You are on page 1of 33

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH LỚP K30 CHUYÊN TIẾNG NGA, TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Hà Nội – 2022
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, em đã được
giảng viên bộ môn truyền đạt những kiến thức lý luận nhưng chưa có nhiều cơ hội
va chạm thực tiễn, qua bài thi kết thúc học phần, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu
sâu hơn về học phần phương pháp nghiên cứu khoa học, môn đem lại nhiều lợi ích
cho quá trình thi và phục vụ cho chúng em trong những đề tài nghiên cứu khoa học
sắp tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến giảng viên bộ môn đã chỉ bảo
tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học và thi kết thúc học phần.
Nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài của em vẫn còn nhiều thiếu sót
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của thầy cô để bài em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận thức về vấn đề stress trong
học tập của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên
Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Nội dung của đề tài
dựa trên quan điểm của tôi, trên cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn với sự hướng dẫn
của giảng viên bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Các số liệu được trình bày trong đề tài là nguồn số liệu mà cá nhân tôi khảo sát
thực tiễn để có được. Không sao chép bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào.
Các số liệu kết quả trong đề tài đều trung thực và rõ nguồn gốc.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ4

MỞ ĐẦU........................................................................................................5

1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................5

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................6

3.1 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................6

4.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6

4.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................7

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu...................................................7

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...............................................7

6. Đóng góp của đề tài.............................................................................7

7. Kết cấu của đề tài................................................................................7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC


SINH ....................................................................................................................8

1.1 Một số khái niệm cơ sở.....................................................................8

1.1.1. Khái niệm nhận thức..................................................................8


1.1.2. Khái niệm stress..........................................................................8

1.1.3. Khái niệm học tập.......................................................................9

1.1.4. Khái niệm học sinh......................................................................9

1.1.5. Khái niệm stress trong học tập..................................................9

1.1.6. Khái niệm stress trong học tập của học sinh............................9

1.2. Đặc điểm và vai trò cơ bản của việc nhận thức vấn đề stress trong
học tập của học sinh....................................................................................10

1.2.1. Đặc điểm cơ bản........................................................................10

1.2.2. Vai trò cơ bản............................................................................10

1.3. Các yếu tố dẫn đến stress trong học tập của học sinh...............11

1.3.1. Yếu tố chủ quan.........................................................................11

1.3.2. Yếu tố khách quan....................................................................11

Tiểu kết chương 1........................................................................................12

Chương 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ STRESS TRONG


HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP K30 CHUYÊN TIẾNG NGA, TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN...........................13

2.1. Giới thiệu khái quát về lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung
học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.........................................................13

2.2. Khảo sát thực trạng vấn đề nhận thức về stress trong học tập của
học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên
Thái Nguyên.................................................................................................13

2.2.1. Stress trong học tập đối với học sinh.......................................13


2.2.2. Học sinh có suy nghĩ việc nhận thức về vấn đề stress trong học
tập...............................................................................................................14

2.2.3. Những biểu hiện thường gặp nhất khi bị stress trong học tập
của học sinh................................................................................................16

2.2.4. Mức độ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp giảm thiểu stress trong
học tâp........................................................................................................17

Tiểu kết chương 2........................................................................................20

Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG


CAO NHẬN THỨC VẤN ĐỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
LỚP K30 CHUYÊN TIẾNG NGA, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN THÁI NGUYÊN..............................................................................21

3.1. Một số giải pháp.............................................................................21

3.1.1. Trang bị các phương pháp để nâng cao thể chất ..................21

3.1.2. Tích cực trong việc nâng cao tinh thần và cảm xúc của học sinh
khi gặp các vấn đề về stress trong học tập..............................................21

3.2. Khuyến nghị...................................................................................22

3.2.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường..........................................22

3.2.2. Đối với nhân viên, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
trong nhà trường.......................................................................................22

3.2.3. Đối với học sinh.........................................................................23

Tiểu kết chương 3........................................................................................24

KẾT LUẬN..................................................................................................25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................26

PHỤ LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Stress trong học tập đối với học sinh.................................................10

Biểu đồ 2. Khảo sát nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh.......12

Biểu đồ 3. Những biểu hiện thường gặp nhất khi bị stress trong học tập của học
sinh......................................................................................................................13

