You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


----------***oo0oo***----------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

NHÓM 8 – LỚP KTE309.8


Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương

Danh sách nhóm


STT Họ tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Ngọc Chi 1913310020
2 Phạm Xuân Đức 1913310029
3 Nguyễn Quang Thắng 1913310114
4 Đỗ Thị Ngân Uyên 1913310148
5 Ngô Thị Hoàng Yến 1913310154

Hà Nội, 04/2021
MỤC LỤC
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 3
2.1. Các khái niệm ..................................................................................................................... 3
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ............................................................ 4
a, Các học thuyết về những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế .......................... 4
b, Cụ thể các nhóm nhân tố tác động. .......................................................................... 5
PHẦN 3. TỔNG QUAN HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................... 8
PHẦN 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 11
4.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................... 11
4.2. Dữ liệu ............................................................................................................................... 12
PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 13
5.1. Mô tả thống kê và tương quan các biến ......................................................................... 13
5.2. Ước lượng mô hình........................................................................................................... 15
5.3. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình ............................................................... 17
a, Kiểm định bỏ sót biến ............................................................................................. 17
b, Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................................ 17
c, Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................................... 17
d, Kiểm định nhiễu phân phối chuẩn .......................................................................... 18
5.4. Kiểm định mô hình........................................................................................................... 19
a, Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................................ 19
b, Kiểm định hệ số hồi quy các biến ........................................................................... 19
PHẦN 6. THẢO LUẬN - NHẬN XÉT và HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................. 21
6.1. Thảo luận – Nhận xét ....................................................................................................... 21
6.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................................. 22
PHẦN 7. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 24
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là thước đo sức khỏe nền kinh tế mỗi quốc gia, là mục
tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới. Chỉ số này được thể hiện bằng sự tăng lên
về số lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ cùng với các yếu tố đầu vào.Tăng trưởng kinh tế
giúp hạn chế đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, phúc lợi xã
hội được đảm bảo, củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Bất cứ một gia quốc gia nào cũng cần thiết đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng nhất
định mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Để tăng trưởng kinh tế diễn ra liên tục và hiệu
quả, có rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế ảnh hưởng đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nhận thức chính xác về tầm quan trọng của mối tương quan mật thiết này và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến sự tăng trưởng kinh tế giúp Chính phủ có thể thay đổi các
chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là
vấn đề vĩ mô mà những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm.
Đó là lý do nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước phát triển”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài tiểu luận chính là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tăng
trưởng kinh tế của các nước phát triển, từ đó đóng góp ý tưởng cho việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chúng em đã dựa trên các lý thuyết kinh tế học xoay quanh
tăng trưởng kinh tế đồng thời sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng, phương pháp
bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Square) để hồi quy, ước lượng
và phân tích mô hình, đối tượng nghiên cứu.
Để hoàn thành được bài tiểu luận, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Chu Thị
Mai Phương – giảng viên bộ môn Kinh tế lượng – đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp
kiến thức chuyên môn cũng như định hướng cho nhóm cách triển khai cấu trúc của một bài
nghiên cứu khoa học.

1
Trong quá trình làm bài tiểu luận và chạy mô hình, còn tồn tại những khuyết tật phát sinh
cần được khắc phục. Đồng thời, do thời gian nghiên cứu vấn đề cũng như kiến thức còn
hạn hẹp và kinh nghiệm còn thiếu nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

2
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products - GDP) hay tổng sản phẩm trong
nước là giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product – GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất
cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước làm ra ở cả trong và
ngoài nước trong đơn vị một năm tài chính. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm
quốc nội cộng với thu nhập ròng.
“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
phẩm quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định” - Theo Wikipedia
Phương pháp tính
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch quy mô kinh tế kỳ hiện tại
so với quy mô nền kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước, được thể hiện bằng
đơn vị phần trăm (%). Trong đó, quy mô kinh tế được đo bằng GDP hay GNP.
Công thức:
𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑡−1
𝑦𝑡 = × 100%
𝐺𝐷𝑃𝑡−1
Trong đó

