You are on page 1of 17

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU


----------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Dự án nghiên cứu khoa học

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHẤN CHỈNH BẠO LỰC


NGÔN NGỮ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Học sinh thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2021


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu dưới mái trường THPT Chuyên
Nguyễn Du, với sự dìu dắt, chỉ bảo và giảng dạy của quý thầy, cô giáo, bản thân
em đã học hỏi, tích lũy được nhiều kiến thức và mở rộng sự hiểu biết của mình.
Đó là hành trang quý giá cho em, để khi bước vào đời, em càng vững vàng trong
sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Bằng tất cả tấm lòng, em xin bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, toàn thể quý thầy, cô trong Hội đồng sư phạm
trường THPT Chuyên Nguyễn Du, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt –
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục công dân, người trực tiếp hướng dẫn tận
tình, chu đáo để em hoàn thành dự án này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo, các bạn học sinh
trường THPT Chuyên Nguyễn Du, trường THPT Buôn Ma Thuột, trường THPT
Chu Văn An và các cơ quan ban ngành của tỉnh Đắk Lắk cũng như gia đình đã
giúp đỡ em hoàn thành dự án.
Với một khoảng thời gian không nhiều cũng như kiến thức, sự hiểu biết
của bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình hoàn thành dự án không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và
những người quan tâm đến vấn đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2021


Tác giả

Đặng Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Giả thiết nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
7. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 8
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 9
1. Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu.............................................................. 9
2. Chương 2: Thực trạng và hậu quả của tình trạng bạo lực ngôn ngữ học
đường ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ................... 12
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị và văn hóa – xã hội của
thành phố Buôn Ma Thuột ........................................................................... 12
2.2 Thực trạng bạo lực ngôn ngữ học đường của học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. ..................................................... 12
2.3. Hậu quả của bạo lực ngôn ngữ học đường. .......................................... 12
2.4 Một số kết luận về thực trạng và nguyên nhân bạo lực ngôn ngữ học
đường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. ........................................... 12
3. Chương 3: Giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. ........................ 12
3.1. Những giải pháp cơ bản chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngôn ngữ ở học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột…….….12
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 13
1. Kết luận........................................................................................................ 13
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 15
2.1. Đối với học sinh .................................................................................... 15
2.2. Đối với nhà trường ................................................................................ 15
2.3. Đối với gia đình..................................................................................... 15
2.4. Đối với xã hội:....................................................................................... 16
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 16
E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................ 17
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một lời nói có thể cứu sống một người nhưng cũng có thể giết chết một
người, trong cuộc sống, việc chúng ta sử dụng ngôn ngữ một cách thô tục, thiếu
tế nhị để chỉ trích, xúc phạm, khủng bố và tấn công người khác thì vô hình chúng
ta đã gây ra cho đối phương những tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, đôi khi
chính bản thân người sử dụng ngôn ngữ không nhận ra, đó chính là bạo lực ngôn
ngữ -“Kẻ sát nhân ẩn mình”.
Việc chúng ta sử dụng ngôn ngữ một cách thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích,
xúc phạm, khủng bố và tấn công người khác thì vô hình chúng ta đã gây ra cho
đối phương những tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, đôi khi chính bản thân
người sử dụng ngôn ngữ cũng không nhận ra. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn
nhân của bạo lực ngôn ngữ, đặc biệt là các học sinh THPT. Vốn dĩ tâm lý các bạn
ở độ tuổi này đang rất nhạy cảm, dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh lại phải sống trong
một môi trường dễ bị bạo lực ngôn ngữ từ chính bạn bè, thầy cô, bố mẹ thì đây
đúng là một điều đáng lo ngại.
Vậy bạo lực ngôn ngữ học đường là gì? Bạo lực ngôn ngữ học đường là
hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường gió dục hiện
nay, bạo lực ngôn ngữ là một dạng của bạo lực những không dùng hành động tay
chân, cũng không dùng sức lực để uy hiếp đối phương mà dùng tinh thần, ngôn
ngữ, lời nói để lăng mạ, sỉ nhục, uy hiếp, đe dọa và làm tổn thương đến danh dự,
nhân phẩm của người khác xảy ra trong phạm vi nhà trường, trường học.
