You are on page 1of 24

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 4

1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................ 4

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................ 4

3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4

4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4

5. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 6

• Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 6

1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 6

1.1.1.1“Học” là gì ?......................................................................................... 6

1.1.1.2 Khái niệm “học vẹt” .......................................................................... 7

1.1.2 Biểu hiện của “học vẹt” ............................................................................ 7

1.1.3 Những nhân tố đã tạo nên hiện tượng “học vẹt” ...................................... 8

1.1.3.1 Chương trình giáo dục ........................................................................ 8

1.1.3.2 Phương pháp dạy học .......................................................................... 8


1.1.3.3 Bản thân học sinh ................................................................................ 9

1.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HIỆN TƯỢNG “HỌC VẸT” CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SÀI GÒN ....................................................................................................... 10

2.1 Sinh viên vẫn chưa nhận thức được mức độ quan trọng và cần thiết của môn học .. 10

2.2 Trong những môn học tập trung vào lý thuyết .......................................................... 10

2.3 Trong những môn học tập trung vào bài tập, thực hành ........................................... 11

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................... 12

3.1. Nguyên nhân ............................................................................................................ 12

3.1.1 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 12

3.1.1.1 Sinh viên chưa chọn đúng ngành học ...................................................... 12

3.1.1.2 Sinh viên thiếu ý thức học tập .................................................................. 12

3.1.1.3 Sinh viên chưa có mục tiêu học tập và phương pháp học đúng đắn ....... 13

3.1.2. Nguyên nhân khách quan ...................................................................................... 13

3.1.2.1 Sự áp đặt của cha mẹ ................................................................................ 13

3.1.2.2 Vẫn còn tình trạng đọc-chép ở giảng viên ............................................... 14

3.2. Đề xuất biện pháp để giảm tối thiểu hiện tượng “học vẹt” của sinh viên đại học Sài
Gòn .............................................................................................................................. 14

3.2.1. Xây dựng thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện ................................................ 14
3.2.2. Tập nghiên cứu kiến thức ...................................................................................... 14

3.2.3 Sinh viên cần phải chủ động hơn trong quá trình học. .......................................... 15

3.2.4. Đặt ra mục tiêu cho việc học của bản thân ........................................................... 15

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 17

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 20

BẢNG KHẢO SÁT VỀ HIỆN TƯỢNG “HỌC VẸT” CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SÀI GÒN .................................................................................................................. 20

BẢNG ĐÁNH GIÁ .................................................................................................. 24

MỞ ĐẦU

1: Lý do nghiên cứu

Thế hệ tuổi trẻ hôm nay là mầm móng của đất nước, là những người trụ cột cho
tương lai sau này. Vì vậy chúng ta cần phải xác định cho mình một con đường đi gần
nhất và đúng đắn nhất – học tập. Đó như là một tia sáng dẫn lối cho chúng ta đến với
thành công, là con đường giúp ta tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con
người. Vậy mà hầu hết các sinh viên các trường đại học nói chung và trường đại học Sài
Gòn nói riêng, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khi còn chưa quen với môi trường sống
cũng như cách giảng dạy ở trường đại học- một môi trường khác hoàn toàn với môi
trường phổ thông thì chúng tôi cũng như các bạn năm nhất khác chưa làm quen với mô
hình học theo tín chỉ. Để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất hầu hết các bạn sinh
viên ngày nay đã chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện và dễ dàng làm
cho họ lọt xuống hố sâu của kiến thức – đó là “học vẹt”.

Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là : “Hiện tượng “học
vẹt” của sinh viên đại học Sài Gòn”

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Trên thực tế, hiện tượng “học vẹt” đã có từ lâu nay, nhưng không được mọi người
chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một tài liệu
nào nghiên cứu sâu vào vấn đề này.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Vấn đề “học vẹt” của sinh viên trường Đại học Sài Gòn

