You are on page 1of 16

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

----  ----

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ


DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2022 - 2023

Tên dự án dự thi

NỖ LỰC ẢO – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Lĩnh vực dự thi: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

MÃ DỰ ÁN: ……………. VỊ TRÍ:...........................................

Hải Phòng, tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG 2
I. Lí do chọn đề tài 2
1. Tính cấp thiết cho đề tài nghiên cứu 2
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 3
7. Kết cấu nội dung của vấn đề nghiên cứu 4
II. Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết khoa 4
học
1. Câu hỏi nghiên cứu 4
2. Giả thiết khoa học 4
III. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu 4
1. Định nghĩa 4
2. Thực trạng 4
3. Nguyên nhân 6
4. Hậu quả 6
IV. Tiến hành nghiên cứu 7
V. Kết luận và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn 12
1. Kết luận rút ra từ cuộc khảo sát và nghiên cứu 12
2. Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn 13
VI. Tư liệu tham khảo 15

1
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết cho đề tài nghiên cứu
Thành công là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực, là công sức, của cải mà chúng ta đã bỏ
ra để có lấy. Vậy nên chúng ta thấy rằng con đường để dẫn tới thành công là không
bao giờ dễ dàng. Một trong những cách để ta có thể thành công đó là nỗ lực. Sự nỗ
lực sẽ giúp ta có động lực để học tập và làm việc hơn, giúp ta có ý chí vươn lên, cố
gắng hoàn thành mục tiêu được đề ra. Nhưng bạn đã “nỗ lực” đúng cách chưa? Nếu
bạn chưa có sự nỗ lực đúng cách thì bạn đang mắc bệnh một căn bệnh theo chúng tôi
gọi đó là bệnh NỖ LỰC ẢO. Nhiều người có rất nhiều mục tiêu và dự định, họ tự
hứa với bản thân sẽ cố gắng hoàn thành. Nhưng chính thói quen trì hoãn khiến những
người đó lại rơi vào nỗ lực ảo và nhanh chóng thất bại. Nỗ lực ảo chính là khi ai đó
biết rằng mình cần phải nỗ lực và có cảm giác là bản thân đã nỗ lực, chăm chỉ lắm rồi
nhưng sự thật thì nó cũng chỉ là cảm giác của người đó. Việc cứ nỗ lực một cách
không mục đích, không căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến bạn tốn thời gian khi làm việc,
học tập,… Những lúc như vậy bạn sẽ không nhận ra chính bản thân đã tự thao túng
tâm lý của mình rằng mình đang cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Nhưng thật sự lại không
phải như vậy. Điều này sẽ khiến bạn mất tập trung, làm việc và học tập thì tùy hứng,
không khoa học dẫn đến việc không thể tiếp thu, lĩnh hội được những tri thức, kiến
thức mới mẻ và có thể giúp ích cho ta sau này. Từ đấy thành công có lẽ đã không thể
nằm trong tay bạn nữa. Điều này sẽ tạo cho bạn rất nhiều thói quen xấu và khi bạn
nhân ra rằng mình bị mắc căn bệnh nỗ lực ảo này thì cũng đã quá muộn. Khi ấy bạn
sẽ rất bất lực và rất khó để cứu chữa. Vậy để tìm hiểu về “căn bệnh” liên quan đến
tâm lí này, chúng tôi đã có những nghiên cứu sau về “căn bệnh” này.
2. Tình hình nghiên cứu
-Từ kết quả khảo sát học sinh cả trong lẫn ngoài khuôn viên trường học, ta thấy:
+ Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Lập phiếu khảo sát.
+ Đi khảo sát.
+ Đưa ra kết quả khảo sát.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Mục đích
-Với sự đầu tư về bài viết, những cuộc khảo sát toàn diện trong phạm vi nhà tường và
ngoài nhà trường, nhóm chúng tôi mong muốn được chia sẻ với mọi người về “căn
bệnh” NỖ LỰC ẢO đang tiềm ẩn, len lỏi vào trong trí óc, suy nghĩ của bản thân mỗi
người mà không hề hay biết và thậm chí còn lầm tưởng bản thân đang nỗ lực nhưng
thực sự lại không phải. Từ đó nhóm chúng tôi rút ra được những phương pháp “ chữa
trị” hiệu quả để có thể giúp cho các bạn phòng ngừa và tránh xa nó. Những “con
bệnh” sẽ thoát ra khỏi những cái bóng vô hình để có thể đạt tới những điều bản thân
đã đề ra cho mình, kết quả như ý muốn, sự thành công trong học tập và công việc sau
này. Xa hơn nữa, chúng tôi rất mong dự án này được nhiều người biết đến rộng rãi
hơn để tránh khỏi “căn bệnh” này, có thể coi nó như một lời cảnh tỉnh tới mọi người.
Bên cạnh đó góp phần tạo ra một đất nước phát triển lành mạnh, có nguồn nhân lực
chất lượng cao để cống hiến một phần trí tuệ và công sức cho nước nhà ngày càng