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc bạo lực ngôn ngữ lại càng có điều
kiện phát triển thành nhiều dạng khác nhau, đặc biệt là không gian mạng xã hội
và ngày càng trở nên khó kiểm soát. Nếu như lúc trước học sinh bị bắt nạt, cô lập,
đánh đập rủ rê ở trường học thì bây giờ học sinh lại bị bạo lực về mặt ngôn ngữ -
một loại bạo lực về tinh thần qua lời nói hay từ ngữ với sự tham gia của hàng
triệu con người.
Từ thực trạng bạo lực ngôn ngữ tại nơi tôi đang sinh sống và là một học
sinh cũng từng gặp phải vấn đề nhạy cảm này, tôi muốn làm dự án nghiên cứu
vấn đề “Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm
nghiên cứu về nguyên nhân và phát triển bạo lực ngôn ngữ của học sinh THPT
trong thành phố, góp phần nhỏ, đại diện cho những người đã và đang chịu sự ảnh
hưởng của bạo lực ngôn ngữ dám đứng lên nói, chia sẻ cũng nâng cao nhận thức
của học sinh THPT về bạo lực ngôn ngữ. Trong dự án này, tôi sẽ phân tích thực
trạng bạo lực ngôn ngữ của học sinh THPT tại Buôn Ma Thuột, từ đó phân tích
và giải thích bản chất nguyên nhân, cũng như hậu quả rút ra trách nhiệm của mỗi
người và biện pháp giải quyết. Dự án khoa học này hướng đến mục đích thay đổi
nhận thức học sinh và giảm thiểu tối đa việc bắt nạt để học sinh có thể phát triển
tốt nhất trên cả phương diện học tập và tâm hồn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá các dạng bạo lực mà học sinh PTTH sử dụng và nhận diện mẫu
học sinh có khuynh hướng sử dụng bạo lực: bạo lực ngôn ngữ. Đánh giá tác động
của các phản ứng xã hội tới việc sử dụng hành vi bạo lực học sinh: phản ứng gia
đình; phản ứng của giáo viên và cán bộ quản lý; phản ứng kỷ luật nhà trường;
phản ứng của bạn bè. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và can
thiệp hành vi BLHĐ của học sinh PTTH.
Hiện nay các đề tài nghiên cứu về bạo lực ngôn ngữ được tiến hành ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về bạo lực ngôn ngữ
tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố
tuổi, giới tính, các yếu tố liên quan đến nhà trường và các hành vi bạo lực, đặc biệt là
bạo lực ngôn ngữ. Do đó, nghiên cứu này được thưc hiện với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột bị bạo lực ngôn ngữ và các hình thức bạo lực ngôn ngữ.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ bắt nạt trên mạng xã hội ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3. Xác định rõ trách nhiệm của những ai liên quan nhằm đề ra giải pháp đề
khắc phục và hạn chế thực trạng học sinh THPT bị bạo lực ngôn ngữ trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Bốn trường trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được lựa chọn có chủ đích. Tại mỗi trường,
lựa chọn ngẫu nhiên ở khối lớp 10, 11 và 12. Trong tổng số 639 học sinh được
lựa chọn ngẫu nhiên từ 3 trường tham gia nghiên cứu: Tổng số học sinh tham gia
là 527, tỷ lệ hoàn thành phiếu hỏi là 100% trong đó có 112 học sinh từ chối tham
gia trả lời, 0 học sinh không hoàn thành phiếu trả lời.
4. Giả thiết nghiên cứu
Hiện nay, đối với học sinh đang học THPT, sự giao tiếp trực tiếp, hay sự giao
tiếp trực tuyến trên mạng xã hội là những điều thiết yếu đối với học sinh, đặc biệt
là trong mùa dịch Covid-19 với quá trình học trực tuyến kéo dài, sự giao tiếp
thông qua mạng xã hội là không thể ngăn cản. Học sinh có thể làm quen, trao đổi
kiến thức với bạn bè mà không ngần ngại như ở trên lớp, học sinh có thể cùng
nhau tạo ra những nhóm học tập để cùng giúp đỡ nhau, chia sẻ….Ngoài ra, mạng
xã hội cũng giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học. Đó là biểu hiện
của những học sinh sử dụng mạng xã hội đúng cách và lành mạnh.
