You are on page 1of 12

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành GDCD

-Giáo trình P2 nghiên cứu khoa học


-Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.Nội hàm khái niệm . khoa học – phương pháp – nghiên cứu
+cách thức để hiểu 1 vấn đề (trong nhiều khái niệm khác nhau) chính là Phương pháp
+Là hệ thống tri thức về bản chất , quy luật về sự tồn tại , bản chất tồn tại của sự vật và hiện tượng và sự
phát triển của con người trong tự nhiên xã hội.

+KHTN
+KHXH-XH --- kinh tế, xã hội, dân tộc học, chính trị học
-NV ---văn hóa, văn hóa nhân loại, hán nôm, văn học

-Nghiên cứu khoa học :  Tìm kiếm (là quá trình)


 Phát hiện bản chất của xã hội, con người, tự nhiên
Sáng tạo ra những phương pháp mới (nhằm biến đổi tự nhiên, xã hội & con
người)

2.Phân loại <4 loại>


PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG
Mô tả (đánh giá lại chi tiết của một vấn đề)
Giải thích
Dự báo (để chỉ ra xu hướng trong tương lai)
Sáng tạo

(1)  Khái niệm


Lý thuyết
Quan điểm
Đặc điểm văn hóa xã hội
Kinh nghiệm
Bài học

(2) Mô tả
mô tả thực trạng
(3) Nguyên nhân
Xu hướng
Vai trò, giá trị
Giải pháp
Kiến nghị

PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT


Nghiên cứu ứng dụng (Âu Mỹ)
Nghiên cứu triển khai (Âu Mỹ)
Nghiên cứu cơ bản (Liên Xô) <Đầu vào của nghiên cứu ứng dụng và triển khai>

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (6 yếu tố)
-Tìm, phát hiện những quy luật, tri thức mới để vận dụng vào thực tiễn
-Có tính mới
-Có tính tin cậy (định lượng và định tính)
-Tính khách quan
-Tính kế thừa (lịch sử nghiên cứu vấn đề)
-Tính rủi ro (nằm trong mức độ nhất định, chấp nhận rủi ro)

VẤN ĐỀ BUỔI SAU


1. Xác định vấn đề trong nghiên cứu
2. Xác định tên đề tài nghiên cứu
3. Xác định những sai lầm trong nghiên cứu khoa học
1.Xác định vấn đề trong nghiên cứu
Các tiêu chí để chọn vấn đề nghiên cứu:
1.Tính xác đáng: " Tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu có lớn không? " Vấn đề nghiên cứu có nghiêm
trọng không? " Vấn đề nghiên cứu có dễ khống chế không? " Cộng đồng có quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu không?
2. Tính mới: " Có nghiên cứu tương tự nào đã được triển khai? " Nếu có thì có thể ứng dụng kết quả
của nghiên cứu trước trong bối cảnh nghiên cứu này hay không?
3. Tính bức thiết " Nghiên cứu có cần phải triển khai ngay hay không? tại sao?
4. Tính chấp nhận về mặt chính quyền: " Người quản lý, cấp trên, nhà tài trợ, người hướng dẫn có ủng
hộ nghiên cứu này hay không?
5. Tính khả thi " Có đủ tiền, thời gian, nhân lực, vật lực để triển khai không?
6. Tính ứng dụng " Ai là người sẽ sử dụng kết quả của nghiên cứu này và sử dụng như thế nào? " Ai
là người được hưởng lợi từ nghiên cứu? mức độ và phạm vi hưởng lợi như thế nào?
7. Tính đạo đức và chấp nhận của cộng đồng " Có ai chịu thiệt hại hoặc vi phạm đạo đức từ nghiên
cứu này không? nếu có là gì? có thể khắc phục được không? " Cộng đồng có chấp nhận và hưởng ứng
nghiên cứu không?

