You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG- XÃ HỘI

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh


công tác xã hội viên
Khóa: 18 ( 23/7/2021- 15/10/2021)
Hình thức học trực tuyến

BÁO CÁO
THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên: Cao Thị Thanh


Đơn vị công tác: Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai

1
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG- XÃ HỘI

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội viên
Tại: ……………….Khóa: 18

BÁO CÁO
THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên: Cao Thị Thanh

Đơn vị công tác:Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai
Ngày hoàn thành báo cáo:16/9/2021

Điểm( số và chữ)……………………………………………
Người chấm bài: ( họ tên và chữ ký)……………………….

2
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................5

B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6

PHẦN 1. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THU NHẬN TỪ KHÓA HỌC...............6

1. Đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội viên.................................................6

2. Nội dung Công tác xã hội với người cao tuổi..............................................7

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC HIỆN NAY CỦA BẢN THÂN..................10

1.Sơ lược về đơn vị công tác..............................................................................10

1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................10

1.2. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị...............................................................10

1.3. Cơ cấu tổ chức...........................................................................................11

2. Những công việc đang được giao hiện nay...................................................11

PHẦN 3: NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ÁP DỤNG ĐƯỢC....................13

PHẦN 4: NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA BẢN THÂN....................................16

PHẦN 5: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................17

3
A.LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều gặp phải những vấn đề khó khăn, phức
tạp, những vấn đề mà có khi ta không thể tự mình giải quyết được. Vấn đề mà con
người gặp phải rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, vô định hình. Những lúc gặp vấn
đề khó khăn, chúng ta rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, bối rối, thiếu tự chủ để vượt
qua vấn đề đó hoặc tự giải quyết theo sự chủ quan của mình rồi sau đó tự rơi vào
bế tắc. Nghề công tác xã hội đã ra đời để làm việc trực tiếp với con người, giúp con
người đang trong lúc khó khăn, áp lực, căng thẳng. Hoạt động Công tác xã hội vì
vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất cứ đâu có những người cần được giúp
đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức Công tác xã hội.

Công tác xã hội là một chuyên ngành hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp
cao. Đó là sự vận dụng về lí thuyết khoa học, hành vi con người và hệ thống xã hội
nhằm xây dựng và thúc đẩy vai trò của các cá nhân, nhóm và cộng đồng người yếu
thế, tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.

Nhân viên xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng
trong công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội có vai trò giúp nâng cao năng lực,
thúc đẩy người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ, và
ngăn ngừa, giảm nhẹ các thiệt hại của người dân khi xảy ra thiên tai, biến đổi khí
hậu.
Qua chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội viên, tôi đã
được trau dồi, học hỏi thêm nhiều kiến thức – kỹ năng về quản lý hành chính nhà
nước và những kỹ năng chuyên ngành cần thiết trong công tác xã hội. Sau chương
trình bồi dưỡng tôi sẽ cố gắng áp dụng hài hoà, nhuần nhuyễn, linh động các kiến
thức – kỹ năng đã được học vào thực tiễn công việc và cuộc sống để cố gắng hoàn
thiện bản thân.

4
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THU NHẬN TỪ KHÓA HỌC.
Qua thời gian học tập bồi dưỡng kiến thức dưới sự hướng dẫn truyền đạt của
các Giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức lao động – xã hội, tôi
đã nắm được những nội dung sau:

Nội dung chương trình đào tạo của khóa học gồm 2 phần với 17 chuyên đề.
Đó là những kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, xu
hướng phát triển của công tác xã hội, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện công
tác xã hội, các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, vận dụng sáng tạo
những kiến thức về công tác xã hội vào công việc thực tiễn của bản thân, đồng
nghiệp góp phần nâng cao chất lượng công việc, chất lượng ngành công tác xã hội.

