You are on page 1of 131

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ


CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Mã số: C2021-27
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Bích Diệp

Hà Nội, 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC


Khoa Sư phạm -
1. Th.S Trần Thị Bích Diệp Chủ nhiệm đề tài
ĐH Thủ Đô Hà Nội
Khoa Sư phạm-
2. Th.S Vũ Thị Thu Hường Thư ký đề tài
ĐH Thủ Đô Hà Nội
Khoa Sư phạm-
3. Th.S Trần Thị Thảo Thành viên đề tài
ĐH Thủ Đô Hà Nội
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Sinh viên SV
Giảng viên GV
Sư phạm SP
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Kĩ năng KN
Tham vấn nghề TVN
Đại học Thủ Đô Hà Nội ĐHTĐHN
Năng lực NL
Điểm trung bình ĐTB
Độ lệch chuẩn ĐLC
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...............................................4
7.1. Phương pháp luận...........................................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
8. Những đóng góp mới của đề tài..........................................................................6
9.Cấu trúc của đề tài................................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM.....................................................................................7
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.................7
1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề......................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu về tư vấn nghề tại Việt Nam....................................................10
1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông.............................................11
1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề...........................................................................11
1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông......................14
1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông......................14
1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông.....................16
1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông............................17
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông. 18
1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm....................20
1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề...........................................20
1.3.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm...................21
1.3.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm. 30
1.4. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề..................................................................32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên
sư phạm..................................................................................................................33
Kết luận chương 1......................................................................................................36
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM.............................................................................................37
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng.......................................................37
2.1.1. Mục tiêu khảo sát.......................................................................................37
2.1.2. Nội dung khảo sát......................................................................................37
2.1.3. Đối tượng khảo sát.....................................................................................37
2.1.4. Phương pháp khảo sát...............................................................................37
2.1.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá................................................................38
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng...........................................................................48
2.2.1. Nhận thức của SV sư phạm trường ĐHTĐHN về tham vấn nghề...............48
2.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề..50
2.2.3. Thực trạng kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm........................52
2.4. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm. 55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV khoa
SP trường ĐHTĐHN.............................................................................................56
Kết luận chương 2......................................................................................................58
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM.............................................................................................59
3.1. Nguyên tắc đảm phát triển kĩ năng tham vấn nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm....................................................................................................................... 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích............................................................59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.............................................................59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.............................................................60
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................................60
3.1.5. Nguyên tắc tập trung vào năng lực của sinh viên......................................60
3.1.6. Nguyên tắc coi trọng hoạt động thực hành, trải nghiệm............................61
3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng TVN của sinh viên sư phạm..........................61
3.2.1. Tích hợp năng lực giáo dục hướng nghiệp vào chương trình đào tạo ngành
Sư phạm...............................................................................................................61
3.2.2.Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên64
3.2.3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên thông qua các nhiệm vụ học tập...................................................................67
3.2.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp..................................................................70
3.2.5. Kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho sinh viên sư phạm..........................................................................................71
Kết luận chương 3......................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................77
1. Kết luận..............................................................................................................77
2. Khuyến nghị.......................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................79
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện công tác tham vấn nghề.........................22
Bảng 1.2. Những công việc giáo viên cần làm khi thực hiện công tác tham vấn nghề.....22
Bảng 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SP...................................................26
Bảng 2.1 : Tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề...................................................39
Bảng 2.2. Nhận thức của Sinh viên về tham vấn nghề.................................................48
Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm......................50
đối với SVSP trường ĐHTĐHN..................................................................................50
Bảng 2.4. Thực trạng từng nhóm KN TVN của SVSP trường ĐHTĐHN...................52
Bảng 2.5. Các con đường phát triển KN TVN cho SVSP trường ĐHTĐHN...............55
Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển KN TVN.........................56
của SVSP trường ĐHTĐHN........................................................................................56
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển kĩ năng.......73
tham vấn nghề của sinh viên sư phạm.........................................................................73
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho sinh viên sư phạm..................................................................................73
Bảng 3.1. Đánh giá các kết quả minh họa cho biện pháp.............................................74

DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm GDHN cho SV...........68
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường phổ thông có tầm quan trọng đặc
biệt, cung cấp và hướng dẫn học sinh cách tìm những thông tin nghề nghiệp, hệ thống
đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, giúp học sinh có thể lựa chọn cho
mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Ở trường
phổ thông việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện thông qua các con
đường cơ bản sau: 1/ Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản; 2/ Thông qua việc
tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; 3/ Thông qua hoạt động ngoại
khóa; 4/ Thông qua việc dạy học môn công nghệ; 5/ Thông qua các buổi sinh hoạt
hướng nghiệp. Các con đường GDHN này chú trọng đến việc cung cấp những kiến
thức về các ngành nghề, các cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động nhưng chưa đi
sâu giải quyết những thắc mắc, băn khoăn, lo lắng của học sinh khi các em lựa chọn
nghề nghiệp. Hơn nữa, các em còn có những căng thẳng, áp lực trong quá trình học tập
và trong cuộc sống nên khó có thể tự mình giải quyết hiệu quả được tất cả những vấn
đề nảy sinh. Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua một con đường giáo dục
hướng nghiệp khác – thông qua tham vấn nghề. Lúc này, thầy cô bên cạnh việc thực
hiện tốt vai trò của người giáo viên còn cần phải là những nhà tham vấn để giúp đỡ
học sinh giải tỏa những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.
Giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng cũng là vấn đề đã
được sự quan tâm của các cấp, các ngành: Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính
phủ đã ban hành Quyết định 126- CP. Trong đó đã quy định mục đích, nhiệm vụ của
công tác hướng nghiệp.và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phối hợp với
ngành giáo dục thực hiện [90]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị
Trung ương khóa 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ
“đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ
thông”,“bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền
tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông
phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất
lượng”[78]. Thông báo số 3119/BGDĐT-GDCN về việc hướng dẫn phối hợp để thực
hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông,
ngày 17 tháng 06 năm 2014, có nội dung “để nâng cao hiệu quả của công tác hướng

1
nghiệp trong nhà trường, các trường phổ thông phối hợp với các cơ sở đào tạo trung
cấp chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác cho học sinh
như: Thăm quan cơ sở đào tạo; giảng dạy môn học Công nghệ; tổ chức các buổi nói
chuyện, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh” [12].
Những chỉ đạo được thể hiện ở văn bản nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước ta
đã rất quan tâm đến việc tăng cường công tác hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực
và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động
hoặc tiếp tục được đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu
của xã hội.
Thông tư 32/2018/TT- BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) về ban
hành chương trình phổ thông, ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã chỉ rõ trong mục tiêu của
chương trình “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh…có khả năng
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản
thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” [16]
Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng
nhiều. Một số người tìm được việc làm thì không đúng chuyên ngành đào tạo, một số
thì phải đào tạo lại. Trong khi đó một số ngành vẫn đang còn thiếu nguồn nhân lực.
Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính đến quý IV năm 2019 cả
nước có 1.063,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó, số
người thất nghiệp ở trình độ cao đẳng là 92.500 người, trình độ đại học trở lên là
200.200 người [17]. Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là việc lựa
chọn nghề của học sinh chưa phù hợp. Nhiều trường phổ thông chưa thực hiện đầy đủ
các nội dung GDHN, chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả công tác tham vấn
nghề cho học sinh.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong công văn số 3119/BGDĐT-
GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 [12] về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo
dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông thì việc thực
hiện giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ngoài đội ngũ giáo
viên ở các trường phổ thông thì cần có sự chung tay giúp sức của các lực lượng khác,
trong đó có giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để thực hiện các
nhiệm vụ, nội dung của giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề nhằm trợ giúp học
sinh giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chọn nghề và lựa

2
chọn được nghề nghiệp cho bản thân trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên
thực hiện GDHN nói chung và tham vấn nghề nói riêng chưa được đào tạo chính quy,
còn quá thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, họ hầu như chưa được trang bị những
kiến thức, kĩ năng tham vấn nghề mà chủ yếu thực hiện bằng kinh nghiệm, thiếu
phương pháp, yếu kĩ năng, kém lý luận. Tuy được Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức tập huấn (ngắn hạn) hàng năm song do thời gian dành cho hoạt động này ít nên
việc tổ chức hoạt động tham vấn nghề ở trường phổ thông gặp khó khăn và đạt hiệu
quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và của xã hội, học sinh chưa có
sự chuẩn bị chu đáo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân và
yêu cầu của xã hội - đây là thực trạng cần được giải quyết.
Vì vậy, việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên (SV) sư phạm (SP)
là rất cần thiết nhằm giúp cho SV SP sau khi ra trường vừa đảm nhiệm tốt việc giảng
dạy chuyên môn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục – Đây là một trong những
hướng đi nhằm thực hiện mục tiêu kép trong đào tạo giáo viên.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn “Nghiên cứu phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Qúa trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là cần thiết và phù hợp với xu thế
đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, hiện nay việc đào tạo
giáo viên ở trường Đại học Thủ Đô Hà Nội chưa coi trọng đúng mức vấn đề này. Nếu
xây dựng được hệ thống các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề thì sẽ nâng

3
cao hiệu quả phát triển kĩ năng cho sinh viên sư phạm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
- Khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.
- Đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho SV SP. SV sau khi tốt nghiệp sẽ làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở
các trường THPT.
- Giới hạn về đối tượng khảo sát: Khảo sát giảng viên và sinh viên 1 số chuyên
ngành khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dưới những tiếp cận dưới đây:
- Tiếp cận trải nghiệm
Theo tiếp cận này, để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cần nghiên
cứu, phân tích và tổ chức hoạt động dạy học NVSP cho SV SP theo hướng tổ chức các
hoạt động thực gắn liền với thực tiễn, tạo môi trường học tập để sinh viên có cơ hội
được trải nghiệm dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của SV, từ đó giúp SV
SP tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm mới, giúp phát triển kĩ năng tham vấn nghề.
- Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Theo tiếp cận này, chúng tôi xem xét quá trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho SV SP là một hệ thống và để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cần
quan tâm tới tất cả những thành tố trong hệ thống đó.
- Tiếp cận thực tiễn
Theo tiếp cận này, khi đưa ra những nhận định, đề xuất mới nhằm phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho SV SP phải xuất phát từ thực tiễn dạy học tại trường Đại học
Thủ Đô Hà Nội và những đề xuất đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn.
- Tiếp cận phát triển
Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cho người học là yêu cầu rất cần

4
thiết. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là hướng vào phát triển ở SV những
kĩ năng nhằm giúp SV sau khi ra trường có thể vừa thực hiện tốt việc giảng dạy
chuyên môn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục. Việc phát triển kĩ năng tham vấn
nghề cho SV SP được thực hiện bằng cách chỉ rõ những kĩ năng tham vấn nghề cần
phát triển cho SV SP và đề xuất được biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
SV SP.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa để nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài. Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí thuyết này để xác định bản chất
các khái niệm tham vấn nghề, tiếp cận trải nghiệm, những kĩ năng tham vấn nghề cần
có của SV SP…từ đó xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi với
giảng viên, sinh viên SP thuộc các chuyên ngành SP Văn, Toán, Vật lý, GDCD thuộc
khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Đây là phương pháp chủ đạo trong đề
tài nhằm thu thập thông tin về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
Cụ thể, bảng hỏi được thiết kế với hệ thống câu hỏi đóng và câu hỏi mở tập trung làm
rõ mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SVSP, phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV
SP, những khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
- Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát và ghi chép theo biên
bản quan sát đã được thiết kế sẵn trong quá trình dự giờ của các giảng viên giảng dạy
NVSP nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin ý kiến
chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý và các giảng viên có kinh nghiệm
trong giảng dạy NVSP về tính cần thiết, tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho SVSP.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu hồ sơ giảng dạy của giảng viên ( lịch trình, giáo án, đề cương bài giảng…) và sản
phẩm hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình học tập NVSP để thu thập những

5
thông tin cần thiết về quá trình dạy học NVSP, về kĩ năng tham vấn nghề của SV SP.

7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ


Chúng tôi sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lí số liệu thực
trạng và thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã góp phần làm mới hơn các thành phần trong cấu trúc của kĩ năng
tham vấn nghề trong đào tạo cho sinh viên SP.
- Đề tài đã làm rõ thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP ở
trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất biện
pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả
đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
Chương 2: Thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.
Chương 3: Biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.

6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN
NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề
Trên thế giới, tham vấn nghề đã xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, với nhiều hướng
nghiên cứu điển hình dưới đây:
* Hướng nghiên cứu về lý thuyết tham vấn nghề
Các tác giả đã đưa ra nhiều lý thuyết tham vấn nghề có giá trị đến hiện nay như:
Lý thuyết đặc điểm và nhân tố của Frank Parsons (1909) [112] đã chỉ ra rằng
thông qua việc làm trắc nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra các đặc điểm khác nhau của con
người. Sau đó, nhà tham vấn giúp họ tìm hiểu về công việc và kết hợp nhân cách của
họ với những công việc phù hợp.
Lý thuyết về nhân cách của Holland (1997) [120] là lý thuyết được sử dụng rộng
rãi hiện nay. Holland cho rằng đặc điểm nhân cách của con người cần được xem xét
trong sự thống nhất với môi trường nghề nghiệp và có sáu kiểu nhân cách cơ bản: 1/
Kiểu thực tế (Realistic), 2/ Kiểu khám phá (Investigate), 3/ Kiểu nghệ sĩ (Aritistic), 4.
Kiểu xã hội (Social), 5/ Kiểu quyết đoán (Enterprising), 6/ Kiểu truyền thống/bảo thủ
(Conventional). Con người sẽ có xu hướng tìm kiếm những môi trường làm việc mà ở
đó có cơ hội thể hiện đặc điểm nhân cách.
Ngoài ra, còn có các lý thuyết khác như lý thuyết hệ thống [143], lý thuyết vị trí
điều khiển [134], lý thuyết 5 nhân tố [144]… Những lý thuyết này đã chỉ ra:
Trong quá trình chọn nghề, mỗi cá nhân phải hiểu về bản thân mình, về thế giới
nghề nghiệp và mối liên hệ giữa đặc điểm của bản thân và yêu cầu công việc cụ thể để
chọn được nghề phù hợp.
Việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan tác động như gia đình, ý kiến bạn
bè, trào lưu xã hội, tập quán địa phương. Chúng ta không điều khiển được ngoại cảnh
nhưng điều khiển được nội tâm của mình và làm chủ được vận mệnh của mình.
Nhấn mạnh đến năm yếu tố chính trong tham vấn nghề có ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân: 1/ Sự nỗ lực; 2/ Sự nhạy cảm; 3/ Hướng
ngoại; 4/ Sự hài lòng; 5/ Sự cởi mở đối với trải nghiệm: thông minh, táo bạo, giàu
tưởng tượng, tò mò, sáng tạo, khác biệt.
Mô tả 6 kiểu người đặc trưng, 6 loại môi trường tương ứng và sẽ có những nghề
nghiệp tương ứng với từng kiểu tính cách và môi trường làm việc, từ đó tạo ra sự hòa
hợp giữa con người và môi trường làm việc.
Những nội dung trong lý thuyết mà các tác giả đưa ra là cơ sở quan trọng để các
nhà tham vấn nghề vận dụng khi tham vấn cho khách hàng.
* Hướng nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, các giai đoạn tham vấn nghề cho đối
tượng ngoài trường phổ thông
Tác giả Williamson trong nghiên cứu của mình vào năm 1965 đã đưa ra 6 bước
trong tham vấn: 1/ Phân tích vấn đề; 2/ Tổng hợp vấn đề; 3/Dự đoán những tình huống
có thể xảy ra; 4/ Chẩn đoán những hành vi, suy nghĩ của thân chủ; 5. Tham vấn cho
thân chủ; 6. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của thân chủ [trích theo 127].
Tác giả Winslade trong nghiên cứu của mình vào năm 2005 đã đưa ra 6 bước cho
buổi tham vấn nghề như sau: 1/ Thiết lập mối quan hệ, xây dựng lòng tin, phát hiện
vấn đề và dẫn dắt thân chủ đến với quá trình tham vấn; 2/ Phát triển cuộc trò chuyện,
phân tích vấn đề và xác định từng vấn đề trong cuộc trò chuyện; 3/ Kết nối, liên hệ
những ý kiến suy luận từ câu chuyện được kể từ thân chủ; 4/ Nhận ra nỗ lực của thân
chủ trong việc cố kháng cự lại những suy luận trên; 5/ Tìm hiểu kỹ hơn khách hàng,
đưa ra những suy luận khác; 6/ Phát triển những suy nghĩ, mối quan hệ trong các buổi
trò chuyện để đưa ra những phán quyết đúng đắn [trích theo 127].
Ngoài ra, các tác giả David Capuzzi, Mark D. Stauffer (2011) [107] Elizabeth B.
Yost; M. Anne Corbishley (1987) [110]; Gysbers N.C., Heppner. M.J. và Johnston J.A
(1998) [118]; Isaacson, L.E, & Brown, D (2000) [122]; James P. Sampson, JR. Robert
C. Readon, Gary W. Peterson, Janet G. Lenz (2004) [126]; Lynda Ali và Barbara
Graham (1996) [136]; Mary McMahon và Wendy Patton (2006) [144]; Migel
Jayasinghe (2001) [145]; Nathan, R và Hill, L. (2006) [146]; Robert Lee Metcalf
(1999) [151]; Ramesh Chatuverdi (2007) [150]; UNESCO (2002) [157] đã nghiên cứu
và chỉ ra những vấn đề về tham vấn nghề dành cho đối tượng ngoài nhà trường phổ
thông khi họ muốn tìm một công việc cho bản thân hoặc đang gặp khó khăn trong
công việc hoặc muốn thay đổi công việc của mình. Họ có thể là sinh viên, những
người đang thất nghiệp hoặc những lao động tự do…, bao gồm:
Tham vấn nghề có mục tiêu giúp thân chủ tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Nội dung của tham vấn nghề chính là việc giúp đỡ thân chủ tự nhận thức về bản
thân, về thế giới nghề nghiệp, giúp thân chủ đưa ra được những quyết định phù hợp
nhất trong quá trình chọn nghề.
Chỉ ra quy trình tham vấn nghề và các kĩ năng cần có của nhà tham vấn để thực
hiện có hiệu quả công việc của mình.
Ngoài ra, còn có những công trình khác nghiên cứu về đặc điểm của thân chủ, về
quá trình ra quyết định chọn nghề của thân chủ với các đại diện Crites,J.O [106];
Eugene Joseph Martinez (1980) [111]; Gideon Arulmani và Sonali Nag Armani (2004)
[113]; Ginzberg, E; Ginsburg, S.W; Axelrad, S, & Herma (1951) [115]; Gottfredson,
L.S (1981) [116]; Holland, J.L [120]; Krumboltz, Mitchell và Gellat (1975) [133];
Mark Pope [140]; Roger D. Herring [152]; Norman C. Gysbers [147]; Wendy Patton
và Mary Mc Mahon (2006) [159]; …
*Hướng nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, các giai đoạn tham vấn nghề cho đối
tượng trong trường phổ thông
Các tác giả Schmidt, J.J, (1996) [153]; Roger D. Herring (1998) [152];Vernon
G.Zunker (2002) [158]; Jennifer M Kidd (2006) [127]; Norman C. Gysbers, Mary J.
Heppner, Joseph A. Johnston (2009) [148]; Lynda Ali and Barbara Graham [136];
UNESCO (2002) [157] đã nghiên cứu trên những khía cạnh sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tham vấn nghề cho học
sinh các cấp.
- Xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề trong
trường phổ thông trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nội dung, phương pháp và tiêu chí
đánh giá.
- Đưa ra quy trình tham vấn nghề theo từng giai đoạn và chỉ rõ nội dung, cách
thức thực hiện từng giai đoạn.
- Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình chọn nghề.
- Xác định vai trò của nhà tham vấn và chỉ ra những kĩ năng cần thiết của nhà
tham vấn.
- Như vậy, tham vấn nghề là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới đề cập từ
rất sớm, kết quả đó chính là một hệ thống lý luận vô cùng quý báu cho việc phát triển hoạt
động giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ở nước ta.
- Tại Việt Nam, khi nói đến vấn đề trợ giúp người học giải quyết những khó
khăn trong lựa chọn nghề nghiệp thì nhiều tác giả sử dụng cụm từ “tư vấn nghề”, thuật
ngữ “tham vấn nghề” mới xuất hiện trong mấy năm gần đây. Vì vậy, chúng tôi khái
quát những công trình nghiên cứu trong nước theo các hướng sau:
1.1.2. Nghiên cứu về tư vấn nghề tại Việt Nam
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) đã đưa ra những vấn đề lý luận về
tư vấn nghề như: mục đích, chức năng, phân loại tư vấn nghề; những thành tố cơ bản
của mô hình tư vấn nghề tư vấn nghề trong trường trung học phổ thông; đề xuất mô
hình tư vấn nghề trong trường trung học phổ thông [53].
- Tác giả Đặng Danh Ánh (2010) đã đưa ra 7 bước trong quá trình tư vấn gồm
có: 1/ Tìm hiểu nguyện vọng, sở trường, hứng thú, năng lực nghề, học lực, và hoàn
cảnh của HS; 2/ Tiến hành những phép đo cần thiết; 3/ Nghiên cứu mô tả nghề, rút ra
các yêu cầu về nghề; 4/ Đối chiếu các đặc điểm tâm sinh lí của HS với các yêu cầu của
nghề và rút ra kết luận ban đầu; 5/Nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao
động địa phương, quốc gia, KV và quốc tế; 6/ Đối chiếu kết quả thu được ở bước 5 với
kết luận ban đầu ở bước 4 và đưa ra lời khuyên; 7/ Hướng dẫn tìm trường, tìm khoa
đào tạo trong hệ thống dạy nghề, trường cao đẳng, đại học [4].
- Các tác giả Lê Thị Thanh Hương (2010) [60]; Dương Thị Diệu Hoa (2012) [38];
- Tổ chức VVOB Việt Nam (2012) [97], [ 98], [101], [102]; Phan Văn Nhân
(2012) [81];
- Phạm Ngọc Linh (2013) [70] đã chỉ ra những nội dung quan trọng về tư vấn
nghề, cụ thể:
- Chỉ ra những vấn đề lý luận chung về tư vấn nghề; Mô hình tư vấn nghề theo
các lý thuyết; Kinh nghiệm về tư vấn hướng nghiệp của một số nước trên thế giới như
Mỹ, Pháp, Áo, Malaysia, New Zealand, Hàn Quốc, Ấn Độ.
- Đưa ra những lý thuyết về hướng nghiệp như: lý thuyết cây nghề nghiệp, lý
thuyết mật mã Holland, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vị trí điều khiển, lý thuyết ngẫu
nhiên có kế hoạch…
- Đánh giá nhu cầu tư vấn nghề, thực trạng công tác tư vấn nghề cho học sinh
trong nhà trường phổ thông. Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường phổ
thông nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
- Quy trình thực hiện tư vấn nghề, những công việc phải chuẩn bị trước, trong và
sau quá trình tư vấn.
- Đưa ra mô hình nhân cách, trong đó cụ thể hóa những phẩm chất và năng lực
cần thiết của nhà tư vấn để thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn nghề.
- * Nghiên cứu về tham vấn nghề tại Việt Nam
- Mặc dù tham vấn nghề là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm
gần đây nhưng cũng đã những công trình nghiên cứu của các tác giả theo những chiều
hướng nhất định, điển hình như:
- Tác giả Mai Thị Việt Thắng (2008) [93] đã đưa ra cách thức phân loại các lý
thuyết về tham vấn hướng nghiệp: phân loại dựa trên các đặc điểm nhân cách, phân
loại dựa trên các giai đoạn phát triển của con người và phân loại dựa trên quá trình xử
lý thông tin và ra quyết định. Cùng với mỗi cách phân loại đó, tác giả đi phân tích các
lý thuyết của các tác giả điển hình.
- Tác giả Trương Thị Hoa (2014),( 2015) [39], [40], [41], [42], [43] trong những
nghiên cứu đã chỉ ra:
- Những vấn đề cơ bản của tham vấn nghề trong giáo dục hướng nghiệp ở trường
phổ thông như: Quan niệm về tham vấn nghề, ưu thế của tham vấn nghề và quy trình
của hoạt động tham vấn nghề.
- Các lý thuyết phát triển nghề nghiệp được phân chia thành hai hướng: thứ nhất
các lý thuyết tập trung vào nội dung, thứ hai các lý thuyết tập trung vào quá trình. Và
trong bài viết của tác giả tập trung vào một số lý thuyết tập trung về nội dung trong
tham vấn nghề với các đại diện tiêu biểu Parsons, Holland, Bordin (1990), Brown,
Dawis, Lofquist, McCrae, John.
Thực trạng công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông.
Đề xuất quy trình tham vấn nghề gồm có 3 giai đoạn với 11 bước và hướng dẫn
thực hiện quy trình tham vấn nghề cho học sinh trung học phổ thông.
Như vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng có những công trình nghiên
cứu về tư vấn nghề và tham vấn nghề và các tác giả không những đã khái quát lại
những lý thuyết về tư vấn nghề và tham vấn nghề mà còn chỉ ra vai trò, nhu cầu và
thực trạng tư vấn nghề, tham vấn nghề, quy trình tham vấn nghề ở trường phổ thông
nhưng cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến những kĩ năng tham vấn
nghề và việc phát triển kĩ năng này cho đội ngũ giáo viên làm công tác tham vấn nghề
ở trường phổ thông.
1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề
Có rất nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước về tham
vấn nghề, điển hình:
F.Parsons cho rằng “Tham vấn nghề là việc trợ giúp một cá nhân lựa chọn một
nghề” [112].
Herr, E. L., & Cramer, S. H. (1996) quan niệm: “Tham vấn nghề là một tiến
trình tương tác bằng lời thông qua đó nhà tham vấn và người được tham vấn có mối
quan hệ thúc đẩy và hợp tác, tập trung vào xác định và hành động theo các mục tiêu
của người được tham vấn, trong đó nhà tham vấn thực hiện hàng loạt các kĩ năng và
tiến trình tham vấn để giúp người được tham vấn tự hiểu biết, hiểu được các hành vi
lựa chọn và tự ra quyết định, người được tham vấn có trách nhiệm với hành động của
chính mình” [119;tr.5].
Mary J. Heppner and P. Paul Heppner (2004) cho rằng: “Tham vấn nghề là sự
tương tác trực tiếp của những người được đào tạo chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ mọi
người trong việc hiểu rõ về bản thân (ví dụ: hứng thú, kĩ năng, giá trị, đặc điểm tính
cách) và bức tranh của thế giới công việc để họ có những sự lựa chọn hài lòng”
[142;tr.9].
Jennifer M Kidd (2006): “Tham vấn nghề là sự tương tác cởi mở giữa tham vấn
viên và khách hàng trong đó tham vấn viên vận dụng các thuyết tâm lí và các kĩ năng
giao tiếp nhằm giúp khách hàng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan
tới nghề nghiệp” [127;tr.1].
Howard Figler & Richard Nelson Bolles (2009): “Tham vấn nghề được coi là sự
nỗ lực của nhà tham vấn để chia sẻ với thân chủ về những “công cụ” như hiểu biết,
kiến thức, thông tin bằng cách trợ giúp họ ứng dụng những công cụ đó trong lĩnh vực
công việc và cuộc sống” [121;tr.11].
Vũ Mộng Đóa đã quan niệm như sau: “Tham vấn nghề nghiệp là một quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để giúp thân
chủ khám phá bản thân về các khía cạnh cơ bản: sự hứng thú, năng lực, kiến thức và
các nguồn lực hỗ trợ (gia đình và những người thân); khám phá thế giới nghề nghiệp
và khám phá về nhu cầu xã hội để từ đó giúp thân chủ ra quyết định lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp” [28].
Tác giả Trương Thị Hoa cho rằng: “Tham vấn nghề là quá trình tương tác giữa
nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn vận dụng các kiến thức và kĩ năng
của bản thân để trợ giúp thân chủ nhằm giúp họ nâng cao năng lực tự giải quyết
những khó khăn gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề tương lai” [41].
Như vậy, các tác giả đều cho rằng tham vấn nghề là sự tương tác giữa nhà tham
vấn và thân chủ, giúp các thân chủ giải quyết được khó khăn và lựa chọn được nghề
nghiệp phù hợp.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng:
Tham vấn nghề là việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những
khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở
khoa học.
1.2.1.1. Phân biệt tham vấn nghề và tư vấn nghề
Ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn
tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn… cho một cá nhân hoặc một tổ chức, khi họ có nhu cầu
thường gọi là tư vấn nhưng cũng có khi được gọi là tham vấn. Một số tác giả đã chỉ ra
sự giống và khác nhau giữa tham vấn (Counseling) và tư vấn (Consulation) như Trần
Thị Minh Đức, Bùi Thị Xuân Mai, Trương Thị Hoa [29],[74],[41].
Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát sự giống và khác nhau giữa tư vấn nghề và
tham vấn nghề như sau:
- Giống nhau: Đều là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ để trợ giúp
thân chủ giải quyết những khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp
Khác nhau
Tiêu chí Tham vấn nghề Tư vấn nghề
1. Mục tiêu Nhà tham vấn trợ giúp thân chủ Nhà tư vấn đưa ra lời khuyên
nâng cao năng lực tự giải quyết khó về việc chọn nghề cho thân chủ
khan trong quá trình chọn nghề
2. Tiến trình Có thể diễn ra trong thời gian Thường diễn ra trong thời gian
dài, gồm nhiều buổi nói chuyện, ngắn hoặc trong một lần gặp
gặp gỡ liên tục giữa nhà tham gỡ, giải quyết vấn đề tức thời
vấn với cá nhân hay nhóm nhỏ (Tư vấn nghề thường được tổ
chức dưới dạng các buổi giao
lưu tư vấn toàn trường hay
nhóm ngành
3. Cách thức Quá trình tham vấn có sự tương - Cung cấp thông tin và lời
tương tác tác chặt chẽ giữa nhà tham vấn khuyên từ nhà tư vấn với những
và thân chủ. Nhà tham vấn giữ kiến thức chuyên sâu về vấn đề
vai trò trợ giúp, còn thân chủ là cần tư vấn
trọng tâm và làm chủ cuộc nói - Nhà tư vấn là chuyên gia, là
chuyện. người chủ động, tích cực, còn
thân chủ thì thụ động nghe theo
sự phân tích và khuyên bảo của
nhà tư vấn.
4. Kết quả Sự thành công của quá trình Sự thành công của quá trình tư
tham vấn phụ thuộc vào kĩ năng vấn phụ thuộc vào sự hiểu biết
tương tác của nhà tham vấn để của nhà tư vấn về lĩnh vực nghề
thân chủ tự nhận thức bản thân mà thân chủ đang cần tư vấn.
và những điều kiện hoàn cảnh
của mình để chủ động tìm kiếm
giải pháp phù hợp cho sự lựa
chọn nghề nghiệp của bản thân.