Thực trạng BLHĐ ngày càng gia tăng và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng
tới đời sống của học sinh THPT. Sự quan tâm nhắc nhở con cái của các bậc cha
mẹ càng ngày càng lỏng lẻo, con em họ đang ở lứa tuổi THPT không được quan
tâm, chăm sóc, chia sẻ tâm tư tình cảm với mẹ cha. Nhà trường chưa thực sự có
những biện pháp can thiệp triệt để với những hành vi thưởng - phạt cho học sinh
THPT, khiến các em không nể sợ. Mô hình hỗ trợ tâm lý trong trường học còn
hạn chế. Khi các em có vấn đề về học tập, stress vẫn chưa có nơi hỗ trợ kịp thời.
BLHĐ ngày càng gia tăng, cần mô hình trợ giúp kịp thời nhằm ngăn chặn tình
trạng này.
Bên cạnh đó, cũng có những học sinh sử dụng mạng xã hội với những mục
đích tiêu cực, không lành mạnh mà tiêu biểu đó chính là việc sử dụng mạng xã
hội đi lăng mạ, bêu rếu, chì chiết một đối tượng nào đó. Và học sinh không ý thức
được rằng việc họ đang làm được gọi là bạo lực ngôn ngữ và hơn hết đó chính là
bạo lực tinh thần của một đối tượng.
Vì vậy tôi muốn nâng cao ý thức của các bạn học sinh trong việc giảm thiểu
và khắc phục tình trạng cố tình bạo lực một đối tượng bằng ngôn ngữ. Từ đó, để
học sinh, nhà trường cũng như phụ huynh sẽ ý thức được trách nhiệm của mình
và xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh đúng như phương châm “mỗi
ngày đến trường là một niềm vui” và thực hiện đúng phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong năm học 2021 - 2022.
Không gian: thành phố Buôn Ma Thuột
Thời gian: Tháng 09 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022
- Khách thể nghiên cứu:
+ Thầy cô giáo dạy trong và ngoài trường học bậc THPT
+ Học sinh trong và ngoài trường học bậc THPT
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những lý luận chung về bạo lực, bạo lực ngôn ngữ ở học
sinh THPT, đồng thời chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa Nhà trường, gia đình,
học sinh và xã hội về vấn đề này.
Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay có xu
hướng gia tăng với nhiều hình thức khác nhau.
Ba là, bước đầu đưa ra một số nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân,
tổ chức có liên quan và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu
quả thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột,tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
7. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nghiên cứu
- Thực trạng và hậu quả của tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường ở học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Kết luận và kiến nghị
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
8.2.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tác giả thu thập một số dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng
trên báo, bài viết của một số trang mạng Internet, bài viết của báo Việt Nam và
nước ngoài và công trình nghiên cứu khác liên quan đến thực trạng bạo lực ngôn
ngữ. Tác giả dựa trên những hiểu biết cảm nhận của bản thân tích lũy trong quá
trình trưởng thành, trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường cũng nhưng qua
quan sát những biểu hiện tâm lí.
8.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến (Anket): Phương pháp này được triển khai
theo các bước sau: (1) Xác định mẫu điều tra, (2) Thiết kế mẫu phiếu điều tra; (3)
Điều tra thử, (4) Chuẩn lại phiếu điều tra; (5) Phát phiếu điều tra; (6) Thu phiếu điều
tra.
- Phương pháp quan sát định lượng: Tác giả thu thập được những thông tin
từ những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong bảng khảo sát của 1000
học sinh đến từ các trường THPT khác nhau ở thành phố Buôn Ma Thuột.
8.4. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Với kết quả điều tra từ phiếu khảo sát và quan sát thực tế, tác giả sẽ tổng hợp
và đưa ra những con số, sau đó phân tích những chủ đề theo từng nội dung. Từ đó
rút ra được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp của việc bạo lực ngôn
ngữ.
8.5. Phương pháp tổng hợp và so sánh:
Đây là phương pháp đi vào khái quát vấn đề bạo lực ngôn ngữ ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian qua
để nhằm xử lý, tổng hợp và tập hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài, xử lý
các số liệu thống kê từ các nguồn điều tra và đưa ra những so sánh với các địa
phương khác để thấy được vai trò, vị trí trong việc nâng cao nhận thức của con
người nói chung và học sinh, phụ huynh nói riêng về vấn đề bạo lực ngôn ngữ ở
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong hiện
tại và tương lai.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu
Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ trong cuộc sống đề cao vai trò sử dụng
ngôn ngữ. Ông cha ta vốn rất coi trọng lời ăn tiếng nói, ngay trong tứ đức của
người phụ nữ yêu cầu phải có “ngôn hạnh”. Hay trong đề cương Văn hóa Việt
Nam (1943) của Đảng nhấn mạnh phải coi trọng “tranh đấu về tiếng nói, chữ
viết”, bao gồm “thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói; ấn định mẹo văn ta; cải
cách chữ quốc ngữ”, v.v. Thế nhưng, thực trạng học sinh nói tục, chửi bậy, sử
dụng những ngôn ngữ thô tục, lăng mạ và sỉ nhục người khác ngày càng gia tăng.
