You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh doanh

Đề Tài:
Khảo sát các tác động của Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên
Ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất Thành

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thùy Linh


Lớp: 22DMK3C

STT MSSV Họ và tên Ký tên


1 2200007416 Đồ Thị Anh Trúc
2 2200009279 Phạm Thị Huệ
3 2200009272 Lê Thị Xuyến
4 2200008194 Trương Thị Thuý Thanh

TP.Hồ Chí Minh - Tháng 12 năm 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
THÀNH HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 -2023
TRUNG TÂM KHẢO THÍ
PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: Kinh tế lượng Ứng dụng..............................Lớp học phần: …............


Nhóm sinh viên thực
hiện :................................................................................................
1...................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
2...................................................................................Tham gia đóng
góp............................
3. .................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
4. .................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
5...................................................................................Tham gia đóng
góp:..........................
6...................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
7...................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
8...................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
9...................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
10.................................................................................Tham gia đóng
góp: ..........................
Ngày thi: .....................................................................Phòng thi: .........................
Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên :

1
Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):

Tiêu chí (theo CĐR


Đánh giá của GV Điểm tối đa Điểm đạt được
HP)

Cấu trúc của báo cáo

Nội dung

Các nội dung thành


phần

Lập luận

Kết luận

Trình bày

TỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi


(ký, ghi rõ họ tên)

2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU........................................................................................
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................
1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................
1.5 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................
1.6 Phương Pháp nghiên cứu........................................................................................
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................
1.7.1 Ý nghĩa khoa học......................................................................................
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................
2.1 Một số lý thuyết liên quan.......................................................................................
2.1.1 Lý thuyết về Chat GPT............................................................................
2.1.2 Trí tuệ nhân tạo.........................................................................................
2.1.3 Chat Bot....................................................................................................
2.1.4 Chat Bot trí tuệ nhân tạo...........................................................................
2.2 Hành vi người tiêu dùng..........................................................................................
2.3 Lý thuyết kết quả học tập........................................................................................
2.4 Thuyết hành vi dự định-TPB...................................................................................
2.5 Lý thuyết về chấp nhận công nghệ-TAM...............................................................
2.6 Gỉa thuyết nghiên cứu.............................................................................................
2.6.1 Nhận thức hữu ích .......................................................................................
2.6.2 Nhận thức dễ dàng sử dụng.........................................................................
2.6.3 Nhận thức kiểm soát hành vi........................................................................
2.6.4 Ảnh hưởng xã hội.........................................................................................
2.6.5 Kỳ vọng hiệu quả.........................................................................................
2.6.6 Rào cản kỹ thuật...........................................................................................
2.8 Giới thiệu các mô hình nghiên cứu liên quan đề tài ...............................................
2.9 Đề xuất mô hình nghiên cứu...................................................................................
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................
3.1 Quy trình nghiên cứu..............................................................................................
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................
3.3 Bảng các tiêu chí yếu tố khảo sát và Bảng câu hỏi khảo sát...................................
CHƯƠNG IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................
4.1 Thống kê kết quả nghiên cứu..................................................................................

Tài liệu tham khảo......................................................................................................


Lời cảm ơn...................................................................................................................

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU


1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời kì công nghệ hiện đại 4.0, cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra sự
thay đổi lớn trên rất nhiều phương diện, sự thay đổi đó đã mang đến những thay đổi
tích cực cho đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục và cụ thể là học tập. Những thành tựu
của công nghệ đã góp phần nâng cao hiệu suất học tập, cải thiện thành tích cao và
giúp cho sinh viên hứng thú trong việc học tập hơn. Đặc biệt, sự ra đời của trí tuệ nhân
tạo (Artificial intelligence – AI) đã góp phần giúp đổi mới các phương pháp học tập,
tìm kiếm tra cứu thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh
các lợi ích mà trí tuệ nhân tạo mang lại thì cũng đưa ra những thách thức trong học tập
và giáo dục như sự phụ thuộc quá nhiều vào ứng dụng AI , dữ liệu thiếu hoàn chỉnh và
chưa được xác thực. Chính vì vậy, các nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả của
công nghệ giáo dục có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những định hướng phù hợp.
Trong số những công cụ trí tuệ nhân tạo phổ biến và mới nhất hiện nay thì phải kể đến
ChatGPT (Generative Pre-trained Transformer). Ứng dụng này nổi lên như một xu
hướng mới, nó đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người trên toàn cầu, bởi
tính mới mẻ và khả năng xử lý vượt trội mà ứng dụng mang lại. ChatGPT được hình
thành và phát triển năm 2018 là một mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bằng các
phương pháp học sâu (deep learning). Mô hình này được huấn luyện từ một lượng lớn
dữ liệu văn bản trên Internet, với mục tiêu là tạo ra nhiều công cụ đa năng để có thể
giải quyết nhiều vấn đề bằng ngôn ngữ tự nhiên. ChatGPT được đánh giá là có khả
năng tương tác cao và trả lời thông minh, dễ dàng tích hợp vào các ứng dụng và linh
hoạt sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên ứng dụng này cũng có những
hạn chế nhất định đến độ chính xác và cập nhật của thông tin, quyền riêng tư của
người sử dụng. Từ cuối năm 2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng để nghiên cứu
trong rất nhiều lĩnh vực về việc tìm hiểu khả năng ứng dụng của công cụ này. Trong
xu thế trên, các nền giáo dục trên thế giới cũng rất quan tâm đến tác động của
ChatGPT đến quá trình học tập của học sinh và sinh viên. Các nhà giáo dục, các nhà
nghiên cứu bắt đầu chú ý tìm hiểu về cách thức ứng dụng, hiệu quả cũng như thách
thức mà công cụ này mang lại.

Tuy nhiên, với đặc thù của giáo dục là đào tạo con người có phẩm chất, năng
lực thì sự ứng dụng của ChatGPT cũng hiện lên những mối lo ngại lớn về nguy cơ gian
lận trong học tập và thi cử, làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của giáo dục. Vì thực
tế cũng đã phát hiện những trường hợp gian lận khi người dùng sử dụng nó để làm vào
các kì thi. Từ những lý thuyết hữu ích trên để có thể đưa ra những phương pháp nhằm
giúp cho sinh viên có thể sử dụng Chat Gpt nói chung và Trí Tuệ Nhân Tạo nói riêng
một cách có ích và hiệu quả hơn vào trong học tập.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu là để xác định những yếu tố tác động của ứng dụng Chat GPT

2
vào kết quả học tập của sinh viên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Không những thế, mục tiêu còn đo lường các yếu tố tác động của Chat GPT vào học
tập của sinh viên ngành Maketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đề xuất các giải
pháp nhằm hạn chế các yếu tố tác động của Chat GPT vào học tập của sinh viên ngành
Maketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.
Các yếu tố nào ảnh hưởng Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên ngành
Maketing trường đại học Nguyễn Tất Thành?
Mức độ tác động của Chat GPT vào học tập của sinh viên Maketing trường đại học
Nguyễn Tất Thành như thế nào?
Các giải pháp nào để sinh viên ứng dụng sử dụng Chat GPT hiệu quả và hợp lý
hơn ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố liên quan đến sự thay đổi của hoạt động dạy
học truyền thông và kết quả học tập bị tác động bởi việc sử dụng Chat GPT của sinh
viên ngành Maketing trường đại học Nguyễn Tất Thành.

