You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP

PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC


(HƯỚNG ĐÀO TẠO)

GVHD: NCS. ThS Mai Mỹ Hạnh


Sinh viên thực hiện: 47.01.611.104 - Lê Phan Thảo Nghi
47.01.611.066 - Phạm Thị Thuỳ Dương
47.01.611.105 – Hoàng Thị Ngọc
47.01.611.131 – Nguyễn Xuân Tân
47.01.611.068 – Lương Cẩm Hà

Thành phố hồ Chí Minh, 2021


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………..3
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu……………………………………………………………..3
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn……………………………………………………..……3
3.2.1. Phương pháp quan sát………………………………………………………………………3
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn………………………………………………………………….…4
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ NHÀ TÂM LÝ HỌC HƯỚNG ĐÀO TẠO.......................................5
1.1. Giáo viên kỹ năng sống - giảng viên kỹ năng mềm...........................................................5
1.2. Chuyên viên đào tạo và chăm sóc tinh thần người lao động............................................5
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN.......................................................................7
2.1 Phẩm chất.............................................................................................................................7
2.1.1. Đạo đức………………………………………………………………………………….7
2.1.2. Cầu thị, có ý thức tu dưỡng bản thân…………………………………………………8
2.1.3. Kiên trì, nhẫn nại khuyên bảo và khơi gợi cái tốt……………………………………9
2.1.4. Tự tin, thanh lịch, tác phong lịch sự, chuyên nghiệp và gây thiện cảm…………....10
2.1.5. Có tính hài hước, khiến tâm lý người học thoải mái………………………………..12
2.1.6. Vui vẻ, hoà nhã cùng đồng nghiệp……………………………………………….…..12
2.1.7. Tư tưởng phải theo kịp thời đại, không bảo thủ, vui vẻ tiếp nhận điều mới mẻ….13
2.1.8. Không can thiệp quá sâu vào đời sống của đồng nghiệp…………………………...15
2.1.9. Chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học của người học………………………………15
2.2. Năng lực.............................................................................................................................16
2.2.1. Năng lực chung………………………………………………………………………..17
2.2.1.1. Năng lực ngôn ngữ……………………………………………………………..…17
2.2.1.2. Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin…………………………………….18
2.2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề……………………………………………………….18
2.2.1.4. Năng lực giao tiếp…………………………………………………………...……19
2.2.2. Năng lực nghề nghiệp………………………………………………………………21
2.2.2.1. Năng lực chuyên môn (bằng cấp)………………………………………………..21
2.2.2.2. Năng lực đào tạo, chăm sóc tinh thần có trọng điểm…………………………..22
2.2.2.3. Năng lực sư phạm………………………………………………………………...24
2.2.2.3.1. Nắm bắt tâm lý đối tượng (nhân viên, học sinh, sinh viên theo lứa tuổi)…24
2.2.2.3.2. Chế biến tài liệu học tập……………………………………………………...25
2.2.2.3.3. Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng…………………………………………..26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN…………………………………………28
3.1. Phương pháp quan sát…………………………………………………………….... 28
3.2. Phương pháp phỏng vấn……………………………………………………...……...29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………… 30
1. Kết luận………………………….………………………………………………...……30
2. Kiến nghị……………………………………..………………………………………... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………..32
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………...……… 33
2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng
từ cuộc cách mạng thứ nhất cho đến thời điểm cuộc cách mạng thứ tư của hiện tại
đã làm thay đổi cuộc sống từ sự cơ bản nhất cho đến phức tạp, từ lao động chân tay
nặng nề cho đến lao động trí óc. Thời đại 4.0 – thời đại của công nghệ, Internet phát
triển, nền kinh tế đi lên làm cho chất lượng cuộc sống cũng ngày càng tăng, cộng
thêm vào đó là những áp lực cuộc sống, guồng quay của công việc hay áp lực điểm
số… làm cho con người ta vô tình mắc phải các căn bệnh tâm lý, do vậy mà con
người cũng bắt đầu quan tâm đến việc chăm sóc tinh thần hơn. Tâm lý học rất đa
dạng và phong phú kéo theo việc làm của nó cũng không kém phần, nên hàng năm
ngành học thu hút đông đảo số lượng sinh viên đăng ký học. Tuy nhiên học ngành
tâm lý có thể làm việc ở rất nhiều nơi và đều mang trong mình những sứ mệnh,
những hoài bão nhưng chính việc đào tạo, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm
trong trường học, doanh nghiệp lại thu hút ước muốn của nhóm nghiên cứu hơn cả.
Bởi lẽ đối với mỗi cá nhân nó không chỉ đơn giản là một công việc bình thường nữa
mà nó chính là sự khát khao rực cháy, mong ước cháy mãi trong lòng những cô, cậu
sinh viên đang cố gắng từng ngày để vượt lên bản thân mình. Không chỉ có những
ước mơ, hoài bão mà chính bằng những sự thật, những trải nghiệm của bản thân
trong suốt nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, chúng em được chứng kiến tâm lí
của những đứa trẻ mới lớn hết sức bốc đồng hay chính sự khó khăn, tâm lý lo lắng,
những giọt nước mắt đã rơi xuống vì nhớ gia đình do việc tự lập sớm của những bạn
học sinh sống trong môi trường tập thể nội trú do sự thiếu hụt kỹ năng sống trong
môi trường giáo dục… Hoặc sự phân vân của các nhà tuyển dụng nhân sự, sự mong
mỏi của các cô chú công nhân, sự thiếu kiến thức, kĩ năng mềm của những người đã
đi làm… hoạ chăng cũng chỉ vì muốn thấu hiểu, giúp đỡ những người khác, ước
muốn cống hiến cho xã hội, hay chỉ vì mẹ vẫn dặn “sống trong đời sống cần có một
tấm lòng” mà đã thôi thúc những cô cậu sinh viên chúng em lựa chọn việc đào tạo,
giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng sống này làm cánh cửa đầu tiên cho công việc mà
3

bản thân đang theo đuổi. Từ sự thật ngành nghề nào, môi trường nào cũng có mặt
tích cực và mặt tiêu cực của nó từ đó khi lựa chọn ngành nghề người ta quan tâm
nhiều hơn về cái “tâm” và cái “tầm” của ngành nên phẩm chất, năng lực và quan
điểm đạo đức nghề nghiệp được xem là điều tiên quyết của công việc. Bác Hồ có
câu “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng người có tài mà
không có đức thì cũng trở thành người vô dụng” đã thôi thúc, là động lực để nhóm
nghiên cứu làm về đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về lĩnh vực đào tạo con người trong trường học, doanh nghiệp.
- Phân tích phẩm chất và năng lực hướng đào tạo.
- Đề xuất các biện pháp, kiến nghị đối với khoa, môn.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
a. Mục đích: Thu thập những tài liệu khác nhau như sách, tạp chí, công trình
nghiên cứu, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý
luận của đề tài nghiên cứu.
b. Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho
nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho việc triển khai và nghiên
cứu thực tiễn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
3.2.1. Phương pháp quan sát:
a. Mục đích: Dùng phương pháp quan sát tìm ra phẩm chất, tính cách, năng lực
cần có của một nhà tâm lý học trong lĩnh vực đào tạo.
b. Cách tiến hành:
- Quan sát Thầy Huỳnh Văn Sơn dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm thông qua kênh
Youtube.
- Quan sát anh Giang Thiên Vũ trong quá trình giảng dạy.
- Quan sát ThS Trịnh Thu Cúc và anh Dương Quốc Bảo trong quá trình phỏng
vấn.
4

3.2.2. Phương pháp phỏng vấn:


a. Mục đích: thu thập thông tin từ Anh/Chị cựu sinh viên, những người làm trong
lĩnh vực đào tạo để hiểu rõ hơn về phẩm chất và năng lực cần có của một chuyên viên
đào tạo.
b. Cách tiến hành:
- Nội dung:
+ Những phẩm chất và năng lực cần có của một chuyên viên đào tạo.
+ Những khó khăn trong công việc và cách giải quyết.
+ Cách xây dựng, thiết kế giáo án.
 Anh Dương Quốc Bảo - Giáo viên kỹ năng sống - Công ty cổ phần đầu tư và
giáo dục quốc tế Rồng Việt.
Thời gian: 8 giờ ngày 09 tháng 12 năm 2021.
Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom.
 ThS.Trịnh Thị Thu Cúc - Giám đốc Trung tâm trải nghiệm - Việc làm sinh viên.
Thời gian: 9 giờ ngày 23 tháng 12 năm 2021.
Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom.
5

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ NHÀ TÂM LÝ HỌC HƯỚNG ĐÀO TẠO


Hiện nay, tâm lý học dần được biết đến và hứa hẹn sẽ là một ngành “hot”
trong tương lai gần. Một trong những hướng đang thu hút nhiều bạn trẻ đó là “Ứng
dụng tâm lý học trong lĩnh vực đào tạo và phát triển con người”.
1.1. Giáo viên kỹ năng sống - giảng viên kỹ năng mềm.
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép
mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày. Với giáo viên kỹ năng sống công việc chính là giảng dạy kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông,...; báo cáo chuyên đề về kỹ năng
sống tại các trường học, trung tâm; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh,... Nói tóm lại,
giáo viên kỹ năng sống sẽ là người giáo dục, hướng dẫn học sinh những điều đúng
đắn, giúp học sinh cải thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách và thích nghi tốt hơn với
môi trường. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm kỹ năng
sống liên kết với các trường học, trung tâm. Việc bổ sung kỹ năng sống cho con trẻ
là việc hết sức cần thiết, nên cơ hội dành cho giáo viên kỹ năng sống rất rộng mở.
Kỹ năng mềm là khả năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm đảm bảo
cho quá trình thích ứng với người khác, thích ứng với hoạt động của bản thân nhằm
duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện các hoạt động ấy một
cách hiệu quả. Với giảng viên kỹ năng mềm công việc chính là giảng dạy kỹ năng
mềm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,... hoặc ở các trung tâm;
báo cáo chuyên đề kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Với đòi hỏi cao của xã hội ngày
nay, việc trau dồi các kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc, làm cho hiệu quả công
việc được nâng cao. Không chỉ sinh viên cần học kỹ năng mềm mà nhiều học sinh
trung học cũng có nhu cầu cần học, bởi với những kỹ năng này học sinh sẽ thích
nghi tốt hơn với mọi hoàn cảnh.

