You are on page 1of 19

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ
1930-1945.

Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

GV hướng dẫn: VŨ THỊ THU HIỀN

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Lớp: D06

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2021

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN


THÀNH
1
2
3

5
6
7
8
9
10
11

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................6
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC
VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG NĂM 1930-1945...........................6
1. Bối cảnh lịch sử cho đến quyết định thành lập lực lượng cách mạng............6
2. Vai trò của việc thành lập lực lượng cách mạng.............................................8
3. Ý nghĩa của việc xác định lực lượng cách mạng..............................................8
II. QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH
MẠNG TỪ NĂM 1930-1945.......................................................................................8
1. Quan điểm chiến lược của Đảng về xây dựng lực lượng Cách mạng 1930 –
1945............................................................................................................................ 8
2. Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1935...................11
3. Thành lập Mặt trận dân chủ thời kì 1936-1939.............................................12
4. Đảng xây dựng Mặt trận Việt Minh...............................................................13
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................18

3
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam ta từ xưa đã là một nước trải qua rất nhiều lần bị đô hộ và xâm lược.
Từ 1000 năm bị đô hộ bởi giặc Tàu cho đến 100 năm bị làm nô lệ cho giặc Tây, nhưng
với tinh thần đoàn kết và sức mạnh của toàn quân toàn nhân dân Việt Nam chúng ta đã
đánh bại hết kẻ thù xâm lược ra khỏi đất nước và giành được độc lập như hiện giờ. Nói
tới những trang sử chống giặc oanh liệt hào hùng của dân tộc ta thì không thể không
nhắc đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhờ có sự ra đời và lãnh đạo của
Đảng, quân và dân ta liên tiếp giành được những thắng lợi vẻ vang, mang ý nghĩa to
lớn đối với dân tộc và thời đại. Và với sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, chính trị và
tổ chức đi cùng với sự vận dụng và sáng tạo theo đường lối chủ nghĩa Mác Lênin vào
điều kiện của nước ta, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Đây là một
bước ngoặc lớn trong tình hình lịch sử nước Việt Nam lúc bấy giờ, sự ra đời của Đảng
đã đáp ứng được nhu cầu lịch sử của đất nước ta. Ngay từ khi thành lập Đảng, Nguyễn
Ái Quốc đã nhận thấy rằng Cách Mạng muốn thành công thì phải có Đảng và sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng. Như trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (1930)
cũng có ghi rõ: “Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một
Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc
với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành". Nhờ vào sự hình thành
và phát triển cùng với những chính sách đường lối của Đảng, cách mạng Việt Nam đã
từng bước giành được những chiến thắng vẻ vang với mở đầu là thắng lợi của Cách
mạng tháng 8 năm 1945 theo sau đó là sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
và nối tiếp là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc và
đến nay với sự thắng lợi của các công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo dẫn dắt
của Đảng đều đã khẳng định được vai trò to lớn và vô cùng quan trọng của Đảng đối
với đất nước Việt Nam ta. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh,
đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng
thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Ngày nay, những thế hệ trẻ và những người dân
Việt Nam được tận hưởng sự tự do, độc lập và những thành quả của Cách Mạng là nhờ
vào sự ra đời, quá trình xây dựng, lãnh đạo và sự cống hiến to lớn của Đảng. Và với tư
cách là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta
đều cần phải biết đến sự hình thành, ra đời và vai trò của Đảng đối với cả đất nước và

4
toàn dân tộc Việt Nam ta. Việc nghiên cứu kinh nghiệm về “quá trình tổ chức, xây
dựng lực lượng Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ta thời kì 1930-1945” là
việc làm thiết thực, trọng yếu, giúp ta hiểu rõ hơn về cách xây dựng và đường lối của
Đảng và từ đó giúp ta có nhận thức hơn về việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ
quốc theo đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra.

PHẦN NỘI DUNG


I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA VỀ QUÁ TRÌNH TỔ
CHỨC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG NĂM 1930-1945.