1.5 Đối tượng khảo sát


Đối tượng khảo sát là sinh viên chuyên ngành Marketing của trường đại học
Nguyễn Tất Thành.

1.6 Phạm vi nghiên cứu


Khảo sát về tác động của Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên ngành
Maketing của trường đại học Nguyễn Tất Thành.
Thời gian: trong năm học hiện tại.

1.7 Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu vừa định tính vừa định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính:Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các yếu tô quan trọng cần đưa vào đề tài thông qua thảo luận nhóm:
Chất lượng thông tin
Chất lượng hệ thống
Nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức hữu ích
Nhận thức kiểm soát hành vi
Môi trường học tập
Nhận thức nhận thức hữu ích
Xây dựng bảng hỏi, thang đo và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đôi
tượng nghiên cứu bằng cách dùng google form.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích mô hình hồi quy, sử dụng phần mềm
SPSS để đo lường sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (tác động của
Chat GPT đối với sinh viên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

3
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học:

Đề tài góp phần phát hiện ra những nhân tố tác động đến kết quả học tập của
sinh viên trên Chat GPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung. Đồng thời trên mô
hình đề xuất cũng chỉ ra những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
ngành Maketing của trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đo lường các yếu tố tác động của Chat GPT đến kết quả học tập của
sinh viên ngành Maketing của trường đại học Nguyễn Tất Thành để tìm ra những ưu
điểm, nhược điểm, mong muốn của sinh viên và cách khắc phục để các nhà phát triển
của chat gbt và các nhà giáo dục có thể đưa ra những giải pháp và định hướng phù hợp
cho sinh viên.

Đề tài nghiên cứu giúp cho chúng ta nhận biết ChatGPT thật sự là ứng dụng
hữu ích: không chỉ tìm kiếm và cung cấp thông tin, nó như một nhà thám tử không bao
giờ mệt mỏi với những câu hỏi khó mà chúng ta đưa ra. Không những vậy, ChatGPT
là ứng dụng hỗ trợ trong học tập và công việc giúp tiết kiệm thời gian,chi phí. Với
tiềm năng phát triển trong tương lai, nó có thể trở thành ứng dụng đáp ứng nhu cầu của
xã hội.

CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề tài
Kết quả học tập chính là việc sử dụng thời gian và nỗ lực của bạn một cách
thông minh để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học của mỗi người. Kết quả
học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kĩ năng,
năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục (James Madison University,
2003;James O. Nichols, 2002).

2.1.1 Lý thuyết về Chat GPT

Theo lý thuyết của Markel và cộng sự (2023), Chat GPT (Chat Generative Pre-
training Transformer) là mô hình AI đàm thoại được phát triển bởi OpenAI và dựa trên
kiến trúc GPT-4. Ứng dụng đã được huấn luyện trên hàng triệu văn bản và có khả năng
hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên. ChatGPT là một bước ngoặt quan trọng trong phát
triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và có thể ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Nó đã trở thành một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo
dục.

a. Trí tuệ nhân tạo


Theo lý thuyết của người Mỹ John MeCarthy thì trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence - Al) là một lĩnh vực trong khoa học máy tính và kỹ thuật điện tử, nhằm

4
tạo ra các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng học hỏi, tư duy, phân tích và
giải quyết vấn đề một cách tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Mục
tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các hệ thống thông minh có khả năng tự động hoá
nhiều công việc mà trước đây chỉ có con người mới có thể thực hiện được. Các ứng
dụng của trí tuệ nhân tạo rất đa dạng, từ các hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong doanh
nghiệp, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tự động lái xe, chơi game và nhận diện hình ảnh. Trí
tuệ nhân tạo đang được coi là một trong những xu hướng công nghệ phát triển nhanh
nhất và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai.

b.Chat Bot

Theo lý thuyết của Bill Gates, ChatBot (hay còn gọi là bọt trò chuyện) là một loại
phần mềm được thiết kế để tự động trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các tác vụ thông
qua cuộc trò chuyện trực tuyến với người dùng. Chatbot thường được sử dụng để hỗ
trợ khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin, giải đáp thắc mắc, thực hiện các nhiệm
vụ đơn giản và cung cấp dịch vụ tư vấn. Chatbot có thể được lập trình để sử dụng trí
tuệ nhân tạo và học máy để nâng cao khả năng tương tác với người dùng. Chatbot
được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ khách hàng đến giáo dục và
giải trí.

c.Chat Bot trí tuệ nhân tạo


Theo lý thuyết của Mira Murati, Chatbot trí tuệ nhân tạo (AI chatbot) là một loại
chatbot được tích hợp trí tuệ nhân tạo để có khả năng tự động học và cải thiện khả
năng tương tác với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện trực tuyến. Chatbot trí
tuệ nhân tạo có thể xử lý và trả lời các câu hỏi của người dùng một cách tự động mà
không cần sự can thiệp của con người, và có khả năng học hỏi và cải thiện khả năng
của mình theo thời gian. Chatbot trí tuệ nhân tạo thường được sử dụng trong các lĩnh
vực như dịch vụ khách hàng, bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và giải trí. Chatbot
trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và tiết kiệm chi phí cho các
doanh nghiệp.

2.1.2 Hành vi người tiêu dùng


Hành vi của người tiêu dùng đề cập đến nghiên cứu về cách khách hàng, cả cá
nhân và tổ chức, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ bằng cách lựa chọn, mua, sử
dụng và xử lý hàng hóa, ý tưởng và dịch vụ. (Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA)

Một số quan điểm về khái niệm hành vi người tiêu dùng:

Theo Philip Kotler (2001) hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá
nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng
và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Một khái niệm khác hành
vi tiêu dùng của David L.Loudon & Albert J. Della Bitta (2000) được định nghĩa là
quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm,
sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ. Khái niệm hành vi tiêu dùng của

5
Leon G. Schiffman & Leslie Lazar Kanuk (2000) tương đồng với Philip Kolter mô tả
hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá
trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải
bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Như

2.2. Cơ sở lý thuyết nền


2.2.1 Thuyết hành vi dự định (TPB- Theory phanned behaviour)

Theo Ajzen (1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen
& Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi
các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba
nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về
hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội
được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành
vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ
sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

2.2.2 Lý thuyết về chấp nhận công nghệ-TAM

Theo lý thuyết của Fred Davis và Richard Bagozzi (1989) , mô hình chấp nhận
công nghệ TAM lần đầu được giới thiệu ra toàn cầu. Mô hình là sự phát triển và mở
rộng của thuyết hành động hợp lý, mô hình được sử dụng để giải thích cũng như dự
đoán ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ của người tiêu dùng. Mục tiêu của mô
hình này giúp giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhập công nghệ mới,
những yếu tố này có khả năng giải thích về các loại công nghệ liên quan đến máy tính
mà người dùng và cộng đồng sử dụng một cách xuyên suốt.