2
giàu mạnh. Qua dự án, chúng tôi xin góp một phần công sức bé nhỏ của mình bằng
cách tuyên truyền dự án này đến mọi người.
b, Nhiệm vụ
- Khái quát chung và chi tiết về sự “ NỖ LỰC ẢO” .
- Đánh giá thực trạng “NỖ LỰC ẢO” ở các bạn học sinh THPT và ở nước ta hiện
nay.
- Phân tích những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để loại bỏ chúng đồng thời tạo ra nguồn nhân
công, nhân lực chất lượng cao, giúp cho nền kinh tế- xã hội của đất nước trở nên phát
triển lớn mạnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu:
- Chúng tôi tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên, hay cả những người đã có
công việc làm, song đối tượng chủ yếu là học sinh. Do học sinh, giới trẻ hiện nay sẽ
là những mầm non, là những thế hệ con em tương lai sau này sẽ nối nghiệp các thế hệ
cha anh đi trước, cũng có thể coi họ là nguồn nhân lực dồi dào cần rèn giũa về mọi
mặt để hoàn thiện chính bản thân họ, giúp cho nền kinh tế phát triển, đất nước trở nên
giàu đẹp hơn.
b, Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi trường học.
- Trong cuộc sống của hiện nay trong khoảng thời gian gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên những biểu hiện thực tế trong đời sống và những quan
điểm mang tính thiết thực cho đề tài này.
- Sử dụng phương pháp : nghiên cứu, khảo sát, phân tích, tổng hợp, truyền tải.
- Áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn để xác thực độ chính xác, từ đó đưa ra những giải
pháp hiệu quả nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
a, Ý nghĩa lý luận
- Việc nghiên cứu này nằm trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm phong phú thêm
lý luận của các ngành khoa học xã hội nói chung và nâng cao nhận thức của mỗi con
người trong xã hội nói riêng để tăng tính tự chủ và thấy được những tác hại của vấn
đề nhằm xây dựng một xã hội vựng bền tiến vào thế kỉ XXI.
b, Ý nghĩa thực tiễn
- Sau khi hoàn thành, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho học
sinh các cấp,cho những sinh viên các trường Đại học, trường Cao đẳng và trường
Trung học chuyên nghiệp.
- Bài viết này có thể làm tài liệu tuyên truyền của các tổ chức xã hội trong và ngoài
nước về vấn đề đáng quan ngại này của xã hội; đồng thời dành cho những ai quan
tâm và nghiên cứu về vấn đề, nội dung này.
- Bài viết như lời kêu gọi những hành động thiết thực, cùng chung tay giải quyết vấn
đề để xây dựng nền văn minh hiện đại cho xã hội
7. Kết cấu nội dung của vấn đề nghiên cứu
Nội dung của đề tài gồm: Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết khoa

3
học; phương pháp nghiên cứu khoa học; khảo sát và nghiên cứu thực tiễn; kết luận và
tài liệu tham khảo.