Điều này tạo ra những hệ lụy không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh, là quá trình mở đầu và cũng là một trong những vấn đề nghiêm
trọng trong xã hội ngày nay, hay còn gọi là bạo lực ngôn ngữ. Và bạo lực ngôn
ngữ là một hành vi dùng từ ngữ gián tiếp tạo nên những tổn thương về tâm lí và
dẫn đến nỗi đau về thể chất, tinh thần, và hậu quả của chúng có thể nặng hơn rất
nhiều so với bạo lực thông thường, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, bạo lực ngôn ngữ
học đường là một vấn đề nhức nhối đáng chú ý. Để các em nhận thức đúng đắn
về việc sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự trong giao tiếp và học tập, cần sự
phối hợp giáo dục chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Chính vì vậy, hiện tượng bạo lực ngôn ngữ học đường ở đối tượng học sinh
THPT đang trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Thực tế, phạm vi diễn ra
tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường là tất cả mọi nơi, đặc biệt tại trường học
và mạng xã hội. Với hình thức bạo lực ngôn ngữ trực tiếp, tại phạm vi trường
học, trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ
lẻ, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề bạo lực ngôn ngữ học đường của
học sinh THPT đã được nhắc đến như:
Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “Hành vi bạo
lực ở thanh thiếu niên – con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” đã chỉ
ra con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp cận, đánh giá
thành vi bạo lực học đường, bên cạnh đó, đã góp phần giải thích và đưa ra thực
trạng của hình thức bạo lực bằng ngôn ngữ tại trường học. Đóng góp đáng kể cho
quá trình ngăn chặn và giáo dục học sinh cấp THPT về tính nghiêm trọng của
hành vi bạo lực ngôn ngữ học đường nói riêng và bạo lực học đường nói chung.
Đề tài nghiên cứu có tên “Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung
học”, Năm 2008- 2010 do Trần Thị Minh Đức chủ trì đã tìm hiểu về nhận thức
của học sinh THPT về hành vi gây hấn, chi ra thực trạng nguyên nhân của hành
vi gây hấn ở học sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc
điểm tâm lý -xã hội của học sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây
hấn, đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây hấn ở học
sinh THPT. Và hơn cả, đề tài nghiên cứu còn đưa ra những hình thức gây hấn chủ
yếu của học sinh THPT, đặc biệt là những hành vi sử dụng ngôn ngữ để chửi tục,
nói bậy, gây hiềm khích, và tạo ra những hậu quả không đáng có, đặc biệt là nguy
hại đến tâm lý của đối tượng bị bạo lực ngôn ngữ. Đề tài nghiên cứu đã đánh
thẳng vào tâm lý của giới trẻ và những suy nghĩ của học sinh THPT, đóng góp rất
lớn cho sự ngăn chặn tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường hiện nay.
Bạo lực ngôn ngữ học đường đáng lo ngại không chỉ vì ở hình thức trực
tiếp đơn thuần, mà chúng còn lan rộng lên nơi kết nối mọi con người trên thế giới
– mạng xã hội. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên
Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian
và thời gian. Những mạng xã hội có khả năng kết nối rộng lớn nhất hiện nay là
Facebook, Instagram, Youtube, Myspace, Tumblr, Google Plus, Twitter…. Việc
sử dụng mạng xã hội mang lại cho người dùng những trải nghiệm hết sức thú vị,
nhưng đôi khi mạng xã hội cũng mang lại những rắc rối không đáng có. Trong
cuốn sách CyberSafe, tác giả bình luận rằng “Internet khiến ngay cả đứa trẻ ngoan
cũng có thể bắt nạt người khác vì không ai biết mặt nó”. Hay nói cách khác, chúng
ta cần quan tâm tới cải thiện giáo dục cho thanh thiếu niên đồng nghĩa với trách
nhiệm đối với môi trường mà thanh thiếu niên tiếp xúc, cả trên mạng và ngoài
đời.