1. Bối cảnh lịch sử cho đến quyết định thành lập lực lượng cách mạng.
5
1.1. Bối cảnh quốc tế

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang
chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng
cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống
nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc
địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin từ
lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh
sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế
Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy
thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là
vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách
thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền
lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách
chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước
của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẻ ba nước Đông Dương,
chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một
chế độ cai trị riêng.

6
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc
lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều
hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường
giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản
ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc
lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.

Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt.

Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một
bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình
thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều
mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên
đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc
này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân
Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào
khủng hoảng về đường lối cách mạng.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào
đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối
đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất
bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã
chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh
đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng
không giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế
tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách
mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
7
2. Vai trò của việc thành lập lực lượng cách mạng.

Xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực
lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang
cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó quyết định là các cuộc tổng khởi
nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Thắng lợi giành được trong Cách mạng Tháng Tám là
kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và
không hợp pháp của quần chúng, từ vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng
phần lên tổng khởi nghĩa, tinh thần dũng cảm và sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta.
Kết hợp những cố gắng của bản thân nhân dân Việt Nam với chiến công của quân đội
Liên Xô, quân đội Đồng minh và thắng lợi của các lực lượng dân chủ nói chung trên
toàn thế giới chống chủ nghĩa đế quốc lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt để huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn dân tộc. “Nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và thành
lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào
đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi
nghĩa vũ trang thì cách mạng cũng không thể mau chóng giành được thắng lợi”. Với
thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm
phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, để lại nhiều kinh nghiệm
quý báu về công tác xây dựng lực lượng vũ trang cho phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

3. Ý nghĩa của việc xác định lực lượng cách mạng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời
kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản
nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những
nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức
cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách
8
mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng
và bế tắc về con đường cứu nước.

Ngay từ khi ra đời, nhận sức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát
triển lực lượng vũ trang đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong Chính cương vắn
tắt, Đảng ta chỉ rõ: “Trong tổ chức lực lượng cách mạng… giai cấp công nhân và nông
dân là động lực chủ yếu, quân đội công nông là công cụ bạo lực sắc bén để cùng toàn
dân tiến hành đấu tranh vũ trang thì mới đập tan được bộ máy thống trị của đế quốc
Pháp và phong kiến bản xứ có quân đội đánh thuê rất tàn bạo”

Nhấn mạnh luận điểm này, Cương lĩnh tháng 10/1930 của Đảng một lần nữa
khẳng định: Mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng võ trang bạo động. Vậy ngay
từ bây giờ Đảng phải tổ chức bộ quân sự của Đảng để:

 Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện


 Giúp cho Công Nông hội tổ chức đội tự vệ… Đây là những văn kiện quan
trọng không chỉ vạch ra đường hướng đấu tranh đúng đắn cho nhân dân ta, mà
đó còn là những quan điểm đầu tiên về quân sự, tạo cơ sở để từng bước phát
triển tư tưởng quân sự, đường lối quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng
tiếp theo

II. QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH
MẠNG TỪ NĂM 1930-1945.
1. Quan điểm chiến lược của Đảng về xây dựng lực lượng Cách mạng 1930 –
1945
1.1. Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
cách mạng làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước.

Ngay từ khi ra đời, nhận sức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát
triển lực lượng vũ trang đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong Chính cương vắn
tắt, Đảng ta chỉ rõ: “Trong tổ chức lực lượng cách mạng... giai cấp công nhân và nông
dân là động lực chủ yếu, quân đội công nông là công cụ bạo lực sắc bén để cùng toàn
dân tiến hành đấu tranh vũ trang thì mới đập tan được bộ máy thống trị của đế quốc
Pháp và phong kiến bản xứ có quân đội đánh thuê rất tàn bạo”
9
1.2. Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng toàn
dân tộc.

Độc lập dân tộc là lợi ích chung của toàn dân tộc và tất cả các giai tầng trong xã
hội đều có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Đó chính là cơ sở thực
tiễn của quan điểm xây dựng lực lượng cách mạng trong tất cả các giai cấp, tầng lớp
xã hội.

