You are on page 1of 35

Bộ môn Dược

Khoa CN hoá học

BÀI 9. LIỆU PHÁP TÂM LÝ –


VỆ SINH TÂM LÝ

Giảng viên: Ths. Trương Thị Ngọc Diễm


1. Trình bày những điểm cơ bản về liệu pháp
tâm lý

2. Nêu các nội dung tiêu biểu của liệu pháp


MỤC TIÊU tâm lý trực tiếp và gián tiếp

3. Hiểu và trình bày được một số biện pháp


vệ sinh tâm lý tiêu biểu

4. Trình bày các đặc điểm và yêu cầu về vệ


sinh tâm lý theo lứa tuổi
LIỆU PHÁP TÂM LÝ
(Psychotherapy)

Khái niệm
Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý
Các loại liệu pháp tâm lý
LIỆU PHÁP TÂM LÝ

Khái niệm Hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được sử


dụng nhằm tác động tâm lý một cách tích cực,
cải thiện sức khỏe tinh thần
Ai là người Nhà tâm lý trị liệu (mental health Professional)
thực hiện Đội ngũ cán bộ y tế

Trong quá trình chữa bệnh, yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hỗ
trợ, chứ không thay thế cho các phương pháp trị liệu chính
thống
Các trường hợp sử dụng liệu pháp tâm lý

▪ Đối phó với căng thẳng ▪ Đang trong quá trình mắc
nghiêm trọng hoặc kéo dài một bệnh lý nào đó ảnh
do công việc hoặc hoàn cảnh hưởng tiêu cực tới sức
gia đình, mất người thân, khỏe tinh thần
hoặc vì các mối quan hệ xã
hội
▪ Nghi ngờ hoặc chẩn đoán bị
mắc các chứng rối loạn tâm
thần gây cản trở cuộc sống
CƠ SỞ XÂY DỰNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ

Các kích thích Có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tâm lý
của môi trường LPTL có mục đích loại trừ các kích thích xấu, tiêu cực và
sống bên ngoài tăng cường các kích thích tốt, tích cực đối với bệnh nhân
Thể chất – tâm lý thuờng xuyên tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau
Thể chất và tâm
lý là một khối Stress có thể gây ra rối loạn về thể chất: lo lắng về bệnh
thống nhất tật, không yên tâm điều trị, thiếu tin tưởng vào CBYT có thể
làm bệnh chậm hồi phục và diễn biến xấu hơn
LPTL nhằm loại trừ sự lo lắng về bệnh tật và giúp BN yên
tâm hợp tác trong điều trị
Lời nói có tác Lời nói có thể chữa lành bệnh cũng như có thể gây ra bệnh
dụng như một
LPTL khai thác tối đa hiệu lực của lời nói để chữa bệnh, từ
kích thích thực
cách tiếp xúc cho tới cách giải thích bệnh
sự
CÁC LOẠI LIỆU PHÁP TÂM LÝ

1. Liệu pháp tâm lý gián tiếp


2. Liệu pháp tâm lý trực tiếp
3. Nhóm trị liệu
4. Gia đình trị liệu
1. LIỆU PHÁP TÂM LÝ GIÁN TIẾP

Bao gồm toàn bộ công tác tổ chức và các quy tắc, chế độ
trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho bệnh nhân sinh
hoạt thoải mái, yên tâm chữa bệnh, tin tưởng công tác
chuyên môn và tự đó có thể mất đi các triệu chứng thứ phát
do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi và hiểu lầm gây ra
1. LIỆU PHÁP TÂM LÝ GIÁN TIẾP
Cách xây dựng bệnh Xây dựng nơi yên tĩnh, tránh ồn ào
viện, khoa phòng, Cần rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh
buồng bệnh Cấu trúc đẹp, sạch sẽ, màu sắc hài hòa, thường
dùng những màu mát
Kiến thức chuyên Tư vấn, trao đổi và giải đáp các thắc mắc của
môn vững BN và người nhà BN
Thủ thuật chính xác Thủ thuật gọn gàng, chính xác.
Cách tiếp xúc với “Giao tiếp CBYT – Bệnh nhân”
bệnh nhân
Bảo đảm môi trường Thận trọng trong lời ăn tiếng nói với BN và
“vô trùng về tâm lý” người nhà BN và đồng nghiệp (trước mặt BN)
cho bệnh nhân Môi trường bệnh viện cần tránh những hình ảnh,
thông tin có tác động tiêu cực tới BN
2. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRỰC TIẾP

