trong một diễn đàn bên lề Đại hôị đồng Hiệp hôị Phát thanh Truyền hình
châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Ông Aidan White, Giám
đốc Mạng lưới Đạo đức báo chí cho rằng:"Trên Facebook, ai cũng có thể nói bất
cứ thứ gì mình muốn, bằng cách nào cũng được, thậm chí là khiêu khích. Họ
không phải xin lỗi, cũng không cần nghĩ là mình đang làm tổn thương ai đó.
Nhưng báo chí thì không vâỵ. Chúng ta có những nguyên tắc, có những giá trị
của mình, đó là tôn trọng sự chính xác, sự công bằng, tính nhân văn, chúng ta
cũng biết xin lỗi nếu làm gì sai. Điều đó khiến báo chí khác hoàn toàn với các
mạng xã hội" [8].
Lời phát biểu của ông Aidan White đã cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa
báo chí và mạng xã hội. Nó đặt ra vấn đề, báo chí phải giữ thế chủ động thông tin
chính xác trên mạng xã hội. Theo TS Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh thiếu
niên VTV6 chia sẻ:"Trên các diễn đàn, các trang mạng có rất nhiều luồng thông
tin mang tính cảm xúc, cá nhân thì càng cần báo chí truyền thống. Nó sẽ giúp
người dân có được những thông tin chính thống, được kiểm chứng, để biết đâu là
sự thật, đâu là ý kiến cá nhân" [8].
Bà Deborah Steele, Tổng biên tập Trung tâm tin tức châu Á - Thái Bình
Dương, Đài ABC News, Australia cho biết: "Công chúng cần phải tôn trọng
công việc của nhà báo, đó là mang lại thông tin. Mặt khác nhà báo cũng phải
đáp ứng những nhu cầu của khán giả, nếu không họ sẽ tắt TV. Cùng lúc, trong
quá trình hợp tác với công chúng, nhà báo cũng cần thỏa thuận với họ theo kiểu:
chúng tôi sẽ không cho phép những bình luận vô trách nhiệm, chúng tôi muốn
phân biệt rạch ròi giữa ý kiến và sự kiện" [8].
Mạng xã hội vẫn đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ tại Việt Nam. Theo
công bố của Facebook thì trung bình ba giây có một tài khoản mới đến từ Việt
Nam; số người dùng Facebook tại Việt Nam đạt 19,6 triệu người, chiếm 74,1%

94
lượng người sử dụng internet, vượt qua các trang mạng trong nước nhiều lần...
[5]. Tại Việt Nam, mạng xã hội đã sở hữu một số lượng thành viên khổng lồ mà
chủ chốt là giới trẻ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường công chúng của
báo chí truyền thống mà trách nhiệm của các cơ quan báo chí chính thống sẽ
càng nặng thêm. Thực tế hiện nay, những người tham gia vào diễn đàn mạng xã
hôi không phải ai cũng có kiến thức, trình độ và phông văn hóa. Một khi diễn đàn
mạng xã hội chưa trung thực, công bằng và văn hóa tranh luận thì nhóm công
chúng là giới trẻ rất dễ bị hoang mang, kích động. Để nhóm công chúng là giới
trẻ có những nhận thức đúng đắn, không hiểu sai, bị kẻ xấu lợi dụng, báo chí
truyền thống phải đứng ra làm “quan tòa” phân xử, giúp định hướng thông tin
cho giới trẻ trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
3.3.2 Tăng cƣờng đào tạo phóng viên, biên tập viên báo chí
Các phóng viên, nhà báo đã, đang và sẽ phải biết tận dụng tối đa lợi thế
của các công cụ tương tác và mạng xã hội mang lại để hiểu rõ nhu cầu và những
mối quan tâm hàng đầu của công chúng nói chung và nhóm công chúng là giới
trẻ nói riêng. Từ đó cung cấp những nội dung thông tin đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của công chúng. Xác định rõ những nội dung tin, bài sẽ thực hiện – là
những tin, bài độc quyền thực hiện và đăng tải, hoặc cách làm tin khác với những
tờ báo khác làm. Đặt ra các mức sản xuất nội dung dự kiến (số lượng tin bài 1
ngày, tần số cập nhật, nội dung thông tin…)… Để thực hiện được những điều
trên, đòi hỏi tất cả những người làm báo đều phải hiểu biết rõ về đối tượng, mục
tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tượng công chúng đó cần biết thông tin nào,
họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao. Với nhóm đối tượng công chúng là giới
trẻ, người làm báo cần hiểu rõ những phong cách, lối sống, suy nghĩ, thói quen,
ngôn ngữ, nhu cầu thông tin, những nhân vật nổi tiếng được giới trẻ mến mộ và
cả những sự đa dạng về độ tuổi trong nhóm giới trẻ… thì mới đưa ra được một
khung nội dung phù hợp và được đón nhận.
Chính những đòi hỏi của thị trường báo chí đã tác động mạnh đến việc
đào tạo báo chí. Đào tạo liên tục cho các phóng viên, từ phóng viên kì cựu đến

95
những người mới được tuyển vào làm, để họ hiểu rõ về truyền thông xã hội để có
thể theo kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp truyền thông. Giảng viên
Nguyễn Xuân Miên – Khoa báo chí, trường Cao đẳng Truyền hình Thường Tín
cho biết: “Truyền thông xã hội, cách khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã
hội cần phải trở thành một khóa học cơ bản và bắt buộc đối với sinh viên báo
chí. Điều này giúp mỗi sinh viên sau khi ra trường đều có thể hoạt động báo chí
trong môi trường truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay”. Đối với
việc lấy lại nhóm công chúng giới trẻ đang bị mất dần vào truyền thông mạng xã
hội, các cơ quan báo chí cần hết sức chú ý đến việc đào tạo phóng viên, biên tập
viên, tùy vào những đặc điểm như độ tuổi, quan niệm sống… mà phân bổ những
vị trí thích hợp. Ví dụ, nên cho những phóng viên, biên tập viên có độ tuổi gần
nhất với giới trẻ để có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn về nhóm công chúng này, từ đó
đưa ra những chiến lược nội dung, hình thức thích hợp.
Đối với các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông, cần có sự kiểm soát
mạnh mẽ hơn nữa trong chất lượng tuyển sinh đầu vào. Chú trọng đầu tư, phát
triển chương trình đào tạo sinh viên báo chí – truyền thông vững về chuyên môn,
tinh thông về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, các môn học về kĩ năng tác nghiệp
thực tế và đạo đức nghề nghiệp cần phải được coi trọng, tăng cường thời lượng,
các giờ học cần phải gắn với những vấn đề về lý thuyết, thực tiễn để sinh viên có
thể tiếp cận và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngay khi còn ngồi
trên giảng đường. Các môn học, bài giảng cần chú trọng, đào sâu tìm hiểu tất cả
các nhóm công chúng khác nhau nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thông tin
của xã hội.
Đối với các cơ quan báo chí cũng cần chú trọng khâu tuyển chọn các vị trí
phóng viên, biên tập viên. Quy trình kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, kỹ
năng và đạo đức nghề nghiệp cần phải được thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt, cần
phải loại bỏ hoàn toàn hiện tượng “nhất thân, nhì quen” trong quá trình chọn lọc
đội ngũ cán bộ tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí nên thường xuyên tổ
chức những khó tập huấn, tọa đàm trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

96
phóng viên, biên tập viên, tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên được trau dồi,
bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Phóng viên, nhà báo trong thời đại
truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ ngoài các kĩ năng cơ bản về săn tin, kiểm
định nguồn tin còn phải học cách biên tập video, chụp ảnh và xử lý hình ảnh, âm
thanh, làm slideshow hay tạo ra các ứng dụng web để thu hút, hấp dẫn độc giả
hơn nữa.
3.3.3 Thay đổi cơ cấu tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng
trăm triệu thành viên trên khắp thế giới. Ở nước ta, mạng xã hội cũng đang phát
triển thần tốc với số lượng thành viên đông đảo mà chủ yếu là giới trẻ. Muốn thu
hút, lôi cuốn được nhóm công chúng là giới trẻ này, báo chí cần phải thay đổi
những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế này. Nhiều tòa
soạn báo chí trong nước và trên thế giới đã và đang tận dụng mạng xã hội để mở
rộng phạm vi tác động, mở rộng hơn lượng công chúng của mình. Hai báo điện
tử lớn như VnExpress, Vietnamnet…đã đưa sản phẩm của mình lên Facebook,
Twitter, Zingme, Youtube…chính là nhằm khai thác sự tương tác rộng hơn giữa
công chúng và tờ báo, công chúng và tác giả, tác phẩm báo chí, hướng tới mục
đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Tuy nhiên cần tăng cường hơn
nữa các phương thức tạo sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công
chúng nói chung và công chúng trẻ nói riêng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ
quan báo chí cũng như người viết. Sự tương tác quý báu ấy vừa góp phần tạo mối
quan hệ gắn kết giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, vừa
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí. Điều đó đòi hỏi các cơ quan
báo chí phải có hệ thống quản lý fanpage trên mạng xã hội, phát triển nội dung
chủ đạo trên fanpage và đầu tư có chiều sâu vào những xu hướng chính, thu hút
sự quan tâm của nhiều thành viên cộng đồng mạng chia sẻ.
Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên
nghiệp về khai thác, xử lý nguồn tin từ mạng xã hội, phát huy giá trị thực của
nguồn tin từ mạng xã hội, làm tăng giá trị nguồn tin khi được lan tỏa trên cộng

97
đồng mạng. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phải có đội
ngũ nhân sự và cơ cấu, mô hình tổ chức nhân sự bài bản. Cách tốt nhất để thực
hiện điều này là thiết lập một bàn siêu biên tập tin với sự góp mặt của các biên
tập viên các ban cùng với biên tập viên kế hoạch và biên tập viên đầu vào. Các
biên tập viên cần đảm bảo rằng mọi cơ hội do mạng xã hội mang lại đều phải
được tận dụng tối đa để không chỉ đưa thông tin đến công chúng mà còn giúp cho
người làm báo hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng.
Mạng xã hội là trung tâm của những nỗ lực thu thập thông tin của tòa soạn. Một
tập hợp các lựa chọn về nội dung và các đầu mối, một cuộc họp của các biên tập
viên trung tâm, một thông điệp rõ ràng về mặt biên tập nội dung, một trình tự
biên tập và một nhóm biên tập viên.
Tuy nhiên, bên cạnh tính chuyên nghiệp, bài bản thì đội ngũ phóng viên,
biên tập viên cần nâng cao hơn nữa đạo đức, trách nhiệm xã hội. Nhà báo không
chỉ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mà cần phải định hướng thông
tin trái chiều trên mạng xã hội, phản hồi những bình luận lệch lạc của độc giả.
3.3.4 Nâng cao nhận thức và thực thi đạo đức nghề nghiệp
Một nhà báo Mỹ đã nói: “Trong thời đại của Facebook và Twitter, chúng
ta chào đón các nhà báo trẻ tham gia cuộc chơi. Những phóng viên này thường
chưa trụ vững đủ lâu để đối mặt với người biên tập. Họ còn thiếu kinh nghiệm và
điều này khá nguy hiểm. Thế nhưng đó là vấn đề của người đưa tin chứ không
phải các mạng xã hội”. Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội
hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội sẽ là nơi
mỗi người cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin từ
mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí
phải thực sự trở thành “người gác cổng thông tin”. Có như vậy mới tạo nên tác
phẩm báo chí có giá trị, góp phần định hướng cho người đọc.
Các nhà báo và tòa soạn báo cần tự xây dựng cho mình phương thức xác
định sự thật từ những thông tin trên mạng xã hội. Vấn đề là kiểm chứng thông tin
chứ không phải là e ngại thông tin từ mạng xã hội. Phía cơ quan quản lý cũng