𝑦𝑡 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t


𝐺𝐷𝑃𝑡 : Tổng sản phẩm quốc nội năm t
𝐺𝐷𝑃𝑡−1 : Tổng sản phẩm quốc nội năm t-1

3
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

a, Các học thuyết về những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
▪ Theo Adam Smith: tiến bộ khoa học, công nghệ, tích lũy vốn, các yếu tố xã hội và thể
chế chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một nước. Tăng sản
lượng bằng cách tăng số lượng đầu vào tương ứng hay còn gọi là gia tăng tư bản theo
chiều rộng. Tuy nhiên, vì đất đai có hạn nên đến một thời điểm nào đó có sản lượng đầu
ra sẽ chậm dần đi.
▪ Theo R. Malthus: Con người tăng theo cấp số nhân, lương thực thì tăng theo cấp số
cộng (do tính hữu hạn của đất đai). Muốn nâng cao sản lượng thì phải giảm dân số.
▪ Theo Ricardo: Tăng trưởng kinh tế là kết quả của tích lũy tư bản, tích lũy tư bản là hàm
của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ
thuộc rất nhiều vào đất đai và đất đai là giới hạn đối của tăng trưởng kinh tế.
▪ Theo Keynes: ông đã nêu cao vai trò của Chính phủ trong việc quản lý và duy trì tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên mô hình Harrod – Domar là đơn giản hóa mối quan hệ giữa
tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như khấu
hao, tiến bộ khoa học, trình độ của nguồn nhân lực.
▪ Theo Marx: các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và
tiến bộ kỹ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá
trị thặng dư.
▪ Theo Solow: nếu tỷ lệ tiết kiệm cao thì nền kinh tế sẽ có mức sản lượng lớn hơn. Tuy
nhiên việc tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ đưa đến tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian
ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ
lệ tiết kiệm cao nhất định nó sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao.
▪ Mô hình Tân cổ điển: nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai
yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).
▪ Lý thuyết hiện đại: tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố
đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử
dụng (R), khoa học công nghệ (A).

4
Sau khi nghiên cứu cùng nhiều học thuyết, các nhà kinh tế học đã phát hiện tăng trưởng
kinh tế phụ thuộc vào bốn yếu tố: lao động, vốn sản xuất, tài nguyên đất đai, công nghệ.
Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:

Y = F(Xi)
Trong đó:
Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc vào tổng cầu của nền kinh tế)

Xi là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung).

b, Cụ thể các nhóm nhân tố tác động.


Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố nguồn
lực chủ yếu, đó là: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên, đất đai (R), Công nghệ kỹ thuật (T)

• Vốn (K)
Đứng trên góc độ vĩ mô, vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được
đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu
vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: Vốn cố định (nhà máy, công xưởng,
trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ
tầng) và vốn lưu động (tồn kho của tất cả các loại hàng hóa).
Mặt khác, để duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất phải có một khoản chi phí gọi là vốn
đầu tư sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn
đầu tư vào tài sản lưu động.

• Lao động (L)


Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động
kinh tế. Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt
động kinh tế.
Việc nâng cao vốn nhân lực sẽ làm cho việc tổ chức lao động, việc ứng dụng công nghệ có
hiệu quả, làm cho năng suất lao động tăng và từ đó là tăng hiệu quả sản xuất.

5
Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy
mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng
lao động ở các nước này còn thấp.

• Tài nguyên, đất đai (R)


Tài nguyên, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở
kinh tế. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản
lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là với các nước đang phát triển.

• Công nghệ kỹ thuật (T)


Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu
đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị
kỹ thuật.
Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng
cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng
thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản
xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản
lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn.
Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu
quả của sản xuất.
Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Xét đến các yếu tố gồm: khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán (tổng cầu AD)
đều là các yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô đã cho
thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu, bao gồm:
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các
khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.

6
Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của
Chính phủ.
Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và
các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động.
Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X – M): Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là
các khoản phải chi cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của
các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các
yếu tố yếu tố nguồn lực trong nước.
Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) mà ta có: GDP = C + I + G + NX. Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố kể
trên cũng đều có thể làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó dẫn tới sự biến động trong tăng
trưởng kinh tế.