Là những liệu pháp dùng lời nói tác động trực tiếp
vào tâm lý bệnh nhân nhằm mục đích chữa bệnh

Các liệu pháp thường dùng:


1) Giải thích hợp lý
2) Ám thị khi thức
3) Ám thị trong giấc ngủ thôi miên
4) Tự ám thị
1) GIẢI THÍCH HỢP LÝ

Dùng lời nói giải thích cho BN


thấy rõ tình trạng bệnh tật của
mình và gợi cho họ thái độ
hợp lý với bệnh cảnh của mình
Nội dung trình bày phải phù
hợp với từng đối tượng, tuổi
tác, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, dân tộc, tín ngưỡng, nhân
cách
2) ÁM THỊ KHI THỨC

Cũng dùng lời nói giải thích hợp


lý làm cho BN hiểu rõ thực chất
bệnh của mình
Phối hợp với các phương pháp
phụ trợ:
▪ Thuốc Placebo (Giả dược)
▪ Bấm huyệt
▪ Châm cứu

 Tăng niềm tin của bệnh nhân vào thầy thuốc, vào phương
pháp điều trị
3) ÁM THỊ KHI NGỦ (Thôi miên)

Thôi miên: Trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não –
trạng thái trung gian giữa thức và ngủ, trên vỏ não vẫn còn
một số điểm thức (điểm cảnh tỉnh)
 Khả năng chịu ám thị (tiếp thu lời nói thụ động) tăng lên rất
cao so với khi thức  hiệu quả cao

Phương pháp thường dùng: Dùng lời nói


đều đều, trong căn phòng yên tĩnh hoàn
toàn, ánh sáng lờ mờ  BN vào trạng
thái thôi miên  dùng lời nói để ám thị
4) TỰ ÁM THỊ

BN thường tự ám thị cho mình một cách tự phát về kết quả


điều trị và tiến triển bệnh. Có người lạc quan về tình hình
bệnh, có người lại quá lo lắng bi quan
Thầy thuốc giúp người bệnh tự ám thị theo hướng có lợi
cho sức khỏe

▪ Tự ám thị là chỉ được thực hiện sau khi đã áp


dụng liệu pháp giải thích hợp lý.
▪ Hoàn cảnh tự ám thị tốt nhất là trước khi ngủ,
LƯU Ý tức là lúc vỏ não đang lâm vào trạng thái giai
đoạn thôi miên.
▪ Tự ám thị đơn giản nhất là nhẩm trong óc
nhiều lần những công thức về tiến triển tốt của
bệnh.
VỆ SINH TÂM LÝ
(Mental/Psychological Hygiene)

Vệ sinh tâm lý là gì?


Các biện pháp vệ sinh tâm lý
Vệ sinh tâm lý theo lứa tuổi
Các vấn đề vệ sinh tâm lý khác
VỆ SINH TÂM LÝ LÀ GÌ?

Vệ sinh tâm lý là hệ thống các biện pháp nhằm củng cố và


tăng cường trước hết là sức khỏe tâm lý và sau đó là sức
khỏe thể chất của con người

 Là các hành vi và thói quen giúp nâng cao sức khỏe tinh
thần và ngăn chặn hành vi tiêu cực, mang lại sự ổn định về
cảm xúc và chất lượng cuộc sống
 Nội dung của vệ sinh tâm lý tùy vào từng giai đoạn trưởng
thành, hoàn cảnh, điều kiện sống cụ thể, gắn liền với từng
lĩnh vực hoạt động
 Có liên quan mật thiết tới vấn đề phòng và chữa bệnh
NHIỆM VỤ CỦA VỆ SINH TÂM LÝ

❑Tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách
khỏe mạnh, hài hòa.
❑Phát triển khả năng lao động, ngăn ngừa sự mệt mỏi
quá sức và các tác động của stress.
❑Giáo dục mối quan hệ phù hợp giữa ý chí và tình
cảm.
❑Hướng dẫn những thói quen có ích, ngăn ngừa
những thói quen xấu.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH TÂM LÝ