4. Phạm vi nghiên cứu:

Sinh viên hiện đang học tại đại học Sài Gòn

5. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận về vấn đề “học vẹt” và khảo sát vấn đề “học vẹt” của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn, trên cơ sở đó sẽ tìm ra được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
dẫn đến việc vì sao sinh viên đại học Sài Gòn lại chọn phương pháp học này. Từ đó ta sẽ
tìm ra giải pháp để thay đổi phương pháp học của sinh viên, giúp cho sinh viên có được
một cách học hiệu quả, tiếp thu bài tốt, đạt được chuẩn đầu ra tốt và đáp ứng được nhu
cầu của nhà tuyển dụng.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

• Khái niệm

• “Học” là gì

Theo Bùi Khắc Sáng (2016), CEO của Sladar:

“Học hỏi là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, đặt ra
những thắc mắc và tìm sự hỗ trợ hoặc tự mình tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc
ấy.Đây là quá trình giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, và nhờ học hỏi, bạn sẽ
hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên
làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu,....”

Trích: Bùi Khắc Sáng (2016), Học hỏi là gì? Tại sao lại cần phải học
hỏi? Ý nghĩa của học hỏi là gì, <http://blog.sladar.com/2016/05/hoc-hoi-
la-gi.html>, ngày 4/4/2017

Theo Dương Hoàng Khải Ly (2012):

“Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện
thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến
khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Học rộng, hiểu sâu
và phải biết tóm gọn những gì đã học.”

Trích: Dương Hoàng Khải Ly (2012), Hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ
giữa "học" và "hành",
<http://truongton.net/forum/showthread.php?p=20058707>, ngày 4/4/2017
1.1.1.2 Khái niệm “học vẹt”

Theo tác giả Dương Lê (2017) đã viết:

“Học vẹt là một cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của
con vẹt, chỉ bắt chước sao cho giống, nhai lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học
chay là cách học thụ động, chỉ nhớ được cái bóng của kiến thức, tuy ghi nhớ nhưng
hoàn toàn không thấu hiểu tri thức, từ đó không có kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn”

Trích: Dương Lê (2017), Nghị luận: Hiện tượng học chay, học vẹt của học
sinh hiện nay, <http://duongleteach.com/nghi-luan-hien-tuong-hoc-chay-
hoc-vet-cua-hoc-sinh-hien-nay/> , ngày 4/4/2017

Tác giả Đoàn Ngọc Anh (2016) có viết:

“Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải,
học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được”

Trích: Đoàn Ngọc Anh (2016), Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ,
http://thivao10.vn/Nghi-luan-xa-hoi-ve-hoc-vet-va-hoc-tu-119.html, ngày
12/4/2017

Tóm lại, “Học vẹt” là một phương pháp học thiếu sự sáng tạo, không hiểu được
bản chất của vấn đề mà chỉ có thể bắt chước lại những gì đã được học mà không thể
vận dụng thực tế hay những bài học mới.

• Biểu hiện của “học vẹt”

Đối với những môn học tập trung chủ yếu vào lí thuyết, thì người học chỉ biết
học thuộc lòng tất cả, mà họ không hiểu được những gì họ học.
Đối với những môn tập trung vào phần thực hành, bài tập thì người học lại
không áp dụng được những gì đã học vào trong bài tập mặc dù họ có thể nhớ rõ
những gì đã học.

Trong quá trình học, những người “học vẹt” họ chỉ biết đợi giảng viên đọc rồi
chép hoặc đợi bài được chiếu bằng máy chiếu ( viết lên bảng ) rồi chép vào để học
thuộc lòng

1.1.2 Những nhân tố đã tạo nên hiện tượng “học vẹt”

1.1.2.1 Chương trình giáo dục


Nhà báo Hồng Hạnh (2013) có viết:

“Giáo dục ở bậc phổ thông hiện nay nhìn chung còn lạc hậu, nặng về “thầy đọc -
trò ghi”, “học để thuộc, để nhớ, để ghi”, mang nặng tính áp đặt, chưa chú trọng các
phương pháp giáo dục sáng tạo.”