2.Xác định tên đề tài


Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng với 1 nhiệm vụ nghiên cứu do
một người hoặc một nhóm người thực hiện

+Đặt ra mục tiêu cụ thể: Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, tác giả cần xác định muốn làm và thể hiện
những gì trong toàn bài, từ đó có thể lựa chọn đề tài nghiên cứu cho phù hợp.
+Xác định phạm vi nghiên cứu: Các bạn nên giới hạn một phạm vi nhất định, thông thường với phạm
vi nghiên cứu hẹp thì vấn đề sẽ được khai thác sâu hơn, tránh tình trạng lang man, không đúng trọng
tâm.
+Xây dựng luận điểm mới, sáng tạo: Không đi theo hướng cũ hay gần giống với các đề tài nghiên cứu
trước đó. Sự sáng tạo sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu của bạn được Hội đồng giám khảo đánh giá cao.
+Lựa chọn phương pháp, nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp: Nhằm nâng cao tính khả thi trong quá trình
thu thập kết quả và phát triển đề tài nghiên cứu khoa học.

Để đặt được một tên đề tài nghiên khoa học cứu hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh, các bạn cần nắm
rõ những nguyên tắc sau:
Tên đề tài phải rõ ràng, súc tích, thể hiện được vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu. Về nguyên tắc
chung, tên đề tài nên ít chữ nhất có thể, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất.
Từ ngữ sử dụng trong tên đề tài phải đơn nghĩa, tránh sử dụng những từ đa nghĩa vì sẽ dễ gây hiểu
lầm, sai ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Tên đề tài phải có mối liên hệ thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của
bài nghiên cứu.
Các bạn nên tư duy, sáng tạo ra một cái tên đề tài mới, tránh trùng lặp với những đề tài đã được
nghiên cứu và công bố trước đó.
Chú ý cần tránh khi đặt tên đề tài nghiên cứu
Đối với cách đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học, các bạn cần chú ý tránh một số vấn đề sau:
Không sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất bất định về thông tin như: Về, bàn về, một số phương
pháp, tìm hiểu về vấn đề, thông tin về,… Những từ và cụm từ này sẽ khiến cho vấn đề nghiên cứu
không được xác định rõ ràng, lan man.
Không sử dụng các từ, cụm chỉ mục đích cho tên đề tài như: Nhằm, góp phần, để,… Những từ này sẽ
làm loạn thông tin, không thể hiện được trọng tâm.
Tên đề tài : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH
GDCD KHỐI 6 TRƯỜNG X (áp dụng phương pháp 5;6;7)

4. Những sai lầm trong NCKH


Một trong những lý do chính dẫn đến những khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa
học là tính chủ động của bản thân mỗi bạn trẻ trong học tập chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động.
Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường với
những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức
thực tiễn. Một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn
đấu rõ ràng và không có kế hoạch cụ thể.

Có ý kiến cho rằng, nhiều bạn sinh viên chưa trả lời được câu hỏi "học để làm gì?". Ðiều đó giống
như một con thuyền trôi không rõ phương hướng, không tìm thấy đích đến của hành trình. Kết quả là
có những sinh viên học tập theo kiểu đối phó, học để đáp ứng mong muốn, yêu cầu của gia đình về
việc "phải có tấm bằng đại học".

Bên cạnh đó, với hình thức học tín chỉ như hiện nay, một bộ phận sinh viên tỏ ra bị động và không
hiểu rõ định hướng học tập và rèn luyện trong những năm học đại học. Có người không tìm hiểu kỹ
việc học những khối kiến thức, những môn học trong khung chương trình đào tạo để làm gì và có ý
nghĩa như thế nào trong việc xây dựng một hệ thống khối kiến thức tổng quan hoàn chỉnh cho sinh
viên. Từ đó, nhiều bạn không thể xây dựng được kế hoạch học tập một cách cụ thể và có tính khoa
học cao. Thực tế cho thấy, cứ đến giai đoạn đăng ký môn học, nhiều sinh viên chỉ biết đăng ký theo
kiểu "bạn bè rủ nhau", dẫn đến trường hợp hệ thống các môn học chưa hoàn toàn phù hợp bản thân,
khó có thể học tập đạt kết quả tốt.

