You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

Ảnh hưởng của việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của sinh
viên ngoại thương
Nhóm thực hiện: Nhóm

Lớp tín chỉ:

Giáo viên hướng dẫn: ThS.

Thành viên:
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan bài báo cáo dưới đây là của riêng tôi.Tôi xin cam đoan rằng
các số liệu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy .........................đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết đề tài nghiên
cứu.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong lớp ...................Trường Đại họcNgoại
Thương đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khoa học mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.

Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT......................................................................................................2


LỜI CẢM ƠN........................................................................................................3
MỞ ĐẦU...............................................................................................................7
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................7
Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................7
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:........................................................................8
Phương pháp định lượng...................................................................................8
1. Cấu trúc bài nghiên cứu:...........................................................................8
NỘI DUNG...........................................................................................................9
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................9
1.1.Các khái niệm :........................................................................................9
1.1.1.Học tập :...........................................................................................9
1.1.2.Kết quả học tập :...............................................................................9
1.1.3.Tầm quan trọng của việc học..........................................................10
1.2.Một số nghiên cứu liên quan :...............................................................11
1.2.1.Các công trình nghiên cứu trên thế giới.........................................11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHỌN SAI
NGÀNH ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG.
.........................................................................................................................13
2.1.Khảo sát ảnh hưởng của việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của
sinh viên Ngoại Thương..............................................................................13
2.2.Ảnh hưởng của việc chọn sai ngành học đến kết quả học tập của sinh
viên đại học Ngoại Thương.........................................................................18
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................20
3.1. Xác định đúng mong muốn của bản thân và định hướng đúng nghề
nghiệp..........................................................................................................20
3.2.Phấn đấu và nỗ lực nâng cao kết quả học tập của bản thân mình.........21
3.3.Nên tìm hiểu về công việc xu hướng, xu thế xã hội hiện đại.................21
3.4.Nên độc lập trong việc lựa chọn ngành nghề........................................22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................22
Kết luận...........................................................................................................22
Kiến nghị.........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24
ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
NHÓM
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong thời kì cách mạng 4.0 hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất
nước, trong thòi kì hội nhập và phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi một lực
lượng trí thức trẻ, có trình độ chuyên môn, năng lực cao vì thế giáo dục đang là
giải pháp hàng đầu để phát triển đất nước, đưa đất nước tới kỉ nguyên phát triển
hiện đại, sánh vai với cường quốc năm châu. Trong đó lực lượng thanh niên,
nhất là lực lượng sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và
kiến thiết đất nước. Muốn vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các
sinh viên phải chủ động trong việc học tập, trau dồi kiến thức đồng thời phải có
sự lựa chọn đúng đắn trong ngành học để đưa ra được quyết định nghề nghiệp
phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay nhiều học sinh không đạt được kết quả như mong muốn mặc
dù chăm chỉ và cố gắng học, có thể là do phương pháp học chưa đúng đắn, phải
đi làm thêm không có thời gian học tập để trang trải cuộc sống,...Nhưng thực tế
cho thấy, kêtquả học tập của sinh viên không đạt được như mong đợi là do các
bạn ngay từ đầu lựa chọn ngành học sai, không phù hợp với bản thân vì thế mà
trong quá trình học các bạn dễ bị nản chí, không có hứng thú học tập và trau dồi
thêm kiến thức.

Đứng trước thực tế đó, chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của sinh viên Ngoại Thương ”.

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng em sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của việc
chọn sai ngành đến kết quả học tập của sinh viên Ngoại Thương

Cụ thể hơn đánh giá được thực trạng và kết quả học tập của sinh viên Ngoại
Thương hiện nay, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các ảnh hưởng
của việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của sinh viên Ngoại Thương, để từ
đó đề xuất ra giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo cho sinh viên.

3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

 Phạm vi : Từ số liệu khảo sát 50 sinh viên các trường Đại học Ngoại
Thương Hà Nội.