7
PHẦN 3. TỔNG QUAN HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ tích cực.
Các tác giả Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và Persson (1983), khi nghiên
cứu về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư đã tìm thấy bằng chứng có sự tồn tại của tác
động lan tỏa thông qua việc FDI có tác động đến năng suất lao động địa phương ở các công
ty Australia, Canada và Mexico. Và qua đó cho thấy FDI có tác động quan trọng và tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Borensztein et al. (1998) cũng cho
thấy FDI là một phương tiện quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ góp phần làm tăng
trưởng kinh tế hiệu quả hơn so với đầu tư trong nước. Và Zhang (2001) cho rằng tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng, không chỉ tạo ra nhu cầu về vốn FDI mà còn cung cấp cơ hội
tốt hơn để tạo ra lợi nhuận và do đó thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI. Thêm vào đó,
FDI có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hỗ trợ phát triển kinh tế của các
nền kinh tế chủ nhà thông qua tác động trực tiếp và hiệu ứng lan tỏa gián tiếp.

• Tích lũy tài sản cố định gộp (Gross Capital Formation)


Các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng sự hình thành tư bản đóng một vai trò quan trọng trong
các mô hình tăng trưởng kinh tế Beddies 1999; Gbura và THadjimichael 1996, Gbura,
(1997). Các mô hình tăng trưởng giống như các mô hình được phát triển bởi Romer (1986)
và Lucas (1988) dự đoán rằng tích lũy vốn tăng lên có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng vĩnh
viễn. Vốn tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Nó luôn được coi là tiềm năng người chơi tăng cường phát triển. Sự hình thành vốn
quyết định khả năng sản xuất của quốc gia, do đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Tương tự, Javed et al. (2014) nghiên cứu về tác động biến động của các biến số kinh tế vĩ
mô đến tăng trưởng kinh tế, thấy rằng tích lũy tài sản cố định gộp có ảnh hưởng tích cực
với GDP, với hệ số có ý nghĩa thống kê là 0.084115.

• Lạm phát (Inflation)


Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên
do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá
của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các
8
quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực
hiệu quả. Theo Choi và đồng sự (1996), Azariadis và Smith (1996), nếu lạm phát tăng cao
sẽ làm giảm mức lãi suất thực tế mà người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm.
Tình huống đó dẫn tới có nhiều người muốn trở thành người đi vay hơn là người tiết kiệm,
do đó tạo ra sự mất cân bằng trong thị trường vốn và tín dụng. Bên cạnh đó, lạm phát cao
còn làm biến dạng thuế (Romer, 2001) làm suy giảm động cơ tiết kiệm của các chủ thể gửi
tiền mà tiết kiệm lại là nguồn của đầu tư. Lạm phát cao còn gây ra “chi phí mòn giày”, “chi
phí thực đơn”, “nhầm lẫn và bất tiện”. Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) về ngưỡng
tác động giữa lạm phát và tăng trưởng bằng việc sử dụng tập hợp dữ liệu bao gồm 140 quốc
gia từ giai đoạn 1960-1998 cũng cho thấy có sự tồn tại của một ngưỡng mà ngoài mức này,
lạm phát gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Ngược lại, dưới ngưỡng lạm phát không
có tác động hoặc tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngưỡng này nhỏ cho các nước
phát triển (1%-3%), được so sánh với các nước đang phát triển (tương ứng 11%-12%).
Đánh giá dường như thừa nhận việc thực hiện rằng, ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế xuất hiện khác nhau trong các tài liệu hiện tại.

• Vốn nhân lực (Human Capital)


Gary Becker “Vốn con người” (1964) Theo quan điểm của ông, vốn con người, được xác
định bởi giáo dục, đào tạo, điều trị y tế và là một phương tiện sản xuất hữu hiệu. Vốn nhân
lực tăng lên giải thích sự khác biệt về thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp. Vốn con người
cũng rất quan trọng để ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn con người đề cập
đến “kiến thức, thông tin, ý tưởng, kỹ năng và sức khỏe của các cá nhân” – Becker 2002.
Khi mọi người đầu tư vào bản thân thông qua giáo dục và đào tạo, họ có thể tăng năng suất,
vươn lên thoát nghèo, đóng góp đến đời sống kinh tế, xã hội và chính trị, và thúc đẩy sự ổn
định hơn. Suy nghĩ như vậy được phản ánh trong Chiến lược Phát triển Quốc gia
Afghanistan (ANDS), cụm các Chương trình Ưu tiên Quốc gia (NPP) về phát triển nguồn
nhân lực, các Kế hoạch Chiến lược Giáo dục Quốc gia (NESP I, II và III), cũng như Chiến
lược Giáo dục và Đào tạo Kỹ thuật và Dạy nghề (TVET) Quốc gia.