1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Tác giả Schmidt,J.J, (1996) [128]; Roger D. Herring (1998) [152]; Vernon G.Zunker
(2001) [158] đã chỉ ra mục tiêu của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm:
giúp đỡ học sinh trong việc tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, về năng lực, tính cách, sở
thích của bản thân và đưa ra lời khuyên giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề phù
hợp nhất với bản thân.
Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra mục tiêu tham vấn nghề trong GDHN ở
trường trung học phổ thông như sau:
- Học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề
- Đạt được mục tiêu của GDHN, cụ thể:
+ Học sinh có năng lực tự khám phá bản thân: Năng lực, tính cách, sở thích, giá
trị, mong muốn, nguyện vọng của bản thân.
+ Học sinh có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề, trường thi.
+ Học sinh có năng lực lựa chọn ngành nghề phù hợp.
1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Tác giả Schmidt,J.J (1996) trong cuốn “Counseling in school: Essential services
and comprehensive programs” [153] và “Handbook on career counseling” của Unesco
(2002) [157] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm:
Cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, kết nối học sinh với các nguồn lực; giúp
các em nhận thức về sở thích, giá trị, khả năng và cá tính của bản thân; động viên
khuyến khích, thúc đẩy và đưa ra lời khuyên cho các em để có thể chọn con đường sự
nghiệp phù hợp; giúp học sinh chủ động quản lý con đường sự nghiệp của mình cũng
như trở thành người học suốt đời.
Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề ở trường
trung học phổ thông như sau:
* Trợ giúp học sinh trung học phổ thông tự nhận thức về bản thân
- Tự nhận thức bản thân tức là tự đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của
bản thân mình về năng lực, sở thích, kĩ năng của từng cá nhân. Tự nhận thức về bản
thân là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Vì
vậy, trong quá trình tham vấn nghề, giáo viên cần trợ giúp học sinh “tự nhận thức” bản
thân mình ở những khía cạnh cơ bản sau:
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu về thể lực, sức khỏe và
hình thức của bản thân có ảnh hưởng đến nghề nghiệp trong tương lai.
+ Trợ giúp học sinh tự nhận thức những điều kiện, hoàn cảnh của gia đình có
tác động đến nghề nghiệp trong tương lai.
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về tính cách, khí chất của bản thân và những
ngành nghề phù hợp với kiểu khí chất, tính cách đó.
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về sở thích, hứng thú, nhu cầu, về xu hướng
nghề, về động cơ lựa chọn nghề của bản thân
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về năng lực của bản thân.
* Trợ giúp học sinh trung học phổ thông tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, về
nhu cầu xã hội
Nhà tham vấn cần trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp,
giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu và những chống chỉ định của nghề mà mình
chọn lựa.
Ngoài ra, nhà tham vấn còn trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về hệ thống
các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề từ trung ương đến địa phương có
đào tạo ngành, nghề đó.
Hơn nữa, nhà tham vấn sẽ trợ giúp học sinh tìm hiểu về nhu cầu xã hội, nhu cầu
của thị trường lao động đối với ngành, nghề đó không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai.
* Trợ giúp học sinh ra quyết định chọn nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học
và giải quyết được khó khăn trong quá trình chọn nghề
Muốn chọn được nghề phù hợp với bản thân mình thì bản thân học sinh ngoài
việc tự nhận thức đúng về năng lực, sở thích, tính cách của bản thân thì cần đối chiếu
những đặc điểm kể trên với đặc điểm, yêu cầu, những chống chỉ định của nghề và nhu
cầu nhân lực của xã hội không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Nói cách khác, khi
trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp, học sinh phải trả lời ba câu hỏi:
- Tôi thích nghề gì?
- Tôi có thể làm được nghề gì?
- Nghề đó xã hội có cần không?
Việc trả lời ba câu hỏi này cũng chính là sự kết hợp giữa ba yếu tố đã nêu trên
trong quá trình lựa chọn nghề, giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề cho bản thân
trên cơ sở khoa học.
Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, ngoài những khó khăn đã chỉ ra ở trên,
học sinh sẽ gặp phải những khó khăn khác nữa như sự mâu thuẫn quan điểm với cha
mẹ trong sự lựa chọn nghề, mâu thuẫn giữa năng lực và sở thích của bản thân trong
chọn nghề hay sự băn khoăn, sự bực bội, chán nản, lo lắng…khi không biết chọn nghề
gì. Vì vậy, giáo viên trong quá trình tham vấn nghề luôn phải chú ý đến trạng thái tâm
lý của học sinh để trợ giúp các em giải tỏa những khó khăn tâm lý. Trạng thái tâm lý
bên trên của học sinh luôn tỷ lệ thuận với với mức độ giải quyết những khó khăn trong
quá trình chọn nghề. Vì thế, dưới sự trợ giúp của giáo viên, học sinh tự nhận thức về
bản thân, về các ngành, nghề, về yêu cầu xã hội và lựa chọn được ngành nghề cho bản
thân mình. Từ đó, học sinh sẽ không còn tâm trạng chán nản, băn khoăn, lo lắng…và
giúp các em tự tin vào bản thân và sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.
1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
* Tham vấn nghề cho cá nhân học sinh
Đây là hình thức tham vấn được tiến hành giữa giáo viên (nhà tham vấn) với cá
nhân học sinh (nam, nữ) có nhu cầu để giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết
được những khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề từ đó có thể lựa chọn được nghề
nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu xã hội.
Trong quá trình tham vấn cho cá nhân học sinh, đòi hỏi giáo viên phải có kiến
thức, kinh nghiệm về tâm lý và tham vấn, có hiểu biết về đối tượng tham vấn và có
khả năng sư phạm. Nói cách khác, để giúp cho quá trình tham vấn đạt được hiệu quả,
giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc trong tham vấn nghề và phải có những kĩ
năng tham vấn cơ bản và chuyên biệt trong tham vấn nghề để trợ giúp học sinh giải
quyết được những khó khăn và lựa chọn được ngành, nghề phù hợp.
Giáo viên có thể tham vấn trực tiếp cho học sinh hoặc có thể tham vấn gián tiếp
thông qua điện thoại, email, facebook…
* Tham vấn nghề cho nhóm học sinh
Đây là hình thức tham vấn được tiến hành giữa giáo viên (nhà tham vấn) với
nhóm học sinh (nam, nữ) có thể cùng lớp hoặc cùng khối trong cùng thời gian và
không gian nhất định. Tùy vào điều kiện của cơ sở giáo dục mà nhà tham vấn có thể tổ
chức tham vấn nghề cho nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ nhằm nâng cao năng lực giải quyết
khó khăn cho từng học sinh trong nhóm đồng thời giải quyết được khó khăn chung cho
cả nhóm. Trong quá trình tham vấn nghề, dưới sự trợ giúp của giáo viên các thành viên
trong nhóm sẽ thảo luận, trao đổi, chia sẻ các vấn đề và hỗ trợ lẫn nhau để giúp mỗi
học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp cho vấn đề chọn nghề.
1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Tác giả Jennifer M Kidd (2006) [127] đã đưa ra quy trình tham vấn nghề gồm 4
giai đoạn: 1/ Xây dựng mối quan hệ; 2/ Giúp thân chủ tự nhận thức; 3/ Khám phá tìm
ra những quan điểm mới; 4/ Hình thành chiến lược và kế hoạch.
Nhóm tác giả Norman C. Gysbers, Mary J. Heppner, Joseph A. Johnston (2009)
[148,tr.64-68] đã đưa ra 5 giai đoạn của quy trình tham vấn nghề như sau: 1/ Nhận
dạng mục tiêu và vấn đề của thân chủ; 2/ Thu thập thông tin về thân chủ; 3/ Đưa ra
những giả thuyết về hành vi của thân chủ; 4/ Giúp thân chủ giải quyết khó khăn và đạt
được mục tiêu; 5/ Đánh giá kết quả và kết thúc mối quan hệ. Nhóm tác giả cũng đã chỉ
rõ nội dung và cách thức thực hiện từng giai đoạn và nhà tham vấn đã phần nào thực
hiện vai trò trợ giúp thân chủ để họ nhận thức và giải quyết được vấn đề của bản thân.
Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã xây dựng quy trình tham vấn nghề gồm 03 giai
đoạn với 11 bước như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát tìm hiểu đặc điểm HS. Giai đoạn này gồm 05 bước: 1/
Chuẩn bị; 2/ Điều tra, khảo sát sơ bộ về HS; 3/ Tổ chức cho HS làm trắc nghiệm; 4/
Phân loại nhóm và xác định vấn đề của HS; 5/ Lập kế hoạch tham vấn nghề.
Giai đoạn 2: Tham vấn nghề cho HS. Giai đoạn này gồm 04 bước:
1/ Thiết lập mối quan hệ và xác định mục tiêu, cách thức thực hiện tham
vấn nghề;
2/ Trợ giúp HS nhận thức vấn đề;
3/ Trợ giúp HS giải quyết vấn đề;
4/ Trợ giúp HS ra quyết định.
Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá quá trình tham vấn: Giai đoạn này gồm có
02 bước:
1/ Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm sau quá trình tham vấn nghề;
2/ Rút ra những kết luận, đề xuất những giải pháp nâng cao GDHN.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Quá trình tham vấn nghề ở trường phổ thông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Trong đó, có các yếu tố thuộc về nhà trường, yếu tố thuộc về nhà tham vấn (Giáo
viên), các yếu tố thuộc về học sinh như sau:
* Yếu tố thuộc về nhà trường và cơ sở vật chất
Để thực hiện có hiệu quả việc tham vấn nghề cho học sinh phổ thông thì cần có
những điều kiện tối thiểu như: Phòng tham vấn, tài liệu phục vụ tham vấn. Trong đó:
Phòng tham vấn phải có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, công cụ phù hợp
cho làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong quá trình tham vấn nghề.
Tài liệu phục vụ cho tham vấn nghề phải phong phú và được cập nhật thường
xuyên. Tài liệu bao gồm các trắc nghiệm tâm lý, nghề nghiệp; các tài liệu về các ngành
nghề; thông tin về thị trường lao động; những tình huống tham vấn nghề trong thực tiễn
- Sự quan tâm của các cấp quản lý
Sự quan tâm được thể hiện ở việc nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của
tham vấn nghề trong việc lựa chọn nghề của học sinh phổ thông và xây dựng được lực
lượng chuyên trách làm công tác tham vấn nghề, lực lượng này phải được bồi dưỡng,
tập huấn thường xuyên về chuyên môn. Sự quan tâm còn được thể hiện ở việc động
viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cho giáo viên khi họ thực hiện công tác tham vấn
nghề ở trường phổ thông.
* Yếu tố thuộc về nhà tham vấn (Giáo viên)
- Hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực tham vấn nghề
Trong quá trình thực hiện tham vấn nghề, nhà tham vấn cần có hiểu biết bài bản
và có hệ thống về lĩnh vực tham vấn tâm lý, đặc biệt là hiểu biết về lĩnh vực tham vấn
nghề. Đó là những hiểu biết về những lý thuyết và trắc nghiệm dùng trong tham vấn
nghề, về tìm hiểu đặc điểm của học sinh, về đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề
trong xã hội, về nhu cầu của thị trường lao động, về quy trình tham vấn nghề cho học
sinh phổ thông….
- Kĩ năng tham vấn nghề của giáo viên
Jennifer M Kidd [127]; Lynda Ali and Barbara Graham [136], Norman
C.Gysbers, Mary J. Heppner, Joseph A. Johnston [148]; Trần Thị Minh Đức [30] thì
nhà tham vấn nghề cần có kĩ năng của một nhà tham vấn, đó là: Kĩ năng thiết lập mối
quan hệ; Kĩ năng lắng nghe; Kĩ năng thấu hiểu; Kĩ năng chia sẻ; Kĩ năng quan sát; Kĩ
năng phản hồi; Kĩ năng khai thác thông tin; Kĩ năng phân tích, đánh giá thông tin; Kĩ
năng quản lí thời gian…
Tuy nhiên, những kĩ năng nói trên mà các tác giả đưa ra chỉ là những kĩ năng
tham vấn cơ bản. Để thực hiện có hiệu quả công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông
thì nhà tham vấn cần có những kĩ năng tham vấn chuyên biệt như: Kĩ năng tìm hiểu
đặc điểm tâm sinh lý học sinh; Kĩ năng tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc
nghiệm phù hợp với học sinh; Kĩ năng thu thập và phân tích thông tin về HS; Kĩ năng
thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/ nhóm HS; Kĩ năng thu thập, phân tích và
duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị
trường lao động; Kĩ năng thiết kế hoạt động tham vấn nghề; Kĩ năng nhận diện các vấn
đề liên quan đến chọn nghề của HS; Kĩ năng hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá
bản thân; Kĩ năng hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành nghề, trường
đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực; Kĩ năng hướng dẫn HS giải quyết những
khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề; Kĩ năng hướng dẫn HS ra
quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học; Kĩ năng phân tích
thông tin của HS/ nhóm HS sau quá trình tham vấn; Kĩ năng điều chỉnh và lên kế
hoạch quá trình tham vấn tiếp theo.
- Sự nhiệt tình, yêu thích và trách nhiệm đối với công việc của nhà tham vấn
Mark Pope, Ed.D trong “History and Development of Career Counseling in the
USA” [139] đã chỉ ra tham vấn nghề là một nghề bình thường và nhàm chán. Vì vậy,
khi thực hiện công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông thì nhà tham vấn cần dành
thời gian, sự nhiệt tình, yêu thích và trách nhiệm đối với công việc thì mới mang lại
hiệu quả cao.
* Yếu tố thuộc về học sinh
- Học sinh ý thức được vai trò, sự cần thiết của việc đánh giá bản thân
Trong quá trình tham vấn nghề, HS phải xác định được vai trò và sự cần thiết
của đánh giá bản thân và thực hiện tự đánh giá bản thân ở các khía cạnh trình độ, năng
lực, tính cách, sở thích…Trên cơ sở tự đánh giá bản thân, học sinh sẽ đối chiếu, so
sánh với yêu cầu của nghề để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản
thân và nhu cầu của xã hội.
- Sự chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm các thông tin nghề nghiệp
Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông, sự chủ động, tích
cực trong việc tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp là rất quan trọng, giúp các em
nhanh chóng tìm được các thông tin cần thiết về ngành nghề, về nơi đào tạo nghề, về
nhu cầu của thị trường lao động
- Sự chủ động, tích cực trong việc trao đổi những khó khăn khi lựa chọn nghề
của bản thân học sinh với nhà tham vấn
Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, học sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn nên
học sinh càng chủ động, tích cực, vượt qua được những e ngại để gặp gỡ, trao đổi, chia
sẻ những khó khăn vướng mắc với nhà tham vấn thì nhà tham vấn sẽ trợ giúp để các
em tìm ra được những hướng giải quyết hiệu quả cho việc chọn nghề.
Ngoài những yếu tố đã nêu trên thì còn có những yếu tố khác có ảnh hưởng đến
hiệu quả công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông như: Mối quan hệ giữa nhà tham
vấn (giáo viên) với học sinh, thời gian, thời lượng dành cho tham vấn nghề, các yếu tố
thuộc về văn hóa và gia đình học sinh…
1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm
1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề
* Khái niệm kĩ năng
Theo các nghiên cứu của tâm lý học thì có quan niệm xem xét kĩ năng nghiêng
về mặt thao tác của hành động, hoạt động với các đại diện điển hình như A.G.
Covaliov, V.A. Cruchetxki, A.V. Petroxki, Trần Trọng Thủy…. Quan niệm thứ hai
xem xét kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là biểu hiện
năng lực của con người, gắn kĩ năng với năng lực. Quan điểm này có các tác giả điển
hình như K.K. Platônov, N.Đ. Lêvitov, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết,
Nguyễn Văn Khôi….
Tác giả Vũ Dũng cho rằng “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương
ứng” [26].
Theo cách tiếp cận thực tế, các tác giả cho rằng KN là hành động có thật chứ
không phải khả năng, càng không phải thuộc tính tâm lý cũng không phải cách thức
thực hiện hành động. Đại diện cho tiếp cận này là tác giả Đặng Thành Hưng với nhiều
nghiên cứu về kĩ năng và vận dụng kĩ năng trong các vấn đề khác nhau. Luận án đồng
tình theo quan điểm của tác giá Đặng Thành Hưng [55] coi “kĩ năng là một dạng hành
động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức, vốn kinh nghiệm và các điều kiện tâm lý
bên trong mỗi cá nhân trong các tình huống khác nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra”.
* Khái niệm kĩ năng tham vấn nghề
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về kĩ
năng, về tham vấn nghề, chúng tôi đưa ra quan niệm về kĩ năng tham vấn nghề như sau:
“Kĩ năng tham vấn nghề là một dạng hành động được chủ thể thực hiện một
cách tự giác, có kết quả dựa trên tri trức khoa học về hoạt động tham vấn nghề và
những điều kiện sinh học, tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp một cá nhân lựa
chọn được nghề nghiệp trên cơ sở khoa học”.
“Kĩ năng tham vấn nghề của giáo viên là một dạng hành động được giáo viên
thực hiện một cách tự giác, có kết quả dựa trên tri trức khoa học về hoạt động tham
vấn nghề và những điều kiện sinh học, tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp học
sinh lựa chọn được nghề nghiệp trên cơ sở khoa học”.
1.3.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm
1.3.2.1. Cơ sở xác định hệ thống kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm
Trên cơ sở nghiên cứu những công trình trong và ngoài nước, công trình nghiên
cứu của tác giả Trương Thị Hoa [44], chúng tôi đề xuất nhiệm vụ và công việc của
giáo viên phổ thông khi thực hiện công tác tham vấn nghề như sau:
Bảng 1.1. Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện công tác tham vấn nghề
Nhiệm vụ Công việc
1. Giảng dạy các môn học (Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào
thuộc chuyên ngành được những công việc trong nhiệm vụ tham vấn nghề
đào tạo
2. Tham vấn nghề 2.1. Chuẩn bị các điều kiện cho quá trình tham vấn
nghề
1/Tìm hiểu đặc điểm HS
2/Tìm kiếm những công cụ trắc nghiệm phù hợp với
HS
3/ Lập hồ sơ tham vấn nghề
4/ Thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu về thế giới nghề
nghiệp, về nhu cầu của thị trường lao động
5/Thiết kế hoạt động tham vấn nghề
2.2. Tổ chức quá trình tham vấn nghề cho cá nhân/
nhóm HS
6/ Nhận diện được những vấn đề liên quan trong quá
trình chọn nghề của HS
7/ Trợ giúp HS nhận thức và đánh giá bản thân
8/ Trợ giúp HS tìm hiểu thông tin về ngành, nghề,
trường đào tạo, ...
9/ Trợ giúp HS ra quyết định lựa chọn nghề
10/ Trợ giúp HS giải tỏa những khó khăn tâm lí trong
quá trình chọn nghề
2.3. Đánh giá, tổng kết
11/ Đánh giá kết quả quá trình tham vấn
12/ Điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp
theo
13/ Lưu trữ hồ sơ tham vấn

Bảng 1.2. Những công việc giáo viên cần làm khi thực hiện công tác tham vấn nghề
Công việc Yêu cầu thực hiện công việc
Kiến thức Kiến thức
1. Tìm hiểu đặc - Đặc điểm tâm lý Tìm hiểu được đặc Nhiệt tình, hòa
trưng HS lứa tuổi điểm tâm lý nhã, khách quan
- Quy tắc, kĩ năng
giao tiếp sư phạm
- Thu thập, phân
tích, lưu trữ thông
tin
2. Tìm kiếm những - Lý thuyết về - Tìm kiếm được Trách nhiệm sáng
công cụ trắc tham vấn nghề những công cụ trắc tạo khách quan
nghiệm phù hợp - Trắc nghiệm nghiệm
với HS dùng trong tham - Sử dụng được
vấn nghề những công cụ trắc
nghiệm trong đánh
giá HS
3. Lập hồ sơ tham - Lý luận về tham Lập được hồ sơ Sáng tạo, trách
vấn nghề vấn nghề tham vấn nghề cho nhiệm
- Quá trình tổ chức HS/nhóm HS
tham vấn nghề cho
HS
- Lập và quản lý hồ

4. Thu thập, phân - Lý luận về tham - Thu thập và phân Chủ động, trách
tích cơ sở dữ liệu vấn nghề tích được thông tin nhiệm, sáng tạo
về thế giới nghề - Thế giới nghề về thế giới nghề
nghiệp, về nhu cầu nghiệp nghiệp
của thị trường lao - Thị trường lao - Thu thập và phân
động động tích được thông tin
về nhu cầu nguồn
nhân lực của thị
trường lao động
5. Thiết kế hoạt - Lý luận về tham Thiết kế được hoạt Trách nhiệm, sáng
động tham vấn vấn nghề nghiệp động tham vấn tạo
nghề - Quá trình tổ chức nghề cho HS
tham vấn nghề cho
HS
6. Nhận diện được - Tâm lý học lứa - Tìm hiểu được Chủ động, thân
những vấn đề liên tuổi đặc điểm, nguyện thiện, tôn trọng,
quan trong quá - Kiến thức, quy vọng, khó khan, sáng tạo
trình chọn nghề trình tham vấn mong muốn của HS
của HS nghề trong quá trình chọn
- Quy tắc, kĩ năng nghề
giao tiếp sư phạm - Phân loại và chia
nhóm HS theo vấn đề
7. Trợ giúp HS - Tâm lí học lứa - Thực hiện được Chủ động, sáng
nhận thức và đánh tuổi việc nghiên cứu tạo, cởi mở, hòa
giá vấn đề - Lý luận về tham HS tự nhận thức nhã
vấn nghề điểm mạnh, yếu
- Năng lực hướng của mình
nghiệp của HS - Thực hiện được
hướng dẫn HS thực
hiện và phân tích
kết quả trắc
nghiệm để đánh giá
về năng lực, tính
cách, xu hướng
nghề nghiệp
- Thực hiện được
việc hướng dẫn cho
HS so sánh và đưa
ra những đặc điểm
nổi bật của bản
thân. Từ đó xác
định được dải nghề
phù hợp.
8. Trợ giúp HS tìm - Lý luận và quy - Thực hiện được Chủ động, thân
hiểu thông tin về trình tham vấn việc hướng dẫn HS thiện, sáng tạo
ngành, nghề nghề tìm hiểu và đánh
- Thế giới nghề giá thông tin về
nghiệp ngành, nghề,
- Xu hướng phát trường đào tạo
triển nghề, nhu cầu - Thực hiện được
nguồn nhân lực hướng dẫn HS tìm
kinh tế-xã hội hiểu và phân tích
- Yêu cầu thị yêu cầu thị trường
trường lao động lao động của từng
- Hệ thống các cơ ngành nghề đào tạo
sở đào tạo - Đưa ra những
- Quy chế tuyển thông tin chính xác
sinh về ngành nghề,
trường đào tạo
9. Trợ giúp HS ra - Lý luận về tham Thực hiện được Chủ động, tôn
quyết định lựa vấn nghề việc hướng dẫn HS trọng, thân thiện,
chọn nghề - Năng lực, tính tìm những đặc sáng tạo
cách, sở thích của điểm chung giữa
HS năng lực, tính cách,
- Thế giới nghề sở thích của bản
nghiệp thân với yêu cầu
- Thị trường lao cảu từng ngành
động nghề
- Hệ thống các cơ - Thực hiện được
sở đào tạo việc hướng dẫn HS
đối chiếu, so sánh,
ưu nhược điểm của
bản thân, yêu cầu
cảu từng ngành,
nghề bản thân thích
hợp với điều kiện
gia đình, nhu cầu
thị trường, ...
- Sắp xếp các
ngành nghề với các
trường đào tạo theo
thứ tự ưu tiên
10. Trợ giúp HS - Tâm lí lứa tuổi - Thực hiện được Chủ động, tôn
giải tỏa những khó - Kiến thức tham việc hướng dẫn HS trọng, thân thiện,
khăn tâm lý trong vấn nghề xác định và phân sáng tạo
quá trình chọn - Quy trình tham tích những nguyên
nghề vấn nghề nhân gây ra khó
khăn
- Thực hiện được
việc hướng dẫn HS
đưa ra và lựa chọn
Phương án giải
quyết trên cơ sở
phân tích ưu nhược
điểm của từng
Phương án
- Thực hiện được
việc hướng dẫn HS
lập kế hoạch thực
hiện cho phương
án đã lựa chọn
11. Đánh giá kết - Lý luận về tham - Đánh giá được Khách quan,
quả Quá trình tham vấn nghề mức độ đạt được nghiêm túc
vấn - Đánh giá trong của quá trình tham
giáo dục vấn so với mục tiêu
12. Điều chỉnh và - Lý luận tham vấn - Thực hiện được Khách quan, sáng
lên kế hoạch quá nghề việc điều chỉnh tạo
trình tham vấn - Quy trình tham trong quá trình
nghề tiếp theo vấn nghề tham vấn nếu cần
thiết
- Lập được kế
hoạch cho quá
trình tham vấn tiếp
theo
13. Lưu trữ hồ sơ - Cách lập, quản lý - Thực hiện được Cẩn thận, nghiêm
tham vấn và sử dụng hồ sơ việc lưu trữ hồ sơ túc
tham vấn nghề tham vấn nghề cho
HS/nhóm HS

