You are on page 1of 39

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG


KHOA KINH TẾ & QTKD

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC TỰ


HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QTKD -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu kinh tế


Mã học phần: ECO211
Mã lớp: 2220D51A
Học kì 1, năm học 2023 - 2024

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Thảo

Phú Thọ, tháng 10 năm 2023


3

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN………………...............................................
1. Lý do chọn đề tài ………………………......................................................5
1.1 Lý do lý luận …………………………...................................................…5
1.2 Lý do thực tiễn ………………...................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………..............................6
2.1 Mục tiêu chung ………………………………..........................................7
2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................7
3.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu
5.1 Một số công trình trong nước..................................................................8
5.2 Một số công trình ngoài nước...................................................................9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm tự học.........................................................................................12
1.2Khái niệm về ý thức tự
học..........................................................................13
1.3 Thái độ tự
học .............................................................................................13
1.4 Phương pháp tự học....................................................................................14
1.5 Bản chất của tự
học.....................................................................................15
1.6 Vai trò của việc tự học................................................................................16
4

1.7 Ý nghĩa của việc tự


học................................................................................17
1.8 Phân loại tự
học ...........................................................................................18
1.9 Mô hình nghiên
cứu……………………………………………………….19

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC TỰ HỌC CỦA


SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
2.1 Giới thiệu về Đại Học Hùng Vương ……………………………………20
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên khoa kinh tế và
quảng trị kinh doanh………………………………………………………. 22
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
2.2Giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong
giai đoạn hiện nay…………………………………………………………29
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………..36
5

1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Lý do về lý luận :
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi con người
đặc biệt là đối với mỗi sinh viên việc tự học càng quan trọng hơn trong môi
trường đại học đào tạo theo tín chỉ. Đó là một thử thách lớn đối với các trường
đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Hùng Vương nói riêng phải
qua thách thức trước hết ở yêu cầu ngày càng cao và hiện đại như hiện nay.Hơn
thế nữa đối với những bạn sinh viên năm nhất khi vẫn chưa quen với môi
trường sống và cách giảng dạy ở Đại học, một môi trường khác hoàn với môi
trường ở phổ thông thì việc tự học là vô cùng cần thiết. Tuy có giảng viên
hướng dẫn, nhưng việc tự học vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực
tiếp trong việc nâng cao chất lượng nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói
‘‘Học tập là việc suốt đời’’, ‘‘trong cách học phải lấy tự học làm cốt’’ tự học là
một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của con người. Nếu như thiếu
sự nỗ lực từ tự học thì kết quả sẽ không cao cho dù điện kiện xung quanh có tốt
đến đâu. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được gói gọn qua mấy câu
sau: ‘‘Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học dân’’. Trong thư Hội
thảo khoa học nghiên cứu phát triển tự học, tự đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày
6/1/1998, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười phát biểu: ‘‘Tự học, tự đào tạo là con
đường phát triển suốt cuộc đời. Bản chất của việc tự học của sinh viên Đại học
là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự hướng dẫn
của giảng viên nhằm đạt được mục đích, kết quả cao trong học tập. Tự học giúp
nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu những kiến thức mới của nhân loại.
Trong quá trình tự học sinh viên gặp phải nhiều vấn đề mới và việc đi tìm câu
hỏi sẽ khiến kích thích hoạt động trí tuệ của người học. Thực tế có những sinh
viên có khả năng tự học cao những cũng có những sinh viên không thể tự học
mà hoàn toàn phụ thuộc vào bài giảng trên lớp. Chính vì những lý do ấy nên ta
cần nghiên cứu ý thức tự học của mỗi sinh viên để đảm bảo việc học tập sẽ hiệu
quả hơn.
6
7

1.3 Lý do về thực tiễn


Việc tự học đối với sinh viên cũng được trường Đại học Hùng Vương vô
cùng chú tâm đến. Giáo dục – đào tạo luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, lí
do xuất phát từ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với mọi mặt xã hội, mọi lĩnh
vực là rất lớn như góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt,
trong bối cảnh toàn cầu hóa – hiện đại hóa như hiện nay xu thế phát triển từ
cuộc cách mạng 4.0 đã, đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực giáo
dục – đào tạo. Việc hình thành ý thức tự học cho sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu
đứng trên cả việc cung cấp tri thức và rèn luyện kĩ năng. Như chúng ta đã biết,
Đại học là nơi đào tạo theo tín chỉ, khác hoàn toàn so với các cấp học trước đó.
Đây là nơi cần tính tự giác trong học tập kết hợp với tư duy sáng tạo và nỗ lực
của cá nhân để đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều sinh
viên vẫn không đạt kết quả như mong muốn mặc dù có sự chăm chỉ, nhưng
cũng có thể do họ chưa có một phương pháp học cụ thể, hay cũng có thể do lí
do khách quan nào đó. Trong những năm gần đây, hiện sinh viên ra trường làm
trái ngành nghề trở nên rất phổ biến, bởi đa số họ có tấm bằng trung bình và
trung bình khá không đáp ứng được về trình độ của doanh nghiệp. Vì thế việc
nâng cao kết quả học tập bằng cách khắc phục được ý thức tự học của sinh viên
là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý thức tự học của sinh viên”. Từ đó đưa ra các kết luận, giải pháp
thích hợp để trường Đại học Hùng Vương phát huy những yếu tố tích cực và cải
thiện các yếu tố tiêu cực, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung :
- Nghiên cứu thực trạng ý thức tự học của sinh viên hiện nay trong khoa
Kinh Tế & QTKD CỦA Trường Đại học Hùng Vương và xác định những yếu
tố ảnh hưởng tới ý thức đó
8

- Phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý thức tự học của sinh
viên hiện nay

2.2 Mục tiêu cụ thể :


- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học
của sinh viên.
- Khảo sát tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên
Trường Đại học Hùng Vương
- Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp ảnh hưởng đến ý
thức tự học của sinh viên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, kích thích hoạt động sáng tạo
của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh
viên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên
khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
+ Về không gian : Khoa Kinh Tế & QTKD Trường Đại học Hùng Vương
+ Về thời gian : 1/8/2023 – 20/10/2023
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu định tính :
Phỏng vấn sâu (in-depth interview ) là phương pháp thu thập thông tin
định tính thông qua việc trao đổi, trò chuyện và phỏng vấn trực tiếp với đối
tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành phỏng vấn đại diện các lớp phó học tập,
giảng viên và một số bạn sinh viên được chọn nhằm thu nhập thông tin cho
những câu hỏi cần độ chính xác cao. Thu nhập được thông tin sẽ tiến hành tổng
hợp và phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
9