Những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được từ khóa bồi dưỡng là những
kiến thức bổ ích và rất thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của
bản thân mỗi cán bộ đang công tác trong ngành lao động thương binh xã hội nói
chung, những cán bộ làm công tác chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp
xã hội nói riêng và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Trong 17 chuyên đề đã được
học đối với tôi đều là kiến thức bổ ích và áp dụng hiệu quả trong việc thực hiện
nhiệm vụ tại cơ sở tôi đang làm. Một trong các nội dung giúp tôi hiểu sâu hơn và
có thể áp dụng hiệu quả hơn trong công việc của bản thân đó là chuyên đề “Đạo
đức nghề nghiệp công tác xã hội viên”, nội dung “Công tác xã hội với người cao
tuổi” trong chuyên đề 16, chuyên đề Công tác xã hội nhóm.

1. Đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội viên


Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong
quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó. Phẩm chất đạo đức, nguyên
tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và
lĩnh vực cụ thể.Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính
5
kế thừa, phát huy. Đạo đức nghề nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức
cá nhân, được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân.

Nghề công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết
các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực
hiện quyền con người, công bằng tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực về nhận thức, thái độ và
hành vi phù hợp với đặc thù nghề công tác xã hội.Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
của người làm công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác
xã hội phải tuân thủ trong quá trình thực hành công tác xã hội, quan hệ xã hội với
đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp, các tổ chức, cá nhân có
liên quan và mối quan hệ tại nơi làm việc. Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có
bấy nhiêu thứ đạo đức nghề nghiệp, nghề công tác xã hội cũng không ngoại lệ,
người làm nhân viên công tác càng phải đề cao chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp
bởi lẽ nghề nghiệp công tác xã hội là để trợ giúp những đối tượng dễ bị tổn
thương, những người yếu thế trong xã hội.

2. Nội dung Công tác xã hội với người cao tuổi


Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất
cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.

Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với
những thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều
khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế,
đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.[tr8 Đề án 32 Công tác xã hội với
người cao tuổi]

6
* Một số khó khăn người cao tuổi gặp phải.

Vấn đề sức khỏe: Bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời, do ảnh hưởng của
quá trình lão hóa, người cao tuổi bị suy giảm sức khỏe một cách rõ nét. Đây cũng
là thời kỳ khởi phát của nhiều bệnh: tim mạch, phổi, huyết áp… Vấn đề sức khỏe
là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người cao tuổi. Khi có
sức khỏe tốt, người cao tuổi sẽ có điều kiện tốt hơn trong các hoạt động vui chơi –
giải trí, các hoạt động xã hội tại địa phương.

Vấn đề tâm lý cùng với quá trình lão hóa, quá trình thay đổi về sinh lý, tâm
lý con người trong giai đoạn cao tuổi cũng có rất nhiều vấn đề nổi bật. Người cao
tuổi có thể cảm thấy cô độc, hướng về quá khứ, hay giận dỗi, chuyển từ trạng thái
tích cực sang tiêu cực…những vấn đề đó làm cho tâm lý người cao tuổi có nhiều
thay đổi. Vấn đề tâm lý có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người cao tuổi. Khi
tâm lý ổnđịnh, vui vẻ, người cao tuổi sẽ thấy khỏe khoắn hơn, sẽ hoạt động nhiều
hơn.

Vấn đề về kinh tế đi cùng với vấn đề tuổi già là sứ khỏe suy giảm, cũng đẫn
đến những vấn đề tài chính. Người cao tuổi không còn đủ sức để tạo ra kinh tế nữa,
kinh tế phụ thuộc phần lớn vào gia đình, lương hưu, trợ cấp xã hội, chứ rất ít người
có thể tự làm ra kinh tế.

* Nhu cầu của người cao tuổi.

Nhu cầu về đời sống vật chất: Nhà ở và hoàn cảnh sống, Công việc và thu
nhập.
Nhu cầu về đời sống tinh thần: Tình cảm trong gia đình, Các hoạt động văn
hóa, thể thao, câu lạc bộ
Nhu cầu về an toàn

7
Nhu cầu được yêu thương, tôn trọng

* Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi

Vai trò là người tuyên truyền, giáo dục: Nhân viên CTXH hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi không chỉ khi họ gặp phải khó khăn về sức khỏe,
bệnh tật mà còn hỗ trợ từ xa, khi họ còn khỏe mạnh và chưa gặp phải các vấn đề
có tác động tiêu cực đến sức khỏe bản thân… thông qua các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục.

