You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: TRỞ THÀNH CÔNG DÂN SỐ


ĐỀ TÀI 2: KHỞI NGHIỆP 4.0

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Quốc Đức


Chuyên ngành : Quản Trị Khách Sạn
Lớp : 221802
Năm học : 2022-2023
Học viên thực hiện : Trần Thị Hoàng Trang

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 2 Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: TRỞ THÀNH CÔNG DÂN SỐ


ĐỀ TÀI 2: KHỞI NGHIỆP 4.0

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Quốc Đức


Chuyên ngành : Quản Trị Khách Sạn
Lớp : 221802
Năm học : 2022-2023
Học viên thực hiện : Trần Thị Hoàng Trang

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 2 Năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Gia Định đã đưa
môn học Trở thành công dân số vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hồ Quốc Đức đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học Trở thành công dân số của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước cho tương lai sau này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.

Cảm ơn các tác giả của những tài liệu tham khảo, những người đi trước đã để lại
cho em những kinh nghiệm quý báu.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM KẾT

Em xin giới thiệu với thầy và mọi người đề tài “Phân tích một số vấn đề liên
quan đến hoạt động Khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số”. Em chọn đề tài này vì
nó thiết thực và bổ ích cho các bạn sinh viên trong học tập cũng như trong môi trường
làm việc sau này.

Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơ
sài nhưng những nội dung trình bày trong bài tiểu luận này là những biểu hiện kết quả
của em đạt được dưới sự hướng dẫn của Thầy Hồ Quốc Đức.

Em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong bài tiểu luận môn Trở
thành công dân số này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có
bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của
mình.

Học viên thực hiện

Trần Thị Hoàng Trang


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1
PHẦN NÔI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. Lý luận về hoạt động khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số....2
1.1. Hoạt động khởi nghiệp.....................................................................................2
1.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp............................................................................2
1.1.2. Những yếu tố quan trọng bạn cần có khi khởi nghiệp...............................2
1.1.2.1. Vốn khởi đầu...........................................................................................2
1.1.2.2. Năng lực sáng tạo không giới hạn..........................................................2
1.1.2.3. Sự kiên trì – không bỏ cuộc....................................................................3
1.1.2.4. Kỹ năng cơ bản về kiến thức chuyên môn...............................................3
1.1.2.5. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường............................................4
1.1.2.6. Kỹ năng quản lý tài chính.......................................................................4
1.1.2.7. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược........................................4
1.2. Thời đại chuyển đổi số.......................................................................................5
1.2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0................................................................5
1.2.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Cách mạng 1.0).........................5
1.2.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (Cách mạng 2.0)...........................6
1.2.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Cách mạng 3.0).............................7
1.2.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0).............................8
1.2.2. Chuyển đổi số.............................................................................................10
1.2.2.1. Khái niệm chuyển đổi số.......................................................................10
1.2.2.2. Lợi ích của chuyển đổi số.....................................................................11
CHƯƠNG 2. Thực trạng và khó khăn của hoạt động khởi nghiệp trong thời đại
chuyển đổi số...........................................................................................................11
2.1. Thực trạng chuyển đổi số đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam........11
2.2. Những khó khăn của hoạt động khởi nghiệp trong thời chuyển đổi số.......14
2.2.1. Trở ngại về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp.................................14
2.2.2. Hạn chế về thị trường và các giải pháp chuyển đổi số.............................14
2.2.3. Hạn chế về nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số..................................15
2.2.4. Khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh..........15
2.2.5. Thiếu hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh
chuyển đổi số........................................................................................................15
2.2.6. Thông tin bảo mật còn hạn chế.................................................................16
CHƯƠNG 3. Giải pháp khắc phục khó khăn trong thời đại chuyển đổi số.......16
3.1. Giải pháp..........................................................................................................16
3.1.1. Nâng cao kỹ năng số tại doanh nghiệp.....................................................16
3.1.2. Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo.......................................................17
3.1.3. Hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp.17
3.1.4. Lên ý tưởng và có chiến lược kỹ thuật số thật sự thu hút và hấp dẫn, điều
chỉnh chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu kinh doanh......................................18
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................20
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ
chức, doanh nghiệp nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và bứt phá để thành công.
Cùng với sự phát triển nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì
chuyển đổi số đang là một lợi thế đối với việc khởi nghiệp ngày nay, nhưng để áp
dụng được chuyển đổi số đối với hoạt động khởi nghệp thì đó là điều không hề dễ
dàng. Tuy nhiên, nếu đầu tư ồ ạt, không kiểm soát, thậm chí bỏ qua một vài giá trị
truyền thống sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì những lý do trên, đề tài: “PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ” được nghiên
cứu với hy vọng đưa ra những thực trạng và vấn đề khó khăn mà một doanh nghiệp
khởi nghiệp cần phải tháo gỡ, đồng thời đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục
tình trạng đó.