Biểu đồ 4. Mức độ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp giảm thiểu stress trong học tập
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Stress trong học tập chính là một trong những vấn đề lớn nhất mà học sinh phải đối
mặt hiện nay. Ở các trường trung học phổ thông, học sinh cần phải độc lập, tự giác thì mới
có thể đáp ứng với các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 12 yêu cầu đòi hỏi
cao hơn để có định hướng đúng về việc chọn nghề. Do vậy, nhiều học sinh đang phải đối
diện với những khó khăn về mặt tâm lí dẫn đến các rối loạn về mặt tâm thể, ví dụ như:
trầm cảm, những rối loạn lo âu và lo lắng, stress… Những rối loạn tâm thể sẽ ảnh hưởng
đến kết quả học tập, đến đời sống hiện tại và thậm chí có thể là tương lai sau này của các
bạn học sinh. Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của stress là một vấn đề đáng lo ngại đối với
việc học tập của học sinh.
Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đã đề cập đến hiện tượng stress ở các lứa tuổi khác
nhau, trong đó có lứa tuổi học sinh tại các trường Trung học phổ thông nói chung và với
trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, các đề tài đã có
chưa đề cập sâu đến những áp lực từ cuộc sống, nguyên nhân hiện tượng căng thẳng, mệt
mỏi và chưa đề cập nhiều đến thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh hiện nay,
nhất là trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang có những diễn biến hết sức phức tạp và ảnh
hưởng không nhỏ đến giáo dục hiện nay. Chính vì những lý do trên, thúc đẩy tác giả lựa
chọn vấn đề: “Nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh lớp K30 chuyên
Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về stress trong học tập của học sinh hiện nay được rất nhiều các bạn học sinh,
thầy cô và cha mẹ quan tâm nên đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, những người làm công
tác thực tiễn. Sau đây là một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước được công bố:
Theo GS.BS Đặng Phương Kiệt (2004), "Chung sống với stress", Nhà xuất bản Thanh
Niên. [2]
5
Đề tài nghiên cứu của GV Nguyễn Thị Hằng Phương và ThS Đinh Xuân Lâm: “Thực
trạng căng thẳng của học sinh lớp 12 (Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng)” [4]
Theo Tác giả Lazarus và Richard S với cuốn sách: “Nhấn mạnh tâm lý và quá trình
sao chép “. New York: McGraw-Hill, 1966. [11]
Theo Shannon E. Ross, Bradly C. Niebling và Teresa M. Heckert, “Các nguồn căng
thẳng của sinh viên đại học”, tạp chí sinh viên Đại học, mục 33, trang 312. [12]
Theo Katz, Joseph, và những nhà nghiên cứu khác: “Không có thời gian dành cho
thanh niên: Sự tăng trưởng và bổ sung trong sinh viên”. San Francisco, CA: Jossey-Bass,
1969. [10]
Như vậy, đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về stress, nhận thức
của học sinh về stress trong học tập, biện pháp xử lý stress… nhưng chưa có tác giả nào
nghiên cứu nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng
Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh
lớp K30 chuyên Tiếng Nga trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về stress trong học tập của học sinh.
- Khảo sát thực trạng nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh lớp K30
chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nâng cao nhận thức vấn đề stress trong học tập
của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái
Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp xử lý stress trong học tập của học sinh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: 2021 – 2022.
- Phạm vi không gian: Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
- Phạm vi khách thể: 40 bạn học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học
phổ thông Chuyên Thái Nguyên tại thành phố Thái Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân tích, so sánh, tổng hợp)
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp xây dựng bảng hỏi.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Đóng góp của đề tài
Trên những lý thuyết và thực tiễn làm căn cứ giúp cho BGH nhà trường, thầy cô bộ
môn và GVCN của các lớp thuộc khối chuyên đề xuất những biện pháp giảm thiểu stress
trong học tập của học sinh chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái
Nguyên.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về stress trong học tập của học sinh.
Chương 2. Thực trạng vấn đề nhận thức về stress trong học tập của học sinh lớp K30
chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nâng cao nhận thức vấn đề stress
trong học tập của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông
Chuyên Thái Nguyên.
7
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1 Một số khái niệm cơ sở
1.1.1 Khái niệm về nhận thức
Khái niệm về nhận thức được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với
nhiều góc nhìn khác nhau, mỗi tác giả đưa ra khái niệm dựa theo hướng nghiên
cứu của mình:
Theo Loigiaihay.com đưa ra khái niệm nhận thức là “Nhận thức là một quá
trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan”
đưa ra khái niệm; trình độ nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. [3]
Theo Wikipedia nhận thức “là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và
những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan”. [8]
Tác giả thống nhất và lựa chọn khái niệm được đưa ra theo Loigiaihay.com
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
1.1.2 Khái niệm stress
Theo healthcare.com giải nghĩa “Stress (căng thẳng) là một quá trình bao gồm
các phản ứng sinh lý, tâm lý và ứng xử của một cá nhân khi cố gắng thích nghi với
thay đổi, hoặc áp lực từ bên trong hoặc bên ngoài”. [1]
Theo Wikipedia dưới góc nhìn của tâm lý học hành vi đưa ra khái niệm “stress
là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều
tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng
hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản
8
ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể
dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kỳ có hại.”. Wikipedia
đã đưa ra khái niệm; trình độ nhận thức một cách tương đối và vai trò thực tiễn của
stress. [9]
Tác giả thống nhất và lựa chọn khái niệm về stress theo healthcare.com đưa ra
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
1.1.3 Khái niệm học tập
Khái niệm này được giải nghĩa theo wikipedia như sau: “Học (hay còn gọi là
học tập, hay học hành, hay là học hỏi) là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức,
hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới. Khả năng học hỏi được thấy ở
con người, động vật và một số máy móc; cũng có bằng chứng cho một số loại học
tập ở một số loài thực vật”. [6]
Thông qua quá trình tìm hiểu, tra cứu và để thống nhất trong quá trình nghiên
cứu đề tài, tác giả quyết định đưa ra khái niệm học tập như sau: “Học tập là một
động từ chỉ việc bản thân tiếp thu kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị và luyện tập
để có tri thức, có thêm sự hiểu biết cho bản thân”.
1.1.4 Khái niệm học sinh
Theo trang tudienso.com học sinh được giải nghĩa là: “Trẻ em học tập ở nhà
trường”. [5]
Theo wikipedia đã đưa ra khái niệm như sau: “học sinh (hay học trò) là những
thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (từ 6–18 tuổi) đang được học tại các
trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông”. [7]
Để thống nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả lựa chọn khái
niệm học sinh theo Wikipedia.
1.1.5 Khái niệm stress trong học tập
Tuy không có một khái niệm cụ thể nào về “stress trong học tập” nhưng qua
quá trình tìm hiểu và tổng hợp kiến thức của tác giả, có thể hiểu đây là “Phản ứng
9
của cơ thể trước những tác động, quá tải các áp lực vào bản thân có thể là áp lực
môi trường, áp lực tài chính, áp lực về phía gia đình, áp lực từ phía bạn bè hoặc
người thân yêu,...”.
1.1.6 Khái niệm stress trong học tập của học sinh
Trong môi trường dạy và học hiện nay, việc stress trong học tập của học sinh
khi yêu cầu học tập cao hơn để mong muốn cho một tương lai sau này luôn là một
vấn đề nóng của không chỉ thầy cô, học sinh và còn cả các bậc phụ huynh. Tuy
chưa có một khái niệm cụ thể và đầy đủ nào về “Stress trong học tập của học sinh”
nhưng có thể nói rằng: “Đó là những phản ứng của học sinh trước những quá tải
trong việc học và các áp lực vào bản thân; có thể là áp lực về điểm số, thành tích,
áp lực từ phía gia đình hoặc các yếu tố khác như bạn bè, thầy cô hoặc người
yêu,...”.
1.2 Đặc điểm và vai trò cơ bản của việc nhận thức vấn đề stress trong học
tập của học sinh
1.2.1 Đặc điểm cơ bản
Áp lực học tập trong học đường hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm
rất lớn của xã hội. Bởi không ít những học sinh ngày nay cảm thấy học tập mà như
tham gia một trận chiến quá đặt nặng sự thành bại. Với lo lắng trước những gương
mặt thất thần của rất nhiều học sinh khi đến trường cho dù tuổi còn nhỏ. Hiện nay,
học sinh đã không còn say mê chinh phục tri thức nhiều như trước mà đang dần trở
thành những máy học thực sự.
Giáo dục hiện nay đang trên đà phát triển với nhiều phương diện và hình thái
mới. Điều này vô tình đã trở thành một áp lực vô hình đè nặng lên đôi vai của
người học sinh. Không chỉ thế với quan điểm của giáo viên cũng như phụ huynh
vẫn đang đặt nặng vấn đề điểm số và thành tích học tập của học sinh. Tất cả những
điều này, đã và đang trở thành những khó khăn lẫn áp lực lên tâm lý của những bạn