98
phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trường lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã
hội có cơ hội phát triển. Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.
Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan
trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc, hoặc cường điệu
sự việc, sự kiện.
Hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức
và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc,
kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng, phân tích theo
chủ đề là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu
tiên và cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”.
Tránh xu hướng một số phóng viên chỉ chăm chăm lướt web, khai thác các “tin
nóng” từ mạng xã hội rồi cắt dán ý kiến của người nọ, người kia để tạo ra những
sản phẩm báo chí. Mỗi người cầm bút luôn nhớ một điều: “Báo chí đòi hỏi tính
khách quán, chân thật và tính thẩm mỹ cao”. Để làm được điều đó, đòi hỏi người
phóng viên phải có các yếu tố sau:
Thứ nhất, phóng viên, nhà báo phải “có nghề”, nghĩa là phải được đào tạo
bài bản, được học nghề viết báo một cách chính quy. Người không được học
nghề báo có thể vẫn phát hiện được những vấn đề, tình huống phức tạp nhưng
khó có thể xử lý thông tin một cách sắc sảo, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Thứ hai, nhà báo cần có nhãn quan chính trị, nhạy cảm chính trị và tư duy
chính trị. Người làm báo cần thiết phải có lập trường chính trị vững vàng, như lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ những người làm báo “phải có lập trường
chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những
việc khác mới đúng. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối
chính trị đúng”.
Thứ ba, phóng viên cần có phẩm chất nghề nghiệp. Bởi báo chí có tính
chính trị, xã hội rộng lớn, bất kì thông tin nào được đăng tải trên báo chí cũng có
thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống, kinh tế…của các thành viên trong xã hội
và toàn bộ đời sống chính trị - xã hội.

99
3.3.5 Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại
Có thể nói rằng, tính chuyên nghiệp của báo chí là nhu cầu bức thiết và là
vấn đề lớn của báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Chính
vì vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là một yêu cầu cấp thiết
trong quá trình hội nhập.
Tại hội thảo khoa học về chủ đề “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại
– những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 18/06/2013 ở Hà Nội, PGS.TS
Nguyễn Văn Dững – Phó trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền cho rằng: “Để nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí, các cơ sở đào
tạo cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề giáo dục lý tưởng hành nghề và ý thức tự
giác về nghề cho sinh viên. Lý tưởng hành nghề và ý thức tự giác về nghề nghiệp
không chỉ dừng lại ở thông điệp chính trị mà là bắt nguồn từ việc trang bị những
kiến thức nền tảng về nghề. Bên cạnh đó, cần thiết tổ chức, sắp xếp, quy hoạch
lại hệ thống báo chí theo hướng chú trọng hiệu quả hoạt động thay vì kiểu mặt
trận cơ cấu. Mặt khác tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo cho báo chí
hoạt động một cách binh chủng, xung kích trên mặt trận thông tin và công tác tư
tưởng. Một trong những vấn đề cơ bản then chốt và chủ yếu nhất của báo chí
trong cơ chế thị trường là giải quyết tốt mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và lợi ích
chính trị, xã hội. Đồng thời báo chí cần nâng cao chất lượng thông tin và đảm
bảo quyền được thông tin của nhân dân. Ngoài ra, sự tự học, tự rèn luyện
nghiêm túc,cần mẫn, cầu thị, trên cơ sở nền tảng kiến thức ban đầu của mỗi nhà
báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng , nâng cao tính chuyên
nghiệp của hoạt động báo chí”. Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà
báo Việt Nam khẳng định, việc nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí trước
hết là phải nâng cao tính chuyên nghiệp của phóng viên và điều đó quan hệ biện
chứng với cách quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của cơ quan báo chí. Ông
cũng thẳng thắn khi cho rằng, để đảm báo tính chuyên nghiệp của nhà báo và cơ
quan báo chí, phải giải quyết đồng bộ các vấn đề từ tự chủ kinh tế cho báo bằng
các nguồn thu quảng cáo chính đáng, hàng lang cho báo chí hoạt động.

100
Tính chuyên nghiệp của báo chí không phải là một cái gì đó có sẵn, bất
biến mà là những tiêu chuẩn, quy tắc, nguyên tắc, giá trị đòi hỏi các nhà báo,
cùng các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động báo chí phải phấn đấu liên
tục và hướng tới thường xuyên trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Tính
chuyên nghiệp đó được hình thành bởi sự tác động và quan hệ của bốn yếu tố sau
đây: nhà báo, hệ thống tổ chức – quản lý báo chí, hệ thống luật pháp, công
chúng. Hệ thống pháp luật đầy đủ, chi tiết, cụ thể sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho
nhà báo, các cơ quan quản lý báo chí và công chúng hoạt động hiệu quả, phát
huy hết khả năng của mình. Đồng thời đó cũng là cơ sở pháp lý để đánh giá tài
năng của nhà báo và chất lượng của báo chí. Cơ quan tổ chức, quản lý hoạt động
báo chí là những bộ phận có mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên với nhà báo và
các phòng ban chức năng để định hướng cho sự hoạt động của báo chí, để kịp
thời phát hiện ra những bài báo xuất sắc, những nhà báo tài năng và kịp thời điều
chỉnh những quy trình, nguyên tắc cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Tòa
soạn là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động của nhà báo về các mặt chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp. Lãnh đạo các tòa soạn báo là những người trực tiếp định
hướng cho phóng viên cần phải đi sâu giải quyết những vấn đề gì mà công chúng
và xã hội yêu cầu. Người đứng đầu các tòa báo luôn luôn phải chịu nhiều sức ép
từ mọi phía. Một tờ báo có tính chuyên nghiệp cao là tờ báo dám phanh phui
những sai phạm, dám đấu tranh chống lại cá nhân tiêu cực tham nhũng dù ở vị trí
nào trong xã hội để bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Một tờ báo có tính chuyên
nghiệp là tờ báo có cơ cấu giữa các trang, các bài hợp lý, chú trọng nội dung và
không ngừng nâng cao chất lượng bài viết ở mọi lĩnh vực. Cách trình bày khoa
học, đẹp mắt, kỹ thuật in ấn đạt đến trình độ thẩm mỹ cao cũng là yếu tố góp
phần nâng cao tính chuyên nghiệp của một tờ báo. Người đứng đầu các đơn vị
hoạt động báo chí hoặc các chuyên viên làm việc ở các cơ quan quản lý báo chí
không chỉ quản lý báo chí theo luật, mà còn phải làm việc với tất cả đạo đức,
lương tâm và trách nhiệm của mình thì báo chí mới có thể đạt được và giữa vững
tính chuyên nghiệp. Và công chúng là một lực lượng xã hội đông đảo có vị trí,

101
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành tính chuyên nghiệp của báo
chí. Công chúng không phải chỉ là đối tượng được phục vụ mà báo chí hướng tới,
mà còn là nơi cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà báo. Họ tạo ra dư
luận xã hội mạnh mẽ, góp phần cùng báo chí giám sát xã hội, thẩm định chất
lượng các thông tin được đăng tải trên báo chí và các cơ quan truyền thông, qua
đó tác dụng điều chỉnh xã hội kịp thời.
3.3.6 Xây dựng chế tài về quản lý báo chí
Cần kiên quyết xây dựng khung pháp lý và thi hành một chuẩn mực khắt khe
về tiêu chuẩn hành nghề báo chí trong xã hội Việt Nam để loại trừ bằng được những
trường hợp “báo chí nhái” và nhà báo không chính danh. Tình trạng này đặc biệt
xuất hiện nhiều ở những thông tin dành cho giới trẻ. Rất nhiều các trang thông tin
điện tử tổng hợp không có chức danh (như Kênh 14, 24h.com…) mọc lên như nấm
sau mưa nhắm vào nhóm công chúng đông đảo này với những bài viết có sử dụng
thông tin xuất phát từ mạng xã hội, những dạng thông tin được tổng hợp và sử dụng
từ mạng xã hội không có tính xác thực, gây hoang mang về tâm lý, hiểu nhầm, hiểu
sai cho các bạn trẻ, nhiều khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Việc xây dựng khung pháp lý cho báo chí không chỉ bảo vệ giá trị cho báo
chí chính danh, mà còn là để bảo vệ cho một môi trường tin tức “sạch hơn”, giảm
thiểu tình trạng nhiễu tin tức như hiện nay, một tình trạng mà không chỉ riêng
nhóm công chúng là giới trẻ bị ảnh hưởng mà bản thân các cơ quan quản lý cũng
đang chịu thiệt.
Bên cạnh việc xây dựng các chế tài về quản lý báo chí, các cơ quan quản
lý cũng cần phải có những quy định rõ ràng về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, chế tài xử phạt những hành vi chia
sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận. Hành lang pháp lý
sẽ khiến nhiều người có trách nhiệm hơn đối với lời nói, bài viết trên mạng xã
hội của mình.

102
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã khái quát những vấn đề đặt ra đối với báo chí truyền thống
trước sự phát triển của truyền thông xã hội. Dự báo sự phát triển của báo chí và
mạng xã hội, cũng như những vấn đề đặt ra để báo chí và mạng xã hội có thể sinh
tồn, phát triển.
Sau cùng, chương 3 đưa ra một số đề xuất của tác giả nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các phương tiện truyền thông truyền thống của Việt Nam
trong bối cảnh mạng xã hội đang phát triển vượt trội, tác động mạnh mẽ đến
nhóm công chúng giới trẻ cũng như đề xuất để môi trường truyền thông trở nên
chuyên nghiệp hơn

103
KẾT LUẬN
Xuất hiện vào khoảng cuối những năm 90 của thế kỷ trước và có sự phát
triển vượt bậc những năm trở lại đây, Mạng xã hội không còn là từ khoá xa lạ với
cộng đồng mạng. Nó như một luồng gió mới đầy những sáng tạo và bất ngờ thú
vị, nó góp phần thay đổi không chỉ trong phong cách sống hàng ngày của bộ
phận đông đảo công chúng truyền thông đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Sự xuất
hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã
cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu
quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các
thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và
tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc
đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Do chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày
càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều
thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa…
ở giới trẻ - một bộ phận chiếm số lượng lớn trong số những người sử dụng.
Mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống, thu hút mọi
người tham gia và sử dụng với nhiều tiện ích. Cũng như nhiều thành tựu khoa
học kỹ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi
ích của xã hội, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào thì sẽ chịu tác động tích cực hay
tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người. Không thể phủ phận những mặt
tích cực mà mạng xã hội đã mang lại, vì nó giúp thế giới “phẳng hơn, nhỏ hơn,
gần hơn”. Qua đó con người nhận biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri
thức, kiến thức. Có lẽ đây là một đặc trưng quan trọng của xã hội hiện đại – xã
hội thông tin mà mạng xã hội chỉ là một trong những công cụ. Trong xã hội thông
tin này, nếu giới trẻ hôm nay nắm vững được công cụ hữu ích này sẽ trở thành
chủ nhân của một đất nước vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu ngày mai.
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi một cá nhân đều có rất
nhiều quyền và điều kiện để lựa chọn cộng đồng cũng như cuộc sống cho mình.
Sống ảo hay sống thực, bạn ảo hay bạn thực, gia đình ảo hay gia đình thực,...