Trong mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM), yếu tố nhận thức dễ sử
dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nhận thức sự hữu ích. Davis (1985) xác định
khái niệm nhận thức sự hữu ích là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng một hệ
thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của người đó, và sử dụng hệ thống sẽ
không cần nổ lực về trí óc hay tinh thần. Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức dễ sử
dụng đều được nhận thấy là có trực tiếp ảnh hưởng đến Ý định hành vi.

Nhận thức
sự hữu ích

Biến bên Thái độ dẫn Ý định


ngoài tới hành vi Hành v i
hành vi
Nhận thức
tính dễ sử
dụng

6
Hình 1.Mô hình chấp nhận công nghệ-TAM
Nguồn Fred Davis và Richard Bagozzi (1989)

Biển bên ngoài là những yếu tố tác động tới niềm tin của một người về việc chấp nhận
sản phẩm hay dịch vụ. Biến này có hai nguồn gốc là quá trình nhận thức, cảm nhận
của bản thân và quá trình ảnh hưởng đến từ xã hội (F. Davis).

Nhận thức sự hữu ích là mức độ niềm tin của một người về việc sử dụng hệ thống đặc
thù sẽ nâng cao hiệu suất công việc của chính họ (F. Davis).

Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ niềm tin của một người về việc sử dụng hệ thống
đặc thù mà không cần phải cố gắng (F. Davis).

Mô hình TAM sau đó đã được các nhà nghiên cứu hoàn thiện, điều chỉnh và đơn giản
hoá bằng cách loại bỏ đi yếu tố Thái độ dẫn tới hành vi trong mô hình gốc TRA (V.
Venkatesh và F. Davis).

Nhận thức sự hữu ích

Ý định hành vi Hành vi

Nhận thức tính dễ sử


dụng

Hình 2.Mô hình chấp nhận công nghệ-TAM


Nguồn: V.Venkatesh và F.Davis (1989)

2.2.3 Gỉa thuyết nghiên cứu

Nhận thức hữu ích

Theo lý thuyết của Davis(1989), Venkatesh và cộng sự( 2003), tính hữu ích là sự
tin tưởng vào hệ thống giúp cho cá nhân sử dụng nâng cao được hiệu quả công việc
Tính hữu ích là nhân tố thúc đẩy xu hướng hay dự định của người sử dụng chấp nhận
một hệ thống công nghệ mới (Venkatesh và cộng sự, 2003; Lin và cộng sự, 2005;
Roca & Gagne, 2008; Park, 2009; Park và cộng sự, 2012; Punnoose, 2012; Chen &
Tseng, 2012; Mohammadi, 2015). Trong nghiên cứu này, đối với hệ thống Chat GPT
nhận thức hữu ích có thể được xem xét thông qua việc giúp cho sinh viên cải thiện
việc học tập, cải thiện kết quả cũng như nhận thức về lợi ích của hệ thống mang lại với
họ.

7
Giả thuyết H1: Yếu tố “ Nhận thức hữu ích” có tác động tích cực đến việc sử dụng
của Chat GPT.

Nhận thức dễ dàng sử dụng

Theo lí thuyết của Al- Maroof & Al-Emran(2018), tính dễ sử dụng là nhận thức về khả
năng dễ dàng sử dụng dịch vụ khi cá nhân được tiếp xúc với hệ thống dịch vụ. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu ích được
nhận thức và ý định hành vi .Tính dễ sử dụng là niềm tin về khả năng có thể sử dụng
hệ thống một cách dễ dàng, dễ đạt được việc sử dụng thành thạo dịch vụ trong thời
gian ngắn hay cảm nhận về những thao tác sử dụng đơn giản.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Nhận thức dễ dàng sử dụng” có tác động tích cực đến tính
hữu ích.

2.3 Giới thiệu mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

2.3.1 Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực
tuyến (e-learning): trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh
của Lê Nam Hải và Trần Yến Nhi (2021)

Theo nghiên cứu của Lê Nam Hải và Trần Yến Nhi thì mục tiêu của nghiên cứu
đề tài này là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với
dịch vụ học tập trực tuyến (e-learning). Nghiên cứu vận dụng mô hình chấp nhận công
nghệ và lý thuyết hệ thống thông tin thành công làm cơ sở đề xuất và kiểm định giả
thuyết. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 267 sinh viên hiện đang theo học tại một số
trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và đã từng tham gia dịch vụ học tập trực
tuyến. Kết quả cho thấy nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, chất lượng thông
tin, chất lượng hệ thống, giảng viên hướng dẫn, dịch vụ hỗ trợ, chuẩn chủ quan và
nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học đối
với hình thức học tập trực tuyến. Ngoài ra, một số hàm ý quản trị được thảo luận và đề
xuất nhằm giúp cho các tổ chức giáo dục gia tăng sự hài lòng của người học thông qua
việc nâng cao chất lượng dịch vụ học tập trực tuyến.

Mô hình nghiên cứu của sinh viên ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
(2021)

8
Nhận thức dễ dàng sử dụng

Nhận thức sự hữu ích H2+ H1+


Chát lượng thông tin
H3+

H4+
Chất lượng hệ thống Sự hài lòng của
=
người học
H5+
Giảng viên hướng dẫn
H6+
Dịch vụ hỗ trợ H7+

Chuẩn chủ quan H8+

Nhận thức kiểm soát hành vi

Hình 1:Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học
Nguồn: Lê Nam Hải, Trần Yến Nhi (2021)

2.3.2 Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – ví dụ thực tiễn tại
trường đại học Lạc Hồng của Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, Nguyễn Thanh Lâm
(2016)

Theo nghiên cứu của nhóm từ Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, Nguyễn Thanh
Lâm để đạt được mục tiêu nghiên cứu, họ đã khảo sát sinh viên đang theo học ở
trường đại học Lạc Hồng. Sau quá trình thảo luận với 5 chuyên gia và khảo sát cơ sở
giáo dục hoàn toàn có thể tác động để sinh viên có động lực học tập tốt hơn bằng cách
tạo môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên chẳng hạn như: nâng cao đội ngũ giảng
viên, đổi mới chất lượng dạy học, nội dung học tập phải được cập nhật và bố trí thực
hành và thực tập cho sinh viên. Tuy nhiên sinh viên cần phải chọn lọc chuyên ngành
với sở thích với nguyện vọng của mình , có như vậy thì sinh viên mới đam mê và học
tốt.