Thảo luận nhóm/ phỏng vấn nhóm ( focus group discussion ) là


phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua việc trao đổi, trò chuyện và
thảo luận với một nhóm đối tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành trao đổi thông
tin, tại đây các bạn sinh viên có thể cùng bày tỏ, chia sẻ ý kiến đánh giá của bản
thân để đưa ra được ý kiến thống nhất về vấn đề nghiên cứu. Nếu phỏng vấn sâu
giúp thu thập được thông tin thì thảo luân nhóm sẽ thu được kết quả đa chiều,
khách quan dưới nhiều góc độ của nhóm sinh viên nghiên cứu điển hình.
*Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát sử dụng bảng hỏi ( questionnaire survey ) là phương pháp thu
thập thông tin trên diện rộng sử dụng bảng hỏi khảo sát, điều tra. Đề tài nghiên
cứu sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin về ý thức tự học của sinh viên khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đang theo học tại trường Đại học Hùng Vương
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu
5.1 Một số công trình trong nước
Sau năm 1954, việc học của người học đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Nhà giáo dục Nguyễn Hiền Lê trong tác phẩm ‘‘Tự học một nhu
cầu của thời đại ’’ đã nêu cao vai trò của tự học và bằng kinh nghiệp tự học của
bản thân ông đã đưa ra lời khuyên tự học cho mọi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi “Bàn về học tập” đã từng dạy: “Phải tự
nguyện,
tự giác xem công việc tự học là nhiệm vụ của người cách mạng, phải cố gắng
hoàn thành cho được, do đó phải tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học
tập”. Người chỉ rõ: tự học có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy quá trình
học tập, phát triển nhân cách và là nền tảng quyết định chất lượng của quá trình
dạy học
Tác giả Phan Thị Diệu Vân đã nghiên cứu tính tích cực học tập của học
sinh trong giờ học với công trình: “Làm cho học sinh tích cực, chủ động và độc
lập sáng tạo trong giờ lên lớp”. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả
đã phân tích tính tích cực học tập không chỉ thể hiện trong các mặt quan sát, chú
10

ý, tư duy, trí nhớ mà phải căn cứ vào cường độ, độ sâu, nhịp điệu của những
hoạt động đó trong 1 thời gian nhất định
Tác giả Phan Bích Ngọc trong bài báo “Tổ chức tốt việc tự học cho sinh
viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức
tín chỉ hiện nay” đã khẳng định: tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình học ở Đại học của sinh viên. Tự học nhằm phát huy tính tự giác tích cực
năng lực đọc sách và nghiên cứu của sinh viên để thực hiện nhiệm vụ giáo dục
ở các trường Cao đẳng – Đại học là “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo của sinh viên”. Do đó, tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay là
việc làm cần thiết. Trong nội dung bài báo tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của
tự học, bản chất của việc tự học, nguyên tắc đảm bảo việc tự học, biểu hiện của
ý thức tự học tốt và đặc điểm tự học của sinh viên ở các trường đại học.
Tác giả Tạ Quang Đàm với nghiên cứu về “Thực trạng kỹ năng tự học
của học viên trường Đại học Trần Quốc Tuấn”, Tác giả khẳng định kỹ năng tự
học của học viên có ý nghĩa rất quan trong trong quá trình học tập của học viên
nói chung, học viên trong nhà trường quân đội nói riêng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy học viên trường Đại học Trần Quốc Tuấn chưa có kỹ năng tự học, việc
tự học chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân ở cấp học trước, chưa biết
cách khai thác một vấn đề tự học vì vậy hiệu quả học tập chưa cao, từ đó tác giả
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cau kỹ năng tự học cho học viên.
Bàn về các yếu tố liên quan đến việc quản lí hoạt động tự học của học
viên Trường Văn hoá I - Bộ Công An, Phạm Quang Bảo (2009) chỉ ra rằng,
phương pháp tự học của học viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Do đó,
để nâng cao hoạt động tự học, mỗi học viên cần phải bổ sung cho riêng mình
một số kĩ năng phương pháp tự học sau: Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự
học; Kĩ năng làm việc với sách và tài liệu; Kĩ năng ghi chép tài liệu trong tự
học; Kĩ năng giải các bài tập nhận thức trong tự học; Kĩ năng khái quát hóa và
hệ thống hóa trong học tập; Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.
11

Tác giả Diệp Thị Thanh (2006) đã nghiên cứu một số phương pháp tự học
làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của SV. Tác giả này khẳng
định rằng, tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân SV để hoàn thành nhiệm vụ
học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo
trong nhà trường thông qua kết quả học tập. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất
vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của SV. Tác giả cũng chỉ ra rằng, để
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, SV cần tự rèn luyện
phương pháp tự học với chu trình tự học gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (tự
nghiên cứu); Giai đoạn 2 (tự thể hiện); Giai đoạn 3 (tự kiểm tra, tự điều chỉnh).
Theo tác giả, chu trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra thực chất cũng là
con đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của
nghiên cứu khoa học. Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp
học tập, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học, kĩ năng tự học làm cầu nối giữa
học tập và nghiên cứu khoa học của SV.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy các nhà nghiên cứu về các hoạt động
tự học và ý thức của người học đã cho thấy được bản chất việc tự học, thực
trạng ý thức tự học của sinh viên và đề ra một số giải pháp nâng cao ý thức tự
học của sinh viên.
5.2 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Powers và Swinton (1985) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của tự học đối với
kết quả thi đầu vào các chương trình cao học ngành khoa học và kĩ thuật tại Hoa
Kì (GRE)”. Ngoài ra theo Benson (2001), việc tự học hay năng lực tự học, tự
chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và có kết quả học tập tốt khi người
học trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, môi trường học tập. Tác giả
Benson cho rằng, nếu một hoạt động học tập được thiết kế tốt thì bất kì SV nào
khi tham gia vào hoạt động học tập đó và sẽ tạo được năng lực tự học tốt. Bên
cạnh đó, nếu lớp học được chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập như sách vở, tài
liệu, băng đĩa... phù hợp với sở thích và trình độ thì SV sẽ học tập một cách tự
12

động. Như vậy, để nâng cao năng lực tự học cho người học, GV và nhà trường
cần tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài lớp hướng dẫn SV tự học.
Tác giả Win và Miller (2005) đã nghiên cứu một số yếu tố có ảnh hưởng
quyết định đến kết quả học tập của 1.803 SV năm thứ nhất đang theo học 33
chuyên ngành tại Trường Đại học Western Autralia. Kết quả nghiên cứu này chỉ
ra rằng, kết quả học tập của sinh viên do 2 yếu tố chính quyết định, đó là yếu tố
cá nhân và yếu tố môi trường học tập. Trong đó, yếu tố năng lực tự học của mỗi
cá nhân được coi là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập
Tiếp theo đó, tác giả Kirmani & Siddiquah (2008) đã nghiên cứu một số
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của 353 SV của các ngành khác nhau
thuộc Trường Đại học Punjab, Lahore (Pakistan). Hai tác giả này cho rằng, có 6
yếu tố chính ảnh hưởng đến thành tích học tập của SV trong trường Đại học, đó
là: Học thuật, cá nhân, phương tiện truyền thông, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ
và môi trường tổ chức. Điểm mạnh của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố
đặc trưng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học. Trong đó, các
tác giả cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân như ý thức, động lực,
thái độ, năng lực, thói quen tự học, thậm chí cả sức khoẻ cũng có ảnh hưởng ít
nhiều đến thành tích học tập của sinh viên . Tuy nhiên, còn một số yếu tố khác
như: Viễn cảnh nghề nghiệp hoặc do ảnh hưởng của môi trường xung quanh tác
giả chưa đề cập đến
Trong cuốn “Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại học”,
A.A.Goroxepxki đã tổng kết kinh nghiệm công tác cá nhân của mình trong các
trường đại học và đã đưa ra một số đề nghị về phương pháp học tập của sinh
viên đại học trên mấy vấn đề cơ bản: nghe và ghi chép bài giảng; đọc và ghi tài
liệu; chuẩn bị xêmina; làm bài tập nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp; chuẩn bị
kiểm tra và thi; tổ chức lao động trí óc và kế hoạch làm việc.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy từ rất lâu các nhà nghiên cứu nước
ngoài đã nghiên cứu về việc tự học của sinh viên. Các nghiên cứ đã góp phần đề
cao vai trò của việc tự học, nâng cao kiến thức của các sinh viên đồng thời cũng
13

