You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN : KHỞI NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐOÀN THỊ NGỌC

LỚP : 22DMK2D

NHÓM 2

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

1. Phan Thị Thu Ngân 2200004994


2. Trần Lê Anh Thư 2200005198
3. Huỳnh Thị Kim Huyền 2200005168
4. Nguyễn Thị Kiều My 2200001861
5. Huỳnh Thị Bảo Vân 2200001869
6. Mai Nguyễn Mỹ Hiền 2200007712
7. Nguyễn Ngọc Hồng Trâm 2200004710
8. Huỳnh Hồng Phúc 2100012605
TP.HCM , Ngày 03 , Tháng 10 , Năm 2021.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

1
THÀNH HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024
TRUNG TÂM KHẢO THÍ BM-ChT-
PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO 11

Môn thi : Tư duy phản biện


Lớp học phần : 011007488911
Nhóm sinh viên thực hiện : 8

1. Phan Thị Thu Ngân Tham gia đóng góp:............................................

2. Trần Lê Anh Thư Tham gia đóng góp:............................................

3. Huỳnh Thị Kim Huyền Tham gia đóng góp:............................................

4. Nguyễn Thị Kiều My Tham gia đóng góp:...........................................

5. Huỳnh Đặng Bảo Vân Tham gia đóng góp:...........................................

6. Mai Nguyễn Mỹ Hiền Tham gia đóng góp:...........................................

7. Nguyễn Ngọc Hồng Trâm Tham gia đóng góp:............................................

8. Huỳnh Hồng Phúc Tham gia đóng góp:...........................................

Ngày thi: 22/12/2023 Phòng thi: L.514

Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên : Viết kế hoạch chi tiết kinh doanh của

Quán The Village Coffee & Tea Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên

thang rubrics của môn học):

Đánh giá của Điểm tối Điểm đạt


Tiêu chí (theo CĐR HP)
GV đa được

Cấu trúc của báo cáo

2
Nội dung

- Các nội dung thành


phần

- Lập luận

- Kết luận

Trình bày

TỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi


(ký, ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................

NỘI DUNG CHÍNH...............................................................................................................


3
PHẦN I LÝ THUYẾT...................................................................................................................
1. Theo quan điểm của nhóm các bạn “Tư Duy Phản Biện” là gì?................................................................
2. Theo quan điểm của nhóm, tại sao Tư Duy Phản Biện lại quan trọng?....................................................
3. Theo quan điểm của nhóm, những lợi ích mà Tư Duy Phản Biện mang lại cho cá nhân là gì?
..............................................................................................................................................................................

PHẦN II ỨNG DỤNG THỰC TẾ..................................................................................................


1. Theo quan điểm của nhóm, tại sao sinh viên việt nam yếu kỹ năng tư duy phản biện?...........................
2. Theo quan điểm của nhóm:.........................................................................................................................
2.1. Nhà trường nên làm gì để hỗ trợ cho sinh viên cải thiện kỹ năng Tư Duy Phản Biện?......................
2.2. Giảng viên nên làm gì để hỗ trợ cho sinh viên cải thiện kỹ năng Tư Duy Phản Biện?.......................
2.3. Bản thân sinh viên nên làm gì để cải thiện kỹ năng Tư Duy Phản Biện?.............................................
3. Những nhà tuyển dụng hàng đầu nói rằng chỉ cần kiểm tra “Kỹ năng Tư Duy Phản Biện và
Giải Quyết Vấn Đề” của một sinh viên, thì có thể đánh giá được 75% năng lực của sinh viên
đó có thích hợp với công việc đang tuyển hay không. Quan điểm của nhóm về nhận định trên
như thế nào?............................................................................................................................................................

PHẦN III THỰC HÀNH..............................................................................................................

PHẦN IV CẢM NHẬN CỦA NHÓM..........................................................................................

KẾT LUẬN...........................................................................................................................

4
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành đã đưa môn học Tư duy phản biện vào chương trình giảng
dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô
Đoàn Thị Ngọc đã nhiệt tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức bổ ích cho chúng em
trong suốt quá trình học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Tư duy
phản biện của cô, chúng em đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích,
có một tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả. Những kiến thức mà cô đã
truyền đạt chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em
có thể thành công sau này. Bộ môn Tư duy phản biện là một môn học thú vị, vô
cùng bổ ích và có tính liên hệ thực tế cao. Môn học cung cấp đủ kiến thức, gắn
liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều
hạn chế và khả năng liên hệ thực tế còn có nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố
gắng nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, chúng em mong cô xem xét và góp ý thêm để bài
tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

5
LỜI MỞ ĐẦU

Khởi nghiệp là lĩnh vưc mà ngày nay được rất nhiều người lựa chọn, nó là một
công việc không hề đơn giản đòi hỏi phải có bản lĩnh, sự kiên chì, dám mạo
hiểm. Bên cạnh những những thành công, những người khởi nghiệp cũng đã trải
qua bao lần thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do họ mắc những sai lầm không
đáng có khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội tự doanh Quốc gia thì có khoảng 24%
trong số những dự án khởi nghiệp vừa và nhỏ bị thất bại trong vòng 2 – 3 năm
đầu và hơn một nửa trong số họ (chiếm khoảng 52%) buộc phải tuyên bố đóng
cửa, giải thể công ty trong vòng 4 năm đầu kinh doanh. Đây là con số không hề
nhỏ , nó cho thấy tác hại nặng nề từ việc đưa ra quyết định sai lầm.