Mô hình nghiên cứu của sinh viên đại học Lạc Hồng (2016)

9
Yếu tố xã hội

Môi trường học tập Động lực


bên ngoài
Gia đình & Bạn bè
Động lực học
Đặc điểm nhân khẩu tập

Nhận thức của bản


thân Động lực
bên trong
Ý chí của bản thân

Quan điểm sống

Hình 2:Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực học tập
Nguồn: Đỗ Hữu Tài, Lâm Văn Hiển, Nguyễn Thanh
Lâm(2016)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế
trường đại học Đồng Nai của Đinh Thị Hoá, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim
Tuyên( 2018)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục Việt Nam trong thời gian
qua đã có những đổi mới không ngừng cho phù hợp với xu thế hội nhập thế giới.
Không năm ngoài xu thế đó, trường Đại học Đồng Nai được xem là cơ sở giáo dục có
uy tín trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay. Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng để phục vụ cho địa phương. Thông qua phân tích định tính và
định lượng, nghiên cứu chỉ ra có 8 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên, bao gồm: tương tác lớp học, phương pháp học tập, kiên định học tập, động cơ
học tập, bạn bè, cơ sở vật chất, ấn tượng trường học, kiến thức và cách tổ chức môn
học của giảng viên; đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp Nhà trường nâng cao hơn
nữa kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh.

Mô hình nghiên cứu của sinh viên khoa kinh tế trường đại học Đồng Nai (2018)

10
Cạnh tranh học tập
H1+
Kiên định học tập
H2+
Phương
H3+ pháp học tập

Động cơ học tập H4+ KẾT QUẢ


= HỌC TẬP
H5+
Cơ sở vật chất
H6+
Giảng viên
H7+

Ấn tượng trường học H8+

Ảnh hưởng của bạn bè

Hình 3:Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
Nguồn: Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Kim
Tuyên(2018)

Từ 3 mô hình trên

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nhận thức dễ sử dụng


H1+

Nhận thức hữu ích H2+

Chất lượng thông tin H3+


Kết quả học tập
H4+
Chất lượng hệ thống
H5+
Môi trường học tập
H6+

Nhận thức hành vi


kiểm soát

11
a)Nhận thức dễ sử dụng:

Tính dễ sử dụng là nhận thức về khả năng dễ dàng sử dụng dịch vụ khi cá nhân
được tiếp xúc với hệ thống dịch vụ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính dễ sử dụng có ảnh
hưởng tích cực đến tính hữu ích được nhận thức và ý định hành vi ( Al- Maroof & Al-
Emran, 2018),(Davis (1989), Chiu et al (2005), Roca et al (2006), Sun et al. (2008),
Wu et al. (2008)), nhận thức dễ sử dụng là một mức độ mà cá nhân đó tin rằng việc sử
dụng trên một hệ thống cụ thể nào đó sẽ không bị tốn quá nhiều công sức của họ.

Giả thuyết H1:Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết quả học
tập của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất
Thành.

b)Nhận thức hữu ích:


Cảm nhận về tính hữu ích là mức độ mà một người tin vào việc sử dụng một hệ
thống đặc biệt nào đó sẽ làm nâng cao hiệu suất làm việc của mình, cụ thể là mang lại
hiệu quả công việc, năng suất và tiết kiệm thời gian. Trong một nghiên cứu của Roca
et al. (2006) chỉ ra rằng nhận thức về sự hữu ích đã có đề cập đến các nhân tố về nhận
thức sự hữu ích và kết quả đã đạt được thông qua nghiên cứu là tính hữu dụng có tác
động lớn đến sự hài lòng tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng cảm thấy ứng dụng Chat
GPT giúp họ tối ưu hóa thời gian và họ cảm thấy ứng dụng này rất hữu ích thì họ sẽ
hình thành nên ý định sử dụng ứng dụng Chat GPT.

Giả thuyết H2: Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết quả học tập
của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất
Thành.

c)Chất lượng thông tin:


Chat GPT tổng hợp thông tin từ vô vàn các nguồn khác nhau và tự đào sâu tìm
hiểu nhiều tầng nghĩa từ những thông tin đó. Chatbot GPT có thể giúp học sinh học tập
một cách hiệu quả hơn bằng cách cung cấp cho họ các tài liệu học tập bài tập và câu
hỏi trắc nghiệm .Học sinh sinh viên có thể sử dụng chatbot để ôn tập kiến thức và
chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Theo Pham et al. (2019) cũng đã từng đề cập về
chất lượng thông tin là yếu tố dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ của một hệ thống sẽ
có một phần ảnh hưởng nào đó đến sự hài lòng của người dùng thông qua chất lượng
tài liệu của bài học, tài liệu học tập phải có lý thuyết và thực tế, đảm bảo tính cập nhật
liên tục và liên quan đến chương trình đào tạo.

Giả thuyết H3: Chất lượng thông tin có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết quả học
tập của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất
Thành.

d)Chất lượng hệ thống:


Chất lượng hệ thống sử dụng trong việc học tập trực tuyến được thể hiện thông
qua trang web đối với các trường đại học Pham et al (2019 ). Wu el al (2008) cũng
cho rằng chức năng hệ thống là khả năng nhận thức của sinh viên về hệ thống như việc
cung cấp quyền truy cập linh hoạt vào các chương trình đào tạo và cho phép sinh viên

12
đánh giá qua các khía cạnh về dịch vụ hỗ trợ hoặc dịch vụ hành chính và xem xét nó
như một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh.Chat GPT có thể trả
lời hầu hết các câu hỏi của người dùng với đa dạng chủ đề khác nhau, bao gồm kiến
thức, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa và nhiều hơn thế nữa.

Giả thuyết H4: Chất lượng hệ thống có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết quả học
tập của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất
Thành.

e)Môi trường học tập


Để đánh giá mức độ sử dụng ChatGPT đối với môi trường học tập, cũng như thái
độ của giảng viên đối với việc hỗ trợ của ứng dụng ChatGPT trong học tập và giảng
dạy. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đã biết về ChatGPT và một số người đã sử
dụng nó cho mục đích học tập. Nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực đối với khả năng
hỗ trợ học tập của ChatGPT, và cung cấp câu trả lời nhanh và chính xác, cải thiện kỹ
năng ngôn ngữ của ChatGPT. Tuy nhiên, các sinh viên cũng bày tỏ lo ngại về độ tin
cậy và chính xác của thông tin do ChatGPT cung cấp, cũng như những ảnh hưởng tiêu
cực đến khả năng tư duy phản biện. Điều này cho thấy rằng, mặc dù ChatGPT giúp hỗ
trợ trong học tập và giảng dạy, nhưng cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo
rằng thông tin ChatGPT cung cấp là chính xác và đáng tin cậy.