Vai trò là người kết nối: Trong đời sống hàng ngày, người cao tuổi có mối
quan hệ với nhiều hệ thống xã hội là cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Cho nên để giúp đỡ người cao tuổi vượt qua những khó khăn khi ốm đau, bệnh tật,
nhân viên CTXH phải kết nối người cao tuổi với các hệ thống xã hội và với những
hoạt động trợ giúp thích hợp trong dịch vụ y tế.

Vai trò là người huy động, tìm kiếm nguồn lực: Trong điều kiện khó khăn,
thiếu thốn về các nguồn lực của các địa phương cũng như bản thân người cao tuổi
thì việc tăng cường, bổ sung các nguồn lực để chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi là rất cần thiết.

Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp: Với vai trò là người chăm sóc, nhân viên
CTXH sẽ trực tiếp chăm sóc, động viên về mặt tinh thần cho người cao tuổi để họ
vượt qua những mặc cảm, bi quan, tự ti do bệnh tật gây ra, đặc biệt là những bệnh
nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc các căn bệnh phải điều trị dài ngày. Thậm
chí, trong trường hợp người cao tuổi ốm đau, bệnh tật nhưng không có người thân
hoặc người thân không ở bên cạnh thì nhân viên CTXH có thể trực tiếp chăm sóc
cho họ về thức ăn, nước uống, sinh hoạt.

8
PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC HIỆN NAY CỦA BẢN THÂN

1.Sơ lược về đơn vị công tác.


1.1. Vị trí địa lý

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai nằm trên địa bànTổ 3 - Phường Bình
Minh, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Trung tâm được UBND tỉnh giao 8.223m2 xây dựng trụsở làm việc và nhà ở
cho đối tượng, gồm: 15 nhà ở cấp IV và 01 nhà xây 3 tầng làm trụ sở làm việc và
các công trình phụ trợ tại địa chỉ số nhà 084 đường Nhạc Sơn, phường Duyên Hải.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị


Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số
273/QĐ-UBND ngày 06/12/1993 của UBND tỉnh Lào Cai với tên Trung tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh Lào Cai. với chức năng nhiêm vụ: Tiếp nhận quản lý và chăm sóc trẻ em mồ côi
từ 6 tuổi trở lên và người già cô đơn không nơi nương tựa

Sau 16 năm hoạt động ngày 24 tháng 8 năm 2009 UBND tỉnh ra Quyết định
số 2610/QĐ.UBND việc kiện toàn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai theo
Nghị định 68 của Chính phủ.

Ngày 05/11/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 3035/QĐ-
UBND kiện toàn, đổi tên từ Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai thành Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai. Với chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận chăm sóc và
nuôi dưỡng đối tượng người già cô đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi cha mẹ có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người tàn tật, người tâm thần; người nhiễm HIV; tiếp nhận,
hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục,
nạn nhân bị cưỡng bức lao động, trẻ em bị bỏ rơi; cung cấp các dịch vụ xã hội tự nguyện
và những đối tượng khác do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định.

9
1.3. Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu bộ máy quản lý Trung tâm là Giám đốc, Phó giám đốc, tiếp đến là
các phòng: phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng
đối tượng; Phòng Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân; Phòng Y tế và phục hồi chức năng
người tâm thần; Phòng Dịch vụ công tác xã hội. Tổ chức bộ máy và biên chế gồm
33 cán bộ, ban giám đốc gồm 03 đồng chí và 05 phòng chuyên môn, 100% cán bộ
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ: Đại học 15; Cao
đẳng 07, Trung cấp 10 và chưa qua đào tạo 01.

Tổng số cán bộ của Trung tâm: 30 người. Trong đó Ban giám đốc 02 người;
phòng Hành chính - Tổng hợp 7 người; phòng Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đối
tượng 08 người, Phòng Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân 05 người, Phòng Y tế và
phục hồi chức năng người tâm thần 05 người, Phòng Dịch vụ công tác xã hội 3
người.