chỉ ra các kỹ năng của tự học và vai trò của người học trong việc nâng cao ý
thức của mình trong việc tự học.
14

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1 : Cơ sở lý luận về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học
của sinh viên
1.1 Khái niệm về tự học
Học là quá trình trau dồi kiến thức, tiếp thu thêm những kiến thức mới
nhằm phát triển bản thân hơn bằng cách chiếm lĩnh nhiều kiến thức nhất . Hồ
Chí Minh, Người là một tấm gương sáng về tự học . Quan niệm về tự học người
định nghĩa ‘‘ tự học’’ bằng một câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính tư
tưởng: Tự học là ‘‘tự động học tập’’ , tự động học tập có nghĩa là việc học tập
do chính bản thân người học quyết định, tự giác, tự chủ không càn sự nhắc nhở,
không cần ai giao nhiệm vụ mà mình tự làm chủ thời gian để học tập.
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: ‘‘Tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác
của người học và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm
chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành
sở hữu của mình’’
Theo Nguyễn Kỳ cho rằng: Tự học là tự đặt mình vào tình huống học,
vào các tình huống nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử
nghiệm các giải pháp. Tự học là hoạt động người đó học tích cực chủ động, tự
mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình
Nhìn chung những tác giả đều quan niệm tự học là sự chủ động, độc lập
và mang tính tích cực, tự giác ở mức độ cao. Tự học là quá trình mà trong đó
chủ thể người học phải biết cách biến đổi mình, thích nghi, tự làm phong phú
giá trị của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua ý chí, nghị lực của
cá nhân. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng vấn đề chính của
chúng ta là xem tự học là phương tiện hay là mục đích cuối cùng. Hai cách nhìn
này đan xen lẫn nhau và cả hai đều có thể là một phần trong quan điểm của
chúng ta về việc học. Do đó có thể hiểu ngắn gọn rằng tự học là một quá trình
15

tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, của người học nhằm biến
những kiến thức và kĩ năng nhận được từ kho tàng tri thức của nhân loại thành
tài sản riêng của người học. Bên cạnh đó người học đào sâu kiến thức và mài
giũa những kĩ năng này, cố gắng liên hệ và áp dụng chúng và cuộc sống thực
tiễn của mỗi cá nhân người học.
1.2 Khái niệm về ý thức tự học
Theo ‘‘ tâm lý nhận thức’’ Neisser (1967) đã chỉ ra rằng ý thức là hình
thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn
ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới
khách quan. Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất phức tạp
bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia ý thức theo
hai chiều:
Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý
trí, ý chí…, trong đó tri thức là yếu tố cơ bản cốt lõi.
Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức
trong đó ý thức ở cấp độ sâu nhất.
Ý thức có 4 thuộc tính sau:
o Ý thức thể hiện năng lực nhân thức cao nhất của con người về thế giới.
Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản thân hiện thực khách
quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc phải có tư duy khái quát
bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu
sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan.

o Ý thức thể hiện ở thái độ con người về thế giới: Con người phản ánh hiên
thực khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu,
muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về thế giới khách
quan.
16

o Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người:
Người có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho
phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

o Khả năng tự nhận thức: Con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở
mức độ cao hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác
định thái độ với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình.
Vậy ý thức tự học được xem là sự tự giác trong học tập là tự mình thực
hiện tốt các công việc học tập mà không đợi ai nhắc nhở, khuyên bảo. Tự giác
trong học tập còn là luôn chủ động và sáng tạo trong học tập, tự mình tiếp nhận,
nghiên cứu và hoàn thiện tri thức của bản thân đã được học tập ở trường theo kế
hoạch mà mình đã đặt ra.
Tóm lại, ý thức tự học của SV chính là sự tự tìm hiểu, sự cảm nhận của
SV đối với vấn đề tự học. Thái độ tự học của SV chính là cách nghĩ, cách nhìn
và cách hành động của SV về việc tự học.

1.3 Thái độ tự học


Bách khoa toàn thư về tâm lý xã hội định nghĩa ‘‘thái độ chỉ các đánh giá
tổng thể của chúng ta về con người, nhóm, sự vật, sự việc trong thế giới. Thái
độ quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhân cũng như chúng
ta hành xử.’’( Baumeister & Vohs, 2007: 67)
Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê, 2009: 1170) định nghĩa thái độ là ‘‘cách
nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay
một tình huống cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đối tượng đó có những
biến đổi nhất định.’’ Đó là ‘‘tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ,
tình cảm của cá nhân đối với một con người hay sự việc nào đó.’’ Thái độ là sự
biểu hiện mang tính chất đánh giá của một người đối với người khác, đối sự vật,
sự kiện. Nó phản ánh sự cảm nhận của một người về một cái gì đó.
17

Vậy thái độ tự học của sinh viên chính là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
động của sinh viên về việc tự học.
1.4 Phương pháp tự học
Theo từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê, 2009: 1020) , phương pháp là ‘‘ Cách
thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội được
chủ thể sử dụng nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó, là con đường
đi tới nhận thức sự vật khách quan hay là tập hợp những phương tiện tác động
vào đối tượng để đạt đến mục đích đặt ra.’’
Tóm lại phương pháp tự học của sinh viên chính là cách thức mà sinh
viên tổ chức việc tự học của mình như đạt ra mục tiêu sẵn, lên kế hoạch, thực
hiện việc tự học của mình đến dẫn đến kết quả cao trong quá trình học tập.
1.5 Bản chất của tự học
Quá trình tự học thực chất là một quá trình nhận thức không có giảng viên.
Đó là ‘‘lao động khoa học,’’ vất vả nhiều hơn so với quá trình có thầy, cô bởi vì
người học phải tự xây dựng cho mình cách học, cách định hướng để học tập đạt
được đạt những kết quả như mong muốn. Nguyên tắc bản chất nhất giúp phân
biệt tự học và học tập bình thường là tính chất độc lập của học tập (không phụ
thuộc trực tiếp và thầy) và tính tự nguyện của người học (không do ai và cái gì
ép buộc). Khái niệm tự học có thể được hiểu ngắn gọn như sau: Tự học là việc
học có tính chất độc lập, không phụ thuộc trực tiếp vào thầy, và được người học
tiến hành hoàn toàn tự nguyện do nhu cầu, lợi ích hay hứng thứ của chính mình
thúc đẩy.
Tính chất độc lập của việc học trong quá trình tự học được xét theo
nhiều liên hệ khác nhau:
- Tính độc lập của mục đích và giá trị học vấn mong muốn, tức là học
cái gì và để làm gì là do người học quyết định.
- Tính độc lập về mặt quản lí (kế hoạch, cách thức quản lí, thời gian,
không gian và các điều kiện khác), tức là không ai trực tiếp quản lí,
mà do người học quản lí.
18