Giả thuyết H5 :Môi trường học tập có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết quả học tập
của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học Nguyễn Tất
Thành.

f) Nhận thức kiểm soát hành vi:


Việc sử dụng một cách hiệu quả là niềm tin của một cá nhân nghĩ rằng bản thân
có thể thực hiện hay một hành vi cụ thể đã đề cập trong nghiên cứu của Roca et al
(2006) . Nói cách khác, đó là còn gọi là năng lực của bản thân bằng sự đánh giá bản
thân về khả năng của mình đối với một khóa học cụ thể. (Wu et al. (2010) còn xác
định được sự hiệu quả của máy tính là sự tự tin về khả năng hoàn thành các nhiệm vụ
học tập hoặc các bài tập bằng hệ thống dịch vụ học trực tuyến của một người.

Giả thuyết H6: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực (+) đến kết
quả học tập của việc sử dụng ChatGPT của sinh viên ngành Marketing của đại học
Nguyễn Tất Thành.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.Quy trình nghiên cứu

13
Lý thuyết kinh tế,kinh
nghiệm,các nghiên cứu khác

Thiết lập mô hình KTL

Thu thập,xử lý số liệu


Ước lượng các tham số

Kiểm định giả thuyết

Không Mô hình ước


lượng có tốt
không?

Sử dụng mô hình:dự báo,đề ra


chính sách

Nguồn:Ramu Ramanathan,Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng(ấn bản thứ
5),Nhà xuất bản Harcourl College,2002.(Bản dịch của chương trình giảng dạy Kinh tế
Fulbright,Việt Nam).

3.1 Quy trình gồm các bước:

Bước 1:Tìm cơ sở lý thuyết phù hợp với mô hình: Các lý thuyết được lựa chọn có liên
quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài để làm rõ các khái niệm, thuật ngữ của đề tài
nghiên cứu. Từ đó, xác định và đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài.
Bước 2: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB). Mô hình chấp
nhận công nghệ lần đầu được giới thiệu bởi Fred Davis và Richard Bagozzi vào năm
1989.
Bước 3: Thiết kế bản khảo sát để thu thập và xử lý dữ liệu.
Bước 4: Ước lượng mô hình hồi quy sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính tư đó thực
hiện các hàm hệ số hồi quy.
Bước 5: Kiểm định các giả thuyết.
Kiểm định t: kiểm định các hệ số hồi quy
Kiểm định F: kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tượng quan.
Bước 6: Chọn mô hình phù hợp

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.


Dữ liệu thu thập theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện và được tiến hành thông
qua Google Form.

14
Sau khi tạo form câu hỏi, bắt đầu đưa link form đã tạo lên các diễn đàn, nhóm trên các
trang mạng xã hội để khảo sát trực tuyến. Vì đây là nền tảng dễ tiếp cận nhất với các
đối tượng cần khảo sát, cụ thể là sinh viên ngành Marketing, trường đại học Nguyễn
Tất Thành.

3.2.2. Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu.

Kích cỡ mẫu theo hồi quy:

Theo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả nghiên cứu chịu
sự ảnh hưởng của kích thước mẫu. Nếu kích thước mẫu nhỏ thì kết quả nghiên cứu
không đảm bảo tính chính xác. Ngược lại nếu kích thước mẫu càng lớn thì sẽ càng
đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu, tuy nhiên như vậy nghiên cứu sẽ khá tốn kém
về chi phí và thời gian. Do đó kích thước mẫu như thế nào để vừa đảm bảo tính chính
xác vừa có chí phí nghiên cứu phù hợp là điều cần quan tâm trong nghiên cứu. Hiện
nay các nhà nghiên cứu chưa thống nhất với nhau về số mẫu nghiên cứu. Theo Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB
Thống Kê, 2008) thì quy mỗ mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát . Tuy
nhiên, theo Hair (2006), kích thước mẫu có thể xác định theo công thức sau:

N = K x P x M (với K=5, P là số lượng biến phân tích M là bậc của thang đo)

Áp dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất (non-probability sampling), kỹ thuật lấy
mẫu thuận tiện (convenient sampling).

- Công cụ thu thập dữ liệu: thu thập bằng bảng câu hỏi đóng trên google form, khảo
sát đối với sinh viên ngành Marketing Khoa Quản trị Kinh doanh trường đại học
Nguyễn Tất Thành.

- Công cụ và nội dung xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để xử lý
số liệu thu thập, kiểm định hệ số tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phương
trình hồi quy tuyến tính. Với tập dữ liệu thu về, việc đầu tiên là gạn lọc những bảng
câu hỏi không phù hợp, sau đó tiến hành nhập liệu, làm sạch và tiến hành một số
phương pháp phân tích trên phần mềm.

3.3 Bảng các tiêu chí yếu tố khảo sát và bảng câu hỏi khảo sát.
3.3.1 Bảng câu hỏi khảo sát.
Các thang đo trong bài nghiên cứu được sử dụng theo thang đo đơn hướng và
nội dung đo lường cho mỗi thang đo được tham khảo nghiên cứu. Mỗi biến trong
nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc được thiết kế như sau:

1. Rất không đồng ý


2. Không đồng ý
3. Bình thường

15
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý

Mã hóa Mức độ đồng ý


Tên biến Nội dung các thang đo
các biến 1 2 3 4 5
Bạn nhận thấy thông tin từ
hệ thống ChatGPT cung
Chất lượng thông cấp luôn chính xác, đáng
IN
tin tin cậy và thường xuyên
được cập nhật thông tin
mới.
Việc sắp xếp thông tin hiển
Chất lượng hệ
thị trên giao diện của hệ SY
thống
thống ChatGPT rất rõ ràng.
Nhận thức dễ sử Việc sử dụng dịch vụ trên
PE
dụng hệ thống dễ dàng sử dụng.
Sử dụng hệ thống trên
Nhận thức hữu ích ChatGPT thuận tiện và PU
hiểu được nhu cầu của bạn.
Sử dụng ChatGP nằm trong
Nhận thức kiểm
tầm kiểm soát của người PB
soát hành vi
tiêu dùng.
ChatGPT có ảnh hưởng,
Môi trường học
tác động quan trọng đến SE
tập
môi trường học tập.
ChatGPT đem lại kết quả
Kết quả học tập học tập hiệu quả và chất KQHT
lượng mong muốn.

Bảng 1: Câu hỏi khảo sát.

3.3.2 Bảng tiêu chí khảo sát

Phần NỘI DUNG CHÍNH


Bình luận mức độ đồng ý của anh /chị đối với các câu phát biểu dưới đây khi sử dụng
hệ thống ChatGPT với các mức điểm từ 1 đến 5. Trong đó, 1: Hoàn toàn không đồng
ý; 2: Không đồng ý; 3:Bình thường, 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn không đồng ý.

