You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
Chương trình bồi dưỡng
Khóa tiêu chuẩn
1 (23/7/2021 chức danh công tác xã hội
-15/10/2021)
Khóa 1 (23/7/2021
Tại: Lào Cai (Trực-15/10/2021)
tuyến)
Tại: Lào Cai (Trực tuyến)

BÁOCÁO
BÁO CÁO
THUHOẠCH
THU HOẠCHCUỐI
CUỐIKHÓA
KHÓA

Học viên : Nguyễn Thị Bình


Đơn vị công tác: Trung tâm Công tác xã
hội Tỉnh Lào
HọcCai.
viên : Nguyễn Thị Bình
Đơn vị công tác: Trung tâm Công tác xã
hội Tỉnh Lào Cai.
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ
HỘI

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
Khóa 1 (13/7/2021 -15/10/2021)
Tại: Lào Cai (Trực tuyến)

BÁO CÁO
THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên : Nguyễn Thị Bình


Đơn vị công tác: Trung tâm Công
tác xã hội Tỉnh Lào
Cai. Ngày hoàn thành báo cáo: 20/9/2021

Điểm (số, chữ):.............................................................


Người chấm bài(họ tên và chữ
ký):..............................................................................
A. LỜI NÓI ĐẦU

Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, được ra đời căn cứ theo Quyết
định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 32).
Sau khi Đề án 32 được phê duyệt, các hoạt động công tác xã hội đã được các cơ
quan và các tổ chức xã hội quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau góp
một phần hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương giải quyết khó khăn và hòa
nhập với cuộc sống của cộng đồng. Trong đó các hoạt động công tác xã hội thì công
tác hỗ trợ người khuyết tật tâm thần kinh có hoàn cảnh đặc biệt luôn được quan tâm,
đặt lên hàng đầu.

Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của
mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người đồng
nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn
công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể...Thứ hai, vai trò, vị
thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ởViệt Nam chưa được
khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sởthực hành công tác
xãhội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý
thuyết và thực hành. Công tác xã hội là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham
gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình
đẳng,giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các
nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
B. PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THU NHẬN TỪ KHÓA HỌC.

Sau khi được tham gia lớp học Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã
hội viên do Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức lao động– xã hội tổ chức,
Các Thầy, cô giáo giảng dậy truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để trực tiếp thực hiện nhiệm; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
công tác xã hội viên hạng III; Chương trình học rễ hiểu được thiết kế theo các
chuyên đề, đi từ kiến thức, kỹ năng chung, đến kiến thức, kỹ năng chuyên nghành
về lĩnh vực công tác xã hội, khối lượng kiến thức phù hợp với thời gian học tập của
chúng em. Nội dung chương chình đào tạo của khóa học gồm 2 phần với 17 chuyên
đề. . Đó là những kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng
chung, định hướng phát triển chung của ngành công tác xã hội, những quan điểm
cơ bản của Đảng và nhà nước về công tác xã hội, các kiến thức kỹ năng nghề
nghiệp chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng công việc, chất lượng ngành
công tác xã hội.

Với 17 chuyên đề đã được học đã giúp cho chúng em cập nhật được kiến
thức mới, trau rồi những kiến thức đã có, phát triển các kỹ năng cơ bản để có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm, Một trong các nội dung
giúp em hiểu sâu hơn và có thể áp dụng hiệu quả hơn trong công việc của bản thân
đó là Chuyên đề 5 “ Kỹ năng giao tiếp” chuyên đề 9 “ Công tác xã hội với người
có nhu cầu đặc biệt”, nội dung ”Công tác xã hội với người cao tuổi”.
1. Nội dung chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp”
Giao tiếp là một hoạt động mang tính xã hội, đồng thời cũng là một trong
những những nhu cầu cơ bản của con người. Theo nghĩa rộng, giao tiếp là cách
thức để con người sống chung và làm việc chung với người khác, hay là cách đối
nhân xử thế.
Giao tiếp có 7 chức năng cơ bản: Chức năng truyền thông tin, chức năng
nhận thức, chức năng phối hợp hành động, chức năng điều khiển, điều chỉnh hành
vi, chức năng tạo lập mối quan hệ, chức năng cân bằng cảm xúc, chức năng hình
thành và phát triển nhân cách.
Để đạt hiệu quả trong giao tiếp cần phải nắm được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng chú ý
- Kỹ năng nghe
- Kỹ năng nói
- Kỹ năng phản hồi
Ngoài những kỹ năng giao tiếp trên còn có 2 kỹ năng giao tiếp gián tiếp đó là:
kỹ năng giao tiếp qua điện thoại và kỹ năng giao tiếp qua thư điện tử (e –
mail).
2. Nội dung Công tác xã hội với người cao tuổi.
2. 1. Một số khái niệm về người cao tuổi và dịch vụ công tác xã hội
với người cao tuổi
* Khái niệm người cao tuổi
Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã
có nhiều tuổi trong xã hội.