Trích: Hồng Hạnh (2013), “Học vẹt” do chương trình, sách giáo khoa
quá nặng!, <http://tuyensinh.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-vet-
do-chuong-trinh-sach-giao-khoa-qua-nang-1372492932.htm>, ngày
12/4/2017

1.1.2.2 Phương pháp dạy học

Theo tác giả Nguyễn Thị Diệp (2012) đã chỉ ra, từ những năm 60-70 thế kỉ
trước đã xuất hiện phương pháp “đọc - chép” vì do thời buổi khó khăn không có đủ
sách cho người học tự nghiên cứu. Nhưng dần dần phương pháp dạy này đã phổ biến,
hầu như bất kì giảng viên nào cũng sử dụng phương pháp này để truyền tải kiến thức
cho người học. Đến hiện nay, phương pháp “đọc - chép” đã dần dần biến thành
phương pháp “nhìn – chép”, có nghĩa là giảng viên sẽ chiếu những bài học lên bảng
chiếu cho người học chép, không cho người học có thời gian nghiên cứu.

Nguồn: Nguyễn Thị Diệp (2012), Cần chấm dứt “đọc - chép” và “nhìn -
chép”, < http://www.tuyengiao.vn/Home/giaoduc/47601/Can-cham-dut-
doc-chep-va-nhin-chep> , ngày 15/4/2017

1.1.2.2 Bản thân học sinh

Theo tác giả Trương Hiệu (2014) có viết: “thầy Trần Đình Lý (trường ĐH
Nông lâm TP.HCM) thẳng thắn nhận xét: “Trở ngại lớn nhất của sinh viên hiện nay là
ý thức học tập quá thụ động!”.”

Trích: Trương Hiệu(2014), Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học
tập!, http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/sinh_vien_ta_mac_benh_thu_dong_trong_hoc_tap.html, ngày
12/4/2017

Người học chưa chủ động tìm tòi cũng như nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra
trong giờ học, đa số người học không có sự tương tác với giảng viên mà chỉ đợi bài có
sẵn và chép hay chụp hình lại.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp định lượng

• Phương pháp định tính

• Phương pháp điều tra

Xác định cỡ mẫu:

Tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 90% với giá trị z tương ứng là 1.64, sai số e cho phép là
nằm trong khoảng ±8,51%. Giả định p*q lớn nhất có thể xảy ra là 0.5*0.5, cỡ mẫu n là:
=

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HIỆN TƯỢNG “HỌC VẸT”


CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2.1 Sinh viên vẫn chưa nhận thức được mức độ quan trọng và cần thiết của
môn học

Theo khảo sát, có đến 45,2% sinh viên đánh giá rằng trong tất cả các môn học thì
có những môn không cần thiết phải học, 54,8% sinh viên đánh giá rằng tất cả những môn
học đều cần thiết. Qua đó ta có thể thấy gần một nửa sinh viên đại học Sài Gòn đã cho
rằng trong tất cả môn học có những môn học không cần thiết, chính nhận định này đã
làm hình thành trong suy nghĩ của sinh viên chỉ cần học cho qua những môn học không
cần thiết này, chính việc này đã dẫn đến việc lơ là, mất tập trung trong giờ học, khi đến
ngày kiểm tra thì ráng học thuộc những gì đã chép trong vở hay đã có sẵn trong sách mà
không hề hiểu gì.

2.2 Trong những môn học tập trung vào lý thuyết

Qua kết quả khảo sát, có đến 65,6% sinh viên cho rằng những môn tập trung vào
lý thuyết thì nhàm chán, chỉ có 20,4% sinh viên không cảm thấy nhàm chán trong những
môn học này, ngoài ra còn có những ý kiến khác như là có sinh viên cho rằng tùy vào
môn học nào hay là tùy vào cách giảng viên đưa những ví dụ thực tiễn vào trong bài học.
Qua kết quả này ta có thể thấy được rằng những môn học chỉ tập trung vào lý thuyết
thường rất nhàm chán theo đánh giá của đa phần sinh viên, chính cảm giác nhàm chán
này đã khiến cho sinh viên đôi lúc sẽ mất tập trung không nghe giảng viên giảng bài, từ
đó dẫn đến việc những sinh viên này sẽ không hiểu bài học và họ chỉ còn một cách đơn
giản và nhanh nhất đó là học thuộc lòng nó mà chẳng cần hiểu mình đang học cái gì.