16
Nguồn
Nhân tố Mã hóa PHÁT BIỂU
Thông tin từ hệ thống Roca et al (2006) từ
IN2 ChatGPT luôn được cập nghiên cứu của nhóm Lê
nhật. Nam Hải và Trần Yến
Nhi.
Chất lượng Độ tin cậy thông tin của Bạn nhận thấy thông tin từ
IN3
thông tin ChatGPT luôn chính xác hệ thống ChatGPT cung
cấp luôn chính xác, đáng
tin cậy và thường xuyên
ChatGPT luôn cung cấp
IN4 được cập nhật thông tin
thông tin kịp thời
mới.
ChatGPT cho phép kiểm
SY1 soát các hoạt động học tập Roca (2006) từ nhóm
mà cách thuận tiện nghiên cứu Lê Nam Hải
Hệ thống có sự phản hồi và Trần Yến Nhi.
Chất lượng
SY2 nhanh chóng trong thời Việc sắp xếp thông tin
hệ thống
gian cao điểm hiển thị trên giao diện của
Cảm thấy an toàn khi cung hệ thống ChatGPT rất rõ
SY3 cấp các thông tin bảo mật ràng, có sự phản hồi
cho app ChatGPT nhanh chóng.
Học cách sử dụng app Roca et al (2006),
PE1
ChatGPT một cách dễ dàng Wu et al ,Sun et al (2008)
Pham et al (2019) từ
Nhận thức Dễ dàng làm những gì mình nghiên cứu của Lê Nam
PE2
dễ sử dụng muốn trên app ChatGPT Hải và Trần Yến Nhi.
Hệ thống ChatGPT cho Sử dụng hệ thống,tìm
PE3 phép tìm kiếm thông tin kiếm thông tin một cách
một cách dễ dàng dễ dàng.
Sử dụng dịch vụ hệ thống Roca et al (2006),Tarhimi
PU1 ChatGPT có thể cải thiện et al (2013)
được hiệu suất học tập Mohammadi
Sử dụng hệ thống ChatGPT (2015),nghiên cứu của Lê
Nhận thức PU2 sẽ nâng cao hiệu quả học Nam Hải và Trần Yến
hữu ích tập Nhi.
Việc sử dụng hệ thống rất
Sử sụng hệ thống ChatGPT hữu ích, cải thiện hiểu quả
PU3 học tập, tiết kiệm thời gian
giúp tiết kiệm thời gian
cho người học.
Cần có nguồn lực cần thiết
PB1 Roca et al (2006), Wu et
Nhận thức cho việc sử dụng ChatGPT
al (2008)
kiểm soát
Sử dụng ChatGPT hoàn nghiên cứu của Lê Nam
hành vi PB2
toàn trong tầm kiểm soát Hải và Trần Yến Nhi.

17
Có thể sử dụng hệ thống
PB3 ChatGPT mà không cần sự
Sử dụng ChatGPT hoàn
giúp đỡ của bất kì ai
toàn nằm trong kiểm soát
của người dùng.
Nhóm nghiên cứu của Đỗ
Giảng viên chấp nhận áp Hữu Tài, Lâm Thành
SE1 Hiển, Nguyễn Thanh Lâm
dụng ChatGPT để học tập
(2016)Bạn có nhận thấy
sử dụng ChatGPT tác
SE2 động đến môi trường học
Môi trường
tập: giúp lĩnh hội kiến
học tập
thức tốt hơn, đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Nội dung của ChatGPT
SE3 giúp lĩnh hội vấn đề của
từng môn học tốt hơn

Theo nhóm nghiên cứu


Việc sử dụng ChatGPT
KQHT1 của Đinh Thị Hoá, Hoàng
giúp nâng cao điểm số
Thị Ngọc Điệp, Lê Thị
Kim Tuyên (2018)
Tích lũy được nhiều kiến ChatGPT có ảnh hưởng
Kết quả KQHT2
thức và kỹ năng
học tập đến kết quả học tập như
nâng cao điểm số, tích lũy
Lượng kiến thức của nhiều kiến thức để ứng
KQHT3 ChatGPT ứng dụng được dụng vào học tập.
nhiều vào các bài tiểu luận

3.4 Các phương pháp nghiên cứu


Khảo sát bằng phương pháp định tính
Khảo sát, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát đã được hoàn chỉnh sau khi nghiên
cứu định tính để khám phá, kiểm định các yếu tố của ChatGPT tác động đến kết quả học tập
của sinh viên ngành Marketing của trường đại học Nguyễn Tất Thành.
Có cơ sở dữ liệu để so sánh với những nghiên cứu trước đây, với đối tượng nghiên cứu là các
yếu tố của ChatGPT tác động đến kết quả học tập của sinh viên ngành Marketing của trường
đại học Nguyễn Tất Thành, từ đó có thể kết luận về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của đề
tài.

18
Phân tích mô hình hồi quy:
Mô hình hồi quy được miêu tả giữa các biến phụ thuộc Y và các biến giải thích
X1,X2,X3,X4,X5,X6 có dạng:

Yi = β 0 + β 1X1i + β 2X2i + β 3X3i + β 4X4i + β 5X5i + β 6X6i + Ui

Trong đó:
Biến phụ thuộc:
Y (KQHT): Kết quả học tập của sinh viên
Biến độc lập:
X1 (IN): Chất lượng thông tin
X2 (SY): Chất lượng hệ thống12
X3 (PE): Nhận thức dễ sử dụng
X4 (PU): Nhận thức sự hữu ích
X5 (PB): Nhận thức kiểm soát hành vi
X6 (SE): Môi trường học tập
Sử dụng phần mền IBM SPSS Statistic 20 để phân tích kết quả hồi quy.
Chương IV . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả
Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin của đối tượng thông qua biễu mẫu khảo sát thì kết
quả thu thập về bảng khảo sát trong tổng số 50 phiếu phát ra thì có 50 phiếu hợp lệ đưa vào
phục vụ khảo sát theo tiêu chí hợp lệ. Tổng số 50 mẫu thu thập, tỷ lệ sinh viên có giới tính nữ
chiếm 76% và Nam chiếm 24%(bảng 1)
Khảo sát 50 mẫu khảo sát cho thấy, tỷ lệ sinh viên Năm ba chiếm 2%, Năm hai chiếm 88% và
Năm nhất là 10% (bảng 2)
Bảng 1 . Giới tính:

Phần
Phần
Phần trăm
Số lượng trăm
trăm tích
hợp lệ
lũy

Nam 12 24.0 24.0 24.0


Hợp
Nữ 38 76.0 76.0 100.0
lệ
Tổng 50 100.0 100.0

19
Giới tính
Nam
24%

Nữ
76%

Bảng 2 . Năm học

Số lượng Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Năm ba 1 2.0 2.0 2.0