II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
KHOA HỌC
Nhận thức được thực trạng và hậu quả nghiêm trọng của vấn đề nỗ này chúng tôi đã
đặt ra câu hỏi cùng những giả thuyết phản chứng để đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất
cho vấn đề này
1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nỗ lực ảo là gì?
- Nguyên nhân của việc nỗ lực ảo là gì? Điều gì khiến bạn mắc bệnh nỗ lực ảo?
- Hậu quả của việc nỗ lực ảo? Ảnh hưởng của nó đến đời sống làm việc, học tập,…
như thế nào?
- Đối với học sinh thì đặc điểm tâm lý như thế nào dẫn đến việc mắc bệnh nỗ lực ảo?
- Tác hại của nỗ lực ảo đối với giới trẻ và mọi người hiện nay như thế nào?
2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nếu hiện tượng nỗ lực ảo này vẫn tiếp tục tái diễn thì sẽ ra sao?
- Nếu hiện tượng này biến mất thì sao?
- Chúng ta sẽ như thế nào nếu hiện tượng này biến mất?
- Con người cần làm gì để không bị mắc phải hiện tượng nỗ lực ảo?
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1. Định nghĩa
- Nỗ lực được định nghĩa là cố gắng hết sức, tức là việc bạn cố gắng, kiên trì và chăm
chỉ rất nhiều lần so với những gì bạn có để theo đuổi những mục tiêu, đam mê của
bản thân. Còn nỗ lực ảo chính là khi bạn biết rằng mình cần phải nỗ lực và cảm giác
bản thân đã nỗ lực, chăm chỉ, nhưng sự thật thì nó cũng chỉ là cảm giác của bạn.
Chẳng hạn như việc các bạn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, công việc cần phải
làm cho bản thân như là đọc sách, đọc những quyển sách nổi tiếng mà trước đây bạn
mua về nhưng lại không có thời gian xem qua... Thế nhưng cái khí thế hừng hực ấy
chỉ bùng cháy được vài ngày rồi lại theo cơn gió mà dần lụi tắt. Không ít bạn sẽ dùng
vô số lý lẽ để biện minh cho hành vi của mình, nhưng suy cho cùng đó chỉ là một cái
cớ cho một chứng bệnh được gọi là "Nỗ lực ảo".
- Chắc hẳn nhiều bạn cũng thắc mắc tại sao đã gọi là nỗ lực - một sự phấn đấu để đạt
được mục tiêu nào đó, lại còn bị gắn cái mác "ảo" phía sau?
Vậy sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!
2. Thực trạng
- Trong xã hội tiên tiến và phát triển hiện nay, đất nước thì đang trong thời kì công
nghiệp hóa, trên đà phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu, nguồn nhân
lực chất lượng và ưu tú là một trong những yếu tố không thể thiếu sót trong công
cuộc hội nhập và phát triển được. Để có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì
phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức mà mỗi người tích lũy được từ nhiều nguồn
khác nhau. Từ đó sẽ đạt được những thành công nhất định. Vậy để có thể làm được
những điều đấy là cần có sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Nỗ lực tìm kiếm, thu gom kiến
thức có thể giúp ích cho ta sau này. Nhưng nếu bạn nỗ lực không đúng cách thì sao?
4
Nó sẽ là một “căn bệnh” rất khó lường để giải quyết, bởi chính bạn sẽ luôn ảo tưởng
rằng mình đang rất nỗ lực và không hay biết mình đang phí phạm thời gian, công sức,
tiền bạc cho đến khi bạn nhận ra điều đó thì có thể là đã quá muộn rồi. Tôi cá rằng
nếu ở trong tình huống đó sẽ rất khó để thoát ra ngoài. Ví dụ:
+ Bạn đi mua sách ở một hiệu sách bạn thích, bên trong có rất nhiều quyển sách đẹp
và hay nên bạn nghĩ nó sẽ giúp ích cho vấn đề học tập, làm việc của bạn. Bạn mua về
và khi vừa về nhà là bạn mở ra đọc ngay lập tức. nhưng qua đến ngày hôm sau thì
bạn lại cảm thấy chán nẩn và không muốn động và chúng nữa. Điều này vừa làm phí
thời gian, tiền bạc để mua đống sách đó về nhưng thật ra nó không hề đáp ứng những
nhu cầu chính một tí nào mà chỉ là sự thỏa mãn cái sở thích đua đòi theo cái vẻ ngoài
hào nhoáng mà thôi.
Ví dụ cho một bạn sinh viên từng rơi vào tình trạng "nỗ lực ảo", M.H (sinh viên năm
thứ ba, ngành quản lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Tôi đặt ra
cho bản thân nhiều mục tiêu, công việc phải làm như tải nhiều tài liệu về máy tính
nhưng không bao giờ mở ra học hoặc xem lại, lưu đầy đủ các bài viết hay nhưng
không bao giờ áp dụng vào thực tế cuộc sống". Nữ sinh viên cũng nói thêm, mỗi
ngày đáng lẽ phải dành ra thời gian để đọc sách, quét dọn nhà cửa và làm bài tập
nhưng thay vì bắt tay vào thực hiện thì bản thân lại dành thời gian để lướt mạng xã
hội, đi chơi, xem phim hoặc nhắn tin. M.H tâm sự, cô bắt đầu cảm thấy sự bất thường
khi mọi hoạt động đều trở nên trì trệ và không có mục tiêu nào đề ra được hoàn
thành. Nữ sinh viên chia sẻ: “Tôi tự nhủ rằng mỗi tháng phải đọc xong một quyển
sách, nhưng quyển nào cũng đọc dang dở hoặc mua rồi mà chưa đụng đến. Rồi tôi tự
hứa với lòng sẽ chuẩn bị bài tập sớm nhưng gần đến hạn mới cuống cuồng
làm".Tương tự cũng có một bạn B.N (sinh viên năm 3, ngành giáo dục tiểu học
Trường ĐH Sài Gòn, TP.HCM) tâm sự bản thân đã "nỗ lực ảo" khi đặt mục tiêu cải
thiện kết quả học tập.
"Mỗi ngày, tôi đặt mục tiêu đọc 10 trang sách, học 10 từ vựng tiếng Anh mới. Nhưng
đến tối về, tôi chỉ chăm chú vào điện thoại, đôi khi tự đánh lừa bản thân rằng việc
giải bài tập trên lớp đã là hoàn thành nhiệm vụ. Tôi còn nói với bạn bè rằng mình
đang học bài, ôn bài nhưng thực tế là lướt xem điện thoại, trong 5 giờ thì thật sự tôi
chỉ học trong vòng 1 giờ", B.N kể lại.
+ Hay bạn đam mê học các môn khoa học tự nhiên, nhưng đến giờ học thì hết đam
mê. Trong thời đại này, các trung tâm dạy học mọc lên như nấm, quảng cáo "bùi tai",
giá cả cũng không quá đắt. Nhất là các khóa học online, không mất công đến tận nơi,
vừa hiệu quả vừa tiện lợi… Bạn nghĩ bạn cũng nên học thêm cái này cái kia, đồng
thời cho rằng mình sẽ chăm chỉ hơn vì tiếc số tiền đã bỏ ra, thế là quyết định mua.
Nhưng vấn đề là, bạn luôn đánh giá quá thấp "sức ì" của bản thân. Cuối cùng khóa
học mua về thì nhiều, nhưng cái nào cũng chỉ học vài tiết rồi để đó, thậm chí có
những khóa học bị bạn trì hoãn đến hết cả hạn rồi vẫn chưa bao giờ mở ra. Thế là, lúc
nào bạn cũng đang định/mới mua/đang theo học một khóa học nào đó, nhưng cái
khóa học đó dài như sự học cả đời của bạn vậy, không bao giờ thấy kết quả.
+ Một hành động nữa cho thấy bạn đang mắc bệnh nỗ lực ảo đó chính là lưu một
đống tài liệu, tư liệu học tập, hay những bài giảng hay, câu nói hay nhưng không áp
dụng được vào bài viết, vào cuộc sống. Điều này hay xảy ra nhất với đa số là các bạn
học sinh và nó ảnh