Ở Việt Nam, năm 2015, một nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai đã bị bạn trai tung
clip sex lên mạng. Chỉ trong 2 ngày đã có hàng trăm ngàn người vào xem và hàng
ngàn người chia sẻ. Rồi mọi người ùa vào trang Facebook của nữ sinh và bạn trai
để tiếp tục đưa ra những lời bình luận chế giễu, cợt nhả, nhục mạ. Hai hôm sau
cô nữ sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Năm 2018, một học sinh lớp 11 ở Nghệ An cũng đã tự tử dưới ao trong nhà
và một em khác mới tốt nghiệp lớp 12 ở Hà Nội uống thuốc diệt cỏ tự tử vì những
hành vi bạo lực ngôn ngữ trên không gian mạng.
Qua đó ta thấy, việc bạo lực ngôn ngữ trên mạng xã hội đang dần trở thành
một “xu thế” đang diễn ra và là một vấn đề nguy cấp tại Việt Nam, và nghiêm
trọng tại một số nước trên thế giới, là một mối nguy hiểm cần loại bỏ ngay lập
tức. Nó mang lại những hậu quả vô cùng nặng nề và đe dọa đến tính mạng nạn
nhân.
Theo bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF khi bàn luận về bắt
nạt trên mạng đã đưa ra nhận định: “Ngày nay, không gian lớp học kết nối với
thế giới bên ngoài cũng đồng nghĩa với việc giờ đến trường không còn kết thúc
lúc học sinh rời lớp học, và thật đáng buồn, bạo lực học đường cũng không dừng
lại ở đó”. Với sự phát triển nhanh của thời đại công nghệ như hiện nay, hành vi
bạo lực ngôn ngữ học đường cũng ngày càng phổ biến như nói xấu, tẩy chay hay
đưa ra những câu chuyện sai sự thật…Tất cả những hành động đó cứ lặp đi lặp
lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh, ảnh hưởng đến thể chất,
tinh thần…và về lâu dài học sinh bị bạo lực ngôn ngữ có nguy cơ trầm cảm.
Đa số học sinh được giáo dục trong bầu không khí đạo đức lành mạnh,
trong tổ chức của đoàn thanh niên, trong những hoạt động tập thể của học sinh
thì hình thành sự phát triển của môi trường tích cực, tốt đẹp. Nhưng có nhiều học
sinh bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực do chưa phân biệt đuợc đúng sai, hay
dở. Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan là sai lầm khi tự đánh giá của
thanh niên mới lớn là một tất yếu khách quan và nó là dấu hiệu của một nhân cách
đang trưởng thành. Do vậy, cần phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc, không chế
giễu, đùa cợt sai lầm để gây ra những nhận định sai lầm hơn trong cách nhìn nhận
của học sinh, cũng như việc tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh, tích cực.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây đã góp phần vạch ra thực trạng của vấn
đề bạo lực ngôn ngữ học đường ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của
thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt
nhau, nói xấu tung tin đồn, tẩy chay hay cô lập bạn học còn chưa được quan tâm
phân tích từ người có hành vi bạo lực ngôn ngữ và người chịu bạo lực ngôn ngữ.
Do đó, nghiên cứu “Giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” là vấn đề mới, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm phong phú hơn lý luận về vấn đề
bạo lực ngôn ngữ trong môi trường học đường góp phần làm rõ thực trạng hành
vi bạo lực ngôn ngữ học đường của học sinh THPT.
2. Chương 2: Thực trạng và hậu quả của tình trạng bạo lực ngôn ngữ
học đường ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị và văn hóa – xã
hội của thành phố Buôn Ma Thuột
- Hoàn cảnh địa lí – chính trị.
- Đặc điểm dân cư sinh sống.
- Các đặc trưng của việc hình thành và phát triển thành phố.
2.2 Thực trạng bạo lực ngôn ngữ học đường của học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Nhận thức của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột về
tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường hiện nay.
- Mức độ phổ biến của bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Các hình thức hoạt động khi bạo lực ngôn ngữ học đường xảy ra và mức
độ của bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Đặc điểm của học sinh khi sử dụng bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Các yếu tố tác động đến bạo lực ngôn ngữ học đường đồng thời sự quan
tâm chia sẻ của học sinh THPT khi gặp phải trường hợp bạo lực ngôn ngữ.
2.3. Hậu quả của bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Đối với nạn nhân.
- Đối với người gây ra bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Đối với xã hội.
- Có thể dẫn đến trường hợp vi phạm pháp luật.