Dưới góc nhìn của công tác xã hội, người cao tuổi là người bước vào thời kỳ
có " Những thay đổi về tâm, sinh lý, lao động-thu nhập, quan hệ xã hội và sẽ gặp
phải nhiều vấn đề trong cuộc sống"

Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo
các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về
Người cao tuổi.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong Luật người cao tuổi ngày
23/11/2009 thì "Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên"
2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
*. Đặc điểm sinh lý
a. Quá trình lão hóa
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên
khô và thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi
già có những nếp nhăn do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không
còn tính chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen
nhỏ dưới da
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai
dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn
các thức ăn mềm
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với
tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim
phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát
sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá.
Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng giảm
sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ dàng bị
cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ. Họ
cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải
tiếp cận với nhiệt độ cao.
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở
người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt,
mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Người
già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn.
b. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
 Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,
loạn nhịp tim
 Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…
 Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm
phổi, ung thư phổi …
 Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu …
 Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
 Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh
và các bệnh về sức khỏe tâm thần…
2.3. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào
nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi
trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước
sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu
trung những thay đổi thường gặp là:
a. Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao
tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu
chiến binh ... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống
cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
b. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động
và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn
bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng
thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc
sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
c. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn:
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: 
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: 
- Sợ phải đối mặt với cái chết: 
3. Nhu cầu của người cao tuổi:
- Nhu cầu hoạt động, lao động.
-  Nhu cầu được chăm sóc đầy đủ về sức khoẻ
-  Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội.
4. Vai trò của công tác xã hội viên trong trợ giúp người cao tuổi
- Vai trò là người tuyên truyền, giáo dục: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi không chỉ khi họ gặp phải khó khăn về sức khỏe, bệnh tật mà còn
hỗ trợ từ xa, khi họ còn khỏe mạnh và chưa gặp phải các vấn đề có tác động tiêu
cực đến sức khỏe bản thân… thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục,
tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi; các kiến thức và kỹ năng để phòng tránh các bệnh
liên quan đến người cao tuổi, đặc biệt vào những lúc chuyển mùa hay có sự thay
đổi về thời tiết; chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cách thức tự chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi.

- Vai trò là người tư vấn: Tư vấn chăm sóc sức khỏe đó là việc nhân viên
CTXH cung cấp các thông tin cho người cao tuổi như: các chế độ, chính sách và
quy trình thủ tục thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi, trong đó có chính sách bảo hiểm y tế; kiến thức và kỹ năng
phòng tránh các bệnh lý của người cao tuổi; chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với
người cao tuổi nói chung và người cao tuổi có các bệnh lý nói riêng như: tiểu
đường, suy thận, huyết áp cao…;

- Vai trò là người kết nối: Kết nối người cao tuổi với các hệ thống xã hội
và với những hoạt động trợ giúp thích hợp trong dịch vụ y tế. Kết nối người cao
tuổi với người thân khi họ không có được sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình,
khi nhận được sự quan tâm của gia đình, người cao tuổi sẽ cảm thấy mình được
yêu thương, chăm sóc, được tôn trọng, từ đó có động lực và cố gắng hơn trong
cuộc sống.

Tiếp theo là kết nối người cao tuổi với cán bộ, nhân viên y tế trong việc
chăm sóc sức khỏe. Bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, nhân viên CTXH sẽ
can thiệp, tác động để người cao tuổi và cán bộ, nhân viên y tế hiểu và gần gũi
nhau hơn. Nhân viên CTXH giúp cán bộ, nhân viên y tế hiểu rõ được hoàn cảnh,
điều kiện sống, những tâm tư, nguyện vọng, đặc điểm tâm lý của người cao tuổi.
Đồng thời, giúp người cao tuổi hiểu được giá cả các loại thuốc, cách sử dụng thuốc,
thời gian uống thuốc theo chỉ dẫn của y bác sỹ; giá cả và quy trình sử dụng các loại
dịch vụ y tế; kế hoạch, liệu pháp điều trị của y bác sỹ đối với căn bệnh mà người
cao tuổi đang gặp phải…Từ đó, thúc đẩy quá trình khám chữa bệnh được thực hiện
tốt hơn.