- Tính độc lập về cách thức học tập, tức là học như thế nào do người
học lựa chọn
- Tính độc lập của phương tiện và môi trường học tập, tức là học ở
bats cứ đâu, bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cái gì thấy chấp nhận được
là do người học phán xét.
sau:
- Tác động của động cơ học tập cá nhân, tức là vì cái gì hay vì ai mà
học là do người học giác ngộ, không do ai xui khiến.
- Thái độ thiện chí và tính sẵn sàng cao với việc học của mình.
- Tình cảm mạnh mẽ và khát vọng sáng tạo trong học tập.
- Tính chất tự nhiên của quá trình học tập: linh hoạt, cơ động, trong
sách, toàn tâm toàn ý, thiện chí là vui vẻ sáng khoải trong học tập,
không bị áp lực ngay cả khi việc học rất vất vả, nặng nhọc.
Tóm lại, bản chất của tự học chính là người học chủ động lĩnh hội kiến
thức, chủ động tìm kiếm thông tin .
1.6Vai trò của việc học
“Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận
thức và hiệu quả hoạt động trí tuệ của người”(Kharlamov, 1978)
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân.
Tự học giúp người học, học hiệu quả hơn. Việc tự mình khám phá một chủ đề
sẽ khuyến khích người học tích cực hoạt động học tập hay thích thú những môn
học đó hơn. Những người tự học có thể suy nghĩ về các chủ đề sâu sắc hơn và
tạo ra mối liên hệ giữa những gì hộ đang học. Và khi người học hứng thứ, hào
hứng với những gì đang học, người đọc sẽ có thể ghi nhớ nội dung đó tốt hơn.
Tự học cũng giúp xây dựng các kỹ năng học tập mà còn có thể khám phá
các chủ đề mới hoặc giải quyết các bài học đầy thử thách ở trường. Sinh viên
khám phá thêm về những chủ đề mới, tìm kiếm thông tin mới mà mình quan
tâm. Việc này sẽ mang lại cho sinh viên cơ hội lĩnh hội những kiến thức mới
hoàn toàn không có ở trong sách vở và những bài giảng của giảng viên.
19

Tự học có thể nâng cao lòng tự trọng của sinh viên, khi sinh viên tự học
nhiều hơn, nhiều bạn trở nên tự tin hơn. Họ coi mình là người độc lập, có thể
học hỏi những điều mới mà không cần ai giúp đỡ. Đây có thể là nguồn động lực
lớn cho sinh viên.
Tự học khuyến khích sự tò mò, sự tò mò là một trong yếu tố lớn (và
thường bị bỏ qua) trong việc thúc đẩy sinh viên học tập. Khi sinh viên không
hứng thú với những gì mình đang học cũng như ngành mình không thích thì
sinh viên sẽ tiếp thu ít thông tin hơn. Họ học để ghi nhớ hơn là hiểu. Tự học cho
phép sinh viên lựa chọn nội mà mình muốn quan tâm và hào hứng tìm hiểu. Tự
học cho phép sinh viên lựa chọn nội dung mà mình quan tâm và hào hứng tìm
hiểu, từ đó mang lại trải nghiệm học tập hiệu quả hơn.
Tự học còn giúp con người khắc phục được nghịch lí học vấn thì vô hạn mà
tuổi thọ con người thì có hạn, để tiếp thu được kiến thức của nhân loại và học
tập suốt đời thì thời gian học ở trường là không đủ, người học phải tự học rất
nhiều từ bạn bè và xã hội. Tự học chính là con đường cứu giúp cho mọi người
trước mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp và với hoàn cảnh khắc nghiệt, ngặt
nghèo của cuộc sống cá nhân, không phải ai sinh ra cũng được học hành, có
những người phải bươn trải kiếm sống, họ không có con đường nào khác ngoài
tự học. Tự học là con đường rèn luyện, hình thanh ý chí cao đẹp của con người
trên sự nghiệp phía trước
Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình
thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen
độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong
cuộc sống giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn
thế nữa, tự học giúp thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao
vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có
thể nói rằng, tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong
lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh
viên.
20

1.7Ý nghĩa của việc tự học


Việc tự học có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiếp thu tri thức của con
người.
i. Tự học giúp sinh viên có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách
chủ động, toàn diện, hứng thú với các vấn đề trong sách vở, trong
cuộc sống. Sinh viên được tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản
thân thích nghiên cứu chúng.
ii. Tự học giúp sinh viên ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị
tìm tòi các kiến thức ấy. Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến
thức đã học một cách hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc
hữu ích và có ích và thiết thực.
iii. Tự học còn giúp sinh viên trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại,
không phụ thuộc vào người khác mà là sẽ là người tự làm chủ tri
thức của mình. Từ đó biết tự bổ sung những khuyết điểm của mình
để tự hoàn thiện bản thân. Một người tự học hỏi không ngường
vươn lên và có sáng kiến với chủ thể chỉ thụ động, không có ý kiến
chắc chắn sẽ khác nhau.
1.8Phân loại tự học
1.8.1. Phân loại theo không gian
Tự học ở nhà: Đầu tiên khi tự học tại nhà ta phải tạo cho mình một không
gian học tập thoải mái. Sau khi đã có được không gian học tập tốt thì cần có một
cách học hiệu quả: học tập trung, học theo chiều sau. Trong quá trình tự học nên
tạo cho bản thân thói quen tự đặt câu hỏi tự trả lời, tự tìm tài liệu bên ngoài, tự
tìm cách học các môn học sao cho phù hợp với năng lực bản thân để đạt hiệu
quản tốt nhất. Một cách quan trọng giúp việc tự học ở nhà là thiết lập một kế
hoạch có thời gian biểu rõ ràng. Việc lập kế hoạch sẽ giúp ta phân bổ thời gian,
hoàn thành những nhiệm vụ được vạch sẵn ra làm việc hoàn thành sẽ đạt mức
tuyệt đối và sẽ không bị bỏ sót nhiệm vụ nào.
21