1.3.2.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của sinh viên sư phạm
Trên cơ sở nghiên cứu về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, quy trình tham vấn nghề
và kế thừa những nghiên cứu về kĩ năng tham vấn nghề của các tác giả Jennifer M
Kidd [127]; Lynda Ali and Barbara Graham [136]; Norman C. Gysbers, Mary J.
Heppner, Joseph A. Johnston [148].
Căn cứ quy định của Bộ ngành liên quan về chức năng, nhiệm vụ giáo viên phổ
thông và đặc biệt yêu cầu về thực hiện hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong
chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 26/12/2018
[11].
Căn cứ những công việc cần thực hiện trong các giai đoạn của quá trình tham vấn
nghề [41]; Căn cứ công việc nhiệm vụ của hoạt động tham vấn nghề (đã phân tích ở
bảng 1.2).
Căn cứ vào đặc điểm của sinh viên SP.
Chúng tôi xác định kĩ năng cần có của sinh viên SP như sau:
Bảng 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SP
TT Kĩ năng tham vấn nghề
1 Nhóm kĩ 1/ KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS
năng chuẩn 2/ KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp
bị với HS
3/ KN thu thập và phân tích thông tin về HS
4/ KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS
5/ KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới
nghề nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động
6/ KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề
2 Nhóm kỹ 7/ KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS
năng tổ chức 8/ KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân
thực hiện 9/ KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành
quá trình nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực
tham vấn 10/ KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên
quan trong quá trình chọn nghề
11/ KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù
hợp trên cơ sở khoa học
3 Nhóm kỹ 12/ KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham
năng sau quá vấn
trình tham 13/ KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS
vấn 14/ KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn
15/ KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị
1/ KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS
Ngoài những đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi thì mỗi HS lại có những đặc
điểm riêng về khí chất, tính cách, năng lực, tình cảm, nhu cầu, hứng thú…Nhà tham
vấn nghề cần có kĩ năng tìm hiểu những đặc điểm này để làm căn cứ tổ chức hoạt động
tham vấn nghề phù hợp.
Để tìm hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh có thể sử dụng các phương pháp
khác nhau như: quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm… và cũng có thể tìm hiểu qua nhiều
nguồn thông tin khác nhau như: giáo viên, cha mẹ HS, bạn bè của HS, cộng đồng và
chính bản thân học sinh.
2/ KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với HS
Biết cách tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với đối tượng
HS có vai trò quan trọng nhằm cung cấp thông tin cần thiết nhất giúp cho quá trình
tham vấn nghề diễn ra hiệu quả. Vì vậy, cần trang bị cho sinh viên SP những kĩ năng
để tìm kiếm công cụ trắc nghiệm, kĩ thuật sử dụng các trắc nghiệm cho các đối tượng
có nhu cầu tham vấn nghề.
3/ KN thu thập và phân tích thông tin về HS
Sau khi tìm hiểu được những thông tin về HS, nhà tham vấn cần có kĩ năng tập
hợp và phân tích thông tin, phân tích kết quả trắc để có những đánh giá đầy đủ, chính
xác về HS phục vụ cho quá trình tham vấn nghề.
4/ KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS
Thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS hay nhóm HS có vai trò quan trọng
giúp nhà tham vấn nghề có thể biết được đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh, có
thể theo dõi, giám sát những thay đổi của HS để có cơ sở tổ chức hoạt động tham vấn
nghề cho phù hợp. Nhà tham vấn cần thiết kế một biểu mẫu lưu trữ thông tin HS một
cách rõ ràng, khoa học. Những nội dung cơ bản cần được lưu trữ trong hồ sơ tham vấn
nghề bao gồm:
- Thời gian, địa điểm
- Thông tin về tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của HS
- Đặc điểm tâm sinh lý của HS
- Đặc điểm nổi bật về nhu cầu, năng lực, tính cách của H
- Xu hướng nghề nghiệp của HS
- Lý do tham vấn nghề cho HS
- Quá trình tham vấn nghề
- Những kết quả đạt được và kế hoạch tham vấn tiếp theo (nếu có).
5/ KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp,
về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động
Một công việc không thể thiếu trong quá trình tham vấn nghề cho HS là nhà
tham vấn hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo
các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực. Muốn làm tốt được nhiệm vụ này trong quá trình
tham vấn cho HS thì bản thân nhà tham vấn phải có kĩ năng thu thập thông tin và duy
trì thông tin về thế giới nghề nghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao
động nhưng những thông tin đó cần được phân tích, sàng lọc để lựa chọn được những
thông tin chính xác và cập nhật cho HS.
6/ KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề
Trên cơ sở những thông tin về HS đã được thu thập, phân tích và đánh giá, nhà
tham vấn còn thiết kế chương trình cho buổi tham vấn nghề cho HS, trong đó bao gồm
từ việc xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, thời gian, không gian, địa điểm tham
vấn nghề đến cách thức thực hiện, nguồn nhân lực... Khi thiết kế hoạt động tham vấn
nghề cần đảm bảo phù hợp với đối tượng HS, tránh việc thực hiện một cách hình thức.
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn
7/ KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS
Sau khi thu thập và phân tích những thông tin về HS và thông qua trao đổi với
với HS về sở thích, nhu cầu, về nguyện vọng của HS, về những khó khăn mà HS gặp
phải khi lựa chọn nghề nghiệp, nhà tham vấn cần nhận biết được vấn đề học sinh gặp
phải là gì, phân loại được các vấn đề đó và chia nhóm HS theo từng loại vấn đề (nếu
tham vấn theo nhóm) để tổ chức quá trình tham vấn cho phù hợp.
8/ KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân
Tự nhận thức và đánh giá bản thân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn
nghề nghiệp của HS. Muốn làm tốt được công việc này, nhà tham vấn cần có kĩ năng
hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân, cụ thể: hướng dẫn HS tự tìm hiểu
những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân có ảnh hưởng đến nghề nghiệp trong tương
lai; hướng dẫn HS nhận thức được điều kiện, hoàn cảnh của gia đình có tác động đến
nghề nghiệp trong tương lai; hướng dẫn HS tự tìm hiểu về tính cách, khí chất của bản
thân và những ngành nghề phù hợp với kiểu khí chất, tính cách đó; hướng dẫn HS tự
tìm hiểu về năng lực,sở thích, hứng thú, nhu cầu, về xu hướng nghề, về động cơ lựa
chọn nghề của bản thân...
9/ KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề,
trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực
Thông tin về ngành nghề, trường đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực có vai trò
quan trọng, là một trong những cơ sở để HS đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp
cho phù hợp. Vì vậy, nhà tham vấn cần trao đổi và giúp HS nhận thức được những
thiếu hụt của thông tin về ngành nghề, thị trường lao động mà HS đang quan tâm. Từ
đó, có biện pháp hướng dẫn HS cách tự tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nguồn thông tin
về thế giới nghề nghiệp, về đặc điểm yêu cầu của nghề và những chống chỉ định của
ngành, nghề; về hệ thống các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề từ trung
ương đến địa phương có đào tạo ngành, nghề HS quan tâm; về nhu cầu xã hội, nhu cầu
của thị trường lao động đối với ngành, nghề đó không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai.
10/ KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan
trong quá trình chọn nghề
Trong quá trình chọn nghề, HS sẽ có thể gặp phải những khó khăn tâm lý vì vậy
giáo viên trong tư cách nhà tham vấn nghề luôn cần chú ý đến trạng thái tâm lý của HS
để có biện pháp hướng dẫn HS giải quyết kịp thời và hiệu quả những khó khăn tâm lý
đó, giúp HS tự tin vào bản thân và sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.
11/ KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ
sở khoa học
Sau khi HS đã tự nhận thức và đánh giá được bản thân và tìm hiểu được những
ngành nghề, trường đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực dưới sự trợ giúp của nhà tham
vấn. Tiếp theo, nhà tham vấn cần có kĩ năng hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn
ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học bằng cách hướng dẫn HS tìm được những
điểm tương đồng giữa đặc điểm của bản thân mình với yêu cầu của ngành nghề để đưa
ra một số lựa chọn về ngành nghề. Sau đó, nhà tham vấn hướng dẫn HS xác định các
trường đạo tạo các ngành nghề đã chọn cho phù hợp trên cơ sở năng lực học tập của
bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu của xã hội với ngành nghề đó ở
hiện tại và tương lai. Từ đó, HS tự đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.
Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn
12/ KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn
Sau mỗi quá trình tham vấn nghề cho HS, nhà tham vấn cần tiến hành phân tích
thông tin của HS/ nhóm HS làm căn cứ để tổng kết, rút kinh nghiệm hoặc lên kế hoạch
tổ chức quá trình tham vấn tiếp theo cho HS.
13/ KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS
Trong quá trình tham vấn nghề nhà tham vấn không chỉ cần kĩ năng thiết lập hồ
sơ tham vấn nghề mà cần có cả kĩ năng lưu trữ hồ sơ tham vấn nghề của HS/ nhóm HS
để có thể theo dõi những thay đổi của HS từ trước khi bắt đầu tham vấn đến những
buổi trong quá trình tham vấn và cả sau khi đã kết thúc quá trình tham vấn…giúp nhà
tham vấn có cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình tham vấn mình đã thực hiện và rút
kinh nghiệm khi tham vấn nghề cho các đối tượng khác.
14/ KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn
Đánh giá kết quả của quá trình tham vấn có vai trò rất quan trọng giúp cho nhà
tham vấn nhìn lại những điều đã làm được và chưa làm được sau mỗi quá trình tham
vấn, nguyên nhân của những hạn chế và tìm cách khắc phục những hạn chế trong quá
trình tham vấn tiếp theo. Việc đánh giá này được thực hiện trên các khía cạnh sau:
Đánh giá chung về kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu; Kết quả việc chọn nghề
của HS sau khi tham vấn nghề; Những vấn đề HS hay gặp phải trong tham vấn và cách
thức giải quyết; Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hiện tham vấn nghề…
15/ KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo
Tham vấn nghề cho HS có thể diễn ra trong một buổi nhưng cũng có thể diễn ra
trong nhiều buổi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là mức độ những khó
khăn mà HS gặp phải cần nhà tham vấn trợ giúp để giải quyết trong quá trình chọn
nghề. Vì vậy, sau mỗi buổi tham vấn nghề, nhà tham vấn cần đánh giá kết quả của
buổi tham vấn đã thực hiện, những điều đã làm và chưa làm được trong buổi tham vấn
đó để có thể tìm ra phương án điều chỉnh và lên kế hoạch thực hiện cho quá trình tham
vấn tiếp theo.
1.3.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm
Có nhiều con đường để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP như thông
qua dạy học NVSP, thông qua thực tập sư phạm, thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, thông qua thông qua tự giáo dục, tự học, tự rèn luyện của bản thân…
- Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP qua dạy học NVSP
Đây là con đường quan trọng nhất trong các con đường phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho SV SP. Chương trình NVSP tại các trường ĐHSP hiện nay chưa có sự
tương đồng về số lượng các học phần và thời lượng cho từng học phần nhưng thường
bao gồm những nội dung về Tâm lý học nghề nghiệp (TLHNN), Giáo dục học nghề
nghiệp (GDHNN), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (PPLNCKH), Công nghệ
dạy học, Phương pháp dạy học chuyên ngành và kĩ năng dạy học (PPDHCN&KNDH),
Thực tập sư phạm (TTSP)… Qua nghiên cứu chương trình NVSP của các trường
ĐHSP, chúng tôi thấy rằng trong chương trình NVSP thường không có nội dung về
tham vấn nghề. Vì vậy, để hình thành và phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh
viên SP, tác giả đề xuất thực hiện bằng cách lồng ghép vào các học phần phù hợp. Đặc
biệt là các học phần thuộc chương trình NVSP như TLHNN, GDHNN, PPLNCKH,
PPDHCN&KNDH, TTSP… Sau khi lựa chọn được những nội dung NVSP phù hợp để
lồng ghép nội dung tham vấn nghề sẽ vận dụng quy trình dạy học NVSP theo tiếp cận
trải nghiệm để qua đó phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
- Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP qua thực tập sư phạm
Thực tập sư phạm được hiểu là hoạt động thực tiễn của sinh viên tại các trường phổ
thông hoặc các trường cao đẳng, đại học nhằm rèn luyện kĩ năng dạy học và công tác
chủ nhiệm lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học hoặc
giáo viên ở trường phổ thông.
Như vậy, ngoài cơ hội được rèn luyện kĩ năng giảng dạy thì thực tập sư phạm còn là
cơ hội để sinh viên SP nắm rõ hơn về những nhiệm vụ của người giáo viên ở trường
phổ thông, của nhà giáo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong giáo dục học sinh như
chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho người học, tham vấn cho
người học những vấn đề tâm lý gặp phải trong học sống, trong học tập và thực hiện
tham vấn nghề cho người học trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp…
- Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
Sinh viên ở các trường đại học nói chung và trường ĐHSP nói riêng, ngoài việc tham
gia hoạt động học tập trên lớp, hoạt động thực tập sư phạm thì còn tham gia nhiều hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác. Đây là những hoạt động giáo dục do nhà trường,
đội ngũ giảng viên trực tiếp tổ chức hoặc có sự phổi hợp với các tổ chức Đoàn, Hội và
gia đình, xã hội cùng tham gia. Là cơ hội để sinh viên được củng cố và vận dụng
những tri thức đã học vào thực tiễn, được rèn luyện những kĩ năng cơ bản của con
người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội, trong đó có kĩ năng tham vấn nghề - một trong
những kĩ năng rất cần thiết của giáo viên phổ thông hiện nay.
- Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP thông qua tự giáo dục, tự học, tự
rèn luyện của bản thân
Tự học, tự nghiên cứu, tự trải nghiệm là con đường rất quan trọng để sinh viên
rèn luyện, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để phục vụ cho hoạt động tham vấn
nghề trong thực tiễn ở các trường phổ thông.
Trong các con đường trên thì dạy học NVSP là con đường chủ đạo, con đường
quan trọng nhất để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP. Thông qua việc học
tập các học phần NVSP có lồng ghép nội dung tham vấn nghề SV SP sẽ có được
những kiến thức về NVSP nói chung và tham vấn nghề nói riêng, sẽ có cơ hội được
rèn luyện kĩ năng tham vấn nghề trong những tình huống gắn liền với thực tiễn hoạt
động nghề nghiệp sau này.
1.4. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề
Theo triết học Mác - Lên Nin, khái niệm phát triển dùng để chỉ “quá trình vận
động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng, từ trình độ thấp lên trình độ cao
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện; cái mới ra đời thay thế cái
cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu” [71].
Theo từ điển Tiếng Việt, phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến
nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [84].
Có quan niệm cho rằng, quá trình đào tạo chỉ hình thành kĩ năng còn phát triển kĩ năng
là giai đoạn sau đó, khi người học tốt nghiệp và tham gia các hoạt động nghề nghiệp.
Nhưng theo quan niệm triết học, nếu phát triển kĩ năng chỉ tính trong giai đoạn người
học đã tốt nghiệp, đã tham gia các hoạt động nghề nghiệp thì chưa đầy đủ, chưa thấy
được tính vận động và phát triển của kĩ năng. Kĩ năng nói chung của SV được hình
thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài bao gồm cả quá trình SV được đào
tạo tại các nhà trường và gần như cả quá trình thực hiện các hoạt động nghề nghiệp
của họ sau khi tốt nghiệp.
Vì vậy, có thể hiểu, phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học, giáo dục nhằm giúp sinh viên từ chỗ chưa có kĩ năng
tham vấn nghề đến có được kĩ năng tham vấn nghề, giúp sinh viên có khả năng độc lập
giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ về tham vấn nghề trong quá trình học tập và trong
hoạt động nghề nghiệp sau này.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh
viên sư phạm
*Giảng viên
Giảng viên là người trực tiếp thực hiện việc lồng ghép nội dung tham vấn nghề
vào chương trình đào tạo và tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho SVSP. Đội ngũ giảng viên phải được đào tạo chuyên về khoa học sư
phạm, có khả năng hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên rèn luyện kĩ năng sư phạm, nói
chung và kĩ năng tham vấn nghề nói riêng.
Tuy nhiên, tham vấn nghề là một nội dung mới nên yêu cầu người giảng viên
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
SV SP phải tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp nói
chung và tham vấn nghề nói riêng, về lồng ghép nội dung tham vấn nghề trong chương
trình đào tạo sinh viên SP, về xây dựng chương trình, kế hoạch rèn luyện kĩ năng tham
vấn nghề cho sinh viên SP đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơ sở giáo dục đảm bảo phù
hợp với trình độ của sinh viên và phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường.
*Sinh viên
Sinh viên SP là nhân tố trung tâm trong quá trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề.
Những đặc điểm của SV SP như trình độ nhận thức, tính tích cực, động cơ, kinh
nghiệm…của SV là yếu tố quyết định đến quá trình, kết quả học tập và quyết định đến
việc mức độ phát triển kĩ năng tham vấn nghề của chính mình.
Vì vậy, khi tổ chức hoạt động dạy học và thực tập nhằm phát triển kĩ năng tham vấn
nghề cho SV SP cần tính đến những đặc điểm những đặc thù của SV SP, như sau:
+ Sự phát triển nhân cách: Sinh viên SP có ý thức rõ ràng về năng lực và phẩm
chất của bản thân và sự phù hợp với nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Do đó,
trong quá trình học tập và rèn luyện họ luôn tích cực, chủ động trong mọi điều kiện để
hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai. Như vậy, sự phát triển
nhân cách của sinh viên SP được định hướng theo yêu cầu của nghề nghiệp mà họ
tham gia vào sau khi tốt nghiệp. Mô hình nhân cách mà sinh viên SP hướng đến là mô
hình nhân cách của người lao động trong một ngành nghề cụ thể. Vì vậy, khi tổ chức
hoạt động dạy học và thực tập sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV
SP - một yêu cầu nghề nghiệp của vị trí việc làm mà họ sẽ tham gia sau khi tốt nghiệp,
cần chú ý đến đặc điểm này trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho sinh viên SP.
+ Sự phát triển nhận thức: Đặc điểm nổi bật của sinh viên SP là có sự phát
triển mạnh mẽ về tư duy khoa học tự nhiên và xã hội song song với sự phát triển của
tư duy sư phạm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu vừa là
nhà sư phạm, vừa là một chuyên gia tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực họ tham gia.
+ Đời sống tình cảm: Sinh viên SP đã trưởng thành về tâm sinh lý nên đời sống
tính cảm của sinh viên rất phong phú, đa dạng đặc biệt rất sâu sắc và bền vững. Trong
đó, tình cảm đối với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên tương đối ổn định là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy các em chăm chỉ, tích cực trong học tập và rèn luyện.
+ Sự phát triển tự ý thức: Trong giai đoạn này, sinh viên SP còn có sự phát
triển mạnh mẽ của tự ý thức nên khả năng tự quan sát, tự kiểm tra, tự đánh giá hành vi
của bản thân được sinh viên thực hiện hiệu quả.
+ Đặc điểm học tập: Sinh viên SP luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc
tham gia các hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng và thái độ nghề
nghiệp, trong việc rèn luyện những phẩm chất của người giáo viên trong tương lai.
Vì vậy, khi xây dựng nội dung tham vấn nghề cho SV SP, khi thực hiện lồng
ghép nội dung đó trong chương trình giảng dạy hoặc khi lựa chọn phương pháp dạy
học thì người giảng viên luôn phải tính đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ của
người học. Trong quá trình dạy học, giảng viên cần phân tích rõ vai trò, ý nghĩa của
những nội dung học tập và rèn luyện đối với hoạt động nghề nghiệp sau này của SV và
cần có những biện pháp kích thích hứng thú học tập cho người học.
*Nội dung, phương pháp dạy học
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
SVSP, nội dung tham vấn nghề là yếu tố rất quan trọng nên khi xây dựng nội dung cần
phải dựa trên những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của người giáo viên làm công tác
tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục, nội dung phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình
độ của sinh viên SP; phải phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên ở các trường đại
học và nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho sinh viên SP phải tường minh, rõ
ràng.
Ngoài ra, việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV
SP. Vì vậy, giảng viên cần có sự nhạy bén, sự cân nhắc kĩ lưỡng mọi yếu tố có liên
quan để có thể lựa chọn được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả cao nhất trong
quá trình tổ chức dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP.
*Cơ sở vật chất
* Cùng với những yếu tố kể trên thì cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, là
điều kiện đảm bảo cho hoạt động được diễn ra và đạt được mục tiêu đã đề ra. Cơ sở
vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ tạo thuận lợi tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho SV SP. Ngược lại, cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng
được yêu cầu tối thiểu cho dạy và học thì sẽ có những tác động trực tiếp đến hiệu quả
của việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
* Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm
phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP bao gồm: Phòng học đa năng với các
trang thiết bị phục vụ cho học tập và rèn luyện; Thư viện với nguồn học liệu đáp ứng
yêu cầu tra cứu thông tin có liên quan; Không gian dành cho các hoạt động tập thể và
các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động; Nguồn kinh phí hỗ trợ khi thực hiện các
hoạt động tại cơ sở đào tạo hoặc tại các nhà trường.
Kết luận chương 1
* Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và
tham vấn nghề cho đối tượng trong và ngoài trường phổ thông. Tại Việt Nam, tham
vấn nghề là một vấn đề mới được nghiên cứu trong những năm gần đây. Tuy vậy, cũng
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho sinh viên SP.
* Tham vấn nghề là một trong những con đường để giáo dục hướng nghiệp
nhằm trợ giúp người học tự giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề
và chọn được nghề nghiệp cho bản thân trên cơ sở khoa học. Lực lượng thực hiện công
tác tham vấn nghề không chỉ có giáo viên ở trường phổ thông mà cần có sự chung tay
của các lựa lượng khác, đặc biệt là giảng viên ở các trường cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
* Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP có thể được thực hiện
thông quan nhiều con đường: thông qua dạy học, hoạt động thực tập sư phạm, Đoàn
thanh niên giúp sinh viên SP có cơ hội được học tập, được trải nghiệm trong các tình
huống tham vấn nghề từ đó rèn luyện và phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh
viên SP.
* Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như nhà giáo dục, tính tích cực của sinh viên, nội dung và phương pháp dạy
học, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học… Trong quá trình phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên SP cần tính đến mức độ tác động của các yếu tố này để
có cách thức tổ chức hoạt động đào tạo nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
sinh viên SP một cách phù hợp.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng kĩ năng TV nghề của SV khoa sư phạm trường ĐHTĐHN
và thực trạng phát triển kĩ năng TV nghề cho SV tại khoa Sư phạm trường ĐHTĐHN
hiện nay để làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng TV nghề cho SV
ĐHTĐHN được hiệu quả hơn.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Một bảng hỏi (hay phiếu điều tra) bao gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn đã được
thiết kế để thu thập các thông tin của giảng viên và sinh viên về các nội dung sau (xem
bảng hỏi chi tiết trong phụ lục 1 và phụ lục 2):
- Nhận thức của SV sư phạm trường ĐHTĐHN về tham vấn nghề
- Nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tham vấn
nghề
- Mức độ kĩ năng tham vấn nghề hiện có của sinh viên theo quan điểm của
giảng viên và tự đánh giá của sinh viên.
- Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư
phạm.
2.1.3. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên các đối tượng:
- 11 giảng viên thuộc khoa SP trường ĐHTĐHN.
- 217 SV năm thứ 4 chuyên ngành Toán, Vật lý, Văn, Giáo dục công dân thuộc
khoa SP trường ĐHTĐHN.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin của đối tượng về các
nội dung cần khảo sát.
- Nội dung: Đề tài sử dụng 2 bảng hỏi trong đó mẫu số 1 dành cho SV, mẫu số 2
dành cho giảng viên ĐHTĐHN.
- Cách thức tiến hành:
+ Thiết kế bảng hỏi dựa trên những nghiên cứu lý luận và thu thập các ý kiến của
chuyên gia.
+ Điều tra thử và xử lý các số liệu có liên quan. Hoàn thiện bảng hỏi.
+ Điều tra và xử lý số liệu theo yêu cầu của đề tài.
2.1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Trình bày và mô tả kết quả nghiên cứu, tổng hợp và phân tích kết
quả nghiên cứu
- Cách thức tiến hành: Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS để
phân tích các số liệu và vẽ các sơ đồ, biểu bảng…
2.1.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá
* Tiêu chí và thang điểm đánh giá về mức độ cần thiết phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho SV, về mức độ phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV qua các con
đường giáo dục, về mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khi thực hiện phát triển KN
tham vấn nghề cho SV SP.
Chúng tôi đưa ra 3 mức độ lựa chọn như sau:
Thường xuyên/ Ảnh hưởng/Cần thiết: 3 điểm; Thỉnh thoảng/Bình thường/Bình
thường: 2 điểm;
Chưa bao giờ/ Không ảnh hưởng/ Không cần thiết: 1 điểm.
Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo bằng công thức: (Điểm
tối đa – Điểm tối thiểu) : Số mức độ
Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: ( 3 – 1 ) : 3 = 0,67 điểm. Điểm số
tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm.
Điểm số tối thiểu của mức độ 2 là: 1 + 0,67 = 1,67 điểm Điểm số tối thiểu của
mức độ 3 là: 1,67 + 0,67 = 2,34 điểm
Vậy 3 mức độ của thang đo như sau:
Xếp loại mức độ Xếp loại mức độ Xếp loại mức độ
Thang điểm giá trị mức độ cần thiết ảnh hưởng sử dụng
Mức 1: (1,0 ≤ ĐTB < 1,67) Cần thiết Ảnh hưởng Thường xuyên
Mức 2: (1,67 ≤ ĐTB < 2,34) Bình thường Bình thường Thỉnh thoảng
Mức 3: (2,34 ≤ ĐTB ≤3) Không cần thiết Không ảnh hưởng Chưa bao giờ
*Tiêu chí và thang điểm đánh giá về mức độ kĩ năng tham vấn nghề
Kĩ năng tham vấn nghề gồm 3 nhóm với 15 kĩ năng thành phần. Trên cơ sở phân
tích, tổng hợp các thang đo về sự phát triển kĩ năng của các tác giả trong và ngoài
nước như Bloom, Simpon, Dave, Đặng Thành Hưng…. Chúng tôi đưa ra tiêu chí đánh
giá từng kĩ năng thành phần như sau:
1/Chưa có kĩ năng: Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động.
2/KN mức độ trung bình: Thực hiện được hành động nhưng chưa thành thạo các
thao tác của kĩ năng.
3/KN mức độ khá: Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác cơ bản của
kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc.
4/KN mức độ tốt: Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao tác của kĩ
năng trong mọi điều kiện.
Mỗi kĩ năng được đánh giá từ 1 điểm đến 4 điểm. Để xác định thang đo, chúng
tôi tính điểm của thang đo như sau:
(Điểm tối đa – Điểm tối thiểu): Số mức độ. Khoảng cách giữa các mức độ của
thang đo là: (4 – 1) : 4 = 0,75 điểm.
Điểm số tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm.
Điểm số tối thiểu của mức độ 2 là: 1 + 0,75 = 1,75 điểm Điểm số tối thiểu của
mức độ 3 là: 1,75 + 0,75 = 2,5 điểm Điểm số tối thiểu của mức độ 4 là: 2,5 + 0,75 =
3,25 điểm.
Vậy 4 mức độ của thang đo như sau:
TT Mức độ kĩ năng Điểm trung bình
1 Chưa có kĩ năng Từ 1 đến dưới 1,75
2 Kĩ năng mức độ trung bình Từ 1,75 đến dưới 2,5
3 Kĩ năng mức độ khá Từ 2,5 đến dưới 3,25
4 Kĩ năng mức độ tốt Từ 3,25 đến 4
Các tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề theo từng mức độ được thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 2.1 : Tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề
Mức độ Biểu hiện
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị
1.Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách xác định và sử dụng các phương
pháp để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của HS
KN mức độ trung bình Xác định và sử dụng các phương pháp để tìm hiểu
đặc điểm tâm sinh lý ủa HS nhưng chưa khoa học,
hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn của giảng
viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Xác định và sử dụng các phương pháp để tìm hiểu
đặc điểm tâm sinh lý của HS một cách hợp lý, logic
tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi thực hiện và
còn lúng túng khi thay đổi các đối tượng HS khác
nhau. Kết quả thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc xác địn và sử
dụng phương pháp để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý
HS. Chủ động, sáng tạo thực hiện ngay cả khi điều
kiện, đối tượng HS thay đổi. Kết quả thực hiện đạt
hiệu quả cao mà không tốn thời gian, công sức.