2. Những công việc đang được giao hiện nay.


Trong thời gian công tác tại Trung tâm công tác Xã hội tỉnh Lào Cai bản thân
tôi được phân công làm việc tại phòng Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng.
Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng là phòng tham mưu giúp ban Giám đốc
về công việc quản lý, chăm sóc nuôi dưỡngngười già cô đơn không nơi nương tựa
và trẻ em mồ côi cha mẹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cụ thể là:

* Về học tập của đối tượng là trẻ em mồ côi cha mẹ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn: Phối hợp chặt chẽ với các nhà trường để theo dõi nắm bắt tình hình học tập
và chấp hành nội quy, quy định của nhà trường; Tổ chức dạy học, kèm học tập các con
vào buổi tối tự học ở nhà; Đóng góp các khoản tiền theo yêu cầu của nhà trường đúng
thời gian và hoàn thiện đầy đủ chứng từ nộp kế toán;Tổng hợp kết quả học tập kỳ I, kỳ
II, các thành tích học tập, phong trào của các con tại các nhà trường đầy đủ, kịp thời báo
cáo Trưởng phòng và Lãnh đạo Trung tâm; Tham gia dự các ngày lễ tại các nhà trường,
10
họp phụ huynh cho các con;Phát đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho các con có sổ
theo dõi đầy đủ; Đề nghị với Trưởng phòng mua sắm bổ sung một số đồ dùng cho các
con thiếu; Quản lý, khai thác sử dụng tủ sách phục vụ nâng cáo kiến thức pháp luật,
chính trị, khoa học, văn hóa xã hội, tâm lý, các truyện tranh; dạy chương trình tin học
cho các con;

* Về hoạt động phong trào: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức các hoạt
động phong trào, đoàn, đội, văn hóa văn nghệ, vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao, sinh
hoạt sao, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt hè cho các con tại Trung tâm; Tổ chức các hoạt
động vui chơi vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết; Tổ chức dạy các con học nấu ăn
cuối hàng tháng thi đánh giá xếp loại; Báo cáo kết quả thực hiện công tác phong trào
năm;Tham mưu cho Trưởng phòng các hình thức khen thưởng các con có thành tích, xử
lý kỷ luật các con vi phạm;Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng
phòng và Lãnh đạo Trung tâm;

* Với đối tượng là người già cô đơn không nơi nương tựa: Xây dựng và
thực hiện kế hoạch tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đối tượng xin vào Trung tâm.
Phối hợp với các phòng chuyên môn làm thủ tục tiếp nhận đối tượng vào Trung
tâm. Đánh giá ban đầu, phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch trợ giúp, tư vấn,
quản lý ca, trị liệu phục hồi thể chất, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội….Vận
động, kết nối các nguồn tài trợ từ cộng đồng để trợ giúp đối tượng. Quản lý hồ sơ
đối tượng, xây dựng và đề xuất các kế hoạch, biện pháp, quy trình trợ giúp, tiếp
nhận đối tượng phù hợp với từng giai đoạn, soạn thảo các văn bản liên quan tới
công tác quản lý, chính sách cho đối tượng.

PHẦN 3: NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ÁP DỤNG ĐƯỢC.


Hiện tại trung Trung tâm được giao nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các loại
đối tượng: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ
mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ
11
luật dân sự hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ
em có cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam không có nguồn nuôi
dưỡng; trẻ em nhiễm HIV, gia đình thuộc hộ nghèo. Người cao tuổi cô đơn thuộc
hộ nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu,
người thân thích để nương tựa, thuộc gia đình nghèo. Người từ 85 tuổi trở lên
không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội.

Nhìn chung, đối tượng được hỗ trợ tại trung tâm là nhóm trẻ em và nhóm
người cao tuổi – những nhóm người yếu thế, chưa có khả năng lao động hoặc mất
khả năng lao động và chăm sóc bản thân.

Về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi: các nhân viên trong trung tâm luôn
quan sát cử chỉ, nét mặt và khả năng hoạt động trong cuộc sống thường nhật của
người cao tuổi. Thu thập các thông tin liên quan đến một số triệu chứng bệnh lý
khi có nghi ngờ về một bệnh cụ thể: Quan sát, hỏi người cao tuổi, bạn bè và gia
đình của họ... Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các cuộc khám chữa bệnh định kỳ
cho người cao tuổi như đo huyết áp, khám sàng lọc để giúp phát hiện các bệnh nói
riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung của người cao tuổi. Tư vấn cách thức
chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi và gia đình của
họ. Tư vấn cách thức khám chữa bệnh, các thủ tục tại bệnh viện và lên kế hoạch
giúp người cao tuổi khi họ có bệnh và phải đi chữa trị tại bệnh viện.