Tự học tại trường, lớp: Ngoài việc học tại nhà, sinh viên có thể tự học trên
lớp. Sinh viên có thể tự học trên lớp qua sự hướng dẫn của giảng viên và có thể
trao đổi với các bạn trong lớp để có một phương pháp học tốt nhất
1.8.2. Phân loại theo thời gian
Sinh viên ở Việt Nam nói riêng, sinh viên khoa Kinh Tế của trường Đại
học Hùng Vương nói riêng đều gặp phải những khó khăn trong việc bắt kịp với
cách học ở Đại học. Thời gian sinh viên dành cho việc học là rất ít, đa số sinh
viên chỉ học từ một đến hai tiếng mỗi ngày cho thấy thời gian học tập còn khá
khiêm tốn. Vì vậy sinh viên cần biết phân bổ thời gian sao cho hợp lí có tổ chức
ngay cả trên lớp lẫn ở nhà. Ngoài thời gian học trên lớp, thời gian tối thiểu sinh
viên phải học ở nhà khoảng từ hai đến ba tiếng mỗi ngày nếu học tập trung và
nghiêm túc. Bên cạnh đó sinh viên còn nên dành một khoảng thời gian cho việc
nghiên cứu, đọc sách, báo để tiếp thu thêm kiến thức. Từ việc sắp xếp thời gian
hợp lí về việc tự học sẽ giúp sinh viên học tập tốt hơn.
1.9 Mô hình nghiên cứu

Yếu tố gia đình Yếu tố nhà trường

Ý THỨC
TỰ HỌC

Yếu tố xã hội Yếu tố viễn cảnh


của ngành học

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của SV khoa
Kinh Tế & QTKD
22

CHƯƠNG 2: CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC TỰ HỌC CỦA


SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QTKD – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG
VƯƠNG
2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Hùng Vương
2.1.1 Sứ mạng của Trường Đại học Hùng Vương
Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học công lập đa ngành, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng; là trung tâm
nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nước.
2.1.2 Triết lý giáo dục
CHẤT LƯỢNG - TOÀN DIỆN - HỘI NHẬP
- CHẤT LƯỢNG: Trường Đại học Hùng Vương sử dụng tiêu chí “chất
lượng” như là một công cụ có thể đo lường chỉ số hài lòng người học, nhà tuyển
dụng và các bên liên quan của Nhà trường.
- TOÀN DIỆN: Trường Đại học Hùng Vương hướng tới đào tạo đa ngành,
đào tạo con người toàn diện (về trí tuệ, thể chất, đạo đức, chuyên môn, kỹ năng,
kiến thức chuyên ngành hẹp và kiến thức nền rộng), mang bản sắc truyền thống
đất Tổ và sự khác biệt theo hướng tiến bộ.
- HỘI NHẬP: Trường Đại học Hùng Vương hướng tới việc đào tạo đáp
ứng nhu cầu xã hội, người học tốt nghiệp có khả năng làm việc và học tập để
thích nghi với sự biến đổi trong nước và xu thế quốc tế, được đánh giá theo tiêu
chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
2.1.3 Tầm nhìn
Đến năm 2030, Trường Đại học Hùng Vương trở thành một trường Đại
học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo theo định hướng ứng dụng có uy tín, chất
lượng cao trong khu vực. Người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc
trong môi trường quốc tế.
2.1.4 Giá trị cốt lõi
23

- Truyền thống và khát vọng vươn lên là nền tảng cho sự phát triển của
Nhà trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng: thực
học, thực hành, lý luận gắn với thực tiễn đáp ứng nhu cầu xã hội; nghiên cứu
khoa học gắn với ứng dụng chuyển giao công nghệ và sản xuất dịch vụ là thước
đo giá trị và đồng thời là thương hiệu của Nhà trường.
- Hợp tác phát triển với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các đối
tác trong và ngoài nước tạo sự phát triển bền vững là phương châm hành động
của Nhà trường.
2.1.5 Chính sách chất lượng
- Thực hiện thành công sứ mạng của nhà trường trên nền tảng lấy người
học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm cốt lõi, lấy hiệu quả kinh tế xã
hội làm mục tiêu, lấy xu thế thời đại để định hướng tiếp cận.
- Chuyển mạnh quá trình đào tạo từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn; nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng chuyển giao công nghệ, sản xuất và
dịch vụ.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước để hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và
kết nối việc làm cho sinh viên.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất hiện đại, mở thêm ngành đào tạo sau đại học, tiến tới đào tạo trình độ
tiến sĩ, phát triển nhà trường theo định hướng ứng dụng.
- Thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, phấn đấu đạt
chuẩn kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2030.
24

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên khoa QTKD &
Kinh Tế - Trường Đại học Hùng Vương
2.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng
2.2.1.1 Thống kê mô tả mẫu
a. Thống kê theo giới tính
Sau khi thu thập số liệu từ 100 bạn sinh viên tôi đã thu thập thông về thống
kê giới tính như ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2.1.1a: Thống kê về giới tính


Dựa vào biểu đồ cho thấy số lượng nữ tham gia khảo sát là 52 SV chiếm
52%, trong đó số lượng SV nam tham gia khảo sát là 48 sinh viên chiếm 48% ít
hơn 4% so với số lượng SV nữ.
b. Thống kê theo thời gian học
Số lượng thời gian học của sinh viên được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
25

Biểu đồ 2.2.1.1.b: Thống kê thời học


Qua biểu đồ này cho thấy số lượng sinh viên năm hai tham gia khảo sát là
chiếm phần lớn chiếm 44%. Còn lại là số lượng sinh viên năm nhất chiếm 21% ,
số lượng sinh viên năm ba chiếm 25%, số lượng sinh viên năm cuối chiếm 10%.
c. Thống kê thời gian tự học tại nhà

Biểu đồ 2.2.1.1.c: Thống kê thời gian tự học tại nhà


Quan sát biểu đồ cho thấy lượng thời gian dành cho việc tự học tại nhà là
khá ít chưa đạt chất lượng. Khoảng thời gian tự học của SV lựa chọn nhiều 30’
và đó là khoảng thời gian khá ít so với lượng kiến thức mà SV cần nạp vào,
khoảng thời gian 1h – 2h chiếm tỷ lệ bằng nhau 22%, 20% là thời gian tự học
trên 2h. Có một số ít SV chiếm 3% là không thời gian tự học tại nhà.
26

d.Thống kê tỷ lệ say mê, thích thú với một môn học nào đó của SV
Qua việc thu thập thông tin về sự say mê, thích thú với một môn học nào đó
của SV tôi thu được kết quả dưới đây:

Biểu đồ 2.2.1.1d: Thống kê sự yêu thích môn học


Qua biểu đồ cho thấy đa số các bạn đều có sự yêu thích đối môn học nào
đó. Những sinh viên đã thích thú với môn học chiếm tỷ lệ 52%, còn những bạn
SV chưa có sự yêu thích với môn học nào chiếm 48%. Việc say mê thích thú
với môn học cũng là động lực thúc đẩy ý thức, năng lực tự học cao hơn so với
các bạn SV không có say mê, yêu thích môn học nào.
2.2.1.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng
a. Yếu tố nhà trường
Qua việc nghiên cứu và khảo sát tôi đã tìm ra yếu tố nhà trường cũng ảnh
hưởng đến ý thức tự học của SV :
27