104
hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức cá nhân. Không ai có thể phủ nhận những
đóng góp tích cực của mạng xã hội trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của
các bạn trẻ, nhưng những mặt trái của "xã hội ảo" đó dường như cũng quá nhiều
trong bối cảnh giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế. Hy vọng
những thông tin trong nghiên cứu ban đầu này, sẽ có đóng góp thiết thực cho các
gia đình và xã hội trong việc giáo dục giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội hiệu
quả nhất; cho những nhà quản lý văn hóa và truyền thông trong việc hoạch định
chính sách quản lý mạng xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đồng thời giúp các cơ quan báo chí nhìn nhận
lại những tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ - một bộ phận độc giả lớn
của thị trường báo chí truyền thống trong cách thức thu thập, chia sẻ thông tin từ
đó đưa ra những định hướng phát triển phù hợp trong bối cảnh truyền thông
mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công chúng trẻ ở nước ta. Mạng
xã hội tạo cơ hội cho giới trẻ được lắng nghe, có cơ hội thể hiện mình cũng đồng
thời làm họ thay đổi về tư duy, lối sống, cách thức chia sẻ và tiếp nhận thông tin.
Và những thay đổi đó đang đòi hỏi những người làm báo chính thống phải đổi
mới theo hướng chuyên nghiệp và sâu rộng hơn. Báo chí phải dũng cảm tận dụng
nguồn tài nguyên từ mạng xã hội và ứng xử tốt với các giá trị mà mạng xã hội
mang lại, đồng thời phải sàng lọc, kiểm định những thông tin sai trái làm ảnh
hưởng đến quyền lởi của nhà nước và nhân dân. Vì thế báo chí chính thống phải
đồng hành cùng cộng đồng mạng xã hội để xây dựng những quy tắc ứng xử, quy
tắc đạo đực trong truyền thông đa phương tiện, nhằm hạn chế những tác hại từ
hình thức truyền thông đa chiều này. Từ đó sẽ định hướng được những bước đi
mới đa chiều, sao cho đáp ứng được hiệu quả nhu cầu thông tin của công chúng
nói chung và nhóm công chúng trẻ nói riêng.

105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

1. Cimigo.com (2011), Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011,


http://www.cimigo.com/en/research-report/vietnam-netcitizens-report-
2011-vietnamese, 14.03.2014
2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội
3. Nguyễn Hải Đăng, Sự “bùng nổ” của Facebook và một số vấn đề đặt ra,
(2014),http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/
22308802-su-bung-no-cua-facebook-va-mot-so-van-de-dat-ra.html,
15.02.2014
4. Vy Tiến Đạt, Trần Minh Mạng, Nguyễn Anh Hùng, Nghiên cứu mạng xã hội
ứng dụng xây dựng một mạng xã hội ở Việt Nam, Đồ án tốt nghiệp, Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
5. Genk.vn (2014), Lượng người dùng mạng xã hội đang tăng chóng mặt,
http://genk.vn/net/luong-nguoi-dung-mang-xa-hoi-dang-tang-chong-mat-
20131125120030339.chn, 15.02.2014
6. Nguyễn Minh Hạnh, (2013), Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng
thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
7. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
8. Thu Hằng – Tuấn Dương, Sứ mệnh báo chí truyền thống trong kỷ nguyên số,
(2013),http://vtv.vn/truyen-hinh/su-menh-bao-chi-truyen-thong-trong-ky-
nguyen-so-104877.htm, 15.04.2014
9. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2000), Báo chí – những điểm nhìn từ thực
tiễn, tập 1, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

106
10. Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Viện Friedrich Fbert (Đức) (2008), Kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc tế: Báo chí và Truyền thông đại chúng – Đào tạo
và bồi dưỡng trong thời kì hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
11. Dương Nam Hoàng, (2013), Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông
tin của báo điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
12. Phạm Thế Quang Huy, Việt Nam dẫn đầu khu vực về lượng người dùng
Internet, Dantri.com.vn, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-dan-dau-
khu-vuc-ve-luong-nguoi-dung-internet-767501.htm, 16.10.2013
13. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Nxb ĐHQG,
Hà Nội
14. Đặng Thị Thu Hương (2010), Một số vấn đề về truyền thông đại chúng trong
thời đại internet, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, tr. 203-227
15. Ngô Lan Hương, (2010), Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh
vực văn hoá - giải trí, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2005), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập
6, Nxb ĐHQG, Hà Nội
17. Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2010), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập
7, Nxb ĐHQG, Hà Nội
18. Phạm Thị Lan (2010), Chuyên biệt hóa – xu hướng của truyền thông đại
chúng Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn,
tập 7, tr. 319-332
19. Phạm Thị Phương Liên, Chu Vân Khánh, Nguyễn Minh Huyền (2012), Mạng
xã hội Reader.vn và mô hình của thư viện – mạng xã hội, Đại học Văn hóa Hà
Nội, http://huc.edu.vn/chi-tiet/1942/.html, 14.02.2014

107
20. Vũ Trà My (2005), Một số vấn đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng, Báo
chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, tr. 296-313
21. Mai Quỳnh Nam (2005), Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Báo
chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, tr. 314-321
22. Nghị định 97/2008/NĐ – CP của chính phủ: về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
23. Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện.
24. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
25. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng
Internet và thông tin điện tử trên Internet.
26. Thủy Nguyên, 10 năm Internet Việt Nam – Những bước tiến dài ấn tượng,
Quantrimang.com.vn,http://www.quantrimang.com.vn/10-nam-internet-viet-
nam-nhung-buoc-tien-dai-an-tuong-37865, 12.03.2014
27. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Tác động của mạng xã hội đối với báo điện
tử ở nước ta hiện nay , Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
28. Trần Thị Oanh, (2013), Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông tin trên
mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
29. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
30. M. Quang – Đ Nam – Lam Giang, Vu khống trên Facebook, xử lý ra sao?,
Tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140413/vu-khong-tren-facebook-
xu-ly-ra-sao/602590.html, 12.03.2014
31. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã
hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

108
32. Lê Thu Quỳnh, (2007), Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
33. Soha.vn (2013), Top 5 mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay,
http://soha.vn/cong-nghe/top-5-mang-xa-hoi-pho-bien-nhat-viet-nam-hien-
nay-2012111224042614.htm, 14.02.2014
34. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội
35. Lê Minh Thanh, (2010), Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin
hiện đại nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Vũ Duy Thông (2013), Bàn về sự phát triển của truyền thông cổ điển và
truyền thông xã hội.
37. Thống kê về lượt truy cập các trang mạng xã hội (2013), Alexa.com,
http://www.alexa.com/siteinfo/youtube.com#top ,19.11.2013
38. Thông tin về mạng xã hội Youtube (2014), Yoube.com,
http://www.youtube.com/yt/press/vi/ ,19.04.2014
39. Lê Thị Minh Trà (2004), Một số tác động của Blog đến báo chí Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
40.Từ điển trực tuyến Wikipedia, Mạng xã hội, http://vi.wikipedia.org/wiki/M
%E1%BA%A1ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
, 14.02.2014
41. Từ điển Tiếng Việt (2012), Viện Ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách khoa.
42. Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ
Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát
mạng Facebook, Zingme và Go.vn), Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

109
Tài liệu Tiếng Anh
43. Ahlqvist, Toni; Back, A., Halonen, M., Heinonen, S (2008), “Social media
road maps exploring the futures triggered by social media”. VTT Tiedotteita
– Valtion Teknillinen Tutkimuskeskus (2454).
44. Isak Ladegaard, Young and old use social media for surprisingly different
reasons, (2012), http://sciencenordic.com/young-and-old-use-social-media-
surprisingly-different-reasons, 13.03.2014

45. Is social networking bad for today's generation?, (2014),


http://www.debate.org/opinions/is-social-networking-bad-for-todays-
generation, 15.03.2014
46. How popular is youtube.com?,
http://www.alexa.com/siteinfo/youtube.com#top, 16.04.2014
47.Sophie Tan-Ehrhardt, Social networks and internet usages by the young
generations, (2013),
http://www.ecultobservatory.eu/sites/ecultobservatory.eu/files/Social%20Net
works%20and%20Internet%20usages%20by%20the.pdf, 15.02.2014
48. The 7 types of social media users and how to engage,
http://www.socialfish.org/2013/07/the-7-types-of-social-media-users-and-how-
to-engage-them.html , 15.02.2014
49. We are social. Social, Digital and Mobile in Vietnam – Oct 2012,
http://thankiu.com/social-and-mobile-in-vietnam-oct-2102/ , 15.02.2014
50. Who participate in: US online user, của Forester Research, (2013)
http://www.forrester.com/home/ , 15.02.2014
51. Wearesocial.com, http://wearesocial.com.au/, 15.02.2014
52. Youtube fastest growing website (2006),
http://adage.com/article/digital/youtube-fastest-growing-website/110632/,
15.02.2014

110
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢNG KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ

Chào các bạn !