2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm giải quyết những khó khăn, những vấn đề mà một doanh nghiệp khởi
nghiệp đang gặp phải và đưa ra những giải pháp hướng đi cụ thể giúp doanh nghiệp
khởi nghiệp phát triển và tồn tại trước những đối thủ cạnh tranh trong thời đại chuyển
đổi số.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời
đại chuyển đổi số.

4. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Thời đại chuyển đổi số sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng một vài phương pháp như: tra cứu, tìm tài liệu, phân tích, tổng hợp….
Để tìm tài liệu tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu cho bài tiểu luận này.

1
PHẦN NÔI DUNG

CHƯƠNG 1. Lý luận về hoạt động khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số

1.1. Hoạt động khởi nghiệp

1.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp

Khởi nghiệp là khi bạn có ý tưởng kinh doanh riêng và bắt tay vào thành lập cho
mình một doanh nghiệp. Bạn chính là người trực tiếp quản lý việc điều phối và kinh
doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể quản lý với tư cách là Co-Founder (người
đồng sáng lập).

Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là người cung cấp cho thị trường những sản
phẩm/dịch vụ mới chưa từng xuất hiện hoặc kinh doanh những sản phẩm đã có mặt
trên thị trường nhưng được “sửa đổi” theo cách của mình.

1.1.2. Những yếu tố quan trọng bạn cần có khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp không phải là một việc dễ dàng và không thể thành công trong chốc lát.
Bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể giảm thiểu rủi ro và đi
đến thành công. Vậy nếu muốn khởi nghiệp bạn cần phải có những yếu tố nào?

1.1.2.1. Vốn khởi đầu

Khởi nghiệp mà không cần vốn thì % thành công chỉ là con số 0. Bạn không thể
thu lại được gì nếu không có sự đầu tư đúng đắn, đúng không? Vốn là nguồn dưỡng
chất giúp công việc kinh doanh của bạn thuận buồm xuôi gió và dễ gặt hái thành công
hơn. Vốn là điều kiện tiên quyết để khởi nghiệp.

Ví dụ bạn muốn mở một khách sạn thì buộc bạn phải có nguồn vốn thì mới có
thể thành lập nên một khách sạn 5 sao với kiến trúc đặc biệt và đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp.

1.1.2.2. Năng lực sáng tạo không giới hạn

Yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân
người khởi nghiệp phải có một sự sáng tạo vượt bậc.

2
Bởi, chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn
và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị
trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh
doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.

Những người có óc sáng tạo hơn người sẽ có tỷ lệ khởi nghiệp thành công cao
hơn những người khác. Chỉ khi vận dụng tốt óc sáng tạo, bạn mới có thể tạo ra những
sản phẩm khác biệt và dám vươn tới những “chân trời” chưa được khám phá.

1.1.2.3. Sự kiên trì – không bỏ cuộc

Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp
không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người
thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý
tưởng của mình.

Thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những
người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở
ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể nhanh chóng đứng lên từ những thất
bại.

Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đã tạo nên sự thành công –
“Thất bại là mẹ thành công”.

1.1.2.4. Kỹ năng cơ bản về kiến thức chuyên môn

Nếu bạn muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào cũng cần
phải có kiến thức về ngành nghề đó, nó là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh
khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu
muốn khởi nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các
kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Ví dụ bạn muốn khởi nghiệp trong ngành khách sạn, thì bạn cần phải có những
kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực khách sạn như: quản trị lễ tân, buồng, marketing,
kế toán, tiếng anh chuyên ngành,…

3
1.1.2.5. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hiểu rõ mình chưa đủ, hãy hiểu rõ cả
đối thủ. Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho startup có những thông tin
quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động.

Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh
doanh; dễ dàng thích ứng với những biến động của thị trường trong tương lai. Những
yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là: Xu hướng phát triển thị
trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.
Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh
nghiệp mình. Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển
hình, khách hàng tiềm năng.

1.1.2.6. Kỹ năng quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp
kinh doanh bao gồm từ việc lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,
xuyên suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo việc thực hiện đi đúng với kế hoạch
và mục tiêu đề ra, đồng thời phải theo dõi và điều chỉnh đúng lúc, quản lý quá trình thu
chi, công nợ của khách hàng, đối tác…

Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu
tư nhân lực khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, bạn cần có kế
hoạch chi tiêu làm sao vừa phải tiết kiệm và vừa cần hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng
như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.

1.1.2.7. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh
doanh. Đây là quá trình xác định chiến lược, phương hướng cho công ty của bạn và
quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự để dự kiến được khả năng hoạt
động của doanh nghiệp trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh
một cách chi tiết.

4
1.2. Thời đại chuyển đổi số

1.2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Cuộc
CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc
để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản
xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những
năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử lí thông tin và tự động
hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên. Trong giai đoạn hiện nay,
chúng ta có cuộc CMCN 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0.

1.2.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Cách mạng 1.0)

Tiền đề

Khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

Từ thế kỷ XV, kinh tế Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với sự phát triển của công
trường thủ công tư bản, làm cho “tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường
hội trước kia không còn có thể thỏa mãn những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở
mang những thị trường mới”.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là giai đoạn có nhiều phát kiến lớn về địa lý, thúc
đẩy thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp phát triển.

Về mặt chính trị - xã hội, cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1689) đã đưa giai
cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, người nông dân
trở thành đội ngũ lao động làm thuê đông đảo.

Nội dung

Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới
hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Những phát minh quan
trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là:

Phát minh máy móc trong ngành dệt như "thoi bay" xe kéo sợi, máy dệt vải…

Phát minh máy động lực, máy hơi nước.

5
Các phát minh trong công nghiệp luyện kim về lò luyện gang, công nghệ luyện
sắt.

Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời của tàu hoả, tàu thủy…

Tác động

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, nâng
cao năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn.
C.Mác và Ph.Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai
cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn
lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” .

Cuộc cách mạng này đã đưa nước Anh trở thành một cường quốc kinh tế ở châu
Âu và khẳng định sự thắng lợi của nó với chế độ phong kiến. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất đã hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
Với việc máy móc thay thế lao động thủ công đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, mức độ
bóc lột lao động tăng lên làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản ngày càng gay gắt.

1.2.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (Cách mạng 2.0)

Nội dung

Diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện. Nội dung của cuộc cách mạng này là chuyển nền sản xuất
cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất.

Với những phát minh về công nghệ như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong, kỹ
thuật phun khí nóng, đã làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất.
Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành
sách, báo. Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh.
Cuộc cách mạng tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin
liên lạc. Các nhà khoa học cũng tìm ra những nguồn năng lượng mới như: năng lượng

6
nguyên tử, gió, mặt trời,... trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được sử dụng
rộng rãi.

Tác động

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã nâng cao hơn nữa năng suất lao
động, tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Cách mạng 2.0 đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, từ nông nghiệp
sang công nghiệp - dịch vụ, thương mại, đồng thời dẫn đến quá trình đô thị hoá.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi về sức mạnh và tương
quan lực lượng, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển, từ đó dẫn đến
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945) đòi phân chia lại thuộc địa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản
xuất, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển biến từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền.

1.2.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Cách mạng 3.0)

Nội dung

Cách mạng 3.0 diễn ra từ khoảng những năm đầu thập niên 60 đến cuối thế kỷ
XX.

Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sử dụng công nghệ thông tin để tự
động hoá sản xuất. Cách mạng 3.0 diễn ra khi hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá trở
nên phát triển, sau dần tiến tới thành công trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao.

Sự phát triển của Internet, máy tính điện tử và điện thoại di động, người máy là
những thành tựu nổi bật trong giai đoạn này.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba từ ngành cơ khí - điện tử chuyển sang
công nghệ kỹ thuật số, sản phẩm đã được sản xuất hàng loạt với tính chuyên môn hóa
cao.

Tác động

7
Cách mạng số đã tạo nên những bước tiến mới trong sản xuất xã hội, cả thế giới
được kết nối bởi mạng thông tin toàn cầu và công nghệ kỹ thuật số, hình thành nên
một “thế giới phẳng”.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo điều kiện để các nền kinh tế công
nghiệp chuyển giao sang nền kinh tế tri thức. Hàm lượng tri thức tăng lên trong sản
phẩm và dịch vụ, thời gian ứng dụng phát minh khoa học vào thực tiễn từng bước
được rút ngắn.

Nhà nước và doanh nghiệp dần thích ứng với công nghệ mới, hình thành hệ
thống điều hành trên các nền tảng điện tử, tiến bộ hơn trong cách thức tổ chức và quản
trị.

Hình thành nên các tổ chức khu vực và quốc tế tạo ra những chủ thể mới trong
điều tiết quan hệ kinh tế. Các quốc gia trên thế giới cùng nhau hợp tác và phát triển,
chú trọng chính sách kinh tế vĩ mô. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng
trở nên quan trọng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Song việc ra đời và lan rộng của Internet cũng tạo ra những vấn đề về an ninh
mạng, bảo mật thông tin và dữ liệu đối với các các nhân cũng như tổ chức trên toàn
cầu.

1.2.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)

Nội dung

Cách mạng 4.0 lần đầu tiên được nhắc tới tại Đức vào năm 2011, sau đó lan rộng
ra các nước khác trên thế giới.

Cuộc cách mạng này lấy cách mạng số trước đó làm nền tảng, từ đó hình thành
và phát triển chủ yếu ở ba lĩnh vực: vật lý, công nghệ số và sinh học với các thành tựu
sau đây:

- Vật lý: công nghệ nổi bật in 3D

+ Công nghệ in 3D: tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ
một bản vẽ hay một mô hình 3D có sẵn.

8
+ Sự phát triển của thiết bị điện tử cảm biến – bộ cảm biến: cảm nhận trạng
thái hay quá trình vật lý, hoá học ở môi trường khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện
tử để thống kê và phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu kinh tế - xã hội, môi
trường và dân sinh.

+ Công nghệ xe tự hành: hiện đang được thử nghiệm ở giai đoạn cuối và sẽ
được thương mại hoá trong thời gian tới, hứa hẹn những thay đổi lớn trong lĩnh vực
giao thông vận tải và bảo vệ môi trường.

- Công nghệ số: công nghệ nổi bật là Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí
thông minh nhân tạo và chuỗi khối.

+ Dữ liệu lớn (Big data) là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, được xử lý
để lấy các thông tin thích hợp phục vụ cho các nhu cầu kinh tế - xã hội, văn hoá hoặc
môi trường.

+ Mạng internet kết nối vạn vật thông qua mạng wifi, 3G, 4G, Bluetooth,
Zigbee, hồng ngoại…sẽ hình thành các hệ thống thông kết nối với nhau, để tạo nên hệ
thống thông minh lớn hợp nhất.

+ Công nghệ Blockchain là sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ, hoặc danh sách
cập nhật liên tục các giao dịch. Công nghệ Blockchain cho phép một cơ sở dữ liệu
được chia sẻ trực tiếp không thông qua trung gian.

- Sinh học: công nghệ nổi bật là gen và tế bào

+ Tạo ra các ADN, cấy ghép để tạo ra những bộ phận thay thế trong cơ thể
người, giúp chữa những căn bệnh nan y.

+ Công nghệ gen cũng giúp gia tăng sản lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng
nhu cầu cho sự gia tăng dân số nhanh chóng.