Dựa vào số liệu thực tế và từ kiến thức đã được học cũng như những hiểu biết
của bản thân, trong bài viết này, chúng em muốn đề cập đến dự án khởi nghiệp
của riêng chúng em. Mang một hơi thở mới, một làn sóng mới, mô hình khởi
nghiệp có thể gọi là hiếm có trên thị trường hiện nay . Và chúng em hi vọng dự
án của chúng em sẽ mang lại kết quả tốt đẹp và tích cực như đã đề ra trong kế
hoạch dự án .

Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót. Chúng em rất mong
được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của cô để bài luận của nhóm em
hoàn thiện tốt hơn .

6
NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN I LÝ THUYẾT
1. Theo quan điểm của nhóm các bạn “Tư Duy Phản Biện” là gì?
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng của một sinh viên, vì
nó thể hiện khả năng tư duy logic. Đó là quá trình phân tích và đánh giá một cách
hợp lý một sự kiện hoặc tình huống bằng cách sử dụng các lập luận và bằng
chứng chính xác, Hãy nhìn nhận vấn từ nhiều khía cạnh khách quan và công
bằng. Tư duy phản biện giúp con người nhìn nhận mọi việc một cách rõ rang và
hợp lý, loại bỏ những giá trị quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm thay
đổi nhận thức và tư duy.

Ví dụ:

Bạn A nói rằng không cần học đại học cũng có thể thành công trên con đường sự
nghiệp. Bạn B cho rằng học đại học rất quan trọng khi xin việc tại các công ty.
Bạn B đưa ra các bằng chứng như sẽ có kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh
vực, học được phương pháp tư duy giải quyết vấn đề, có thêm nhiều mối quan
hệ,tăng cơ hội nghề nghiệp, có thu nhập cao hơn.

 Bạn B đã phân tích và đưa ra các lý lẽ, lập luận và chứng cứ một cách rõ
ràng và chính xác.
2. Theo quan điểm của nhóm, tại sao Tư Duy Phản Biện lại quan trọng?
Vì tư duy phản biện được coi là quan trọng bởi vì nó giúp chúng ta phân tích ,
đánh giá và nhìn nhận lại suy nghĩ của bản thân làm giảm được rủi ro và những
điều không mong muốn.

Thứ nhất: Tư duy phản biện giúp một cách logic và đưa ra quyết định thông minh

7
- Giải thích: Trong thời đại thông tin hiện nay, mọi người tiếp xúc với nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Tư duy phản biện giúp chúng ta đánh giá và
giúp ta nhận diện, tránh xa những thông tin không chính xác.
- Dẫn chứng: Khi đối mặt với một thông tin về vấn đề nào đó, tư duy phản
biện giúp ta trích lọc và đưa ra những lý luận đúng đắn hơn dựa trên lập
luận của chính mình.
Thứ hai: Tư duy phản biện giúp chúng ta cải thiện các kỹ năng như: kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng ngôn ngữ,........

- Giải thích: Việc nói hay thuyết trình một cách đơn giản để người nghe có
thể dễ dàng hiểu ý, tư duy phản biện hay suy nghĩ rõ ràng, có hệ thống,
trình tự có thể giúp chúng ta cải thiện cách chúng ta trình bày, diễn đạt
những điều mà chúng ta muốn mang đến cho người nghe. Tư duy phản
biện còn giúp chúng ta tăng kỹ năng trình bày, hiểu được sâu hơn quan
điểm của mình.
- Dẫn chứng:
 Trước khi học và rèn luyện tư duy phản biện nhóm chúng em rất rụt
rè và nhút nhát, ngại đám đông, nhưng sau khi học chúng em đã
mạnh dạng hơn, không còn ngại đám đông như trước, tự tin nêu ra
quan điểm mà mình nghĩ, bằng chứng bằng việc chúng em đã không
còn ngại khi đứng trước lớp thuyết trình.
 Sau khi học chúng em nhận biết ngôn ngữ không chỉ là lời nói mà
còn bằng nhiều hình thức khác. Chúng em nhận thấy bản thân trở nên
nhạy bén hơn trong việc nắm bắt cảm xúc, hành động của mọi người
xung quanh.
 Tư duy phản biện giúp chúng em biết cách giao tiếp với những người
không cùng quan điểm, biết cách tìm ra điểm chung để có thể hòa
nhập hơn trong cộng đồng.
Thứ ba: Tư duy phản biện giúp chúng ta trở nên linh hoạt hơn trong quá trình
giải quyết vấn đề.