10
học sinh và cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress trong học tập
của học sinh.
1.2.2 Vai trò cơ bản
Hiện nay, trước những đổi mới giáo dục và với tình trạng dịch bệnh Covid-19
diễn biến phức tạp cùng với đó là phân phối chương trình ngày càng rút gọn mà
kiến thức phục vụ việc thi cử ngày một đòi hỏi cao hơn. Việc học tập của học sinh
giờ đây trở thành một vấn đề đặc biệt được chú ý và được quan tâm rất lớn từ nhà
trường, thầy cô, phụ huynh và hơn hết là các bạn học sinh. Đặc biệt, đối với các
bạn học sinh cuối các cấp học thì đang phải đối mặt với vấn đề quan trọng vô cùng
của cuộc đời đó là việc thi cử hay xa hơn đó là việc chọn cho mình một ngành học.
Để có thể nắm bắt và hiểu được rõ vai trò của vấn đề: “Stress trong học tập của học
sinh” là điều vô cùng cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi học sinh.
1.3 Các yếu tố dẫn đến stress trong học tập của học sinh
1.3.1 Yếu tố chủ quan
Trong thời kì đổi mới mọi mặt của giao dục, với việc phải đáp ứng cả yêu cầu
từ phía giáo viên lẫn sự kỳ vọng của gia đình thì học sinh đã và đang bị một áp lực
vô hình đè nặng. Những yếu tố chủ quan, thường bắt nguồn từ bên trong học sinh
về việc tự ti với năng lực bản thân hay ít các mối quan hệ xã hội. Cũng có khi xuất
phát từ việc thể trạng yếu khiến mọi công việc có khi chỉ bình thường nay cũng trở
nên quá sức. Một số áp lực bắt nguồn từ môi trường nhưng hầu hết chính là từ
trong tâm trí bên trong biểu hiện như lo lắng, lo âu, hối hận, chán nản và kém tự tin
của bản thân học sinh. Stress có thể dẫn đến một chuỗi các đáp ứng của cơ thể và
cuối cùng có thể gây ra stress không kiểm soát. Đối với một số học sinh, ảnh
hưởng này là tối thiểu có nghĩa là họ có thể chịu đựng áp lực trong khi đó những
người khác ảnh hưởng đó là rất lớn.
1.3.2 Yếu tố khách quan

11
Vấn đề stress trong học tập của học sinh đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Những
yếu tố khách quan thường lại là những yếu tố bên ngoài cơ thể, với một môi trường
nhiều tiếng ồn hay ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh,
thiếu mất đi sự tập trung trong việc tiếp thu kiến thức và đẫn đến những hệ lụy
khác. Không chỉ vậy, yếu tố về thời tiết thay đổi đột ngột khiến bản thân không kịp
thích nghi; những yếu tố về xã hội như thầy cô, bạn bè… Tất cả đều góp phần ảnh
hưởng đến stress trong học tập của học sinh hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về nhận thức vấn đề stress trong
học tập của học sinh qua thông qua các nội dung như sau: Các quan điểm, khái
niệm về vấn đề stress trong học tập của học sinh; đặc điểm và vai trò cơ bản; các
yếu tố dẫn đến vấn đề stress trong học tập của học sinh. Từ các quan điểm khoa
học trên sẽ làm tiền đề cho tác giả phân tích các nội dung ở chương 2.