 Đối tượng : Ảnh hưởng của việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của
sinh viên Ngoại Thương.

4.Phương pháp định lượng

Nhóm tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp định lượng

5.Cấu trúc bài nghiên cứu:

Ngoài những mục yêu cầu cần có của bài tiểu luận như lời mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm các phần như sau

 Chương 1 : Cơ sở lý thuyết

 Chương 2 : Thực trạng ảnh hưởng chọn sai ngành học tới kết quả học tập
của các bạn sinh viên đại học Ngoại Thương

 Chương 3 : Đề xuất giải pháp khắc phục


NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.Các khái niệm :

1.1.1.Học tập :

Học tập là quá trình tích lũy, trau dồi thêm kiến thức, tiếp thu tinh hoa của
những thế hệ cha ông đi trước một cách tinh tế, khôn ngoan và có chọn lọc. Khả
năng học tập của mỗi người là khác nhau.

Học tập là một quá trình, không xảy ra cùng một lúc mà phải phát triển, trau dồi
theo thời gian.

1.1.2.Kết quả học tập :

Trong cuốn “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ
thông”, tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra định nghĩa về kết
quả học tập như sau :

“Kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác
nhau trong thực tế cũng như trong khoa học.

(1). Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong
mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.

(2). Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học
khác.”

Theo Nguyễn Đức Chính thì: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ
năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học).”

Hiện nay tại các trường đại học ở Hà Nội đều áp dụng quy chế đào tạo đại học
theo tín chí nên theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&đT thì :

“Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí
sau:
 Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ
(gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

 Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học
phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ
tương ứng của từng học phần.

 Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của
những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ
đầu khóa học.

 Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và
được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy
được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết
thúc mỗi học kỳ.”

Sau mỗi học kì, theo điểm trung bình tích lũy thì sinh viên sẽ được xếp hạng học
lực :

 Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

 Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa
rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ
chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

1.1.3.Tầm quan trọng của việc học


Học tập là hoạt động vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, không phân
biệt tầng lớp, giới tính hay địa vị xã hội. Ngày nay việc học ngày càng được
quan tâm hơn nữua do nhữung tiến bộ của xã hội đòi hỏi mỗi con người phải có
một lượng kiến thức rộng lớn thì mới có thể phát triển hơn nữa.

Học không chỉ là quá trình trau dồi thêm kiến thức khoa học mà còn ở nhiều lĩnh
vực khác nhau đạo đức, tình cảm, lối sống,...
Thứ nhất, học là để biết cách thể hiện tình yêu thương, nâng cao khả năng tư duy
để tiếp nhận thêm những tác động xung quanh của cuộc sống thông qua cảm
quan của mình.

Thứ hai, giá trị đối với cá nhân: Học để hiểu biết, học để làm người, học để lập
nghiệp và có một cuộc sống ổn định

Giá trị đối với gia đình: Học để có kiến thức tổ chức cuộc sống trong gia đình,
nuôi dậy con, xây dựng hạnh phúc gia đình.

Giá trị đối với xã hội: Học để góp phần xóa đói giảm nghèo, để hỗ trợ phát triển
kinh tế bền vững, xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, giảm các tệ nạn xã hội.

1.2.Một số nghiên cứu liên quan :

1.2.1.Các công trình nghiên cứu trên thế giới


 Evans (1999), “School-leaver, Transition to Teritary Study : A Literature
Review”

Tác giả đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thành 5
nhóm yếu tố tất cả bao gồm :

 Nhóm 1 : Đặc trưng trong nhân khẩu (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền
tảng văn hóa, tình trạng giáo dục, xã hội, nơi ở v..v)

 Nhóm 2 : Đặc trưng tâm lí (sự chuẩn bị cho việc học, chiến lược cho
học tập, cam kết mục tiêu v..v)

 Nhóm 3 : Kết quả học tập trước đây

 Nhóm 4 : Yếu tố xã hội

 Nhóm 5 : Yếu tố tổ chức

 Stinbrickner, TR, Stinebricer, R. (2001), “The relationship between


Family income and schooling attainment : Evidence from a liberal arts
college with a full tution subsiby program”, Berea College
Nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa đầu vào gia đình và thành tích học tập
tại trường và đưa ra kết luận là : giới tính là nữ, điểm thi ACT của nữa, thu nhập
gia đình, thu nhập gia đình bạn cùng phòng và điểm thi ACT của nam có tác
động tích cực điểm điểm trung bình học tập, còn nam da đen có tác động nghịch
đến kết quả học tập.