8
- Giải thích: Thay vì giữ vững một quan điểm cố định, chúng ta có thể thay
đổi dựa trên những ý kiến mới và bằng chứng đối lập. Tư duy phản biện
giúp chúng ta tránh đi theo những lối mòn sẵn có trước đó, giúp ta có
những cách giải quyết vấn đề mới, những giải pháp sáng tạo.
- Dẫn chứng:
 Tư duy phản biện giúp chúng em phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra
quyết định như việc thay vì quyết định đi làm thêm để kiếm thêm thu
nhập chúng em đã phân tích vấn đề kỹ lưỡng, tìm ra điểm lợi và hại
từ việc đi làm thêm, cân đo đông đếm từ đó đưa ra quyết định phù
hợp với bản thân mình nhất. Không chỉ ở vấn đề làm thêm mà chúng
em còn áp dụng tư duy phản biện vào các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày, phân tích điểm lợi và hại của vấn đề để giải quyết nó một cách
tối ưu, triệt để nhất.
 Như trong việc làm việc nhóm, khi chưa tiếp xúc với tư duy phản
biện chúng em thường giao việc cho thành viên nhóm sau đó cứ thế
nộp bài, nhưng sau khi học, chúng em biết cách vận hành hoạt động
nhóm hiệu quả hơn từ việc chia công việc, cùng đưa ra ý kiến, phân
định vấn đề, chọn lọc ý kiến, tổng kết vấn đề.
 Chúng em học được kỹ năng quản trị và dự đoán rủi ro, chúng em
luôn đặt câu hỏi “Nếu.....?” cho những vấn đề, công việc mình đang
thực hiện.
 Chúng em có những cách giải quyết mới nhờ áp dụng tư duy phản
biện như việc: Khi gặp sự cố trong việc làm PowerPoint bị hỏng,
thay vì “ Ctrl+Z “ sửa lại như ban đầu, chúng em tìm cách để có thể
thay đổi một bản mới hoàn thiện, hoàn hảo hơn dựa trên nền tảng bài
cũ.
3. Theo quan điểm của nhóm, những lợi ích mà Tư Duy Phản Biện mang
lại cho cá nhân là gì?
3.1 Lợi ích của Tư Duy Phản Biện mang lại cho cá nhân tại nơi làm việc:
Lợi ích của Tư duy phản biện:

9
- Quyết định thông minh: đưa ra nhận định logic, đánh giá tỉnh táo giảm
thiểu rủi ro cung cấp khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, thúc đẩy sự
sáng tạo và tăng cường khả năng đưa ra quyết định chính xác.
- Nắm vững kiến thức: có những kiến thức cơ bản trong đời sống, có cơ sở
để đưa ra phân tích và đưa ra ý kiến logic.
- Giải quyết vấn đề hiệu quả: Khả năng phân tích thông tin và đưa ra nhận
định chính xác giúp giải quyết vấn đề một cách tự động và hợp lý.
- Tạo ra sáng kiến: Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, có thể nhìn một
vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau sau đó tìm cách tiếp cận và đưa ra ý
tưởng mới để cải thiện quy trình và sản phẩm.
- Xây dựng đội nhóm mạnh mẽ: Tư duy phản biện khuyến khích sự thảo
luận, tranh luận và xây dựng ý kiến cá nhân cũng như đội nhóm. Khi
nhân viên có tư duy phản biển họ có thể góp phần vào việc phát triển ý
kiến đa chiều và quan điểm ý kiến của mình. Điều này rất hữu ích trong
việc thuyết phục khách hàng, đối tác.
- Phát triển kỹ năng cá nhân: Tư duy phản biện giúp cá nhân phát triển kỹ
năng giao tiếp, thuyết phục và thảo luận. Có khả năng tư duy nhạy bén,
nắm vững lập luận và chứng cứ hợp lý để giải thích.
- Hiệu suất công việc: Xử lý những xung đột hợp lí bằng cách hợp tác và
xây dựng ý kiến cá nhân vì thế nhân viên có khả năng lắng nghe và đánh
giá quan điểm khác nhau, đồng thời lập luận và thuyết phục để đạt được
quy trình làm việc để nâng cao hiệu suất tổ chức, giảm sai sót và tăng
cường chất lượng công việc.
Ví dụ: Một công ty A đang gặp vấn đề lớn về doanh số bán hàng giảm trong qúy.
Các nhân viên đã họp và đưa ra nhận định vấn đề đưa ra tình hình và giải quyết
vấn đề.

Nhóm sử dụng tư duy phản biện để đánh giá vấn đề và sau đó phân tích sâu hơn
và đưa ra giải pháp:

10
- Yếu tố nào đã làm doanh số giảm? Họ thu nhập thông tin từ kế toán, dịch
vụ khách hàng, đánh giá của khách hàng và phân tích xu thế thị trường.
- Xem lại yếu các yếu tố nội bộ như chất lượng sản phẩm, quá trình sản
xuất, nguyên liệu, bao bì, chiến lược marketing và quá trình bán hàng.
- Các giải pháp để gia tăng doanh số? Tạo ra những giải pháp sau đó thống
nhất ý kiến và bắt đầu thực hiện: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
cường chiến lịch marketing và tìm kiếm các kênh bán hàng mới.
- Sau khi đã họp và cùng nhau đưa ra ý kiến, nhóm sẽ đề ra một kế hoạch
hoàn chỉnh, từng hành động cụ thể dựa trên lập luận chứng cứ logic,
phân tích yếu tố quan trọng. Họ chia sẻ các kế hoạch này với các bộ phận
liên quan khác trong công ty để thu thập ý kiến và cùng nhau hợp tác.
3.2 Lợi ích của Tư Duy Phản Biện mang lại cho sinh viên trong lớp học:
- Tư duy phản biện giúp cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ:
Việc nói hoặc kỹ năng thuyết trình đơn giản là việc sắp xếp từ ngữ và diễn
đạt ra bằng lời nói. Tư duy phản biện hay suy nghĩ rõ ràng.Nó giúp chúng ta
tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết.
- Tư duy phản biện giúp phản chiếu bản thân:
Để kiểm soát, làm chủ cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa thì chúng ta
luôn cần có tư duy quan điểm của mình và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy
phản biện sẽ giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách khách quan từ
những góp ý của những người khác.