Cuối cùng là kết nối người cao tuổi với các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cộng
đồng. Thông qua việc kết nối này, nhân viên CTXH sẽ giúp người cao tuổi và gia
đình người cao tuổi hiểu được các chế độ, chính sách, những quy định, thủ tục liên
quan đến chăm sóc sức khỏe ở các cơ quan, tổ chức để từ đó họ có thể tìm đến các
cơ quan, tổ chức khi cần thiết. Hơn nữa, việc kết nối này còn giúp cho các cơ quan,
tổ chức, đoàn thể trong đó có Hội Người cao tuổi, cộng đồng để có sự quan tâm,
động viên, chia sẻ về vật chất và tinh thần với người cao tuổi và gia đình người cao
tuổi khi ốm đau, bệnh tật. Qua đó, tăng tình đoàn kết, gắn bó, trách nhiệm chia sẻ
trong tổ chức và cộng đồng, đặc biệt khi các thành viên gặp khó khăn, hoạn nạn.
Góp phần tăng cường và củng cố truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm
lá rách”, “kính già, trọng lão” tốt đẹp được di dưỡng từ bao đời nay của dân tộc ta.

- Vai trò là người huy động, tìm kiếm nguồn lực: Nhân viên CTXH sẽ
tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, trạm y
tế xã, các xóm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn đóng góp, ủng
hộ về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe như: đóng
góp, ủng hộ bằng tiền để xây mới hoặc sửa chữa trạm y tế, mua giường bệnh nhân,
bàn ghế làm việc, tủ thuốc hoặc đóng góp, ủng hộ bằng hiện vật như: giường bệnh
nhân, bàn ghế làm việc, tủ thuốc, tủ tài liệu… 

Bên cạnh đó, vai trò tìm kiếm nguồn lực của nhân viên CTXH còn được thể
hiện trong việc trợ giúp cho người cao tuổi tiếp cận hoặc có được các nguồn lực
cần thiết để chữa bệnh. Đó là việc, nhân viên CTXH kêu gọi các tổ chức, cá nhân
trợ giúp về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi như: khám cấp thuốc miễn phí, mổ mắt miễn phí cho người cao
tuổi… hoặc cho cá nhân người cao tuổi khi họ ốm đau, bệnh tật nhưng không có đủ
khả năng về tài chính để giải quyết khó khăn về sức khỏe, bệnh tật gặp phải.
- Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp: Với vai trò là người chăm sóc, nhân
viên CTXH sẽ trực tiếp chăm sóc, động viên về mặt tinh thần cho người cao tuổi để
họ vượt qua những mặc cảm, bi quan, tự ti do bệnh tật gây ra, đặc biệt là những
bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc các căn bệnh phải điều trị dài ngày.
PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC HIỆN NAY CỦA BẢN THÂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị công tác.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai nằm trên địa bàn Phường Bình Minh
- Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số
273/QĐ-UBND ngày 06/12/1993 của UBND tỉnh Lào Cai với tên Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Lào Cai.
Trung tâm được thành lập với nhiệm vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh góp
phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành Lao động - TBXH tỉnh cũng như sự phát
triển của tỉnh Lào Cai.
Ngay sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991, trong lúc bộn bề
công việc cho công tác quy hoạch xây dựng tỉnh lỵ mới. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã
đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Ngày 6 tháng 12 năm 1993 UBND
tỉnh ra Quyết định số 273/QĐ.UB thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào
Cai. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thường trú tại địa chỉ số 084 đường Nhạc Sơn,
tổ 20. phường Duyên Hải, TP Lào Cai. Trung tâm được UBND tỉnh giao 8.223m2
xây dựng trụsở làm việc và nhà ở cho đối tượng, gồm: 03 nhà ở cấp IV và 01 nhà
xây 2 tầng làm trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ;
Về tổ chức bộ máy và biên chế Trung tâm tại thời điểm thành lập Trung
tâm biên chế gồm 10 cán bộ: Ban giám đốc 01 đ/c và 03 bộ phận (bộ phận ytế, bộ
phận hành chính, bộ phận quản lý đối tượng).
Sau 16 năm hoạt động ngày 24 tháng 8 năm 2009 UBND tỉnh ra Quyết định
số 2610/QĐ.UBND việc kiện toàn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai theo
Nghị định 68 của Chính phủ. Tổ chức bộ máy và biên chế gồm 30 cán bộ, ban
giám đốc gồm 03 đ/c và 03 phòng chuyên môn, 100% cán bộ có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ: Đại học 13; Cao đẳng 07, Trung
cấp 09 và chưa qua đào tạo 01 (bảo vệ).
Thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai ra Quyết định số 3035/QĐ-UBNDngày 05/11/2013 kiện toàn, đổi tên từ
Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào
Cai. Với chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng
người già cô đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi cha mẹ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn; người tàn tật, người tâm thần; người nhiễm HIV; tiếp nhận, hỗ trợ
nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục,
nạn nhân bị cưỡng bức lao động, trẻ em bị bỏ rơi; cung cấp các dịch vụ xã hội tự
nguyện và những đối tượng khác do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định.
Trung tâm hiện đang thực hiện gồm Ban giám đốc và 05 phòng chuyên
môn,
1.1. Ban Giám đốc
1.2. Phòng Hành chính - Tổng hợp
1.3. Phòng Quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng
1.4. Phòng Y tế và phục hồi chức năng người tâm thần
1.5. Phòng Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân
1.6. Phòng Dịch vụ công tác xã hội
Trong những năm qua tập thể Trung tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết,
đổi mới, sáng tạo. Trật tự chính trị an ninh được duy trì và đảm bảo, không để xảy
ra tham nhũng, lãng phí. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên nguyên
tắc phát huy dân chủ, tri tuệ tập thể. Không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị. Hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được UBND tỉnh và Sở
Lao động TBXH giao, đặc biệt công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi
dưỡng -phục hồi bệnh lý cho đối tượng bảo trợ xã hội tại trung tâm. Tổ chức và
thực hiện tốt công táctiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp cho các đối tượng là nạn nhân
bị mua bán, bị xâm hại, bị bạo lực gia đình….lang thang, cơ nhỡ. Sử dụng nguồn
kinh phído ngân sách nhà nước cấp hàng năm bảo đảm, thực hiện đầy đủ các chế
độ chính sách cho các đối tượng.Công tác khám, chữa trị và phục hồi vật lý trị
liệu cho đối tượng hiệu quả; quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đảm
bảo theo đúng quy định ngành y tế. Thực hiện tốt công tác phục hồi lao động, sản
xuất, chăm sóc vật nuôi cây trồng cho đối tượng; tư vấn học nghề và thường
xuyên đánh giá, kết nối đưa đối tượng đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Đội
ngũ cán bộ, viên chức, người lao động tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm
với công việc……..