12
Chương 2.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH LỚP K30 CHUYÊN TIẾNG NGA, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN
2.1 Giới thiệu khái quát về lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học
phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
Trường THPT Chuyên Thái Nguyên, tiền thân là trường Năng khiếu Bắc
Thái được thành lập theo quyết định số 408 ngày 15 tháng 08 năm 1988 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Thái.
Lớp K30 chuyên Tiếng Nga được thành lập theo quyết định Số 802/QĐ –
SGD&ĐT ngày 13/06/2018 của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Chuyên
Thái Nguyên.
2.2 Khảo sát thực trạng vấn đề nhận thức về stress trong học tập của học sinh lớp
K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên.
2.2.1 Stress trong học tập đối với học sinh

13
Biểu đồ 1. Stress trong học tập đối với học sinh
Kết quả từ biểu đồ cho thấy có tới 92,5% học sinh lựa chọn “đã từng” và 7,5%
học sinh “chưa từng”. Có thể thấy hiện này, hầu hết các học sinh đã trải qua vấn đề
stress trong học tập; hiện tượng stress đang có những tác động phức tạp hơn, kèm
theo đó là những hệ quả nghiêm trọng đối với học sinh hiện nay.
Với 92,5% lựa chọn “đã từng” bởi vì học sinh đã phải đối mặt với những áp
lực và thách thức vô hình đến từ các sự kỳ vọng mỗi khi đến lớp học hoặc khối
lượng kiến thức trong học tập. Không có gì lạ trong môi trường Trung học phổ
thông hiện nay, khi căng thẳng trong học tập là một trong những vấn đề lớn nhất
mà học sinh phải đối mặt.
Mặt khác, ở tỉ lệ 7,5% còn lại với lựa chọn “chưa từng” thì có thể thấy học sinh
hiện nay đang ngày càng phát triển và có những phương pháp học tập khoa học để
tránh được những mối nguy hại về stress trong học tập không đáng có. Với một
không gian mạng xã hội luôn mở và hiện đại như bây giờ, không khó gì có thể tìm
kiếm thông tin về stress trong học tập, rất cần thiết cho mỗi học sinh khi được
trang bị những kỹ năng xử lý stress trong học tập hiệu quả. Tuy nhiên, với những
trường hợp học sinh chưa từng mắc phải thì cần thiết nên trang bị những kiến thức,
thông tin và những biện pháp giảm thiểu căng thẳng. Việc chuẩn bị ngay từ bây giờ

14
sẽ hạn chế phần nào những tác hại về vấn đề stress trong học tập mà học sinh sẽ
gặp phải sau này.
Có thể thấy hiện tại, hiện tượng stress trong học tập rất phổ biến và là vấn đề
quan trọng đối với mỗi học sinh. Ngay từ bây giờ hãy dành thời gian để tìm hiểu
hoặc tham khảo trước những biện pháp giảm thiểu cho dù học sinh đã được trang
bị hoặc chưa có những kỹ năng xử lý nào để tránh những tác hại của stress trong
học tập với một tỷ lệ học sinh đã trải qua stress nhiều như hiện nay.
2.2.2 Học sinh có suy nghĩ việc nhân thức về vấn đề stress trong học tập

Biểu đồ 2. Khảo sát nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh
Qua khảo sát học sinh, kết quả nhận được có 30% lựa chọn “tùy vào nhu cầu
của mỗi người”, nhiều nhất với 70% lựa chọn “có cần thiết” và 0% chọn “không
cần thiết”. Điều này cho thấy học sinh mặc dù có những sự lựa chọn khác nhau
nhưng nhìn chung, các bạn học sinh đều có nhận thức về sự cần thiết khi được
trang bị cho bản thân những kiến thức, biện pháp xử lý stress trong học tập.
Đối với những bạn học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga lựa chọn “có cần thiết”
70% thì đó là những bạn đã có sự tìm hiểu về vấn đề stress trong học tập, biết được
những ảnh hưởng của stress. Ngoài ra, việc các bạn học sinh đã được trang bị
những kiến thức và biện pháp xử lý stress thì sẽ có nhiều lợi ích trong việc thích
15
nghi tốt hơn với các yếu tố dẫn đến những áp lực và stress trong học tập như: môi
trường, xã hội, con người,…
Một số bạn học sinh khác lại cho rằng, việc trang bị kiến thức và biện pháp xử
lý stress trong học tập có hay không còn “tùy vào nhu cầu mỗi người” chiếm 30%.
Đối với những bạn học sinh này, điều đó có thể đúng với từng dai đoạn, có thể xảy
ra đối với các bạn học sinh muốn trang bị thật kỹ những kiến thức cho bản thân,
giống như sự chuẩn bị đề phòng bản thân có nhỡ mắc phải stress trong học tập thì
sẽ giảm đi những tác hại mà stress mang đến. Bởi vậy, còn tùy vào nhu cầu mỗi
người theo từng giai đoạn, các bạn không cần phải tìm hiểu ngay từ bây giờ mà
thay vào đó hãy từ từ để có thể phát triển bản thân và trang bị kỹ năng xử lý để đề
phòng cho trường hợp bản thân bị stress trong học tập sau này.
Với lựa chọn “không cần thiết” chiếm 0% khi khảo sát lớp K30 chuyên Tiếng
Nga có thể thấy các bạn học sinh không mơ hồ hay chưa có kiến thức về stress
trong học tập. Qua đó có thể khẳng định học sinh đã tự phát triển và trau dồi những
kĩ năng để phòng tránh việc stress có thể đến bất cứ khi nào trong quá trình họ học
tập.
Có thể thấy, vấn đề stress trong học tập của học sinh là rất quan trong trong
thời buổi giáo dục ngày thêm đổi mới hiện nay, học sinh ngay từ bây giờ hãy dành
thời gian để tìm hiểu, trang bị những kỹ năng và giải pháp xử lý để tránh rơi vào
tình trạng xấu khi bị stress trong học tập.
2.2.3 Những biểu hiện thường gặp nhất khi bị stress trong học tập của học
sinh