1.2. Chuyên viên đào tạo và chăm sóc tinh thần người lao động.
6

Với hướng đi này, sinh viên sẽ làm việc trong các doanh nghiệp, công ty. Chuyên
viên đào tạo người lao động là những người phải nghiên cứu, tương tác với cả nhân
viên trong tổ chức với trình độ chuyên môn, văn hoá rất khác nhau; giới tính; người
cũ, người mới khác nhau; thậm chí là tôn giáo, chính kiến cũng khác nhau,... nên
phải là những người có kiến thức ở trình độ Đại học. Nhà tâm lý trong lĩnh vực đào
tạo phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý và tổ chức lao động, tâm lý
- xã hội học lao động, kiến thức về luật pháp nói chung và luật pháp về lao động
(luật lao động). Các kiến thức về nguồn nhân lực và tâm lý học lao động giúp cho
các nhà tâm lý trong lĩnh vực đào tạo trong doanh nghiệp biết cách đối xử hợp lý
với con người để có thể giải quyết các vấn đề về quan hệ con người; khơi dậy động
lực và tinh thần làm việc. Ngoài đào tạo và huấn luyện nội bộ cho nhân viên,
chuyên viên đào tạo còn chăm sóc tinh thần cho người lao động, tư vấn/tham vấn
tâm lý cho từng cá nhân.
7

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN


2.1. Phẩm chất.
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học chỉ đặc điểm sẵn có của
cơ thể (như hệ thần kinh các giác quan và cơ quan vận động). Đặc điểm sẵn có là cơ
sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý.
Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ đặc điểm tâm lý như: Tính cách, ý chí, hứng
thú, phong cách của con người.

2.1.1. Đạo đức.


Khác với những hoạt động khác, hoạt động của chuyên viên đào tạo nhằm làm
thay đổi con người. Do vậy, mối quan hệ giữa người dạy và người học là vấn đề cốt
yếu nhất. Không chỉ riêng nghề nhà giáo, bất cứ ngành nghề nào truyền đạt những
điều tốt đẹp cho con người đều đáng trân quý và tôn vinh. Vì vậy việc yêu cầu
phẩm chất đạo đức như một vấn đề đảm bảo là một điều không quá. Trong dạy học
và giáo dục, chuyên viên đào tạo không chỉ bằng những hành động giảng dạy trực
tiếp của mình mà còn bằng tấm gương của cá nhân, bằng thái độ, hành vi của mình
đối với hiện thực hay nói khác đi là bằng nhân cách của chính mình. Để làm được
điều đó, chuyên viên đào tạo một mặt cần phải biết lấy những quy luật khách quan
làm chuẩn mực cho mọi tác động sư phạm của mình, mặt khác phải có những phẩm
chất đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết.
Những phẩm chất đạo đức của chuyên viên đào tạo thuộc về nét tính cách sư
phạm. Đó là hệ thống thái độ đối với người xung quanh trong khuôn khổ của công
việc như: ban lãnh đạo, đoàn thể, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và thái độ đối
với công việc, những tình huống, những trường hợp, và những điều kiện khác nhau
nảy sinh trong công việc. Như cô Trịnh Thị Thu Cúc đã nói trong buổi phỏng vấn:
8

“Bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa thì phẩm chất tiên quyết nhất vẫn là đạo đức,
đạo đức bao giờ cũng đặt lên hàng đầu. Trong tư vấn, đào tạo hay cả việc làm bố
làm mẹ cũng vậy, cái chung và là yếu tố quyết định nhất vẫn là đạo đức”.
Các phẩm chất đạo đức cụ thể của chuyên viên đào tạo có thể nói đến như:
tinh thần nghĩa vụ, làm tròn bổn phận cần có của chuyên viên đào tạo; lòng nhân
đạo, thương yêu học sinh, nhân viên. Công tâm chính là sự công bằng trong việc
dạy, việc cho điểm; công bằng trong việc đối xử với người học. Lòng tôn trọng
cũng là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu của chuyên viên đào tạo. Đó chính
là tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng người học, tôn trọng nghề và
yêu nghề. Lòng yêu nghề là phẩm chất quan trọng không chỉ đối với ngành đào tạo,
giảng dạy mà ở mọi ngành nghề đều phải có. Lòng yêu nghề không tự nhiên có sẵn,
cũng không phải cứ muốn là được. Lòng yêu nghề chỉ có thể được hun đúc, hình
thành và phát triển trong quá trình tích cực hoạt động. Những ai thành công trong
nghề, gặt hái được nhiều thành quả trong công tác, giảng dạy được người học yêu
quý đồng nghiệp tôn vinh, xã hội nhìn nhận và ghi ơn thì người ấy càng càng gắn bó
với nghề hơn, tình cảm nghề nghiệp cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn. Có yêu
nghề, chuyên viên đào tạo mới cảm nhận được hết giá trị của nghề, nhất là trong
thời buổi hiện nay. Lòng yêu nghề được thể hiện ngay trong niềm đam mê hoạt
động, hứng thú với những gì mình phụ trách, nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực cải
tiến nội dung và phương pháp, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của lĩnh vực đào
tạo và nhu cầu người học. Càng yêu nghề bao nhiêu con người càng làm việc hăng
say, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp.

2.1.2. Cầu thị, có ý thức tu dưỡng bản thân.


“Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving” –
Albert Einstein. (Cuộc sống cũng giống như đi xe đạp vậy. Để giữ được thăng bằng,
bạn phải liên tục chuyển động).
Cầu thị là một phẩm chất cốt lõi mà hầu hết mọi người đều cần phải có khi
làm bất cứ một công việc gì. Cầu thị là mong muốn được tiếp thu, học hỏi từ người
9

khác. Từ đó có thể mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết và có được nhiều kiến thức,
kinh nghiệm hơn. Kiến thức của ta chỉ là những hạt cát nhỏ giữa sa mạc rộng lớn,
nếu không có phẩm chất cầu thị thì mãi mãi sẽ chỉ dậm chân tại chỗ. V.I.Lênin đã
từng nói rằng: “Học, học nữa, học mãi”, kiến thức và vô tận, có học cả đời cũng
không hết, đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn chạy theo tìm tòi, học hỏi. Tinh thần học
hỏi sẽ quyết định bạn thành công hay không, nếu bạn có thì bạn đã bước gần hơn
đến thành công rồi đấy. Phải thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình, vui vẻ
tiếp thu các ý kiến, kiến nghị từ cấp trên, đồng nghiệp; biết lắng nghe và sửa lỗi
cũng là một biểu hiện của người có tính cầu thị, có ý thức tu dưỡng bản thân mình
ngày một phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Ngay khi được hỏi về phẩm chất quan
trọng nhất đối với một chuyên viên đào tạo là gì, cả anh Giang Thiên Vũ và anh
Dương Quốc Bảo đều đồng ý rằng “cầu thị, tinh thần ham học hỏi” chính là phẩm
chất quan trọng hơn cả.

2.1.3 Kiên trì, nhẫn nại khuyên bảo và khơi gợi cái tốt.
Sự kiên trì và nhẫn nại là một phẩm chất ý chí cũng không kém phần quan
trọng đối với chuyên viên đào tạo kỹ năng sống - kỹ năng mềm. Tính kiên trì sẽ
giúp chuyên viên đào tạo bền bỉ vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại trong giảng
dạy và giao tiếp với người học. Vì chúng ta đang làm việc giữa con người với con
người, cho con người và vì con người, sau tất cả chúng ta đều đang hướng đến việc
truyền đạt những điều tốt đẹp cho con người và đó cũng chính là mục tiêu linh
thiêng của nghề giảng dạy. Đối tượng giảng dạy kỹ năng sống - kỹ năng mềm mà ta
hướng đến rất đa dạng từ những độ tuổi thanh thiếu niên cho tới tận những người
trưởng thành. Mỗi con người cũng đều có tính cách và cảm xúc khác nhau. Sự nhẫn
nại giúp chuyên viên đào tạo có thể tạm quên đi nhiều nỗi bực bội và thất vọng khi
gặp phải những đối tượng chậm hiểu, hay quên, đặc biệt hơn là những đối tượng
không hợp tác, không muốn tiếp thu. Chuyên viên đào tạo cần bình tĩnh và sáng
suốt, hành xử đúng đắn và thấu cảm, kiên trì nhẫn nại quan tâm, lắng nghe người
học nhằm khuyên bảo, gợi mở để họ nhìn nhận sự cần thiết của kiến thức mà thay
10

đổi suy nghĩ từ đó học tập tích cực hơn. Lòng kiên nhẫn còn giúp chuyên viên đào
tạo sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của người học, “chịu đựng” được những lỗi
lầm của sinh viên, đem lại cho người học những cơ hội học tập và sửa chữa lỗi lầm,
như thế người học cảm thấy trong học tập luôn có người bạn đồng hành, tất nhiên
người học sẽ nảy sinh những tình cảm gắn bó và sự tin tưởng đối với chuyên viên
đào tạo.
Sự kiên nhẫn cần nhiều đến khả năng kiềm chế những cảm xúc, chứ không
phải buông thả cảm xúc. Để tôi luyện được điều này cần có lòng yêu nghề, yêu mến
người học và phải biết lắng nghe.