- Hiện Trung tâm được giao quản lý diện tích 3ha đất thuộc địa bàn tổ 3,
phường Bình Minh, thành phố Lào Cai. Với 22 tòa nhà có đầy đủ các khu nhà
hành chính làm việc cho cán bộ; khu nhà bếp, nhà ăn; khu nhà ở cho các đối
tượng; hội trường đa năng sinh hoạt chung cho đối tượng và một số hạng mục
công trình phụ trợ khác đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng
và phục hồi chức năng cho đối tượng. Trang thiết bị, đồ dùng đảm bảo đáp ứng
cho yêu cầu hoạt động và được quy hoạchcác khu riêng biệt: 01 khu nuôi dưỡng
người cao tuổi, 01 khu nuôi dưỡng người khuyết tật; 01 khu chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 01 khu hỗ trợ khẩn cấp; 01 khu nuôi
dưỡng người tâm thần; 01 khu nuôi dưỡng tự nguyện; 01 hội trường sinh hoạt đa
năng được đầu tư xây dựng mới trên diện tích đất 3 ha theo Đề án 32 giai đoạn
2013-2020. Các khu nhà đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước sạch, hệ thống điện
chiếu sáng, hệ thống sân, đường đi nội bộ và tường rào xung quanh trung tâm.

2. Công việc đang được giao hiện nay.


Hiện nay tôi đang là nhân viên phòng Quản lý chăm sóc đối tượng có
nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi phù hợp với thực trạng sức khỏe,
bệnh lý đảm bảo an toàn với các cụ;

- Phối hợp hướng dẫn phục hồi chức năng trị liệu phù hợp với sức khỏe,
giới tính cho các cụ theo tình hình thực tế của trung tâm;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao vui khỏe có ích hàng ngày, hoạt
động tọa đàm ngày người cao tuổi, ngày lễ tết;

PHẦN 3: NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ÁP DỤNG ĐƯỢC.