Trong những môn học chỉ tập trung vào lý thuyết, có 40,8% sinh viên đại học Sài
Gòn cho rằng học thuộc lòng tất cả những gì đã học là quan trọng, có 59,2% sinh viên
cho rằng việc học thuộc hết những gì đã học là không quan trọng. Qua kết quả này ta có
thể thấy rằng hơn một nửa sinh viên đại học Sài Gòn đã biết được rằng việc học thuộc
lòng không còn là một việc quan trọng, mà thay vào đó là cần phải hiểu được bài học.
Bên cạnh đó vẫn còn 40,8% sinh viên còn lại vẫn cho rằng việc học thuộc tất cả những
gì đã học là cần thiết, đây là nhận thức về học tập của sinh viên đã được hình thành từ lớp
dưới đã ăn sâu vào sinh viên.

2.3 Trong những môn học tập trung vào bài tập, thực hành

Có 18,3% sinh viên đại học Sài Gòn thường xuyên dù nhớ công thức nhưng vẫn
không thể làm được bài, có 59,1% sinh viên thỉnh thoảng dù nhớ công thức nhưng không
làm được bài, chỉ có 22,6% sinh viên chưa bao giờ nhớ công thức nhưng không biết làm
bải. Qua kết quả này ta thấy được rằng đa phần sinh viên do không hiểu được công thức
nên đã dẫn đến việc sinh viên chỉ nhớ công thức chứ không thể áp dụng được vào bài cụ
thể. Đây cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của việc “học vẹt”, khi không hiểu bài
thì các sinh viên thường ngại hỏi lại giảng viên, chỉ có 3,2% sinh viên đã giơ tay nhờ
giảng viên nói lại để hiểu ngay, có đến 12,9% sinh viên khi không hiểu bài thì những sinh
viên này không màn đến việc hỏi lại giảng viên hay là hỏi bạn để có thể hiểu bài, điều
này chính biểu hiện của những sinh viên thường xuyên chọn phương pháp “học vẹt” để
cố gắng qua được môn học.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1. Nguyên nhân


3.1.1 Nguyên nhân chủ quan

3.1.1.1 Sinh viên chưa chọn đúng ngành học

Có 59,1% sinh viên chọn ngành học là do bản thân thích và muốn học ngành này.
Có đến 25,8% sinh viên chọn ngành học là do sinh viên không biết học ngành nào nên đã
chọn đại một ngành nào đó mà không dựa trên bất kì một cơ sở nào, 2,1% sinh viên chọn
ngành học theo bạn bè .Qua kết quả khảo sát trên, ta có thể thấy được rằng bên cạnh
những sinh viên đã định hướng được ngành học cho mình thì vẫn còn một bộ phận không
nhỏ sinh viên vẫn học ngành mà mình không thích do bản thân không biết phải chọn
ngành học nào hoặc chọn theo bạn bè để học chung cho vui. Việc này sẽ tạo ra không tạo
ra sự yêu thích những môn học trong ngành, sinh viên sẽ cảm thấy nhàm chán, áp lực khi
phải học những gì mà bản thân mình không thích và từ đó dẫn đến việc sinh viên chọn
cách học thuộc lòng những gì sẵn có để qua môn.

3.1.1.2 Sinh viên thiếu ý thức học tập

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,7% sinh viên đại học Sài Gòn thường xuyên xem
lại và đọc trước bài ở nhà, còn 55,9% sinh viên thỉnh thoảng mới xem lại và đọc trước bài
và có đến 33,4% sinh viên chưa bao giờ xem lại bài hay đọc trước bài ở nhà. Ta có thể
thấy chỉ có một phần nhỏ sinh viên có thói quen xem lại hay đọc trước bài ở nhà thường
xuyên, có một bộ phận không hề nhỏ sinh viên chưa bao giờ xem lại hay đọc trước bài ở
nhà, chính việc xem lại hay đọc trước bài giúp cho sinh viên có thể hệ thống, hiểu được
bài dễ dàng hơn, nhưng nếu không xem lại thì kiến thức sẽ khó hiểu hơn, khi đó sinh viên
chẳng còn cách nào khác ngoài việc học thuộc lòng hết những gì đã chép hay có trong
sẵn.