Tôi là Bùi Thu Hoài, hiện đang là học viên cao học khóa K16 khoa Báo chí
và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây là phiếu
khảo sát phục vụ cho luận văn “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ” mà tôi
đang thực hiện.
Mục tiêu của khảo sát nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của
mạng xã hội đến giới trẻ trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền
phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền
thống. Từ những khảo sát này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, đề xuất về cách thức
quản lý mạng xã hội trong tương lai.
Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn để luận văn có thể hoàn thành
thành công.
Các bạn hãy đánh dấu “X” vào khoảng trống (...) bên phải phương án trả
lời phù hợp với ý kiến của mình.
I. TẦN SUẤT THAM GIA MẠNG XÃ HỘI
[1]. Bạn có sử dụng mạng xã hội không và đang sử dụng mạng xã hội nào ?
Mạng xã hội Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
a. Facebook … … …
b. Youtube … … …
c. Twitter … … …
d. Zing me … … …
e. Go.vn
f. Mạng xã hội khác: (xin ghi cụ thể)

111
[2]. Bạn đã tham gia mạng xã hội được bao lâu?
1- Dưới 6 tháng … 3- Từ 1 năm - dưới 3 năm …
2- Từ 6 tháng - dưới 1 năm … 4- Từ 3 năm – dưới 5 năm …
5. Từ 5 năm trở lên

[3]. Bạn tham gia mạng xã hội với mục đích gì?
Các mục đích Các mức độ đáp ứng
Đáp ứng Đ/Ứ 1 phần Không Đ/Ứ
a. Giao lưu, kết bạn mới … … …
b. Tìm kiếm bạn bè cũ … … …
c. Cập nhật tin tức xã hội … … …
d. Kinh doanh trên mạng … … …
e. Thể hiện bản thân … … …
f. Giải trí … … …
g. Bày tỏ các ý kiến … … …
h. Nhu cầu khác (xin ghi cụ thể):
…………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
[4]. Mỗi ngày, bạn thường dành bao nhiêu thời gian tham gia mạng xã hội?
1- Dưới 1 giờ … 3-Từ2 - 3 giờ …
2- Từ 1 - 2 giờ … 4-Từ3 - 4 giờ
II. MẠNG XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHIA SẺ THÔNG TIN
VÀ LỐI SỐNG
[5]. Hàng ngày khi bạn sử dụng máy tính, việc đầu tiên là vào mạng xã hội
hay các trang điện tử?
1- Mạng xã hội 3- Các trang điện tử khác
2- Báo điện tử 4. Ý kiến khác:……………………………

112
[6]. Phản ứng của bạn khi có người viết trên “tường” (wall) của bạn trên
mạng xã hội?
1- Quan tâm, vui vẻ 3- Tùy nội dung
2- Khó chịu, bực bội 4. Ý kiến khác:……………………………

[7]. Tần suất bạn chia sẻ thông tin lên mạng xã hội?
1- Ít nhất 1 lần/ngày 3- Từ 3 – 5 lần/tuần
2- Từ 1 – 3 lần/tuần 4. Tùy thời điểm

[8]. Buổi tối bạn dành bao nhiêu thời gian xem truyền hình?
1- Dưới 1h… 3 - Từ 2 – 3h…
2- Từ 1 – 2h … 4 - Trên 3h.:…

[9]. Bạn có vừa xem truyền hình vừa online mạng xã hội không ?
1- Thường xuyên … 3- Chưa bao giờ …
2- Thỉnh thoảng … 4. Ý kiến khác:……………………………
[10]. Bạn thường kết bạn onine hay ngoài đời và tại sao?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………[
11]. Bạn có thường mua sắm thông qua mạng xã hội?
1- Thường xuyên … 3- Chưa bao giờ …
2- Thỉnh thoảng … 4. Ý kiến khác:……………………………

[12]. Bạn có tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội?
1- Thường xuyên … 3- Chưa bao giờ …
2- Thỉnh thoảng … 4. Ý kiến khác:……………………………

113
[13]. Bạn thường cập nhật thông tin qua kênh truyền thông nào:

Các kênh truyền thông Các mức độ


Thường Thỉnh Không bao
xuyên thoảng giờ
a. Báo in … … …
b. Báo điện tử … … …
c. Truyền hình … … …
d. Phát thanh … … …
e. Mạng xã hội … … …
f. Nguồn khác (xin ghi cụ
thể)……………………………………. … … …
…………………………………………

[14]. Mức độ tin tưởng của bạn vào các thông tin được chia sẻ trên mạng xã
hội? (lựa chọn các mức đánh giá từ 1 đến 5 phù hợp với quan điểm của bạn
tương ứng với các thông tin)?
1- Hoàn toàn tin tưởng 2- Khá tin tưởng3- Tin tưởng vừa phải

4-Ít tin tưởng 5- Hoàn toàn không tin tưởng

Các thông tin về: Các mức độ


1 2 3 4 5
a. Chính trị … … … … …
b. Xã hội … … … … …
c. Pháp luật … … … … …
d. Văn hóa – giải trí … … … … …
e. Thể thao … … … … …

114
f. Du lịch … … … … …
g. Các thông tin quảng
cáo
h. Lĩnh vực khác (xin ghi cụ thể):
………………………………………………………………………………
…….…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

[15]. Các vấn đề mà bạn thường xuyên đăng, chia sẻ, bình luận, thích trên
mạng xã hội? (lựa chọn các mức đánh giá từ 1 đến 5 phù hợp với quan điểm của
bạn tương ứng với các thông tin)?
1- Thường xuyên 2- Khá nhiều 3- Vừa phải
4 - Ít 5- Hoàn toàn không
Các thông tin về: Các mức độ
1 2 3 4 5
a. Ảnh của bạn bè … … … … …
b. Các câu thông báo trạng … … … … …
thái (Status)
c. Các Video … … … … …
d. Các thông tin xã hội … … … … …
e. Các thông tin giải trí … … … … …
f. Các thông tin về tiêu dùng, … … … … …
kinh doanh trên mạng xã hội
Các thông tin khác (xin ghi cụ thể):
…………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

115
III. MẠNG XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ
[16]. Bạn có "thích" (like) fanpage của báo nào trên mạng xã hội không?
Fanpage của báo Có Không
a. VnExpress … …
b. Dân trí … …
c. Vietnamnet … …
e. Vietnam plus … …
f. Tuổi trẻ … …
g. Thanh niên … …
h. Tiền phong … …
e. Fanpage của báo khác (xin ghi cụ thể):
…………………………………………..…………………………………………
………………………………………………………............………………………
………………………………………………………………………………………

[17]. Bạn có chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội không ?
1- Thường xuyên … 3- Chưa bao giờ …
2- Thỉnh thoảng … 4. Ý kiến khác:……………………………

[18]. Ý kiến của bạn về việc kiểm tra lại các thông tin được đăng tải trên mạng
xã hội ?
1- Rất cần thiết … 3- Không cần thiết …
2- Cần thiết … 4. Ý kiến khác: …………………………..
[19]. Bạn thường kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên mạng xã hội qua
nguồn nào?
1- Báo chí … 3- Ý kiến của người có uy tín…
2- Các mạng xã hội khác … 4- Thông tin từ người thân, bạn bè …
5. Nguồn khác: …………………………..

116
[20]. Bạn có truy cập vào các sản phẩm của báo chí thông qua mạng xã hội?
1- Thường xuyên … 3- Chưa bao giờ …
2- Thỉnh thoảng … 4. Ý kiến khác: …………………………..

[21]. Bạn đã từng chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn
hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội?
1- Thường xuyên … 3- Rất ít …
2- Thỉnh thoảng … 4- Chưa bao giờ …
5. Ý kiến khác: …………………………..

[22].Bạn có thường phản hồi lại các thông tin được đăng trên báo chí ?
1- Thường xuyên … 3- Rất ít …
2- Thỉnh thoảng … 4- Chưa bao giờ …
5. Ý kiến khác: …………………………..

[23]. Bạn thường bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí như thế nào? (có
thể chọn nhiều hơn 1 đáp án.
Các phương thức phản hồi Các mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
a. Liên lạc theo đường dây
nóng, gửi thư đến cơ quan … … …
báo, đài
b. Bình luận dưới bài viết … … …
(đối với báo điện tử)
c. Bình luận trên trang … … …
fanpage của báo, đài
d. Chia sẻ link bài báo trên … … …
mạng xã hội và bình luận
e. Phương thức khác:

117
…………………………………………………………………………………
……...........................……………………………………………………………
……………………………………............……………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
[24]. Cảm nhận của bạn về ý kiến: Mạng xã hội đang thay đổi báo chí
trong việc tiếp cận và truyền tải thông tin?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
[25]. Theo bạn, cơ chế quản lý của nhà nước với các thông tin trên mạng xã
hội đã tốt chưa ? Nếu chưa, theo bạn nên có thêm những biện pháp gì ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân:
Giới tính: Nam … Nữ …
Tuổi: …
Sinh viên năm: … Trường: …
Bạn xuất thân từ: Thành phố … Nông thôn … Miền núi,
hải đảo …

Rất cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chúc các bạn sức khỏe – thành đạt !

118
Phụ lục 2: Những hình ảnh chụp lại các cơ quan báo chí sử dụng mạng xã
hội làm phƣơng tiện để tuyên truyền sản phẩm báo chí và tƣơng tác với
công chúng

Trang người hâm mộ (fanpage) của báo Thanh niên trên mạng xã hội Facebook

119
Một bài viết được báo điện tử VnExpress.net chia sẻ trên trang người hâm mộ
(fanpage) của báo thuộc mạng xã hội Facebook thu hút được nhiều sự quan
tâm của công chúng.

120
Một bài viết được trang thông tin điện tử News.Zing.vn chia sẻ trên trang người
hâm mộ (fanpage) thuộc mạng xã hội Facebook thu hút được nhiều sự quan
tâm của công chúng. Đây là trang thông tin điện tử nhận được sự quan tâm lớn
của công chúng trẻ.

121
Phụ lục 3: Một số bài viết về chủ đề mạng xã hội và giới trẻ

Giới trẻ với mạng xã hội: Vui nhƣng cũng phiền toái

Những năm trở lại đây, mạng xã hội trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu của giới trẻ. Giống như viết blog 360 trước đây, facebook đang thực sự tạo nên
một trào lưu lớn, cuốn theo một danh sách khổng lồ các “tín đồ” trung thành. Phải nói
rằng, với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, người dùng mạng xã hội
dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại
về không gian và thời gian. Thực sự mạng xã hội đang tác động vào lối sống và văn hóa
của những người trẻ tuổi…
Từ những lợi ích…
Mấy hôm nay, chị Nguyễn Thanh Bình (31 tuổi, kế toán Cty Hùng Phát) cảm
thấy trong người hết sức phấn chấn. Bởi mới gần đến sinh nhật của mình nhưng chị đã
nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ bạn bè, người thân - điều mà trước đây, khi chưa
tham gia mạng xã hội Facebook chị ít khi nhận được. Trước đây chẳng mấy ai biết đến
sinh nhật chị, còn bây giờ đã có nhà mạng… báo tin nên anh em, bạn bè mới quan tâm
đến sinh nhật của chị như vậy. Chị Bình bảo: Facebook thật tuyệt, kiểu này mình phải
dốc hầu bao tổ chức tiệc sinh nhật thật to, mời cả những người bạn thân thiết trên
“phây” dùâ chưa một lần gặp mặt nữa.
Theo Bình thì chị mới tham gia mạng xã hội Facebook chưa đầy một năm nhưng
lợi ích mà nó mang lại đối với chị thì rất nhiều. Nhờ Facebook, chị cập nhật được thông
tin của bạn bè, người thân ở xa… qua hình ảnh, trạng thái hiển thị của họ, nhất là những
người bạn cũ từ cấp 2, cấp 3 lâu rồi không được gặp. Rồi chị có thêm những người bạn
mới để chia sẻ những kiến thức nghề nghiệp, sở thích hằng ngày… Không những vậy,
chị còn tận dụng mạng xã hội để mở một shop thời trang online, kêu gọi bạn bè ủng hộ.
Hình ảnh, kích thước, giá cả của sản phẩm được đăng công khai trên mạng, chẳng tốn
một chi phí nào nên công việc kinh doanh của chị Bình cũng khá thuận lợi mà không
ảnh hưởng lắm đến công việc hiện tại của chị ở công ty.
Không riêng gì chị Bình cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất
nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm

122
kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể
liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện,
giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những
thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline.
Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra
đời thường từ trên mạng ảo, mà nhóm Tình nguyện Niềm Tin Hải Phòng là một ví dụ.