9
• Tỉ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)
Nhà kinh tế học Arthur Okun lần đầu tiên bắt đầu giải quyết cuộc thảo luận về mối quan hệ
về tăng trưởng và việc làm vào những năm 1960. Nhóm nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng
Dự trữ Liên bang St. Louis giải thích rằng luật Okun “nhằm cho chúng ta biết tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia có thể bị mất bao nhiêu khi tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn tỷ lệ tự nhiên của quốc gia đó”. Okun lưu ý rằng do sự gia tăng liên tục về quy mô lực
lượng lao động và mức độ năng suất, nên tăng trưởng GDP thực tế gần với tốc độ tăng
trưởng tiềm năng thường được yêu cầu, chỉ để giữ tỷ lệ thất nghiệp ổn định.

10
PHẦN 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mô hình nghiên cứu


Từ những mô hình kinh tế học và các lý thuyết nêu trên, nhóm quyết định xây dựng mô
hình hồi quy gồm các biến sau và kỳ vọng về chúng được thể hiện dưới bảng sau đây:

Đơn Kỳ vọng
Biến Kí hiệu Loại Ý nghĩa
vị dấu

Tăng ggdp Biến Tốc độ tăng trưởng GDP %


trưởng phụ hàng năm ở Mỹ
GDP thuộc

Cường độ capital Biến Tỷ số vốn so với lao động % -


vốn độc lập được sử dụng trong quá
trình sản xuất tại Mỹ

Chỉ số FDI fdi Biến Lượng vốn đầu tư nước % +


độc lập ngoài vào Mỹ

Tỉ lệ gia gpopulation Biến % +


Tỉ lệ gia tăng dân số tại Mỹ
tăng dân số độc lập

Tỉ lệ thất unemploy Biến % -


Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ
nghiệp độc lập

Tỉ lệ lạm inflation Biến % +


Tỉ lệ lạm phát tại Mỹ
phát độc lập

Từ đó nhóm xây dựng được mô hình hồi quy tổng thể sau:

𝑔𝑔𝑑𝑝 = 𝛽1 + 𝛽2 ∗capital + 𝛽3 ∗fdi + 𝛽4 ∗gpopulation + 𝛽5 ∗unemploy + 𝛽6 ∗inflation + ui


Trong đó: 𝛽1 là hệ số chặn

𝛽2 , 𝛽3 , 𝛽4 , 𝛽5 , 𝛽6 là các hệ số góc

ui là phần dư

11
4.2. Dữ liệu
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu thập số liệu từ năm 1991 đến năm 2015 tại
4 quốc gia phát triển là Mỹ, Anh, Nhật, Ý từ World Bank, Our World in Data

12
PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Mô tả thống kê và tương quan các biến


Bảng 4.1: Mô tả thống kê

Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Biến số
sát bình chuẩn nhất nhất
ggdp 100 1.539828 1.946259 -5.48206 4.68494
capital 100 1.912492 1.865729 -1.29032 7.14286
fdi 100 1.540754 2.011542 -0.3973815 10.02314
gpopulation 100 0.4692 0.4017506 -0.283 1.259
inflation 100 1.969862 1.577946 -1.35284 7.461783
unemploy 100 6.6866 2.634762 2.09 12.68

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm STATA)
Bảng 4.1 cho biết:

✓ Mô hình ước lượng dựa trên 100 quan sát

✓ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giao động trong khoảng từ -5.48206 đến 4.68494 (đơn vị: %)

✓ Tăng trưởng tư bản dao động trong khoảng từ -1.29032 đến 7.14286 (đơn vị: %)

✓ Chỉ số FDI dao động trong khoảng từ -0.3973815 đến 10.02314 (đơn vị: %)

✓ Tốc độ tăng trưởng dân số dao động trong khoảng từ -0.283 đến 1.259 (đơn vị: %)

✓ Lạm phát dao động trong khoảng từ -1.35284 đến 7.461783 (đơn vị: %)

✓ Tỉ lệ thất nghiệp trong khoảng tử 2.09 đến 12.68 (đơn vị: %)