16
Biểu đồ 3. Những biểu hiện thường gặp nhất khi bị stress trong học tập của
học sinh
Qua quá trình khảo sát 40 bạn học sinh lớp K30 chuyên Thái Nguyên thì có thể
thấy các học sinh mắc những biểu hiện khác nhau cho thấy stress trong học tập
diễn ra với nhiều ảnh hưởng và nhiều khía cạnh về thể chất, tinh thần, hành vi và
cảm xúc. Từ đó, buộc học sinh cần chú trọng hơn về những vấn đề stress trong học
tập.
Đối với biểu hiện thường gặp “tâm trạng không vui vẻ, lo lắng và bất an” với
17,4% sự lựa chọn và tỉ lệ chọn cao nhất với 19,5% với biểu hiện “mệt mỏi, đau
đầu và uể oải”. Có lẽ đây là biểu hiện thường gặp nhất không chỉ của các học sinh
nói chung mà còn là biểu hiện thường gặp nhất của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng
Nga nói riêng. Với biểu hiện này, có thể thấy stress trong học tập tác động đối với
học sinh qua khía cạnh về mặt thể thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, với những
biểu hiện thường gặp được nêu trên, học sinh cần chú trọng hơn về vấn đề stress
trong học tập, cùng với đó là tìm hiểu nguyên nhân và hệ quả để có những lượng
kiến thức, giải pháp về stress tốt nhất.
Với những lựa chọn như: “né tránh mọi người kể cả bạn bè và người thân”
chiếm 4%; “xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa” chỉ chiếm 2,7%. Sau khi điều tra và
nhận được số liệu bình chọn rất thấp thì có thể thấy theo cái nhìn khách quan, học
17
sinh ít gặp phải những biểu hiện này. Tuy với ít sự lựa chọn nhưng đây lại là một
trong những biểu hiện tương đối phức tạp của stress trong học tập, đi kèm theo đó
là những tác hại khó lường của hai biểu hiện này đối với cá nhân và đối với mọi
người xung quanh. Vậy nên, những bạn học sinh cần thiết tìm hiểu về biện pháp xử
lý với mỗi biểu hiện của stress trên, vừa để giúp bản thân thêm kiến thức về vấn đề
stress trong học tập mà còn có thể giúp đỡ những người xung quanh.
Để học sinh nói chung và học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga nói riêng có
những nhận thức và biện pháp để đối phó với stress trong học tập một cách hợp lý,
khoa học. Hãy tìm hiểu kĩ, lên danh sách các yếu tố, nguyên nhân, biểu hiện mà
bản thân đã từng gặp phải hoặc đã chứng kiến,… bao gồm các biện pháp nên làm
và điều cần tránh từ đó tạo cho riêng bản thân mình một tấm khiên bảo vệ trước
những vấn đề stress trong học tập bây giờ và sau này.
2.2.4 Mức độ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp giảm thiểu stress trong học tập
Câu
25 7: Đánh dấu (X) để lựa chọn thứ tự với mức độ hiệu quả với
mỗi biện pháp giảm thiểu stress trong học tập.
20

15

10

0
Tạo động lực Sắp xếp công Tham gia Dành thời Thực hiện Tránh những Đặt ra mục Trò chuyện
cho bản thân việc phù hợp hoạt động gian cho gia thói quen đi suy nghĩ tiêu tiêu có thể với người mà
ngoài trời đình và bạn ngủ đủ giấc cực đạt được bạn yêu quý

Hiệu quả thấp Hiệu quả trung bình Hiệu quả cao Hiệu quả rất cao

Biểu đồ 4. Mức độ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp giảm thiểu stress trong học tập
Theo kết quả trong quá trình khảo sát thu được, phần lớn học sinh lựa chọn
“tránh những suy nghĩ tiêu cực” và “trò chuyện với người mà bạn yêu quý” ở mức