Nhóm Niềm tin tặng quà cho em Nam

Bác sỹ trẻ Nguyễn Tiến Phúc - Chủ nhiệm nhóm Tình nguyện Niềm Tin cho
biết, nhóm Niềm Tin tập hợp rất đông bạn trẻ năng động và giàu lòng nhân ái vốn quen
biết nhau qua mạng xã hội. Sau một thời online, nhóm quyết định xuất hiện trong đời
sống thực bằng các hoạt động từ thiện thực tế. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, số
lượng thành viên của nhóm không ngừng được tăng thêm, đi cùng với đó là nhiều địa
chỉ từ thiện được nhóm lui tới tặng quà, động viên, chia sẻ. Nhóm đã phát hiện ra nhiều
hoàn cảnh éo le cần giúp đỡ, sau đó vận động sự ủng hộ của các thành viên trong nhóm
và các nhà hảo tâm, tạo được hiệu ứng tốt trong xã hội.
Mới đây, nhóm đã thăm em Lê Hoàng Nam, học sinh lớp 9D4, Trường THCS
Lê Hồng Phong. Em Lê Hoàng Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mẹ đều mất
sớm, hiện đang phải ở nhờ nhà họ hàng. Mặc dù được gia đình nội ngoại, nhà trường và
một số tổ chức, cá nhân quan tâm trợ giúp, song do hoàn cảnh éo le, Nam không có điều
kiện duy trì sinh hoạt, có nguy cơ phải bỏ học. Cảm thông hoàn cảnh đặc biệt này, từ
ngày 24-2 đến 5-3, nhóm Tình nguyện Niềm tin đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ
cháu Nam, kết quả đã quyên góp được 7.550.000 đồng, giúp cháu Nam có điều kiện tiếp
tục đến trường…

123
Hành động nhân ái của nhóm Tình nguyện Niềm tin cũng như nhiều nhóm từ
thiện khác chính là những tác động tích cực không thể phủ nhận mà mạng xã hội mang
lại cho xã hội, tạo được hiệu ứng tốt trong dư luận. Điều này khiến cho các trang mạng
chính thống cũng muốn có liên kết đến facebook. Mạng xã hội lúc này giống như một
cây cầu nối giữa truyền thông chính thống với dư luận xã hội, qua đó tiếp thu ý kiến,
phản ánh của dư luận để nhìn nhận thông tin một cách đa chiều hơn. Số lượng thành
viên rất lớn với kết nối mở nên thông tin chia sẻ trên facebook có sức lan tỏa rất nhanh,
rộng rãi…
…Đến những phiền toái
Không thể phủ nhận, mạng xã hội giúp mọi người trên thế giới xích lại gần nhau
hơn. Ai, ở đâu, khi nào, việc gì cũng có thể giao lưu, trao đổi, sẻ chia, tranh luận một
cách nhanh chóng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, ít bị ngăn cách, phân
biệt bởi tuổi tác, thế hệ như khi trao đổi trực tiếp trong đời sống thực... Có lẽ đây là một
đặc trưng quan trọng của xã hội hiện đại, xã hội thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc
sử dụng mạng xã hội cũng gây không ít phiền toái cho người dùng, đặc biệt là những
người trẻ.
Phổ biến nhất là sự phát triển của mạng xã hội đã làm nảy sinh biểu hiện
"nghiện" mạng xã hội của không ít những bạn trẻ, nhất là các bạn tuổi teen. Họ dành
quá nhiều thời gian của mình để online và đắm chìm trong những trang mạng xã hội.
Nhiều em nghiện đến mức quên cả giờ ăn, giờ ngủ và kết quả là sức khỏe giảm sút
nghiêm trọng, kết quả học tập, làm việc cũng giảm.
Em Lê Na, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội
Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen.
Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên.
Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự
sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lê Na còn tiết lộ trên
mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau.
Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa
thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ
lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời
để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại - Lê Na đúc kết.

124
Trần Hoàng Dũng, sinh viên ĐHDL Hải Phòng cũng đã nhiều năm tham gia
facebook nên cũng trải khá nhiều chuyện buồn vui đối với trang mạng có số lượng
người ưa chuộng đông nhất thế giới này. Dũng chia sẻ: Bây giờ gần như 100% các bạn
học sinh, sinh viên đều có facebook, và số lượng bạn bè trên “phây” của họ có từ vài
trăm đến hàng ngàn là chuyện bình thường. Nhưng trong danh sách dài dặc đó, thật ra
có bao nhiêu người thực sự là bạn thì không thể biết được. Nhiều bạn trẻ cứ add friends
vô tội vạ, và accept tất cả những yêu cầu kết bạn của cả những người chưa hề quen biết.
Đây là điều không hay mà ngay cả nhà mạng cũng ngăn cản.
Bởi kết bạn trên facebook rất dễ bị lợi dụng, lôi kéo tiếp cận với những thông tin
thiếu chính xác, hay bị dẫn dắt vào các trang web, hình ảnh đồi trụy lan tràn trên mạng
xã hội. Thực tế, nhiều nữ sinh do làm quen, yêu đương trên mạng ảo, đã trở thành con
mồi cho những gã yêu râu xanh ngoài đời thực. Hay việc thông tin, hình ảnh cá nhân bị
đánh cắp, bị lợi dụng cũng gây ra những hậu quả xấu…
Không riêng gì các bạn học sinh, sinh viên nghiện “phây” mà giới công chức trẻ
bây giờ cũng đắm chìm trong “phây”. Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một
công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có
kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến
công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những
comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi
mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để
“chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến
độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”…
Có thể nói, mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống con người, nhất là các bạn trẻ. Song cũng cần biết sử dụng mạng xã hội
một cách khoa học để nó trở thành công cụ hữu ích trong cuộc sống chứ đừng để bị biến
thành “nô lệ” của nó. Từ đó, biết tận dụng và phát huy những lợi ích tích cực mà mạng
xã hội đem lại, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực do số ít người sử dụng gây ra.
Facebook là một điển hình, hãy coi đó là nơi chia sẻ tình hình, thông tin và những sự
cảm thông hữu ích, đồng thời luôn cẩn trọng với những mối quan hệ mở, những người
bạn dễ dàng có được chỉ bằng một cái click chuột. Ta không thể lường được họ sẽ mang
đến những bất ngờ “tai hại” như thế nào…

125
QUẢNG BÌNH
(Nguồn: báo An ninh Hải Phòng)
Giới trẻ đắm chìm trong thế giới ảo - thực của mạng xã hội
Đắm chìm trong mạng xã hôịvà internet , những ngƣời trẻ đang dần quên đi cuôc̣
sống thực của mình . Họ ăn facebook , ngủ facebook , gặp gỡ tán gẫu qua
facebook…
Rơi tõm vào thế giới ảo
Hãy thử lướt qua Yahoo, Twitter hay Facebook… ai cũng dễ dàng bắt gặp một Xã hội
thu nhỏ, với đủ đầy hỉ, nộ, ái, ố; thượng vàng hạ cám. Để thỏa trí tò mò và đam mê
khám phá, kể cả những giờ học, thậm chí là giờ ăn, trước khi đi ngủ, các tín đồ cũng
tranh thủ tối đa để “ghé thăm” địa chỉ quen thuộc cho “đỡ nhớ”.
Không khó để bắt gặp hình ảnh những đám bạn đi chơi, đi uống cà phê với nhau trong
cùng một không gian, mỗi người cầm trên tay một chiếc smart phone và làm những việc
như “check in”, up ảnh, lướt facebook… Thay vì chuyện trò hỏi thăm nhau, tâm sự, chia
sẻ cùng nhau thì giới trẻ lại "cắm mặt" vào thế giới áo đó.
Một “tín đồ cuồng” của facebook cho biết bạn đã dành hơn 8 tiếng/ngày cho việc lên
facebook, thậm chí có bạn còn cập nhật facebook ở tất cả các thời điểm trong ngày. Có
người trở thành “cú đêm” của facebook.
Như vậy, vô hình chung, giới trẻ đã tự đẩy mối quan hệ của bản thân và bạn bè trở nên
xa cách. Và nguy hiểm hơn , giới trẻ mất dần kỹ năng giao tiếp trong cuôc̣ sống thực ,
trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và xa lánh nhau.
Trên mạng, người ta vô cảm và thực dụng hơn gấp nhiều lần . Không ít trang facebook
lợi dụng nỗi đau của người khác , giở trò câu like rẻ tiền . Người dùng facebook thì vô
tình tiếp tay cho kẻ trục lợi đạt được mục đích . Thực chất, “like” hoàn toàn là hành vi
ảo vô nghĩa , nó đâu thểquy ra tiền mua đồăn , thức uống , đâu thểchuyển hóa thành
vắc-xin cho trẻ nhỏ, mái ấm cho người già…?
Một nghiên cứu của Đại học Michigan, Mỹ đã chỉ ra rằng: Hầu hết mọi người chỉ chia
sẻ “những khoảnh khắc lung linh” của bản thân trên Facebook. Do đó, việc dành quá
nhiều thời gian săm soi những điều vui vẻ của người khác chỉ khiến bản thân bạn cảm
thấy cuộc sống của mình thật tẻ nhạt.
Thạc sĩ tâm lí Đào Lê Hòa An cho rằng, không thể phủ nhận những tính năng giải trí và
tác động “cực lớn” của mạng xã hội trong việc kết nối thông tin, tìm kiếm bạn bè. Dùng
mạng xã hội, mọi người có thể có tầm nhìn rộng hơn về cuộc sống, quen biết nhiều bạn
bè mới, tìm và kết nối bạn bè một cách nhanh chóng. Nhưng vì sống trong thế giới
“phẳng” và “ảo” nên rất nhiều bạn trẻ cư xử thiếu văn hóa trên facebook và các trang
mạng xã hội khác. Thật nghịch lý khi những hình ảnh phản cảm lại “câu” được nhiều
“like” của người xem, kèm theo là các dòng “comment” gây sốc, văng tục chửi thề thiếu
văn hóa.
Không nên có cái nhìn phiến diện
Sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội thời gian gần đây, nơi thu hút đông
đảo thành viên đủ mọi thành phần xã hội tham gia như một địa chỉ gặp gỡ quen thuộc.
Từ Yahoo, Twitter, Zing, Blogspot và đặc biệt là sự bùng nổ của Facebook. Công bằng
mà nói, mạng xã hội không có tội. Sự ra đời và thịnh hành của các trang mạng này thực
sự mang lại nhiều tiện ích cho công việc cũng như quan hệ của mỗi cá nhân. Mọi người
dễ dàng tìm hiểu, trao đổi thông tin, chia sẻ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khi cần
thiết… một cách nhanh chóng với chi phí rẻ nhất.