1. 2. KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với HS

Chưa có kĩ năng Chưa biết cách tìm kiếm và sử dụng những công cụ
trắc nghiệm phù hợp với HS.
KN mức độ trung bình Tìm kiếm và sử dụng được những công cụ trắc
nghiệm phù hợp với từng đối tượng HS nhưng
phương pháp thực hiện còn chưa khoa học, hiệu quả
chưa cao, cần có sự hướng dẫn của giảng viên. Kết
quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Tìm kiếm và sử dụng được những công cụ trắc
nghiệm phù hợp với từng đối tượng HS một cách
hợp lý, logic tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi
thực hiện và còn lúng túng khi thực hiện với các đối
tượng HS khác nhau. Kết quả thực hiện ở mức độ
khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc tìm kiếm và sử
dụng được những công cụ trắc nghiệm phù hợp với
từng đối tượng HS. Chủ động, sáng tạo thực hiện
ngay cả khi điều kiện, đối tượng HS thay đổi. Kết
quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều
thời gian, công sức.

2. 3. KN thu thập và phân tích thông tin về HS

Chưa có kĩ năng Chưa biết cách thu thập và phân tích thông tin về
học sinh.
KN mức độ trung bình Thu thập và phân tích được một số thông tin về HS
nhưng phương pháp thực hiện còn chưa khoa học,
hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn chung của
giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Thu thập và phân tích được thông tin về HS một cách
hợp lý, logic tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi thực
hiện và còn lúng túng khi thực hiện với các đối tượng
HS khác nhau. Kết quả thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc thu thập và
phân tích được thông tin về HS. Chủ động, sáng tạo
ngay cả khi điều kiện, đối tượng HS thay đổi. Kết
quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều
thời gian, công sức.

3. 4. KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS.

Chưa có kĩ năng Chưa biết cách thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho
từng HS/nhóm HS.
KN mức độ trung bình Thiết lập được hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/
nhóm HS nhưng phương pháp thực hiện còn chưa
khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn
của giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu
cầu.
KN mức độ khá Thiết lập được hồ sơ tham vấn nghề cho từng
HS/nhóm HS một cách hợp lý, logic tuy nhiên còn
mất nhiều thời gian thực hiện và còn lúng túng khi
thực hiện với các đối tượng HS khác nhau. Kết quả
thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc thiết lập hồ sơ
tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS. Chủ động,
sáng tạo thực hiện ngay cả khi điều kiện, đối tượng
học sinh thay đổi. Kết quả thực hiện đạt hiệu quả
cao mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức

4. 5. KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp, về nhu
cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Chưa có kĩ năng Chưa biết cách thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu về
thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực
của thị trường lao động.
KN mức độ trung bình Biết cách thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu
về thế giới nghề nghiệp,về nhu cầu nguồn nhân lực
của thị trường lao động nhưng phương pháp thực
hiện còn chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có
sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở
mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế
giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị
trường lao động một cách hợp lý, logic tuy nhiên
còn mất nhiều thời gian khi thực hiện. Kết quả thực
hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, chủ động, sáng tạo việc thu
thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới
nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị
trường lao động. Kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao
mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

5. 6. KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề

Chưa có kĩ năng Chưa biết cách thiết kế hoạt động tham vấn nghề.
KN mức độ trung bình Thiết kế được hoạt động tham vấn nghề nhưng hoạt
động được thiết kế còn chưa khoa học, hiệu quả
chưa cao, cần có sự hướng dẫn của giảng viên. Kết
quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN ở mức độ khá Thiết kế được hoạt động tham vấn nghề một cách
hợp lý, logic tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi
thực hiện và còn lúng túng khi thiết kế hoạt động
này cho các đối tượng khác nhau. Kết quả thực hiện
ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt, chủ động, sáng tạo,
hiệu quả việc thiết kế hoạt động tham vấn nghề. Kết
quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều
thời gian, công sức
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn

6. 7. KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS

Chưa có kĩ năng Chưa nhận diện được các vấn đề liên quan đến chọn
nghề của HS
KN mức độ trung bình Nhận diện được một số vấn đề liên quan đến chọn
nghề của HS nhưng hiệu quả còn chưa cao, cần có
sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở
mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Nhận diện được hầu hết vấn đề liên quan đến chọn
nghề của HS một cách hợp lý, logic tuy nhiên còn
mất nhiều thời gian khi thực hiện. Kết quả thực hiện
ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Nhận diện được tất cả các vấn đề liên quan đến chọn
nghề của HS một cách thành thạo, linh hoạt, sáng
tạo và hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian, công
sức.
8.KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh
giá bản thân.
KN mức độ trung bình Thực hiện được việc hướng dẫn HS tự nhận thức và
đánh giá bản thân nhưng phương pháp thực hiện còn
chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng
dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu
cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được việc hướng dẫn HS tự nhận thức và
đánh giá bản thân một cách hợp lý, logic tuy nhiên
còn mất nhiều thời gian khi thực hiện và còn lúng
túng khi hướng dẫn các đối tương HS khác nhau.
Kết quả thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc hướng dẫn HS
tự nhận thức và đánh giá bản thân. Chủ động, sáng
tạo thực hiện ngay cả khi điều kiện, đối tượng học
sinh thay đổi. Kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà
không tốn nhiều thời gian, công sức.
9.KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo
các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực.
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá
thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề,
nhu cầu nguồn nhân lực.
KN mức độ trung bình Thực hiện được hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá
thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề,
nhu cầu nguồn nhân lực nhưng phương pháp thực
hiện còn chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có
sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở
mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được việc hướng dẫn HS tìm hiểu và
đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo
các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực một cách hợp lý
logic tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi thực
hiện và còn lúng túng khi hướng dẫn các đối tượng
HS khác nhau. Kết quả thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc hướng dẫn HS
tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề,
trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực.
Chủ động, sáng tạo thực hiện ngay cả khi điều kiện,
đối tượng học sinh thay đổi. Kết quả thực hiện đạt
hiệu quả cao mà không tốn nhiều thời gian, công
sức.
10.KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá
trình chọn nghề.
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách hướng dẫn HS giải quyết những khó
khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề
KN mức độ trung bình Thực hiện được hướng dẫn HS giải quyết những
khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn
nghề nhưng phương pháp thực hiện còn chưa khoa
học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn của
giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN ở mức độ khá Thực hiện được việc hướng dẫn HS giải quyết
những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình
chọn nghề một cách hợp lý, logic tuy nhiên còn mất
nhiều thời gian khi thực hiện và còn lúng túng khi
hướng dẫn các đối tượng HS khác nhau. Kết quả
thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc hướng dẫn HS
giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong
quá trình chọn nghề. Chủ động, sáng tạo thực hiện
ngay cả khi điều kiện, đối tượng học sinh thay đổi.
Kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn
nhiều thời gian, công sức.
11.KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa
học
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách hướng dẫn HS ra quyết định lựa
chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học.
KN mức độ trung bình Thực hiện được hướng dẫn HS ra quyết định lựa
chọn ngành, nghề phù hợp nhưng phương pháp thực
hiện còn chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có
sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở
mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được hướng dẫn HS ra quyết định lựa
chọn ngành, nghề phù hợp nhưng phương pháp thực
hiện còn chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có
sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở
mức đạt yêu cầu.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc hướng dẫn HS
ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ
sở khoa học. Chủ động, sáng tạo thực hiện ngay cả
khi điều kiện, đối tượng học sinh thay đổi. Kết quả
thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều thời
gian, công sức.
Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn
12.KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách phân tích thông tin của HS/nhóm HS
sau quá trình tham vấn.
KN mức độ trung bình Thực hiện được việc phân tích một số thông tin của
HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn nhưng phương
pháp thực hiện còn chưa khoa học, hiệu quả chưa
cao, cần có sự hướng dẫn của giảng viên. Kết quả
thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được việc phân tích hầu hết thông tin của
HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn một cách hợp
lý, logic tuy nhiên còn mất nhiều thời gian khi thực
hiện và còn lúng túng khi phân tích thông tin của
các đối tượng khác nhau. Kết quả thực hiện ở mức
độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc phân tích tất cả
thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn.
Chủ động, sáng tạo thực hiện ngay cả khi phân tích
thông tin của các đối tượng khác nhau. Kết quả thực
hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều thời gian,
công sức.
13. KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm
HS.
KN mức độ trung bình Thực hiện được việc lưu trữ hồ sơ tham vấn của
HS/nhóm HS nhưng phương pháp thực hiện còn
chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng
dẫn của giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu
cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được việc lưu trữ hồ sơ tham vấn của
HS/nhóm HS một cách hợp lý, logic thuy nhiên còn
mất nhiều thời gian khi thực hiện. Kết quả thực hiện
ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc lưu trữ hồ sơ
tham vấn của HS/nhóm HS. Chủ động, sáng tạo
thực hiện ngay cả khi lưu trữ hồ sơ của HS/nhóm
HS khác nhau. Kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao
mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
14. KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn
Chưa có kĩ năng Chưa biết đánh giá kết quả quá trình tham vấn
KN mức độ trung bình Thực hiện được việc đánh giá kết quả quá trình
tham vấn nhưng phương pháp thực hiện còn chưa
khoa học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn
của giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức độ đạt yêu
cầu.
KN mức độ khá Thực hiện được việc đánh giá kết quả quá trình
tham vấn một cách hợp lý, logic tuy nhiên còn mất
nhiều thời gian khi thực hiện. Kết quả thực hiện ở
mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt, sáng tạo và hiệu
quả việc đánh giá kết quả quá trình tham vấn. Kết
quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà không tốn nhiều
thời gian, công sức.
15. KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo
Chưa có kĩ năng Chưa biết cách điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình
tham vấn tiếp theo.
KN mức độ trung bình Đề xuất được phương án điều chỉnh và xây dựng
được kế hoạch thực hiện cho quá trình tham vấn tiếp
theo nhưng hoạt động được thiết kế còn chưa khoa
học, hiệu quả chưa cao, cần có sự hướng dẫn của
giảng viên. Kết quả thực hiện ở mức đạt yêu cầu.
KN mức độ khá Đề xuất được phương án điều chỉnh và xây dựng
được kế hoạch thực hiện cho quá trình tham vấn tiếp
theo một cách hợp lý, logic tuy nhiên còn mất nhiều
thời gian khi thực hiện và còn lúng túng khi thiết kế
hoạt động này cho các đối tượng khác nhau. Kết quả
thực hiện ở mức độ khá.
KN mức độ tốt Thực hiện thành thạo, linh hoạt việc đề xuất phương
án điều chỉnh và xây dựng được kế hoạch thực hiện
cho quá trình tham vấn tiếp theo. Chủ động, sáng
tạo thực hiện ngay cả khi các điều kiện liên quan có
sự thay đổi. Kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao mà
không tốn nhiều thời gian, công sức.

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng


2.2.1. Nhận thức của SV sư phạm trường ĐHTĐHN về tham vấn nghề
Với câu hỏi mở: Anh/chị hiểu thế nào là tham vấn nghề cho HS?” (câu hỏi số 1,
phụ lục 1). Kết quả được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của Sinh viên về tham vấn nghề
STT Nhận thức của GV về tham vấn nghề cho HS Tổng số
SL %
Hiểu đúng bản chất của tham vấn nghề
1 Là hoạt động hỗ trợ HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với 18 8,29
khả năng của bản thân, thỏa mãn nhu cầu nhân lực của thị
trường lao động
2 Đưa ra những lời gợi ý định hướng nghề nghiệp, để giúp HS 7 3,23
lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp với năng lực của các
em
3 Tham gia vào việc giúp đỡ HS tìm hiểu và quyết định chọn 5 2,30
nghề nghiệp phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện gia
đình và nhu cầu xã hội
Hiểu gần đúng về tham vấn nghề
4 Giải đáp thắc mắc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp 9 4,15
để HS có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sở
thích, khả năng và nhu cầu xã hội
Nhầm lẫn sang mục tiêu và ý nghĩa của GDHN
5 Giúp cho HS định hướng được nghề nghiệp một cách hợp lý 48 22,12
6 Định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, trình độ, sở 22 10,14
thích và điều kiện môi trường xã hội của HS
Hiểu nhầm tham vấn nghề sang các hình thức GDHN khác
7 Là buổi tọa đàm trao đổi cung cấp những thông tin cần 27 12,44
thiết, giải thích hướng dẫn và đưa ra lời khuyên đối với đối
tượng tham gia
8 Là một buổi tọa đàm trao đổi giữa GV với HS và giữa HS 25 12,52
với HS về vấn đề nghề nghiệp trong tương lai để từ đó HS
có những định hướng nghề sau tốt nghiệp THPT
9 Là cung cấp thông tin cơ bản về nghề để HS lựa chọn cho 20 9,22
phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích và điều kiện môi
trường xã hội của bản thân
10 Giúp cho HS khi HS lựa chọn một nghề nào đó bằng cách 2 0,92
có thể cho HS tham quan học tập
Tổng 217 100

Nhìn vào kết quả trên, chúng ta khẳng định hầu hết SV không hiểu về tham vấn
và đã nhầm lẫn tham vấn với các hình thức GDHN khác. Cụ thể: Chỉ có 13,82% hiểu
đúng bản chất của tham vấn nghề, tức là “Là hoạt động hỗ trợ HS lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân, thỏa mãn nhu cầu nhân lực của thị trường
lao động”. Tỉ lệ SV hiểu gần đúng về tham vấn nghề là 4,15%. Như vậy, số SV hiểu
được đúng và gần đúng về tham vấn nghề chiếm tỉ lệ 17,97%. Tỉ lệ SV nhầm lẫn
tham vấn nghề sang mục tiêu GDHN chiếm tỉ lệ 32,26%. Tỉ lệ SV nhầm lẫn tham
vấn nghề với các hình thức GDHN khác là 34,1%.
Qua kết quả trên cho thấy hiểu biết về khái niệm tham vấn nghề của SV còn hạn
chế. Qua phỏng vấn, chúng tôi được biết: “Em chưa hiểu rõ lắm về tham vấn nghề vì
từ trước đến giờ em chỉ nghe đến giáo dục hướng nghiệp, chứ chưa bao giờ được học
về tham vấn nghề nên chưa biết” (SV Trần Thị H, ngành SP Toán học ); “Mấy năm
gần đây người ta nói nhiều về tham vấn, nên em cũng hiểu một chút về nó” (Nguyễn T
Thu H, ngành SP Văn). Do vậy có thể khẳng định, SV hiểu về tham vấn nghề theo cảm
tính, họ chưa hiểu đúng về bản chất của tham vấn nghề. Như chúng ta đều biết, nhận
thức là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng, sâu sắc sẽ có thái độ tích cực
và hành vi đúng, do vậy với tỉ lệ lớn SV hiểu không đúng về tham vấn nghề sẽ ảnh
hưởng tới những hoạt động tiếp theo.
2.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 để các đối tượng khảo sát cho
biết ý kiến về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm cơ bản trong đó
có kỹ năng tham vấn nghề cho SV ĐHTĐHN. Kết quả nghiên cứu được thống kê tổng
hợp trong bảng 2.3
Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm
đối với SVSP trường ĐHTĐHN
TT Các kỹ năng sư phạm Giảng viên SV Tổng
ĐHTĐHN
ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB
1 KN DH 2,75 1 2,69 1 2,69 1
2 KN tham vấn nghề 2,53 3 1,97 4 2,01 4
3 KN nghiên cứu khoa 1,88 5 1,67 6 1,84 5
học
4 KN học tập 2,69 2 2,60 2 2,57 2
5 KN HĐ văn hóa, TDTT 2,19 4 2,45 3 2,45 3
6 KN vận động quần 1,75 6 1,72 5 1,73 6
chúng

Theo số liệu thống kê, những kỹ năng được các đối tượng nghiên cứu đánh giá
là quan trọng, cần rèn luyện bao gồm: “Các kỹ năng DH” (ĐTB là 2,69 - xếp TB 1),
“Các kỹ năng học tập” (ĐTB là 2,57 - xếp thứ 2) và “Các kỹ năng hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao” (ĐTB là 2,45 - xếp thứ 3). Sự đánh giá của các đối tượng
khá thống nhất với sự lựa chọn trong câu hỏi số 7 và số 9. Đó là những hoạt động có
liên quan đến DH, học tập, trang bị kiến thức… luôn được coi trọng hàng đầu nên các
kỹ năng DH, kỹ năng học tập cần được rèn luyện cho SV là tất yếu. Các kỹ năng chỉ
được đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ trung bình là “Kỹ năng tham vấn nghề”
(ĐTB là 2,01 – xếp thứ 4) “Các kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục” (ĐTB là 1,84
– xếp thứ 5) và “Các kỹ năng vận động quần chúng tham gia giáo dục” (ĐTB là 1,73 –
xếp thứ 6).
So sánh giữa các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác
biệt nhưng không lớn. Cụ thể là cả giảng viên ĐHTĐHN và SV đều đánh giá cao kỹ
năng học tập (ĐTB là 2,69 và 2,60) xếp TB 2 sau kỹ năng DH. Kỹ năng tham vấn
nghề được các giảng viên ĐHTĐHN và GV PT đều đánh giá tầm quan trọng xếp thứ 3
nhưng ĐTB lại không cao (2,19 và 2,44). Còn SV đánh giá kỹ năng này ở vị trí thứ 4
với ĐTB chỉ là 1,97 điểm.
Chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 3 là một câu hỏi mở để các đối tượng
nghiên cứu trả lời về các kỹ năng tham vấn nghề cần hình thành cho SV sư phạm.
Chúng tôi đánh giá nhận thức của các đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt khá rõ.
Giảng viên ĐHTĐHN xác định nhiều nhất các kỹ năng cần hình thành cho SV (trung
bình từ 8 đến 10 kỹ năng). Các kỹ năng được nêu lên nhiều nhất là kỹ năng tìm hiểu
đặc điểm tâm sinh lý học sinh, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc
nghiệm phù hợp với HS, thu thập và phân tích thông tin về HS, kỹ năng thiết kế
chương trình hoạt động tham vấn nghề , kỹ năng thiết lập hồ sơ tham vấn nghề, kỹ
năng lưu trữ hồ sơ tham vấn nghề, kỹ năng hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá
bản thân… Điều này được lý giải là do giảng viên ĐHTĐHN có nhiệm vụ giảng dạy
và rèn luyện kỹ năng TV nghề cho SV nên các giảng viên nêu được nhiều và chính xác
các kỹ năng là tất yếu. Mặc dù tỷ lệ từ 10 đến 12 kỹ năng là chưa nhiều so với 15 kỹ
năng thành phần của kỹ năng tham vấn nghề song đó lại là những kỹ năng rất cơ bản
và cần thiết đối với SV.
Riêng đối tượng SV trả lời câu hỏi này ở nhiều mức độ khác nhau. Có 30 SV
(13,82%) nêu đúng được trên 8 kỹ năng, 56 SV (25,8%) nêu đúng được từ 5 đến 6 kỹ
năng. Nhưng cá biệt có tới 131 SV (60,37%) không nêu được kỹ năng nào hoặc có nêu
nhưng không đúng. Điều này cho thấy nhiều SV còn mơ hồ với việc rèn luyện kỹ năng
tham vấn nghề.
Như vậy có thể nhận thấy không chỉ có SV chưa ý thức được sự cần thiết phải
rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề mà cả giảng viên ĐHTĐHN cũng chưa thực sự coi
trọng vấn đề này.
2.2.3. Thực trạng kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm
Vấn đề nghiên cứu này được làm rõ bằng những dữ liệu được thu thập bởi “Câu hỏi số
5” trong Phiếu điều tra (Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng từng nhóm KN TVN của SVSP trường ĐHTĐHN
T Kĩ năng tham vấn nghề ĐTB ĐLC Xếp
T hạng
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị
1 KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS 2.04 0.69 15
2 KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm 2.20 0.07 9
phù hợp với HS
3 KN thu thập và phân tích thông tin về HS 2.25 0.09 6
4 KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng 2.08 0.25 13
HS/nhóm HS
5 KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sử dữ liệu về thế 2.13 0.16 12
giới nghề nghiệp, về nhu cầu nhân lực của thị trường
lao động
6 KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề 2.06 0.76 14
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá
trình tham vấn
7 KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề 2.17 0.96 11
của HS
8 KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân 2.37 0.09 1
9 KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về 2.28 0.82 4
ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu
nguồn nhân lực
10 KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý 2.21 0.06 7
liên quan trong quá trình chọn nghề
11 KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, 2.21 0.31 7
nghề phù hợp trên cơ sở khoa học
Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn
12 KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá 2.18 0.15 10
trình tham vấn
13 KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS 2.30 0.07 3
14 KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn 2.25 0.07 5
15 KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn 2.36 0.24 2
tiếp theo

Qua bảng 2.4 ta thấy: Tuy có sự khác biệt về giá trị trung bình, thứ hạng xếp
loại giữa các kĩ năng tham vấn nghề, nhưng điểm trung bình (ĐTB) của tất cả các kĩ
năng là tương đối thấp. Phổ điểm giá trị trung bình này là tương đối rất thấp so với
mức điểm tối đa của thang đo (4 điểm), mức điểm tối thiểu (1 điểm):
+ Cao nhất là “KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân” (ĐTB = 2.37).
KN này thể hiện ở việc sinh viên hướng dẫn HS tự tìm hiểu những điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân có ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai; hướng dẫn HS nhận thức
được điều kiện, hoàn cảnh của gia đình có tác động đến nghề nghiệp trong tương lai.
+ Thứ hai là “KN điều chỉnh và lên kế hoạch tham vấn tiếp theo” (ĐTB = 2.36). KN
này thể hiện ở việc đánh giá được kết quả của buổi tham vấn đã thực hiện, những điều
đã làm và chưa làm được trong buổi tham vấn đó để có thể tìm ra phương án điều
chỉnh và lên kế hoạch cho quá trình tham vấn tiếp theo.
+ Thứ ba là “KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của học sinh/ nhóm học sinh” (ĐTB = 2.30).
+ Thứ tư là “KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành
nghề” (ĐTB = 2.28).
+ Thứ năm là “KN thu thập và phân tích thông tin về HS” (ĐTB =2.25).
+ Thứ sáu là “KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn” (ĐTB =2.25).
+ Cùng xếp thứ bảy là “KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý...” và
“KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành nghề...” với cùng điểm trung
bình(ĐTB =2.21).
+ Thứ chín là“KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm...” ĐTB
=2.2).
+ Thứ mười là “KN phân tích thông tin sau quá trình tham vấn...” (ĐTB = 2.18).
+ Thứ mười một là “KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề...”
(ĐTB =2.17).
+ Thứ mười hai là “KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu...” (ĐTB = 2.13).
+ Thứ mười ba là “KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề...” (ĐTB = 2.08).
+ Thứ mười bốn là “KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề” (ĐTB = 2.06).
+ Cuối cùng là “KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS” (ĐTB = 2.04).

Những kĩ năng như “KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề”, “KN tìm hiểu đặc
điểm tâm sinh lí học sinh”, “KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới
nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động”, “KN nhận diện các
vấn đề liên quan đến chọn nghề của học sinh...” là những kĩ năng yếu nhất đối với sinh
viên sư phạm. Các em sinh viên có chia sẻ rằng mặc dù đã nhận thức được tầm quan
trọng của KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh tuy nhiên ngoài những cách thức
như trò chuyện, quan sát, hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm,... thì các em vẫn chưa biết
cách tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác như dùng các trắc nghiệm tâm lí, hướng
nghiệp để hiểu về tính cách, sở thích và khả năng nghề nghiệp tương lai của học sinh.
Với các kĩ năng đặc thù của tham vấn nghề như thiết lập hồ sơ, thiết kế hoạt động
tham vấn nghề, phân tích thông tin của ngành nghề, nhận diện khó khăn trong quá
trình chọn nghề thì các em lại càng phân vân và lúng túng, thậm chí chưa hiểu rõ đó là
kĩ năng gì vì chưa được tiếp cận bao giờ. Hơn nữa, trong quá trình thực hành, thực tập
sư phạm các em cũng chưa có điều kiện và thời gian để thực hiện các kĩ năng tham vấn
nghề vì kĩ năng trên cũng chưa được nêu tên và đưa vào danh mục đánh giá trong hệ
thống các kĩ năng thực tập sư phạm. Nguyên nhân của những thực trạng này là do
chương trình đào tạo giáo viên ở trường ĐHTĐHN hiện nay chưa có các học phần
chuyên biệt để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên. Trong chương trình
giảng dạy chưa chú trọng đến việc lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp nói
chung và tham vấn nghề nói riêng cho sinh viên SP… Do đó, việc đề xuất quy trình
phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là rất cần thiết, mang lại ý nghĩa to lớn về
lí luận và thực tiễn giáo dục.