2.1.4. Tự tin, thanh lịch, tác phong lịch sự, chuyên nghiệp và gây thiện cảm.
Học giả nổi tiếng về quản trị Peter Drucker đã cho rằng: “Thái độ và tác phong
chiếm tới 90% khả năng thành công của một con người”.
Tính thẩm mỹ trong giao tiếp, ứng xử đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến từng chi
tiết, từ lời ăn tiếng nói tinh tế đến động tác tay chân; từ trang phục đến thái độ, cử
chỉ ... để khi giao tiếp với mọi người, hình ảnh của chúng ta luôn phát triển trong
một hướng tốt.
Khi gặp nhau trong 20 giây đầu tiên, chúng ta đã sử dụng ngoại hình của
mình để gây ấn tượng với mọi người. Đứng từ xa chỉ có thể nhìn thấy người nên tư
thế, cử chỉ là điểm thu hút đầu tiên và là yếu tố đầu tiên để nhân viên trong doanh
nghiệp đánh giá một chuyên viên đào . Một tư thế đàng hoàng sẽ tự nhiên khơi dậy
sự tôn trọng, ngược lại nó sẽ gây mất thiện cảm.
“Gần nể bụng nể dạ, lạ nể áo nể quần”, đồng nghiệp, nhân viên sẽ có ấn tượng
đầu tiên về chuyên viên đào tạo thông qua tư thế và trang phục. Thông qua trang
phục, chúng ta có thể hiểu được địa vị xã hội, khả năng kinh tế, chuẩn mực đạo đức
và thẩm mỹ cá nhân của mỗi người. Nếu trang phục không phù hợp sẽ mang lại cảm
giác khó chịu và thiếu tự tin cho chính chuyên viên đào tạo.
Một quy tắc cực kỳ quan trọng nữa mà bất kỳ nhà tâm lý trong lĩnh vực tâm lý
không thể bỏ qua đó là kiểm tra quần áo. Trước một cuộc gặp gỡ giao tiếp với đối
11

tác, nhân viên, đồng nghiệp hay diễn thuyết, chúng ta nên kiểm tra lại đầu tóc và
chỉnh trang từ trên xuống dưới, từ trước đến sau. Cẩn thận không bao giờ thừa, sơ
suất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Luôn nhớ rằng: không có cơ hội thứ hai để tạo lại
12

ấn tượng đầu tiên. Hãy chuẩn bị để tự tin thể hiện trước mọi người và tạo ấn tượng
tốt nhất.
Lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, và qua tai chỉ là 12%, lượng
dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng dây thần kinh từ tai lên não.Vì
vậy, mọi người sẽ dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta khi có nhiều
hình ảnh, dẫn chứng cụ thể.
Để thu hút sự chú ý của khán giả, các chuyển động cơ thể của chúng ta phải
linh hoạt và tràn đầy năng lượng. Trên cơ thể con người, bàn tay là nơi linh hoạt
nhất. Hai dân tộc có ngôn ngữ khác nhau, người khiếm thính không nói được vẫn có
thể trao đổi thông tin qua động tác tay. Sau đó, bạn biết có bao nhiêu chuyển động
mà bàn tay có thể biểu đạt. Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.
Đôi tay quan trọng là vậy, nhưng khi phát biểu, chúng ta thường thấy "tay chân thừa
thãi", nhiều người không biết giấu tay vào đâu. Đó là do chúng ta không biết cách
vung tay đúng cách. Thực tế, nếu chúng ta biết vung tay thì bàn tay sẽ là “vũ khí”
lợi hại trong bài phát biểu vì nó giúp bổ trợ cho bài phát biểu. Hơn nữa, khi vẫy tay,
trọng tâm của cơ thể sẽ hướng về phía trước, và tư thế của chúng ta sẽ có xu hướng
hướng về phía khán giả để thể hiện sự thân thiện.
Quy tắc thể hiện và giao tiếp là luôn để tay từ trên thắt lưng xuống dưới cằm.
Nếu vung tay quá cao, tay sẽ che mặt khiến giọng nói không rõ ràng. Nếu tay vung
quá thấp, những người ngồi xa sẽ không thể nhìn thấy. Đặt tay dưới eo và cằm sẽ là
động tác thoải mái nhất, giao tiếp thuận tiện nhất và trông tự nhiên nhất. Khi vung
tay, hãy nhớ rằng vung tay là từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Đồng thời chú ý
luôn giơ hai tay cùng nhau. Việc ngửa lòng bàn tay thể hiện sự mong đợi và thu
thập ý kiến, ngược lại, nó mang ý nghĩa đàn áp và gây áp lực lên khán giả. Các
ngón tay khép lại thể hiện sự nghiêm túc, còn các ngón tay mở mang lại cảm giác
thiếu năng lượng và nhiệt huyết. Trong quá trình truyền tải nội dung, ta cũng nên
chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vững mãi một tay thì
chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để
13

người nghe dù không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn
toàn khác nhau.
2.1.5. Có tính hài hước, khiến tâm lý người học thoải mái.
Bùi Văn Huệ - Đỗ Mộng Tuấn - Nguyễn Ngọc Bích trong “Tâm lý học xã
hội”, (Hà Nội, 1996, Tr 51 – 53) có định nghĩa: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai
hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm,
tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”. Có thể thấy được giao tiếp là một trong
những trong yếu tố góp phần thiết lập một mối quan hệ. Dù ở bất cứ đâu thì giao
tiếp vẫn luôn là yếu tố mở đầu, giữ vai trò quyết định, duy trì một mối quan hệ. Có
lẽ cũng bởi vì thế mà từ khi còn bé chúng ta đã được dạy “Học ăn, học nói, học gói,
học mở”. Ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp tốt trong cuộc sống nói chung
và trong lĩnh vực đào tạo nói riêng. Mỗi người chuyên viên cũng cần học cách giao
tiếp làm sao cho đối tượng có cảm giác thoải mái. Nhờ đó, sẽ dễ dàng giúp chúng ta
chiếm được thiện cảm, sự chú ý của đối tượng. Đối với một chuyên viên đào tạo
ngoài yếu tố giọng nói rõ ràng, lối nói mạch lạc, thì khả năng tạo bầu không khí
thoải mái, tính hài hước cũng là một trong những điều kiện cần thiết. Tính hài hước
đúng mực không chỉ khiến cho đối tượng làm việc luôn ở tinh thần thoải mái mà
còn góp phần giúp họ nhớ lâu hơn, tiếp thu hiệu quả hơn, tạo được niềm vui và sự
gắn kết giữa chuyên viên và học viên… Dù vậy cũng không được quá lạm dụng tính
hài hước, sự hài hước nên phục vụ cho thông điệp mà chuyên viên đưa ra, ngắn gọn,
truyền tải được đúng, đủ thông điệp.

2.1.6. Vui vẻ, hòa nhã cùng đồng nghiệp.


Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng năng lực cảm xúc là một trong những tác
nhân quan trọng, ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài. Trong các nghiên cứu về nhà
quản trị, các tác giả Carmeli (2003), Abraham (2000) cho rằng năng lực cảm xúc có
tác động thuận chiều đến sự gắn kết trong tổ chức.
Đối với những đồng nghiệp mới, đây có thể là lần giao tiếp đầu tiên, và
chuyên viên đào tạo cần đáp lại họ bằng một nụ cười. Nét mặt khi giao tiếp là một
14

phần quan trọng giúp bạn đánh giá một ai đó. Nó thoải mái, nhưng nó cũng cần tiết
chế. Đừng ép buộc câu chuyện, nhưng cũng đừng quá hấp tấp. Nhiệt tình giúp đỡ
người khác cũng là một yếu tố ghi điểm.
Thân thiện và cởi mở là yếu tố chính để tiếp xúc với đồng nghiệp và mở rộng
các mối quan hệ tại nơi làm việc. “Thương hiệu” của một chuyên viên đào tạo
không chỉ thể hiện ở mức độ hoàn thành công việc mà còn ở thái độ sống tích cực.
Khi gặp gỡ đồng nghiệp, chỉ một nụ cười tươi tắn hay một câu chào dễ mến cũng
thể hiện được sự thân thiện, cởi mở.