Một mặt, tìm mọi khả năng để quy tụ toàn thể nhân dân thuộc mọi giai cấp, tầng
lớp trong xã hội có lòng yêu nước, thương nòi vào một mặt trận rộng lớn; phê phán
quan điểm giai cấp cực đoan, biệt phái, có hại cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Mặt khác, đề ra phương thức giải quyết từng bước mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ xã
hội.

1.3. Xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức làm lực lượng chủ lực của
cách mạng

Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam, từ yêu cầu và khả năng tập hợp lực
lượng cách mạng, dưới chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh: trong mọi giai đoạn
cách mạng “công- nông- trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”.“Tính chất
cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có
những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản”. “Tuyên ngôn của Đảng nói: “Đảng
Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước
nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất”. Và “lao động trí óc cần được khuyến khích,
giúp đỡ, phát triển tài năng”

1.4. Xây dựng lực lượng chính trị

Với chủ trương xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc, xây dựng lực lượng
chính trị trong quần chúng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa cho
phong trào quần chúng, làm nòng cốt cho khởi nghĩa vũ trang của quần chúng giành
chính quyền.

Đảng linh hoạt tìm ra các phương pháp đấu tranh thích hợp để duy trì và phát
triển phong trào quần chúng. Bên cạnh các tổ chức chính trị như Công hội, Nông hội,
thanh niên, phụ nữ, học sinh, Đảng bộ các cấp ở Nghệ An, Hà Tĩnh còn linh hoạt trong
10
việc duy trì những tổ chức truyền thống sẵn có của địa phương như các phường hội
nghề - nghiệp, các tổ chức tương tế ái hữu, các hội buôn để tập hợp, hướng dẫn quần
chúng đấu tranh theo khẩu hiệu của Đảng.

1.5. Hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại

Sức mạnh của thời đại mới sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917. Đó là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, trong đó có giai cấp vô sản đã giành
được chính quyền ở một nước lớn là nước Nga xô viết, của nhân dân lao động thế giới
đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội. Cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của cách mạng thế giới và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, ngoài chủ
trương dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, phải đồng thời phải khai thác sức
mạnh của thời đại.

1.6. Luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và hoàn thiện những nhân tố có ý nghĩa
quyết định đến sức mạnh của lực lượng cách mạng.
 Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
 Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, văn nghệ sỹ, trí
thức, công thương gia… đã được thành lập từ rất sớm, thúc đẩy phát triển, thu
hút các tầng lớp nhân dân tham gia, để tạo nên lực lượng cách mạng to lớn.
 Quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng.
2. Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1935

Ngay từ khi ra đời, nhận sức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển
lực lượng vũ trang đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong Chính cương vắn tắt,
Đảng ta chỉ rõ: “Trong tổ chức lực lượng cách mạng... giai cấp công nhân và nông dân
là động lực chủ yếu, quân đội công nông là công cụ bạo lực sắc bén để cùng toàn dân
tiến hành đấu tranh vũ trang thì mới đập tan được bộ máy thống trị của đế quốc Pháp
và phong kiến bản xứ có quân đội đánh thuê rất tàn bạo” . Nhấn mạnh luận điểm này,
Cương lĩnh tháng 10/1930 của Đảng một lần nữa khẳng định: Mục đích của Đảng là
lãnh đạo quần chúng võ trang bạo động, do đó để tổ chức bộ quân sự của Đảng để:

11
- Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện
- Giúp cho Công Nông hội tổ chức đội tự vệ... Đây là những văn kiện quan trọng
không chỉ vạch ra đường hướng đấu tranh đúng đắn cho nhân dân ta, mà đó
còn là những quan điểm đầu tiên về quân sự, tạo cơ sở để từng bước phát triển
tư tưởng quân sự, đường lối quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng tiếp
theo.