Biểu đồ 2.2.1.2a: Ảnh hưởng của nhà trường đến ý thức tự học của sv
Nhận xét: Trường ĐH giữ vai trò định hướng cho phát triển của hệ thống
GD. Các trường ĐH định hướng phát triển bằng cách bổ sung, hoàn thiện, các
chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với xu
thế xã hội. Nhà trường có vai trò phát huy tính tự học của SV thông qua việc
đào tạo tiếp cận năng lực. Kết quả học tập của mỗi người không chỉ phụ thuộc
vào môi trường nhà trường rất nhiều.
Quan sát biểu đồ 2.2.1.2a cho thấy bản thân người học cũng đã nhìn nhận ra
vai trò của nhà trường như: Phương pháp giảng dạy, trình độ GV, cơ sở vật chất
và độ khó của môn học ảnh hưởng trực tiếp đến việc tự học của SV. Theo khảo
sát có 72,7% SV đồng ý rằng phương pháp giảng dạy của GV ảnh hưởng đến
việc tự học của SV; có 26,3% SV đồng ý với việc trình độ của GV ảnh hưởng
đến việc học tập của họ, trong thực tế trình độ của GV đóng vai trò quan trọng
trong việc đào tạo SV. Có 29,3% cho rằng cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quá
trình đào tạo của SV, có 50,5% SV cho rằng độ khó của môn học ảnh hưởng
đến ý thức tự học của họ. Theo biểu đồ yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý thức
tự học của SV là phương pháp giảng dạy của GV và độ khó của môn học. Bên
cạnh đó, tỷ lệ SV có ý kiến phân vân cơ sở vật chất ảnh hưởng đến việc tự học
chiếm tỷ lệ 29,3%. Cho thấy cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến việc tự học nhưng
không phải yếu tố quan trọng.
28

b. Yếu tố xã hội
Qua việc khảo sát của SV đã tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến tự học cũng vô
cùng quan trọng đó là yếu tố xã hội, việc thu thập số liệu được tổng hơp qua
biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2.1.2b: Ảnh hưởng của xã hội đến ý thức tự học của SV
Nhận xét: Theo sự phát triển của xã hội 4.0 hiện nay, lượng kiến thức và
các kỹ năng làm việc trở nên vô cung lớn. Hơn thế nữa, những kiến thức phục
vu cho công việc luôn đổi mới liên tục. Điều này khiến các trường ĐH vô cùng
quan tâm đến khả năng hay ý thức tự học của SV để tiếp thu được những kiến
thức mới tránh việc bị tụt lại sau với mọi người. Hiện nay có rất nhiều ngành
nghề ngày càng có khuynh hướng áp dụng tri thức vào. Chính vì vậy hoạt động
29

tự học của SV trở thành yêu cầu cấp bách và mang tính thường xuyên liên tục
cho các SV.
Qua biểu đồ 2.2.1.2b cho thấy tỷ lệ đồng ý với ý kiến xã hội khá cao. Nhiều
SV đồng ý với ý kiến về quy định về bằng cấp trong xã hội và phong tục tập
quán chiếm hơn 60%.Nhìn chung có 3 đối tượng khảo sát: trình độ văn hóa
ngày càng cao, phong tục tập quán và qui định về băng cấp trong xã hội ảnh
hưởng đến ý thức tự học của SV. Quan sát biểu đồ cho thấy trình độ văn hóa
ngày càng cao là ảnh hưởng nhiều nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế
vì kiến thức đào tạo ở trường trong quá trình đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu
của xã hội ngày càng phát triển. Muốn thành công trong xã hội cần phải nỗ lực,
trau dồi kiến thức của mình. Cũng có nhiều ý kiến phân vân phong tục tập quán
ảnh hưởng đến việc tự học chiếm tỷ lệ 20,4% nhưng đây không phải yếu tố then
chốt quyết định đến ý thức tự học của SV

c. Yếu tố gia đình


Qua khảo sát tôi thu được biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2.1.2c: Ảnh hưởng của gia đình đến ý thức tự học của SV
Nhận xét: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc GD trẻ theo nghiên cứu
hầu hết các trẻ tiếp nhận những kỹ năng từ bố mẹ như kỹ năng sống, cách giao
tiếp, cách ứng xử. Vì vậy để GD hình thành một nhân cách tốt cho trẻ, bố mẹ và
mọi người khác cần lấy mình làm khuân mẫu, tạo môi trường tốt để trẻ học hỏi
30

có ba yếu tố như: Phương pháp giáo dục từ gia đình, sự ủng hộ về cơ sở vật chất
từ gia đình, sự quan tâm, giám sát từ gia đình.
Quan sát kết quả thu được từ biểu đồ cho thấy yếu tố phương pháp GD từ
gia đình ảnh hưởng nhiều đến việc học chiếm tỷ lệ 52%. Bên cạnh đó yếu tố sự
ủng hộ về cơ sở vật chất chiếm 37,8%, sự quan tâm và giám sát từ gia đình
chiếm 33,7% . Từ đó cho thấy yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng trong học
tập.
31

d. Yếu tố viễn cảnh của ngành học


Qua việc khảo sát từ SV yếu tố viễn cảnh của ngành học cũng ảnh hưởng vô
cùng lớn đến SV theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.1.2d: Ảnh hưởng của yếu tố viễn cảnh ngành học
Nhận xét: Ngành đang học là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến nghề nghiệp,
công việc làm sau khi ra trường. Là động lực thúc đẩy việc học, phấn đấu để
làm ở ngành nghề nào đó theo ngành học của mình.
Quan sát biểu đồ cho thấy: Yếu tố triển vọng ngành đang học có ảnh hưởng
nhiều đến ý thức tự học chiếm 51,5% ; Yếu tố mức thu nhập dự tính của nghề
nghiệp có ảnh hưởng lớn đối với việc tự học của SV chiếm 61,6% ; Yếu tố cơ
hội thăng tiến cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc tự học chiếm 53,5% .
Trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế
hoạch hóa tập chung sang cơ chế thị trường nhất là trong nền kinh tế tường lai,
sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt. Giá trị của hàng hóa sức lao động phụ
thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động.
32