18
hiệu quả rất cao. Với mức độ hiệu quả cao thì hầu hết học sinh lại chọn “sắp xếp
công việc phù hợp”, “đặt ra mục tiêu có thể đạt được” và “thức hiện thói quen đi
ngủ đủ giấc”. Những yếu tố khác khi giảm thiểu stress trong học tập được học sinh
lựa chọn như: “tạo động lực cho bản thân”, “tham gia hoạt động ngoài trời” và
“dành thời gian cho gia đình và bạn bè”. Dù được sinh viên lựa chọn khá nhiều ở
mức độ hiệu quả cao và rất cao nhưng so với mặt bằng chung thì ở ba khía cạnh
này vẫn chưa được học sinh đánh giá cao.
Kết quả cho thấy khi chọn một trong số những biện pháp giảm thiểu stress
trong học tập thì học sinh luôn chọn những yếu tố môi trường hay những tác động
bên ngoài để giảm thiểu stress. Có thể thấy một môi trường tương đối áp lực xung
quanh và họ thường xuyên phải đối mặt. Học sinh cần phải chọn cho bản thân một
môi trường học tập tốt, hạn chế nhất có thể những yếu tố và tác nhân gây ảnh
hưởng đến quá trình học tập để có được một thời gian học tập hiệu quả. Rất nhiều
bạn học sinh chỉ vì chịu đựng những áp lực mà chưa có biện pháp cụ thể để giảm
thiểu stress dẫn đến việc stress lâu dài và gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và
tinh thần các bạn. Do đó, học sinh cần phải có những phương pháp xử lý stress
trong học tập một cách đúng và hiệu quả, biện pháp xử lý cần phải đúng với biểu
hiện stress mà bản thân mắc phải để tránh những hậu quả không đáng có sau này.
Như vậy, thông qua việc phân tích về mức độ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp
giảm thiểu stress trong học tập của học sinh, tác giả rút ra kết luận rằng nhận thức
về vấn đề stress trong học tập của học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên, phải biết
cân bằng và chọn biện pháp xử lý đúng với những biểu hiện của stress để có thể
tránh sự ảnh hưởng của stress trong học tập nhất đối với bản thân và mọi người.

19
Tiểu kết chương 2
Như vậy trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng vấn đề nhận thức về
stress trong học tập của học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học
phổ thông Chuyên Thái Nguyên qua các nội dung như stress trong học tập đối với
học sinh, học sinh nhận thức về trang bị kiến thức và biện pháp xử lý, những biểu
hiện thường gặp và mức hộ hiệu quả khi lựa chọn biện pháp giảm thiểu stress.
Cùng với đó nhà nghiên cứu đã phần tích những nguyên nhân, hạn chế, các yếu tố
cũng như biểu hiện trong nhận thức về vấn đề stress trong học tập của sinh viên để
đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trong chương 3.

20
Chương 3.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO NHẬN
THỨC VẤN ĐỀ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP K30
CHUYÊN TIẾNG NGA, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
THÁI NGUYÊN
3.1. Một số giải pháp
3.1.1 Trang bị các phương pháp để nâng cao thể chất
Trong học tập, những vấn đề về stress có liên quan yếu tố thể chất là một trong
số những vấn đề thường xuyên xảy ra đối với học sinh. Tuy nhiên, không khó để
có thể giải quyết khi cùng với đó là sự phát triển của các hình thức thể dục, thể
thao tại gia thì học sinh có thể tham khảo và rèn luyện từng ngày giúp tăng cường
sức khỏe bản thân. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy rằng những
người tập luyện thể dục và thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày có thể cải thiện đáng
kể mức độ linh hoạt, nhạy cảm của các giác quan và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn
21
tinh thần bản thân. Với những bạn học sinh thường xuyên stress trong học tập thì
việc chạy bộ hay tập yoga sẽ rất có hiệu quả vừa cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy
nhiên, các bạn học sinh cần nên lựa chọn đúng với những bài tập thư giãn, cần
tránh những bài tập quá nặng nhọc, vất vả hoặc không có tác dụng giảm thiểu
stress.
Muốn có một tinh thần sảng khoái, nhiều năng lượng với mỗi buổi học trên
lớp, bạn học sinh hãy rèn luyện bản thân thật tốt không chỉ về kiến thức, biện pháp
giảm thiểu stress mà cần phải rèn luyện cơ thể một cách khoa học và tốt nhất để
tăng tỉ lệ thành công vượt qua stress trong học tập mỗi khi bản thân gặp phải.
3.1.2 Tích cực trong việc nâng cao tinh thần, cảm xúc của học sinh khi gặp các
vấn đề về stress trong học tập
Khi bị stress trong học tập về mặt tinh thần hoặc cảm xúc, thay vì tự mình tìm
cách giải quyết hoặc dằn vặt bản thân thì có thể trò chuyện với những người thân,
bạn bè để được chia sẻ, động viên, đồng cảm và hỗ trợ. Hãy bày tỏ những khó
khăn, vướng mắc mà bản thân đang gặp phải và lắng nghe lời khuyên khách quan,
chân thành từ họ. Nhờ đó, học sinh có thể tìm thấy giải pháp phù hợp. Học sinh có
thể dễ tìm thấy các phương pháp thư giãn sau khi bị stress trong học tập trên các
trang thông tin điện tử.
3.2 Khuyến nghị
3.2.1 Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Có thể nói chất lượng buổi học và sự cải tiến trong nhà trường đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc giáo dục nhận thức về vấn đề stress trong học tập cho
học sinh. Từ đó, đồi hỏi nhà trường cần tìm ra những giải pháp thiết thực hơn nữa,
có thể kể đến như:
Duy trì và nâng cao chất lượng buổi học của học sinh qua những phương pháp
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy để học sinh có hứng thú ở