Do bị đè nén, áp bức hết sức dã man, toàn thể dân tộc Việt Nam luôn sục sôi lòng
căm thù giặc, vì vậy, kể từ khi Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng, ở khắp nơi trên đất
nước ta liên tục nổ ra nhiều cuộc đấu tranh trực diện với địch, nhưng nổi bật nhất thời
kỳ này là phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, do không nổ ra đúng thời cơ,
phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh đã bị thực dân Pháp tàn sát, khủng bố hết sức dã man.
Trước tình hình đó, để bảo vệ quần chúng, giữ vững khí thế đấu tranh và ảnh hưởng
của phong trào, tháng 1/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương Chỉ thị cho các Xứ ủy bốn công tác cần kíp phải làm ngay, trong đó nhấn
mạnh: “... Một vấn đề rất quan trọng cho sự đấu tranh của quần chúng công nông bây
giờ là vấn đề tổ chức đội tự vệ của Công nông... Các Đảng bộ phải góp sức với Công,
Nông hội mà hết sức hô hào cổ động thiệt rộng trong quần chúng ý nghĩa và sự lợi ích
của đội tự vệ, đem những phần tử hăng hái tranh đấu, can đảm... tổ chức ra những đội
ấy”

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng, nhiều Đảng bộ ở các tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh và Trung Kỳ đã tuyên truyền, giải thích trong quần chúng về ý nghĩa, mục đích
của việc thành lập đội tự vệ, chọn những phần tử ưu tú, có tinh thần hăng hái, can đảm,
có sức khỏe trong Nông hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản để lập ra đội tự vệ, do đó
quân số các đội tự vệ tăng lên nhanh chóng. “Những đội tự vệ đỏ ấy là mầm mống đầu
tiên của lực lượng vũ trang cách mạng của dân, vì dân do Đảng lãnh đạo .

Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của các đội tự vệ trong cuộc đấu tranh vì nền
độc lập tự do của dân tộc, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935), Nghị quyết về
đội tự vệ được coi là một trong những Nghị quyết quan trọng trong chương trình nghị
sự của Đại hội. Nghị quyết nêu rõ mục đích của việc tổ chức đội tự vệ:

12
- Ủng hộ quần chúng hàng ngày.

- Ủng hộ quần chúng trong các cuộc đấu tranh.

- Ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ cách mạng của công nông.

- Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng, chống quân thù giai cấp tấn công
và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi”

Nghị quyết nhấn mạnh: “... Luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của
Đảng trong tự vệ thường trực”. Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc hình thành tư tưởng quân sự Đảng. Lần đầu tiên những nguyên tắc xây dựng về
chính trị cũng như về quân sự của lực lượng nửa vũ trang cách mạng đã được đề ra
một cách cơ bản và tương đối toàn diện. Những nguyên tắc ấy thể hiện quan điểm giai
cấp, quan điểm quần chúng và quan điểm thực tiễn của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin việc
xây dựng lực lượng vũ trang.

3. Thành lập Mặt trận dân chủ thời kì 1936-1939.

Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền với bản chương trình hành động
trong đó có nêu việc thành lập một Uỷ ban của nghị viện điều tra tình hình chính trị và
kinh tế ở các thuộc địa, cùng với nhiều nước thuộc địa khác các nhà yêu nước Việt
Nam kêu gọi "tiến tới một cuộc Đông dương Đại hội" sáng kiến đó được đảng Cộng
sản Đông Dương ủng hộ bằng bức thư ngỏ tháng 8/1936 nêu 12 nguyện vọng cụ thể
làm cơ sở cho Đông Dương Đại hội, lời kêu gọi đã dấy lên một phong trào sôi nổi
trong nhân dân cả nước.