Vai trò

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển từ sản
xuất tập trung sang phân cấp, có sự hợp nhất về công nghệ, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa
ba lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học. Công nghệ AI thay thế con người trong
nhiều khâu sản xuất, tạo ra sự tương tác giữa con người với công nghệ và sản phẩm lao

9
động. Công nghệ thông tin và truyền thông thông minh giúp trao đổi và trả lời các
thông tin để quản lý quá trình sản xuất.

Cách mạng 4.0 còn tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, sự ra đời của robot AI
làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng, mang lại
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục.. Bên cạnh đó, Internet
kết nối vạn vật còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực như: gen, công
nghệ nano, năng lượng sạch, siêu máy tính lượng tử...

Cách mạng 4.0 đưa nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu
dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính vì
vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành bản đồ kinh tế thế giới mới, với
sự gia tăng quyền lực của các quốc gia chú trọng công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cuộc cách mạng này có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sinh hoạt, làm
việc và quan hệ với nhau. Mạng lưới thông tin toàn cầu và các sản phẩm công nghệ
thông minh đã giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận tiện và năng suất hơn, là
bàn đạp để giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc để họ có thể phát
triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động.

Sau sự thành công và thành tựu của cuộc CMCN 4.0 mang lại thì thời đại chuyển
đổi số bắt đầu xuất hiện một cách phổ biến.

1.2.2. Chuyển đổi số

1.2.2.1. Khái niệm chuyển đổi số

Khó để định nghĩa chính xác chuyển đổi số doanh nghiệp là gì, bởi vì đối với
mỗi doanh nghiệp hoạt động trên một lĩnh vực sẽ có quy trình áp dụng khác nhau.

Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về
công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt
động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh
thu và thương hiệu. Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công
việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng
công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi
tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,...

10
Hiểu đơn giản chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công
nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý nhằm nâng cao năng lực,
lợi thế cạnh tranh, với các hoạt động như số hóa dữ liệu, quản lý, kinh doanh của
doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp
vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc đến
việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

1.2.2.2. Lợi ích của chuyển đổi số

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt
giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn,
lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt
kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp
tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

CHƯƠNG 2. Thực trạng và khó khăn của hoạt động khởi nghiệp trong thời đại
chuyển đổi số

2.1. Thực trạng chuyển đổi số đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu, đặc biệt là các ngành như tài
chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và các cơ quan ban ngành đang nỗ lực xây
dựng kế hoạch thành phố thông minh với nền tảng công nghệ mới… Do đó, thực trạng
chuyển đổi số ở Việt Nam đang trở thành tâm điểm được nhiều doanh nghiệp quan
tâm.

Cho đến nay, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đã có sự khác biệt rõ rệt so
với những năm trước. Chuyển đổi số đã trở thành một yêu cầu bắt buộc mà các doanh
nghiệp cần phải tham gia để phát triển mạnh mẽ và không bị tụt lại phía sau. Điều này
được chứng minh bằng thực tế là ngày càng nhiều doanh nghiệp đang áp dụng chuyển
đổi số đồng thời nhấn mạnh giá trị của dữ liệu trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong
cuộc đua chuyển đổi số.

Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi
thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan

11
trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô
hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Với dân số 100 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì
khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng.
Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tạo ra sự
đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.

Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có
khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số
6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Quy mô các cơ
sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là
các doanh nghiệp quy mô lớn. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi
động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động
chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh
nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp
ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

Trước cơ hội đó nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp bắt đầu xuất hiện và có xu
hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2017. Điều này thể hiện qua chỉ số tỷ lệ các hoạt
động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự – TEA. Chỉ số này bao gồm các hoạt động kinh

12
doanh đang khởi sự và mới khởi sự thành công. Năm 2017, chỉ số TEA đạt 23.3%, cao
hơn so với các năm trước đây.
Nguồn: Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018,
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (https://vcci.com.vn/)

Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đã ứng dụng các phần mềm,
giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản
lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối, cụ thể: cả nước có khoảng 100.000
cửa hàng đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động quản lý bán hàng tại các
cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh; con số này tương tự đối với các phần mềm Sapo,
Haravan, Nhanh. Nhiều doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương
mại điện tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee…; trên 200.000 cơ sở sản xuất kinh
doanh đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp khác nhau

như E-invoice, Ihoadon hay Misa Meinvoice; hầu hết doanh nghiệp đều trang bị và sử
dụng chữ ký số; hơn 60% các doanh nghiệp trên cả nước đang sử dụng phần mềm kế
toán (Bravo, 3Tsoft, Misa) giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí và tăng cường tính chuyên
nghiệp của đội ngũ nhân viên; góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
đối với khách hàng và nhà đầu tư.

Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận
hành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thấy chuyển đổi số là một cơ hội để sáng

13
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp.
Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số,
logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt
động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ
liệu và xử lý thông tin tự động. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp, hoạt động
chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết.

2.2. Những khó khăn của hoạt động khởi nghiệp trong thời chuyển đổi số

2.2.1. Trở ngại về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp

Việc chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức và hoạt động chung và sẽ
gây nhiều áp lực cho các nhà nhà khởi nghiệp về nhận thức cũng như tầm quan trọng
của doanh nghiệp. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy của người điều
hành, từ chiến lược và tư duy truyền thống sang chiến lược kinh doanh ứng dụng công
nghệ số.

Phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng,
khai thác công nghệ. Việc có thể hiểu, hình dung và nhận thức được các thay đổi đang
diễn ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp là điều không dễ
dàng. Do đó, quyết định thực hiện chuyển đổi số hay không sẽ cần thời gian. Ngoài ra,
khi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa thì chuyển đổi số thành công vẫn là một thách
thức không nhỏ. Sự hạn chế của doanh nghiệp xuất phát từ việc không chắc chắn về
lợi nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài
chính hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý.

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và
63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng
bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa
đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, họ thiếu thông tin về những công nghệ
hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Các doanh nghiệp này cũng cho biết việc
tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế.

2.2.2. Hạn chế về thị trường và các giải pháp chuyển đổi số

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như
một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công
14
nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp. Đồng
thời, đây cũng là những thông tin hữu ích, minh bạch, phân tích cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong quá trình chuyển đổi số thấy được các khía cạnh (tính sẵn sàng, hiệu
quả của giải pháp kinh doanh số, phân tích các công nghệ số, rủi ro, kinh phí đầu tư...)
để có giải pháp tự hoàn thiện mình.

2.2.3. Hạn chế về nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số

Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư vào sự thay đổi, từ nhận thức, chiến lược,
nhân lực, hạ tầng đến giải pháp công nghệ nên cần vốn rất lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư
lớn vào tài chính, nhân lực mà không chắc chắn về hiệu quả và rủi ro thất bại đã tạo
nên rào cản lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Các dự án chuyển đổi số có thể tốn rất nhiều kinh phí đầu tư, trong khi năng lực
tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp còn khá hạn chế.
Theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020,
có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là
hạn chế lớn nhất. Chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự để thích ứng với quy
trình mới; chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin như việc phải triển khai
một số hệ thống công nghệ thông tin sẽ dẫn tới việc tăng đầu tư và các chi phí vận
hành hệ thống.

Do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cho rằng chuyển đổi số là “cuộc
chơi” của các doanh nghiệp lớn.

2.2.4. Khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh

Mặc dù Chính phủ đã tăng cường Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết
định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở
cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu
vận hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công
tác phối hợp và triển khai chính sách gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của
Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn
đầu tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công
nghệ.
15
2.2.5. Thiếu hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển
đổi số

Việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra trong
thời đại bùng nổ công nghệ đòi hỏi năng lực rất cao cả về công nghệ và nguồn nhân
lực. Do đó, việc chuyển đổi số về bản chất vẫn dựa trên việc sử dụng các công nghệ
sẵn có trên toàn cầu. Mặc dù đã có nhận thức về chuyển đổi số nhưng năng lực sản
xuất vẫn còn hạn chế.

Môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngoài chỉ số mật độ thuê
bao internet băng rộng, các chỉ số khác còn rất hạn chế, cụ thể: chưa có các định
hướng công nghệ trọng tâm, mang tính thương hiệu của Việt Nam thông qua các dự án
nghiên cứu và đầu tư lớn; doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam hiện có mức đầu
tư thấp vào phát triển khoa học và công nghệ để đổi mới so với các doanh nghiệp quốc
tế. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử viễn thông có tỷ lệ nội địa chỉ
đạt 15%. So sánh với các nước, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đang
hoạt động tại Việt Nam năm 2017 là 33,2%, năm 2018 là 36,3% (trong khi Trung
Quốc là 68%, Thái Lan là 57%).

2.2.6. Thông tin bảo mật còn hạn chế

Rủi ro rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nảy sinh
những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng tiến
hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp khởi
nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được tầm quan trọng trong việc đầu tư áp dụng
các giải pháp hỗ trợ để bảo mật thông tin.

CHƯƠNG 3. Giải pháp khắc phục khó khăn trong thời đại chuyển đổi số

3.1. Giải pháp

Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, cũng như chưa làm chủ được
các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Để các doanh
nghiệp khởi nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công, Việt Nam cần xây dựng các
giải pháp ngắn hạn kết hợp song song với dài hạn.

16
3.1.1. Nâng cao kỹ năng số tại doanh nghiệp

Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế mạnh của công nghệ số,
việc phân bố kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng bất bình đẳng. Tỷ lệ người lao
động có trình độ trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện còn thấp và số lượng
sinh viên tham gia các chương trình đào tạo sau đại học chưa đủ để khỏa lấp chỗ trống.
Với tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự bất ổn định về yêu cầu của việc làm trong
tương lai, Việt Nam có thể cân nhắc 5 phương án bổ trợ như sau:

- Bồi dưỡng nhân tài trẻ về công nghệ số thông qua chương trình học bổng quy
mô lớn để chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng trước thời đại số;

- Xây dựng các chương trình chuyển đổi số quốc gia kết hợp phát triển kỹ năng
liên quan đến kinh tế số với tài trợ và cố vấn của các doanh nhân số;

- Thúc đẩy việc đưa công nghệ vào giáo dục từ các giai đoạn đầu;

- Thu hút nhân tài từ những kiều bào đang tham gia các lĩnh vực số trên thế giới;

- Khuyến khích phát triển kỹ năng mềm cho người lao động, như kỹ năng tư duy
phản biện, giải quyết vấn đề, truyền thông, làm việc nhóm, sáng tạo, và quản lý...

3.1.2. Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo

Duy trì năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo liên tục là điều kiện bắt buộc đối
với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện nay, hầu hết sự hỗ trợ của Chính phủ đều
hướng vào các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho lan
tỏa, áp dụng và thích ứng công nghệ mới của các doanh nghiệp. Để tái cân bằng chính
sách trên, Chính phủ có thể áp dụng các phương án:

- Hạ thấp rào cản gia nhập, đặc biệt là đối với các công ty có năng lực công nghệ
cao;

- Cải thiện chính sách cạnh tranh và việc triển khai thực hiện chính sách;

- Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp trong ngành công
nghệ số. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp cận
nguồn tài chính, thông tin nhằm phát triển kỹ năng công nghệ số một cách tối ưu nhất.

17
3.1.3. Hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Việt Nam cần xây dựng các gói hỗ trợ, bao gồm các chỉ dẫn giải pháp công nghệ
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đơn vị tham gia được hỗ trợ tối đa 50% chi phí
ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình:
kinh doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình
kinh doanh; xây dựng các gói hỗ trợ theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như sản
xuất, chế biến/chế tạo, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistic, du lịch.

Áp dụng công nghệ số mới để bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ
liệu của toàn doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp cần quan
tâm đến các chính sách và công cụ bảo mật để bảo vệ các bí mật kinh doanh, thông tin
khách hàng và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Để tạo điều kiện cho chuyển đổi số, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển hạ
tầng số, đặc biệt là sớm triển khai chính thức mạng di động 5G. Hình thành và tổ chức
điều phối mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi số, tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp.