13
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến:

ggdp capital fdi gpopulation inflation unemploy


ggdp 1.0000
capital -0.4640 1.0000
fdi 0.2519 -0.1006 1.0000
gpopulation 0.2181 -0.0922 0.3817 1.0000
inflation 0.0867 0.1265 0.1132 0.2416 1.0000
unemploy -0.1716 -0.0798 -0.1153 -0.1501 0.3804 1.0000
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm STATA)
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy mức độ tương quan giữa các biến là khá thấp, đều nhỏ hơn
0,8. Vì vậy không có hiện tượng Đa cộng tuyến cao, trong đó hệ số tương quan giữa:

✓ (ggdp, capital)= -0.4640 : Tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng tài sản cố định có
mối tương quan ngược chiều, khoảng 46,4%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến
capital mang dấu (-)

✓ (ggdp, fdi) = 0.2519 : Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số FDI có môi tương quan cùng
chiều, khoảng 25,19%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến fdi mang dấu (+)

✓ (ggdp, gpopulation) = 0.2181: Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ gia tăng dân số có mối
tương quan cùng chiều, khoảng 21,81%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến
gpopulation mang dấu (+)

✓ (ggdp, inflation) = 0.0867: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan
cùng chiều, khoảng 8,67%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến inflation mang dấu (+)

✓ (ggdp, unemploy) = -0.1716: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp có mối tương
quan ngược chiều, khoảng 17,16%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến unemploy
mang dấu (-)

✓ (capital, fdi) = -0.1006: Chỉ số tài sản cố định và chỉ số FDI có mối tương quan ngược
chiều, khoảng 10,06%

14
✓ (capital, gpopulation) = -0.0922: Chỉ số tài sản cố định và tăng trưởng dân số có mối
tương quan ngược chiều, khoảng 9,22%

✓ (capital, inflation) = 0.1265: Chỉ số tài sản cố định và lạm phát có mối tương quan cùng
chiều, khoảng 12,65%

✓ (capital, unemploy) = -0.0798: Chỉ số tài sản cố định và tỷ lệ thất nghiệp có mối tương
quan ngược chiều, khoảng 7,98%

✓ (fdi, gpopulation) = 0.3817: Chỉ số FDI và tỷ lệ gia tăng dân số có mối tương quan cùng
chiều, khoảng 38,17%

✓ (fdi, inflation) = 0.1132: Chỉ số FDI và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan cùng chiều,
khoảng 11,32%

✓ (fdi, unemploy) = -0.1153: Chỉ số FDI và tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan ngược
chiều, khoảng 11,53%

✓ (gpopulation, inflation) = 0.2416: Tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát có mối tương
quan cùng chiều, khoảng 24,16%

✓ (gpopugrowth, unemploy) = -0.1501: Tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ thất nghiệp có mối


tương quan ngược chiều, khoảng 15,01%

✓ (inflation, unemploy) = 0.3804: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan
cùng chiều, khoảng 38,04%

5.2. Ước lượng mô hình


• Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:

𝑔𝑔𝑑𝑝 = 𝛽̂1 + 𝛽̂2∗capital + 𝛽̂3∗fdi + 𝛽̂4 ∗gpopulation + 𝛽̂5∗unemploy + 𝛽̂6∗inflation + 𝑒i

Trong đó: 𝛽̂ 1 : hệ số chặn

̂ , 𝛽̂ , 𝛽̂ , 𝛽̂ , 𝛽̂ : hệ số góc
𝛽 2 3 4 5 6

𝑒i : ước lượng phần dư

15
• Kết quả hồi quy mẫu ngẫu nhiên bằng phương pháp OLS:

Source SS df MS Number of obs = 100


F (5,94) = 9.69
Model 127.563298 5 25.5126597 Prob > F = 0.0000
Residual 247.441243 94 2.63235365 R-squared = 0.3402
Adj R-squared = 0.3051
Total 375.004542 99 3.78792467 Root MSE = 1.6225

ggdp Coef. Std. Err. t P > |t| [95% Conf. Interval]

capital -0.5229738 0.0907276 -5.76 0.000 -0.7031156 -0.342832


fdi 0.129548 0.0884013 1.47 0.146 -0.0459749 0.305071
gpopulation 0.1003455 0.4657882 0.22 0.830 -0.8244879 1.025179
inflation 0.2933525 0.1214822 2.41 0.018 0.0521467 0.534558
unemploy -0.2094637 0.0710126 -2.95 0.004 -0.350461 -0.068466
cons 3.116064 0.5788568 5.38 0.000 1.96673 4.265398
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm STATA)
Dựa vào kết quả bảng trên ta có mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:

3.116064 = 𝛽̂1 + 𝛽̂2 ∗(-0.5229738) + 𝛽̂3 ∗0.129548 + 𝛽̂4 ∗0.1003455 + 𝛽̂5 ∗(-0.2094637) +
𝛽̂6 ∗0.2933525 + 𝑒i

• Số quan sát: 100


• Tổng bình phương các phần dư RSS = 247.441243
• Bậc tự do của phần dư = 94
• Hệ số xác định R2 = 0.3402 cho biết 34,02% tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia
được giải thích bởi các biến độc lập: tăng trưởng lượng tài sản cố định, vốn FDI ròng vào
trong nước, tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát
̿ 2 = 0.3051
• Hệ số hiệu chỉnh R

• Dấu của các hệ số hồi quy giống như kỳ vọng về dấu cũng như dấu của hệ số
tương quan.
16
5.3. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình

a, Kiểm định bỏ sót biến


Cặp giả thuyết:

H0 : Mô hình không bỏ sót biến


H1 : Mô hình bỏ sót biến
Ta có kết quả kiểm định từ STATA:

estat ovtest // kd bo sot bien


Ramsey RESET test using powers of the fitted values of ggdp
Ho: model has no omitted variables
F(3, 91) = 4.15
Prob > F = 0.0084

Kết luận: Tại mức ý nghĩa α = 5%, với P-value = 0.0084 < α, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức
là có biến bị bỏ sót.

b, Kiểm định đa cộng tuyến


Variable VIF 1/VIF

popugrowth 1.38 0.722844

interest 1.32 0.758779

kgrowth 1.32 0.759444

inflat 1.19 0.840804

fdirate 1.08 0.927637

Mean VIF 1.26

Từ bảng kết quả ta thấy Mean VIF <10 nên mô hình không tồn tại đa cộng tuyến.

c, Kiểm định phương sai sai số thay đổi


Cặp giả thuyết:

H0 : Mô hình có phương sai sai số không đổi


17
H1 : Mô hình có phương sai sai số thay đổi

White's test for Ho: homoskedasticity


against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(20) = 23.69
Prob > chi2 = 0.2561
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source chi2 df p

Heteroskedasticity 23.69 20 0.2561

Skewness 18.12 5 0.0028

Kurtosis 2.33 1 0.1269

Total 44.14 26 0.0146

Ta thấy: P-value= 0.2561> 0.05 => Không bác bỏ H0


Như vậy mô hình phương sai sai số không đổi.

d, Kiểm định nhiễu phân phối chuẩn


Cặp giả thuyết

H0 : Mô hình có nhiễu phân phối chuẩn


H1 : Mô hình có nhiễu phân phối không chuẩn
Skewness/Kurtosis tests for Normality
------ joint ------

Variable Obs Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj chi2(2) Prob>chi2

e 100 0.0016 0.0558 11.41 0.0033

Ta thấy : P-value= < 0.05 => Bác bỏ H0.


Kết luận: Mô hình có nhiễu phân phối không chuẩn.

18
5.4. Kiểm định mô hình

a, Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình


Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không.
Cặp giả thuyết kiểm định:

H0 : (𝛽̂2 )2 + (𝛽̂3 )2 + (𝛽̂4 )2 + (𝛽̂5 )2 + (𝛽̂6 )2 = 0


H1 : (𝛽̂2 )2 + (𝛽̂3 )2 + (𝛽̂4 )2 + (𝛽̂5 )2 + (𝛽̂6 )2 ≠ 0
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa α = 5%

P-value = 0.0000 < α => Bác bỏ giả thuyết H0

Kết luận: Mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với giả thuyết.

b, Kiểm định hệ số hồi quy các biến:


Ta có cặp giả thuyết thống kê:

Với mức ý nghĩa α = 5%

H0 : 𝛽̂𝑛 = 0

H1 : 𝛽̂𝑛 ≠ 0
(n = 2; 3; 4; 5; 6)

Biến Tên biến P-value


Capital Cường độ vốn 0.000 < α
Fdi Chỉ số FDI 0.146 > α
Gpopulation Tỷ lệ gia tăng dân số 0.830 > α
Inflation Tỷ lệ lạm phát 0.018 < α
unemploy Tỷ lệ thất nghiệp 0.004 < α

Kết luận: Các hệ số hồi quy 𝛽̂3 , 𝛽̂4 bằng 0, 𝛽̂2 , 𝛽̂5 , 𝛽̂6 khác 0 tương đương với các biến fdi,
gpopulation không có ý nghĩa còn lại các biến capital, unemploy, inflation có ý nghĩa.