 Antionia Lozano Diaz (2003), “Personal, family and academic factors


affecting low achievement in secondary school”, Spain

Với các biến là trình độ học vấn của cha mẹ, giới tính, động lực của học tập, mối
quan hệ giữa các học sinh và với những người khác, bằng phân tích hồi quy và
kiểm định ANOVA, nghiên cứu kết luận : môi trường và động lực học tập có
ảnh hưởng đến kết quả học tập còn trình độ của người mẹ thì không.

 Darling – Hammond (2000), “Chất lượng giáo viên và thành quả học tập
của học sinh”

Sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát 50 bang về chính sách nghiên cứu phân
tích các trường học, khảo sát nhân sự và các đánh giá quốc gia về chương trình
giáo dục, nghiên cứu này đã xem xét các cách thức mà các giáo viên có liên
quan đến thành tích học tập của học sinh trên các tiểu bang. Bằng phân tích định
tính và định lượng, tác giả đã kết luận : đầu tư và chất lượng giáo viên có liên
quan đến việc cải thiện thành tích học sinh. Đồng thời, các chính sách quốc gia
về đào tạo giáo viên, cấp phép, tuyển dụng ... có thể tạo nên một sự khác biệt
quan trọng đến trình độ và năng lực mà các giáo viên mang đến cho công việc
của họ.

Nhìn chung các nghiên cứu trên đều chỉ rõ mối quan hệ và mức độ tác động của
các yếu tố lên kết quả học tập của sinh viên ở các nhóm yếu tố thuộc về đặc
trưng trong nhân khẩu, đặc điểm xã hội và kinh tế.

Tiếp thu kiến thức từ những nghiên cứu đi trước và muốn tìm hiểu ở những khía
cạnh khác để hiểu rõ hơn nữa. Nên nhóm đã tiếp cận và tập trung nghiên cứu
những yếu tố liên quan đến việc phân chia thời gian và nhóm yếu tố tinh thần, cụ
thể là số giờ tự học ở nhà, số buổi nghỉ học, tần suất tham gia hoạt động
ngoại khóa, thời gian sử dụng internet, thời gian làm thêm, thời gian lên thư viện
và tình yêu.

1.2.2.Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Nhiều công trình nghiên cứu nổi bật như của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010)
với đề tài : “Các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên chính qui Trường Đại
học Nông lâm TP.HCM”, Nghiên 21 cứu của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn
Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008) về “các yếu tố chính tác động vào kiến thức
thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế”, luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm
(2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy
Trang (2010) “Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học
tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
gia

Nguyễn Công Khanh (2009) với “Nghiên cứu phong cách học của sinh viên
Trường ĐHKHXH-NV & Trường ĐHKHTN”...

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đi nghiên cứu về ảnh hưởng của
việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của sinh viên Ngoại Thương như bài
nghiên cứu dưới đây.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHỌN SAI
NGÀNH ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG.

2.1.Khảo sát ảnh hưởng của việc chọn sai ngành đến kết quả học tập của
sinh viên Ngoại Thương.
Để tìm hiểu chính xác hơn về ảnh hưởng của việc chọn sai ngành đến kết quả
học tập của sinh viên Ngoại Thương, nhóm chúng em đã thực hiện tiến hành
khảo sát 50 sinh viên tại nhiều khoa khác nhau trong trường, kết quả là :
SL Tỉ lệ
TT Nội dung Ý kiến trả lời
(người) (%)