2.1.7. Tư tưởng phải theo kịp thời đại, không bảo thủ, vui vẻ tiếp nhận điều
mới mẻ.
“Trong thời đại số, con người hơn máy móc là ở khả năng lãnh đạo, kết nối, tư
duy phản biện…” vì vậy trước những tiến bộ của công nghệ kéo theo tất cả mọi
người, tất các ngành nghề đều cần trau dồi thêm những kỹ năng, kiến thức và đặc
biệt là những người làm trong mảng đào tạo, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm
trong trường học, doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi phải có sự trao đổi trực
tiếp giữa người với người lại càng cần phải có những tư tưởng theo kịp thời đại,
không bảo thủ, và quan trọng là phải vui vẻ tiếp nhận điều mới mẻ vì mục đích
“không để bảo thủ trở thành sợi dây trói buộc sự tiến bộ”. Danh ngôn có câu “một
trí óc bảo thủ là một trí óc đang chết dần”.
Tư tưởng bảo thủ là một tư tưởng đã ăn sâu, bám rễ, trở thành thuộc tính cố
hữu trong cách nghĩ, cách tư duy. Mặt khác, phản ứng lại sự tấn công của cái mới,
cái tiến bộ. Chưa kể người bảo thủ lại là người từ chối lắng nghe và bướng bỉnh
khiến họ khó chấp nhận những cái mới và cứ sống mãi trong lối nghĩ cũ, khó thay
đổi và không linh động mà đặc thù của công việc đào tạo, giáo dục này là làm việc
trực tiếp giữa người với người.
Trong môi trường giáo dục, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng sống trong trường
học làm việc hầu như là tất cả các bạn trẻ những người mỗi ngày thậm chí là mỗi
giây, mỗi phút đều chạy để theo kịp thời đại, xuất hiện nhiều trào lưu mới, nhiều xu
15

hướng mới,… Nếu như những người nắm vai trò, đào tạo không cố gắng thay đổi
để theo kịp thời đại để có thể trao đổi, đưa ra những lời khuyên mà vẫn khăng
khăng giữ những tư tưởng cũ, lạc hậu để áp dụng vào môi trường ngày càng tiến bộ
này vậy thì đã có sự chênh lệch không ít giữa các thời đại, bất đồng về quan điểm,
suy nghĩ, cách suy luận, đặc biệt là những lời khuyên và các kỹ năng không còn phù
hợp nữa nếu không muốn nói là không cần thiết, khó áp dụng, không phát triển, đôi
khi có những thứ không thể áp dụng nữa. Cũng giống như chế độ đa thê trong chế
độ phong kiến hiện nay đã không còn phù hợp và không thể mang tư tưởng của chế
độ cũ đó để áp dụng cho năm 2021 này được. Từ đó thôi thúc bản thân cần phải
thay đổi sao cho phù hợp, năng động với công việc của bản thân.
Hay như trong môi trường doanh nghiệp cũng vậy, đất nước đang ngày càng
phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế đi lên
nhu cầu đòi hỏi cao vào các nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Nhân lực già cỗi thì
thiếu sức khoẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm, nhân lực trẻ thì theo kịp thời đại nhưng
thiếu nhiều kinh nghiệm cộng thêm vào đó là nhu cầu phúc lợi của nhân viên tăng
đã làm cho những phòng nhân sự trở nên nhức nhối. Không thể giữ nguyên tư duy
cũ, giữ nguyên phương pháp làm việc bảo thủ, lạc hậu mà phải thay đổi sao cho phù
hợp với thời đại. Tất cả đều cần phải có thêm, trau dồi thêm những kỹ năng mềm,
kỹ năng sống vì vậy mà tầm quan trọng của những chuyên viên đào tạo trong mảng
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Bởi lẽ muốn nâng cao chất lượng công việc
thì điều tiên quyết phải biết doanh nghiệp cần nhân lực như thế nào và những người
người nhân viên của họ cần gì. Điển hình như phải thay đổi phương pháp làm việc,
thay đổi tư tưởng, học thêm những cái mới… những doanh nghiệp không thể phát
triển khi mà giữ mãi phương pháp làm việc “cũ rích” của 10 năm trước. Chính vì
vậy mà những chuyên viên đào tạo cần có tầm nhìn và là những người phải thay
đổi đầu tiên về tư tưởng bảo thủ, tiếp thu những cái hiện đại,… thì mới có thể đưa
ra chiến lược tuyển dụng, đổi mới được.
Tất cả đều phải lắng nghe, tiếp thu những cái mới, thay đổi tư tưởng, loại bỏ
những cái lạc hậu cho phù hợp với yêu cầu của công việc.
16

2.1.8. Không can thiệp quá sâu vào đời sống của đồng nghiệp.
“Cuộc sống của người khác chắc gì đã sai, cuộc sống của bạn chắc gì đã
đúng?” hay “cuộc sống của người khác không phải của bạn, bạn không có quyền
can thiệp” đã làm dấy lên trong chúng ta rất nhiều những suy nghĩ về việc sống và
hành động trong môi trường công sở mà điều quan trọng là giữa các chuyên viên
tâm lý và đồng nghiệp của họ trong doanh nghiệp. Kì thực mỗi người đều có cuộc
sống riêng, nỗi lòng riêng, họ có hạnh phúc hay không cũng không liên quan đến
chúng ta. Chúng ta đứng từ bên ngoài nhìn qua chỉ như thầy bói xem voi, chỉ có thể
nhìn thấy một góc của núi băng mà thôi. Có một quan điểm rõ ràng hơn chính là “có
những mảnh đời không phải của bạn, bạn không có quyền can thiệp”. Marc Levy,
một nhà văn người Pháp đã viết trong cuốn sách “Người trộm bóng” nổi tiếng của
mình rằng “Bạn không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác, ngay cả khi bạn
muốn tốt cho họ”. Trên đời này luôn có người không giống bạn, cách nghĩ khác với
bạn, và có những giá trị không thể dung hoà. Đôi khi không cần bạn phải hạ quyết
tâm thay đổi họ. Không bình luận hồ đồ, không tùy tiện can thiệp vào cuộc sống
riêng tư của họ đã là sự tôn trọng và tu dưỡng tốt nhất của một người. Paulo Coelho,
nhà văn nổi tiếng người Brazil có một câu nói nổi tiếng như sau “Nếu ai đó can
thiệp vào sứ mệnh của người khác thì sẽ vĩnh viễn chẳng thể phát hiện được sứ
mệnh của mình”. Tuy nhiên ở đây không đánh đồng nó giống với vô cảm mà hay
biến mình thành người biết quan tâm chứ đừng biến mình thành một kẻ vô duyên
can thiệp sâu vào cuộc sống của đồng nghiệp. Đừng cố tung hoành ngang dọc trong
thế giới của người khác mà hãy quay trở lại với chính bản thân mình, trò chuyện để
hiểu chính mình nhiều hơn.

2.1.9. Chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học của người học.
Dieterweg, nhà sư phạm học người Đức đã nhấn mạnh: “Người Thầy giáo tồi
là người mang chân lý đến sẵn, người Thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi
17

tìm chân lý”. Hành trình đi tìm chân lý đó được bắt đầu từ việc tự học, tự tìm tòi
khám phá.
Theo như Trinh & Rijlaarsdam định nghĩa thì năng lực tự học được thể hiện
qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự
quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm
việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có
thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác. Vấn đề tự học ở Việt Nam
ngày nay đã không còn là nhu cầu ở đại học nữa mà nó đã trở thành vấn đề cần thiết
ở mọi cấp, mọi lúc khi học. Việc thầy đọc trò chép đã không còn đủ vì kiến thức là
không có giới hạn, tri thức loài người luôn phát triển nhanh chóng. Việc truyền đạt
kiến thức từ chuyên viên vẫn là chưa đủ để có sử dụng cả đời, vì thế chuyên viên
đào tạo cần bồi dưỡng năng lực tự học cũng như khuyến khích người học tự học
tập. Đặc biệt về kỹ năng sống - kỹ năng mềm, đối tượng trong trường học thường là
các thanh thiếu niên cấp hai cấp ba, đây là độ tâm sinh lý còn đang phát triển, nhiều
sức trẻ, tính tò mò và tìm tòi rất cao nhưng thường học sinh ở độ tuổi này vẫn chưa
nhìn nhận được tầm quan trọng của bộ môn kỹ năng sống - kỹ năng mềm. Vì vậy
chuyên viên đào tạo cần xây dựng giáo trình dạy nhằm kích thích sự hứng thú và
quan tâm của người học, ngoài ra sau khi kết thúc một chủ đề, hãy yêu cầu học sinh
của mình hoàn thành sản phẩm về những gì học sinh đó sưu tập thêm được về các
thông tin liên quan đến chủ đề này. Sau đó hãy tạo các hoạt động cho các học sinh
được trình bày những gì mình tìm hiểu, giúp các học sinh ấy tự nhìn nhận xem mình
đã làm đạt yêu cầu chưa, còn thiếu sót hay bổ sung thêm những gì, từ đó học sinh sẽ
rút ra được những bài học kinh nghiệm cần, không cần, nên và không nên làm gì để
đạt được mục tiêu học tập mình đặt ra tốt hơn. Đối với những người trưởng thành
thì nên đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cao hơn, đồng thời cũng nên có những nhiệm vụ cụ
thể để đem lại hiệu quả trong tự học.

2.2. Năng lực.


18

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động nhất
định nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao.