19
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình:

➢ 𝛽̂1 = 3.116064 có nghĩa là khi các biến độc lập bằng không thì tốc độ tăng GDP trung
bình là 3.116064 %.

➢ 𝛽̂2 = -0.5229738 chỉ ra rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng trưởng lượng
tài sản cố định tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0.5229738%

➢ 𝛽̂5 = -0.2094637 chỉ ra rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thất nghiệp
tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0.2094637%

➢ 𝛽̂6 = 0.2933525 chỉ ra rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng
1% thì tốc độ tăng trưởng GDP tăng 0.2933525%

20
PHẦN 6. THẢO LUẬN - NHẬN XÉT và HÀM Ý CHÍNH SÁCH
6.1. Thảo luận – Nhận xét
Từ kết quả ước lượng có thể thấy hệ số hồi quy của biến chỉ số FDI và tỉ lệ gia tăng dân số
đều không có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế. Giải thích cho việc này, nhóm nghiên
cứu cho rằng do mô hình OLS chưa phải là mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu cho mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với những biến số giải thích này. Do đó dẫn đến
kết quả ước lượng bị sai lệch. Ngoài ra mô hình tồn tại biến bị bỏ sót, điều này xuất phát từ
khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu cùng với đó là việc phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh
hưởng kết sự tăng trưởng kinh tế nên nhóm em mong có được sự góp ý và bổ sung từ cô để
có thể có một bài tiểu luận hoàn thiện nhất.
Ngoài ra ta có thể thấy hệ số tương quan giữa tỷ lệ vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và
tăng trưởng kinh tế mang dấu dương, phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của các tác
giả Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và Persson (1983) hay Borensztein et al.
(1998). Điều này có thể giải thích bởi vì FDI có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của
quốc gia phát triển, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây: Góp phần quan trọng vào công
cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,
hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo; tăng thu nhập
cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân; Thúc đẩy
phát triển của đội ngũ doanh nghiệp trong nước; Phát triển thị trường và tham gia vào các
chuỗi giá trị toàn cầu.
Hệ số tương quan giữa tỉ lệ gia tăng dân số với tốc độ tăng trưởng kinh tế là dương, chứng
tỏ sự ảnh hưởng tích cực của vốn nhân lực trong việc ổn định nền kinh tế như trong nghiên
cứu của Gary Becker “Vốn con người” (1964). Có thể thấy yếu tố con người mang lại sự
tăng trưởng kinh tế hiệu quả, do đó cần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao mức sống
bằng việc nâng cao phúc lợi xã hội, thúc đẩy trình độ lao động để có thể tận dụng được
nguồn lao động dồi dào khi tốc độ tăng trưởng dân số đang đạt trạng thái vàng như hiện
nay và nó có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, đạt được nhiều mục tiêu kinh tế
trong dài hạn.

21
Hệ số tương quan giữa cường độ vốn và tỷ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều
mang dấu âm, phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy của biến capital là -0.522 và biến
unemploy là -0.209. Nghĩa là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP
giảm 0.2094637% và tăng trưởng lượng tài sản cố định tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP
giảm 0.5229738%. Điều này có thể lý giải bằng việc khi tỷ lệ thất nghiệp tăng chứng tỏ đất
nước không đáp ứng đủ nhu cầu tìm kiếm việc làm, điều này khiến phát triển kinh tế bị
chững lại phần nào.
Hệ số tương quan của lạm phát là dương. Nghĩa là khi lạm phát tăng 1% thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng 0.2933%% do tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ
an toàn hơn. Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.
Hơn thế nữa lạm phát có thể cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.