22
mỗi buổi học hơn, tiếp thu bài học một cách sâu sắc. Từ đó giảm được tỉ lệ học
sinh không hiểu bài và những ảnh hưởng về stress sau này.
Ngoài ra cần xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn giảng dạy tốt, thường
xuyên có những chuyên đề hoặc tuyên truyền từ nhà trường về ảnh hưởng của
stress trong học tập đối với học sinh. Trang bị cho giáo viên và nhân viên nhà
trường những kiến thức, kỹ năng và biện pháp giảm thiểu stress từ đó có thể truyền
đạt cho học sinh hoặc có thể xử lý những tình huống stress trong học tập khi học
sinh mắc phải.
Như vậy, nhà trường cần quan tâm, đề ra mục tiêu và thực hiện những giải
pháp thiết thực nhất để giúp cho học sinh có thể nhận thức được những vấn đề mà
stress đem lại trong quá trình rèn luyện và học tập.
3.2.2 Đối với nhân viên, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm trong nhà
trường
Các giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề
stress trong học tập của học sinh, là những người trực tiếp truyền tải kiến thức
cũng như giảng dạy học sinh. Một số giải pháp nâng cao nhận thức về vấn đề stress
trong học tập của học sinh đối với cá giáo viên như sau:
Giáo viên và nhân viên trong nhà trường cần trau dồi thêm những kiến thức, kỹ
năng và biện pháp xử lý stress trong học tập của học sinh để việc truyền tải mang
lại hiệu quả cao. Nhờ vậy có thể giúp nhiều học sinh tiếp nhận được các kiến thức
mới về stress, biết được những biểu hiện và tác hại.
Cần không ngừng đổi mới và sáng tạo theo chiều hướng tích cực với những
phương pháp mới trong việc giảng dạy để bài giảng không bị khô khan nhạt nhẽo
dễ khiến học sinh có tâm lý chán học, khó tập trung kiến thức dẫn đến không hiểu
bài, điểm số sa sút và những biểu hiện của stress trong học tập…
Ngoài ra, giáo viên còn có thể là những người truyền cảm hứng cho học sinh,
tạo cho học sinh những niềm vui, những động lực trước những buổi học căng thẳng
23
trên lớp để các em có thể tự tin hơn, hạnh phúc và nhiều những suy nghĩ tích cực
hơn.
3.2.3 Đối với học sinh
Phần lớn những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về việc nhận thức vấn đề
stress trong học tập của học sinh hầu như xuất phát từ chính hành vi, cảm xúc và
tinh thần của bản thân. Để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất thì học sinh
phải có vai trò chủ động và tích cực trong quá trình học tập tại nhà trường. Những
kiến thức và biện pháp khoa học của sinh viên là yếu tố quyết định đến việc giảm
thiểu stress trong học tập. Muốn vậy học sinh cần phải:
Có sự quyết tâm, có mục đích để chiến thắng stress trong học tập. Ngoài ra,
còn phải chọn những phương pháp khoa học và phù hợp nhất để có thể phát triển
bản thân một cách lâu dài mà không bị các yếu tố của stress làm ảnh hưởng. Học
sinh cần phát triển bản thân về các mặt như: thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc
để luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với stress trong học tập.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn tác giả đưa ra ba
nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học
sinh trong thời gian tới, đó là: trang bị các phương pháp để nâng cao thể chất, tích
cực trong việc nâng cao tinh thần, cảm xúc của học sinh khi gặp các vấn đề về
stress trong học tập. Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với
Ban giám hiệu nhà trường; nhân viên, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
trong nhà trường; và học sinh. Tuy nhiên, giải pháp và khuyến nghị cần được thực
hiện đồng bộ, linh hoạt và nhanh chóng vì không chỉ nâng cao nhận thức của học
sinh về vấn đề stress trong học tập mà còn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo nhà
trường, là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các chính sách dành cho học sinh, qua đó

24
khẳng định thương hiệu của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên
trong hệ thống các trường Trung học phổ thông hiện nay.