Chỉ có 5,3% sinh viên đại học Sài Gòn thường xuyên nghiên cứu kiến thức để bổ
sung thêm vào lượng kiến thức được giảng viên cung cấp, có 66,7% sinh viên thỉnh
thoảng mới nghiên cứu thêm kiến thức và còn lại 28% sinh viên chưa bao giờ nghiên cứu
thêm kiến thức. Qua kết quả khảo sát này ta thấy, sinh viên đại học Sài Gòn vẫn còn rất
hạn chế trong việc tự nghiên cứu kiến thức, việc tự mình nghiên cứu kiến thức sẽ giúp
cho bản thân dễ dàng hiểu được kiến thức đó từ cốt lõi đến những phần nâng cao hơn, sẽ
hạn chế được việc phải ép bản thân phải học thuộc lòng những gì mà mình vẫn chưa hiểu.

3.1.1.3 Sinh viên chưa có mục tiêu học tập và phương pháp học đúng đắn

Dựa trên khảo sát, có đến 39,8% sinh viên đại học Sài Gòn cho rằng bản thân chưa
có một mục tiêu học tập, đây là một bộ phận không hề nhỏ sinh viên chỉ biết đi học rồi thi
cuối môn, chứ không biết được vì sao bản thân mình phải học.

Hơn nữa, có đến 28% sinh viên đại học Sài Gòn cho rằng phương pháp học tập
của mình là chưa có hiệu quả, chỉ có 16,1% sinh viên cho rằng phương pháp học tập của
mình mang lại hiệu quả cao và còn lại là bộ phận sinh viên tự cho rằng phương pháp học
tập của mình là mang lại hiệu quả nhưng không cao hay thậm chí là ít. Qua đó ta có thể
thấy được rằng sinh viên đại học Sài Gòn vẫn chưa có một phương pháp học hiệu quả
nhất định. Chính vì vậy, qua kết quả khảo sát có đến 47,3% sinh viên đại học Sài Gòn
cảm thấy học lực của mình chỉ ở mức trung bình và có cả 6,5% sinh viên tự cảm thấy học
lực của mình ở mức yếu, đây là hậu quả của việc sinh viên học tập mà không có một
phương pháp học đúng đắn, đã tự gò ép bản thân vào cách học thuộc lòng, nhớ những gì
đã từng làm chứ không phải hiểu được rõ về vấn đề bài học.

3.1.2. Nguyên nhân khách quan

3.1.2.1 Sự áp đặt của cha mẹ

Có 8,6% sinh viên đại học Sài Gòn phải học những ngành mà cha mẹ định hướng
cho chứ không phải do bản thân muốn học ngành học đó. Ta thấy đây là một trong những
nguyên nhân mà sinh viên sẽ có thể không thích thú với những môn học, và từ đó họ sẽ
cố gắng học để có thể làm vui lòng cha mẹ, nó sẽ tạo ra một áp lực khiến cho sinh viên
cảm thấy ngán ngẩm những môn học bởi vì không có sự thích thú, chính từ đó sẽ khiến
cho họ sẽ cố gắng “học vẹt” để đạt được điểm cao nhất có thể.

3.1.2.2 Vẫn còn tình trạng đọc-chép ở giảng viên

Qua kết quả khảo sát, 36,7% sinh viên cho rằng giảng viên chưa bao giờ yêu cầu
sinh viên chỉ cần chép thôi không cần hiểu; nhưng đôi khi với kiến thức quá khó, để
giảng cho hiểu thì cần rất nhiều thời gian mà khoảng thời gian trên lớp không đủ để cho
giảng viên có thể giúp sinh viên học thì giảng viên vẫn yêu cầu sinh viên chỉ cần chép
không cần hiểu. Nhưng bên cạnh đó, có 5,3% sinh viên cho rằng giảng viên thường
xuyên yêu cầu sinh viên chỉ cần chép mà không cần hiểu bài, đây chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành thói quen đọc-chép ( chiếu-chép) ở sinh
viên,

3.2. Đề xuất biện pháp để giảm tối thiểu hiện tượng “học vẹt” của sinh viên đại học
Sài Gòn

3.2.1. Xây dựng thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện

Sinh viên nên có một thời gian biểu riêng để có thể sử dụng thời gian của mình một
cách hợp lí nhất có thể, để tránh được việc thời gian để sinh viên thư giãn quá lâu, tốn
thời gian vào mạng xã hội như Facebook mà không kiểm soát được. Lập được một thời
gian biểu thì sinh viên nên nghiêm túc là thực hiện để có thể đạt được kết quả cao nhất
như mong muốn.