Sự hiểu biết của sinh viên về phong trào nghiên cứu khoa học trong trường chưa đủ cả về chất và
lượng. Chưa có một kênh thông tin nào thường xuyên và mạnh mẽ đưa những nội dung về vấn đề này
đến sinh viên, vì thế các bạn sinh viên hầu hết hoặc là coi nghiên cứu khoa học là khá xa vời, chỉ
dành cho những sinh viên xuất sắc, không phải là mình. Bên cạnh đó, cũng chưa có những cơ chế thu
hút sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Có không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ nghiên
cứu khoa học là như thế nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì.

1. Không “thuộc bài”: Không biết do run hay chuẩn bị không cẩn thận mà nhiều tác giả không nhớ
nỗi một số nội dung, phương pháp hay các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, thậm chí còn quên
các kết quả quan trọng. Điều này là không thể chấp nhận được vì như thế thì không thể cung cấp
thông tin cho người nghe một cách có hiệu quả mà còn có thể bị hiểu lầm là quá hời hợt với “đứa con
tinh thần” của chính mình.

2. Lúng túng khi mô tả phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu: Đa số các tác giả đều vướng vào phần
này. Có thể do không hiểu công thức, không biết các phương pháp chọn mẫu nên trả lời rất ấp úng, có
khi sai sót nghiêm trọng.

3. Không sử dụng bất cứ phương pháp thống kê nào: Các kết quả nghiên cứu chỉ đơn thuần là số đếm,
tính tỷ lệ phần trăm, không dùng bất cứ một phương pháp kiểm định thống kê nào để so sánh hay tìm
sự tương quan…như thế thì kết quả nghiên cứu làm sao có giá trị khoa học.

4. Mô tả các biến liên tục: Do không kiểm định phân phối của biến nên vô tư mô tả biến liên tục bằng
chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn, kết quả từ phần mềm tính sao thì bê nguyên vào vậy. Có những số
liệu nhìn vào là biết không tuân theo luật phân phối chuẩn. Điều này dẫn kết quả sai và so sánh sai.

5. Ứng dụng phương pháp thống kê sai: Một số đề tài có sử dụng vài phương pháp thống kê nhưng
ứng dụng sai do không hiểu giả định đằng sau mỗi phương pháp.

6. Tính toán sai: Không biết vô tình hay cố ý, có vài tính toán như OR, t.test, chỉ số p… chỉ cần nhìn
qua hay vài thao tác tính toán lại đơn giản là có thể phát hiện sai sót. Có khi sai sót đến mức rất ngây
thơ ví dụ như giá trị OR không nằm trong khoảng tin cậy 95%. Một số nghiên cứu có tỷ lệ lưu hành
rất cao từ 80-90% mà vẫn so sánh bằng OR nên kết quả OR cao chót vót, không phản ánh quy mô
thực tế. Có những tác giả sử dụng OR nhưng lại không tính khoảng tin cậy 95%... như thế thì làm sao
biết có ý nghĩa thống kê hay không? Đó là chưa nói đến cách hiểu và diễn dịch của tác giả.

7. Mô tả chỉ số p: Giống như thời kỳ tính toán thủ công chỉ mô tả chỉ số p lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0,05
mà không ghi giá trị cụ thể. Xu hướng hiện nay là ghi chỉ số p cụ thể, chỉ ghi p < 0,0001 khi chỉ số p
nhỏ hơn 1/10000. Một số nghiên cứu kiểm định nhiều giả thuyết nhưng không điều chỉnh chỉ số p.

8. Bảng số liệu: Số liệu giữa các bảng có liên quan không khớp nhau, trình bày không rõ ràng có khi
quá lằng nhằng chi chít, không ghi chú chữ viết tắt, không ghi đơn vị tính, không tiêu đề…Một vài đề
tài có quá nhiều bảng số liệu, trong khi có vài bảng không cần hay có thể ghép lại được.
9. Biểu đồ: Chọn loại biểu đồ không phù hợp, ví dụ số liệu có cơ cấu tỷ lệ 100% thay vì chọn biểu đồ
hình bánh thì chọn biểu đồ hình thanh; mô tả nhiều số liệu cùng thời điểm thay vì chọn biểu đồ hình
thanh thì lại chọn loại biểu đồ đường biểu diễn; mô tả số liệu trung bình chọn biểu đồ không có sai số
chuẩn…Thiết kế biểu đồ thì xấu có khi lại rất màu mè; không ghi định danh trục hoành, trục tung,
tiêu đề và ghi chú các chữ viết tắt trong biểu đồ. Có những biểu đồ phản ánh thông tin quá nghèo nàn,
chiếm diện tích, không cần thiết kế mà chỉ mô tả một câu là đủ.