- Tư duy phản biện giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn về
một vấn đề:
Giúp sinh viên nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn hơn , nhìn vấn đề đó
bằng những mặt khác nhau và toàn diện hơn, từ đó giúp chúng ta đưa ra
những lựa chọn, giải pháp tốt nhất.

- Tư duy phản biện giúp rèn luyện tính tự lập:


Giúp bản thân suy nghĩ độc lập không dựa dẫm vào những người khác. Tự
tin vào những gì mình suy luận, dùng lí lẽ của chính mình để có thể bảo vệ
11
quan điểm của mình. Tạo động lực vượt lên chính mình, tự khẳng định mình,
hình thành tính cách tự chủ, độc lập và sáng tạo.
- Tư duy phản biện giúp chúng ta kích thích tò mò học hỏi:
Giúp sinh viên không ngừng tò mò và hứng thú với mọi mặt trong cuộc sống,
đặt ra những câu hỏi cho vấn đề mình đang thắc mắc .
- Tư duy phản biện giúp chúng ta kích thích sự sáng tạo:
Giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo chạm đến những ý tưởng của bản thân.
Chính là yếu tố giúp cho một sinh viên nổi bật trong tập thể.
3.3 Lợi ích của Tư Duy Phản Biện cho cá nhân trong cuộc sống thường
ngày
- Giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, biết cách sắp xếp từ ngữ, thuyết phục.
- Giải quyết vấn đề 1 cách hiệu quả và đúng đắn.
- Giải quyết vấn đề mâu thuẫn với người khác và thương lượng với người khác
1 cách hiệu quả mang lại lợi ích cho mình cũng như người khác.
- Giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn.
- Được mọi người ứng xử một cách công bằng và ngược lại ta biết cách ứng
xử.
- Giúp phản chiếu bản thân, nhìn nhận bản thân một cách khách quan và cải
thiện bản thân tốt hơn.
- Khả năng tự tin trước đám đông để bày tỏ quan điểm của mình.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn dễ dàng thuyết phục mọi người tạo ra
những cuộc thảo luận chất lượng, thú vị và hiệu quả.
- Thu hút sự tò mò, hứng thú của người khác về bản thân.
Ví dụ:

Ngọc đang nhắn tin với Hoàng. Bỗng có một người bạn thân lâu không liên lạc là
Thư bất ngờ nhắn tin với Ngọc. Lúc đầu hai người vẫn nhắn tin hỏi han nhau
bình thường. Sau đó, Thư nói với Ngọc một chuyện:

-"Mày ơi, mày có tiền không cho tao mượn với nhà tao có chuyện gấp"

12
Ngọc mới trả lời:

-" Có chuyện gì vậy mày?"

Thư mới nói:

-" Cho tao mượn 100 triệu đi tao đang gấp nếu không đưa tao sẽ không để yên
đâu"

Ngọc cảm thấy hoang mang và nghi ngờ.

Với một người có lối tư duy lập luận như Ngọc liệu sẽ giải quyết thế nào với câu
nói trên:

Tại sao bạn mình lại nói như vậy?

Đây có phải phong cách inbox của Thư chăng?

Liệu đây có phải bạn mình hay không hay là một người khác?

Bằng việc phân tích đơn giản và kiểm tra thông tin cũng như trong cách nhắn tin.
Ngọc đã phát hiện ra tài khoản của Thư đã bị hack và Ngọc đã thông báo kịp thời
cho bạn bè để ko bị hâm dọa và lừa đảo tiền

PHẦN II ỨNG DỤNG THỰC TẾ


1. Theo quan điểm của nhóm, TẠI SAO Sinh Viên Việt Nam YẾU Kỹ năng
Tư Duy Phản Biện?
- Do hệ thống giáo dục việt nam
 Theo Giáo Dục 24h, một vài triết lý giáo dục chính đang tồn tại ở Việt
Nam:
 Giáo dục hướng truyền thống, bảo thủ và áp đặt : học sinh, sinh
viên thường được dạy qua các hiểu biết, học hỏi của những
người đi trước như ông bà, cha mẹ, thầy cô,… phương pháp
giảng dạy này sinh viên thường kế thừa từ những cái cũ nhưng
lại không có cái nhìn riêng của bản thân.