3.2.2. Tập nghiên cứu kiến thức

Như đã biết, thời gian để giảng viên có thể truyền tải hết những kiến thức cho ta,
chính vì vậy là sinh viên còn trẻ, có nhiều thời gian thì ta nên tìm tòi những quyển sách
hay, những kiến thức bổ sung cho môn học. Nếu ta vẫn không biết bắt đầu từ đâu thì
sinh viên có thể chủ động hỏi giảng viên nên nghiên cứu thêm những tài liệu nào để có
thể bổ sung kiến thức, lấp đầy vào những khoảng trống trong kiến thức của bản thân.
3.2.3 Sinh viên cần phải chủ động hơn trong quá trình học.

Trong những giờ học trên lớp, sinh viên nên chủ động đưa ra những ý kiến của mình
trong bài học bằng cách giơ tay phát biểu hay thảo luận nhóm hay có thể gặp riêng giảng
viên để có thể thảo luận,… những việc làm này không chỉ giúp tạo cảm hứng cho sinh
viên còn giúp cho lớp học trở nên sinh động hơn. Khi không hiểu bài, sinh viên nên chủ
động giơ tay để có thể yêu cầu giảng viên giảng lại ngay phần mình chưa hiểu hoặc có
thể gặp riêng giảng viên để có thể hỏi lại phần mình chưa hiểu để được giải đáp cụ thể.

3.2.4. Đặt ra mục tiêu cho việc học của bản thân

Để có được động lực để có thể làm việc cũng như học tập thì ai cũng cần có một
mục tiêu để cố gắng phấn đấu. Là sinh viên, chúng ta nên đặt ra một mục tiêu dù là dài
hạn như là có được công việc làm mong muốn với mức lương khổng lồ trong vòng 15
năm nữa, hay những mục tiêu ngắn hạn là đạt được bằng cử nhân loại giỏi,… có như vậy
ta mới có động lực để có thể ra sức học tập, tìm tòi kiến thức để bổ sung vào vốn kiến
thức của mình.

KẾT LUẬN

Như vậy, trong quá trình học tập, sinh viên đại học Sài Gòn vẫn còn một bộ phận không
hề nhỏ chỉ biết “học vẹt”, từ những nguyên nhân tưởng chừng như là không hề ảnh
hưởng gì đến việc chọn phương pháp học như là có thích ngành học đang theo hay không
?, việc sinh viên có coi trọng môn học đó hay không ?, hay là những nguyên nhân từ bên
ngoài như là cách giảng dạy của giảng viên là cách giảng dạy một chiều theo cách dạy
ngày xưa, khoảng thời gian thiếu thốn về sách học, nên họ chỉ đọc chép để giúp sinh viên
có bài để học, nhưng trên thực tế rất ít giảng viên dùng phương pháp dạy đọc chép này.
Chủ yếu hiện tượng “học vẹt” này xuất hiện chủ yếu do sinh viên không có hứng học,
không hiểu được bài, cũng chưa chủ động hơn trong quá trình học nên đã dẫn tới việc
sinh viên chỉ còn cách chọn “học vẹt” để có thể đạt được điểm để qua môn. Chính vì vậy
sinh viên đại học Sài Gòn cần phải chủ động hơn trong học tập, cần phải có phương pháp
học riêng cho mình, sắp xếp thời gian của mình để tránh việc tốn thời gian vào những
việc vô nghĩa. Nếu ta có thể làm được như vậy, thì lượng kiến thức ta có được sẽ tương
thích với số điểm trong bảng điểm cá nhân của mình sẽ là một lợi thế rất lớn trong thời
buổi hội nhập quốc tế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

• Akihiro Shimizu(2015), Phương pháp đúng hiệu quả cao, Nhà xuất bản Lao
Động.