Năm hai 44 88.0 88.0 90.0


Hợp lệ
Năm nhất 5 10.0 10.0 100.0

Tổng 50 100.0 100.0

Năm học
120

100

80

60
100 100 100
88 88 90
40

44 50
20

5 10 10
0 1 2 2 2
Năm ba Năm hai Năm nhất Tổng

Số lượng Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

20
4.2. Phân tích kết quả hồi quy
Căn cứ vào số liệu phân tích hồi quy tác động của các nhân tố gồm có các yếu tố Chất lượng
thông tin(IN), Chất lượng hệ thống(SY), Nhận thức dễ sử dụng(PE), Nhận thức sự hữu
ích(PU), Nhận thức kiểm soát hành vi(PB) và Môi trường học tập (SE) của ChatGPT tác động
đến kết quả học tập của sinh viên, kết quả hồi quy phân tích được trình bày trong bảng sau:

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .274 .910 .301 .765

IN .091 .194 .074 .469 .641 .630 1.587

SY .444 .232 .320 1.915 .062 .562 1.781

PE .062 .073 .107 .848 .401 .983 1.018

PU -.151 .198 -.117 -.764 .449 .666 1.501

PB .172 .175 .149 .986 .330 .691 1.447

SE .327 .155 .304 2.115 .040 .756 1.323

a. Dependent Variable: KQHT


Bảng 4.1 . kết quả lần đầu

Từ kết quả hồi quy cho thấy mô hình có 2 nhân tố SY ( Chất lượng hệ thống) và SE ( môi
trường học tập) có tác động đến kết quả học tập của sinh viên với mức ý nghĩa là 10%( Sig <
0,1). Các nhân tố IN,PU,PE,PB có Sig lớn hơn 10% lần lượt là 0,641; 0,449 ; 0,401 ; 0,330
nên nhóm tác giả quyết định loại lần lượt bốn biến độc lập này ra khỏi mô hình hồi quy theo
quy tắc Sig lớn nhất được lựa chọn loại khỏi mô hình đầu tiên.

21
4.2.1 Loại biến IN

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .363 .882 .412 .682

SY .503 .192 .363 2.627 .012 .806 1.241

PE .063 .073 .108 .861 .394 .983 1.017

PU -.142 .195 -.110 -.729 .470 .672 1.488

PB .174 .173 .150 1.004 .321 .691 1.447

SE .321 .153 .299 2.102 .041 .761 1.314

a. Dependent Variable: KQHT

Bảng 4.2 . Loại biến IN

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .197 .847 .233 .817

SY .463 .183 .334 2.537 .015 .878 1.139

1 PE .059 .072 .102 .819 .417 .987 1.013

PB .125 .159 .108 .787 .435 .813 1.231

SE .308 .151 .287 2.044 .047 .771 1.298

a. Dependent Variable: KQHT

Từ kết quả hồi quy mô hình 2 cho thấy có 2 nhân tố SY( Chất lượng hệ thống) và SE ( Môi
trường học tập ) có tác động đến kết quả học tập của sinh viên với mức ý nghĩa là 10% ( Sig <
0.1). Các nhân tố PU,PB,PE có Sig lớn hơn 10% lần lượt là 0,470 ; 0,394 ; 0,321 nên nhóm
tác giả quyết định loại lần ba biến độc lập này ra mô hìnhhồi quy theo quy tắc Sig lớn nhất
được lựa chọn loại khoải mô hình đầu tiên.

4.2.2 Loại biến PU.

Bảng 4.3 . Loại biến PU

Từ kết quả hồi quy mô hình 3 cho thấy có 2 nhân tố SY( Chất lượng hệ thống) và SE ( Môi
trường học tập ) có tác động đến kết quả học tập của sinh viên với mức ý nghĩa là 10% ( Sig <
0.1). Các nhân tố PB,PE có Sig lớn hơn 10% lần lượt là 0,435 ; 0,417 nên nhóm tác giả quyết
định loại lần lượt hai biến độc lập này ra mô hìnhhồi quy theo quy tắc Sig lớn nhất được lựa
chọn loại khoải mô hình đầu tiên.

22
4.2.3 Loại biến PB.

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .681 .749 .909 .368

SY .699 .246 .504 2.841 .007 .472 2.120


1
PE -.201 .160 -.212 -1.261 .214 .523 1.913

SE .306 .141 .285 2.176 .035 .864 1.158

a. Dependent Variable: KQHT

Bảng 4.4 . Loại biến PB.

Từ kết quả hồi quy mô hình 3 cho thấy có 2 nhân tố SY( Chất lượng hệ thống) và SE ( Môi
trường học tập ) có tác động đến kết quả học tập của sinh viên với mức ý nghĩa là 10% ( Sig <
0.1). Các nhân tố PE có Sig lớn hơn 10% lần lượt là 0,214 nên nhóm tác giả quyết định loại
biến độc lập này ra mô hình hồi quy.

Sau khi loại biến độc lập không phù hợp thông qua kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính,
tác giả quyết định chạy lại kết quả mô hình hồi quy phân tích với hai biến độc lập là SY, SE
để khẳng định chắc chắc hơn về mức ý nghĩa giữa hai biến độc lập với biến phụ thuộc Y.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-Watson


Square the Estimate

1 .542a .294 .264 .740 1.756

a. Predictors: (Constant), SE, SY


b. Dependent Variable: KQHT

Bảng 4.5 . ;kết quả thu được

ANOVA a

Model Sum of df Mean Square F Sig.


Squares

Regression 10.732 2 5.366 9.788 .000b

1 Residual 25.768 47 .548

Total 36.500 49

23
a. Dependent Variable: KQHT

Bảng 4.6. Bảng ANOVA a sau cùng


b. Predictors: (Constant), SE, SY

Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .638 .753 .847 .402

1 SY .485 .180 .350 2.702 .010 .896 1.116

SE .340 .139 .316 2.443 .018 .896 1.116

a. Dependent Variable: KQHT

Bảng 4.7. bảng Coefficientsa sau cùng

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy hệ số R2 = 0,294 ≠ 0 và Sig = 0.000 nên mô hình giải
thích được 2,94% sự biến đổi của kết quả học tập của sinh viên bởi biến Chất lượng hệ thống
(SY) và Môi trường học tập (SE) . Bên cạnh đó, VIF của biến lớn nhất là 1,116 mô hình này
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Vì vậy, với mức ý nghĩa là 10%
mô hình phù hợp dữ liệu. Dựa vào bảng ta thấy biến độc lập bao gồm là Chất lượng hệ thống
và Môi trường học tập có mức ý nghĩa < 0,1 các biến này có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác,
các biến này đều phù hợp và có ý nghĩa thống kê trong kết quả học tập của sinh viên ngành
Marketing của trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình hồi quy tuyến tính
các yếu tố tác động của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành
Marketing trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, làm môi trường để nghiên cứu.
Y=0,638+0,485*SY+0,340*SE
Với Y: kết quả học tập
SY:Chất lượng hệ thống
SE: môi trường học tập.
Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên theo thứ tự giảm dần