2.4 Một số kết luận về thực trạng và nguyên nhân bạo lực ngôn ngữ
học đường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Một số kết luận về thực trạng bạo lực ngôn ngữ học đường.
- Nguyên nhân của hành vi bạo lực ngôn ngữ học đường của học sinh THPT
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay.
3. Chương 3: Giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngôn ngữ ở
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3.1. Những giải pháp cơ bản chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngôn ngữ
ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày
càng phổ biến và nghiêm trọng hơn, gây nên nhiều hậu quả về cả thể chất và tâm
lý cho học sinh, ảnh hưởng đến sự ý thức, đạo đức và cả kỹ năng sống của học
sinh.
Chỉ vì những xích mích nhỏ mà một số học sinh sẵn sàng hạ bệ bạn, thậm
chí là hành hung ngay trong trường. Điều đáng nói, mặc dù có nhiều học sinh
khác đứng xung quanh chứng kiến nhưng không ai can ngăn, thậm chí còn dùng
điện thoại quay video, đăng tải lên mạng xã hội gây xôn xao dư luậnBạo lực ngôn
ngữ trong học đường hiện nay không chỉ là nỗi lo của các bậc phụ huynh, các nhà
trường mà còn là của toàn xã hội, đòi hỏi cần phải sớm có giải pháp để ngăn chặn
tình trạng này.
Vì vậy, giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, tránh tình trạng rối loạn
tâm lý, trờ thành người thích bạo lực, thay vào đó trở thành những con người có
ích cho xã hội là trách nhiệm rất quan trọng của nhà trường, gia đình, xã hội và
toàn thể học sinh. Nhưng không phải đối tượng nào cũng hiểu biết về các nguyên
nhân gây nên bạo lực ngôn ngữ học đường cũng như những kỹ năng để biết ngăn
chặn, xử lý một cách hài hoà nhất, nên cần có những giải pháp thực sự cần thiết
để chấn chỉnh tình trạng này.
- Nhà trường, giáo viên và gia đình cần trang bị, hướng dẫn cho học sinh
kỹ năng ứng phó khi bắt gặp tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường ngoài đời
thực và trên mạng xã hội.
- Giải pháp công tác xã hội trong trường học.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức sử dụng chuẩn mực ngôn ngữ trong giao
tiếp, học tập thông qua các giờ học tích hợp liên môn, sinh hoạt đoàn.
- Xây dựng chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ về chống bạo lực ngôn
ngữ học đường.
- Tập huấn cho giáo viên, phụ huynh để phòng tránh và giải quyết bắt nạt
trên mạng xã hội.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Mặc dù thời gian thực hiện đề tài hạn hẹp nhưng sau sự nỗ lực hết mình
của các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã hoàn thiện đề tài với một số kết quả
nhất định. Tuy còn nhiều sai sót nhưng công trình nghiên cứu của chúng tôi cũng
đã mang lại không ít những thành tựu.
Thứ nhất, đề tài đã giúp cho mọi người có những hiểu biết nhất định thông
qua hệ thống lý thuyết chung về hành vi BLNNHĐ. Thực tế, một số người vẫn
chưa có một khái niệm chính xác về hành vi BLNNHĐ, lại càng không hiểu rõ
về sự hình thành, phát triển cũng như các hình thức của hành vi này nên họ đã
không thấy được rõ ràng tác động của BLNNHĐ đến đời sống cũng như sự phát
triển của học sinh. Do đó, việc cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng
BLNNHĐ là sự thành công bước đầu giúp cho mọi người có một kiến thức nền
tảng để đánh giá mọi mặt về tình trạng BLNN hiện nay. Thực trạng bạo lực ngôn
ngữ học đường ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đang
diễn ra vô cùng mạnh mẽ và vẫn có xu hướng tiếp tục phát triển nếu không có
biện pháp khắc phục. Hình thức và mức độ BLNNHĐ đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nhân cách, lối sống, và tư duy trong giao tiếp và học tập của học sinh THPT.
Thứ hai, bằng việc thực hiện cuộc khảo sát về thực trạng BLNNHĐ trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với đối tượng là các bạn học sinh THPT, tôi
đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng BLNNHĐ cũng như thái độ của học
sinh THPT đối với vấn đề BLNN xuất hiện xung quanh môi trường học tập, qua
đó giúp mọi người hiểu hơn về những ngôn ngữ bạo lực. Học sinh THPT tại địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột chưa nhận thức đúng, đủ về BLNNHĐ sẽ gây ra
những hậu quả gì đối với bản thân, xã hội và đặc biệt là cuộc sống và tương lai của
chính mình. Điều này dẫn đến những học sinh xuất hiện những tư tưởng lệch lạc
trong việc gia tăng sử dụng những ngôn ngữ bạo lực giao tiếp, học tập mà không ý
thức được việc làm sai trái của mình.