2.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm
Vấn đề nghiên cứu này được làm rõ bằng những dữ liệu được thu thập bởi “Câu hỏi số
7” trong Phiếu điều tra (Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Các con đường phát triển KN TVN cho SVSP trường ĐHTĐHN
T Các con đường ĐTB ĐLC TB
T
1 Thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ sư 2.29 1
phạm 0.2
2 Thông qua thực tập sư phạm 2.24 0.06 2
3 Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.02 0.08 4
4 Thông qua hoạt động tự rèn luyện 2.19 0.22 3
5 Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp 1.92 0.28 5

Thứ tự xếp hạng trong bảng 2.6 cho thấy các kết luận quan trọng về thứ tự ưu tiên cho
các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề như sau:
- Ưu tiên nhất, nên phát triển kĩ năng tham vấn nghề thông qua dạy học các học
phần nghiệp vụ sư phạm trong bối cảnh hiện này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất (với
ĐTB = “2.29” so với giá trị cao nhất của thang đo là “3 điểm”). Các học phần nghiệp
vụ sư phạm có thể lồng ghép phát triển kĩ năng tham vấn nghề như như Tâm lý học
nghề nghiệp, Giáo dục học nghề nghiệp, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Phương pháp dạy học chuyên ngành và kĩ năng dạy học...
- Thứ hai, phát triển kĩ năng tham vấn nghề thông qua quá trình thực tập sư phạm
của sinh viên (với ĐTB = “2.24”). Lúc này, sinh viên sư phạm vừa đóng vai trò là nhà
sư phạm và nhà tư vấn nghề cho người học.
- Thứ ba, phát triển kĩ năng tham vấn nghề thông qua hoạt động tự rèn luyện của
sinh viên SP (với ĐTB = “2.19”).
- Tiếp theo, có thể phát triển kĩ năng tham vấn nghề thông qua các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp (ĐTB = “2.02”) như các hoạt động giáo dục thông qua trải
nghiệm thực tế về kĩ thuật và công nghệ, các chuyến đi thực địa tham quan...
- Cuối cùng, có thể phát triển kĩ năng tham vấn nghề thông qua tổ chức dưới hình
thức câu lạc bộ hướng nghiệp (ĐTB = “1.92”).
Xét về bản chất chung nhất, lồng ghép phát triển kĩ năng tham vấn nghề vào trong quá
trình dạy học nghiệp vụ sư phạm tức là giảng viên sẽ thiết kế các hoạt động trải
nghiệm nghiệp vụ sư phạm mà thông qua đó sinh viên sẽ được nghiên cứu, thiết kế và
thực hiện các hoạt động tham vấn nghề. Các hoạt động trải nghiệm nghiệp vụ sư phạm
cũng có nhiều mức độ khác nhau, đơn giản nhất có thể là các hoạt động xem
video/băng hình, đóng vai/ mô phỏng, nghiên cứu.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV
khoa SP trường ĐHTĐHN
Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình phát triển kĩ năng tham
vấn nghề, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 trong phiếu điều tra dành cho giảng viên và
SV ĐHTĐHN. Đồng thời kết hợp với phương pháp trao đổi với các cán bộ quản lý,
cán bộ phụ trách các phòng, ban trong trường ĐHTĐHN. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển KN TVN
của SVSP trường ĐHTĐHN
Giảng viên
SV ĐHTĐHN Tổng
T ĐHTĐHN
Các yếu tố ảnh hưởng (217) (238)
T (11)
ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB
1 Động cơ rèn luyện KN
2,32 2 2,14 2 2,21 2
TVN
2 Phương pháp tổ chức
rèn luyện KN TVN của 2,34 1 2,29 1 2,31 1
giảng viên
3 Thời lượng chương
2,28 3 2,12 4 2,17 3
trình rèn luyện
4 Điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện rèn 2,18 4 2,14 2 2,15 4
luyện
5 Sự quan tâm của cán
2,16 5 1,94 6 2,03 5
bộ quản lý các cấp
6 Sự phối hợp trong
2,06 6 2,02 5 2,03 5
trường ĐHTĐHN
Theo kết quả bảng 2.6, hai yếu tố “Phương pháp tổ chức rèn luyện KN TVN
của giảng viên ĐHTĐHN” và “Động cơ rèn luyện kỹ năng TVN của SV” là 2 yếu tố
có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐTNST (2,31 – TB 1
và 2,21 – TB 2), ĐTB đạt ở mức độ khá cao. Điều đó có nghĩa là 2 yếu tố này có ảnh
hưởng khá mạnh đến quá trình rèn luyện của SV. Sự đánh giá này là khách quan và có
cơ sở bởi lẽ cả giảng viên ĐHTĐHN và SV đều hiểu rõ chính họ là những chủ thể
đóng vai trò quyết định trong quá trình đào tạo nói chung và quá trình rèn luyện kỹ
năng TVN nói riêng.
Hai yếu tố “Thời lượng chương trình rèn luyện” và “Điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện rèn luyện” được đánh giá ảnh hưởng ở vị trí TB 3 và 4 (ĐTB là 2,17 và
2,14). Tuy nhiên sự đánh giá của giảng viên và SV lại có sự khác nhau. Giảng viên
ĐHTĐHN đánh giá yếu tố thời lượng chương trình ảnh hưởng mạnh hơn điều kiện cơ
sở vật chất vì đối với giảng viên, thời lượng chương trình là giới hạn thời gian mà họ
chính thức làm việc với SV trên lớp. Song ở góc độ phân tích ảnh hưởng của các yếu
tố đến quá trình rèn luyện, chúng tôi lại nhận thấy đây là quan điểm chưa đúng của các
giảng viên bởi lẽ trong điều kiện đào tạo theo phương thức tín chỉ hiện nay, khoảng
thời gian lên lớp của SV ngày càng rút ngắn lại, thời gian tự học, tự nghiên cứu tăng
lên. Điều đó đòi hỏi giảng viên phải tập trung vào việc hướng dẫn, giúp SV nắm được
bản chất và cách thực hiện hành động, động viên khuyến khích SV tự rèn luyện chứ
không phụ thuộc vào yếu tố thời gian trên lớp. Còn đối với SV, yếu tố điều kiện cơ sở
vật chất, các phương tiện kỹ thuật lại được SV đánh giá ảnh hưởng ở mức độ khá cao
(ĐTB là 2,14 – TB 2). Điều đó cũng khẳng định phương tiện trực quan và phương tiện
kỹ thuật luôn có sức hấp dẫn đối với người học. Vì vậy tăng cường cơ sở vật chất mặc
dù chỉ là yếu tố khách quan nhưng lại ảnh hưởng đến hứng thú, tính tích cực chủ quan
bên trong của người học. 2 yếu tố “Sự quan tâm của cán bộ quản lý các cấp” và “Sự
phối hợp giữa các đơn vị trong trường ĐHTĐHN” chỉ được đánh giá ở TB 5 và 6
nhưng mức độ ảnh hưởng vẫn đạt ở mức trung bình khá.
Như vậy có thể khẳng định các yếu tố trên đã có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến quá trình rèn luyện kỹ năng TVN cho SV ĐHTĐHN. Cần có những biện pháp
để phát huy đồng bộ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả rèn
luyện kỹ năng TVN cho SV.
Kết luận chương 2
Hiện nay, tại trường ĐHTĐHN, giảng viên và sinh viên đều nhận thức được
phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm là cần thiết. Tuy nhiên, các
điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo kĩ năng này còn hạn chế. Trong CTĐT chưa
thiết kế chuẩn đầu ra NL GDHN của SV. Thực tế, trong CTĐT cũng chưa có học phần
nào hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp nói chung và kĩ năng tham vấn nghề
nói riêng.
Đánh giá mức độ đạt được của các kĩ năng tham vấn nghề của SV, phần lớn SV
đều chỉ đạt ở mức độ trung bình, một số kĩ năng chỉ đạt mức yếu. Kết quả này phù hợp
với kết quả đánh giá hiệu quả phát triển KN TVN của SVSP nói chung ở mức trung
bình. Kết quả nghiên cứu này cũng đã phác họa bức tranh tổng quát về mức độ phát
triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm. Với điểm trung bình (ĐTB) của tất
cả các kĩ năng có thể xem là tương đối thấp so với điểm tối đa của thang đo là “4
điểm”, điểm tối thiểu của thang đo là “1 điểm”. Cao nhất là “KN hướng dẫn HS tự
nhận thức và đánh giá bản thân” (ĐTB = 2.35), thấp nhất là “KN thiết kế hoạt động
tham vấn nghề” (ĐTB = 2.03). Việc xác định mức độ đạt được này sẽ cho thấy quá
trình đào tạo cần có những tác động khác nhau đến mỗi KN thành phần; từ đó, giúp SV
phát triển KN TVN một cách toàn diện.
Có nhiều con đường để hình thành và phát triển KN TVN của SVSP nhưng
việc tác động còn chưa thường xuyên, chưa có các biện pháp rõ ràng và cụ thể, do đó đã
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo KN TVN của SV. Kết quả đánh giá các mức độ tác
động khác nhau của các con đường và các yếu tố ảnh hưởng sẽ là cơ sở đề xuất các
biện pháp phát triển KN TVN.
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN
NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đảm phát triển kĩ năng tham vấn nghề nghiệp của sinh viên
sư phạm
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Mục đích của mỗi hoạt động là kết quả dự kiến mà hoạt động cần đạt được; nó có tác
dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động mà mỗi cá nhân hay toàn bộ hệ
thống cần phải phấn đấu để đạt được. Hiệu quả của mỗi hoạt động phụ thuộc vào việc
xác định mục đích ban đầu có chính xác và phù hợp hay không. Khi xây dựng mục
đích, cần chú ý đến: Mục đích nhân cách cá nhân là mô hình con người mà mỗi cá
nhân cần phấn đấu để đạt được; Mục đích nhân cách xã hội là mô hình con người xã
hội cần đào tạo.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc chủ đạo trong việc phát triển KN
TVN của SV SP, nó chỉ đạo hướng đi của việc phát triển KN TVN của SV.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Vận dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đề tài xem xét KN TVN là một bộ
phận trong hệ thống NL giáo dục phổ thông toàn diện của GV ở trường THCS và
THPT; do đó, cần phải được hình thành và phát triển ở SV SP. Đồng thời, xác định
KN TVN đó là KN tổng hợp, được cấu trúc bởi các KN thành phần. Trong mỗi KN
thành phần lại gồm các chỉ số KN khác nhau để biểu hiện cho KN đó. Các KN thành
phần hay các chỉ số KN đều có mối quan hệ liên kết gắn bó với nhau, tương tác và phụ
thuộc lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp phát triển KN TVN của SV SP phải được xây
dựng trong một chỉnh thể; trong đó, các thành phần của KN TVN phải được liên kết,
gắn bó, thống nhất với nhau, phải tương tác lẫn nhau và phụ thuộc nhau theo một trình
tự kế tiếp. Mỗi biện pháp được thực hiện sẽ là cơ sở tiền đề để thực hiện các biện pháp
sau; đồng thời, mỗi biện pháp sau lại là sự kế tiếp, hoàn thiện và củng cố hay là bước
phát triển cao hơn, hiện thực hóa cho các biện pháp trước đó. Mỗi biện pháp cần đảm
bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình, nếu thiếu đi hoặc thực hiện kém hiệu quả một
biện pháp nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển KN TVN nói chung của SV.
Khi thực hiện các biện pháp cần phải đảm bảo linh hoạt, mềm dẻo, tránh hiện tượng
rập khuôn, máy móc.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Việc xác định các biện pháp phát triển KN TVN của SV SP cần phải dựa trên những
cơ sở thực tiễn cơ bản sau:
- Đảm bảo đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu và điều kiện thực tiễn của việc
thực hiện chương trình hoạt động GDHN cho HS ở các trường THCS và THPT, nhất là
đáp ứng được chương trình này trong Chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được
thực hiện.
- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của CTĐT SV SP: điều kiện về cơ sở vật chất, quỹ
thời gian học tập, điều kiện tổ chức các hoạt động cho SV, Các hoạt động phải được
giảng viên, SV dễ dàng tiếp nhận, triển khai, ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Điều đó
cũng nói lên tính khả thi của các biện pháp.
- Đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn nghề nghiệp của GV ở các trường THCS
và THPT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề xuất để phát triển KN TVN của SV phải đảm bảo được tính hiệu quả
toàn diện, tức là nó vừa có thể ứng dụng rộng rãi ở các cơ sở khác nhau, vừa có khả
năng nâng cao KN TVN của SV trên nhiều phương diện. Tính hiệu quả được thể hiện
ở nhiều mặt:
- Hiệu quả về kinh tế: Các biện pháp không những có thể tiết kiệm thời gian và
công sức mà còn đảm bảo chất lượng.
- Hiệu quả nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức về
HN, lý thuyết phát triển nghề nghiệp, tư vấn HN và tích hợp các nội dung HN thông
qua dạy học môn Công nghệ tương đối đầy đủ và vững chắc.
- Hiệu quả về mặt tâm lý: Đảm bảo cho việc huy động các chức năng tâm lý của
SV ở mức độ cao và toàn diện để phục vụ cho việc nâng cao KN TVN bản thân trong
mọi hoàn cảnh.
- Hiệu quả về mặt giáo dục: Các biện pháp phát triển KN TVN của SV phải
hướng đến việc rèn luyện cho SV ý thức, thái độ đúng đắn với hoạt động GDHN ở
trường PT, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của hoạt động đó.
3.1.5. Nguyên tắc tập trung vào năng lực của sinh viên
Nguyên tắc này đòi hỏi các KN TVN đã xây dựng luôn luôn được sử dụng làm cơ sở
để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập. Để đáp ứng
nguyên tắc này, người dạy cần xây dựng nội dung bài giảng theo hướng ứng dụng kiến
thức để SV có thể giải quyết vấn đề thực tiễn hơn là chỉ đơn thuần truyền thụ kiến
thức. Mỗi một nội dung được xây dựng cần xác định rõ KN TVN nào được hình thành
và phát triển, phát triển đến mức độ nào. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy
học, cần đảm bảo sự tham gia một cách tích cực của SV, do đó, giảng viên cần quan
tâm, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, có
biện pháp kiểm tra, đánh giá sự tham gia và kết quả thực hiện hoạt động của SV.
3.1.6. Nguyên tắc coi trọng hoạt động thực hành, trải nghiệm
Các biện pháp được đặt ra là nhằm phát triển KN TVN của SV; qua đó, đáp ứng các
yêu cầu thực tiễn của hoạt động GDHN ở trường phổ thông; do đó, các biện pháp phải
hướng đến khả năng làm việc thực tế. Mặc khác, KN cũng chỉ được phát triển và thể hiện
thông qua các tình huống cụ thể, các hoạt động gắn với thực tiễn. Vì vậy, quá trình đào
tạo SV cần tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các giờ học thực hành.
3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng TVN của sinh viên sư phạm
Một biện pháp muốn thực hiện thường cần phải có những điều kiện nhất định.
Để lựa chọn các biện pháp giáo dục, không chỉ cần biết khả năng của biện pháp mà
còn cần nắm được đặc điểm của HS, NL của GV, tình hình thiết bị của nhà trường và
quan trọng hơn là mục đích, nhiệm vụ và nội dung bài học.
Phát triển KN TVN của SV được xem là sự vận động của khả năng thực hiện
hoạt động GDHN theo các nhiệm vụ của SV từ không có khả năng đến việc hoàn thiện
khả năng, từ khả năng ở mức thấp đến mức cao thì biện pháp ở đây là cách làm, cách
thực hiện để bồi dưỡng KN TVN của SV SP ở trường đại học.
Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động GDHN ở trường
THCS và THPT, các nghiên cứu về KN và phát triển KN nói chung, nghiên cứu về
KN TVN mà GV cần có để đáp ứng được nhiệm vụ GDHN; thực trạng phát triển KN
TVN của SV SP hiện nay, chúng tôi đề xuất 3 biện pháp phát triển KN TVN của SV
bao gồm:
+ Tích hợp KN TVN vào CTĐT ngành SP;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, HN cho SV
+ Tổ chức dạy học theo hướng phát triển KN TVN của SV thông qua các nhiệm
vụ học tập
3.2.1. Tích hợp năng lực giáo dục hướng nghiệp vào chương trình đào tạo ngành
Sư phạm
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Xác định nội dung và các yêu cầu cụ thể của từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng
tham vấn nghề nhằm giúp giảng viên, SV nhận thấy rõ những công việc cần làm và
yêu cầu cần đạt được để hình thành từng kỹ năng đó.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Xác định hệ thống kỹ năng thành phần trong kỹ năng tham vấn nghề, phân chia các
kỹ năng đó thành từng nhóm kỹ năng đảm bảo logic khoa học và hợp lý.
- Cụ thể hóa nội dung của từng kỹ năng thành phần thành các công việc hay các thao
tác cụ thể để làm căn cứ hướng dẫn SV rèn luyện từng kỹ năng thành phần đó.
- Xác định các yêu cầu cần đạt cho mỗi kỹ năng thành phần để SV nhận thức rõ mục
tiêu phấn đấu. Đồng thời, đó cũng là tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của từng kỹ
năng thành phần trong kỹ năng tham vấn nghề của SV.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Để xây dựng nội dung rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề cho SV ĐHTĐHN,
chúng tôi đề xuất các bước thực hiện như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chương trình giáo dục hướng nghiệp ở
trường phổ thông, các vấn đề lý luận về kỹ năng tham vấn nghề nói chung và tổ chức
hoạt động tham vấn nghề cho HS nói riêng.
- Nghiên cứu quá trình GV chủ nhiệm lớp tư vấn nghề nghiệp cho HS để xác
định những công việc cụ thể người GV phải thực hiện và trình tự thực hiện những
công việc đó. Từ đó xác định những kỹ năng cần thiết để tổ chức tốt hoạt động TV
nghề ở trường PT.
- So sánh các kỹ năng đó với hệ thống các kỹ năng TVN mà SV đã được rèn
luyện để xác định những kỹ năng nào SV đã có và những kỹ năng nào còn thiếu để đề
xuất các kỹ năng thành phần trong kỹ năng tham vấn nghề cần rèn luyện cho SV
ĐHTĐHN.
- Khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên ĐHTĐHN, SV ĐHTĐHN, GV PT và
các chuyên gia về tham vấn nghề để các đối tượng đánh giá về mức độ cần thiết của
từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng tham vấn nghề của SV ĐHTĐHN.
- Xây dựng nội dung rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề cho SV ĐHTĐHN dựa
trên hệ thống các kỹ năng thành phần đã xác định.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nội dung rèn luyện nêu trên là những kỹ năng thành phần cơ bản trong kỹ năng tham
vấn nghề của SV ĐHTĐHN. Khi sử dụng nội dung này, giảng viên và SV cần vận
dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế như trình độ và khả năng của SV,
thời lượng của chương trình, điều kiện học tập của nhà trường... Giảng viên có thể bổ
sung thêm các kỹ năng khác nếu SV chưa đáp ứng được các yêu cầu trên hoặc giảm
bớt một số kỹ năng nếu SV đã được luyện tập thành thạo trong các nội dung rèn luyện
NVSP khác.
3.2.1.5. Ví dụ minh họa học phần Giáo dục hướng nghiệp
Trong CTĐT, dựa vào kết quả đánh giá ở chương 2 về các con đường phát triển
KN TVN của SV; có thể thấy, học phần Giáo dục hướng nghiệp đóng một vai trò quan
trọng, tác động nhiều nhất đến các thành phần của kĩ năng tham vấn nghề. Vì vậy, đề
tài đã đề xuất xây dựng ví dụ minh họa đề cương môn học của học phần này. Cụ thể:
Xây dựng nội dung và tổ chức dạy học:
Nội dung dạy học học phần “Giáo dục hướng nghiệp” phải đảm bảo phát triển
các thành tố của kĩ năng tham vấn nghề đã được xác định và phù hợp với nội dung GDHN
ở trường THPT. Chương trình/nội dung giảng dạy sẽ được chia thành các module trong
đó tập trung phát triển từng NL cụ thể của người học theo mục tiêu đề ra.
Khi xây dựng nội dung học phần cần lưu ý lựa chọn và sử dụng đa dạng các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của SV; phương pháp nào
cũng phải đảm bảo được nguyên tắc SV tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với
sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên; phương tiện dạy học như các tài liệu, dụng cụ
dạy học phải đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giảng dạy; SV phải được
thông báo trước về các NL cần đạt được và được phản hồi liên tục về sự tiến bộ trong
học tập nhằm có những hành động phù hợp để cải tiến, nâng cao chất lượng học tập
của SV.
Nội dung học phần “Giáo dục hướng nghiệp” bao gồm 4 modul, mỗi modul
gồm các chủ đề như sau:
Module 1: Một số khái niệm cơ bản về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông (2 tiết)
Chủ đề 1: Một số khái niệm cơ bản về hướng nghiệp
Chủ đề 2: Năng lực hướng nghiệp của học sinh
Module 2: Lý thuyết phát triển nghề nghiệp (6 tiết)
Chủ đề 3: Khái quát về nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động
Chủ đề 4: Một số lý thuyết về hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp
Chủ đề 5: Lựa chọn nghề nghiệp
Module 3: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (14 tiết)
Chủ đề 6: Nội dung và các nguyên tắc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Chủ đề 7: Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Chủ đề 8: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông
Module 4: Tham vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (8 tiết)
Chủ đề 9: Phương pháp và kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Chủ đề 10: Vận dụng các phương pháp và kỹ năng tư vấn hướng nghiệp trong
việc hỗ trợ học sinh phát triển NL hướng nghiệp.
Đề cương chi tiết được trình bày cụ thể tại Phụ lục 3.
3.2.2.Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Hình thành thói quen, thái độ tích cực và rèn luyện kỹ năng TVN của SV (như là
những thành tố của KN TVN) trong hoạt động và bằng hoạt động. Thiết kế các hoạt
động trải nghiệm TVN sẽ giúp SV kết nối kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm học được
trong nhà trường với thực tiễn nghề nghiệp mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy
thêm và dần chuyển hóa thành NL.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Khi thiết kế hoạt động trải nghiệm TVN cho SV cần lưu ý đến khả năng vận
dụng kiến thức, kỹ năng TVN vào thực tiễn; tăng cường sự tương tác giữa các cá nhân,
thông qua đó hướng đến phát triển các thành tố KN TVN ở mức độ cao.
Nội dung của hoạt động trải nghiệm cần mang tính tổng hợp kiến thức, kỹ năng
của nhiều học phần trong CTĐT. Điều đó giúp cho SV dễ dàng, thuận lợi hơn trong
việc vận dụng kiến thức, kỹ năng thu nhận được vào thực tế. Quá trình thực hiện hoạt
động trải nghiệm cần lưu ý để SV được phát huy vai trò chủ thể, tích cực, chủ động, tự
giác và sáng tạo. SV cần được chủ động tham gia và tất cả các khâu của quá trình hoạt
động: chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động.
Các hoạt động/công việc cần hướng tới rèn luyện kỹ năng và thái độ của SV đối với
định hướng nghề, tư vấn nghề, tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính SV, từ đó hình
thành các NL thành tố của NL GDHN.
Hoạt động trải nghiệm giúp SV phát triển KN TVN có thể được tổ chức thông qua các
hình thức khác nhau:
- Quy mô tổ chức: Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức theo nhóm, theo
lớp, theo khóa. Quy mô theo lớp và nhóm là quy mô tổ chức đơn giản, mất ít thời gian
và SV tham gia được nhiều hơn, có nhiều khả năng hình thành, phát triển các NL của
SV.
- Địa điểm: có thể tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà
trường như trên lớp, ở khoa, trung tâm tư vấn HN.
- Hình thức tổ chức: hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình dạng
khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn, tổ chức trò chơi, sân khấu hóa,
tham quan trải nghiệm ở trung tâm tư vấn HN, các buổi tư vấn và HN. Mỗi một hình
thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định, và nhờ vào
các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng này, SV sẽ phát triển được NL một cách
hiệu quả, hấp dẫn. Ví dụ:
+ Tổ chức thi thiết kế Robocon giữa SV trong khoa và SV, HS các trường bạn;
+ Hội nghị SV nghiên cứu khoa học;
+ Ngày hội giới thiệu cơ hội việc làm
+ Các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Các hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm là hoạt động rất được chú trọng và thường xuyên tổ chức tại khoa, trường
sư phạm. Ngoài học phần “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”, Thực hành
sư phạm và Thực tập sư phạm, hoạt động này còn được tổ chức 1 năm/1 lần cho SV tất
cả các khóa thông qua các giờ rèn luyện và cuộc thi “Nghiệp vụ sư phạm”. Do vậy, có
thể tích hợp nội dung GDHN vào trong hoạt động này nhằm phát triển KN TVN của
SV như sau: tổ chức buổi rèn luyện chuyên đề về GDHN cho SV trong tuần lễ nghiệp
vụ sư phạm; lồng ghép nội dung GDHN vào các câu hỏi, xử lý tình huống trong cuộc
thi “Nghiệp vụ sư phạm”; tổ chức một nội dung thi riêng như thi thiết kế “Tổ chức
hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp” cho HS phổ thông.