2.2.1. Năng lực chung.


2.2.1.1. Năng lực ngôn ngữ.
Trong cuộc sống, ngôn ngữ là một phương tiện truyền đạt hết sức quan trọng.
Con người truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, trao đổi ý kiến nhờ vào ngôn ngữ.
Không những thế, thông qua ngôn ngữ con người còn có thể hiểu nhau hay biểu lộ
tình cảm, nguyện vọng, ý chí của mình. V.I. Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người”. Đối với chuyên viên đào tạo,
ngôn ngữ thực hiện chức năng hết sức quan trọng. Qua ngôn ngữ, người học lĩnh
hội được kiến thức, ý nghĩa. Ngôn ngữ thúc đẩy người học suy nghĩ, khiến người
học chú ý vào bài giảng, điều chỉnh nhận thức của học sinh khiến cho quá trình
truyền dạy kiến thức trở nên có hiệu quả hơn.
Năng lực của chuyên viên đào tạo chính là: “Năng lực biểu đạt rõ ràng và
mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt cử chỉ”. Năng
lực ngôn ngữ của chuyên viên đào tạo thể hiện rõ ở cả nội dung và hình thức. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra cho một chuyên viên đào tạo là đầy đủ nội dung, hình thức giản
dị.
Về nội dung, kiến thức truyền đạt là một lượng thông tin lớn, ở đây không
phải là “nhồi nhét” mà chuyên viên đào tạo cần chắt lọc, nói đúng trọng tâm, trọng
điểm, cô đọng. Lời nói phải có logic, có liên kết, trước sau liền nhau, mạch lạc để
đảm bảo thông tin.
Về hình thức, ngôn ngữ cần giản dị nhưng sinh động, không cầu kỳ, phức tạp,
không dùng những từ ngữ khó, không quen thuộc. Ngôn ngữ của chuyên viên đào
tạo cần có âm điệu, thanh sắc. Giọng nói không quá to cũng không quá nhỏ, lên -
xuống giọng, nhấn mạnh khi cần thiết. Trong quá trình truyền đạt kiến thức cần biết
điều chỉnh nhịp điệu không quá nhanh và cũng không quá chậm.
19

Tóm lại, ngôn ngữ giảng dạy biểu hiện rõ nhất ở nội dung và hình thức. năng
lực ngôn ngữ là biểu hiện cần có cơ bản nhất của một chuyên viên đào tạo. Ngôn
ngữ giúp chuyên viên đào tạo truyền đạt kiến thức và hướng học sinh tập trung vào
bài giảng. Tất cả tạo nên một buổi học và dạy đạt hiệu quả.

2.2.1.2. Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.


Thời đại 4.0 – thời đại của công nghệ số phát triển tạo ra rất nhiều cơ hội mới
nhưng cũng không kém phần thách thức, khó khăn dành cho mọi người. Song song
với sự phát triển đó là những yêu cầu về năng lực ngày một gia tăng mà năng lực
thiết yếu nhất để phục vụ công việc phải kể đến khả năng ngoại ngữ và công nghệ
thông tin nhằm hướng tới tương lai mới trở thành một công dân toàn cầu. Đặc biệt
là công việc đào tạo, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong trường học và
doanh nghiệp với đặc thù là làm việc trực tiếp giữa người với người nên năng lực
này lại được quan tâm hơn bao giờ hết. Đầu tiên là năng lực ngoại ngữ, để làm việc
thì ít nhất chúng ta phải nắm vững tiếng Việt – tiếng phổ thông, ngoài ra còn phải
sử dụng một cách thuần thục, sáng tạo trong cách giao tiếp, truyền đạt thông tin.
Bởi lẽ có năng lực ngoại ngữ giúp mọi người tăng thêm sự tự tin, thoải mái và năng
động trong quá trình làm việc và giao tiếp cũng giống như câu nói “Trong giao tiếp,
công việc chỉ cần tự tin về kĩ năng của bạn thì bạn đã thành công 50% rồi”, cộng
thêm vào đó là nhu cầu cần sử dụng được thêm một ngoại ngữ khác mà hiện nay
đang được chú trọng để phục vụ cho hầu hết các mặt đó là tiếng Anh. Không chỉ có
vậy, mỗi người làm trong giáo dục, đào tạo này cần phải có thêm kỹ năng, năng lực
công nghệ thông tin. Cụ thể là có thể thiết kế, sử dụng một số các kĩ năng tin học
cần thiết cho công việc, các mảng truyền thông … để có thể tạo được sự thu hút khi
truyền đạt thông tin, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu suất của công việc.

2.2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề.


Khi nghiên cứu lý luận về kỹ năng giải quyết vấn đề các tác giả có quan tâm
đến lĩnh vực này như Phạm Minh Hạc (1998), Bùi Văn Huệ (1996), Nguyễn Quang
20

Uẩn (1995),...Đều có cùng quan điểm: tư duy được kích thích bởi tình huống (hoàn
cảnh) có vấn đề . Tình huống có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ,được
chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức được cá nhân xác định là cái gì đã biết, cái
gì cần phải tìm, đồng thời cũng phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Quan điểm
trên đã phần nào phản ánh đúng được nội hàm của năng lực giải quyết vấn đề. Khi
con người được đặt vào một hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ phải là người tìm cách,
vùng vẫy, nỗ lực hành động, để thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn sở tại. Là một
chuyên gia đào tạo, năng lực giải quyết vấn đề là những thành tố không thể thiếu.
Bởi một chuyên gia đào tạo cũng đồng thời là một nhà giáo dục, giá trị kiến thức họ
đem lại không chỉ xoay quanh vấn đề đào tạo theo yêu cầu của công ty, trường học
mà còn có tác động trực tiếp đến nhận thức, hành xử của riêng người học viên. Để
có được quá trình truyền thụ được những kiến thức được trơn tru, tốt nhất thì yêu
cầu tất yếu của một chuyên gia là phải có khả năng xử lý vấn đề. Năng lực giải
quyết vấn đề được hình thành từ kinh nghiệm sống, tư duy, khả năng xác định và xử
lý thông tin. Năng lực, kỹ năng giải quyết vấn đề được chia làm các giai đoạn cụ
thể: nhận ra và xác định vấn đề, hiểu vấn đề, đề ra các phương án giải quyết và chọn
giải pháp tốt nhất, thực thi theo dõi và đánh giá giải pháp. Kỹ năng giải quyết vấn
đề của chuyên viên, không những được vận dụng vào trong quá trình giảng dạy của
họ, mà còn có khả năng “gỡ rối”, giúp đỡ cho học viên vượt qua được tình huống
khó xử, tạo sự liền mạch, thích thú cho chương trình đào tạo. Có thể thấy được
rằng, không chỉ riêng chuyên viên đào tạo, mà bất cứ ai cũng cần trang bị cho mình
một năng lực, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh, nhạy bén, chuẩn xác, duyên dáng.
Nhưng trên hết là một nhà giáo dục, chuyên viên đào tạo luôn phải trau dồi các kỹ
năng, kiến thức, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, để sẵn sàng đương đầu với
những khó khăn, thử thách bất ngờ phía trước.

2.2.1.4. Năng lực giao tiếp.


Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất
đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp, để
21

cho bố mẹ biết nó cần gì. Không quá khi ta nói giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã
hội vì xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con người
kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách
giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là
một người quản lý, nếu không biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới,
bạn cũng không thể thành công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp,
bạn sẽ không thể bán được nhiều hàng,… Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh
vực hay ngành nghề nào cũng đều cần tới giao tiếp, nên việc trau dồi năng lực giao
tiếp cũng vô cùng hợp lý đặc biệt là đối với các ngành đào tạo, giảng dạy.
Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để
truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin,… Năng lực giao tiếp là tập hợp những quy
tắc, cách ứng xử, phản hồi,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất
định. Trong hoạt động đào tạo, giảng dạy, giao tiếp là thành phần cơ bản, là linh
hồn của nghề. Không có giao tiếp thì hoạt động giữa chuyên viên đào tạo và người
học không thể diễn ra. Năng lực giao tiếp thường được biểu hiện ở những kỹ năng
như:
+ Kỹ năng định hướng giao tiếp: là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài
như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, thanh điệu, ngữ điệu của đối tượng trong một thời
điểm và không gian giao tiếp nhất định mà phán đoán về nhân cách cũng như mối
quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, hay đó còn gọi là khả năng phác thảo chân dung
tâm lý của đối tượng.
+ Kỹ năng định vị: trong giao tiếp để hiểu biết lẫn nhau thì cần phải có sự
đồng cảm phải có kinh nghiệm định vì đây là khả năng biết xác định vị trí của mình
trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có được sự đồng
cảm và tạo điều kiện để đối tượng chủ động thoải mái giao tiếp với mình.
+ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Mục tiêu của quá trình giao tiếp là
làm thay đổi nhận thức thái độ hành vi của con người.
22