Xuất sắc 8 16%

Kết quả học tập Giỏi 19 38%


1 của sinh viên theo
kì Khá 20 40%

Trung bình 3 6%

Rất hài lòng 9 18%

Mức độ hài lòng


2 Hài lòng 31 62%

Về kết quả học tập


Không hài lòng 10 20%

Cả ngày 0 00%

3 Thời gian học Những buổi tối 13 26%

Những lúc rảnh rỗi 27 54%


Từ kết quả thu được ở Bảng 1 cho thấy:
Phần lớn sinh viên Ngoại Thương có thành tích học tập khá chiếm 40%, kết quả
học tập giỏi chiếm 38% còn lại là kết quả trung bình. Dựa trên số liệu khảo sát
ngẫu nhiên cho thấy các bạn đều hài lòng về kết quả học tập của mình chiếm 62%,
không hài lòng vẫn còn chiếm 20%, tỷ lệ khá lớn.
Thời gian học tập của các bạn học sinh chủ yếu vào thời gian rảnh rỗi, buổi tối
còn lại còn phải học tập và đi làm thêm trang trải học phí.
Để làm rõ nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập trên của các bạn sinh viên trong
truòng, nhóm chúng em cũng khảo sát 50 bạn sinh viên về nguyên nhân ảnh hưởng
tới kết quả học tập của mình, kết quả thu được như sau :
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Đi làm thêm 15 30
Chọn sai ngành học 18 36
Tham gia quá nhiều vào 10 20
CLB
Nghỉ học nhiều 7 14

Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng
không hài lòng, kết quả học tập không tốt của các bạn sinh viên là do ảnh hưởng
bởi việc lựa chọn sai ngành học.
Nhóm tiếp tục khảo sát 50 bạn học về nguyên nhân chọn sai ngành học đại học ;
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Chọn ngành theo phong 10 20
trào
Chọn do bạn bè, người 8 16
yêu rủ rê
Chọn theo nguyện vọng 16 32
của bố mẹ
Chọn ngành theo đam mê, 2 4
không quan tâm
Tâm lý phân vân, chủ 14 28
quan, đến khi nước rút thì
chọn bừa

Có thể thấy rằng, việc chọn sai ngành học của các bạn sinh viên chủ yếu xuất phát
từ 05 nguyên nhân sau ;
+ Chọn ngành theo phong trào
Đây là một nguyên nhân cực kỳ phổ biến. Bởi vì các bạn học sinh thường bị cuốn
theo các ngành đang HOT trên thị trường, mà không tìm hiểu chi tiết về chuyên
môn, hệ thống tín chỉ đào tạo của ngành đó như thế nào.
+ Chọn do bạn bè, người yêu rủ rê
Các bạn trẻ sẽ thường đi theo niềm vui trước mắt, là được cùng vui chơi với bạn bè
và người yêu. Nhưng không quan tâm quá nhiều đến ngành hay khoa mà mình sẽ
lựa chọn.
+ Chọn theo nguyện vọng của bố mẹ
Mặc dù sư tư vấn của bố mẹ cho con cái của mình về ngành học tương lai là một
điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh đang quá lạm dụng vai trò
này, để áp đặt cho con cái những ngành, nghề mà các em không hề yêu thích.
+ Chọn ngành theo đam mê, không quan tâm đến điều kiện gia đình và năng lực
học tập
Các bạn trẻ thường chỉ đặt đam mê lên đầu tiên và không quan tâm quá nhiều đến
các vấn đề khác. Điều này, không chỉ làm gián đoạn công việc học tập mà còn để
lại rất nhiều hệ lụy về sau
+ Tâm lý phân vân, chủ quan, đến khi nước rút thì chọn bừa
Tình trạng này, thường xảy ra với hai đối tượng học sinh, đó là: nhóm suy nghĩ
ngành nghề quá kỹ và nhóm chủ quan, không quan tâm. Cả hai nhóm này có một
điểm chung là đợi sát ngày rồi mới chọn. Do vậy, dưới áp lực thời gian, việc chọn
bừa ngành học là một điều rất dễ xảy ra.