13
 Giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ và dân chủ của John Dewey :
phương pháp này khuyến khích học trải nghiệm và đánh giá qua
quá trình với các chú trọng vai trò trung tâm của sinh viên để tự
do phát triển về thể chất và tinh thần qua các hoạt động, sáng tạo
và tương tác, phương pháp gần với phương pháp giảng dạy ngày
nay.
 Giáo dục phản biện: phương pháp này được thực hiện với mong
muốn sinh viên từ chính vị trí và điều kiện học tập của mình nảy
sinh tò mò, tìm hiểu, đặt câu hỏi, phản bác một cách lôgic và
khoa học, nhưng phương pháp này chưa được áp dụng hiệu quả,
còn thực hiện một cách thờ ơ, hời hợt.
 Từ trước đến nay, các cấp học từ bậc tiểu học đến phổ thông đều chưa
có môn học nào liên quan đến tư duy phản biện, sinh viên đã không
được giảng dạy từ các cấp học thấp hơn. Điều này dẫn đến khi bắt đầu
tiếp xúc với tư duy phản biện, sinh viên cảm thấy xa lạ và vô hình
chung sinh viên đã quen với lối suy nghĩ cũ, không thay đổi, không
sáng tạo.
 Do vấn đề “Học không đi đôi với hành”, nền giáo dục Việt Nam nặng
về lý thuyết học quá nhiều môn, nhiều nội dung không cần thiết thiếu
các nội dung thực hành thực tế. Vì thế khiến cho sinh viên ngày càng
trở nên thụ động, thiếu kiến thức thực tiễn, trở nên ù lì, thiếu tính sáng
tạo, không biết cách chứng minh, bảo vệ chính kiến của mình và không
biết cách khẳng định bản thân.
 Hiện nay trên tất cả các cấp học, đều có một hình thức giảng dạy chung
là thuận theo một chiều( Học lý thuyết → Áp dụng bài tập → Thi), luôn
bám sát vào tài liệu, bậc Đại học cũng vậy, điều này khiến cho sinh
viên cảm thấy lười học hỏi sáng tạo, chỉ học lý thuyết là đủ, sinh viên
không quan tâm mình đang học gì, học để làm gì, áp dụng kiến thức ấy
như thế nào, không biết cách đặt câu hỏi “Tại sao?” cho vấn đề học tập

14
của mình, không biết cách áp dụng tư duy phản biện để có thể lựa chọn
ra lựa chọn tối ưu nhất cho bản thân.
- Do nhà trường, giảng viên, cách giảng dạy:
 Sinh viên ít cơ hội tham gia vào các cuộc thảo luận và tranh luận với
bạn bè và giáo viên. Quốc tế có “Office outer”, là khoảng thời gian
dành cho sinh viên thảo luận, đưa ra ý kiến với giảng viên về nội dung
các bài học, và họ luôn quan niệm “Không có câu hỏi nào là câu hỏi
ngu ngốc và không có câu trả lời nào là câu trả lời sai”. Điều này tạo
hứng thú trong quá trình học tập và sinh viên chủ động, năng động hơn
trong việc phát biểu, đưa ra ý kiến bản thân. Nhưng ở Việt Nam hiện
nay, giảng viên và sinh viên chỉ gặp nhau trên lớp, sau giờ học thì lớp
học kết thúc hoàn toàn và với hầu hết các giảng viên bậc Đại học,
thường có cái nhìn sai lầm về tư duy phản biện và “cãi” lại giảng viên.
Khi sinh viên có cái nhìn, nhận định khác với ý kiến, bài giảng, giảng
viên thường phớt lờ, cho qua, hay thậm chí một vài giảng viên xem đó
là “xúc phạm” và không chấp nhận ý kiến hay sửa lỗi lại cho sinh viên.
 Một số giảng viên chưa tìm được phương pháp giảng dạy đúng đắn,
khiến cho sinh viên chán nản, không hăng hái khi phát biểu, nêu lên ý
kiến hay đặt câu hỏi thảo luận. Giảng viên hiện nay còn dạy theo
phương pháp truyền thống là truyền thụ kiến thức, chưa tạo ra sân chơi
cho sinh viên cùng trao đổi, bàn luận, việc giảng dạy bám sát lý thuyết
rất thô cứng đối với sinh viên hiện nay, những bạn trẻ “Gen Z” đầy
năng động, luôn thích thú với những điều mới mẻ, thịnh hành và với
phương pháp giảng dạy trên thật sự không hiệu quả.
- Do bản thân sinh viên
 Sinh viên hiện nay thường lười học, không chủ động trong việc học hỏi,
tìm tòi, sáng tạo, chỉ học theo kiểu đối phó, không chỉ trong học tập,
sinh viên ngày nay còn ù lì trong các hoạt động thực tiễn ngoài nhà
trường. Tuy nhiên tư duy phản biện lại được hình thành từ mọi khía
cạnh trong cuộc sống, điều đó làm kìm hãm khả năng phát triển tư duy