Tổ chức các lớp thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ như: võ thuật dưỡng
sinh, cầu lông, bóng bàn, chơi cờ, các buổi sinh hoạt văn nghệ trong trung tâm để
người cao tuổi hoạt động và tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần.

Cán bộ xã hội đánh giá nhu cầu cung cấp dịch vụ xã hội cho người cao tuổi,
đặc biệt là người cô đơn để mang lại cho họ những hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và
12
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc. Đồng thời cán bộ xã hội cũng đóng vai trò là cán
bộ quản lý trường hợp để điều phối dịch vụ cần đáp ứng. Cán bộ xã hội cũng tham
gia quản lý các loại hình chăm sóc tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội và có thể
sẽ cùng hợp tác với các trung tâm này để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội cho
những người cần loại hình hỗ trợ này.

Khi chưa được học lớp bồi dưỡng thì tôi thường áp dụng phương pháp trợ
giúp thân chủ theo kinh nghiệm cá nhân, quan tâm và chia sẻ với thân chủ chưa
được chuyên nghiệp. Sau khi được học qua lớp bồi dưỡng, tôi đã được trang bị rất
nhiều kỹ năng nghề công tác xã hội, kỹ năng mà tôi thấy hiệu quả nhất là Kỹ năng
quan sát làm việc với cá nhân, nhóm, chia sẻ và chấp nhận thân chủ, lắng nghe và
thấu hiểu thân chủ.
Đây là một trong số những kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi nhân viên công
tác xã hội, với kỹ năng này tôi có thể dễ dàng hươn trong việc nắm bắt tâm lý của
đối tượng để có kế hoạch tư vấn, tham vấn tâm lý giúp đối tượng giải quyết những
vấn đề khó khăn, tạo không khí thoải mái để họ có thể tham gia các hoạt động
chung, là cầu nối để liên hệ với thân nhân để giải quyết vấn đề tâm lý. Chủ động
đổi mới các hoạt động sinh hoạt bằng nhiều hình thức phong phú cho đối tượng.
Khi tôi lắng nghe có chiều sâu và chia sẻ với thân chủ, tôi có thể động viên,
khuyến khích thân chủ phát huy những điểm mạnh mà họ có, giúp họ hoà nhập với
tập thể. Trong giao tiếp với người cao tuổi, tôi luôn thể hiện thái độ tôn trọng, thể
hiện sự thừa nhận hay ghi nhận sự tồn tại của bên kia như là chính họ chứ không
phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong muốn. Do vậy, với người cao tuổi giao
tiêp một cách từ tốn, nhẹ nhàng đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng đối với
người khác, đồng thời, thể hiện sự tự trọng của chính mình.

Trong quá trình học tập, rèn luyện và làm việc thực tiễn, bên cạnh những kỹ
năng có thể thuận lợi áp dụng còn có những kỹ năng gây khó khăn trong việc áp
13
dụng vào thực tiễn. Đơn cử như việc áp dụng kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi của đối tượng hỗ trợ, việc này đòi hỏi người nhân viên xã hội phải áp
dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xử lý im lặng để
khai thác các thông tin của thân chủ. Bên cạnh đó còn cần phải xác minh tính chính
xác của các thông tin được cung cấp bằng các nguồn thông tin khác để xác minh
tính tin cậy của thông tin thu thập được. Đôi khi nhiều đối tượng bộc lộ những suy
nghĩ, cảm xúc thái quá khiến xảy ra những hành vi không đáng có gây nguy hại
cho bản thân đối tượng và nhân viên xã hội.

Từ những khó khăn trong việc làm việc với đối tượng, tôi nhận thấy bản thân
cần cố gắng trau dồi thêm nhiều về cả kiến thức lẫn các kỹ năng để hoàn thiện bản
thân hơn, mang đến sự chuyên nghiệp của một nhân viên công tác xã hội đến với
các đối tượng cần được hỗ trợ. Khi giao tiếp, tôi luôn cố gắng lắng nghe thân chủ
một cách tích cực, điều này được thể hiện qua hành vi quan sát tinh tế, chú ý cao
độ và thái độ tôn trọng, chấp nhận nhằm hiểu thân chủ và vấn đề của họ, đồng thời
giúp họ biết là đang được quan tâm và chia sẻ. Từ việc lắng nghe tích cự đó, tôi có
thể phản hồi lại bằng việc truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân
chủ nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm chú ý, đồng thời khích lệ thân
chủ nhận thức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để từ đó thay đổi.