6.2. Hàm ý chính sách


Từ kết quả ước lượng trên và vận dụng lý thuyết của Solow về tăng trưởng kinh tế ta có thể
thấy để tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng thì ta cần chú trọng đến tỉ lệ lạm phát và kết
hợp vào đó là quan tâm hơn nữa đến giảm cường độ vốn và tỉ lệ thất nghiệp như tạo công
ăn việc làm cho người dân, Chính phủ áp dụng các chính sách để kiểm soát cường độ vốn.
Tuy nhiên, lạm phát sẽ có tác động 2 mặt đến nền kinh tế:
– Tác động tiêu cực của lạm phát là tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền.
Sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu
tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến
người tiêu dùng có tâm lý đầu cơ tích trữ do lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời
gian tới.
– Tác động tích cực trong một vài trường hợp có thể làm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa
trên giá cả cứng nhắc. Những tác động tích cực không nhiều mà chủ yếu là tác động tiêu
cực. Vì vậy mà các chính phủ của các nước luôn tìm cách để khắc phục lạm phát ở mức độ
cho phép.
Một số chính sách và phương pháp đã và đang được nhiều nước sử dụng để kiểm soát lạm
phát. Bao gồm:

22
– Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhà rỗi dư thừa bằng cách:
+ tăng lãi suất tiền gửi lên mức cao hơn tỷ lệ lạm phát ít nhất từ 1 đến 2%, Đây là biện
pháp quan trọng nhất, vì nó có khả năng tác động mạnh nhất tới việc thu hút nguồn tiền
lớn nhất đang lưu hành trên thị trường
+ phát hành trái phiếu
+ giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ,..
=> để từ đó làm giảm lạm phát; giảm lượng tiền là biện tình thế trong thời gian ngắn nhất
– Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như:
+ tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
+ cân đối lại ngân sách Nhà nước
+ cắt giảm chi tiêu
– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ khuyến khích tự do mậu dịch
+ giảm thuế quan
+ các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào
– Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng
mới, thắt chặt cho vay mua bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, cắt giảm mạnh các khoản
chi tiêu không hoặc kém hiệu quả, ít cấp bách và ít cần thiết, nhất là các khoản đầu tư dàn
trải, chậm tiến độ, không đúng trọng điểm và mang tính bao cấp cho các doanh nghiệp nhà
nước.
– Đi vay viện trợ nước ngoài
– Cải cách tiền tệ
– Áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái và thuế xuất nhập khẩu linh hoạt trên cơ sở khuyến khích
xuất khẩu, không “hy sinh” xuất khẩu để thúc đẩy nhập khẩu
– Đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội

23
PHẦN 7. KẾT LUẬN
Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các
nước phát triển, cũng như các kết quả ước lượng trên, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến:
Cường độ vốn, chỉ số FDI, Tỉ lệ gia tăng dân số, Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát. Những
kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan và tương đối đầy đủ về tác
động của các biến trên đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ việc chạy mô hình và thông qua
những kiểm định, tiểu luận có những nhận xét đầy đủ về ảnh hưởng của các biến độc lập
được đưa vào đối với biến phụ thuộc. Từ đó, giúp các nước, cụ thể là nhóm các nước phát
triển nhìn nhận khái quát về vấn đề được nghiên cứu, đồng thời có được những giải pháp
phù hợp với tình hình chung.
Kết quả mô hình thu được cho thấy, các biến cường độ vốn, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát có ý nghĩa tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với
lý thuyết cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Mô hình nhóm nghiên cứu
xây dựng ban đầu còn mắc nhiều khuyết tật, song nhóm đã tiến hành xử lý thành công từng
khuyết tật của mô hình.
Cuối cùng, dựa vào những kết luận được rút ra từ phân tích trên, nhóm nghiên cứu cũng đã
đề ra được một số giải pháp để các quốc gia có những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triển.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

• GS.TS Nguyễn Quang Đông và TS. Nguyễn Thị Minh. (2013). Giáo trình Kinh tế
lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
• TS. Hoàng Xuân Bình. (2014). Giáo trình Kinh tế học vĩ mô cơ bản. NXB Khoa học
và Kỹ thuật.
• Hoàng Thị Huệ (2021), “Lạm phát là gì? Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát lạm
phát” [online]. Availble at: https://luatminhkhue.vn/lam-phat-la-gi-nguyen-nhan-
va-giai-phap-kiem-soat-lam-phat.aspx
• PGS.TS Đỗ Đức Định, Chống lạm phát bây giờ vẫn là ưu tiên số một của Việt
Nam [pdf] Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. Availble at:
//www.hids.hochiminhctity.gov.vn
• ourworldindata.org, Our World in Data. [online]. Availble at:
//ourworldindata.org/country/united-states
• worldbank.org, The World Bank. [online]. Availble at:
//data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG?locations=US

You might also like