- Để thực hiện các hoạt động này, cần xác định các bước hay quy trình xây dựng
và thực hiện. Các bước/quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm HN cho SV rất đa
dạng, phong phú, tùy theo mục tiêu, nội dung và điều kiện hoạt động cụ thể. Tuy
nhiên, về cơ bản có thể gồm các bước sau:

Hình 3.1. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm GDHN cho SV

- Bước 1: Thiết kế hoạt động trải nghiệm:

Trong bước này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:


+ Xác định chủ đề: Việc xác định chủ đề trải nghiệm cần phải dựa trên cơ sở
xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm đó. Khi xác định mục tiêu cần làm rõ
hoạt động trải nghiệm này có thể hình thành, phát triển cho SV những NL nào sau khi
tham gia hoạt động; những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở
SV sau hoạt động.
+ Xác định nội dung và hình thức của hoạt động: Căn cứ vào chủ đề, mục tiêu
đã xác định, điều kiện hoàn cảnh cụ thể và NL của SV để xác định nội dung phù hợp
cho các hoạt động, cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa
chọn hình thức hoạt động tương ứng.
+ Lập kế hoạch, thiết kế chi tiết các hoạt động: Lập kế hoạch để thực hiện là
tìm các nguồn lực và thời gian, không gian cần cho việc thực hiện các mục tiêu. Trong
bước này cũng cần phải xác định cụ thể nội dung mỗi công việc, hoạt động; tiến trình
và thời gian thực hiện các hoạt động đó; yêu cầu cần đạt của mỗi hoạt động.
- Bước 2: Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm:
+ Chuẩn bị: Đối với giảng viên, cần nắm vững nội dung và hình thức đã xác định,
phân công nhiệm vụ cho các đối tượng tham gia, chia và phân công nhiệm vụ cho các
nhóm SV. Đối với SV, cần chủ động giao nhiệm vụ trong tập thể lớp, nhiệm vụ trong
từng nhóm.
+ Triển khai thực hiện: Cần liên hệ, thống nhất với các bên liên quan để phối hợp tổ
chức một cách hợp lý, thường xuyên theo dõi và hỗ trợ SV trong quá trình thực hiện.
- Bước 3: Đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm:
Tổ chức cho SV báo cáo kết quả thực hiện được. Các tiêu chí đánh giá được đưa ra cụ
thể, có sự đánh giá, nhận xét chéo giữa các SV và đánh giá của giảng viên. Đồng thời,
trên cơ sở kết quả thu hoạch, nhận xét của SV, giảng viên đánh giá kết quả thu được
chung của hoạt động trải nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp khắc phục,
điều chỉnh trong các hoạt động trải nghiệm kế tiếp.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để tổ chức thực hiện một hoạt động trải nghiệm nói trên, cần có sự tham gia đồng bộ
của đội ngũ viên chức toàn khoa/ngành đào tạo: từ Ban chủ nhiệm khoa, giảng viên
làm công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, Liên chi đoàn, Hội SV,.. và nhất là sự
tham gia chủ động, tích cực của SV.
3.2.2.4. Ví dụ minh họa
Trong CTĐT ngành SP có thể và đã thực hiện tổ chức cho SV một số các hoạt động
trải nghiệm sau:
- Chương trình tham vấn HN cho SV của Khoa SP (hướng học/tư vấn học tập,
HN, giới thiệu cơ hội việc làm, )
- Tổ chức tham quan, ngoại khóa cho SV SP tại các cơ sở, nhà máy sản xuất
như nhà máy thủy điện Hòa Bình,..
3.2.3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên thông qua các nhiệm vụ học tập
3.2.3.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tổ chức dạy học cho SV trong quá trình học tập bằng các nhiệm vụ học tập
theo mức tăng dần độ khó nhằm củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển
KN TVN của SV.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trong quá trình triển khai dạy học nội dung các học phần, đặc biệt là học phần
Giáo dục hướng nghiệp giảng viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực để thúc đẩy SV thực hiện hiệu quả các hoạt động, tự lĩnh hội tri thức;
giảng viên chỉ là người tổ chức, hỗ trợ SV nghiên cứu. Các nhiệm vụ học tập SV được
giao cần phải được tăng dần về mức độ khó, phức tạp để SV có cơ hội phát triển NL,
chuyển từ vùng phát triển hiện tại đến vùng phát triển gần; đồng thời các nhiệm vụ, nội
dung học tập cần phải gắn liền với các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng giải
quyết vấn đề và khả năng giao tiếp.
Thực hiện biện pháp này, chúng tôi đề xuất tổ chức dạy học trên cơ sở thiết kế
các nhiệm vụ học tập dựa vào hoạt động tương tác của SV và đề xuất giáo án (kế
hoạch dạy học) một số chủ đề trong học phần Giáo dục hướng nghiệp.
a. Đề xuất thiết kế các nhiệm vụ học tập dựa vào hoạt động tương tác của SV theo mức
tăng dần độ khó để phát triển KN TVN của SV
Kết quả các nhiệm vụ học tập được thiết kế dựa vào hoạt động tương tác của
SV cần đạt theo 4 mức tăng dần độ khó, như sau:
- Mức 1: Nhiệm vụ học tập tương đối đơn giản để SV trả lời dựa trên những kiến
thức đã có hoặc kinh nghiệm thực tiễn. Thời gian thực hiện thường khoảng 5-7 phút
đầu giờ với hình thức thảo luận nhóm nhỏ (2 SV). Đây là hoạt động mở đầu, gợi mở về
nội dung sẽ học trong bài.
- Mức 2: Thiết kế nhiệm vụ học tập để SV tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới
của bài học. SV thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc các tài liệu, thông tin cơ bản về nội
dung bài học; đối chiếu với những ý kiến đã đưa ra ở nhiệm vụ 1. Thời gian diễn ra nhiệm
vụ tùy thuộc vào nội dung bài với hình thức thảo luận nhóm (từ 2 - 4 SV/nhóm phụ thuộc
vào mức độ phức tạp của nhiệm vụ).
- Mức 3: Nhiệm vụ học tập được thiết kế để SV vận dụng các kiến thức, kỹ năng
đã được học vào giải quyết các nhiệm vụ/tình huống/bài tập cụ thể để từ đó khắc sâu kiến
thức đã học. SV phải có khả năng phân tích, tổng hợp thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Hoạt động này diễn ra trong quá trình tổ chức dạy học với nhóm SV từ 4 – 6 người.
- Mức 4: Nhiệm vụ thiết kế với yêu cầu cao, khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn tốt; SV phải có khả năng tư duy sáng tạo, thu thập và xử lý dữ liệu tốt; hoạt
động nhóm một cách tích cực. Ở mức độ này, các nhiệm vụ thường có liên hệ trực tiếp
với hoạt động GDHN ở trường phổ thông. Thời gian thực hiện tương đối dài với quy
mô khoảng 6 SV/nhóm.
Tổ chức hoạt động theo nhóm thường thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Giảng viên căn cứ vào nội dung bài học, giao nhiệm vụ cho SV một
cách cụ thể về số lượng SV/nhóm, cách thức và thời gian thực hiện.
- Bước 2: SV trao đổi để thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình này, giảng viên
thường xuyên theo dõi để định hướng, hỗ trợ SV thực hiện, nhắc nhở SV hoạt động tích
cực trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Tổ chức cho SV báo cáo, đánh giá kết quả. Giảng viên có thể yêu cầu 1
nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung thêm ý kiến hoặc đưa ra những
biểu mẫu đáp án cụ thể để các nhóm SV chấm chéo kết quả của nhau; với hình thức
này, kết quả nghiên cứu của toàn bộ các nhóm SV sẽ được đánh giá, đồng thời, thông
qua hoạt động này SV lại được 1 lần nữa khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- Bước 4: Giảng viên đánh giá, nhận xét và tổng kết kết quả hoạt động nhóm của
SV. SV chốt lại những kiến thức, kỹ năng cần ghi nhớ.
Khi thực hiện các nhiệm vụ ở mức cao, có sự tham gia của nhiều SV, giảng
viên cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể để đảm bảo tất cả SV tham gia thực hiện một
cách đồng đều, đánh giá đúng vai trò, thái độ và NL của SV khi hoạt động nhóm.
b. Thiết kế giáo án theo hướng phát triển KN TVN của SV
Dựa trên các chỉ báo hành vi KN TVN đã được tích hợp trong học phần Giáo
dục học, khi thiết kế giáo án cần phải thiết kế các hoạt động dạy học đảm bảo đáp ứng
được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và các chỉ báo NL đã đặt ra. Giáo án
cần thể hiện rõ NL được phát triển thông qua mỗi hoạt động SV thực hiện. Cuối mỗi
giáo án cần có một số các bài tập ngắn nhằm đánh giá kết quả học tập của SV nhằm
củng cố, kiểm tra kiến thức SV thu nhận được. Đồng thời, các bài tập cũng cần hướng
đến giải quyết vấn đề các tình huống thực tiễn.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này, giảng viên cần phải xác định rõ KN TVN cần
đạt trong học phần để làm cơ sở thiết kế hoạt động dạy học; nắm vững các kỹ thuật
dạy học theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của SV; có biện pháp để đảm bảo
mọi SV đều phải tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập.
3.2.3.4. Ví dụ minh họa
* Ví dụ minh họa nhiệm vụ hoạt động:
Khi dạy học chủ đề “Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông”, giảng viên có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập cho SV như sau:
Mức 1: Bằng những kinh nghiệm bản thân khi là HS phổ thông, anh/chị đã
được GDHN ở trường THPT thông qua những con đường/hình thức nào? Cho ví dụ.
Mức 2: Anh/Chị hãy đọc tài liệu (chương 3 – chủ đề 7) và cho biết những con
đường GDHN ở trường THPT?
Giảng viên sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để các nhóm SV tìm hiểu về mục tiêu,
vai trò và cách thức thực hiện các biện pháp: vòng 1, mỗi nhóm SV sẽ thảo luận về
cách thức thực hiện 1 biện pháp. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên
trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trở
thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời
của nhóm ở vòng 2. Vòng 2, giảng viên hướng dẫn SV hình thành các nhóm mới, đảm
bảo mỗi một biện pháp đều có ít nhất 1 chuyên gia trong nhóm mới; hướng dẫn nhóm
mới thực hiện nhiệm vụ thứ 2: thể hiện các hình thức GDHN ở phổ thông dưới dạng sơ
đồ mind map.
Mức 3: Giảng viên sử dụng kỹ thuật bể cá để SV thảo luận về mức độ quan
trọng của các hình thức GDHN; khả năng cũng như thuận lợi, khó khăn khi thực hiện
GDHN qua hình thức đó ở trường phổ thông, lấy ví dụ chứng minh.
Mức 4: Yêu cầu mỗi nhóm SV lựa chọn và thiết kế nội dung GDHN ở trường
phổ thông theo một hình thức GDHN.
* Ví dụ minh họa giáo án: ví dụ minh họa giáo án 2 chủ đề trong học phần
“Giáo dục hướng nghiệp” được trình bày ở Phụ lục 4.
3.2.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Phát triển KN TVN cần phải đáp ứng yêu cầu phát triển KN TVN một cách
toàn diện cho SV theo các chỉ số thực hiện đã được thiết lập. Đồng thời, các KN TVN
của SV phải được đánh giá đúng mức độ đạt được để có các hình thức tác động phù
hợp nhằm phát triển được NL đó theo các mức độ đặt ra; cùng một chỉ báo NL, có thể
được phát triển mức thấp ở biện pháp này và phát triển mức cao ở biện pháp khác. Bên
cạnh đó, các hình thức phát triển NL phải đa dạng, tăng cường hoạt động thì mới kích
thích và phát huy được sự tích cực của SV, giúp SV dễ dàng phát triển NL của bản thân.
Từ đó, có thể thấy, các biện pháp đã xây dựng có mối liên hệ mật thiết với
nhau; trong đó, biện pháp “Tích hợp KN TVN vào CTĐT ngành SP” là cơ sở để xác
định việc phát triển NL ở hai biện pháp “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho SV” và “Tổ chức dạy học theo hướng phát triển KN TVN cho SV thông
qua các nhiệm vụ học tập”. Ngược lại, hai biện pháp này tác động trực tiếp đến việc
phát triển KN TVN của SV, do đó đáp ứng việc phát triển KN TVN một cách đầy đủ,
đồng bộ.
Vì vậy, để hình thành và phát triển KN TVN cho SV đạt hiệu quả thì cần phối
kết hợp cả 3 biện pháp một cách khoa học, linh hoạt và hệ thống.
3.2.5. Kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho sinh viên sư phạm
3.2.5.1. Mục đích
Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển kĩ năng tham
vấn nghề của SV sư phạm đã đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh, mở rộng triển khai các
biện pháp.
3.2.5.2. Số lượng và thành phần chuyên gia
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 24 chuyên gia về lĩnh vực tham vấn nghề,
phát triển kĩ năng cho sinh viên, các giảng viên dạy học Tâm lí học, Giáo dục học,
Nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học Thủ Đô Hà Nội và Đại học sư phạm Hà Nội.
Các chuyên gia đều có trình độ thạc sĩ trở lên, thuộc chuyên môn Tâm lí học, Giáo dục
học.
3.2.5.3. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá bao gồm những phần trọng tâm của các biện pháp phát triển
kĩ năng tham vấn nghề của SV SP:
Nội dung học phần Giáo dục hướng nghiệp;
Cách thức thiết kế nhiệm vụ học tập để phát triển KN TVN;
Cách thức thiết kế các hoạt động trải nghiệm.
3.2.5.4. Phương pháp, kỹ thuật và tiến trình thực hiện
a. Phương pháp thực hiện
Phương pháp chuyên gia được tiến hành qua phương pháp phỏng vấn và
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện song
song với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi..
Phương pháp sử dụng phiếu hỏi được thực hiện để xin ý kiến nhận xét, đánh giá
về các biện pháp thực hiện để phát triển kĩ năng tham vấn nghề của SV SP.
b. Kỹ thuật và công cụ xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý số liệu khi phân tích ý kiến của chuyên
gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
SV SP trường ĐHTĐHN.
c. Tiến trình thực hiện
Ở đây chỉ trình bày tiến trình thực hiện phương pháp sử dụng phiếu hỏi. Tiến
trình thực hiện như sau:

(1) Biên soạn nội dung xin ý kiến chuyên gia. Bao gồm 2 phần nội dung chính:

(2) Nội dung phiếu xin ý kiến chuyên gia (Phụ lục 6 ).
(3) Tài liệu tóm tắt nội dung chính trong đề tàicần đánh giá qua chuyên gia.
(2) Lập danh sách thành phần chuyên gia
(3) Gửi phiếu xin ý kiến chuyên gia thông qua email hoặc gửi trực tiếp
(4) Thu phiếu, xử lý kết quả (tổng hợp thông tin, phân tích thông tin; tổng hợp
kết quả phương pháp chuyên gia).
(5) Tiến hành trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia về những vấn đề liên
quan đến nội dung trả lời trong phiếu.
3.2.5.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia
a. Tính cần thiết của các biện pháp
Chúng tôi đã xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp phát
triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm, kết quả được thể hiện ở biểu đồ
dưới đây: Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy, hầu hết các ý kiến đánh giá đều cho rằng biện
pháp đề tài đề xuất là rất cần thiết. Trong đó, biện pháp tích hợp KN TVN vào CTĐT
ngành SP là 79.2%; biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm là 75% và biện pháp
dạy học theo hướng phát triển NL cho SV thông qua các nhiệm vụ học tập tăng dần
mức độ khó là 70.8%. Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp này không hoặc ít
cần thiết.
Chart Title
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Tích hợp KN TVN vào Tổ chức các hoạt Tổ chức dạy học theo
chương trình đào động trải nghiệm, hướng phát triển kĩ
tạo ngành SP hướng nghiệp cho năng tham vấn nghề
SV của sinh viên thông
qua các nhiệm vụ
học tập

Cần thiết Rất cần thiết

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển kĩ năng
tham vấn nghề của sinh viên sư phạm
b. Tính khả thi của các biện pháp
Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều khả thi để triển khai
thực hiện, trong đó biện pháp tích hợp KN TVN vào CTĐT ngành SP có 54,2% ý kiến
cho rằng khả thi, 45,8% ý kiến cho rằng rất khả thi; biện pháp tổ chức các hoạt động
trải nghiệm có 62.5% cho rằng khả thi và biện pháp dạy học theo hướng phát triển NL
cho SV thông qua các nhiệm vụ học tập tăng dần mức độ khó là 58.3% khả thi. Không
có biện pháp nào đánh giá là không khả thi hay ít khả thi.

Chart Title

60
40
20
0
Tích hợp KN Tổ chức các Tổ chức dạy
TVN vào CTĐT hoạt động trải học theo hướng
ngành sư phạm nghiệm, hướng phát triển kĩ
nghiệp cho SV năng tham vấn
nghề của sinh
viên thông qua
các nhiệm vụ
học tập

Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm
c. Đánh giá chất lượng các kết quả minh họa cho biện pháp

Bảng 3.1. Đánh giá các kết quả minh họa cho biện pháp
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐLC
Kém Đạt Tốt Rất tốt
1.Tích hợp kĩ năng tham vấn nghề vào CTĐT ngành SP
Đề cương học phần “Giáo dục hướng 0% 8.3% 58.4% 33.3% 0.607
nghiệp”
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên
Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm 0% 4.2% 54.2% 41.6% 0.57
Chủ đề minh họa Hoạt động trải nghiệm 0% 4.2% 79.2% 16.7% 0.44
“Tham vấn hướng nghiệp”
3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên
thông qua các nhiệm vụ học tập
Đề xuất thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm 0% 4.2% 70.8% 25% 0.51
phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên dựa vào hoạt động tương tác của SV
theo mức tăng dần về độ khó
Giáo án minh họa chủ đề “Một số lý thuyết 0% 8.3% 58.3% 33.4% 0.61
về hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp”

Kết quả bảng 3.1 cho thấy hầu hết các sản phẩm minh họa các biện pháp đều
đạt từ mức đạt trở lên, trong đó các ý kiến đánh giá đều tập trung ở mức tốt. Trong đó
sản phẩm minh họa được đánh giá ở mức độ cao nhất là Quy trình thiết kế hoạt động
trải nghiệm chiếm 41,6%, tiếp theo là đề cương chi tiết chương trình “Giáo dục hướng
nghiệp” và Giáo án minh họa chủ đề “Một số lý thuyết về hướng nghiệp và phát triển
nghề nghiệp”. Đây là những ví dụ minh họa được cho là phù hợp, rõ ràng, có tính khả
thi nhất trong các biện pháp. Trao đổi rõ hơn với chuyên gia, chúng tôi nhận thấy các
chuyên gia đều cho rằng chương trình Giáo dục hướng nghiệp rất phù hợp với sinh
viên sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội trong bối cảnh định hướng nghề nghiệp
hiện nay.
Kết luận chương 3
Dựa trên khung lý thuyết về phát triển kĩ năng tham vấn nghề và kết quả khảo sát
thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ
Đô Hà Nội, nhóm tác giả đề tài đã xây dựng các biện pháp dưới sự chỉ đạo của các
nguyên tắc đề xuất để tổ chức hiệu quả hoạt động phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho SVSP, các biện pháp đề xuất gồm 3 biện pháp sau đây:
Tích hợp KN TVN vào CTĐT ngành SP
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho SV
Tổ chức dạy học theo hướng phát triển KN TVN cho SV thông qua các nhiệm vụ
học tập
Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, giúp cho
hoạt động phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SVSP đảm bảo tính hệ thống, tính
toàn diện.
Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi
qua việc xin ý kiến của chuyên gia.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP có vai trò quan trọng, giúp cho sinh
viên SP sau khi ra trường vừa đảm nhiệm tốt việc giảng dạy chuyên môn, vừa có kiến
thức, kĩ năng mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham vấn
nghề ở các cơ sở giáo dục - Đây là một trong những hướng đi nhằm thực hiện mục tiêu
kép trong đào tạo giáo viên. Trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc cần làm khi
thực hiện tham vấn nghề của giáo viên, chúng tôi đề xuất những kĩ năng cần có của
giáo viên làm công tác tham vấn nghề.
Thực tiễn việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP ở trường ĐHTĐHN cho
thấy: cả giảng viên và sinh viên đều quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng, sự
cần thiết của phát triển kĩ năng tham vấn nghề tuy nhiên nhận thức về tham vấn nghề
và phát triển kĩ năng tham vấn nghề còn chưa đầy đủ. Việc dạy học NVSP còn nặng về
lý thuyết, những hoạt động trải nghiệm của sinh viên nhằm phát triển kĩ năng dạy học
nói chung và kĩ năng tham vấn nghề nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức…..
Như vậy, từ việc nghiên cứu lý luận về phát triển KN TVN nói chung,và đánh giá thực
trạng về KN TVN của sinh viên khoa SP trường ĐHTĐHN nói riêng , chúng tôi đã đề
xuất được 3 biện pháp phát triển KN TVN của SV SP trong quá trình đào tạo. Nhờ các
biện pháp này, KN TVN của SV sẽ ngày càng được nâng cao; qua đó, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường phổ thông.
2. Khuyến nghị
*Đối với trường ĐHTĐHN và khoa Sư phạm
- Xây dựng và đưa vào chương trình NVSP học phần giáo dục hướng nghiệp.
Ngoài những nội dung về giáo dục hướng nghiệp nói chung thì cần tập trung vào nội
dung về tham vấn nghề và việc rèn luyện kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SP.
- Xây dựng chương trình và tổ chức chuyên đề bồi dưỡng giảng viên về lồng
ghép nội dung tham vấn nghề trong dạy học NVSP…
- Kết nối với các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường phổ thông…để phối hợp tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, các buổi tham vấn nghề nhằm rèn luyện kĩ năng tham vấn nghề cho
sinh viên SP.
- Tăng cường cơ sở vật chất, sự chủ động về không gian, thời gian cho giảng viên
để có thể linh hoạt sử dụng các hình thức dạy học theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát
triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
*Đối với giảng viên dạy NVSP
- Học tập, nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng
viên về tham vấn nghề.
- Tích cực trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án học tập, các trường hợp có
liên quan đến tham vấn nghề để sử dụng trong dạy học NVSP với những phương pháp
phù hợp nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
*Đối với sinh viên SP
Nhận thức được ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng tham vấn nghề trong quá trình học
NVSP nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai.
- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để tìm kiếm thông tin, giải
quyết các nhiệm vụ học tập và tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
Luôn nỗ lực và hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày trong quá trình học tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Doãn Ngọc Anh (2015), “Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David
A. Kolb vào dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm”, Tạp chí Giáo
dục, số 360 tr. 53-55.
[2]. Doãn Ngọc Anh (2019), Dạy học môn giáo dục học cho sinh viên đại học sư
phạm theo tiếp cận trải nghiệm, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[3]. Đặng Danh Ánh (2002), “Hướng nghiệp trong trường phổ thông”, Tạp chí
Giáo dục, số 42.
[4]. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Văn hóa thông tin.
[5]. Nguyễn Văn Bảy (2015), Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo
nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn, Luận án tiến sĩ Giáo dục học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục kĩ năng sống dựa vào trải nghiệm”,
Tạp chí Giáo dục Số 203 tr. 18-19, 15.
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị 33/2003/ CT- BGDĐT về tăng
cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, ngày 23 tháng 07 năm 2003.
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Chỉ thị số1537/CT-BGDĐT về tăng cường
và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ
sở giáo dục, đào tạo, ngày 05 tháng 05 năm 2014.
[9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV về việc
triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên, ngày 28 tháng 10 năm 2005.
[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số3119/BGDĐT-GDCN ngày
17 tháng 6 năm 2014 về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp,
đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Hoạt
động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
[12]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông báo 3119/BGDĐT-GDCN V/v
hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp
cho học sinh phổ thông, ngày 17 tháng 06 năm 2014.
[13]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban
hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ
thông, ngày 22 tháng 10 năm 2009.
[15]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban
hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học, ngày 28 tháng 03 năm 2011.
[16]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 16/2017/TT -BGD & ĐT về
hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong
các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngày 12 tháng 07 năm 2017.
[17]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT- BGD&ĐT về
ban hành chương trình phổ thông, ngày 26 tháng 12 năm 2018.
[18]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2019), Bản tin cập nhật thị trường
lao động Việt Nam, số 24, quý IV năm 2019.
[19]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Tích hợp trong dạy học sinh học, Nhà xuất
bản Đại học Thái Nguyên.
[20]. Trịnh Văn Cường (2013), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong
dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái
Nguyên.
[21]. Trịnh Văn Cường (2013), “Một số hình thức hướng nghiệp cho học sinh
trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 306.
[22]. Trịnh Văn Cường (2013), “Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục,
số 310.
[23]. Dewey, J. (1910), John Dewey – Cách ta nghĩ, bản dịch của Vũ Đức
Anh năm 2014, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
[24]. Dewey, J. (1916), Dân chủ và giáo dục, bản dịch của Phạm Anh Tuấn,
Nhà xuất bản Tri thức năm 2014, Hà Nội.
[25]. Dewey, J. (1938, 1998 by Kappa Delta Pi), Kinh nghiệm và giáo
dục:The 60th Anniversary Edition, bản dịch của Phạm Anh Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ
năm 2011, Tp. Hồ Chính Minh.
[26]. Phạm Tất Dong (1996), “Đổi mới công tác hướng nghiệp phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 6.
[27]. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[28]. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006), Học mà chơi - Chơi mà học, Tổ chức
Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.
[29]. Vũ Mộng Đóa (2011), Tham vấn nghề nghiệp: Khái niệm và các lí
thuyết tiếp cận, Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Tâm lí học đường ở
Việt Nam: Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành Tâm lí học đường tại Việt Nam, Nhà
xuất bản Đại học Huế.
[30]. Trần Thị Minh Đức (2002), “Tư vấn và tham vấn – thuật ngữ và cách
tiếp cận”,Tạp chí Tâm lí học, số 8.
[31]. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình Tham vấn tâm lí, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[32]. Hội khai trí Tiến Đức (1931), Việt - Nam Tự - Điển, Trung - Bắc Tân -
Văn, Hà Nội.
[33]. Nguyễn Trường Giang (2012), Phát triển kĩ năng dạy thực hành cho
sinh viên sư phạm kỹ thuật, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội.
[33]. Nguyễn Văn Hạnh (2015), “Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lý
thuyết học tập dựa vào trải nghiệm”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Vol. 60, số 8D, tr. 151-158.
[34]. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp (2015), “Quy trình thực tập sư
phạm dựa vào chuẩn trong đào tạo giáo viên kĩ thuật”, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu giáo dục, tập 31, số 3, 2015.
[35]. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Ngọc (2015), “Thiết
kế bài học theo lý thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số
117, 5/2015.
[36]. Nguyễn Văn Hạnh (2017), Dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào học tập
trải nghiệm cho sinh viên đại học ngành sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến sĩ, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[37]. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Định (2011), “Xác định những kĩ năng
quản lý lớp học cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội số , Vol. 56, pp. 81-85.
[38]. Dương Thị Diệu Hoa (2012), Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và
phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[39]. Trương Thị Hoa (2014), “Tham vấn nghề ở trường trung học phổ
thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102, tháng 3/2014, trang 26-29.
[40]. Trương Thị Hoa (2014), “Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham
vấn nghề ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội Vol. 59, No. 6, pp. 166-173.
[41]. Trương Thị Hoa (2014), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam.
[42]. Trương Thị Hoa (2015), “Tham vấn nghề trong giáo dục hướng nghiệp ở
trường Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Vol. 60, No. 6A, pp. 181-190.
[43]. Trương Thị Hoa (2015), “Các lý thuyết trong tham vấn nghề”, Tạp chí
Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 60, No. 2, pp. 38-44.
[44]. Trương Thị Hoa (2016), Đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho
sinh viên Đại học Sư phạm, Đề tài cấp bộ, mã số: B2016-SHP-05.
[45]. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục
hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông, Nhà xuất bản
Giáo dục.
[46]. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Văn Sơn (2015), “Thực trạng năng lực
hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông tại thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, số 11(77) năm 2015.
[47]. Nguyễn Thị Thu Hồng (2017), Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của
sinh viên trong dạy học kĩ thuật, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[48]. Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh (2014), “Dạy học tích hợp dựa
vào lý thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, trường ĐHSPKT Hưng Yên, số 1/2014.
[49]. Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh (2015), “Các chiến lược dạy học
nghiệp vụ sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 51
(112) tháng 6/2015.
[50]. Nguyễn Thị Tím Huế (2018), Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy
học giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên cao đẳng sư
phạm, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[51]. Vũ Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại
học sư phạm kĩ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận
án Tiến sĩ,Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[52]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Thực trạng thực hiện công tác giáo
dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc Việt
Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, trường Đại học Thái
Nguyên.
[53]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong
nhà trường trung học phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến
sĩ, trường Đại học Thái Nguyên.
[54]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), “Thực trạng kĩ năng phát triển chương
trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật của giáo viên mầm non”, Tạp chí Khoa học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 117-
125.
[55]. Đặng Thành Hưng (2010), “Nhận diện và đánh giá kĩ năng”, Tạp chí
Khoa học Giáo dục, số 64, tr.25-28.
[56]. Đặng Thành Hưng (2008), “Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập”,
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5/2008 tr. 6-9.
[57]. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”,
Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 43 tháng 12/2012, tr 18-26.
[58]. Đỗ Thế Hưng (2015), Dạy học theo tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo
viên kỹ thuật trình độ đại học, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục.
[59]. Bùi Văn Hưng (2014), “Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Tạp chí
Giáo dục, số 328
[60]. Lê Thị Thanh Hương (2010), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội.
[62]. Nguyễn Thị Hương (2012), “Từ lí thuyết kiến tạo đến mô hình học tập
trải nghiệm và khả năng ứng dụng trong dạy học môn giáo dục học”, Tạp chí Giáo
dục, số 291 tr. 27-29.
[63]. Phạm Văn Khanh (2012), Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các
môn học khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông khu vực Nam Trung Bộ,
Luận án tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên.
[64]. Nguyễn Trọng Khanh, Vũ Cẩm Tú (2015), “Trắc nghiệm năng lực trong
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 349.
[65]. Phạm Đăng Khoa (2015), “Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, số 371.
[66]. Klimop E.A., Hướng nghiệp như là tổ hợp khoa học, Leeningrat,1969,
tr.72.
[67]. Klimop E.A., Những vấn đề tâm lý giáo dục của tư vấn nghề, M, 1983,
tr.796.
[68]. Vũ Thị Lan (2012), Nghiên cứu trường hợp trong dạy học thực hành kĩ
thuật điện cho SV sư phạm kĩ thuật, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[69]. Hoàng Mai Lê, Nguyễn Văn Minh (2012), “Dạy học phép cộng các số
trong phạm vị 10.000 ở lớp 3 theo hướng tổ chức cho học sinh trải nghiệm, khám
phá”, Tạp chí Giáo dục, số 290 tr. 42-43.
[70]. Lê Thùy Linh (2013), Dạy học Giáo dục học ở đại học Sư phạm theo
tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên.
[71]. Phạm Ngọc Linh (2013), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
[71]. Nguyễn Ngọc Long (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lê Nin, NXB Chính
trị Quốc Gia.
[72]. Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn, Nguyễn Văn Diện (2006), Lí luận
giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[73]. Trần Hùng Lượng (2003), Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm
kĩ thuật cho giáo viên dạy nghề, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà
Nội.
[74]. ùi Thị Xuân Mai (2003), “Bàn về thuật ngữ: tư vấn, tham vấn và cố
vấn”, Tạp chí Tâm lý học, số 4.
[75]. Võ Trung Minh (2012), “Giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn tự
nhiên và xã hội ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 288. tr. 50-52.
[76]. Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong
dạy học môn Khoa học ở tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[77]. Dương Thị Nga (2012), Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên
cao đẳng sư phạm, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Thái Nguyên.
[78]. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngày 04 tháng 11 năm 2013.
[79]. Phan Duy Nghĩa (2014), “Dạy học buổi 2 theo hướng trải nghiệm, khám
phá bài: Luyện tập về phép chia cho số có 2 chữ số (Toán 4)”, Tạp chí Giáo dục, số
338 tr. 47-48.
[80]. Nguyễn Minh Nguyệt (2012), “Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường
phổ thông - hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống”,Tạp chí Giáo dục, số
297. tr. 28-30.
[81]. Phan Văn Nhân (2012), “Phát triển chương trình giáo dục hướng nghiệp
theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 80 tháng 5/2012, Hà Nội.
[82]. Phạm Thị Tố Oanh (2004), “Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
qua các môn văn hóa cơ bản ở trường trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục, số 86.
[83]. Phan Thị Tố Oanh, Nguyễn Hữu Bách (2014), “Thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành
phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Giáo dục, số 341.
[84]. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
[85]. Bùi Việt Phú (2009), “Về đổi mới giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 215.
[86]. Bùi Việt Phú (2009), Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông theo tinh thần xã hội hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh
[87]. Clark, R. W., Threeton, M. D., & Ewing, J. C. (2010), “The potential of
experiential learning models and practices in career and technical education & career
and technical teacher education”, Journal of Career and Technical Education, Vol. 25,
No. 2, Page 46-62, Winter.
[88]. Crites, J.O. (1969), Vocational psychology, New York: McGraw-Hil.
[89]. David Capuzzi, Mark D. Stauffer (2011), Career counseling, Printed in the
United States of America; International Standard Book.
[90]. Dewey, J (1916) (2007 edition), Democracy and Education, Teddington: Echo
Library.
[91]. Edward F. C., Johan M., Soren O., and Doris R. B. (2007), Rethinking
Engineering Education - The CDIO Approach. Springer Science + BusinessMedia, p.
286.
[92]. Elizabeth B. Yost; M. Anne Corbishley (1987), Career Counseling, Jotsey- Bass
Publishers, San Francisco, London.
[93]. Eugene Joseph Martinez (1980), The effects of the experimental career
counseling approaches on the career decision – making and career Maturyti of
Chicano college students, Doctor of Philocophy School of Eriucation.
[94]. Frank Parsons (1909), Choosing a Vocation, Publisher Houghton Mifflin
company.
[95]. Gibbons,M., & Hopkins, D. (1986), How experiential is your experience-based
program? The Journal of Experiential Education, 3(1).
[96]. Gideon Arulmani and Sonali Nag Armani (2004), Career Counseling a
Handbook, Tala McGram – Hill Publishing Company Limited, New Del.
[97]. Ginzberg, E; Ginsburg, S.W; Axelrad, S, & Herma (1951), Occupational choice:
An approach to general theory, New York: Columbia University Press.
[98]. Gottfredson, L. S. (1981), Circumscription and compromise: A developmental
theory of occupational aspirations, Journal of Counseling Psychology.
[99]. Gottfredson, L. S. (2002). Gottfredson’s theory of circumscription, compromise,
and self-creation. In D. Brown & Associate (Eds.), Career choice and development
(4th ed., pp. 85–148). San Francisco, CA: Jossey-Bass.
[100]. Gysbers N.C., Heppner. M.J., và Johnston J.A (1998), Career counseling:
Process, issues, and techniques, Boston: Allyn & Bacon.
[101]. Herr, E. L., & Cramer, S. H. (1996), Career guidance and counseling through
the life span: Systematic approaches(5th ed.), New York: HarperCollins.
[102]. Holland, J. L. (1997). Making vocational choices: A theory of vocational
personalities and work environments. Odessa, FL: Psychological Assessment
Resources.
[103]. Howard Figler & Richard Nelson Bolles (2009), The career counselor’s
handbook, Ten speed press Berkeley.
[104]. Isaacson, L.E, & Brown, D (2000), Career infomation, Career Counseling, and
Career development, Boston: Allyn & Bacon.
[105]. Israel, G. D. (1992). Determining sample size. University of Florida
Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agriculture Sciences, EDIS.
[106]. Itin, C.M. (1999), “Reasserting the philosophy of experiential education as a
vehicle for change in the 21st century”, Journal of Experiential Education, 22(2), pp.
91-98.
[107]. Jacobson, M. & Ruddy, M. (2004), Open to outcome. Oklahoma City,
OK:Wood 'N' Barnes. P.2.
[108]. James P. Sampson, JR. Robert C. Readon, Gary W. Peterson, Janet G. Lenz
(2004), Career counseling and Services, Publisher Thomson Learning.
[109]. Jennifer M Kidd (2006), Understanding career counselling theory, research
and practice, Sage Publications.
[110]. Keeton, Morris, and Pamela Tate, eds., (1978), Learning by Experience- What,
Why, How. San Francisco: Jossey-Bass, p.2.
[111]. Kolb, D.A. (1984), Experiential learning: experience as the source of learning
and Development, Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall.
[112]. Kolb, D. A & A. Y (2005), “Learning Styles and Learning Spaces: Enhancing
Experiential Learning in Higher Education”, Academy of Management Learning &
Education, Vol. 4, No. 2 (Jun., 2005), pp. 193-212.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên SP năm thứ tư)
Để tìm hiểu về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư
phạm, chúng tôi đưa ra những câu hỏi dưới đây. Xin bạn hãy cho biết ý kiến của mình
bằng cách tích dấu “X” vào những ô phù hợp.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!
………………..***………………………
Câu 1: Theo bạn tham vấn nghề là: (Chọn 1 phương án trả lời)
1.1. Quá trình nhà tham vấn giải đáp các thắc mắc để thân chủ có định
hướng lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội.
1.2.Giáo viên cung cấp những thông tin cơ bản về từng nghề để học sinh lựa
chọn cho phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích và điều kiện môi trường xã hội.
1.3.Quá trình giáo viên giúp cho học sinh định hướng được nghề nghiệp một
cách hợp lý.
1.4.Việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn
trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học.
Ý kiến khác (nếu có):