1. Những kiến thức kỹ năng áp dụng, đã áp dụng.
Trung tâm là nơi tập trung nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có đối
tượng là người cao tuổi vì vậy khi những kiến thức, kỹ năng chung đã được
trang bị trong khóa học hầu hết sẽ áp dụng với nhóm đối tượng cao tuổi.
- Các hoạt động giúp các đối tượng cao tuổi vận động, thay đổi không
khí, tạo hoạt động vui vẻ, khỏe mạnh.
Tổ chức t ập thể dục buổi sáng, tập phục hồi chức năng bằng các dụng
cụ phù hợp với tuổi già nhằm mục đích giúp cho các người cao tuổi khoẻ mạnh
về thể chất, vui vẻ về tinh thần, phục hồi và cải thiện sức khỏe người già đồng
thời thu hút các đối tượng khác tham gia.Trong quá trình chăm sóc đối tượng tôi
thường xuyên gần gũi với đối các cụ do đối tượng người cao tuổi phản xạ
không còn nhanh nhạy, trí nhớ giảm sút, nên tôi luôn quan tâm, chăm sóc, trò
chuyện, hỏi han, tâm sự với người cao tuổi, cùng với sự kính trọng sẽ giúp
người cao tuổi cởi mở lòng mình, mà không mang mặc cảm. Hàng năm, tham
mưu Trung tâm tổ chức gặp mặt người cao tuổi nhân ngày Quốc tế Người cao
tuổi 01/10 và tặng quà cho các cụ nhằm động viên các cụ sống vui, sống khỏe,
sống có ích, thêm lạc quan, yêu đời. NCT không nơi nương tựa được quản lý và
nuôi dưỡng trong Trung tâm được quan tâm nhiều về vật chất, chế độ dinh
dưỡng. Được khám chữa bệnh khi ốm đau ngay tại Trung tâm. Ngoài ra, các đối
tượng còn khả năng lao động được huy động và phân công lao động vệ sinh
trong phạm vi Trung tâm. Trong sinh hoạt tập thể và hoạt động giải trí, xem ti
vi...
Khi chưa được học lớp bồi dưỡng thì tôi thường áp dụng phương pháp trợ
giúp thân chủ theo kinh nghiệm cá nhân, Khi được trang bị rất nhiều kỹ năng nghề
CTXH, kỹ năng mà tôi thấy hiệu quả nhất là Kỹ năng Tư vấn, tham vấn nâng cao
nhận thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật, hiểu biết về tâm
sinh lý và các nhu cầu thiết yếu … của người cao tuổi. Khuyến khích người cao
tuổi tích cực vươn lên tham gia vào việc nhìn nhận và giải quyết các vấn đề khó
khăn của bản thân. Áp dụng các kỹ năng giao tiếp để đánh giá, chẩn đoán những
vấn đề của người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày. Những vấn đề của người cao
tuổi rất đa dạng: Có thể về sinh lý, tâm lý, hay các vấn đề về quan hệ xã hội. Bước
sang giai đoạn cuối của cuộc đời, do sự suy giảm hoạt động và sự già hóa của các
cơ quan, hệ   thống sinh học mà người già phải đối mặt với nhiều bệnh tật: Tai biến
mạch máu não do huyết áp cao, bệnh về tim mạch, hô hấp…

Thấu cảm với người cao tuổi và biết lắng nghe họ nói để hiểu được tâm trạng
vướng mắc cũng như nhu cầu của người cao tuổi.

PHẦN 4: PHẦN KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với đơn vị


Tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, người lao động được tham gia các lớp
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác xã hội đặc biệt lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn
chức danh công tác xã hội các hạng.
2. Đối với Trường
Do điều kiện vừa làm vừa học tập vì vậy đề nghị Trường Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức lao động – xã hội tổ chức tạo điều kiện thuận tiện cho cán bộ,
viên chức tham gia nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ.

C. KẾT LUẬN

Qua quá trình tham gia lớp học Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã
hội viên do Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức lao động– xã hội tổ chức
Các Thầy, cô giáo giảng dậy truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để trực tiếp thực hiện nhiệm, tích lũy cho mình được những kiến thức bổ
ích từ các chuyên đề và áp dụng trong vào thực tế để ngày càng nâng cao chất
lượng hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng ngành công tác xã hội. Trước tiên
tôi xin chân thành cám ơn Các thầy, cô giáo Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ
công chức lao động– xã hội đã trực tiếp giảng dậy, giúp đỡ và chỉ bảo chúng tôi
trong suốt quá trình học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi, tạo điều kiện thời gian cho chúng tôi tham gia khóa
học.
Trong quá trình làm Bài thu hoạch này không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tôi rất mong có sự đóng góp
ý kiến bổ sung tích cực từ các Thầy, Cô giáo để bài thu hoạch này được hoàn
thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

You might also like