Thứ ba, có nhiều yếu tố và nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLNNHĐ ngày
càng trở nên phổ biến ở học sinh THPT. Trong đó có nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan. Điều này cũng chứng tỏ rằng những đối tượng liên quan
đều có trách nhiệm khi để vấn đề cấp tốc này gia tăng. Và tất cả mọi người đều
có nghĩa vụ bảo vệ và ngăn chặn tình trạng BLNNHĐ, tạo một môi trường lành
mạnh để học sinh THPT nói riêng và giới trẻ nói chung được phát triển toàn diện.
Thư tư, dựa trên cở sở nghiên cứu thực tiễn, đề ra những biện pháp phù
hợp, tối ưu và hiệu quả để ngăn chặn và chấn chỉnh tình trạng BLNNHĐ ở học
sinh THPT. Với những giải pháp chấn chỉnh BLNNHĐ hiện nay mà nhóm nghiên
cứu đề xuất, chúng tôi hi vọng hành vi BLNNHĐ có thể biến mất và hcoj sinh
THPT có thể học tập và phát triển trong một môi trường lành mạnh hơn. Bên cạnh
đó với việc xác định hướng phát triển tiếp theo, chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ
định hướng một cách đúng đắn về việc ngăn chặn hành vi BLNNHĐ. Từ đó, xây
dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh, dân chủ, công bằng.
BLNNHĐ là một vấn nạn của xã hội. Không chỉ Việt Nam, mà trên toàn
thế giới, hiện tượng này đã đến mức báo động. Không một trường học nào lại
“miễn dịch” với BLNNHĐ và BLNNHĐ đang gây ra những tổn thương rất lớn
trong môi trường học đường. Đã đến lúc xã hội lên tiếng, các cơ quan chức năng
vào cuộc để có biện pháp hiệu quả với BLNNHĐ. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội là nhân tố cơ bản ngăn chặn và làm giảm hậu quả của vấn nạn
này. Mỗi cá nhân chúng ta đừng làm ngơ trước những cảnh tượng tiêu cực của xã
hội. Hãy chung tay, góp sức vì một cuộc sống lành mạnh, vững bền, vì tương lai
của tuổi trẻ hạnh phúc.
Một số hạn chế ở đề tài: Trong quá trình thực hiện khảo sát, một số người
còn ngại chia sẻ kiến hoặc cung cấp thông tin sai dẫn tới chút sai số trong những
dữ liệu thu thập được, bên cạnh đó tính khách quan của phiếu khảo sát còn chưa
cao vì số lượng người khảo sát còn ít.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với học sinh
- Cần có ý thức trong giao tiếp và trong học tập một cách chuẩn mực.
- Cần quan tâm, thấu hiểu, sẻ chia nhiều hơn và biết đặt mình vào vị trí
người khác.
- Nếu học sinh có xu hướng sử dụng ngôn ngữ bạo lực hay BLNNHĐ thì
cần nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.
- Nếu học sinh có xích mích thì cần suy nghĩ giải quyết êm đẹp và không
nên công kích nhau bằng những từ ngữ khó nghe.
- Học sinh cần có quan điểm, chính kiến riêng của mình. Không hùa với
người khác đi bắt nạt, bêu rếu bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nói lời hay, làm việc tốt, lớp học
thân thiện, tham gia các câu lạc bộ của Nhà trường, các hoạt động thể dục thể
thao…
- Khi thấy những dấu hiệu của BLNNHĐ, học sinh nên báo với thầy cô,
gia đình để có hướng giải quyết tốt nhất. Không nên tự mình quyết định tất cả
mọi thứ theo ý kiến chủ quan.
2.2. Đối với nhà trường
- Quan tâm và quản lý học sinh một cách chặt chẽ hơn.
- Tổ chức những chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh
về hậu quả và ảnh hưởng của BLNNHĐ
- Chịu trách nhiệm xử lí những học sinh nói tục, chửi bậy, BLNNHĐ với
học sinh khác.