10. Không cân đối giữa bảng sô liệu và biểu đồ: Có nghiên cứu quá nhiều bảng số liệu, lại có nghiên
cứu có quá nhiều biểu đồ…Cách trình bày như thế ngoài việc cung cấp thông tin không tối ưu còn
làm bố cục đề tài đơn điệu và không đẹp.

11. Soạn powerpoint: Đây là sai lầm hầu hết các tác giả. Sai lầm từ cách chọn phông chữ, cỡ chữ, số
lượng chữ mỗi slide, màu chữ, màu nền, hiệu ứng…Có những slide không thể đọc được do tiệp màu
chữ và màu nền hay phông chữ quá nhỏ. Nhìn chung hầu hết trên file powerpoint là sao chép từ file
word.

12. Phong cách báo cáo: Đa số các tác giả báo cáo bằng cách đọc và đọc không sót một chữ. Do sao
chép từ file word nên số lượng slide powerpoint quá nhiều, để kịp thời gian nên tác giả đọc rất nhanh,
nhanh đến nỗi không thể đọc nhanh hơn nữa, đọc dàn trải từ đầu đến cuối làm người nghe rất khó
nắm bắt thông tin.

13. Trả lời câu hỏi của Hội đồng: Một số tác giả quá rụt rè, thiếu tự tin khi trả lời câu hỏi nên chất
lượng trả lời không cao. Một số trả lời không đúng trọng tâm, thậm chí lạc đề, mặc dù nội dung câu
hỏi không quá khó.

Lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục


+NC hệ thống chính sách giáo dục
+NC người học và hđ học
+NC người dạy và hoạt động dạy
+NC môi trường dạy học
+NC phương pháp dạy dọc
+NC chương trình sgk
+NC quy trình, pp kiểm tra đánh giá
+NC sách tham khảo
+NC giáo dục nc ngoài

Một số phương pháp nghiên cứu


Văn hóa học
Du lịch học
Dân tộc học/ Nhân học
Xã hội học
Lịch sử
Liên ngành khoa học xã hội
Khoa học giáo dục

-Kết quả nghiên cứu (sản phẩm trong quá trình nghiên cứu)
+Báo cáo tổng hợp
+Báo cáo tóm tắ
+Báo cáo kiến nghị
+Báo cáo chắt lọc
+Báo cáo chuyên đề
+Báo cáo tổng quan tài liệu
+Báo cáo phân tích số liệu

-Sản phẩm nghiên cứu


+Sách chuyên khảo (ISBN)
+Bài tạp chí khoa học
+Bài đăng trong Kỷ yếu

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU


Xác định vấn đề nghiên cứu là việc làm khó , bởi lẽ , việc chọn được đề tài phù hợp với điều kiện
hiện có là rất cần thiết đảm bảo sự thành công của nghiên cứu.
Nếu chọn sai đề tài hoặc các điều kiện tiền tố không đáp ứng được yêu cầu thành cong của đề tài sẽ
dẫn đến kết quả không mong muốn, thậm chí là thất bại trong đề tài nghiên cứu
Khó khăn lớn nhất của sinh viên khi bắt đầu tham gia NCKH đó là không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu
như thế nào và chọn vấn đề gì để nghiên cứu mặc dù họ đã chọn được đề tài nghiên cứu.