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Câu 2: Theo bạn kĩ năng tham vấn nghề là: (Chọn 1 phương án trả lời)

2.1.Cách giúp thân chủ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.

2.2.Một dạng hành động được chủ thể thực hiện một cách tự giác, có kết quả
dựa trên tri thức khoa học về hoạt động tham vấn nghề và những điều kiện sinh học,
tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp cá nhân lựa chọn được nghề nghiệp trên cơ
sở khoa học

2.3.Hành động nhằm trợ giúp thân chủ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho
bản thân

2.4.Quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm trợ giúp thân
chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa
chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học.
Ý kiến khác (nếu có):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 3: Bạn hãy cho biết tham vấn nghề bao gồm những kĩ năng nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Câu 4: Bạn cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của việc rèn luyện
các kỹ năng sau đối với SV khoa SP trường ĐHTĐHN?
T Không cần
Kỹ năng Cần thiết Bình thường
T thiết
1 Các kỹ năng DH
2 Các kỹ năng tham vấn nghề
3 Các kỹ năng nghiên cứu khoa học
4 Các kỹ năng học tập
Các kỹ năng hoạt động văn hóa, thể
5
dục thể thao
Các kỹ năng vận động quần chúng
6
tham gia giáo dục

Câu 5: Bạn đánh giá kĩ năng tham vấn nghề của bản thân theo mức độ nào
dưới đây:
Mức 1 (Chưa có kĩ năng): Hiểu được lý thuyết những chưa thực hiện được
hành động.
Mức 2 (KN mức độ trung bình): Thực hiện được hành động nhưng chưa
thành thạo các thao tác kĩ năng
Mức 3 (KN mức độ khá): Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác
cơ bản của kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc.
Mức 4 (KN mức độ tốt): Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao
tác của kĩ năng trong mọi điều kiện

Mức độ
TT Kĩ năng (KN)
1 2 3 4
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị
3.1. KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh (HS)
3.2. KN tìm hiểu và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù
hợp với HS
3.3. KN thu thập và phân tích thông tin về HS
3.4. KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS
3.5. KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới
nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao
động
3.6. KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn
3.7. KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS
3.8. KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân
3.9. KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về
ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân
lực
3.10 KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có
. liên quan trong quá trình chọn nghề
3.11 KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề
. phù hợp trên cơ sở khoa học

Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn

3.12 KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình
. tham vấn
3.13 KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS
.
3.14 KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn
.
3.15 KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp
. theo.
Câu 6: Bạn hãy đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của bản
thân:
6.1. Chưa có kĩ năng
6.2. KN mức độ trung bình
6.3. KN mức độ khá
6.4. KN mức độ tốt

Câu 7: Thầy/ Cô của bạn đã tổ chức phát triển KN tham vấn nghề cho các
bạn thông qua:
Mức độ thực hiện
Chưa
TT Các con đường Thường Thỉnh
bao
xuyên thoảng
giờ
1 Thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ
sư phạm (NVSP)
2 Thông qua thực tập sư phạm
3 Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
4 Thông qua hoạt động tự rèn luyện
5 Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp
6 Con đường khác (nếu có): …………………….
Câu 8: Bạn hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân sau đến
quá trình rèn luyện kỹ năng tổ chức kỹ năng tham vấn nghề cho SV hiện nay?
Không
Ảnh Binh
TT Các nguyên nhân ảnh hưởng ảnh
hưởng thường
hưởng
1 Động cơ rèn luyện kỹ năng của SV
2 Phương pháp tổ chức rèn luyện của GV
3 Thời lượng chương trình
4 Điều kiện cơ sở vật chất
5 Sự quan tâm của cán bộ quản lý
6 Sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường
7 Các nguyên nhân khác

Câu 9: Bạn có kiến nghị gì để giúp cho việc phát triển KN tham vấn nghề cho
SV SP có đạt hiệu quả cao?
*Đối với Nhà trường:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
*Đối với Giảng viên
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
*Đối với sinh viên
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin sau:
- Giới tính: Nam Nữ
- Trung bình kết quả học tập:
Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc

- Chuyên ngành:..................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của bạn!


Phụ lục 2:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên)

Để tìm hiểu về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư
phạm, chúng tôi đưa ra những câu hỏi dưới đây. Kính mong Thầy/Cô cho biết ý kiến
của mình bằng cách tích dấu “X” vào những ô phù hợp.

Những ý kiến đóng góp của Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu!

…………………***……………………

Câu 1: Theo thầy/cô tham vấn nghề là: (Chọn 1 phương án trả lời)
1.1. Quá trình nhà tham vấn giải đáp các thắc mắc để thân chủ có định
hướng lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội.
1.2. Giáo viên cung cấp những thông tin cơ bản về từng nghề để học sinh
lựa chọn cho phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích và điều kiện môi trường xã hội.
1.3. Quá trình giáo viên giúp cho học sinh định hướng được nghề nghiệp
một cách hợp lý.
1.4. Việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn
trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học.
Ý kiến khác (nếu có):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Câu 2: Theo thầy/cô kĩ năng tham vấn nghề là: (Chọn 1 phương án trả lời)
2.1. Cách giúp thân chủ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.
2.2. Một dạng hành động được chủ thể thực hiện một cách tự giác, có kết
quả dựa trên tri thức khoa học về hoạt động tham vấn nghề và những điều kiện sinh
học, tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp cá nhân lựa chọn được nghề nghiệp
trên cơ sở khoa học
2.3. Hành động nhằm trợ giúp thân chủ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho
bản thân
2.4. Quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm trợ giúp thân
chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa
chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học.
Ý kiến khác (nếu có):.............................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 3: Thầy/cô hãy cho biết tham vấn nghề bao gồm những kĩ năng nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 4:Thầy/cô cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của việc rèn
luyện các kỹ năng sau đối với SV khoa SP trường ĐHTĐHN?
T Không cần
Kỹ năng Cần thiết Bình thường
T thiết
1 Các kỹ năng DH
2 Các kỹ năng tham vấn nghề
3 Các kỹ năng nghiên cứu khoa học
4 Các kỹ năng học tập
Các kỹ năng hoạt động văn hóa, thể
5
dục thể thao
Các kỹ năng vận động quần chúng
6
tham gia giáo dục

Câu 5: Thầy/cô đánh giá kĩ năng tham vấn nghề của bản thân theo mức độ
nào dưới đây:
Mức 1 (Chưa có kĩ năng): Hiểu được lý thuyết những chưa thực hiện được
hành động.
Mức 2 (KN mức độ trung bình): Thực hiện được hành động nhưng chưa
thành thạo các thao tác kĩ năng
Mức 3 (KN mức độ khá): Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác
cơ bản của kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc.
Mức 4 (KN mức độ tốt): Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao
tác của kĩ năng trong mọi điều kiện
Mức độ
TT Kĩ năng (KN)
1 2 3 4
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị
3.1. KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh (HS)
3.2. KN tìm hiểu và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù
hợp với HS
3.3. KN thu thập và phân tích thông tin về HS
3.4. KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS
3.5. KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới
nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường
lao động
3.6. KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn
3.7. KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS
3.8. KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân
3.9. KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về
ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn
nhân lực
3.10. KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có
liên quan trong quá trình chọn nghề
3.11. KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề
phù hợp trên cơ sở khoa học
Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn
3.12. KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình
tham vấn
3.13. KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS
3.14. KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn
3.15. KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp
theo.
Câu 6: Thầy/cô hãy đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của
bản thân:
6.1. Chưa có kĩ năng
6.2. KN mức độ trung bình
6.3. KN mức độ khá
6.4. KN mức độ tốt
Câu 7: Thầy/ Cô đã tổ chức phát triển KN tham vấn nghề cho SV thông qua:
Mức độ thực hiện
Chưa
TT Các con đường Thường Thỉnh
bao
xuyên thoảng
giờ
1 Thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ sư
phạm (NVSP)
2 Thông qua thực tập sư phạm
3 Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
4 Thông qua hoạt động tự rèn luyện
5 Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp
6 Con đường khác (nếu có): …………………….

Câu 8: Thầy/cô hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân sau
đến quá trình rèn luyện kỹ năng tổ chức KNTVN cho SV hiện nay?
Không
Ảnh Bình
TT Các nguyên nhân ảnh hưởng ảnh
hưởng thường
hưởng
1 Động cơ rèn luyện kỹ năng của SV
Phương pháp tổ chức rèn luyện KNTVN của
2
giảng viên
3 Thời lượng chương trình
4 Điều kiện cơ sở vật chất
5 Sự quan tâm của cán bộ quản lý
6 Sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường
7 Các nguyên nhân khác

Câu 9: Thầy/cô có kiến nghị gì để giúp cho việc phát triển KN tham vấn nghề
cho SV SP có đạt hiệu quả cao?
*Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo:........................................................................
.........................................................................................................................................
*Đối với Nhà trường:..........................................................................................
*Đối với Giảng viên:...........................................................................................
*Đối với sinh viên: ..............................................................................................
*Đối với các trường Phổ thông: ........................................................................
Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
- Số năm công tác: ..........................Giới tính:...................................................
- Học hàm, học vị:..............................................................................................
- Chuyên môn ngành:.........................................................................................
- Đơn vị công tác:...............................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của quý Thầy/Cô!
PHỤ LỤC 3
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
I. Thông tin chung
Giảng viên phụ trách môn học:
Họ tên: Chức danh:

Bộ môn: Số điện thoại:

Email:

Cách liên lạc với giảng viên:


Sinh viên có thể liên hệ để trao đổi các vấn đề liên quan đến bài học qua
các hình thức sau: - Gặp trực tiếp tại bộ môn, - Gửi email
Môn học
Loại môn học Số tín chỉ: 2 Số giờ học:
- Cơ bản:  - Số tiết trên lớp: 30 tiết
- Cơ sở:  - Tự học: 60 tiết
- Chuyên ngành: 
Điều kiện tham gia môn học
Môn học tiên quyết - Giáo dục học
Các yêu cầu khác - Kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và tra cứu tài
liệu
II. Tài liệu phục vụ môn học
Giáo trình chính: Tập bài giảng Học phần Giáo dục hướng nghiệp
Sách tham khảo: [1] Phạm Tất Dong, Hà Đễ, Phạm Thị Thanh, Trần Mai Thu
(2013), Giáo dục hướng nghiệp 9 – Sách GV, NXB Giáo dục
Việt Nam
[2] Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần
Mai Thu (2012), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10 – Sách
giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam.
[3] Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu, Nguyễn
Thế Trường, Nguyễn Dục Quan (2012), Hoạt động Giáo dục
hướng nghiệp 11 – Sách giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam.
Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu, Nguyễn Thế
Trường (2013), Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp 12 – Sách
giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đào Trọng Độ, Arulmani Gideon, Nguyễn Thị Lê Hương, Lê
Đông Phương, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Hương Trà, Hoàng
Gia Trang (2014), Chương trình hướng nghiệp, Sách hướng dẫn
GV, Chương trình Việc làm Thanh niên Nông thôn, Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO)
Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu (2015), Kỹ năng tham
vấn cá nhân về khám phá lựa chọn và phát triển nghề nghiệp
cho học sinh trung học, NXB ĐH quốc gia Hà Nội.
Hồ Phụng Hoàng Phoenix và Trần Thị Thu (2013), Kỹ năng
tham vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, NXB
ĐH quốc gia Hà Nội.
Hồ Phụng Hoàng Phoenix và Trần Thị Thu (2013), Giúp con
hướng nghiệp, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
Hồ Phụng Hoàng Phoenic, Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Tài
(2013), Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục
hướng nghiệp lớp 9, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hồ Phụng Hoàng Phoenic, Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Tài
(2013), Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục
hướng nghiệp lớp 10, 11, và 12, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu (2015), Kỹ năng tham
vấn cá nhân về khám phá lựa chọn và phát triển nghề nghiệp
cho học sinh trung học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Sách giáo
khoa lớp 11, 12 môn Công nghệ

III. Mô tả môn học


Học phần giới thiệu chung về lý luận HN cho HS phổ thông, lý luận về phát
triển nghề nghiệp và một số phương pháp, kỹ năng tham vấn HN cho HS.
IV. Mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra
Mục tiêu môn học
1. Kiến thức
Trình bày được một số khái niệm cơ bản về GDHN cho HS ở trường phổ thông
Trình bày được khái niệm về nghề, tầm quan trọng của nghề nghiệp; thị trường
lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động; Phân tích được mối liên
quan giữa nghề nghiệp với thị trường lao động.
Phân tích được một số lý thuyết về hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.
Phân tích được các nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp;
giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp.
Phân tích được các nguyên tắc và hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở phổ thông.
Trình bày được một số phương pháp và kỹ năng tham vấn cho học sinh phổ
thông.
2. Kỹ năng
Tìm kiếm thông tin liên quan đến nghề và thị trường lao động;
Lập được bản kế hoạch nghề nghiệp
Lập được kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ở phổ thông
Lập được kế hoạch tham quan trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
Kỹ năng tham vấn hướng nghiệp.
Sử dụng một số trắc nghiệm, công cụ khi thực hiện hướng nghiệp.
3. Thái độ
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, từ đó có thái độ nghiêm túc, ham
thích học tập và rèn luyện.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
ở trường phổ thông;
Nhận thức được vai trò và những phẩm chất cần có của giáo viên Công nghệ
đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Năng lực
Đánh giá được sở thích, phẩm chất, năng lực của học sinh để so sánh với các
yêu cầu của từng loại nghề nghiệp
Sử dụng lý thuyết phát triển nghề nghiệp để hỗ trợ học sinh xác định bản thân
và nhu cầu phát triển nghề nghiệp; lập được kế hoạch nghề nghiệp.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hướng nghiệp
Tích hợp hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ
Xác định được các bên liên quan khi thực hiện hoạt động giáo dục hướng
nghiệp.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp.
Tham vấn hướng nghiệp.
V. Kế hoạch giảng dạy chi tiết
Học phần được thực hiện trong 30 tiết trên lớp. Kết hợp giữa học lý thuyết với
thảo luận, bài tập, semina và thực hành.
Kế hoạch giảng dạy cụ thể
Module 1: Một số khái niệm cơ bản về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông (2 tiết)
Chủ đề 1: Một số khái niệm cơ bản về hướng nghiệp
Chủ đề 2: Năng lực hướng nghiệp của học sinh
Module 2: Lý thuyết phát triển nghề nghiệp (6 tiết)
Chủ đề 3: Khái quát về nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động
Chủ đề 4: Một số lý thuyết phát triển nghề nghiệp
Chủ đề 5: Lựa chọn nghề nghiệp
Module 3: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (14 tiết)
Chủ đề 6: Các nguyên tắc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Chủ đề 7: Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Chủ đề 8: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông
Module 4: Tham vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (8 tiết)
Chủ đề 9: Phương pháp và kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho học sinh
Chủ đề 10: Vận dụng các phương pháp và kỹ năng tham vấn hướng nghiệp
trong việc hỗ trợ học sinh phát triển năng lực hướng nghiệp.
VI. Phương thức dạy học, đánh giá
Phương pháp dạy học: Thuyết trình, trực quan, giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm.
Phương thức kiểm tra – đánh giá:
Phần trăm
Hình thức Số lượng Nội dung
điểm số
Bài tập 2 Bài tập ở chủ đề 7, 10 20%
Nhóm sinh viên cùng thực hiện
1
Thảo luận nhóm một bài thảo luận 10%
Chuyên cần 1 Đi học đủ số tiết theo quy chế 10%
Thi cuối khóa 1 Toàn bộ kiến thức của khóa học 60%

VII. Các quy định chung


Quy định về tham dự lớp học: sinh viên có trách nhiệm tham dự đủ số tiết
học theo quy chế (không được nghỉ quá 20% số tiết).
Quy định về hành vi trong lớp học: thực hiện đúng quy chế về giờ học và
tuân thủ kỷ luật trong lớp học.
PHỤ LỤC 4
MINH HỌA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề - THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
Thông qua hoạt động này, SV phát triển các năng lực:
Năng lực giáo dục hướng nghiệp
Sử dụng được công cụ để thu thập thông tin
Đánh giá được sở thích, phẩm chất, NL của HS để so sánh với yêu cầu của từng
loại nghề nghiệp.
Sử dụng lý thuyết phát triển nghề nghiệp để tham vấn hướng nghiệp.
Sử dụng được một số 0, phương pháp tham vấn cá nhân/nhóm khi tham vấn
hướng nghiệp
2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin
II. Nhiệm vụ học tập
Đặt ra các tình huống cần tham vấn hướng nghiệp dưới dạng đóng vai.
Sử dụng các lý thuyết hướng nghiệp, các kỹ năng và phương pháp tham vấn
hướng nghiệp để giải quyết các tình huống.
III. Kế hoạch thực hiện
1. Thời gian:
2. Phương thức tổ chức (sau khi học xong module 4)
Hoạt động được tổ chức tại phòng học; sinh viên hoạt động theo nhóm
Nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên
- Đối với sinh viên:
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân
Chuẩn bị tư liệu làm công cụ trong quá trình tham vấn
Mỗi nhóm đưa ra một tình huống tham vấn hướng nghiệp và vận dụng các lý
thuyết hướng nghiệp, các phương pháp và kỹ năng tham vấn hướng nghiệp để trả lời
tình huống của nhóm khác với hình thức sắm vai.
Nhận biết các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng hướng nghiệp được sử dụng
trong câu trả lời tình huống của mỗi nhóm.
- Đối với giảng viên
Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho sinh viên.
Hướng dẫn sinh viên cách chuẩn bị tư liệu, tạo hình huống.
Hướng dẫn sinh viên cách đánh giá kết quả thực hiện.
IV. Các bước tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn sinh viên trước buổi học tập trải nghiệm
- Chia nhóm sinh viên: Từ 4 – 5 sinh viên/1 nhóm.
(Mỗi nhóm sinh viên cần phân công nhóm trưởng, thư ký và phân công nhiệm
vụ tới từng thành viên của nhóm)
- Giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên và phổ biến tiêu chí đánh giá hoạt
động trải nghiệm.
Bước 2. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trên lớp học
- Giảng viên: thông báo tiến trình thực hiện của các nhóm
Mỗi nhóm đưa ra tình huống để nhóm khác đưa ra phương án giải quyết theo
hình thức vòng tròn.
Khi 1 nhóm đưa ra phương án giải quyết, các nhóm khác theo dõi và nhận biết
các lý thuyết, kỹ năng, phương pháp sử dụng trong quá trình tham vấn; đánh giá hiệu
quả của phương án tham vấn.
Bước 3. Đánh giá báo cáo thu hoạch của học sinh
Các nhóm chấm điểm cho các nhóm khác theo bảng hướng dẫn (Phiếu 1, 2, 3)
Giảng viên chấm điểm cho từng nhóm theo bảng hướng dẫn. (Phiếu 4)
Phiếu 1: Đánh giá tổng hợp
Tên nhóm:............................................. Lớp: ................................
Tiêu chí chấm điểm
N1 N2 N3 N4 N5 N... TBSV GV
Nội dung tình huống đưa ra (20%)
Kết quả trả lời tình huống (60%)
Chuẩn bị tư liệu (10%)
Ý thức (10%)
Điểm trung bình (ĐTB)
Cách tính điểm
Điểm trung bình của một nhóm do sinh viên các nhóm khác chấm.
ĐTB = [Tình huống x2 + Kết quả trả lời x 6 + Ý thức + Chuẩn bị]/10
Điểm trung bình chung của một nhóm
ĐTBC = [ĐTB (sinh viên) + GV chấm x2]/3
+ Tổng điểm của một nhóm
Tổng điểm = ĐTBC x Số thành viên
Điểm từng thành viên
STT Họ và tên Điểm Ghi chú
1
2
3
4
Ghi chú: Nhóm trưởng và các thành viên thống nhất việc cho điểm đánh giá
hoạt động của các thành viên trong nhóm theo các tiêu chí ở phiếu 3
Phiếu 2: Bảng đánh giá và chấm điểm của các nhóm.
Lớp: ..................... Nhóm: ........................................
Nhóm 3 ưu điểm 2 nhược điểm Đề xuất biện Lý thuyết, 0, phương Đánh giá bằng
pháp khắc phục pháp tham vấn đã sử điểm
dụng
Tình huống:
........................... ....................... .......................
Trả lời:
1 ........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..

Tình huống:
........................... ....................... .......................
Trả lời:
2 ........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..

Tình huống:
........................... ....................... .......................
Trả lời:
3 ........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..

Tình huống:
........................... ....................... .......................
Trả lời:
4 ........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..

Tình huống:
........................... ....................... .......................
Trả lời:
5 ........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..