24
như sau: Chất lượng hệ thống, môi trường học tập. Từ đó cho thấy rằng, chất lượng hệ
thống chiếm vai trò gần như chủ đạo tác động đến kết quả học tập, đặt biệt trong thời
đại 4.0 hiện nay. Kết quả thu được từ mô hình cho thấy khi các sinh viên được điều tra
rất thích việc sử dụng ứng dụng ChatGPT khi thấy được tính hữu ích của ứng dụng.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các yếu tố tác động đến kết quả học
tập về việc sử dụng ChatGPT của sinh viên chuyên ngành Marketing trường Đại Học
Nguyễn Tất Thành. Từ đó xác định được tác động, cũng như tầm quan trọng của các
yếu tố tác động đến kết quả học tập khi sử dụng ChatGPT của sinh viên chuyên ngành
Marketing trường Đại Học Nguyễn Tất Thành. Thông qua đó đưa ra một số khuyến
nghị nhằm dựa trên cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại và
đưa ra mô hình nghiên cứu về những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
chuyên ngành Marketing trường Đại Học Nguyễn Tất Thành. Gồm 6 yếu tố: (1) Chất
lượng thông tin,(2) Chất lượng hệ thống, (3) Nhận thức dễ sử dụng, (4) Nhận thức hữu
ích, (5) Nhận thức kiểm soát hành vi, (6) Môi trường học tập. Phân tích hồi quy xác
định 6 yếu tố độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy có 2 yếu tố chính tác động
đến kết quả học tập về việc sử dụng ChatGPT sinh viên chuyên ngành Marketing
trường Đại Học Nguyễn Tất Thành theo thứ tự từ cao đến thấp là (1) Chất lượng hệ
thống, (2) Nhận thức hữu ích là cơ sở đề xuất một số kiến nghị.

5.2 Một số khuyến nghị


-Về chất lượng hệ thống:
1.Tăng cường nâng cấp hệ thống: thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống để làm
cho việc truy cập vào ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng, để không bị trở ngại khi đăng
nhập hay thường xuyên mất kết nối. Cung cấp thêm nhiều tính năng mới để người
dùng sử dụng một cách hiệu quả, đảm bảo giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng. Ví
dụ có thể thêm tính năng hướng dẫn để người dùng theo đó mà sử dụng nhằm tiết kiệm
thời gian.

2. Bảo mật thông tin: nâng cấp các tính năng bảo mật để bảo vệ quyền lợi của người
dùng một cách an toàn, tránh bị mất cắp các thông tin, dữ liệu quan trọng và bị kẻ xấu
lợi dụng. Sử dụng các ứng dụng để kết nối với hệ thống ChatGPT để cảnh báo khi có
người xâm nhập vào tài khoản.

3. Dịch vụ hỗ trợ: cung cấp dịch vụ hỗ trợ giọng nói để có thể hiểu nhiều ngôn ngữ
khác nhau, mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng, không những thế còn để người
dùng dễ dàng tiếp cận, nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

4.Xử lí các phản hồi từ người dùng: Cung cấp các câu hỏi tự động hay ý kiến góp ý để
người dùng có thể gửi mọi thắc mắc sau đó giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

5. Tối đa hóa dịch vụ hỗ trợ: Có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị, hỗ trợ hiệu quả và
cá nhân hóa để làm hài lòng người dùng bằng cách tự động hóa dịch vụ hỗ trợ chăm
sóc khách hàng của ChatGPT.

- Thứ hai: Nhận thức hữu ích của việc sử dụng ứng dụng ChatGPT được người dùng
quan tâm là về việc tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ dàng
không cần phải tự tra cứu. Ngoài ra, ChatGPT còn tạo ra nhiều tài liệu học tập chất

25
lượng, nhiều bài giảng hay để kham khảo. ChatGPT còn giúp lên ý tưởng viết hay
nghiên cứu một vấn đề nào đó một cách hiệu quả. Đặc biệt, ứng dụng ChatGPT còn
giúp người học tăng thêm lượng kiến thức cần thiết, đáp ứng các kỹ năng chuyên môn
như tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp,…

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Sun, P. C., Tsai, R. J., Finger, G., Chen, Y. Y., & Yeh, D. (2008). What drives
successful e-learning? An empirical investigation of the critical factors
influencing learner satisfaction. Computers & Education, 50(4), 1183-1202.
2. A. Gilson et al., “How Does ChatGPT Perform on the United States Medical
Licensing Examination? The Implications of Large Language Models for
Medical Education and Knowledge Assessment,” JMIR Med. Educ., vol. 9,
pp. 1–9, 2023, doi: 10.2196/45312.
3. B. Heller, B. Heller, M. Proctor, D. Mah, L. Jewell, and B.
Cheung,“Freudbot: An Investigation of Chatbot Technology in Distance
Education,” EdMedia + Innov. Learn., vol. 2005, no. 1, pp. 3913–3918,
2005, Accessed: Jun. 18, 2023. [Online]. Available:
http://publicationshare.com/bonk_future.pdf.
4. H. T. Hien, P. N. Cuong, L. N. H. Nam, H. L. T. K. Nhung, and L. D. Thang,
“Intelligent assistants in higher-education environments: The FIT-EBOt, a
chatbot for administrative and learning support,” ACM Int. Conf.
Proceeding Ser., pp. 69–76, Dec. 2018, doi: 10.1145/3287921.3287937.
5. E. Kasneci et al., “ChatGPT for good? On opportunities and challenges
of large language models for education,” Learn. Individ. Differ., vol. 103, p.
102274, 2023, doi: 10.1016/j.lindif.2023.102274
6. Ajzen, I. (1985), From intentions to actions: A theory of planned behavior,
Springer, New York
7. Davis, F. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS Quarterly, vol. 13, 3, 319-340.
8. Venkatesh, V., Morris, M., Davis, G., & F. Davis. (2003). User acceptance of
information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, vol. 27, 425-
478 [10] Das, K, (2019), The role and impact of ICT in improving the quality
of education: An overview, International Journal of Innovative Studies in
Sociology and Humanities, 4(6), 97-103.
9. [11] Xie, H., Chu, H. C., Hwang, G. J., & Wang, C. C, (2019), Trends and
development in technology-enhanced adaptive/personalized learning: A
systematic review of journal publications from 2007 to 2017, Computers &
Education, 140, 103599.

26
10. Qin, H., & Wang, G, (2022, January), Benefits, challenges and solutions of
artificial intelligence applied in education, In 2022 11th International
Conference on Educational and Information Technology (ICEIT), pp.62-66,
IEEE.
11. OpenAI, (2023), ChatGPT: optimizing language models for dialogue, 2022 Nov
30, URL: https://openai.com/blog/chatgpt/ [accessed 2022-1-22].
12. George, A. S., & George, A. H, (2023), A Review of ChatGPT AI's Impact on
Several Business Sectors, Partners Universal International Innovation Journal,
1(1), 9-23.

27

You might also like