Phù hợp : Điều kiện , Hoàn cảnh, Thời gian, Tài chính

Xác định vấn đề nghiên cứu


Ý tưởng nghiên cứu  Vấn đề nghiên cứu  Đề tài nghiên cứu
Xác đinh tên đề tài nghiên cứu
+Tên đề tài phản ánh được vấn đề nghiên cứu
+Tên đề tài phải bao hàm được nội dung cần nghiên cứu
+Tên đề tài phải nêu được các điểm mấu chốt của nghiên cứu
+Tên đề tài không quá rộng
+Tên đề tài ngắn gọn, đúng trọng tâm, logic và khoa học.
VD: Biến đổi văn hóa dinh thái nhân văn cảu người Việt ở làng cổ Đường Lâm hiện nay
Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng, vấn đề và giải pháp

Một số sai lầm khi lựa chọn đề tài


+Tên đề tài quá dài
+Tên đề tài quá chung chung
+Tên đề tài quá rộng
+Tên đề tài mô tả nội dung
+Tên đề tài mô tả nội dung cốt lõi
+Đặt câu hỏi cho tên đề tài

Các bước tiến hành một nghiên cứu


+Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
+Bước 2: Xác định tên đề tài
+Bước 3: Tổng quan tài liệu ( Tổng quan theo vấn đề / Từng công trình )
Viết theo công trình
Tên công trình
Năm xuất bản,
Nhà xuất bản
Nội dung công trình
+Bước 4: Xây dựng Đề cương nghiên cứu (là 1 trong những hoạt đông khó nhất của NCKH)
Đặt vấn đề
Tổng quan nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Mục tiêu, mục đích nghiên cứu Mở đầu
*Lý do
*Lịch sử nghiên cứu vấn đề
*Phương pháp nghiên cứu
*
*
*Tính mới
*Bố cục
Phương pháp nghiên cứu
Xác định phần, chương, mục, tiểu mục trong báo cáo
+Bước 5: Thu thập dữ liệu
+Bước 6: Tổng hợp, phân tích dữ liệu
+Bước 7: Viết báo cáo
+Bước 8: Trình bày báo cáo

Tên đề tài : Một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học chương trình GDCD Khối 6
Mở đầu
Chương 1:
Khái niệm
Lý thuyết (áp dụng 3 lí thuyết nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học)
Quan điểm, Chính trị ( Quan điểm về lí luận phương pháp dạy học)
Kinh nghiệm
Bài học
Khái quát đặc điểm văn hóa xã hội ( không cần)
Khái quát quan điểm văn hóa xã hội
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu quá trình dạy học
(Thảo luận nhóm , kết quả bằng số liệu , định lượng , định tính)
Chương 3: Đánh giá Nguyên nhân, Vai trò lí luận trong dạy học, Giải pháp, Vai trò , Xu hướng vận
động/ Xu hướng tiến độ , Môt số giải pháp nâng cao trong quá trình dạy học môn GDCD 6
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Thao tác hóa khái niệm và áp dụng lý thuyết trong nghiên cứu
+Thao tác hóa trong khái niệm
+Xác định lý thuyết, mô hình lý thuyết và ứng dụng vào nghiên cứu văn hóa du lịch

CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


3.2.Khái niệm
3.2.Xác định tiền đề của nghiên cứu
3.2.1.Xác định mục tiêu nghiên cứu là gì? (giải quyết câu hỏi nghiên cứu): Nghiên cứu lý luận về
phương pháp dạy học chương trình GDCD khối 6
3.2.2.Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
- Thường chia thành 3 nhiệm vụ
+Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài
+Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
+Đề xuất các biện pháp, giải pháp , khuyến nghị ( khiến nghị)
3,2,3.Xác định tình trạng của nghiên cứu [mới, cũ, tiếp nối,..] thêm từ “trong bối cảnh hiện nay”
3.3.1Lập kế hoạch nghiên cứu
3.3.2.Xác định đề tài nghiên cứu
3.3.3.Tổng quan tài liệu
3.3.3.Xây dựng câu hỏi giả thuyết nghiên cứu
3.3.4.Xây dựng đề cương nghiên cứu
3.3.5.Thu thấp và xử lý thông tin
3.3.6.Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

You might also like