Sau khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 trở về, Đoàn đại biểu Đảng ta
cùng với Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị (tháng 11/1936) chủ trương thành
lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương tập hợp các lực lượng toàn
Đông Dương vào cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Tháng 9/1937 một loạt các tổ chức như Thanh niên Dân chủ Đông Dương, Hội
Cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội ra đời cùng với việc hoạt động công khai và nửa

13
công khai của các tổ chức quần chúng nhuư hội ái hữu, tương tế, các hội hoạt động âm
nhạc... từng bước hình thành một Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938 quyết định đổi tên thành Mặt trận Thống
nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Nhờ có chính
sách Mặt trận đúng đắn, có phương pháp vận động khôn khéo, phương pháp đấu tranh
linh hoạt nên Mặt trận đã tập hợp, đoàn kết rộng rãi các giai tầng xã hội như công
nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ tư sản nhỏ, đồng thời còn bắt tay với các đảng
phái cải lương, kể cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương nhằm chống chủ nghĩa
phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

4. Đảng xây dựng Mặt trận Việt Minh

Ngày 28/1/1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tại Pắc Bó, một địa danh biên giới Việt - Trung, thuộc Hà Quảng, Cao Bằng, Bác đã
triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941. Đây là một hội nghị lịch sử:
Hội nghị quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao
hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lại (chỉ thực
hiện giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng).

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình lúc đó, Hội nghị đã đưa ra nhận định hết
sức quan trọng và đúng đắn về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: “Trong lúc này
quyền lợi của bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia,
của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”.

Về vấn đề chính quyền, Hội nghị đã xác định, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp -
Nhật, “sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy lá cờ
đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.

14
Về vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, theo đề nghị của Bác, Hội nghị quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Bác đã nhân
danh nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc viết lá thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Việc cứu
nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh một phần trách
nhiệm…”.

Sau Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhanh chóng triển khai
việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, xây dựng tổ chức Việt Minh, phát động phong trào
cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 6/6/1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết thư Kính cáo đồng bào, gửi nhân
dân cả nước. Mở đầu bức thư, Người nêu lên tình cảnh khổ nhục của nhân dân ta dưới
ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Người ca ngợi những tấm gương
oanh liệt của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự do. Tuy
nhiên, việc lớn chưa thành vì “cơ hội chưa chín” và vì “dân ta chưa hiệp lực đồng
tâm”. Người chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.
Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi
ra khỏi nước sôi lửa nóng”... Người chỉ rõ hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần
một điều: “Toàn dân đoàn kết.... ‘Chúng ta hãy tiến lên! Toàn thể đồng bào tiến lên!’”.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 cũng là hội nghị quyết định chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang. Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc. Nhân dân các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc có thể chủ động đứng lên “đem sức ta mà giải phóng cho ta”,
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.

Về phương thức tiến hành, tư tưởng khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi
nghĩa đã thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Với kinh
nghiệm Xô viết Nghệ Tĩnh và các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ, Hội nghị cho
rằng khi thời cơ đến, thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa
từng phần trong từng địa phương, cũng có thể thắng lợi, mà mở đường cho một cuộc
tổng khởi nghĩa to lớn” để giành thắng lợi trong cả nước.

15
Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, tại các vùng căn cứ địa cách mạng, công
cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được xúc tiến mạnh
mẽ, gấp rút.

Ở Cao Bằng, Việt Minh có hệ thống từ xã đến tỉnh. Cuối năm 1942, khắp 9 châu
của Cao Bằng đã có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu mọi người đều gia nhập tổ chức
Việt Minh, xã nào cũng có ủy ban Việt Minh. Ủy ban Việt Minh Cao Bằng và Ủy ban
Việt Minh lâm thời Cao - Bắc - Lạng được thành lập.

Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân
Việt Nam (Liên Việt) thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên
Việt), tại Tuyên Quang, ngày 3/3/1951.

Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân
Việt Nam (Liên Việt) thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên
Việt), tại Tuyên Quang, ngày 3/3/1951.

Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Cứu Quốc quân đã tiến hành 8 tháng chiến tranh du
kích anh dũng (từ 7-1942 đến 2-1943), mở ra khả năng lập căn cứ địa cách mạng, kết
hợp đấu tranh chính trị rộng lớn với việc phát động chiến tranh du kích rộng lớn.