15
phản biện cũng như khiến cho suy nghĩ, tư duy của sinh viên không tiếp
cận được với những thay đổi bên ngoài.
 Để có thể rèn luyện và áp dụng tư duy hay kỹ năng phản biện trong học
tập, công việc, đời sống hàng ngày, chúng ta cần làm quen, trao dồi, áp
dụng hàng ngày để chúng trở thành thói quen. Nhưng do những rào cản
trong tâm lý, sinh viên Việt Nam luôn không dám đứng lên nêu quan
điểm của bản thân. Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin trong việc bày tỏ
suy nghĩ, quan điểm của mình. Do kỹ năng mềm của một số sinh viên
Việt Nam chưa thật sự tốt nên chưa đủ tự tin, e ngại việc nói trước đám
đông cùng với tâm lý sợ sai khi nhìn mọi người đều im lặng, không hỏi,
không phát biểu thì họ cũng làm theo gây mất tập trung và sợ sệt khi
nói sai sẽ bị bạn bè chê cười.
 Để có thể áp dụng tư duy phản biện vào các khía cạnh trong cuộc sống
một cách hiệu quả hay tranh luận với những luận điểm chặc chẽ thì
không phải ai cũng có thế làm được. Để có thể đạt được hiệu quả phản
biện thì cần có kiến thức sâu rộng và thật sự am hiểu về vấn đề đang
nhắc đến, điều đó gây ra mối quan ngại cho sinh viên về sự hiểu biết
của mình dẫn đến họ không dám đứng lên để có thể phản biện lại dù họ
muốn. Dần dần hình thành trong họ lối suy nghĩ, tư duy thụ động, điều
này dẫn đến khả năng tư duy phê phán yếu.
 Hiện nay là thời đại 4.0, thời đại công nghệ tân tiến, đang dần phát triển
thành 5.0, điều đó cũng làm cho sinh viên quá ỷ lại vào các nguồn
thông tin có sẵn, nguồn thông tin đại chúng trên Internet, mạng xã hội,
gần đây nhất là AI, nhưng sinh viên lại không biết cách chọn lọc, thu
thập, xử lý thông tin và lạm dụng vào chúng quá nhiều. Trong quá trình
học tập và tiếp thu kiến thức, chỉ cần giảng viên cho thời gian thảo luận,
hay đặt câu hỏi hiểu bài, đại đa số sinh viên đều thực hiện thao tác “tra
Google”, dù không biết thông tin tìm được có xác đáng hay đã được
công nhận là thông tin chính thức hay chưa, sinh viên luôn tin và mặc
định rằng nó đúng một cách vô tội vạ. Việc công nghệ quá hiện đại
khiến cho sinh viên thụ động trong việc suy nghĩ, bàn luận về các vấn
16
đề, công nghệ đang ngày càng đi lên, nhưng cách tư duy, suy nghĩ của
sinh viên ngày nay đang ngày càng thụt lùi.
2. Theo quan điểm của nhóm
2.1 Nhà trường nên làm gì để hỗ trợ cho sinh viên cải thiện kỹ năng tư
duy phản biện?
Đây là một kỹ năng rất cần thiết cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu và làm
việc. Để hỗ trợ sinh viên cải thiện kỹ năng này, nhà trường có thể làm những việc
sau:

- Tổ chức các hoạt động thảo luận:


Những hoạt động trên sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, tìm
hiểu thông tin, phân tích, phản biện những ý kiến được nêu ra, lắng nghe
và tiếp thu những quan điểm mới. Ví dụ như trường teen all start, hùng
biện bằng tiếng anh, trình bày quan điểm của mình về chủ đề “trình bày
quan điểm của mình về chủ đề “For a better community”.
- Tạo điều kiện để thực hành
Các cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa nhà trường và sinh viên.Giúp nhà trường
lắng nghe những ý kiến, vướng mắc để khắc phục và cải thiện những hạn
chế , tạo ra môi trường học tập thuận lợi, nâng cao trình độ giảng dạy, sinh
hoạt học tập đối với sinh viên
- Tích cực tạo cơ hội cho sinh viên tham dự các cuộc thi, hội thảo và các sự
kiện của khoa liên quan đến kỹ năng tư duy phản biện:
Những sự kiện này sẽ giúp sinh viên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, mở
rộng kiến thức, kinh nghiệm và giao lưu với giảng viên và sinh viên khác
thuộc chuyên ngành của mình.
2.2 Giảng viên nên làm gì để hỗ trợ cho sinh viên cải thiện kỹ năng tư
duy phản biện?
- Cung cấp tài liệu và tài nguyên phù hợp:
Cung cấp cho sinh viên các tài liệu, sách, bài viết, tài liệu nghiên cứu, v.v. để
giúp sinh vieen hiểu rõ về quy trình và các phương pháp tư duy phản biện.
Đồng thời, giảng viên cũng nên giới thiệu các nguồn tài nguyên trực tuyến,
17
như sách điện tử, bài giảng, video,… để sinh viên có thể tự học và nghiên
cứu thêm.
- Tổ chức hoạt động thảo luận và tranh luận:
Tổ chức các hoạt động thảo luận và tranh luận trong lớp học là một cách
tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên. Giảng viên có
thể chia nhóm sinh viên thành các nhóm nhỏ để thảo luận về các vấn đề, đưa
ra luận điểm, và đưa ra lý lẽ chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Đồng
thời, giảng viên có thể đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra câu hỏi khó
và khuyến khích sinh viên suy nghĩ sâu hơn.
- Áp dụng phương pháp giảng dạy tư duy phản biện:
Giảng viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy mà khuyến khích tư
duy phản biện, như đặt câu hỏi mở, giải quyết vấn đề, phân tích, so sánh và
đánh giá. Thông qua việc áp dụng những phương pháp này, giảng viên có thể
giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy phản biện một cách tự nhiên và
hiệu quả.
2.3 Bản thân sinh viên nên làm gì để cải thiện kỹ năng tư duy phản
biện?
- Thực hành giải quyết vấn đề: Tích cực phân tích và giải quyết vấn đề. Điều
này có thể liên quan đến các tình huống cụ thể, những thử thách thực tế hoặc
nghiên cứu trường hợp. Giải quyết vấn đề đòi hỏi kỹ năng phản biện và ra
quyết định để nâng cao tư duy phản biện.
- Tham gia các hoạt động ngoại khoá: Tham gia một câu lạc bộ, tổ chức hoặc
hoạt động ngoại khoá mà bạn quan tâm. Trải nghiệm thực tế luôn đưa đến
những trải nghiệm về kĩ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
- Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đa chiều: Khi tham gia vào một
cuộc thảo luận hoặc buổi nói chuyện, hãy trau dồi kỹ năng lắng nghe tích
cực. Hãy chú ý đến các quan điểm khác nhau và cố gắng nắm bắt các giả
định cơ bản cũng như lý do căn bản đằng sau mỗi quan điểm.
- Lập luận logic và thuyết phục: Làm quen với các giả định logic và lập luận.
Hiểu cách phân tích và đánh giá các lập luận sẽ nâng cao hiệu quả đánh giá