• Bùi Khắc Sáng (2016), Học hỏi là gì? Tại sao lại cần phải học hỏi? Ý nghĩa của
học hỏi là gì, http://blog.sladar.com/2016/05/hoc-hoi-la-gi.html, ngày 4/4/2017

• Dương Hoàng Khải Ly (2012), Hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và
"hành", http://truongton.net/forum/showthread.php?p=20058707, ngày 4/4/2017

• Dương Lê (2017), Nghị luận: Hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh
hiện nay, http://duongleteach.com/nghi-luan-hien-tuong-hoc-chay-hoc-vet-
cua-hoc-sinh-hien-nay/ , ngày 4/4/2017

• Đoàn Ngọc Anh (2016), Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ,
http://thivao10.vn/Nghi-luan-xa-hoi-ve-hoc-vet-va-hoc-tu-119.html, ngày
12/4/2017

• Nguyễn Ngọc Bích, GS-TS Huỳnh Ngọc Phiên, TS Trương Thị Lan Anh(2012),
Bí quyết thành công sinh viên, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM.
• Éric Matrullo - Éric Maurette(2008),""Sự học vội để thi": không phải bất cứ điều
gì cũng học nhé !", Phương pháp học và làm việc hiệu quả,tr.151-152

• Hồng Hạnh (2013), “Học vẹt” do chương trình, sách giáo khoa quá nặng!,
http://tuyensinh.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-vet-do-chuong-trinh-
sach-giao-khoa-qua-nang-1372492932.htm, ngày 12/4/2017

• Kênh Tuyển Sinh (2012), Lắng nghe học sinh giải bày vì sao lười học,
http://kenhtuyensinh.vn/lang-nghe-hoc-sinh-giai-bay-vi-sao-luoi-hoc , ngày
21/3/2017

• Kelly McGonigal (2015), Lời Nói Dối Vĩ Đại Của Não, Nhà xuất bản Lao Động

• Nguyễn Thị Diệp (2012), Cần chấm dứt “đọc - chép” và “nhìn - chép”, <
http://www.tuyengiao.vn/Home/giaoduc/47601/Can-cham-dut-doc-chep-va-
nhin-chep> , ngày 15/4/2017

• Pam Withers- Cynthia Gill(2015), Giúp con trai học tốt, Nhà xuất bản Thanh Hoá

• Peter C.Brown-Mark A.McDaniel-Henry L.Roediger III (2015), Bí quyết học đâu


nhớ đó, Nhà xuất bản Lao Động.

• Tony Wagner(2014), Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, Nhà xuất bản
Thời Đại

• Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN(2011), Tôi tự học, Nhà xuất bản Trẻ.

• Thanh Xuân (2016), Suy nghĩ về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay,
http://vanmautonghop.com/suy-nghi-ve-hien-tuong-luoi-hoc-cua-hoc-sinh-hien-
nay , ngày 21/3/2017
• Trương Hiệu(2014), Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học tập!,
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/sinh_vien_ta_mac_benh_thu_dong_trong_hoc_tap.html, ngày 12/4/2017

Tiếng anh:

• Angel Gurria (2016), PISA 2015-PISA result in focus,


https://www.oecd.org/pisa/pisa-2015-results-in-focus.pdf , ngày 21/3/2017

• Claire Smrekar (2001), March Toward Excellence: School Success and Minority
Student Achievement in Department of Defense Schools,
http://govinfo.library.unt.edu/negp/reports/DoDFinal921.pdf, ngày 21/3/2017

• David Conley (2007), Toward a more comprehensive conception of college


readiness, https://docs.gatesfoundation.org/documents/collegereadinesspaper.pdf
,ngày 21/3/2017

• Derek Neal-Diane Whitmore Schanzenbach (2010), Left Behind By Design:


Proficiency Counts and Test-Based Accountability,
http://www.nber.org/papers/w13293.pdf , ngày 21/3/2017

• Ellen R.Delisio (2002), Department of Defense Schools: Their Secret Weapons for
Success, http://www.educationworld.com/a_issues/issues349.shtml , ngày
21/3/2017