2.2.Ảnh hưởng của việc chọn sai ngành học đến kết quả học tập của sinh viên
đại học Ngoại Thương
Việc lựa chọn sai ngành học có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả học tập cũng
như công việc tương lại của các bạn sinh viên, cụ thể :
-Lựa chọn sai ngành học gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của sinh viên.
Việc lựa chọn sai ngành học không phù hợp với năng lực của sinh viên, khiến quá
trình học trở nên nhàm chán, sinh viên không hứng thú và chú tâm học tập hoặc
không tập trung hết sức nên đạt kết quả không như mong đợi hoặc kết quả xấu gây
ảnh hưởng tới xếp hạng ra trường.
- Gây ra lãng phí công sức, thời gian và tiền bạc
Học đại học không chỉ tốn kém thời gian, công sức mà còn hao tốn tài sản. Khi
sinh viên định hướng, chọn sai ngành học đầu tiên là họ sẽ tiêu tốn khoảng 3,5 năm
– 5 năm để hoàn thành xong chương trình đào tạo cử nhân hệ đại học, bên cạnh đó,
học phí của trường đại học Ngoại Thương thuộc top trường đại học có mức học phí
trung bình cao tại Hà Nội, các bạn sinh viên phải bỏ ra một số tiền vài trăm triệu để
học một ngành học không phù hợp với năng lực của bản thân, sau khi học xong,
nhiều bạn học sinh còn thậm chí làm trái ngành hoặc học lại từ đầu một ngành
nghề khác.
Không những thế, việc lựa chọn sai ngành học còn gây lãng phí thời gian của nhiều
người liên quan, đơn giản như giảng viên ở trường đào tạo họ cũng đã bỏ ra cả thời
gian và công sức đào tạo, truyền đạt kiến thức nhưng lại cho những người không
hứng thú, không định hướng đúng ngành nghề đó.
-Gây lãng phí nguồn chất xám
Việc lựa chọn ngành học ai khiến chất xám của các bạn sinh viên bị tiêu tốn một
cách vô ích, lãng phí sáng tạo của bản thân vào học tập ngành học không hề phù
hợp với bản thân hay phù hợp với định hướng trong tương lai của bản thân trước
đó. Những giảng viên dạy học cũng phải truyền tải kiến thức cho những sinh viên
không có ý định theo đuổi ngành học này trong tương lai.
-Chọn sai ngành học có thể dẫn tới việc sinh viên đi làm thêm làm trái ngành và
dễ bị thất nghiệp
Hậu quả của việc chọn sai ngành học là rất nguy hại, sinh viên không hứng thú với
ngành học, nhàm chán muốn tìm công việc để đi làm để thỏa mãn cảm giác chán
trường, thất vọng và tìm kiếm hướng đi mới, sau này ra trường làm trái ngành, tỉ lệ
thất nghiệp cũng theo đó tăng cao.

Việc học và làm công việc không phù hợp do định hướng sai nghề sẽ gây ra tâm lý
chán nản cho bạn. Hơn hết, việc bạn không có niềm hứng thú, đam mê, yêu thích
với công việc thì bạn sẽ không thể đủ năng lượng, động lực để làm việc. Bên cạnh
đó, việc lựa chọn sai nghề cũng khiến bạn không hiểu được những giá trị tốt đẹp
của lao động trong nghề và sinh ra cảm giác chán nản, muốn bỏ việc.
Có thể thấy, việc chọn sai ngành của các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương nói
riêng và các bạn học sinh khác nói riêng là vô cùng nghiêm trọng, hậu quả chính
các bạn phải gánh chịu, trước mắt là tác động tới kết quả học tập của các bạn đầu
tiên. Khi chọn ngành học các bạn đã không có thái độ và cái nhìn nhận đúng đắn
trước bước ngoặt tương lai của mình, do sự thiếu hiểu biết cũng như non nớt về
kinh nghiệm, nghe theo ý kiến của người khác mà đăng kí bừa lựa chọn ngành học
mà không có sự lựa chọn và tìm hiểu kĩ lưỡng.
Rất nhiều bạn sinh viên không có chính kiến riêng mà đăng kí theo ước muốn của
bố mẹ, theo lời rủ rê của bạn bè, thầy cô mà bỏ quên mất sở thích, khả năng và sở
trường của chính bản thân mình. Nhiều bạn cũng bị hấp dẫn bởi sự hào nhoáng của
thị trường lao động, non nớt kinh nghiệm, đăng kí vì ngành học đó “hot” nhưng
không nhìn về lâu dài và phát triển bền vững.
Nhiều bạn học sinh đi học “chỉ để lấy tấm bằng” vì thế mà không quan tâm tới kết
quả học tập, xao nhãng vì thế mà không đạt được sự hiệu quả nhất, xếp loại kết quả
cũng bị giảm sút hoặc không được như mong đợi.