Khi giao tiếp với người học, chuyên viên đào tạo phải điều chỉnh hành vi cử
chỉ, điệu bộ, lời nói của mình để thu hút người học, tìm ra để tài giao tiếp phù hợp
để duy trì quá trình giao tiếp và qua đó xác định hứng thú, nguyện vọng của người
học, làm cho đối tượng hòa đồng nhận thức và cảm xúc với mình, từ đó thay đổi
thái độ hành vi của học sinh.
Để có được năng lực giao tiếp, chuyên viên đào tạo phải có lòng nhiệt tình biết
tôn trọng nhân cách người học, có thiện ý, quan tâm giúp đỡ người học, luôn biết
lắng nghe và có tinh thần dân chủ trong giao tiếp.
Ngoài rèn luyện năng lực giao tiếp cũng nên rèn luyện cho mình một giọng nói
tốt. Một giọng nói tốt thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố: phát âm rõ ràng, âm lượng và tốc
độ vừa phải, hơi thở, cách diễn đạt,... Không có hai người có giọng nói giống hệt
nhau vì “giọng nói giống như dấu vân tay vậy”, theo nhà âm ngữ trị liệu và tâm lý
học người Pháp Agnes Augé. Giọng nói phản ánh đầy đủ cảm xúc nội tâm của mỗi
người và cũng là cách giúp ta nhìn nhận lại mối quan hệ. Christophe Haag, Tiến sĩ
khoa học về hành vi tại trường EM- Lyon (Pháp) khẳng định: “Giọng nói cũng biểu
cảm giống như biểu cảm của khuôn mặt. Giọng nói có thể phản bội chính bạn, gây
thu hút hoặc ác cảm, gây tổn thương hoặc có khả năng thuyết phục người khác”.
Khi giận dữ, bạn có xu hướng nói nhanh và to hơn, độ cao của giọng nói được kéo
dài. Điều này vô tình cường điệu hóa chính giọng của bạn. Còn khi buồn chán,
giọng của bạn sẽ có chút khàn, bạn nói chuyện với âm điệu và cường độ thấp, tốc
độ chậm hơn và có thể bị ngắt quãng. Ngoài ra Tiến sĩ Haag còn cho rằng: “89%
trong 365 người tôi đã phỏng vấn cho cuốn sách của mình cho rằng sự thiện cảm
đối với mỗi người liên quan tới giọng nói của họ. Một phần ba số người được hỏi
tin rằng giọng nói chiếm khoảng 40% sự tín nhiệm. Số còn lại cho rằng sự thu hút
của mỗi người 60% là do giọng nói”. Có thể thấy, giọng nói có vai trò rất lớn trong
việc giao tiếp giữa con người với con người. Vì vậy, muốn đào tạo được con người,
muốn họ hiểu và tiếp thu những gì mình nói mà không gây nhàm chán thì cần có
giọng nói to, rõ, rành mạch, biết cách kiểm soát giọng nói của mình.
23

2.2.2. Năng lực nghề nghiệp.


2.2.2.1. Năng lực chuyên môn (bằng cấp).
Bằng cấp được xem là “hành trang” để vào đời, là minh chứng cho sự nỗ lực,
quá trình rèn luyện của một người. Theo quan niệm chung, bằng cấp được hiểu là
các loại bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, giấy chứng nhận,... Các loại giấy, chứng chỉ có
giá trị thể hiện kết quả học tập, rèn luyện, thi đấu… trên tấm bằng không chỉ ghi lại
kết quả mà còn có giá trị ghi tạc kinh nghiệm, trình độ. Đối với một chuyên viên
đào tạo, bằng cấp là thứ có giá trị khẳng định bề rộng kiến thức, bề sâu kinh nghiệm
của mình. Đặt vào vị trí của một nhà tuyển dụng, yếu tố “bằng cấp” là điều kiện cần
thiết để họ có đủ cơ sở tin vào năng lực, chuyên môn nghề nghiệp của một người,
thông qua bằng cấp nhà tuyển dụng có thể coi đó là cách nhanh nhất để đánh giá sơ
lược, nhanh chóng về ứng viên của mình. Nếu là một giáo viên đào tạo kỹ năng
sống, thì yêu cầu tối thiểu giáo viên ấy cần phải có bằng cử nhân và chứng chỉ,
chứng nhận phương pháp giáo dục kỹ năng sống/ kỹ năng mềm. Nếu là một Giảng
viên kỹ năng mềm thì người giảng viên phải đáp ứng đủ về bằng cấp gồm: bằng cử
nhân (cao đẳng, trung cấp) hoặc thạc sĩ (đại học) trở lên, chứng chỉ/ chứng nhận
phương pháp giáo dục kỹ năng mềm/ kỹ năng sống và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
giảng viên. Tuy vậy, đứng trên phương diện thực tế khách quan để nhìn nhận, một
tấm bằng vẫn chưa chắc phản ánh đủ kinh nghiệm, trình độ của một người giáo
viên, giảng viên kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Bởi hiện trạng xã hội vẫn còn những
hiện tượng tự phong, đem sinh viên học ngành tâm lý chưa hoàn thành chương trình
học (sinh viên năm 1,2,3) mạo danh, lấy hồ sơ bằng cấp của người khác để làm
công tác giáo dục, giảng dạy kỹ năng. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến
chính những sinh viên ấy mà còn gây ra ấn tượng không tốt với toàn ngành nói
chung. “Tấm bằng phản ánh đúng trình độ, sẽ là chiếc chìa khoá mở ra cơ hội nghề
nghiệp. Ngược lại, nó có thể biến con người trở thành “nô lệ bằng cấp” nếu không
phản ánh đúng với trình độ của người sở hữu nó” (Hồ Thanh Bình - Viện khoa học
và giáo dục, Bộ GD&ĐT). Điều đó nói lên rằng mỗi người chuyên viên cần phải
nghiêm túc trong quá trình rèn luyện học tập, trau dồi kinh nghiệm, vốn sống kỹ
24

năng để không trở thành một “nô lệ bằng cấp”. Để bằng cấp mang đúng giá trị của
nó là “minh chứng cho kinh nghiệm, trình độ, quá trình trau dồi” của một người
chuyên viên.

2.2.2.2. Năng lực Đào tạo, chăm sóc tinh thần có trọng điểm.
Đào tạo, chăm sóc tinh thần đều là một trong những công việc quan trọng cần
làm của chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp. Sở dĩ nói như vậy vì nếu làm tốt
hai vấn đề trên thì hiệu suất và tinh thần của người lao động sẽ được cải thiện và
nâng cao rõ rệt. Cụ thể khi nhìn dưới góc độ của người lao động, được đào tạo kỹ
năng kiến thức cần thiết sẽ có thể thể thực hiện tốt hơn công việc của mình, việc
được quan tâm, chăm sóc sẽ cho người lao động một lòng an tâm, cho thấy rằng họ
được đánh giá cao, từ đó cải thiện sự hài lòng và tinh thần làm việc của người lao
động. Cũng qua các khóa đào tạo người lao động được nhận thấy khuyết điểm, thiếu
sót của mình, tìm ra hướng khắc phục hiệu quả. Từ đó đào tạo được, giữ chân
những nhân viên tài năng, tiềm năng và có năng lực. Cùng với đó, bằng việc đào tạo
và chăm sóc tinh thần cho nhân viên đúng trọng tâm còn giúp cho công ty có thể
hướng cách thức làm việc hiệu quả, vừa đúng với mục đích hướng tới của chiến
lược phát triển. Tạo ra một đội ngũ nhân viên có kiến thức tổng thể và có thể thay
thế nhau khi cần thiết, nâng cao
khả năng sáng tạo của người lao động, hạn chế sự thay đổi của nhân viên, giảm chi
phí đào tạo.
Việc đào tạo, chăm sóc tinh thần của người lao động, đem lại một nguồn lợi
ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu việc đào tạo và chăm sóc tinh thần không
đúng mục đích, vượt quá giới hạn cần thiết sẽ gây ra hiện tượng phản tác dụng. Đối
tượng làm việc của chuyên viên đào tạo đa phần là người lao động đã trưởng thành,
có ý thức độc lập, tình cảm khá ổn định, có đủ nhận thức về cuộc sống. Cũng chính
vì thế mà trong quá trình đào tạo chăm sóc người lao động, người chuyên viên rất
cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo, trọng tâm chương trình, vấn đề cần cải thiện,
khắc phục, không để tình trạng đưa những nội dung không liên quan, ngoài lề,
25

người lao động đã biết. Từ đó đưa ra phương hướng, cách đào tạo, giáo trình, hướng
dẫn phù hợp với tiêu chí của công ty, khả năng nội tại của người lao động, đào tạo
có trọng điểm. Dale Carnegie từng chia sẻ rằng: “Sự mệt mỏi không bắt nguồn từ
công việc, mà nó đến từ lo lắng, thất vọng và oán trách”. Nếu một ngày đi làm của
một người lao động chỉ có thái độ ủ rũ, mệt mỏi, thiếu năng lượng thì đó sẽ là một
ngày làm việc không hiệu quả. Chuyên viên đào tạo có mặt để giúp những người
mệt mỏi ấy biết kích lên năng lượng của mình. Rõ hơn, họ sẽ là người là nhìn ra các
vấn đề về tâm lý, bất thường của người lao động, giải quyết ngày để tránh gây ra
những tình huống đáng tiếc, tai nạn lao động do vấn đề tinh thần tác động. Như vậy,
việc đào tạo và chăm sóc tinh
thần cho người lao động thực sự cần thiết, đem lại giá trị tích cực, nhưng phải thực
hiện sao cho có trọng tâm, trọng điểm mới có thể phát huy hết chức năng của nó.

2.2.2.3 Năng lực sư phạm.


Đối với chuyên viên đào tạo cần chú trọng về hình thành kỹ năng, hình thành
hành vi. Để đạt được những điều đó, chuyên viên đào tạo không thể thiếu năng lực
sư phạm. Giờ học hiệu quả là giờ mà người học tích cực tham gia thì đòi hỏi chuyên
viên đào tạo cần phải nắm bắt tâm lý người học, có phương pháp truyền tải nội
dung
sinh động, gây hứng thú với người học.