5
hưởng rất tiêu cực đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức cho các bạn học sinh nói
riêng , nhất là những bạn đang trong quá trình ôn tập để thi cử và những con người
lao động ( cả trí óc lẫn chân tay ) nói chung ngoài kia.
- Nhìn lại những biểu hiện, thực trạng trên, ta thấy rằng căn bệnh này nguy hiểm như
một căn bệnh ung thư vậy. Nó ăn mòn ý thức, thao túng tâm lý của con người dần
dần. Cho đến khi những con bệnh nhận ra có lẽ cũng đã quá muộn. Lúc nào cũng
"đầu tắt mặt tối" với những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn nhưng kết quả chỉ dừng lại ở
mức 20-30% công việc. Nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng nỗ lực ảo như vậy mà không
hề hay biết.
3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân đầu tiên đó chính là sự lười biếng của con người, ví dụ như hôm qua
thì bạn dự tính rằng sáng mai sẽ dậy sớm tập dục, học từ mới, nhưng sáng mai bạn lại
bị chiếc giường êm ấm của bạn cộng thêm cơn buồn ngủ đánh gục, và cứ thế kế
hoạch lại bị để dành cho ngày mai, ngày kia và sau nhiều lần “để mai tính, để mai
làm” như thế, kế hoạch dần trôi vào dĩ vãng.
- Thứ hai một phần do hành động không có kế hoạch cụ thể của bản thân bạn như
hôm nay đang ngồi lướt mạng xã hội thì chợt nhớ ra mình còn chưa làm xong công
việc, đang tập thể dục thì nhớ ra mình còn phải nộp deadline và rồi bạn bỏ dở việc
này làm việc nọ, và rồi sau cùng tất cả diễn ra trong sự vội vàng và dở dang, cuối
cùng thì chẳng đâu vào đâu.
- Thêm vào đó còn có nguyên nhân đứng núi này trông núi nọ được hiểu là bạn đặt
quá nhiều mục tiêu cao so với nguồn lực của bản thân, đang tham gia khóa học này
thì thấy khóa học kia hay hơn thu hút bạn, đang làm việc này thì lại thích nhảy sang
việc khác vì nó hay hơn, điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn thất bại trong việc
phát triển bản thân.
- Một nguyên nhân khác đó chính là do bạn đang tự tạo áp lực bản thân, tự ép mình
vào một khuôn khổ không cần thiết để rồi cứ nỗ lực vào những thứ không quan trong,
bỏ lỡ những cơ hội ngay trước mắt.
- Thậm chí cũng có từ một số nguyên nhân trừu tượng như không biết được bản thân
đang mong muốn cái gì, để rồi không biết đáp ứng cho bản thân, cứ nỗ lực mà không
vì cái gì như vậy là rất mất thời gian và tốn công sức.
4. Hậu quả
- “Mình thấy rằng khoảng thời gian nỗ lực ảo cực kỳ mông lung, vì khi đó sẽ luôn
nghi ngờ bản thân không biết sẽ ra sao. Nỗ lực ảo sẽ mang lại một cảm giác an toàn
tạm thời, nhưng trong dài hạn sẽ không mang lại ảnh hưởng tích cực cho bất kỳ ai.” -
Cũng như một số bạn trẻ khác, bạn Thanh Tâm, sinh viên năm hai ngành Tài Chính
cũng từng có thời gian phải sống cùng “căn bệnh” này, chia sẻ.
Từ đó chúng ta nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc mắc chứng bệnh nỗ
lực ảo ảnh hưởng rất lớn tới nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta:
- Nỗ lực ảo làm bạn chậm tiến:
Bạn nghĩ bản thân đang cần thay đổi, cần phát triển rất nhiều thứ, muốn sống tốt hơn,
biết nhiều phương pháp làm việc, học tập hiệu quả hơn và được tư vấn mua cuốn
sách về đọc, tham gia học kĩ năng này nọ nhưng bạn cứ viện lý do bận rộn, gia đình,
bạn bè, … và cuốn sách cứ nằm chỏng chơ trên kệ, tốn tiền đóng học nhưng không