Tình huống:
. ........................... ....................... .......................
Trả lời:
........................... ........................ ........................
Chuẩn bị:
........................... ........................ .......................
Ý thức: ..
Phiếu 3: Đánh giá điểm ý thức của các thành viên trong nhóm
Tiêu chí đánh giá
Hợp tác nhóm, chủ Hoàn thành nhiệm Ý thức tổ chức, Tổng điểm
STT Họ tên
động, sáng tạo vụ được giao kỷ luật

Điểm tối đa: 5 Điểm tối đa: 4 Điểm tối đa: 1 10

1
2
3
4
5
6

- Mức điểm cho tiêu chí hợp tác, trách nhiệm


Mức độ Chưa tốt Tốt Rất tốt
Có sự hợp tác với các Chủ động, có Chủ động, có trách nhiệm cao
thành viên trong nhóm trách nhiệm với với công việc được giao;
nhưng vẫn còn hạnh chế; công việc được Có sự sáng tạo trong việc
chưa chủ động trong việc giao. thực hiện nhiệm vụ đạt kết
phối hợp nhóm làm việc. quả tích cực
Điểm đánh giá 1 điểm 3 điểm 5 điểm

- Mức điểm cho tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ


Không thực hiện Hoàn thành một Hoàn thành rất
Hoàn thành tốt
Mức độ nhiệm vụ được giao phần tốt
Đánh giá 0 1 3 4

- Mức điểm cho tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật


Mức độ Đi muộn, không nghiêm túc trong giờ Chấp hành tốt nội quy
Đánh giá 0 1
Phiếu 4: Hướng dẫn đánh giá của giảng viên
Đưa ra tình huống (tổng điểm: 10)
Tình huống nêu được nổi bật vấn đề cần tham vấn: 7 điểm
Có sự chuẩn bị chu đáo, nhiều thành viên trong nhóm tham gia: 3 điểm
Trả lời tình huống (tổng điểm: 10)
Vấn đề được giải quyết 1 cách rõ ràng, hợp lý: 6 điểm
Có vận dụng đa dạng, phù hợp các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng tham vấn
một cách rõ ràng: 4 điểm
Ý thức (tổng điểm: 10)
Ý thức: Đúng giờ; tích cực, hợp tác tốt với bạn; tôn trọng thầy cô, bạn bè, sáng
tạo khi thực hiện nhiệm vụ (10 điểm)
Mỗi sinh viên vi phạm một trong các lỗi trên, trừ cả nhóm 1 điểm.
Chấm phiếu đánh giá của nhóm cho các nhóm khác (tổng điểm: 10)
Nhận biết chính xác các lý thuyết, phương pháp, 0 tham vấn: 4 điểm;
Đưa ra được những nhận xét hợp lý cho các nhóm khác về ưu điểm, nhược điểm,
đề xuất khắc phục: 6 điểm.
Đánh giá sự chuẩn bị tư liệu
Có tư liệu phong phú, đầy đủ trong quá trình sử dụng: 5 điểm
Sử dụng tư liệu một cách hợp lý, hiệu quả: 5 điểm
6. Điểm trung bình của một nhóm do giảng viên chấm.
ĐTB = [Tình huống x 2 + Kết quả trả lời x 4 + Ý thức + Chuẩn bị + Phiếu đánh
giá nhóm khác]/10
PHỤ LỤC 5 - GIÁO ÁN
GIÁO ÁN 1
Module 2 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Chủ đề 4: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
(3 tiết)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
Trình bày khái niệm phát triển nghề nghiệp và lý thuyết phát triển nghề nghiệp;
Trình bày được nội dung các lý thuyết phát triển nghề nghiệp.
Giải thích được ý nghĩa của mỗi lý thuyết.
2. Kỹ năng
Sử dụng hình vẽ minh họa để trình bày được nội dung lý thuyết phát triển nghề
nghiệp.
Lựa chọn được lý thuyết phát triển nghề nghiệp trong 1 tình huống tham vấn cụ thể.
3. Thái độ
Có ý thức được tầm quan trọng của các lý thuyết phát triển nghề nghiệp trong
quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường phổ thông.
Có ý thức nghiêm túc nghiên cứu nội dung bài học, tham gia hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực theo khung năng lực GDHN
[a.1]. Lựa chọn được công cụ ph hợp để thu thập thông tin của HS về sở thích,
tính cách.
[a.2]. Đánh giá được tính cách của HS để so sánh với các yêu cầu của từng loại
nghề nghiệp.
[h.1]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ
HS xây dựng nhận thức về bản thân
[h.2]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ
HS xây dựng nhận thức về nghề nghiệp.
[h.3]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ
HS xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
* Năng lực chung
[C.1] Năng lực giải quyết vấn đề
[C.2] Năng lực hợp tác
[C.3] Năng lực giao tiếp
[C.4] Năng lực thuyết trình
II. Chuẩn bị
Giấy khổ A0, bút dạ để SV hoạt động nhóm.
Hình ảnh minh họa cho lý thuyết phát triển nghề nghiệp.
III. Phương pháp/Hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề;
Phương pháp đàm thoại; 0 mảnh ghép, bể cá
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Dạy học bài mới
Nội dung Hoạt động dạy – học Năng lực
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Giới thiệu chủ đề - Giảng viên: chia 2 SV/nhóm thảo luận C.3
- Tên, nội dung chủ đề về cơ sở lựa chọn ngành học/nghề nghiệp
- Mục tiêu của bài học cần đạt của bản thân SV khi thi đại học
được - SV thảo luận theo hướng dẫn của giảng
viên, từ đó, rút ra việc cần thiết phải có cơ
sở khoa học để lựa chọn nghề nghiệp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản
4.1. Phát triển nghề nghiệp - Giảng viên: chia 2 SV/nhóm thảo luận C.2, C.3
- Phát triển nghề nghiệp là một đưa ra khái niệm phát triển nghề nghiệp
quá trình trải nghiệm phát triển và lý thuyết phát triển nghề nghiệp.
suốt đời tập trung vào tìm - SV: thảo luận theo hướng dẫn của giảng
kiếm, thu nhận và xử lý thông viên và rút ra các kết luận về khái niệm.
tin về bản thân, các lựa chọn
thay thế về nghề và giáo dục,
tùy chọn lối sống và vị trí.
Nói cách khác, phát triển nghề
nghiệp là quá trình giúp con
người hiểu được bản thân khi
liên hệ với thế giới việc làm và
vai trò của mình trong đó.
Phát triển nghề nghiệp thường
được hình dung là toàn bộ quá
trình vận động của con người
từ khi lựa chọn nghề nghiệp
tương lai cho tới khi chấm dứt
quá trình lao động tạo ra giá trị
cho xã hội.
4.2 Lý thuyết phát triển nghề
nghiệp
Lý thuyết nghề nghiệp giúp
hiểu thực tế về sự di chuyển
của con người trong thế giới
nghề nghiệp. Như vậy, lý
thuyết nghề nghiệp có thể đưa
ra những hướng đi cho con
người trong thế giới nghề
nghiệp.
Mục đích của các lý thuyết về
lựa chọn và phát triển nghề
nghiệp là dự đoán và giải thích
mức độ phù hợp giữa tính cách
và công ăn việc làm của con
người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các lý thuyết hướng nghiệp và phát triển nghề
nghiệp
4.3.1 Mô hình cung cấp dịch Sử dụng 0 mảnh ghép để SV nghiên cứu a.1, a.2,
vụ hướng nghiệp về các lý thuyết hướng nghiệp và phát h.1, h.2,
4.3.2 Vòng nghề nghiệp triển nghề nghiệp: h.3,
4.3.3 Quy trình hướng nghiệp - Bước 1: c.1, c.2,
4.3.4 Lý thuyết cây nghề + Giảng viên: chia nhóm SV, phân công c.3, c.4
nghiệp mỗi nhóm tìm hiểu về một lý thuyết, trình
4.3.5 Lý thuyết mật mã bày nội dung của lý thuyết đó vào giấy A0
Holland dưới dạng sơ đồ mind map.
4.3.6 Lý thuyết hệ thống + SV đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ
4.3.7 Lý thuyết mô hình lập dưới sự theo dõi, hướng dẫn thường xuyên
kế hoạch nghề của giảng viên. Sau khi kết thúc, SV treo
4.3.8 Lý thuyết vị trí điều sản phẩm của mình quanh phòng học.
khiển - Bước 2:
4.3.9 Lý thuyết ngẫu nhiên + Giảng viên: chia SV thành các nhóm lớn
có kế hoạch sao cho mỗi nhóm đều có ít nhất 1 thành
viên đã nghiên cứu về 1 lý thuyết.
Yêu cầu mỗi nhóm sử dụng sản phẩm đã
thực hiện ở bước 1 để thuyết trình cho
nhau nghe nội dung từng lý thuyết, mỗi lý
thuyết trình bày không quá 3 phút.
+ SV thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tất cả
các lý thuyết đều được trình bày.
- Bước 3:
+ Giảng viên: lựa chọn từ mỗi nhóm SV ở
bước 1: 1 SV để hình thành 1 nhóm mới.
Nhóm SV này sẽ đại diện cho nhóm của
mình tranh luận xem lý thuyết nào đóng
vai trò quan trọng nhất trong quá trình
giáo dục hướng nghiệp cho HS. Các SV
khác ngồi lắng nghe. Thông qua bước này
SV sẽ được củng cố, khắc sâu thêm về các
lý thuyết phát triển nghề nghiệp.
- Bước 4: Giảng viên yêu cầu mỗi một SV
thực hiện 1 phiếu bài tập trắc nghiệm ngắn
để đánh giá kết quả học tập của SV.
PHIẾU BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ

Câu 1: Cho các lý thuyết hướng nghiệp với ký hiệu tương ứng sau:
a. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp b. Vòng nghề nghiệp
c. Quy trình hướng nghiệp d. Lý thuyết cây nghề nghiệp
e. Lý thuyết mật mã Holland f. Lý thuyết hệ thống
g. Lý thuyết mô hình lập kế hoạch nghề h. Lý thuyết vị trí điều khiển
i. Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch
Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền kí hiệu tương ứng vào cột trả lời:
Câu hỏi Trả lời
1. Vận dụng lý thuyết nào để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cụ thể?
2. Lý thuyết nào chỉ ra rằng công việc đầu tiên cần làm khi giáo dục hướng
nghiệp là phải giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn
được nghề phù hợp
3. Lý thuyết nào xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
quyết định chọn nghề của mỗi người
4. Lý thuyết nào để xác định các công việc cần làm và các bước đi cụ thể khi
tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông
5. Lý thuyết nào giúp học sinh biết được sở thích và khả năng nghề nghiệp
của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp
6. Lý thuyết nào đưa ra quan điểm mỗi cá nhân cần phải làm chủ cuộc đời
7. Lý thuyết nào đưa ra cơ sở để GV tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện các
hoạt động hướng nghiệp
8. Lý thuyết nào giúp xác định các bước lập kế hoạch nghề
9. Lý thuyết nào thúc đẩy mỗi cá nhân cần phải hoàn thiện, thúc đẩy bản thân?

Câu 2: Khi một HS đến gặp bạn để được tham vấn trong việc đưa ra quyết định
chọn hướng học hoặc chọn nghề ph hợp sau khi học xong THPT, việc đầu tiên cần làm
để có cơ sở tham vấn cho học sinh đó là (khoanh vào đáp án lựa chọn):
a. Tìm hiểu nhận thức về nghề nghiệp và thị trường lao động của HS đó
b. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của HS đó
c. Tìm hiểu nhận thức về sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của HS đó
d. Tìm hiểu các lựa chọn nghề nghiệp của HS và sự chuẩn bị cho những lựa chọn đó
Câu 3: Mai là HS có khả năng học toán ở mức trung bình. Em rất yêu thích và
có khả năng nổi trội về khả năng vẽ và hội họa. Em luôn mơ ước trở thành một kiến
trúc sư thiết kế nội thất. Tuy nhiên, bố mẹ em chỉ thích em sau khi học xong phổ thông
sẽ theo học kinh doanh để nối nghiệp gia đình. Bạn sẽ tham vấn cho bố mẹ em như thế
nào và ng LTHN nào để giải thích.
Câu 4: Nếu muốn thuyết phục HS phải hiểu rõ về bản thân và hoàn cảnh gia đình
trước khi thực hiện những bước tiếp theo để đưa ra quyết định chọn ngành học, chọn cơ
sở đào tạo và chọn nghề, bạn sẽ d ng những lý thuyết hướng nghiệp nào? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu 1: 1 – a, 2 – d, 3 – f, 4 – c, 5 – e, 6 – h, 7 – b, 8 – g, 9 – i.
Câu 2: - c
Câu 3: D ng lý thuyết cây nghề nghiệp để giải thích
Câu 4: Sử dụng lý thuyết cây nghề nghiệp và lý thuyết hệ thống để giải thích vì
đây là 2 lý thuyết giúp cho HS hiểu được ý nghĩa của việc chọn nghề ph hợp với sở
thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân, đồng thời ph hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của gia đình.
GIÁO ÁN 2
Module 4 : THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ
THÔNG
Chủ đề 9 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG THAM VẤN HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH
(6 tiết)

I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
Trình bày khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của tham vấn hướng nghiệp;
Phân loại được các loại hình tham vấn hướng nghiệp.
Phân tích được các phương pháp và kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông.
2. Kỹ năng
Lựa chọn được phương pháp và kỹ năng tham vấn hướng nghiệp trong tình
huống tham vấn cụ thể.
3. Thái độ
Ý thức được tầm quan trọng của việc tham vấn hướng nghiệp đối với học sinh
phổ thông.
Có ý thức nghiêm túc nghiên cứu nội dung bài học, tham gia hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực theo khung năng lực GDHN
[h.1]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ
HS xây dựng nhận thức về bản thân
[h.2]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ
HS xây dựng nhận thức về nghề nghiệp.
[h.3]. Sử dụng các lý thuyết HN, phương pháp và kỹ năng tham vấn HN hỗ trợ HS
xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
* Năng lực chung
[C.1] Năng lực giải quyết vấn đề
[C.2] Năng lực hợp tác
[C.3] Năng lực giao tiếp
[C.4] Năng lực thuyết trình
II. Chuẩn bị
Giấy khổ A0, bút dạ để SV hoạt động nhóm.
Chuẩn bị các đoạn video về tham vấn hướng nghiệp
III. Phương pháp/Hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề;
Phương pháp đàm thoại;
0 mảnh ghép, bể cá; khăn trải bàn
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Dạy học bài mới
Nội dung Hoạt động dạy – học NL

Hoạt động 1. Giới thiệu chủ đề


Giới thiệu chủ đề - Giảng viên: cho SV quan sát một C.2
- Tên, nội dung chủ đề số các clip ngắn, hình ảnh diễn tả các
- Mục tiêu của bài học cần đạt được buổi tham vấn hướng nghiệp cá nhân
và nhóm lớn, yêu cầu SV thảo luận
xác định hoạt động đang diễn ra
trong đó.
- SV thảo luận theo hướng dẫn của
giảng viên, từ đó, rút ra được hoạt
động tham vấn hướng nghiệp cho
HS tại trường phổ thông. Đặt ra vấn
đề muốn tư vấn hướng nghiệp cho
HS cần sử dụng những phương pháp
và kỹ năng nào.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về tham vấn hướng nghiệp
9.1. Khái niệm tham vấn hướng - Giảng viên: đàm thoại trao đổi với C.2,
nghiệp HS khái niệm về tham vấn hướng C.3
- Tham vấn HN là “hệ thống những biện nghiệp.
pháp tâm lý, giáo dục và y học nhằm - SV: thảo luận, trả lời câu hỏi theo
phát hiện, đánh giá các sở thích, điều Khuyến khích HS chuẩn bị tâm lý
kiện, hoàn cảnh, NL, thể chất và trí tuệ cũng như hiểu biết thực đối với nghề
của HS, đối chiếu các NL đó với những nghiệp các em định chọn;
yêu cầu của bậc học cao hơn (yêu cầu Giúp HS tìm ra giải pháp và từng
học tập ở từng ban cấp trung học phổ bước giải quyết vấn đề để chọn được
thông, yêu cầu của từng ngành học ở hướng học hoặc chọn nghề phù hợp.
bậc đại học, cao đẳng) hoặc những yêu
cầu của nghề đặt ra đối với người lao
động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực
của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó
cho họ lời khuyên về sự lựa chọn hướng
đi (hướng học, chọn nghề) có cơ sở khoa
học.
9.2. Mục tiêu và nhiệm vụ Giảng viên: chia 2 SV/nhóm, yêu
Mục tiêu: Giúp HS xây dựng được kế cầu SV thảo luận để đưa ra mục tiêu
hoạch nghề nghiệp trong thời gian đi học và nhiệm vụ của hoạt động tham vấn
và ra được quyết định chọn ngành, nghề hướng nghiệp;
phù hợp.
Nhiệm vụ: Phát hiện và đánh giá được
những sở thích, khả năng nghề nghiệp
hiện có của HS; hướng dẫn của giảng
viên và rút ra kết luận về khái niệm tham
vấn hướng nghiệp.
9.3. Các loại hình tham vấn hướng SV: thảo luận và nêu ra ý kiến theo
nghiệp hướng dẫn của giảng viên.
- Tham vấn hướng nghiệp theo nhóm - Giảng viên: dựa vào các đoạn video,
Tham vấn hướng nghiệp cá nhân hình ảnh đã quan sát, em hãy xác
định các loại hình tham vấn hướng
nghiệp?
SV: quan sát và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp
9.4. Các kỹ năng tham vấn hướng Giảng viên: yêu cầu SV xem 1 đoạn h.1,
nghiệp video về tham vấn hướng nghiệp cho
Hành vi quan tâm (kỹ năng thực hiện HS; nhận biết và thảo luận một số h.2,
hành vi quan tâm và lắng nghe); các kỹ năng cơ bản mà tham vấn
Kỹ năng đặt câu hỏi; viên đã sử dụng trong quá trình tham h.3,
Kỹ năng phản hồi cảm xúc; vấn hướng nghiệp cho học sinh.
c.1,
Kỹ năng đối mặt;
Kỹ năng tập trung; SV: quan sát video, thảo luận và
c.2,
Kỹ năng phản hồi ý tưởng nhận biết một số kỹ năng cơ bản khi
tham vấn hướng nghiệp (ví dụ: kỹ c.3,
năng quan tâm, lắng nghe, đặt câu
hỏi, ). c.4

Từ đó, giảng viên định hướng những


kỹ năng thường được sử dụng trong
quá trình tham vấn hướng nghiệp và
sử dụng 0 mảnh ghép để SV nghiên
cứu về các kỹ năng tham vấn hướng
nghiệp:
Bước 1:
Giảng viên: chia SV thành 6 nhóm,
phân công mỗi nhóm tìm hiểu về
một kỹ năng, trình bày nội dung của
kỹ năng đó vào giấy A0 dưới dạng
sơ đồ mind map theo một số định
hướng sau: giới thiệu chung; mục
đích, ý nghĩa; một số điểm cần lưu ý
khi áp dụng kỹ năng đó;

SV đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ


dưới sự theo dõi, hướng dẫn thường
xuyên của giảng viên. Sau
khi kết thúc, SV treo sản phẩm của
mình quanh phòng học.

Bước 2:
Giảng viên: chia SV thành các nhóm
lớn sao cho mỗi nhóm đều có ít nhất
1 thành viên đã nghiên cứu về 1 kỹ
năng ở nhóm trong bước 1.

Yêu cầu mỗi nhóm sử dụng sản


phẩm đã thực hiện ở bước 1 để
thuyết trình cho nhau nghe nội dung
từng kỹ năng, mỗi kỹ năng trình bày
không quá 5 phút.

SV thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tất


cả các kỹ năng đều được trình bày.

- Bước 3:
Giảng viên: lựa chọn từ mỗi nhóm
SV ở bước 1 - 1 SV để hình thành 1
nhóm mới. Nhóm SV này sẽ đại diện
cho nhóm của mình tranh luận xem
kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng
nhất trong quá trình tham vấn hướng
nghiệp cho HS. Các SV khác ngồi
lắng nghe. Thông qua bước này SV
sẽ được củng cố, khắc sâu thêm về
các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp.

- Bước 4: Giảng viên yêu cầu mỗi


một SV thực hiện 1 phiếu bài tập
trắc nghiệm ngắn để đánh giá kết
quả học tập của SV.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các phương pháp tham vấn hướng nghiệp
9.5. Các phương pháp tham vấn - Giảng viên: giới thiệu chung về 2 h1,
hướng phương pháp thường được sử dụng h2,
nghiệp SV xem các đoạn phim video, đọc h3,
c1,
Phương pháp kể chuyện (tư vấn khi tài liệu và thảo luận với các SV
c2,
tham vấn hướng nghiệp; yêu cầu tường khác trong nhóm về cách thức thực
c3,
thuật) hiện 2 phương pháp này trong quá
c4
- Phương pháp tập trung vào giải pháp trình tham vấn hướng nghiệp cho
HS;
- Giảng viên gọi 1 nhóm bất kì cử
đại diện lên mô tả cách thức thực
hiện phương pháp, các nhóm khác
bổ sung, góp ý.
Hoạt động 5. Tìm hiểu các giai đoạn tham vấn hướng nghiệp
9.6.1. Tham vấn cá nhân Giảng viên: giao nhiệm vụ học tập h.1,
Giai đoạn khởi đầu cho SV: thảo luận nhóm và hoàn h.2,
Giai đoạn tập hợp dữ liệu thiện nội dung vào phiếu sau h3,
c.1,
Giai đoạn thiết lập mục tiêu Giai Nội dung Áp dụng
c.2,
chung đoạn phương
c.3,
Giai đoạn hành động pháp, kỹ
c.4
Giai đoạn kết thúc năng
Khởi đầu
Tập hợp
dữ liệu
Thiết lập
mục tiêu
Hành
động
Kết thúc
9.6.2. Tham vấn nhóm lớn Sau khi SV hoàn thành nội dung
Giai đoạn chuẩn bị phiếu, giảng viên gọi mỗi nhóm lên
Giai đoạn thực hiện buổi tham thuyết trình về một giai đoạn, các
vấn nhóm khác bổ sung góp ý.
Giai đoạn sau buổi tham vấn
Giảng viên: chia nhóm SV, sử dụng
0 khăn trải bàn để tìm hiểu về các
giai đoạn trong việc tổ chức tư vấn
hướng nghiệp cho nhóm lớn. Mỗi
SV suy nghĩ đưa ra các hoạt động
cần thực hiện trong mỗi giai đoạn
(mỗi giai đoạn đưa ra ít nhất 2 nội
dung), nhóm thảo luận và nhất trí
đưa ra ý kiến chung của nhóm về
các hoạt động trong từng giai đoạn;
- Giảng viên cho SV trình bày về kết
quả nghiên cứu; thảo luận và chốt
lại các hoạt động cần thực hiện
trong mỗi giai đoạn khi tổ chức
tư vấn hướng nghiệp cho nhóm
lớn.

PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Cho các lý thuyết hướng nghiệp với ký hiệu
tương ứng sau:
a. Hành vi quan tâm b. Kỹ năng đặt câu hỏi
c. Kỹ năng phản hồi cảm xúc d. Kỹ năng đối mặt
e. Kỹ năng tập trung f. Kỹ năng phản hồi ý tưởng
Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền kí hiệu tương ứng vào cột trả lời:
Câu hỏi Trả lời
1. Kỹ năng nào giúp người tham vấn kiểm tra xem mình đã hiểu đúng các ý
tưởng của người được tham vấn chưa?
2. Sử dụng kỹ năng nào khi người được tham vấn có rất nhiều mâu thuẫn với
bản thân?
3. Kỹ năng nào giúp người tham vấn thiết lập mối quan hệ tốt với người được
tham vấn để họ cung cấp những thông tin cần thiết?
4. Kỹ năng nào giúp người được tham vấn có cảm giác được chia sẻ và cảm
thông, từ đó chia sẻ những vấn đề thật của bản thân?
5. Kỹ năng nào giúp người tham vấn thu thập được những thông tin cần thiết
và hiểu được người được tham vấn?
6. Sử dụng kỹ năng nào khi người được tham vấn có nhiều vấn đề cần làm rõ
và giải quyết?
Đáp án: 1-f, 2-d, 3-a, 4-c, 5-b, 6-e.

BÀI TẬP CỦNG CỐ, MỞ RỘNG


Trong tiết chào cờ với chủ đề hướng nghiệp; một trường trung học phổ thông đã
mời một cựu sinh viên của trường – nay là một doanh nhân thành đạt đến nói chuyện,
chia sẻ với học sinh về con đường nghề nghiệp, công việc đang làm và thành quả đạt
được. Theo em, đây là loại hình tham vấn hướng nghiệp nào? Nó có tác dụng như thế
nào đối với học sinh?
Theo em, có nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các kỹ năng, phương pháp và các
giai đoạn tham vấn hướng nghiệp khi tham vấn hướng nghiệp cá nhân không? Vì sao?
Dựa và các đoạn video đã xem, xây dựng một tình huống cần tham vấn; phân
tích nội dung thực hiện trong từng giai đoạn để tham vấn; nêu rõ các kỹ năng, phương
pháp được sử dụng trong mỗi giai đoạn tham vấn hướng nghiệp.
PHỤ LỤC 6
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Về các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm trường ĐHTĐHN
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là
một trong những hoạt động giáo dục chính khóa và giáo viên là lực lượng chính trong
việc thực hiện hoạt động này. Để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên,
chúng tôi đã tiến hành đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển KN
TVN cho sinh viên Sư phạm.
Để đánh giá tính khoa học, hợp lý và khả thi của các biện pháp đã đề xuất,
chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy/Cô. Xin
Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc tư liệu gửi kèm theo và trả lời các câu hỏi dưới
đây bằng cách đánh dấu x vào ô trả lời. Ý kiến của các Thầy/Cô rất bổ ích đối với
chúng tôi và không ảnh hưởng tới các Thầy/Cô.
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của các Thầy/Cô !
Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
Họ và tên:............................................................ Giới tính: Nam:  ; Nữ : 
Nơi công tác: ………………..………………………………………………….
- Trình độ học vấn: Đại học:  ; Thạc sĩ:  ; Tiến sĩ:  ; TSKH: 
- Chức danh:Giảng viên:  ; Giảng viên chính:  ; Giảng viên cao cấp : 
Phó Giáo sư:  ; Giáo sư :
NỘI DUNG
Thầy cô đánh giá như thế nào về tính cần thiết của các biện pháp phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm đã đề xuất?
Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá 1. Không 2. Ít cần 3. Cần 4. Rất cần
cần thiết thiết thiết thiết
1. Tích hợp kĩ năng tham vấn nghề vào chương
trình đào tạo ngành Sư phạm
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho sinh viên.
3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên thông qua các nhiệm
vụ học tập
2. Thầy cô đánh giá như thế nào về tính khả thi của các biện pháp phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm:
Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá 1. Không 2. Ít khả 3. Khả 4. Rất
khả thi thi thi khả thi
1. Tích hợp kĩ năng tham vấn nghềvào chương trình
đào tạo ngành Sư phạm
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho sinh viên.
3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng
tham vấn nghềcho sinh viên thông qua các nhiệm
vụ học tập
3. Thầy cô đánh giá như thế nào về các kết quả minh họa cho biện pháp
Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
Kém Đạt Tốt Rất tốt
Tích hợp kĩ năng tham vấn nghề vào chương trình đào tạo ngành Sư phạm
Đề cương chi tiết học phần “Giáo dục hướng
nghiệp”
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên.
Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm
Chủ đề minh họa Hoạt động trải nghiệm “Tham vấn
hướng nghiệp”
Tổ chức dạy học theo hướng phát triển KN TVN cho sinh viên thông qua các nhiệm vụ
học tập
Đề xuất thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm phát
triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên dựa vào
hoạt động tương tác của sinh viên theo mức tăng
dần về độ khó
Giáo án minh họa chủ đề “Một số lý thuyết về
hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp”
Ý kiến khác: ……………………………………………………………………
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô!

You might also like