126
Một tiện ích không thể không nhắc tới đó là khả năng kết nối tuyệt vời, giúp mỗi người
mở rộng phạm vi kết bạn hay tìm kiếm, liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp của mình. Nếu
sử dụng có chừng mực và đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí
hoàn hảo và lành mạnh mỗi khi rảnh rỗi; là địa điểm để xả stress lý tưởng.
Ứng xử với mạng xã hội
Đã có không ít ý kiến phản ứng dữ dội và yêu cầu “đóng cửa” mạng xã hội. Theo chúng
tôi, để mạng xã hội tiếp tục phát huy được ưu điểm vượt trội của nó, trước hết, những
thành viên của cộng đồng này nhất thiết phải xây dựng cho mình một thái độ ứng xử
đẹp và sử dụng nó với mục đích nghiêm túc. Giao tiếp lịch thiệp, nhã nhặn, tôn trọng
người khác là những nguyên tắc cao nhất cần phải đảm bảo.
Ngoài ra, tiết chế và kiểm soát có hiệu quả thời gian sử dụng cũng là một việc làm cần
thiết, đặc biệt là với đông đảo giới trẻ, khi mà thực tế hiện tại cho thấy tầng lớp này
đang quá tùy tiện và lãng phí quá nhiều thời gian.
Thay vì mải mê với thếgiới ảo , hãy mở lòng với cuôc̣ đời thực . Lúc rảnh rỗi, quan tâm
tới gia đình , bạn bè , tham gia các hoạt đông̣ xã hôị , từ thiêṇ… Bạn sẽ dần nhâṇ thấy
rằng, thếgiới bên ngoài rông̣ lớn , sinh đông̣ và tuyêṭvời hơn gấp nhiều lần thế giới trước
màn hình máy tính. Bản lĩnh đích thực của con người được rèn giũa giữa cuôc̣ đời họ
đang sống , những bài học , kinh nghiêṃ xương máu được rút ra từ sự cọ xát thực tế
mang lại, chứ đâu đo đếm bởi những cuôc̣ rong chơi trên thếgiới ảo.
(Nguồn: báo Đời sống pháp luật)

Facebook đang nhuốm màu "đen" vì giới trẻ?


Không ít bạn trẻ đang có thái độ sống chán chƣờng, luôn than thân trách phận và
mất niềm tin vào cuộc sống...
Trên Facebook, nếu gõ từ khóa "Hội những người muốn chết" lập tức sẽ cho ra hàng
chục kết quả. Ngoài ra, "Hội những người hay chán nản muốn chết nhưng vẫn sống sờ
sờ", "Hội những người đôi khi chỉ muốn chết quách cho xong", "Bỗng dưng muốn
chết", "Hội những người muốn tự tử tập thể", "Hội những người chán sống nhưng sợ
chết"... là những điển hình cho thái độ sống nói trên.
Những "vựa than"
Chưa một mảnh tình vắt vai do có ngoại hình thô kệch, tấm bằng đại học là điều xa tầm
với do còn nợ tín chỉ vài môn học, khi đi làm bị chủ chèn ép mức lương... N.T.V.A. (28
tuổi, quận 1, TP.HCM) ngày càng thu mình trước mọi hoạt động tập thể, đám cưới bạn
bè là nơi V.A. tuyệt nhiên không bao giờ xuất hiện.
"Đã là con gái mà còn xấu, thất bại thì sao mà dám kết bạn với ai" - V.A. giải thích cho
những dòng status đầy tâm trạng trên Facebook, về vẻ mặt luôn cau có, thiểu não của
mình trong bao năm qua. Thời gian rảnh, V.A. ở nhà luyện phim bộ hoặc lang thang vào
các... hội than trên mạng thay vì đi học thêm vi tính, tiếng Anh hoặc tập thể dục. "Sinh
ra vốn đã xấu thì phấn đấu chi cho mệt!" - V.A. cười đầy chua chát.
Còn Trần Bảo Anh (28 tuổi, chuyên viên CNTT) cho biết vừa xuống tay chặn nick của một
cô bạn vì "chịu hết xiết cái sự than của cô nàng!". "Cô bạn ấy luôn túc trực trên Yahoo
nhưng lại toàn treo status "chán", "quá mệt mỏi", "chẳng thiết sống nữa"... Ngày nào cũng
bị những status ấy đập vào mắt khiến tôi ít nhiều bị ức chế theo!" - Bảo Anh giải thích.
Là học sinh khá giỏi của một trường THPT lớn ở Q.Thủ Đức (TP.HCM) nhưng
N.H.P.L. (17 tuổi) luôn thể hiện tâm trạng đau khổ, mất niềm tin vào tình yêu trên trang
Facebook cá nhân.

127
Quá nửa diện tích trên Facebook của P.L. là những dòng thơ, tự sự đầy bi quan như:
"Nhớ một người không nhớ mình... là mệt mỏi, là đau khổ, là vô vọng, là ngu ngốc, là
dại khờ...", "Đừng sống thật thà và đừng yêu ai quá thiết tha. Đau đấy!"...
Một tháng trước, P.L. còn khiến bạn bè hoảng vía khi đăng tấm hình cánh tay bị rạch ba
vết còn rớm máu của mình với chú thích: "Cuối cùng tôi đã tìm ra hình phạt cho mình
nếu còn nhớ em. Từ nay, mỗi lần nhớ em tôi sẽ rạch lên tay mình một nhát...". Một bạn
nữ của P.L. xót xa: "Bạn ấy bảnh trai, mặt mũi sáng sủa, học tốt nhưng không hiểu sao
lại dễ bi quan, lụy tình đến vậy".
Mỗi người một câu chuyện, nhưng những bạn trẻ trên có điểm chung là thấy cuộc đời
nhạt nhẽo, vô vị và chỉ biết sống một cách vật vờ, không khát vọng.
Thái độ sống là điều quyết định
Theo Th.S tâm lý Đào Lê Hoài An (phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý
Tưởng Việt), có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ sống bi quan của một bộ phận giới
trẻ hiện đại: không xác định được mục tiêu sống, không tìm được giá trị sống đúng
nghĩa (do các chuẩn mực của xã hội liên tục bị đảo lộn), cảm thấy không được yêu
thương hoặc từng trải qua một biến cố gây tổn thương tâm lý...
Khi vướng phải một trong những vấn đề trên, các bạn có xu hướng thu mình, cảnh giác
quá mức, dè dặt, hay nghi ngờ hoặc đôi khi cảm xúc bộc phát không kiềm chế được.
Nhiều trường hợp thay đổi hoạt động giao tiếp và có thể gia tăng việc sử dụng rượu,
thuốc lá và các chất kích thích khác.
"Dọn dẹp" Facebook
MC Thanh Tùng, trưởng ban nội dung YAN TV, tiết lộ anh luôn nhắc khéo ứng viên "dọn
dẹp" Facebook ngay sau buổi phỏng vấn. "Tôi nghĩ không nhà tuyển dụng nào muốn nhận
vào công ty những nhân viên có thái độ sống bi quan, cái nhìn tiêu cực vào con người, cuộc
sống... nên nếu bắt gặp Facebook của ứng viên la liệt lời lẽ than thân trách phận, hận đời
hận người thì 100% tôi sẽ loại" - anh Tùng cho biết. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, phó tổng
giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, cũng khẳng định sẽ cân nhắc cơ hội đề bạt,
thậm chí đuổi việc những nhân viên có thái độ sống quá tiêu cực.
Theo ông, để tự giúp bản thân vượt qua giai đoạn khó khăn, trước tiên các bạn trẻ phải
học cách chấp nhận những chuyện đã và đang xảy ra với mình, tập trung chăm sóc bản
thân và luôn tự động viên "mình sẽ vượt qua được".
Ngoài ra, những người trẻ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, trong những tình
huống thật sự nghiêm trọng có thể tìm đến những trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý.
"Điều quan trọng là bạn trẻ phải chọn lựa thoát khỏi khủng hoảng, không để sự bi quan,
yếm thế "điều hành" cuộc sống của mình" - ông phân tích.

128
Còn theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, để thoát khỏi tâm trạng bi quan, chán
nản thì "hoạt động" là từ khóa quan trọng nhất cho các bạn trẻ.
Có nhiều cấp độ hoạt động để các bạn trẻ có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa của cuộc
sống như: tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, tham gia những câu lạc bộ
đội nhóm về các môn năng khiếu để khám phá bản thân, tham gia các hoạt động thiện
nguyện, cộng đồng để hiểu đúng về giá trị bản thân.
Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên thiết lập cho mình những mục tiêu sống cụ thể để có
định hướng hoạt động, học tập rõ ràng, qua đó sẽ tránh khỏi những chán nản, bế tắc,
hoang mang khi đối diện câu hỏi "Tôi sống để làm gì?".
Ngoài ra, việc thay đổi quan niệm sống cũng là điều nên làm. Đây là điều khó nhưng
không phải không làm được, bạn chỉ cần tư duy rằng: đây không phải là khó khăn, đây
là cơ hội để biết năng lực mình ở mức nào. Đây không phải là sự bế tắc, đây là cơ hội để
mình thử giải quyết vấn đề theo cách của mình.
(Nguồn: Báo Đời sống Pháp luật)