6
học thì cứ một ngày trôi qua bạn chưa thay đổi tích cực, bạn cứ giậm chân tại chỗ. Xã
hội luôn tiến về phía trước, còn bạn cứ đứng dậm chân tại chỗ có nghĩa là bạn đang
thụt lùi, khoảng cách ngày càng xa so với sự thành công trong học tập lẫn công việc
của bạn.
- Bệnh này còn làm giảm hiệu quả công việc:
Còn 1 tuần nữa là thi học kì, kì thi gồm 7 môn, ban đầu bạn lên kế hoạch ôn tập, mỗi
ngày ôn và làm nhiều bài tập của một môn, bản kế hoạch trông có vẻ như là rất hoàn
hảo và bạn cảm thấy như đạt thành tựu gì to lớn khi vừa lập xong cái kế hoạch ôn tập
cho cuộc thi, thế là bạn tự thưởng cho bản thân ngồi xem phim, bộ phim lôi cuốn bạn
hết ngày ngày qua ngày khác. Rồi bạn chợt nhận ra chỉ còn 3 ngày nữa là thi rồi, bạn
cuống cuồng ôn thi cho 7 môn học. Như vậy mỗi ngày bạn phải ôn tận 2-3 môn, sự
chênh lệch thời gian này cũng cho thấy hiệu quả ôn tập sẽ giảm đi đáng kể so với kế
hoạch ban đầu. Khi ôn tập với thời gian ngắn ngủi vậy, bạn phải bỏ qua một số phần,
tâm lý bạn căng thẳng và suy nghĩ đến việc học tủ và làm phao thi bắt đầu xuất hiện.
Và hậu quả thì chắc hẳn bạn cũng biết rồi đó.
- Một số hậu quả tồi tệ khác của căn bệnh này trong các lĩnh vực: sức khỏe, học hành,