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC CỦA


SINH VIÊN CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QTKD – TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG.
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên
trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Đối với giảng viên
a. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Trong giảng dạy, giảng viên nên chú trọng sử dụng nhiều phương pháp,
biện pháp dạy học tích cực như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, hoạt động nhóm, dạy học dự án, phương pháp vấn đáp, phương pháp
đóng vai…. Phương pháp dạy học này phát huy cao độ tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của sinh viên, hướng tới phát triển tối đa tự chủ của sinh viên trong học
tập, phát triển năng lực độc lập làm việc và tự nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch
học tập màsinh viên đã định ra.
Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giảng viên phải nỗ
lực nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống giảng giải thụ động. Với
vai trò người tổ chức, thiết kế, hướng dẫn sinh viên trong hoạt động học tập,
giảng viên phải thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp
dạy học hiện đại kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống một cách có
nghệ thuật, phù hợp
Hướng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, sinh viên sẽ
tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến hoặc tham gia tranh
luận trong nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế, hoặc tìmcách áp
dụng vào thực tế, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu trong bản thân mỗi
sinh viên.
b. Sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự học tự
nghiên cứu của sinh viên trong các giờ giảng.
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối với các môn học thiên về lý thuyết như:
Chính trị, Tiếng Anh..., để giờ giảng đạt được hiệu quả và góp phần nâng cao
33

năng lực tự học của sinh viên, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như:
thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống, người học cùng tham gia,…
Tuy nhiên, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình
có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực, sáng tạo của người
học, buộc người học phải luôn động não, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn
đề, phát vấn, tạo tình huống,... để người học suy nghĩ, tự lý giải, tự liên hệ, vận
dụng vào thực tiễn, qua đó tạo hiệu ứng tốt cho lớp học và năng lực tự học của
sinh viên.
c. Tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận, thuyết trình nhóm.
Đây là một hình thức dạy và học tích cực thông qua trao đổi, chất vấn, đối
thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp
sinh viên nắm kiến thức lý thuyết và thực tiễn của môn học tốt hơn. Việc thảo
luận và thuyết trình nhóm buộc sinh viên phải đọc và nghiên cứu tài liệu, tăng
cường hoạt động nhóm để tìm ra phương án tốt nhất cho bài thuyết trình. Trong
thảo luận, thuyết trình, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi
cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên; có nhận xét, đánh giá tinh thần làm
việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình…; khích lệ, động viên đúng mức, tạo
động lực (cộng điểm cho sinh
d. Tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn.
Thực hiện tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các
bài tập lớn sẽ giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn
những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn, góp
phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên. Để làm tiểu luận và các bài tập lớn,
sinh viên phải thu thập và xử lý thông tin, phải đọc, phải viết, nghĩa là phải sử
dụng các phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, qua đó góp phần nâng
cao năng lực tự học.
e. Xác định mục tiêu môn học
Trong quá trình giảng dạy các môn học, người giảng viên cần xác định mục
tiêu học tập từng môn, từng bài, hướng dẫn nắm vững các kiến thức cơ bản, đặt
34

và giải quyết các vấn đề chủ yếu trong bài học, tiến hành đọc tài liệu, tra cứu,
chuẩn bị làm bài tập. Những công việc như vậy hỗ trợ cho sinh viên tự học,
dưới sự hướng dẫn của giảng viên, một cách tích cực, sáng tạo, đúng với yêu
cầu của phương pháp học tập theo hướng tích cực. Giờ dạy học trên lớp phải là
giờ mà hoạt động học của sinh viên được giảng viên thiết kế, tổ chức, kiểm tra,
đánh giá một cách khoa học, phù hợp tạo cho các em có hứng thú học tập, có
nhu cầu khám phá, phản biện và biết giải quyết vấn đề
f. Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy
Mỗi giảng viên cần tự nâng cao chất lượng giảng dạy môn học của mình
đảm nhận, cập nhật liên tục những kiến thức mới và đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng sinh viên, từng ngành học.
Trong buổi đầu của các môn học giảng viên sẽ cung cấp đề cương môn học và
những kiến thức trọng tâm của môn học. Tùy từng môn học mà giảng viên sẽ
đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp để phát huy hết khả năng tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên với môn học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần nhận
thức rõ rằng, dù áp dụng phương pháp giảng dạy nào thì cũng phải nhằm đạt
được mục tiêu là giúp cho người học dễ hiểu bài, nắm được bản chất của vấn đề
và đặc biệt là kích thích được tư duy sáng tạo, tính tích cực và năng lực tự học
của sinh viên.
3.2.2. Đối với sinh viên
a. Xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập:
Ngay từ đầu môn học giảng viên phải giúp cho sinh viên nhận thức đúng,
rõ ràng về mục đích và nội dung trọng tâm cũng như phương pháp học tập của
môn học. Sinh viên ngay từ đầu sẽ phải xác định cho mình mục đích rõ ràng là
học để có tri thức, kĩ năng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình sau
này. Từ nhận thức như vậy người học mới có tinh thần tích cực đối với hoạt
động tự học và do đó, mới có ý thức thường xuyên nâng cao năng lực tự học
của bản thân.
b. Xây dựng kế hoạch học tập
35

Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ
và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải
được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậm
chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời
điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu
tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải
thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được
trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn
thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục
theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến
hành việc học được trôi chảy thuận lợi.
c. Phát huy năng lực tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin phục vụ hoạt động học
tập trong sinh viên
Trong thời đại hiện nay, với sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu diễn ra
nhanh chóng, hoạt động học tập của sinh viên không chỉ bó hẹp trong phạm vi
nhà trường mà còn mở rộng ra nhiều môi trường xã hội khác nhau. Vì vậy,
thông tin là một trong những yếu tố cơ bản, cần thiết để sinh viên bổ sung và
hoàn thiện vốn tri thức nghề nghiệp cho bản thân. Sau khi thu nhận thông tin,
sinh viên phải biết cách xử lý, chọn lọc, phân loại thông tin nhằm phục vụ cho
chuyên môn, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ nghề nghiệp, làm giàu vốn tri
thức cho bản thân. Phát huy năng lực tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin phục
vụ hoạt động học tập trong sinh viên góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động
học tập và nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên.
d. Xây dựng thói quen học tập tích cực, nắm vững kiến thức chuyên môn và
phương pháp học tập khoa học trong sinh viên
Việc hình thành thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho quá
trình học tập, đặc biệt là tự học diễn ra liên tục và lâu dài. Để có được một thói
quen tự học tốt, sinh viên cần: học có chọn lọc, học có đam mê và học có quá
36