Các hội Nông dân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Tự vệ
Cứu quốc, Phụ lão Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc được lập ra ở nhiều vùng nông thôn
ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Sơn Tây, Vĩnh Yên,
Phúc Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Thanh Hóa. Hà Nội và Hải Phòng đã có hội Công
nhân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc…

Ở các tỉnh Nam kỳ, đầu năm 1942, các tổ chức đoàn thể Việt Minh xuất hiện ở
ngoại ô Sài Gòn, Chợ Lớn và một số nơi ở Hóc Môn, Gia Định. Các tỉnh Mỹ Tho,
Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc đã được lập hội Nông dân Cứu quốc, Phụ
nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc…

Như vậy, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cao, Hội nghị Trung ương lần thứ 8
dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo cả về chủ
trương, đường lối, phương pháp và tổ chức lực lượng. Cuộc tổng khởi nghĩa Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã lôi cuốn hàng chục triệu nông dân, dù chưa được chia
16
lại ruộng đất của địa chủ, vẫn hăng hái tiến bước cùng giai cấp công nhân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, làm nên cuộc cách mạng long trời, lở đất. Thắng lợi đó đã chứng minh
sáng tỏ tinh thần khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8, mở ra bước ngoặt lịch sử trọng đại cho cách mạng Việt Nam.

Sức mạnh nội sinh từ khối toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi
của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945; đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần
một trăm năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân
chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa và khai sinh nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Lịch sử cũng đã ghi nhận, Mặt trận Việt Minh và các hình thức mặt trận sau đó
(Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam), luôn lấy liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng
sản lãnh đạo. Đó là nguyên tắc nhất quán, bởi khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt
trận dân tộc thống nhất chỉ có thể được củng cố và phát triển khi được sự lãnh đạo của
Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối đúng đắn, dựa trên
cơ sở lý luận Mác-Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam và xu
thế phát triển của lịch sử loài người, Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất
cả các giai cấp và các tầng lớp nhân dân yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng
to lớn và rộng khắp, đấu tranh chống thực dân, phong kiến vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành nhiều thắng lợi quan trọng.

Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng (1930-1945), trải qua các cuộc đấu tranh gian
khổ, hy sinh, với 3 cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), khi
thời cơ đến, Đảng nhanh chóng chớp lấy, với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, Đảng ta đã phát động cuộc

17
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã giành lại nền độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân
đô hộ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Qua thực tiễn 15 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng và
nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản
trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển
đúng hướng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đó là: Quan hệ giữa nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa
lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp; quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược lâu dài và mục
tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần đến tổng
khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn; quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương
pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với
từng điều kiện lịch sử cụ thể; quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và
xây dựng phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong Mặt trận
dân tộc thống nhất; quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa xây
dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực, tự
cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi
do tình hình quốc tế đem lại; quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ,
tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng…

Và sự chuẩn bị trong suốt quá trình tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng của
Đảng CSVN từ 1930-1945 đã đem đến sự thắng lợi vẻ vang cho cách mạng VN lúc
bấy giờ. Đồng thời thắng lợi này đã đưa dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới-kỷ
nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH.  Đánh giá ý nghĩa lịch sử
của thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chẳng những giai cấp lao động và
nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức
nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của
các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng
thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t10345/1-boi-canh-lich-su-ra-doi-dang-cong-
san-viet-nam.html

https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/luc-luong-vu-trang-
trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-91.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1586-xay-dung-luc-
luong-chinh-tri-mot-nhan-to-quyet-dinh-thang-loi-cua-cach-mang-thang-tam-nam-
1945.html

https://nguoikesu.com/giai-bai-tap/lich-su-lop-9/phan-2-lich-su-viet-nam-tu-nam-
1919-den-nay/chuong-2-viet-nam-trong-nhung-nam-1930-1939/bai-18-dang-cong-san-
viet-nam-ra-doi/hay-trinh-bay-y-nghia-lich-su-cua-viec-thanh-lap-dang-cong-san-viet-
nam

http://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/ho-chi-minh-voi-viec-xay-dung-luc-luong-cach-
mang-va-su-van-dung-cua-dang-trong-tinh-hinh-hien-nay-129335

http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3245/Ve-
phuong-phap-cach-mang-cua-Dang-ta.aspx

19

You might also like