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Quả thực, việc chọn lựa sai ngành học ảnh hưởng vô cùng lớn tới kết quả học tập
cũng như ảnh hưởng tới cả quãng đường phía trước của các bạn học sinh. Chính vì
thế khi mọi chuyên đã “lỡ” rồi, các bạn vẫn phải tiếp tục bước tiếp và hoàn thành
nốt khóa học của mình để tốt nghiệp, có bạn lại lựa chọn “bảo lưu” hoặc bỏ dở
giữa chừng để theo đuổi ước mơ và sở trường của mình, có bạn lại vẫn “nhắm
mắt” đi tiếp. Theo tôi, dù là lựa chọn gì thì các bạn đều phải cân nhắc thật kĩ càng
để không phải hối hận lần tiếp theo. Sau đây là một số giải pháp mà nhóm chúng
tôi đề xuất :

3.1. Xác định đúng mong muốn của bản thân và định hướng đúng nghề nghiệp
Mặc dù chọn sai ngành học, các bạn phải xem xét lại bản thân mình giỏi gì, điểm
yếu là gì, đam mê gì và ước muốn trong tương lai là gì để có thể vạch định được
hướng đi chính xác hơn trong tương lai, để con đường phía trước đúng với những
gì mà bạn mong ước.
Khi đã xác định được điều trên, các bạn có thể lựa chọn tiếp tục học để hoàn thành
hoặc bỏ dở để theo đuổi ước mơ cũng sẽ đều hợp lí vì lựa chọn là ở mỗi cá nhân và
các bạn phải tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của bản thân mình.

3.2.Phấn đấu và nỗ lực nâng cao kết quả học tập của bản thân mình.
Nếu như các bạn lựa chọn tiếp tục học, các bạn sinh viên dù không phù hợp hoặc
không yêu thích ngành học đó cũng phải sốc lại tinh thần để nỗ lực hơn, cải thiện
điểm số và kĩ năng ngay trên ghế nhà trường vì có khi đây chính là cơ hội để các
bạn khám phá ra nhiều giới hạn và tính cách của bản thân mình. Việc cải thiện
điểm số sẽ giúp các bạn có thành tích tốt, xếp loại tốt nghiệp sau này tốt hơn và dễ
dàng hơn trong việc ứng tuyển các công việc.
Môi trường đại học khác xa môi trường cấp 3. Đa số học sinh đi học xa nhà, không
còn được cha mẹ kèm cặp, tuy nhiên, xã hội vẫn còn nhiều cám dỗ, lớp học quá
đông, công việc quản lý nhiều. Những hạn chế ... Qua những điều trên có thể thấy,
để có hiệu quả học tập tốt thì điều quan trọng nhất là học sinh phải học tập một
cách độc lập. Bạn phải xác định rõ mục tiêu phấn đấu học tập. Bắt đầu bằng cách
tăng thời gian học ở nhà, nỗ lực nhiều hơn vào việc học và cố gắng tập trung vào
việc đến lớp thay vì trốn học.
Các bạn sinh viên có thể thay đổi phương pháp học của bản thân để cải thiện kết
quả học tập.
Phương pháp học tập cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập
và kết quả học tập của học sinh. Với phương pháp học đúng đắn, học sinh đạt điểm
cao hơn và hứng thú hơn với việc học.