▪ Tự chăm sóc bản thân: Tham gia vào các hoạt động mang lại cho
bạn niềm vui và thư giãn, chẳng hạn như tập thể dục, thiền,
yoga, đọc sách hoặc dành thời gian cho những người thân.
▪ Duy trì các thói quen lành mạnh: Ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ,
hạn chế sử dụng rượu và ma túy.
▪ Tìm kiếm sự hỗ trợ: Liên hệ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên
gia tâm lý để được hỗ trợ và hướng dẫn về mặt tâm lý

▪ Kiểm soát sự căng thẳng: Xác định và kiểm


soát các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc
sống (công việc, các mối quan hệ hoặc mối
quan tâm về tài chính), đồng thời sử dụng
các chiến lược đối phó để kiểm soát chúng.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH TÂM LÝ

▪ Vun đắp các mối quan hệ tích cực: Bao quanh bạn là những người
hỗ trợ và khuyến khích bạn, đồng thời xây dựng mối quan hệ lành
mạnh với những người khác.
▪ Học cách nói “Không”: Đặt ra ranh giới và ưu tiên thời gian cũng
như năng lượng của bạn để tránh bị kiệt sức và choáng ngợp.
▪ Theo đuổi các hoạt động và sở thích mà bạn quan tâm
▪ Thực hành lòng biết ơn: Tập trung vào những khía cạnh tích cực
trong cuộc sống của bạn và bày tỏ lòng biết ơn đối với những
người và những điều bạn đánh giá cao.
▪ Cập nhật thông tin: Luôn cập nhật các nguồn thông tin về sức
khỏe tinh thần, đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp khi cần.
VỆ SINH TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI

1) Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ


2) Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên
3) Vệ sinh tâm lý tuổi thanh niên và trưởng thành
4) Vệ sinh tâm lý người cao tuổi
1) Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ (1 – 9 tuổi)

Đặc điểm tâm lý:


▪ Giai đoạn đầu của quá trình hình thành và hoàn thiện nhân
cách và các mặt tâm lý
▪ Các mối quan hệ xã hội chỉ mới hình thành, đơn giản và
đang phát triển

Giai đoạn này, những biện pháp vệ


sinh tâm lý đan xen và liên hệ chặt
chẽ với các biện pháp chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục khoa học
1) Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ (1 – 9 tuổi)

Yêu cầu về vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ

o Sự quan tâm đến sức khỏe tâm lý của


trẻ phải được bắt đầu ngay từ khi người
mẹ mang thai (tránh cả những gánh
nặng về tâm lý, những tác động stress
bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài)

o Tránh tạo ra những thói quen xấu cho trẻ.


o Đáp ứng nhu cầu cho trẻ có chọn lọc và không nên gây
cho trẻ thói quen đòi gì được nấy.
1) Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ (1 – 9 tuổi)

Yêu cầu về vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ


o Cần dần dần hình thành thói quen tự lập cho trẻ.
o Không nên dùng những hình phạt nặng nề đối với trẻ, kể cả
những hình phạt về tâm lý.
2) Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên (10-15 tuổi)

Đặc điểm tâm lý:


▪ Nhân cách của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ, đã
có sự tự ý thức
▪ Bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng
hơn
▪ Các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng..
▪ Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là học tập.
2) Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên (10-15 tuổi)

Yêu cầu về vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên


o Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động
học tập và tổ chức học tập cho trẻ.
o Cần tránh tạo ra gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em
học quá sức
o Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền
với công tác giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.
3) Vệ sinh tâm lý tuổi thanh niên và trưởng
thành (16-60 tuổi)

Đặc điểm tâm lý:


▪ Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất
cả các mặt của con người. Về mặt xã hội, họ đã là một thành
viên chính thức, tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động
khác nhau của xã hội. Họ được công nhận là công dân và vì thế
họ dần dần có định hình về ý thức cũng như các quan niệm xã
hội…
▪ Ở giai đoạn trưởng thành, con người phát triển và hoàn thiện
hơn các nhân tố tâm lý và cơ thể của mình.