2.3. Đối với gia đình
- Thường xuyên hỏi han, tâm sự và quan tâm đến con cái nhiều hơn, là tấm
gương trong cách ứng xử, trò chuyện với con cái và người khác.
- Chủ động tìm hiểu những vấn đề con đang gặp phải và cùng nhau giải
quyết.
- Phối hợp với nhà trường giáo dục con em về những vấn đề BLNNHĐ.
2.4. Đối với xã hội:
- Ban hành những điều luật để giữ gìn sự an toàn trong môi trường giáo
dục.
- Xử lí nghiêm khắc đối với những hành vi BLNNHĐ.
- Bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân và những đối tượng liên quan.
- Bảo đảm tất cả mọi người biết và chiu trách nhiệm của mình khi
BLNNHĐ xảy ra.
- Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không
bảo đảm chất lượng, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Allan L.Beane(2014), “Giúp trẻ không bị bắt nạt”, NXB Thanh Hóa,
Thanh Hóa.
2. Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phương(2018), “Cẩm
nang tâm lý học đường”, NXB Văn hóa- Văn nghệ, Hà Nội.
3. Raychella Cassada Lokmann, Julia V.Taylor (2019),“Cẩm nang phòng
chống bắt nạt dành cho teen”, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
4. Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực học đường, một vấn đề xã hội hiện nay, Bài
viết trong kỷ yêu hội thảo khoa học quốc tế Nhu cầu, định hứớng và đào
tạo tâm lý học đường tại Việt Nam
5. Dan Olweus. Bắt nạt trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể
làm gì? (1993)
6. Vũ Thị Hương (2010), Cẩm nang giáo dục đạo đức, lối sống và phòng
chống bạo lực trong nhà trường - Hà Nội.NXB Văn hóa thông tin
7. Nguyễn Thị Oanh (1997) “An sinh xã hội và các vấn đề xã hội”. Đại học
Mở bán công TP. Hồ Chí Minh”.
8. Phạm Thị Bích Phượng (2012), "Ảnh hưởng của phong cách của cha mẹ
đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi",
Luận văn Thạc sĩ, Ngành: Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Trường đại học Giáo dục.
9. Hoàng Bá Thịnh (2008), "Tác động của bạo lực học đường đối với sức
khỏe", Môn xã hội sức khỏe, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Phạm Thị Huyền Trang (2014), "Bạo lực học đường từ góc nhìn của học
sinh, giáo viên và phụ huynh", Luận văn thạc sĩ công tác xã hội, Trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
11. Mai Thị Tuyết (2010), "Những vấn đề nan giải của tuổi vị thành niên trong
nhà trường ", Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội.
12. Mã Ngọc Thể (1998), “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến
hành vi vi phạm của trẻ” Tạp chí tâm lý học số 4 (tr 22-26).
13. Võ Hương, Minh Đức (2009), “Sân trường đổ máu vì đâu?” Báo tuổi trẻ
số ra từ 23/6-25/6/2009
14. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
15. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Giáo dục công dân 12, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
16. Vũ Đình Bảy :”Giáo dục lối sống nhân bản văn minh”
17. https://danviet.vn/gioi-tre-khung-hoang-vi-bao-luc-ngon-ngu
20211008115821778.htm
18. https://thamvantamly.wordpress.com/
19. https://www.ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/bao-luc-ngon-ngu-ke-sat-nhan-an-
minh-601d7395f2dcc134c7ac1d7c
20. https://kcjournal.net/khoi-chuyen-news/bao-luc-ngon-ngu-o-hoc-duong/
21. https://viez.vn/bao-luc-ngon-ngu-vu-khi-giet-nguoi-vo-hinh-
KzVwtIwucNZs.html
22. http://tuoitre.vn/Giao-duc/277202/Xay-dung-truong-hoc-than-thien-hoc-
sinh-tich-cuc.html

E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN


Thời gian thực hiện dự án
Công việc Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
9/2021 10/2021 11/2021 12/2021 01/2022
1. Hình thành X
ý tưởng
2. Xây dựng X
đề cương gửi
cấp trường Hoàn thiện
3. Tham X và nộp bài
khảo tổng dự thi cấp
hợp tài liệu Tỉnh
gửi bài về Sở
Giáo dục
4. Tiến hành X
điều tra, thu
thập thông
tin, xử lý số
liệu
5. Hoàn X
thành các nội
dung
6. Hoàn thiện X
dự án dự thi
cấp Tỉnh

You might also like