2.2.2.3.1. Nắm bắt tâm lý đối tượng (nhân viên, học sinh, sinh viên, theo lứa
tuổi).
Để có thể đào tạo được tốt, chuyên viên đào tạo cần nắm bắt tâm lý đối tượng
để hỗ trợ cho việc soạn giáo án phù hợp, cách diễn đạt thích hợp với từng đối tượng
khác nhau. Muốn nắm bắt được điều ấy đòi hỏi người đào tạo phải am hiểu tâm lý
của từng lứa tuổi khác nhau như thế nào, không thể dạy học sinh giống cách dạy
người lớn được. Đặc biệt đối với giáo viên/ giảng viên dạy kỹ năng sống, kỹ năng
mềm cho học sinh trung học cơ sở thì cần chú ý. Bởi lứa tuổi học sinh, sinh viên là
lứa tuổi có nhiều biến động tâm lý nhất. Với học sinh trung học, đây là độ tuổi các
26

em bắt đầu “bước vào thế giới của người lớn” với nhiều sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó
khăn trong việc cố khai thác thế giới ấy, khiến nhiều em sa đà, lạc lối. Đòi hỏi phải
có người đào tạo, hướng dẫn, định hướng ngay từ đầu cho các em. Độ tuổi này khá
nhạy cảm và dễ kích động, nổi loạn, cho rằng mình đã là người lớn không cần ai
chỉ bảo, nên đòi hỏi người chuyên viên đào đạo thật khôn khéo trong việc sử dụng
từ ngữ, biết cách xử sự tế nhị, cần trở thành một người bạn để chia sẻ, đồng cảm với
các em từ từ đưa các em về đúng hướng, tránh các trường hợp to tiếng hay ngăn
cấm các em. Dùng những kinh nghiệm mình tích lũy để giúp đỡ các em. Để nắm bắt
được tâm lý của chúng, cần bước vào thế giới của chúng, cập nhật xu hướng của
giới trẻ, các... Trái ngược lại với những lứa tuổi học sinh, nếu là người đào tạo cho
một doanh nghiệp, bạn không chỉ làm việc với những người nhỏ tuổi hơn mình mà
còn làm việc với các cô, chú, anh, chị vì vậy bạn phải thay đổi thái độ cho đúng
mực, với người lớn họ rất quan tâm tới việc mình có được tôn trọng hay không. Để
có thể nắm bắt được bạn có thể trò chuyện thường xuyên đồng nghiệp, nắm bắt tình
hình công ty để biết vấn đề như thế nào để có hướng đào tạo đúng đắn. Thường
xuyên lắng nghe nhân viên của bạn, biết họ nghĩ gì, đang gặp vấn đề gì, có nguyện
vọng gì trong công việc. Sau khi họ được nói sẽ thỏa mãn được một phần nào đấy
và cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn rất nhiều. Từ đó tập trung vào công việc tốt
hơn giúp cho năng suất công việc được nâng cao. Nói tóm lại, việc nắm bắt tâm lý
đối tượng trong quá trình đào tạo hết sức quan trọng, giúp cho quá trình đào tạo
suôn sẻ, và hiệu quả hơn.

2.2.2.3.2. Chế biến tài liệu học tập.


Khi truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu không phải là một chuyện đơn
giản, không phải mọi cái mình hiểu thì sẽ nói lại cho người khác hiểu đúng và đầy
đủ như mình. Hơn nữa, chuyên viên đào tạo không những dạy những con người nói
chung mà dạy từng con người cụ thể với những đặc điểm riêng về tư chất về tâm lý
ở mỗi người học có một trình độ nhận thức khác nhau. Vì vậy, muốn giúp người
học nắm được tài liệu học tập thì chuyên viên đào tạo cần phải biết chế biến tài liệu
27

học tập cho phù hợp một cách tối đa đối với trình độ nhận thức của người học, biết
biến cái khó thành dễ biến cái phức tạp thành cái đơn giản, cái khó hiểu không rõ
ràng thành cái rõ ràng dễ hiểu. Năng lực này còn được gọi là kỹ năng xây dựng và
soạn giáo án phù hợp với trình độ nhận thức của người học.
Để làm được điều này, chuyên viên đào tạo phải biết đánh giá đúng đắn tài
liệu học tập, phải nắm được mục đích của chương trình giảng dạy. Không chỉ thế,
chuyên viên còn phải nắm được trình độ nhận thức, tư duy của đối tượng học từ đó
xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ
nhận thức của người học. Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn trước được những khó
khăn mà người học sẽ gặp phải. Lưu ý rằng việc chế biến tài liệu học không phải là
truyền đạt nguyên văn những gì có trong các tài liệu mà cần phải nhào nặn, gắn nội
dung đào tạo với thực tiễn trong cuộc sống. Chuyên viên cần kết hợp những kiến
thức trong tài liệu sách vở với những điều thu thập được trong cuộc sống, những sự
kiện mới, những nghiên cứu khoa học hiện đại nhằm giúp cho người học có cái nhìn
hứng thú, gây kích thích và muốn tìm hiểu về nội dung đào tạo.

2.2.2.3.3. Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng.


Chuyên viên đào tạo có tri thức và tầm hiểu biết rộng, là người hiểu biết rõ,
vững vàng những gì mình dạy, đồng thời phải hiểu tất cả những môn khoa học,
những kiến thức liên quan đến người học và nơi mà chuyên viên đào tạo đến giảng
dạy. Đây chính là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những
năng lực trụ cột của chuyên viên đào tạo. Như nhà giáo dục Nga Usinxki có nói:
“Muốn giáo dục con người đầy đủ phải hiểu đầy đủ về con người”. Thế giới ngày
càng phát triển nhu cầu hiểu biết của con người càng cao, vì vậy yêu cầu người đào
tạo cần phải am hiểu kiến thức sâu rộng, tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, học hỏi,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ; tích cực trau dồi kiến thức từ sách báo,
đồng nghiệp, thầy cô,... để đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, nhu cầu phát
triển hoàn thiện bản thân, kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết tình huống. Đầu tiên, tri
thức và tầm hiểu biết của chuyên viên đào tạo thể hiện ở chỗ là nắm vững và hiểu
28

biết rộng môn mình phụ trách, tức là hiểu một cách sâu sắc và toàn diện, có hệ
thống, vận dụng và sử dụng tri thức một cách linh hoạt vào đào tạo. Chuyên viên
đào tạo cần am hiểu kiến thức, vốn sống sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực văn
hóa xã hội không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước để có một cái nhìn khách
quan, đa chiều, đủ thực tế; thấy được mối quan hệ giữa môn mình phụ trách và các
môn khoa học khác liên quan để kịp thời thay đổi, chú trọng vấn đề gì hơn để
truyền đạt, đưa vào bài giảng của mình cho phong phú.
Bên cạnh đó, am tường văn hóa doanh nghiệp cũng là một điều cần thiết và
quan trọng đối với chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
là một thuật ngữ đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cho
đến những năm 1950, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, các công ty đã rất chú
trọng đến vấn đề thiết lập văn hóa doanh nghiệp của mình, tạo nên nét riêng của
công ty mình và phân biệt với các công ty khác. Tại Việt Nam, vấn đề văn hóa
doanh nghiệp cũng được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Bà Trần Thị
Vân Hoa cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị văn hóa được hình
thành trong quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành giá trị, quan niệm,
phong tục tập quán, ăn sâu vào lòng công ty”. Trong quá trình theo đuổi và đạt được
các mục tiêu đã thiết lập, nó kiểm soát cảm xúc, phong cách tư duy và hành vi của
mọi thành viên trong doanh nghiệp. Kết hợp phân tích và nghiên cứu thực tế để
kiểm định mô hình nhận diện văn hóa doanh nghiệp. Chuyên viên đào tạo chú tâm
khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, chú ý đến đào tạo và phát triển; cải thiện sự
hài lòng của nhân viên và thực hiện các biện pháp để tăng cường sự tham gia của
nhân viên. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức, thiết lập phương
pháp tiếp cận hướng vào con người và biến việc trao quyền thành công cụ giúp các
công ty quản lý hiệu quả hơn.
29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN


3.1. Phương pháp quan sát.
- Quan sát Thầy Huỳnh Văn Sơn dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm thông
qua kênh Youtube.
Thông qua quan sát từ video, nhóm nghiên cứu thấy trong quá trình giảng dạy
thầy Huỳnh Văn Sơn rất tự tin, hài hước, thanh lịch; tác phong, trang phục thì lịch
sự, chuyên nghiệp; cách truyền đạt vô cùng rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe dễ hiểu kết
hợp cùng một chương trình giảng dạy vô cùng sinh động gắn kiến thức với những
tình huống thực tiễn, ngoài ra còn có hoạt động trò chơi vô cùng thú vị tạo một bầu
không khí thoải mái, gây được thiện cảm và thu hút người học vào vấn đề muốn
truyền đạt.
- Quan sát anh Giang Thiên Vũ trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình tham gia buổi học từ anh, nhóm nghiên cứu nhận thấy anh là
một người rất thân thiện, nhẹ nhàng; tác phong, trang phục lịch sự và chuyên
nghiệp; cách truyền đạt vô cùng rõ ràng, gần gũi, dễ hiểu, chương trình giảng dạy
mang đến những kiến thức vô cùng bổ ích được kết hợp với những kinh nghiệm
30