=> Như vậy ta thấy rằng căn bệnh nỗ lực ảo ảnh hưởng rất lớn tới chúng ta
không chỉ về mặt tâm lý, sức khỏe của mỗi cá nhân, đồng thời gay ra những mỗi
đe dọa tiềm ẩn bên trong như dần mất đi sự tự ti, tăng cảm giác bất lực, không chú
tâm vào trong công việc, học tập vì nghĩ rằng mình đã làm tốt rồi, có cô gắng rồi,
nhưng đó chỉ là những nỗ lực ảo do chính bản thân của mỗi chúng ta tạo ra. Bởi
vậy nên căn bệnh nỗ lực ảo nên được mọi người chú ý để khong bị mắc phải
những sai lầm ấy.
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
* Các bước tiến hành
- Lựa chọn chủ đề: lựa chọn chủ đề xuất phát từ lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm,
hướng đến và muốn nghiên cứu.
- Tìm hiểu về chủ đề: từ trang mạng xã hội, những lời tâm sự trực tuyến của các bạn
học sinh, luôn đặt ra câu hỏi, giả thiết và tìm những kết quả không mong đợi hoặc
chưa được giải thích.
- Tổ chức: sắp xếp tất cả những gì đã tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề
- Lập một thời gian biểu: làm việc có kế hoạch để hoàn thành công việc, dự án nghiên
cứu một cách hiệu quả, bao quát, toàn diện
- Chuẩn bị cho nghiên cứu: thiết kế những câu hỏi phỏng vấn và khảo sát về mọi
phương diện của vấn đề nghiên cứu
- Để làm phần này chúng tôi đã thiết kế, xây dựng, lên ý tưởng và tạo nên một bản
khảo sát như sau:

7
6

8
 Phân tích kết quả: Sau khi hoàn thành thí nghiệm, khảo sát, kiểm tra và sắp xếp,
thống kê kết quả. Chúng tôi đã sử dụng biểu đồ để thích hợp cho việc minh họa dữ
liệu. Từ đó, chúng tôi sẽ trả lời được câu hỏi đã đặt ra từ vấn đề.

Câu 1:

Câu 2:

9
Câu 3:

8
Câu 4:

Câu 5:

10
Câu 6:

Câu 7:
Bạn đã bao giờ để Đã có khi nào bạn dành Có khi nào bạn cảm thấy
deadline sắp dí mà sát ra rất nhiều thời gian để bản thân đã rất chăm chỉ
đến giờ mới cuống lên làm nhiều thứ nhưng lại nhưng kết quả lại không
làm chưa? không làm đến nơi tới đâu vào đâu?
chốn chưa?
Có: 90% Có: 60% Có: 70%
Không: 10% Không: 40% Không:30%