PHẦN 4: NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA BẢN THÂN


Sau khi học xong khoá bồi dưỡng này, tôi đã được tiếp cận, tiếp nhận với
những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng làm nền tảng để áp dụng vào thực
tiễn công việc. Thông qua việc hiểu rõ về những giá trị đạo đức trong nghề, sự
phát triển của nghề công tác xã hội, tôi nhận thấy mình cần phải đặc biệt chú ý để
tránh gây ra sai lầm, khiến cho vấn đề khó giải quyết hơn. Đặc biệt cần phải tôn
trọng các giá trị, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như: giữ bí mật cho thân chủ,
14
tôn trọng thân chủ, để thân chủ có trách nhiệm với vấn đề của mình, tìm hiểu kĩ về
vấn đề của thân chủ, cởi mở và chân thành với thân chủ,...
Trước khi được tham gia khoá tập huấn tôi đã rất háo hức mong chờ những
kiến thức bổ ích và còn hơn cả mong đợi tôi đã được học rất nhiều từ các thầy cô.
Tôi đã có thể tự tin hơn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, tự tin hơn trong công
tác quản lý các đối tượng được giao. Việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm với đồng nghiệp và đối tượng hỗ trợ cũng bớt khó khăn hơn nhiều.
Tôi học thêm được cách phá tan sự im lặng khi làm việc với nhóm, tạo được sự tin
tưởng khi làm việc với các cá nhân – đối tượng cần hỗ trợ, tôi còn có thể chia sẻ
các kiến thức, kỹ năng này đến với mọi người xung quanh.
Qua quá trình học tập trong lớp bồi dưỡng, tôi nhận thấy Công tác xã hội là
một ngành trợ giúp, người làm công tác xã hội cần tuân thủ đạo đức xã hội và đạo
đức riêng của ngành nghề như: tôn trọng phẩm giá con người, tin tưởng vào tiềm
năng của thân chủ, bình đẳng, trung thực,… Tôi nhận thấy được việc nắm chắc
được các kỹ năng trong công tác xã hội là rất quan trọng, việc sử dụng dụng nhuần
nhuyễn các kỹ năng sẽ giúp nhân viên xã hội khi làm việc với đối tượng trợ giúp
sẽ không bị gượng gạo, thay vào đó sử dụng các kỹ năng đó như một thói quen sẽ
giúp ích rất nhiều cho nhân viên xã hội. Càng gắn bó với nghề, tôi càng cảm thấy
bản thân mình có nhiệm vụ cùng thân chủ tìm ra vấn đề để định hướng cách giải
quyết, nhưng tôn trọng sự lựa chọn của thân chủ, không đưa ra lời khuyên, không
làm hộ, làm thay thân chủ, cố gắng không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tôi tự nhủ mình càng phải học tập nhiều hơn nữa, sử dụng những kiến thức -
kỹ năngđã được học như một thói quen để phản xạ nhanh với những tình huống bất
ngờ trong công việc. Bên cạnh đó chia sẻ những kiến thức, kỹ năng mình đã được
học đến các đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận, tìm hiểu để phát triển, hoàn thiện
bản thân và giúp đỡ được nhiều đối tượng yếu thế hơn.

15
PHẦN 5: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đối với đơn vị
Tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, người lao động được tham gia các lớp
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác xã hội đặc biệt lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn
chức danh công tác xã hội các hạng.
2. Đối với Trường
Do điều kiện vừa làm vừa học tập vì vậy đề nghị Trường Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội tổ chức mỗi tỉnh từ 1 đến 2 lớp để tạo
thuận tiện cho cán bộ, viên chức trong ngành được tham gia nâng cao kiến thức và
trình độ nghiệp vụ.
Người viết báo cáo

Cao Thị Thanh

16

You might also like