• Jennifer Booher-Jenning(2006)," Rationing education in an era of


accountability",Phi Delta Kappan, tập 87, số 10, trang 756

• OECD (2004), Problem Solving for Tomorrow's World – First Measures of Cross
Curricular Competencies from PISA 2003,
https://www.oecd.org/edu/school/programmeforinternationalstudentassessmentpis
a/34009000.pdf , ngày 21/3/2017

• Robert Pianta(2007), Opportunities to Learn in America’s Elementary


Classrooms, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2137172/ , ngày
21/3/2017

• Whit Ford (2012), Studying to Understand vs Studying to Memorize,


https://www.google.com.vn/amp/s/mathmaine.wordpress.com/2012/09/07/studying
-to-understand-vs-studying-to-memorize/amp/ , ngày 21/3/2017

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT VỀ HIỆN TƯỢNG “HỌC VẸT” CỦA SINH


VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Xin chào anh/chị,

Để nghiên cứu về hiện tượng “học vẹt” của sinh viên đại học Sài Gòn, rất mong anh/chị
trả lời các câu hỏi sau đây. Chúng tôi xin cam kết: những thông tin thu được chỉ sử dụng
duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Số điện thoại liên hệ: 0948620306 ( nhóm trưởng, Vũ Lê Duy Thịnh )


Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị

• Bạn là :

• Nam

• Nữ

• Bạn là sinh viên năm mấy?

• Năm nhất

• Năm hai

• Năm ba

• Năm bốn

• Bạn là sinh viên khoa …………………………………………

• Tại sao bạn lại chọn ngành học này

• Cha mẹ ép

• Do bản thân muốn

• Chọn đại

• Học theo bạn bè

• Lí do khác: …………………………….
• Bạn có thường học thuộc lòng những môn đại cương hay không ?

• Thường xuyên

• Thỉnh thoảng

• Chưa bao giờ

• Bạn có cảm thấy nhàm chán những môn tập trung lý thuyết hay không ?

• Đồng ý

• Không đồng ý

• Khác:……………………………………………

• Theo bạn, các môn chung có quan trọng hay không ?

• Quan trọng

• Bình thường

• Không quan trọng

• Trước khi vào học bạn có thói quen xem lại bài hay đọc bài trước không?

• Thường xuyên
• Thỉnh thoảng

• Chưa bao giờ

• Giảng viên có thường xuyên yêu cầu sinh viên chép thôi không cần hiểu
không ?

• Có

• Không

• Theo bạn, việc học thuộc lòng tất cả những gì đã học có quan trọng không ?

• Có

• Không

• Khi bạn không hiểu bài, bạn thường làm gì ?

• Giơ tay nhờ giảng viên giảng lại ngay

• Gặp riêng giảng viên

• Hỏi bạn

• Không làm gì

• Khác:…………………………..

• Theo bạn, tất cả các môn học có cần thiết hay không ?


• Có

• Không

• Bạn có thường tự nghiên cứu kiến thức trước hay không ?

• Thường xuyên

• Thỉnh thoảng

• Chưa bao giơ

• Theo bạn, giảng viên đã cung cấp cho bạn kiến thức

• Đầy đủ

• Bình thường

• Không đầy đủ

• Bạn thử áp dụng kiến thức đã học vào thực tế hay chưa ?

• Thường xuyên

• Thỉnh thoảng

• Chưa bao giờ

• Có bao giờ giảng viên yêu cầu bạn chỉ cần chép mà không cần hiểu không ?
• Thường xuyên

• Hiếm khi

• Chưa bao giờ

• Bạn đã có mục tiêu học tập của mình không ?

• Có

• Không

• Theo bạn phương pháp học của bạn đã mang lại hiệu quả chưa ?

• Chưa mang lại hiệu quả

• Ít mang lại hiệu quả

• Mang lại hiểu quả cao

• Bạn cảm thấy học lực của bản thân trong thời gian học đại học thế nào?

• Tốt

• Khá

• Trung bình

• Yếu

• Kém

• Có bao giờ bạn nhớ hết những công thức nhưng vẫn không làm được bài
chưa ?

• Thường xuyên

• Thỉnh thoảng

• Chưa bao giờ

Cảm ơn anh/chị đã giúp đỡ làm khảo sát

You might also like