Yêu cầu về vệ sinh tâm lý tuổi thanh niên và trưởng thành


o Vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại hình hoạt động cụ thể mà
các nhân tham gia như hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt,
vui chơi..
4) Vệ sinh tâm lý người cao tuổi

Đặc điểm tâm lý:


Những người cao tuổi có những thay đổi lớn về mặt sinh học và
xã hội.
- Sức khỏe của họ giảm, các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, miễn
dịch, nôi tiết…thay đổi theo chiều hướng suy giảm dần.
- Về mặt xã hội, việc nghỉ ngơi theo luật định đã kéo theo những
thay đổi các quan hệ xã hội của họ.
- Những mối quan hệ công tác nơi công sở trước đây chiếm tỷ
trọng lớn, bây giờ chuyển sang mối quan hệ bạn bè, đồng
hương..và quan hệ gia đình, họ hàng.
 Những thay đổi về sinh học, về xã hội đã để lại những dấu
ấn đậm nét trên những biến đổi về tâm lý.
4) Vệ sinh tâm lý người cao tuổi

 Theo hướng tiêu cực, họ có thể có trạng thái thiếu


cân bằng trong hoạt động, có mặc cảm bị bỏ rơi, là
người thừa, là gánh nặng của gia đình, xã hội…
Yêu cầu:
Sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình, xã hội, đặc
biệt là sự chăm sóc y tế và đảm bảo các chế độ xã hội…
có một ý nghĩa về sinh tâm lý rất to lớn đối với người cao
tuổi.
CÁC VẤN ĐỀ VỆ SINH TÂM LÝ KHÁC

1) Vệ sinh tâm lý trong lao động


2) Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt
3) Vệ sinh tâm lý trong môi trường gia đình
1) Vệ sinh tâm lý trong lao động

Đặc điểm:
Vấn đề vệ sinh tâm lý lao động bao gồm vệ sinh tâm lý
lao động nói chung và vệ sinh tâm lý trong từng lĩnh vực
lao động cụ thể .
Nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực và hứng thú của
cá nhân  Năng suất lao động mới cao, người lao động
mới làm việc một cách sáng tạo và mới đảm bảo cho họ
duy trì được sức khỏe tâm lý.
1) Vệ sinh tâm lý trong lao động

Yêu cầu:
▪ Kỷ luật và quy trình lao động hợp lý: là cơ sở để nâng cao
năng suất lao động và tạo ra khả năng tự điều chỉnh, thích
ứng đối với hoàn cảnh và ngăn chặn những stress tâm lý
không đáng có của người lao động.
▪ Những hoạt động lao động đơn điệu, như lao động theo dây
chuyền, gây ra một sự mệt mỏi và nhàm chán  nên cố
gắng bố trí, sắp xếp cho người lao động có thể thực hiện các
thao tác với những nhịp điệu và tính chất khác nhau, để
tránh sự đơn điệu.
▪ Có quy định về tiêu chuẩn vệ sinh lao động như tiếng ồn,
ánh sáng, nhiệt độ…nơi làm việc và các chế độ bảo hộ lao
động.
▪ Các hoạt động nhằm gia tăng nhu cầu giao tiếp
2) Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt

Đặc điểm:

▪ Các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
tâm lý mỗi người
▪ Các mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn xã hội, đặc điểm văn
hóa, phong tục tập quán, sở thích, nhu cầu được tôn trọng
trong sinh hoạt hằng ngày là các yếu tố chính ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm lý mỗi người

Trong thực tế lâm sàng, chúng ta có thể gặp nhiều những bệnh nhân rối
loạn thần kinh, tâm thần, thậm chí cả những bệnh thực thể, bắt đầu từ
những xung đột va chạm thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày
2) Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt

Yêu cầu:

Các biện pháp vệ sinh tâm lý sẽ nhằm đảm bảo một môi
trường lành mạnh cho sự phát triển tâm lý nhân cách của mỗi
cá nhân.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân một mặt phải tôn
trọng những nguyên tắc giao tiếp, ứng xử chung với xung
quanh, phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, văn hóa, xã hội, mặt
khác phải tôn trọng sở thích, hứng thú…của các cá nhân khác.
2) Vệ sinh tâm lý trong môi trường gia đình

Đặc điểm:
▪ Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi gia đình khỏe
mạnh góp phần hình thành xã hội văn minh, thịnh vượng
▪ Mỗi gia đình thuờng có nhiều thành viên thuộc nhiều lứa tuổi
khác nhau nên đặc điểm tâm lý, sinh học, chức năng xã hội
khác nhau
Yêu cầu:
o Vệ sinh tâm lý gia đình là nhằm tạo nên một môi trường tâm
lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách hài hòa của các
thành viên trong gia đình, nhất là cho con trẻ.
o Vấn đề vệ sinh tâm lý gia đình bao hàm cả vấn đề mọi người
trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và vấn đề gia
đình làm công tác giáo dục con cái.

You might also like