129
Giới trẻ "nhiễm độc" nặng từ Facebook
Nhằm thỏa mãn những thú vui trên Facebook, nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại
chế những hình ảnh rất kinh dị, thậm chí phản cảm, thiếu nhân văn để "câu"
đƣợc nhiều "like" khoe uy với bạn bè. Và đông đảo lớp trẻ ngày đêm "nghiện"
Facebook đang dần bị nhiễm đủ tạp chất từ văn hóa Facebook đƣa lại. Ngàn kiểu
"phơi hàng" để "câu like"
Một người bạn là dân văn phòng "nghiện" Facebook bức xúc cho biết: "Thời gian gần
đây, không hiểu vì sao có nhiều trang Facebook lạ hay cập nhật những hình ảnh, nội
dung rất phản cảm vào trang thông tin của tôi. Nhiều đồng nghiệp và bạn bè của tôi
cũng gặp trường hợp tương tự, họ rất bất bình bởi các đề nghị khiếm nhã "buộc" họ phải
like những trang tin thiếu văn hóa ...".
Từ thông tin trên, PV đã thực hiện một cuộc khảo sát trên trang thông tin của những
nhân vật này. Hầu hết họ đều cho biết, trung bình mỗi ngày có từ 3 đến 4 trang
Facebook lạ làm phiền với yêu cầu like những thông điệp rất "bất mãn".
Đa số các Facebook lạ này thường dùng những hình ảnh bắt mắt, khêu gợi sự tò mò,
hoặc gây cười... kèm theo là lời cảnh báo người xem phải like (thích), hay comment
(bình luận). Trên trang: "Giới trẻ ngày nay thật đẹp: X" đã đăng tải trên trang thông tin
của hàng nghìn người dùng Facebook về hình ảnh đứa trẻ ngộ nghĩnh được dẫn dắt
bằng một chủ đề: "Không like nhưng đừng nói lời cay đắng". Nhưng ở dưới bức ảnh lại
có một dòng khẩu hiệu: "Ai không like sau này vô sinh ráng chịu". Và tính đến thời
điểm PV thực hiện cuộc khảo sát này (ngày 19/6/2013) thì nội dung này đã câu được
12.674 người like và 517 lượt comment.
Trên trang "Những người phát cuồng vì k53 lữ hành" lại đăng tải video những hình trẻ
em điện tử mặc quần nhỏ, áo sát nách nhảy những điệu khêu gợi "chế" cùng một bài hát
chửi đời một cách rất hợm hĩnh nhưng cuối cùng cũng chỉ hướng về một mục đích là
"like" cho tư tưởng này. Câu kết của bài hát nhấn mạnh, nếu đã xem mà không like, thì
coi như người đó không theo kịp xu thế và chỉ như "ếch ngồi đáy giếng".
Một trang khác được đăng từ người dùng có tên Facebook là "Không cười không phải là
người" hình bé gái mặt "búng ra sữa" đang "nam mô a di đà phật" kèm theo dòng chữ:
"Cầu cho những người bấm like sẽ luôn gặp may mắn và gia đình luôn luôn hạnh phúc".
Từ lời mời gọi này, hình ảnh này đã "câu" được 29.959 người like và 222 người bình
luận...
Ngoài những trang Facebook có nội dung kêu gọi người like như trên, dân chơi
Facebook còn bị "thả bom" bởi hàng loạt khẩu lệnh, lời đe dọa từ các trang facebook lạ
yêu cầu like các nội dung "rùng mình". Từ trang Facebook: "Những câu nói bất hủ"
đăng hình ảnh có một dòng chữ in đậm: "Nếu một chàng trai không ngần ngại mua cho
bạn BVS mỗi khi tháng tới, hãy lấy anh ấy". Câu khẩu hiệu này đã thu hút được 2.197
người like và 311 người comment. Hay từ trang: "Yêu tớ nhé, gật đầu đi. Ngầu: 3" đăng
hình một cậu bé răng mọc chưa đủ nhưng mồm ngậm điếu thuốc với lời đe dọa: "Không
like sẽ đen cả tháng". Theo đó, bức hình đã uy hiếp được 120.879 người like, cùng
3.072 người comment.
Không giới hạn ở đó, với trang Facebook có tên: "Đ. đùa đâu" đăng một bức ảnh trong
quán karaoke một bạn nữ sinh mặc quần soóc trèo lên ghế nhảy hát tưng bừng trước hai
người bạn trai đang trong trạng thái sợ hãi. Trên tiêu đề bức ảnh ghi: "Đố các thánh biết
em ý đang hát bài zì đây?" và bài đăng đã "câu" được 11.487 người like và 3.174 người
bình luận.

130
Tiếp tục khảo sát với giới trẻ, một thực trạng được đưa lại là trên facebook của nhiều
người còn có nhiều trò vượt xa suy nghĩ của con người. Trường hợp ghép hình người
tàn tật để câu like, những hình thù ma quái với những câu kêu gọi rùng rợn, bắt người
xem không thể không like. Những câu mang tính chất cảnh báo: Trông cảnh đáng
thương không like không phải là con người, không like bạn sẽ bị tật nguyền, không like
giới tính bạn có vấn đề... Đặc biệt, các vụ tai nạn thảm khốc, một số người dùng
facebook còn ghép thêm nhiều hình ảnh gây sốc cho người xem và không quên kèm
theo lời đe dọa "Nếu không like có thể bạn cũng ở trong trường hợp này".... Và các bài
đăng đó thường "chém" được hàng nghìn lượt người like và comment.
"Câu like sốc" nhận đƣợc "comment khủng bố"
Để xử lý các trang Facebook có nội dung kêu gọi, cảnh báo thậm chí là đe dọa để "câu
like", nhiều người phải like một cách cưỡng ép hoặc ủng hộ. Nhưng bên cạnh đó một số
khác lại phản ứng rất gay gắt bằng những comment đầy thù hằn và có tính khiêu khích.
Theo đó, những trang thông tin đưa lên như một ngòi nổ cho một cuộc khẩu chiến
không có hồi kết với đủ loại ngôn ngữ được góp chung trong một sân chơi. Nhiều người
phải đỏ mặt bởi những câu chửi tục tĩu, những lời bình phẩm chế giễu, chê bai, khích
bác và đe dọa... Văn hóa Facebook bị báo động bởi đủ thành phần tham gia. Với ý nghĩa
là một trang mạng cá nhân nhằm giúp con người có thể chia sẻ, giao lưu, học hỏi lẫn
nhau nhưng từ các trang tin thiếu lành mạnh này vô hình trung facebook trở thành con
dao hai lưỡi nguy hiểm cho con người.
Trao đổi với chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, ông cảnh báo: "Theo một cuộc điều
tra gần đây cho biết, có tới 90% giới trẻ hiện nay nghiện facebook. Trang mạng
Facebook là một trang mạng công cộng, chính vì vậy những hoạt động trên facebook
của mỗi cá nhân đều được công khai và trưng diện rộng rãi. Nhưng những hình ảnh,
dòng tâm trạng, thông tin của mọi người đưa lên facebook không hề có sự kiểm soát mà
chủ yếu được xây dựng trên ý thức của họ. Khi họ không nhận biết được điều đó mà
đưa lên những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa hoặc đưa thông tin xấu, gây tổn hại
đến người khác thì không ai khác chính họ sẽ là người chịu hậu quả. Tình trạng này nếu
không được cơ quan chức năng quan tâm thì sẽ để lại những nhiều hệ lụy về sau cho thế
hệ tương lai của đất nước".

(Nguồn: báo Ngƣời đƣa tin )

Một số vấn đề đặt ra từ sự tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo chí
Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên trên mạng internet
lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời
gian.
Mạng xã hội trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang
Classmate với mục đích đơn thuần chỉ là kết nối bạn học. Năm 2004, MySpace ra đời
với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục
ngàn thành viên mới mỗi ngày và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội
đầu tiên có nhiều lượt xem nhiều hơn cả Google. Tuy nhiên, dấu ấn bước ngoặt cho sự
phát triển của hệ thống mạng xã hội là vào năm 2006, với sự ra đời của Facebook dựa
trên nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ
(apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform
nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho
Facebook thu hút gần 600 triệu thành viên, đứng đầu bảng các mạng xã hội trên thế giới.

131
Trong sự kiện trận động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, riêng buổi chiều
ngày 11-3, đã có hơn 9.000 video liên quan đến trận động đất và 7.000 video liên quan
đến trận sóng thần được tải lên Youtube. Những hình ảnh và video clip này về sau đã
được các báo chí ở Nhật cũng như trên thế giới xâu chuỗi và sử dụng, góp phần thông
tin cho công chúng toàn thế giới cái nhìn toàn cảnh về thảm họa thiên nhiên này.
Đây là một ví dụ minh chứng cho sự tương tác mạnh mẽ giữa mạng xã hội và báo chí -
một hiện tượng tương tác tất yếu trong xu thế phát triển của internet nói chung và mạng
xã hội nói riêng. Sự tác động qua lại giữa một hình thức chuyển tải thông tin có tính
chất truyền thống và chính thống (báo chí) với một loại hình giao tiếp mới mẻ và năng
động kéo theo nhiều tiện ích và cả những hệ lụy mà chúng ta cần nhận thức về nó nhanh
chóng và rõ ràng hơn.
Ở Việt Nam, số người dùng mạng xã hội đang tăng lên nhanh chóng. Theo một thống kê
mới nhất, trong số đối tượng 18 tuổi trở lên có tài khoản mạng xã hội thì: 43% dân số có
một tài khoản, 25% có hai tài khoản, 13% có bốn tài khoản trở lên. Theo số liệu từ
DoubleClick Ad Planner(1), trong tháng 1-2012, lượng người dùng Internet tại Việt
Nam là 23 triệu (chiếm 26% dân số Việt Nam) và lượt xem là 18,4 tỉ. Về mạng xã hội
tại ViệtNam, Zing Me (me.zing.vn) có lượng người dùng cao nhất (8,2 triệu), thời gian
truy cập nhiều nhất (1 tỉ phút) và lượt xem 540 triệu. Đứng thứ hai là Facebook.com với
5,6 triệu người dùng, thứ ba là yume.vn (2,2 triệu người dùng), thứ tư là tamtay.vn (1
triệu người dùng). Theo Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ
Thông tin và Truyền thông), công cụ tìm kiếm và mạng xã hội là hai dịch vụ được hàng
chục triệu người dùng internet sử dụng rộng rãi nhất (100% sử dụng tìm kiếm, 80% sử
dụng mạng xã hội).
Tính đến tháng 3 năm 2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí
điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp. Sự tương tác giữa
các loại hình thông tin này đang diễn ra vô cùng sôi động.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet
và thông tin điện tử trên internet đã thống nhất về mặt khái niệm: “Mạng xã hội trực
tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác,
chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường internet, bao gồm dịch vụ
tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyết (chát) và các hình thức tương tự khác”.
Các hình thức tương tự khác ở đây, có thể hiểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại, xem
phim, ảnh (voichat), chia sẻ tập tin (files), trò chơi (games)... Với những tính năng này,
mạng xã hội đã mang đến một sự liên kết mới mẻ và đa dạng, rộng lớn cho hàng trăm
triệu thành viên trên khắp thế giới, tác động không nhỏ đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có báo chí.
1. Về sự tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo
chí Mạng xã hội là “kho” thông tin cho báo chí
Hàng ngày, nhiều sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục
trên mạng xã hội đã được nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành viên
trên mạng xã hội đều có thể được xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin
nào đó mà báo chí chưa đủ khả năng để nắm được. Tất nhiên, “kho” thông tin này, chứa
đựng cả những “tin rác”, “tin vịt” và cả những “tin vàng”.
Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể
tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những chủ đề nào đó
cho bài báo của mình.