11
Một số hình ảnh khảo sát

V. Kết luận và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn


1. Kết luận rút ra từ cuộc khảo sát và nghiên cứu
Từ những số liệu khảo sát ở trên, ta thấy rằng:
Hầu hết các bạn học sinh từ 14-16 tuổi đều đã trải qua rất nhiều những kì thi quan
trọng, một số bạn còn trải qua rất nhiều nữa. Và hầu như các bạn đã dùng khoảng gần
một tuần hoặc hơn một tuần để ôn tập. Rất ít học sinh ôn tập mỗi ngày, thậm chí có
bạn không cố định, tùy tâm. Vậy nên đến các kì kiểm tra, đa số các bạn đều rất cố
gắng để hoàn thành thật tốt. nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn 33,3% người không có sự

12
nỗ lực tập trung vào có các kì kiểm tra. Cá biệt có những bạn trả lời lúc có lúc không
 Đa số học sinh tập trung và nỗ lực cố gắng để hoàn thành những kì kiểm tra
ấy thật tốt. Nhưng bên cạnh đó, vẫn len lỏi những bộ phận học sinh không chú
tâm vào việc ôn tập, dành thời gian không hợp lý, và rất mong lung trong việc nỗ
lực.
Các bạn học sinh trong độ tuổi này cũng đã bắt đầu đặt ra những mục tiêu cho bản
thân mình. Đa số các bạn cũng đã từng đặt ra kế hoạch để làm gì đó nhưng lại bỏ dở
vì một lý do có thể từ chủ quan đến khách quan và con số lên tới 91,7%- một con số
rất lớn. Và cũng con 91,7% ấy cũng đã phản ánh được số học sinh phải trải qua một
thời gian nỗ lực ảo không đáng có, bị ép vào một khuôn khổ mà chính các bạn cũng
không mong muốn làm việc đó.
 Đa số các bạn học sinh đã phải trải qua một quãng thời gian bị áp lực thi cử,
đều bị căn bệnh nỗ lực ảo xâm chiếm tâm trí trong một thời gian có thể dài hoặc
ngắn. Việc này khiến các bạn tốn rất nhiều thòi gian vào những việc đó. Vừa
không có ích cho bản, vừa khiến bản thân rơi vào những áp lực không đáng có.
 Từ đó ta thấy rằng căn bệnh này ai trong chúng ta cũng sẽ mắc một lần, và
chúng len lỏi, phát triển dần dần nếu bạn không nhận ra điều này sớm hơn, bạn
sẽ mắc kẹt mãi mãi trong một mớ hỗn độn, không biết bản thân cần làm gì, bám
víu vào đâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn, gây ra trầm cảm
nặng nề, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chậm trễ tiến độ và khiến bản thân chúng
ta mắc phải những thói quen xấu.
2. Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn:
Sau đây, chúng tôi xin phép được đề ra những biện pháp sau để mọi người xem
xét và áp dụng vào thực tế, cuộc sống của các bạn!
Kết hợp với kết quả khảo sát ở bên trên chúng tôi thấy được rằng: Nỗ lực ảo đến từ
chính bản thân bạn và nó cũng kết thúc từ bạn. Hãy bước ra khỏi giai đoạn” sống
chung” với căn bệnh này. Chính vì thế chúng ta có những biện pháp để giải quyết vấn
đề này như sau:
- Về mặt tinh thần:
+ Đầu tiên, các bạn hãy biết lắng nghe bản thân cần làm gì và muốn được làm gì?
Nhưng cũng không nên phó mặc cho bản thân, đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một
thời gian ngắn mà không thể hoàn thành nó. Vô hình chung, nó sẽ trở thành” bóng ma
tâm lý” đánh gục ý chí quyết tâm, sự kiên trì trong bạn.
+ Hãy luôn có trong mình sự ý chí, nghị lực khi làm bất cứ việc gì để sau này bản
thân chúng ta cũng không hề hối tiếc. sự tiếc nuối ấy không phải do ta không đạt đc
mục tiêu hay do ta không thành công mà là cái tiếc rằng: “ tại sao mình lại không cố
gắng hơn nhỉ” hay “ tiếc thật đấy”. Đừng để đến lúc đó phát ra câu nói ấy, vì điều này
sẽ khiến bạn day dứt không buông.
- Về hành động:

13
+ Học cách sống buông bỏ một vài thứ không quan trọng. Bỏ ngay thói quen tích
luỹ bừa bãi (nếu có) và nên bớt mơ mộng, tham lam, hãy trở nên sống và nhìn thẳng
vào hiện thực thực tế ngay trước mắt bạn hơn.
+ Hãy cân nhắc kĩ khi tham gia những hội nhóm, các câu lạc bộ. Điều này sẽ cần
thiết và giúp ích cho cuộc sống của bạn.
- Một số giải pháp học tập đúng đắn mà tôi đúc kết được từ chính những trải
nghiệm của bản thân và cùng với đó là những sự gợi ý của mọi người xung quanh:
+ Cần lập ra mục tiêu phù hợp với năng lực và thời gian cũng như chúng ta nên
chia nhỏ các mục tiêu, những việc nào cần thiết, quan trọng hơn thì làm trước. Bạn có
thể viết những công việc hôm nay bản thân cần làm và sắp xếp chúng thật hợp lý.
Như thế bạn sẽ không bị vội vàng, hấp tấp, tránh dẫn đến việc bị bỏ qua và gặp
những thiếu sót không đáng có.
+ Hạn chế và tránh cho bản thân không bị xa đà quá vào khi sử dụng các trang
mạng xã hội, các thú vui giải trí, trò chơi điện tử vô bổ, nên quy định rõ cho bản thân
đâu là thời gian học tập và giải trí.
+ Chúng ta có một phương pháp mà người Nhật đã áp dụng là Pomodoro. Nó
được hiểu là sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lí và hiệu quả năng
suất làm việc hay học tập sẽ được tối ưu nhất.
+ Khi học tập và làm việc thì cần tập trung, học ở nơi mà bạn cảm thấy thoải
mái nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng âm nhạc, nhưng giai điệu nhẹ nhàng để tránh đi
những tạp âm làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bản thân.
+ Đi học trến lớp hãy chú ý nghe giảng, sau đó thì hãy làm ngay bài tập vào tối
hôm đó để khộng bị quen kiến thức. Điều này cũng góp phần tăng tư duy, rèn luyện
tính kiên trì làm việc, tạo một thói quen tốt.
+ Bản thân chúng ta nên có tinh thần tự giác trong mọi việc, không ì ạch, rề rà
trông các hoạt động mà hãy tích cực chọn cho mình một hướng đi tốt nhất cho bản
thân dù không nhanh nhưng đó cũng là sự nỗ lực của bạn.
=> Vậy nỗ lực ảo bắt nguồn từ đâu thì hãy giải quyết từ đó và chỉ có chính
bản thân bạn mới có thể làm chủ và thay đổi được nó!

14
VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Nỗ lực ảo: Khi sự cố gắng chỉ là cảm giác
2. Lan Võ, Nỗ lực ảo: Khi sự cố gắng chỉ là cảm xúc nhất thời và hết! (2021). link
3. C.C.Moldovan, Virtual Effort: An Advanced User Interface that Combines Various
Visual Information with a Kinetic System for Virtual Object
Manipulations (2013). link
4.Tiffany Luong, Studying the Mental Effort in Virtual Versus Real
Environments (2019). link
5. Trần Thị Hoài Thương, YBox, Nỗ lực ảo - Căn bệnh (2021). link
6. Sương Jena, Nỗ Lực Ảo? Cách Khắc Phục “Căn Bệnh” Của Giới Trẻ Hiện
Nay (2021). link
7. https://thanhnien.vn/no-luc-ao-la-gi-ma-sinh-vien-hay-gap-phai-post1511990.html
8.https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/no-luc-ao-can-benh-moi-cua-gioi-tre-
20211216191438880.htm
9. https://bangxephang.com/no-luc-ao-la-gi-update-2021/
10. https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/can-be-nh-no-lu-c-ao-ra-t-nhie-u-ba-n-tre-dang-
ma-c-pha-i-618f66cccfdb1b2a8d4b2c96

15

You might also like