3.3.Nên tìm hiểu về công việc xu hướng, xu thế xã hội hiện đại
Bên cạnh niềm đam mê thì sinh viên cũng nên xem xét những xu hướng hiện nay
của xã hội, công việc nào thì “hot” được nhiều người săn đón, công việc nào có
triển vọng nhất,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải chạy
theo phong trào, số đông. Các bạn sinh viên nên cân nhắc lựa chọn ngành nghề phù
hợp với mong muốn và khả năng hiện tại mà vẫn có thể bắt kịp xu thế phát triển
của xã hội.

3.4.Nên độc lập trong việc lựa chọn ngành nghề


Ngành học với công việc nhiều khi không trùng khớp vì thế cho dù có làm trái
ngành thì cũng đều phải được cân nhắc kĩ càng nhất, không bao giờ được nghe và
dựa dẫm tất cả vào sự chỉ bảo của người khác mà phải lắng nghe và cảm nhận
chính mình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Tóm lại, bài nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của chọn sai ngành học đối với kết
quả học tập của các bạn sinh viên đại học Ngoại Thương thông qua việc khảo sát ý
kiến của các bạn sinh viên trong trường, đánh giá và đưa ra kết luận. Qủa thực tình
trạng các bạn sinh viên lựa chọn ngành học không phù hợp với bản thân tác động
vô cùng xấu tới kết quả học tập của các bạn sinh viên, gây ra sự ức chế, chán nản
muốn bỏ cuộc của các bạn sinh viên không chỉ ở đại học Ngoại Thương mà còn là
tình trạng chung của mình nhiều trường đại học trên cả nước. Việc chọn lựa sai
ngành học ảnh hưởng vô cùng lớn tới kết quả học tập cũng như ảnh hưởng tới cả
quãng đường phía trước của các bạn học sinh. Chính vì thế khi mọi chuyên đã “lỡ”
rồi, các bạn vẫn phải tiếp tục bước tiếp và hoàn thành nốt khóa học của mình để tốt
nghiệp, có bạn lại lựa chọn “bảo lưu” hoặc bỏ dở giữa chừng để theo đuổi ước mơ
và sở trường của mình, có bạn lại vẫn “nhắm mắt” đi tiếp. Theo tôi, dù là lựa chọn
gì thì các bạn đều phải cân nhắc thật kĩ càng để không phải hối hận lần tiếp theo.
KIẾN NGHỊ.
Mỗi sinh viên phải tự mình có trách nhiệm với lựa chọn và kết quả học tập của
mình, nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong việc cải thiện kết quả của bản thân.

Phương pháp học tập cũng rất quan trọng , nó ảnh hưởng lớn đến việc học và kết
quả học tập của sinh viên. Nếu có phương pháp học đúng đắn thì sinh viên sẽ đạt
được kết quả cao hơn và có hứng thú hơn với việc học.

Ngoài ra nhà trường nên nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện
tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

Giảng viên nên cố gắng tạo cho các bài giảng không quá khô khan, quá nặng lý
thuyết dễ gây nhàm chán cho sinh viên và từ đó xuất hiện tâm lý không muốn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Quang Dong, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, Giáo trình kinh tế
lượng, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2015.

2. https://123doc.org/document/2721062-tieu-luan-mon-kinh-te-luong-cac-yeu-to-
tac-anh-huong-den-diem-trung-binh-hoc-tap-cua-sinh-vien.htm

3.Nguyễn Phạm Tuyết Anh và cộng sự (2012), “Tác động của việc đi làm thêm
đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”.

4.Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật.

5.“Định hướng cải tiến công tác GDTC và sức khoẻ y tế trong trường học đến năm
2000”, Tạp chí Giáo dục sức khoẻ và thể chất, (05/1994).

You might also like