132
Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông tin từ báo chí,
nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí
Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền
trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó được
phát hành trên các sạp báo.
Các thành viên của mạng xã hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội
dung của bài báo, có người còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này lại
có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo chí. Quan niệm về
“bài báo mở” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính sự tương tác này.
Mạng xã hội là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng
Nhiều vấn đề, sự kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên các trang mạng
xã hội chính là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn nắm bắt. Triển khai những
đề tài, ý tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh
chóng, chính là hiệu quả mà báo chí có thể mang lại. Sự nhanh nhạy của cơ quan báo
chí và người làm báo, trả lời được những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng nhu cầu
thông tin của công chúng chính là “gãi” đúng “chỗ ngứa” của công chúng.
Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội trong một sự kiện, một
vấn đề “nóng” nào đó thường muốn tìm kiếm thông tin từ báo chí, nơi mà họ cho là
“chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về những sự kiện mới chỉ ở dạng lan
truyền trên mạng như “lời đồn”. Tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng được sự tìm kiếm này
sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ và rộng lớn.
2. Một số vấn đề đặt ra
Trước hết, cần khẳng định thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn không phải là báo chí.
Những gì chúng ta đón nhận mỗi khi mở máy tính, truy cập internet, chia sẻ với cộng
đồng mạng chỉ đơn thuần là thông tin mang tính cá nhân mà thôi. Nó có thể là những
thông tin hay, chính xác, thông tin có giá trị nhưng cũng có thể là tin rác, tin “vịt”. Nó
có thể là sự nghiêm túc cũng có thể là trò đùa hoặc sự ác ý. Nó có thể là nhìn nhận xã
hội và con người một cách sắc sảo, hợp lý nhưng cũng có thể là góc nhìn quy chiếu hẹp,
thiển cận. Nó có thể là thông tin “kim cương” hoặc chỉ là những thông tin thất thiệt,
thiếu sự kiểm chứng. Không loại trừ, trong số đó có cả bàn tay của những thế lực thù
địch muốn lợi dụng phạm vi tác động lớn của mạng xã hội để chống phá sự nghiệp đổi
mới của Đảng và nhân dân ta.
Trên thực tế, bên cạnh một số trang mạng xã hội được cấp phép ở Việt Nam, một số thế
lực thù địch lợi dụng internet đã dùng thủ đoạn xây dựng các trang web, đặt máy chủ ở
nước ngoài, đăng tải các thông tin, luận điệu phản động, sai trái, kích động, trái thuần
phong mỹ tục… nhằm chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Những thế
lực này, với tư cách thành viên của các trang mạng xã hội, đưa lên mạng những lời lẽ
bình luận không khách quan hoặc thông tin sai sự thật, thậm chí bịa đặt, nhằm gây nhiễu
loạn thông tin, bôi nhọ hình ảnh, nói xấu chế độ…
Bằng quá trình tác nghiệp cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan và chân thật, báo chí sẽ “chính
thống hóa” những thông tin trên mạng xã hội theo hai hướng: Nếu thông tin từ mạng xã
hội là đúng, báo chí sẽ kịp thời ngợi khen, cổ vũ và khai thác tốt hơn. Còn ngược lại,
khi thông tin từ mạng xã hội là sai, báo chí sẽ chấn chỉnh, phê phán và kịp thời định
hướng bằng thông tin chính xác. Chẳng hạn, vụ clip ghi lại hình ảnh ném phao thi ở Đồi
Ngô, Bắc Giang hồi tháng 5-2012 sau khi xuất hiện trên các trang mạng xã hội đã được
báo chí sử dụng để phân tích, làm sáng rõ hơn những tiêu cực đã xảy ra, tạo được hiệu
ứng xã hội mạnh mẽ.

133
Khai thác thông tin mạng xã hội: cần thận trọng!
Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải là việc
xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi người cầm bút có thể thu
thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công chúng một cách
nhanh nhất.
Tuy nhiên, mỗi người cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin
từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí phải
thực sự trở thành “người gác cổng thông tin”. Có như vậy mới tạo nên tác phẩm báo chí
có giá trị, góp phần định hướng cho người đọc. Mới đây, dư luận xôn xao về việc MC -
diễn viên Quyền Linh bị công an bắt vì vận chuyển và buôn bán "hàng cấm" ma túy bởi
một clip quay cảnh này được tung lên youtube. Một loạt báo lớn đã vào cuộc và tìm
hiểu, xác minh thông tin ngay khi xem clip và đọc các phản hồi trên mạng xã hội. Thực
chất đó chỉ là cảnh quay truyền hình nói về hậu trường đằng sau những vụ án… Nếu báo
chí không “tỉnh táo”, tin vào những hình ảnh “mắt thấy” từ những clip trên mạng xã hội
sẽ sa đà vào việc thông tin không chính xác, bôi nhọ hình ảnh của cá nhân, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp báo chí.
Mạng xã hội tạo ra quy trình tác nghiệp mới cho người làm báo
Trong sự tương tác qua lại này, chính mạng xã hội - tự bản thân nó đã gián tiếp thúc đẩy
một quy trình tác nghiệp mới cho những người làm báo. Những nhà báo hiện đại ngày
nay, có thể lướt web hàng ngày, truy cập các trang mạng xã hội để nắm bắt thông tin,
tâm trạng và những vấn đề mà cư dân mạng đang quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp
với các thành viên mạng và hình thành trong đầu những ý tưởng cho nhiều bài báo mới
của mình. Các tin tức mà báo chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực
hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trước đây.
Nhiều tòa soạn, trước những vấn đề “nóng” có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để triển
khai ý tưởng. Hơn bao giờ hết, công chúng được quan tâm và ở một góc độ nào đó, có
khả năng “định hướng” thông tin của tờ báo, tham gia vào quá trình ra đời một bài báo.
Các nhà báo cũng không thể dửng dưng với những thông tin nóng hổi trên mạng. Chính
họ chứ không phải ai khác sẽ phải đóng vai trò nắm bắt dư luận xã hội và định hướng
thông tin tạo ra sự ổn định trên cộng đồng mạng và trong xã hội. Thời gian qua, nhiều
thông tin trên báo chí được sử dụng từ mạng xã hội liên quan đến đời tư của nghệ sỹ,
chuyện sử dụng hàng hiệu đắt tiền, tình yêu tay ba, tay tư hay chuyện nghệ sỹ “mạt sát”,
hạ bệ nhau, rồi nghệ sỹ dùng mạng xã hội để PR cho chính bản thân… Việc lên tiếng
phê phán, từ đó định hướng lối sống lành mạnh cho lớp trẻ hoặc lợi dụng thông tin này
để tạo ra những bài viết có tính “lá cải”, thuần túy câu “view”, cổ vũ cho lối sống vị kỷ,
tôn sùng vật chất trong một bộ phận giới trẻ chính là phụ thuộc vào đạo đức, trách
nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của người làm báo.
Làm thế nào để tận dụng được ưu thế của sự tương tác
Tương tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu xảy ra. Vấn đề là phải làm như
thế nào để tận dụng được ưu thế về tính tương tác ấy cũng như hạn chế những mặt tiêu
cực của mạng xã hội, để góp phần đưa mạng xã hội phát triển đúng hướng, và báo chí
cũng tận dụng được điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trước tiên, cần
tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và
trang mạng xã hội trên internet… Cần có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm
tối đa tác động tiêu cực của internet đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng internet, trang mạng xã hội, các trang thông tin

134
điện tử có tên miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting)
trong nước để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu, chống đối chế
độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc (2).
Thứ hai, nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan báo chí, đặc
biệt là các báo mạng điện tử. Sự chỉ đạo đúng hướng, vạch ra chiến lược phát triển đúng
cho tờ báo của mình, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng, thẩm định thông tin và cuối
cùng là “chính thức hóa” thông tin trên trang báo sẽ góp phần tạo sự thành công cho sản
phẩm báo chí. Ngược lại, khi người đứng đầu “bật đèn xanh” cho đội ngũ phóng viên,
biên tập viên sử dụng thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, chỉ hướng tới câu
“view”, chạy theo xu hướng “lá cải” thì chính họ đã góp phần làm giảm uy tín của tờ
báo, tất yếu người đọc chân chính sẽ tẩy chay.
Thứ ba, hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và
kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm
chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng phân tích theo chủ đề là
việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu tiên và cùng với
bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”. Tránh xu hướng một số
phóng viên chỉ chăm chăm lướt web, khai thác các “tin nóng” từ các diễn đàn rồi cắt
dán ý kiến của người nọ người kia để tạo ra những sản phẩm mà họ cho là “báo chí”.
Mỗi người cầm bút luôn nhớ một điều: Báo chí đòi hỏi tính khách quan, chân thật và
tính thẩm mỹ cao.
Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Đỗ Quý Doãn cũng nêu quan điểm trong một
Hội nghị về thông tin mạng: “Các nhà báo và tòa soạn báo cần tự xây dựng cho mình
phương thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng xã hội. Vấn đề là kiểm
chứng thông tin chứ không phải là e ngại thông tin từ mạng xã hội. Phía cơ quan quản lý
cũng phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trường lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã
hội phát triển” (3).
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành
viên khắp thế giới. Muốn thu hút, lôi cuốn được độc giả, báo chí cần phải thay đổi
những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế này. Theo thống kê
của một chuyên gia nước ngoài, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý
tưởng, 21% trong số đó bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số đó có trang
blog riêng. Nhiều tòa soạn báo chí trên thế giới và trong nước đã và đang tận dụng
mạng xã hội để mở rộng phạm vi tác động, mở rộng hơn lượng công chúng của mình. Ở
Việt Nam, một số báo mạng điện tử lớn như VnExpress, VietNamNet… đã đưa sản
phẩm của mình lên facebook, Twitter, Zing Me… cũng chính là nhằm khai thác sự
tương tác rộng hơn giữa công chúng và tờ báo, công chúng và tác giả, tác phẩm báo chí,
hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí.
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt, những người làm báo một mặt,
cần nhanh nhạy, tích cực và chủ động hơn nữa, mặt khác, phải luôn đề cao đạo đức,
trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của người cầm bút. Tận dụng các ưu thế của mạng
xã hội không phải là bị nó cuốn theo để trở thành báo “lá cải” hoặc “tin vịt”. Báo chí
đặc biệt là báo mạng điện tử cần tăng cường hơn các phương thức tạo sự tương tác với
công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo
chí cũng như người viết. Sự tương tác quý báu ấy vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết
giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm báo chí./.
---------------------

135
(1). Kết quả thống kê của Ad Planner dựa theo dữ liệu tìm kiếm trên Google, thông tin
chia sẻ ẩn danh trên Google Analytics, dữ liệu do người dùng tự nguyện chia sẻ, nghiên
cứu thị trường của các bên thứ ba, kết hợp với các thuật toán của Google.
(2) Nguyễn Thế Kỷ, Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát
triển và quản lý, Tạp chí Cộng sản số 12-2011.
(3) Phát biểu tại Hội thảo phân tích sự tác động giữa thông tin của báo chí truyền thống
và thông tin trên các mạng xã hội đã diễn ra tại Huế ngày 28-10-2011.
Nguyễn Minh Huế

(Nguồn: Tạp chí Tuyên Giáo số 8)

136

You might also like