KẾT LUẬN
Vấn đề stress trong học tập là vấn đề nan giải cần được xử lý kịp thời. Trong
giáo dục hiện nay, stress trong học tập trở nên rất phổ biến, có chiều hướng xấu và
ngày một phức tạp hơn. Vì thế vấn đề về stress trong học tập của học sinh thu hút
rất nhiều sự quan tâm của các học sinh trường Trung học phổ thông nói chung và
học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên nói riêng, cụ thể ở đây
là 40 sinh viên lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên
Thái Nguyên. Bằng những nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, nhà nghiên cứu
đưa ra một số kết luận nổi bật sau:
Chiếm trên 90% học sinh lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ
thông Chuyên Thái Nguyên đã từng trải qua việc bị stress trong học tập. Điều đó
25
chứng tỏ thực trạng stress trong học tập hiện nay đối với không chi học sinh lớp
K30 chuyên Tiếng Nga mà còn các học sinh khác là rất phổ biến.
Đa số học sinh đều nhận thức và có sự hiểu biết về những biểu hiện của stress,
ảnh hưởng mà vấn đề stress trong học tập của học sinh mang lại.
Tất cả các học sinh lớp K30 chuyên Thái Nguyên đều nhận thức được cần
trang bị những kiến thức và biện pháp giảm thiểu stress trong học tập là vô cùng
cần thiết. Từ đó, học sinh sẽ có những biện pháp với từng vấn đề về stress trong
học tập một cách hợp lý và khoa học nhất.
Tóm lại, nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh rất rộng với
nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu, tác
giả chỉ đề cập những khía cạnh cơ bản nhất về stress trong học tập của học sinh
như nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân và các mức độ của biện pháp giảm thiểu.
Đây sẽ là một trong những công trình nghiên cứu làm tiền đề cho các công trình
nghiên cứu sau với quy mô khác nhau để tiếp tục nghiên cứu, khai thác và có
những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về vấn đề stress trong học tập
của học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên trong thời gian sắp
tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Healthcare.com, “Stress”, https://bitly.com.vn/lntn8l, Truy cập ngày
28/02/2022.
2. GS.BS Đặng Phương Kiệt (2004), "Chung sống với stress", Nhà xuất bản Thanh
Niên.
3. Loigiaihay.com, “Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật
biện chứng: Thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?,
https://bit.ly/3Lsx2on ,Truy cập ngày 28/02/2022.
4. Nguyễn Thị Hằng Phương - Đinh Xuân Lâm, “Thực trạng căng thẳng của học sinh
lớp 12 (Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng)”.
26
5. Tudienso.com,“Học sinh”, https://bitly.com.vn/ynq2mi, Truy cập ngày
28/02/2022.
6. Wikipedia,“Học tập”, https://bitly.com.vn/z3evux, Truy cập ngày
28/02/2022
7. Wikipedia,“Học sinh”, https://bitly.com.vn/9fs2yj, Truy cập ngày
28/02/2022.
8. Wikipedia,“Nhận thức”, https://bit.ly/3BfCt5h, Truy cập ngày 28/02/2022.
9. Wikipedia, “Stress”, https://bitly.com.vn/5yqg72, Truy cập ngày
28/02/2022.
10. Katz và cộng sự (1969), “Không có thời gian dành cho thanh niên, Sự tăng trưởng
và bổ sung trong sinh viên”, San Francisco, CA: Jossey-Bass.
11. Lazarus - Richard S (1966), “Nhấn mạnh tâm lý và quá trình sao chép”. New York:
McGraw-Hill.
12. Shannon E. Ross và cộng sự, “Các nguồn căng thẳng của sinh viên đại học”, tạp chí
sinh viên Đại học, mục 33, trang 312.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để đánh giá thực trạng nhận thức về stress trong học tập của học sinh, tác giả
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức về vấn đề stress trong học tập của học sinh
lớp K30 chuyên Tiếng Nga, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên”. Rất

27
mong các bạn tham gia bằng cách “X” hoặc khoanh tròn vào phương án phù hợp
với suy nghĩ của bạn trong các câu hỏi dưới đây.
Câu hỏi 1: Bạn đã bao giờ bị stress trong học tập chưa?
a. Đã từng
b. Chưa từng
Câu hỏi 2: Bạn thấy việc học sinh có suy nghĩ trang bị kiến thức và biện
pháp xử lý stress trong học tập là điều cần thiết?
a. Rất cần thiết
b. Không cần thiết
c. Tùy vào nhu cầu mỗi người
Câu hỏi 3: Bạn nghĩ hiện nay học sinh bị stress trong học tập diễn ra khi
nào và tần suất ra sao?
a. Thường xuyên diễn ra sau mỗi buổi học căng thẳng trên lớp
b. Diễn ra trước khi bước vào các bài kiểm tra, kỳ thi
c. Có diễn ra sau mỗi buổi học nhưng không thường xuyên
d. Một ý kiến khác: (vui lòng ghi rõ).………………………………………
Câu hỏi 4: Nguyên nhân nào dẫn đến stress trong học tập của học sinh?
a. Áp lực từ thầy cô và cha mẹ
b. Thời gian học quá nhiều
c. Những bài kiểm tra sắp tới
d. Quá nhiều bài tập về nhà
e. Một ý kiến khác: (vui lòng ghi rõ) …………………………………………
Câu hỏi 5: Bạn nghĩ rằng những biểu hiện nào dưới đây thường gặp nhất
khi bị stress trong học tập?
a. Gặp khó khăn trong việc tập trung
b. Tâm trạng không vui vẻ, lo lắng và bất an
c. Dễ nóng tính và cáu gắt không rõ nguyên nhân
28
d. Biểu hiện và những suy nghĩ tiêu cực, bi quan
e. Mệt mỏi, đau đầu và uể oải
f. Suy giảm trí nhớ, hay quên
g. Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa
h. Né tránh mọi người kể cả bạn bè và người thân
i. Một ý kiến khác: (vui lòng ghi rõ) .......................................................
Câu hỏi 6: Ảnh hưởng nào của stress trong học tập mang lại cho cá nhân
mỗi khi mắc phải?
a. Những cơn đau đầu liên tục và kéo dài
b. Không có hứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung
c. Suy nghĩ nhiều và lo lắng khiến bản thân khó ngủ, mất ngủ
d. Rối loạn cảm xúc như: ức chế, cáu gắt,...
e. Một ý kiến khác: (vui lòng ghi rõ)……………………………………
Câu hỏi 7: Đánh dấu (X) để lựa chọn thứ tự với mức độ hiệu quả với mỗi
biện pháp giảm thiểu stress trong học tập.
Mức độ hiệu quả
Các biện pháp giảm
Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả
thiểu stress
thấp trung bình cao rất cao

Tạo động lực cho


bản thân

Sắp xếp công việc


phù hợp

Tham gia hoạt động


ngoài trời

29
Dành thời gian cho
gia đình và bạn bè

Thực hiện thói quen


đi ngủ đủ giấc

Tránh những suy


nghĩ tiêu cực

Đặt ra từng mục tiêu


có thể đạt được

Trò chuyện với người


mà bạn yêu quý

30

You might also like