trình. Để nắm vững tri thức chuyên môn,sinh viên phải vận dụng sáng tạo các
nguyên tắc, quan điểm, phương pháp luận biện chứng duy vật vào nắm bắt hệ
thống khái niệm, đồng thời phải có những hiểu biết về các môn khoa học cơ
bản, liên ngành, kiến thức về đời sống xã hội.
e. Nâng cao năng lực trí tuệ và tư duy, rèn luyện khả năng tự học
Hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu: Bước ra khỏi bậc học Phổ
thông và lên bậc học Cao đẳng, Đại học sinh viên phải tiếp xúc với phương
pháp học mới và tự hình thành cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu. Việc
hình thành thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình
học tập, đặc biệt là tự học diễn ra liên tục và lâu dài. Để có được một thói quen
tự học tốt, sinh viên cần: học có chọn lọc, học có đam mê và học có quá trình.
Kho tàng kiến thức là vô tận, nguồn tài liệu tham khảo cho môn học cũng rất
phong phú, sinh viên khi đọc tài liệu phải biết chọn lọc, cần tìm hiểu kĩ, lựa
chọn đúng những tri thức và kỹ năng cần được trang bị, tránh cách học dàn trải,
hời hợt, cái gì cũng biết nhưng chỉ loáng thoáng, không hiểu rõ bản chất của vấn
đề.
f. Nâng cao khả năng tự học thông qua khả năng tiếp thu bài giảng
Để có thể tiếp thu bài giảng tốt, sinh viên cần đi học đầy đủ, ghi chép cẩn
thận. Trong giờ học cần cố gắng tập trung và tích cực tương tác với giảng viên,
luôn đặt câu hỏi khi có thắc mắc. Điều này sẽ giúp sinh viên ghi nhớ lâu hơn,
góp phần kích thích tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Năng lực tự học vì thế
sẽ dần được nâng cao thông qua sự phát triển của tư duy, của khả năng tiếp thu.
Nâng cao khả năng tự học thông qua khả năng hiểu và giải quyết vấn đề tăng
cường làm bài tập, nhất là các bài tập tình huống mà giảng viên đề cập, ghi chép
các ví dụ, ghi nhớ đề cương, các từ khóa và tập trung suy nghĩ để luôn chủ động
và hiểu đúng bản chất.
Bên cạnh đó, sinh viên cần được trang bị và thực hành tốt các phương pháp
học tập như: phương pháp tìm tài liệu, đọc tài liệu, nghe giảng, sơ đồ hóa kiến
37

thức, học với giáo trình, học với phương tiện dạy học, học thông qua xêmina,
học nhóm, học thông qua nghiên cứu khoa học, học khi đi thực tập, thực tế;...
Cùng với đó là các phương pháp ghi nhớ thông tin, diễn đạt ý kiến, viết các
đoạn văn khoa học; các phương pháp tự kiểm tra, đánh giá;... Đồng thời, sinh
viên cũng cần được trang bị và thực hiện tốt các kỹ năng mềm như kỹ năng
quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải
quyết vấn đề,...
Tự học là một quá trình, vì thế nếu như sinh viên xây dựng được một thời
gian biểu học tập cụ thể và hợp lí, quá trình tự học sẽ diễn ra thuận lợi, không bị
gián đoạn, năng lực tự học vì thế cũng sẽ được tích lũy dần dần. Ngược lại, nếu
sinh viên học không có quy củ hay phân bổ thời gian không hợp lí sẽ gây ra tình
trạng mau chán và dễ quên, thói quen tự học sẽ dần dần mai một.
2.3.2.Đối với Nhà trường và các tổ chức đoàn thể
a. Phát triển đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển
đào tạo trên cả hai phương diện quy mô và chất lượng. Theo mục tiêu phát triển
hệ thống các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo kỹ thuật của đất
nước, nhu cầu đòi hỏi phải tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên là rất lớn.
Có kế hoạch, chương trình thường xuyên thực hiện bồi dưỡng, đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn,….trên cơ sở đó để thực hiện hiệu quả việc đổi
mới nội dung, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi giảng viên phải tự trao
dồi, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ cả bề rộng lẫn chiều sâu, có cách thức
tổ chức dạy học khách quan, khoa học.
Về phía các khoa, phải thường xuyên trao đổi chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giảng
viên của khoa mình. Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm,
trao đổi xoay quanh vấn đề nâng cao năng lực tự học của sinh viên, qua đó giúp
sinh viên có thể học hỏi được những phương pháp và kinh nghiệm để vận dụng
vào quá trình tự học của bản thân.\
38

b. Hoàn thiện môi trường học tập cho sinh viên


Thường xuyên nắm bắt ý kiến phản hồi, đóng góp từ phía sinh viên để
hoàn thiện quy chế quản lý. Bên cạnh đó các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên cần
triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh thu hút
đông đảo sinh viên tham gia tích cực, nhằm rèn luyện sức khỏe, giáo dục đạo
đức, lý tưởng sống cao đẹp cho mỗi sinh viên.
Cần thường xuyên mở rộng cơ chế, cách thức tiếp xúc, gặp gỡ lấy ý kiến
sinh viên về những vấn đề liên quan đến học tập như khung chương trình, chất
lượng dạy học, kiểm tra đánh giá của cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, việc đánh
giá, xếp loại rèn luyện cũng như chính sách học bổng, khen thưởng và kỷ luật
đối với sinh viên trong từng học kỳ, từng năm học hay cả quá trình đào tạo phải
đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, hiệu quả, tạo động lực thúc đầy
phong trào thi đua học tập trong sinh viên.
c. Tăng cường cơ sở vật chất trường học
Cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Thông qua
điều kiện vật chất, giảng viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
chất lượng dạy và học. Cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phương tiện kỹ
thuật hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cơ
sở vật chất hiện đại, thuận lợi phù hợp với yêu cầy dạy học không chỉ thuận lợi
cho việc nắm vững tri thức khoa học mà còn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng và
phương pháp sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật đó vào nghiên cứu
và phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao chất lượng công việc sau này.
Bảo đảm tốt nhất về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của sinh
viên, trang bị thêm nguồn tài liệu tham khảo cho môn học, có thêm nhiều máy
tính để cho sinh viên có thể truy cập và tìm tài liệu để tự nghiên cứu cho môn
học
39

Tài liệu tham khảo.


Nguyễn Kiều Hiên, 2020, Các nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh
viên
Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương, 2020, ‘ Thói quen đọc cho mục đích học tập và
yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc của sinh viên đại học cần thơ ’ , Tạp chí
Khoa học Đồng tháp, tập 10, số 2, trang 13-20
Nguyễn Hiến Lê, 1992, Tự học một nhu cầu của thời đại, Hà Nội : Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin.
Lê Thành Thế và cộng sự, 2018, ‘Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội
trú khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên ’, Tạp chí khoa học và công nghệ
Đại học Thái Nguyên, số 15, tập 191.
Phan Thị Tố Oanh và Lê Thị Hương, 2020, ‘Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự
học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đápứng
yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0’ , Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 1,
Số 43B .
Phan Thị Tố Oanh và các cộng sự, 2021, ‘‘Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kỹ năng tự học của sinh viên thương mại điện tử, trường Đại học Công
nghiệp TP.Hồ Chí Minh’’
Tabachnick, B .G .,& Fidell, L .S . (1996). Using multivariate statistics ( 3rd
ed.) . New York: HarperCorllins
Diệp Thị Thanh, (2006), Phương pháp tự học – cầu nối giữa học tập và nghiên
cứu khoa học, Tạp chí Khoa học, Số 15-16, Đại học Đà Nẵng
Hà Thị Đức, (1992), Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, Số 4, tr.23
Phạm Quang Bảo, (2009), Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh
trường văn hóa I - Bộ Công An, Luận văn Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
40

Win, R., & Miller, P. W, (March 2005), The Effects of Individual and School
Factors on University Students’ Academic Performance, Australian Economic
Review, Vol. 38, No. 1, pp. 1-18.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.

You might also like