3.1.4. Lên ý tưởng và có chiến lược kỹ thuật số thật sự thu hút và hấp dẫn, điều
chỉnh chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Đầu tiên, doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định được ý tưởng, mục đích và nắm
chắc các cơ sở về chuyển đổi số, xác định trọng tâm và đối tượng mà doanh nghiệp
khởi nghiệp hướng tới. Khi đã có ý tưởng và chiến lược chuyển đổi số, điều quan
trọng là phải tiếp cận, sắp xếp nó để chuyển đổi thành công. Chuyển đổi số không chỉ
dựa vào công nghệ thông tin, mà còn phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và
giá trị của tổ chức.

3.2. Kiến nghị

- Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thời đại chuyển
đổi số hiệu quả, bền vững thì doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải chủ động nghiên cứu
về chuyển đổi số, định hướng mục tiêu doanh nghiệp khởi nghiệp hướng đến, tìm hiểu
kĩ về lĩnh vực muốn khởi nghiệp để tránh mọi rủi ro. Khi đó, doanh nghiệp khởi
nghiệp sẽ có thể làm tốt việc khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số mà không phạm
18
sai lầm dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp
doanh nghiệp non trẻ tránh khỏi những “vết xe đổ” và những thất bại không đáng có.

KẾT LUẬN

Ngày nay trong quá trình hội nhập toàn cầu, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Và đặc biệt trong những năm gần đây du lịch là một trong những
ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Khi đời sống con người được nâng lên thì kéo theo
đó các nhu cầu của con người muốn được nghỉ ngơi tham quan, giải trí và du lịch cũng
ngày càng được nâng lên. Từ đó dẫn đến các ngành nghề liên quan đến du lịch cũng
tăng lên . Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng thực sự phát triển mạnh,
các nhà hàng mọc lên rất nhiều. Để có thể đứng vững trên thị trường đặc biệt là các
doanh nghiệp khởi nghiệp cần có những chiến lược, kế hoạch tổ chức cụ thể phù hợp
với tình hình thực của Khách sạn, Nhà hàng. Và việc chuyển đổi số là việc hết sức cần
thiết và có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Có thể nói, với tinh thần đổi mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay, việc
số hóa toàn diện là yêu cầu không thể thiếu, đặc biệt là với chủ trương chuyển đổi số
của Chính phủ trong những năm gần đây. Do đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần
phải có sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính, tạo nền móng vững chắc cho quá trình
chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo, quản lý cần nâng cao chuyên môn về chuyển đổi số
để đưa ra các quyết định hỗ trợ phù hợp và đầu tư đúng đắn cho doanh nghiệp khởi
nghiệp của mình.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ” đã giúp
em hiểu rất nhiều về việc chuyển đổi số có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và
từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Em đã cố gắng hoàn thành
bài tiểu luận này, nhưng khó tránh nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ
thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-khoi-nghiep-o-viet-
nam-hien-nay-71047.htm
2. https://fsivietnam.com.vn/thuc-trang-xu-huong-chuyen-doi-so-tai-viet-nam/
3. https://baoquangnam.vn/emagazine/emagazine-chuyen-doi-so-xu-huong-tat-
yeu-cua-nguoi-khoi-nghiep-133106.html
4. https://luatquocbao.vn/khoi-nghiep-la-gi/
#Nhung_yeu_to_quan_trong_ban_can_co_khi_khoi_nghiep
5. https://fptcloud.com/thuc-trang-chuyen-doi-so-o-viet-nam/
#Thuc_trang_chuyen_doi_so_o_Viet_Nam
6. https://thanhtra.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2022-1-19/Chuyen-doi-so-la-gi-
Xu-huong-tat-yeu-trong-cach-mar35nyt.aspx
7. http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6750/nhung-kho-khan-tren-con-duong-chuyen-doi-so-
cua-doanh-nghiep-viet-nam-.aspx
8. https://ocd.vn/bao-cao-phan-tich-thi-truong-khoi-nghiep-viet-nam/
#Thi_truong_khoi_nghiep_Viet_Nam_hien_nay
9. https://kinhtevadubao.vn/doanh-nghiep-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-thuc-trang-
va-giai-phap-21814.html
10. https://caodangquany1.edu.vn/cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-trong-lich-su-
va-dac-diem-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu/

20

You might also like