18
tính chính xác của các lập luận của bạn. Thay vì chấp nhận thông tin một
cách mù quáng, hãy luôn tự hỏi về nguồn gốc, tính xác thực và logic của
thông tin đó. Đặt câu hỏi như "Tại sao?", "Có bằng chứng gì để hỗ trợ điều
này?", hoặc "Có cách nào khác để hiểu vấn đề này không?" giúp sinh viên tư
duy phản biện và đánh giá ý kiến một cách sâu sắc.
- Ôn lại kiến thức cơ bản: để có khả năng tư duy phản biện tốt, sinh viên nên
chắc chắn về kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học của mình. Điều này đòi hỏi
sinh viên nắm vững kiến thức từ các khóa học, tài liệu và giáo trình. Bằng
cách hiểu rõ kiến thức cơ bản, sinh viên có thể áp dụng tư duy phản biện vào
việc giải quyết vấn đề và phân tích thông tin một cách chính xác.
- Thực hành viết và thuyết trình: Viết và thuyết trình là cách tuyệt vời để phát
triển kỹ năng tư duy phản biện. Khi viết bài luận hoặc thuyết trình, sinh viên
phải sắp xếp ý tưởng một cách logic, phân tích thông tin và đưa ra lập luận
hợp lý. Bằng cách thực hành viết và thuyết trình, sinh viên có thể nâng cao
khả năng tư duy phản biện và mở rộng khả năng giao tiếp hiệu quả.

3. Những nhà tuyển dụng hàng đầu nói rằng chỉ cần kiểm tra “Kỹ năng Tư
Duy Phản Biện và Giải Quyết Vấn Đề” của một sinh viên, thì có thể
đánh giá được 75% năng lực của sinh viên đó có thích hợp với công việc
đang tuyển hay không. Quan điểm của nhóm về nhận định trên như thế
nào?
Nhóm đồng ý rằng “kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề” là rất quan
trọng và cần thiết cho sinh viên trong thời đại hiện nay. Những kỹ năng này sẽ
giúp cho sinh viên có khả năng tư duy logic, sáng tạo, phân tích và đánh giá các
thông tin, suy luận và đưa ra những quyết định hợp lý trong mọi vấn đề. Một số
lý lẽ dẫn chứng cho quan điểm này là:

- Theo một nghiên cứu của “diễn đàn kinh tế thế giới”, kỹ năng tư duy
phản biện và giải quyết vấn đề là hai trong mười kỹ năng cần thiết cho
người lao động trong năm 2025. Những kỹ năng này sẽ giúp người lao
động thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và không ngừng nghỉ
19
của thế giới, đối mặt với những vấn đề phức tạp và tìm ra sự sáng tạo.
Một ví dụ cụ thể để chứng minh cho quan điểm trên là khi một sinh
viên tham gia thảo luận, tranh luận về một chủ đề phức tạp, tính chủ
động là dấu hiệu của kỹ năng tư duy phản biện tốt khi sinh viên trình
bày những lập luận logic, phân tích sâu sắc và có phản ứng linh hoạt.
Ngoài ra, khi sinh viên có thể độc lập nghiên cứu một chủ đề và đưa ra
quan điểm đa chiều về một vấn đề cũng cho thấy họ có khả năng phản
biện và nhận diện vấn đề.
- Theo một báo cáo của “McKinsey Global Institute”, kỹ năng tư duy
phản biện và giải quyết vấn đề là hai trong số những kỹ năng có nhu
cầu tăng cao nhất trong thị trường việc làm trong thập kỷ tới. Những kỹ
năng này sẽ giúp người lao động tận dụng các cơ hội do sự phát triển
của công nghệ, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, cũng như giải quyết
những thách thức do những yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường.
- Theo một khảo sát của “Hiệp hội các trường Cao đẳng và Đại học Hoa
Kỳ ”, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề là hai trong số
những kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất khi tuyển
dụng sinh viên tốt nghiệp. Những kỹ năng này sẽ giúp nhân viên có thể
hiểu rõ hơn và đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách hàng, đối tác và
cấp trên, đồng thời góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện của tổ
chức.
Tuy nhiên, nhóm cũng nhận thấy rằng chỉ kiểm tra tư duy phản biện và giải quyết
vấn đề là chưa đủ để đánh giá được 75% năng lực của sinh viên. Ngoài những kỹ
năng này, sinh viên còn cần có những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi, kỹ năng tự học, kỹ năng chuyên môn và
kỹ năng ngoại ngữ. Những kỹ năng này cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng tới
hiệu quả cũng như sự thành công của nhân viên trong công việc. Một số lý lẽ dẫn
chứng cho quan điểm này là:

- Theo một nghiên cứu của “Đại học Harvard”, kỹ năng giao tiếp là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công của nhân viên. Những
20
người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng giao tiếp, thuyết phục,
lắng nghe và phản hồi hiệu quả, đồng thời xây dựng và duy trì mối
quan hệ tốt với người khác.
- Theo một báo cáo của “Google”, kỹ năng làm việc nhóm là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên đội nhóm làm việc hiệu quả. Những
người có kỹ năng làm việc nhóm biết hợp tác, phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ
nhau và tôn trọng, đánh giá cao sự đa dạng và khác biệt của mỗi thành
viên.
- Theo một khảo sát của “LinkedIn” , kỹ năng thích nghi là một trong
những kỹ năng được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong năm
2021. Những người có kỹ năng thích nghi sẽ có khả năng đối mặt và
vượt qua thử thách, khó khăn, cũng như là tận dụng cơ hội và học hỏi từ
những kinh nghiệm mới.
PHẦN III THỰC HÀNH

PHẦN IV CẢM NHẬN CỦA NHÓM


Môn học này không chỉ giúp cho nhóm hiểu rõ về suy luận và lập luận mà còn
giúp chúng em phát triển khả năng phân tích, hệ thống hóa thông tin và trình bày
ý kiến cá nhân một cách logic và rõ ràng.

Tư duy phản biện là quá trình suy nghĩ chặt chẽ, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng
trước khi đưa ra quyết định hay quan điểm. Môn học này giúp chúng em phát
triển khả năng suy nghĩ độc lập, không hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin từ
người khác mà sẽ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân một cách chặt chẽ và logic. Tư duy
phản biện cũng giúp chúng em hiểu vấn đề tốt hơn, nhìn vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau và tìm ra giải pháp tốt nhất.

Ngoài ra, môn học tư duy phản biện còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao
tiếp, biện luận và thuyết phục người khác, sinh viên cần phải có khả năng trình
bày ý kiến của mình một cách rõ ràng và logic. Vì vậy, môn học này giúp nhóm

21
chúng em trở nên tự tin hơn khi phát biểu, khi thuyết trình và khi thảo luận về
một vấn đề nào đó.

Môn học tư duy phản biện không chỉ giúp chúng em phát triển kỹ năng suy luận
logic, lý trí, mà còn giúp chúng em trở nên linh hoạt và tự tin trong việc xử lý
thông tin, giải quyết vấn đề và thuyết trình. Chúng em đã học được cách phân
tích và lập luận một cách logic, phù hợp và thuyết phục. Điều này đã giúp chúng
em nhận ra sự quan trọng của việc suy nghĩ độc lập và phản biện đúng đắn trong
mọi tình huống. Bên cạnh đó, môn học này còn giúp chúng em rèn luyện kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và cùng nhau tìm ra giải pháp thông qua việc
thảo luận và thuyết trình.

Môn học tư duy phản biện còn giúp chúng em trở nên tự tin hơn khi phải đối mặt
với những ý kiến và quan điểm trái ngược. Chúng em đã học được cách biểu đạt
quan điểm của mình một cách rõ ràng và lý trí, đồng thời biết lắng nghe và tiếp
thu quan điểm của người khác một cách công bằng và kiểm chứng. Những kỹ
năng này không chỉ giúp chúng em thể hiện bản lĩnh và tinh thần lãnh đạo mà
còn giúp chúng em trở nên dễ dàng hòa nhập và làm việc hiệu quả trong môi
trường đa văn hóa và đa dạng.

Với những điều trên, chúng em tin rằng môn học tư duy phản biện mang lại cho
chúng em nhiều giá trị ý nghĩa không thể phủ nhận. Chúng em đã có cơ hội phát
triển tư duy logic, phản biện, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong môi
trường học tập lý tưởng. Chúng em hết sức biết ơn và trân trọng những kiến thức
và kỹ năng mà môn học này mang lại, và chắc chắn sẽ tiếp tục áp dụng và phát
triển những kỹ năng này trong cuộc sống và sự nghiệp sau này.

PHẦN V TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://giaoduc.net.vn/tai-sao-tu-duy-phan-bien-trong-giao-duc-rat-kho-thuc-
hien-o-viet-nam-post176649.gd

https://baothuathienhue.vn/giao-duc/sinh-vien-thieu-ky-nang-tu-duy-phan-bien-
73711.html

22
https://thanhnienviet.vn/2023/01/09/thu-c-tra-ng-va-mo-t-so-gia-i-pha-p-nha-m-
nang-cao-ky-nang-tu-duy-pha-n-bie-n-cu-a-sinh-vien-trong-qua-tri-nh-ho-c-ta-p-
mon-trie-t-ho-c-ma-c-lenin-o-ca-c-truo-ng-dh-vie-t-nam-hie-n-nay/

https://123docz.net/trich-doan/3838475-nguyen-nhan-tu-phia-sinh-vien.htm

https://zim.vn/cac-rao-can-trong-viec-hinh-thanh-va-ren-luyen-tu-duy-phan-bien

KẾT LUẬN

23

You might also like