thực tiễn cùng với những hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội cho người học có cơ hội
tự tìm hiểu thêm về kiến thức, ngoài ra anh cũng rất quan tâm và để ý tới học sinh
khi lắng nghe và chia sẻ những điều mình biết để hỗ trợ những vấn đề, các hoài nghi
của người học khi họ cần.
- Quan sát ThS Trịnh Thị Thu Cúc và anh Dương Quốc Bảo trong quá
trình phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn ThS Trịnh Thị Thu Cúc và anh Dương Quốc bảo,
nhóm nghiên cứu thấy rằng cả cô và anh đều rất thân thiện; tác phong, trang phục
thì lịch sự và chuyên nghiệp. Về cách truyền đạt, cả cô và anh đều có cách truyền
đạt rất rõ ràng dễ nghe dễ hiểu đặc biệt, cô và anh đều rất tích cực nhiệt tình chia sẻ
thêm về những trải nghiệm mà họ có được trong quá trình làm nghề của mình.
Ngoài ra thì ở ThS Trịnh Thị Thu Cúc, cô mang lại cho nhóm nghiên cứu cảm giác
chuyên nghiệp, một người dày dặn kinh nghiệm trong nghề, một người dẫn lối, một
tấm gương để nhóm hướng đến. Trong khi đó anh Dương Quốc Bảo mang lại cho
nhóm cảm giác gần gũi hơn như một người đàn anh, đàn chị tin tưởng, giúp đỡ và
hỗ trợ đàn em trong ngành.
3.2. Phương pháp phỏng vấn.
Trong phỏng vấn, anh Dương Quốc Bảo đã đề cập những phẩm chất như tinh
thần cầu thị, luôn nỗ lực học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp hay ngay cả từ người học;
luôn mang trong mình năng lượng tích cực, yêu nghề, nhiệt huyết và có tinh thần
làm việc và gợi mở. Ngoài ra, về năng lực anh còn nhắc đến việc tùy vào từng đối
tượng khác nhau ở các môi trường khác nhau như ở doanh nghiệp sẽ có những đối
tượng lớn tuổi hơn mình hay ở trường học là các bạn học sinh sinh mà sẽ có cách
nắm bắt tâm lý khác nhau, từ đó linh hoạt trong phương pháp giảng dạy và truyền
đạt; thêm nữa anh cũng yêu cầu ta nên biết về công nghệ thông tin để có thể linh
hoạt trong bài giảng với tình hình covid phải học online; nhấn mạnh về năng lực
giao tiếp, truyền đạt vì nó là yếu tố cơ bản của nghề.
31

Về ThS Trịnh Thị Thu Cúc, cô lại đề cao những phẩm chất như đạo đức, sự
kiên nhẫn và sự lắng nghe “trong lắng nghe cần có cái tâm, có sự mở lòng và khi
biết lắng nghe các bạn sẽ không đánh giá, không nhận xét, hãy lắng nghe bằng cả
con tim, lắng nghe bằng sự thấu hiểu, thấu cảm nhưng muốn lắng nghe được tốt thì
các bạn phải là một người khỏe mạnh, tâm lý của các bạn phải vững vàng”. Đối với
năng lực, cô yêu cầu chúng ta phải biết vừa sâu vừa rộng, tùy thuộc vào môi trường
mà ta có ý thức tự trau dồi tìm tòi học tập để không những phù hợp với ngành nghề
mà còn hoàn thiện bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận.
Có người đã từng nói rằng “Người mạnh nhất không phải là người giỏi nhất
mà là người thích nghi tốt nhất”, chính vì vậy chúng ta phải luôn làm mới, hoàn
thiện bản thân để không những chỉ thích nghi mà còn sáng tạo ra những điều mới
mẻ. Qua đó chứng tỏ việc tôi luyện và luôn cập nhật, làm mới phẩm chất và năng
lực là điều hết sức cần thiết dù ở bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa. Không chỉ
thế, việc tôi luyện phẩm chất năng lực chính là cho bản thân mình cơ hội được khai
phá những tiềm năng vẫn còn ẩn chứa bên trong bởi lẽ năng lực của con người là vô
hạn chỉ cần bạn đặt nó vào đúng môi trường để kích hoạt sức mạnh đó là đủ. Phẩm
chất là cái nền móng để đánh giá con người đó có tốt hay không trong khi năng lực
lại là yếu tố cốt lõi để đánh dấu giá trị bản thân trong bất cứ công việc gì vậy thì tại
sao lại không nâng cao chất lượng của nó để góp phần hoàn thiện bản thân hơn cả.
Dù cho là công việc gì đi chăng nữa thì yếu tố tiên quyết để khẳng định giá trị, cái
32

tôi của bản thân đều được đánh giá qua năng lực và phẩm chất cũng bởi nó là “chìa
khóa của sự thành công”.
Phẩm chất và năng lực của chuyên viên đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng mềm
rất đa dạng và phong phú nên trong đề tài nhóm nghiên cứu chỉ xem xét các vấn đề
sau:
+ Về phẩm chất bao gồm: đạo đức; cầu thị, có ý thức tu dưỡng bản thân;
kiên trì, nhẫn nại khuyên bảo và khơi gợi cái tốt; tư tưởng phải theo kịp thời đại,
không bảo thủ, vui vẻ tiếp nhận điều mới mẻ; tự tin, thanh lịch, tác phong lịch sự,
chuyên nghiệp và gây thiện cảm; vui vẻ, hòa nhã cũng đồng nghiệp, không can
thiệp quá sâu vào đời sống của đồng nghiệp; có tính hài hước, khiến tâm lý người
học thoải mái; chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học của người học. Năng lực vĩnh
viễn không bù đắp được khiếm khuyết về thái độ, vì vậy phẩm chất tốt sẽ quyết
định một phần thành công của chính bạn.
+ Về năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực nghề nghiệp. Năng lực
chung bao gồm năng lực ngôn ngữ; năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin;
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp. Năng lực nghề nghiệp bao gồm năng
lực chuyên môn (bằng cấp); năng lực đào tạo và chăm sóc tinh thần có trọng điểm;
năng lực sư phạm.
2. Kiến nghị.
Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo: các trường trung học cơ sở và trung học phổ
thông cần có giáo viên dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho các em, nhằm đảm bảo
cho các em được phát triển toàn diện để chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Đối với chuyên viên đào tạo: Bên cạnh dạy kỹ năng, báo cáo chuyên đề,...
chuyên viên đào tạo cũng cần được bồi dưỡng các kiến thức, nghiệp vụ về công tác
tư vấn tâm lý cho các đối tượng. Đồng thời chủ động, tích cực tham gia các buổi
huấn luyện, khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc để phát triển nghề nghiệp,
phát triển bản thân mình.
Đối với trường Đại học: cần trang bị đủ kiến thức và năng lực chuyên môn
cho sinh viên, hỗ trợ cho sinh viên phát triển bản thân, tạo cơ hội cho sinh viên thực
33

hành xen lẫn với lý thuyết. Trao tặng học bổng cho những sinh viên giỏi nhằm
khích lệ tinh thần học tập của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bách, T. Q., & Thanh, N. K. Ảnh hưởng của năng lực cảm xúc đến động lực làm
việc của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực
Bắc Trung Bộ. (Minh, 2018)
Sơn, H. V. (2012). Tâm lý học Sư phạm Đại học, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh.
Vân
Hoa, T. T. (2009). Văn hoá doanh nghiệp. Việt Nam: NXB Đại học kinh tế quốc
dân.
Hải, Đ. H. (2014). Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp vận dụng cho
doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam.
Tường, N. K. (2012). Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
(Luận văn thạc sĩ). Hồ Chí Minh: Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh.
34

Lập, T. Q. (2008). Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 169-177.
Minh, T. (2018, 07 09). Văn Hoá. Cuộc sống của người khác hà tất đã sai, cuộc
sống của bạn chắc gì đã đúng?
Ngân, N. T. (2003). Bước đầu tìm hiểu về những phẩm chất và năng lực mà người
giáo viên phổ thông trung học cần phải có để đáp ứng những yêu cầu hiện
nay của công tác giảng dạy và giáo dục. Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ
Chí Minh.
Lênin, V. I. (1980). Toàn tập, tập 27, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
Sơn, H. V., Mỹ, M. M. H. N. T., & Huân, H. N. T. GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM VÀ
TƯ VẤN TÂM LÝ.
Nguyen, D. (2016, 07 24). Kênh Tuyển Sinh. Retrieved from kenhtuyensinh.vn:
https://kenhtuyensinh.vn/ky-nang-giao-tiep-hai-huoc-mang-lai-hieu-qua-cao-
trong-dam-phan
Giá trị cuộc sống. (2021, 09 18). Retrieved from giatricuocsong.org:
https://giatricuocsong.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep/
Trinh, Q. L. & Rijlaarsdam, G. (2003, September). An EFL curriculum for learner
autonomy: design and effects. Paper presented at the conference Independent
Languauge Learning, Melbourne: Australia.
Giang, T. (2014, 05 17). THẾ GIỚI & VIỆT NAM. Retrieved from baoquocte.vn:
https://baoquocte.vn/bao-dieu-the-hien-qua-giong-noi-9186.html

PHỤ LỤC

1. Hình ảnh phỏng vấn.


35
36
37

2. Hình ảnh quan sát.

3. Link video phỏng vấn.


https://drive.google.com/file/d/1YETrYv0aCd7FcEcJtfelYAdye7bgl-YS/
view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/1BMoOity-sZP6mCgsl3utrYKMj2WcRTDW/
view?usp=sharing

You might also like