You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu Số báo danh: 88
khoa học Mã số SV/HV: 22D252195
Mã số đề thi: 41 Lớp: 231_SCRE0111_05
Ngày thi: 20/12/2023 Tổng số trang: 10 Họ và tên: Phạm Thị Phương Xuân

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
SV/HV không
được viết vào Câu 1:
cột này)
1. Định nghĩa về vấn đề nghiên cứu:
Điểm từng câu,
diểm thưởng Trước hết, để hiểu được vấn đề nghiên cứu là gì, cần làm rõ vấn đề là gì?
(nếu có) và điểm Vấn đề được hiểu là khoảng cách giữa điều mong muốn và có thể thực
toàn bài hiện với cái thực tế mà con người chưa đạt tới. Ví dụ như việc địa phương
có tài nguyên du lịch mong muốn được phát triển tài nguyên du lịch đó để
GV chấm 1: thu hút du khách, đem lại lợi nhuận, đó là vấn đề phát triển kinh tế địa
Câu 1: ……… điểm phương. Từ cách hiểu vấn đề trên, có thể đưa ra khái niệm vấn đề nghiên
Câu 2: ……… điểm
cứu như sau:
+ Theo TS. Trần Tiến Khai, vấn đề nghiên cứu là vấn đề mà nhà nghiên
…………………. cứu đặt ra như là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải
…………………. quyết. Như vậy để tìm được vấn đề nghiên cứu, ta phải tự hỏi liệu có vấn
Cộng …… điểm đề gì gây ra bức xúc, lo ngại, quan ngại cho cá nhân ta hay cho mọi
người, hay cho xã hội.
+ Theo GS.TS. Đinh Văn Sơn và Vũ Mạnh Chiến, đưa ra khái niệm vấn
GV chấm 2:
đề nghiên cứu là một vấn đề có thực phát sinh trong cuộc sống được
Câu 1: ……… điểm nghiên cứu để tìm ra cách thức tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó.
Câu 2: ……… điểm + Chẳng hạn như khi nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của
…………………. điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam, TS. Nguyễn Thị
Quỳnh Hương đã nhận thấy rằng điểm đến du lịch Quảng Ninh có các
………………….
nguồn lực du lịch rất lớn nhưng chưa thực sự phát triển tương xứng với
Cộng …… điểm tiềm năng. Sau khi nghiên cứu đề tài, cô đã có những đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch Hạ Long.

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 1/10
Từ khái niệm có thể rút ra 2 đặc điểm cơ bản: vấn đề nghiên cứu phải là một vấn đề có thực;
giải quyết vấn đề nghiên cứu phải mang lợi ích thiết thực cho con người.
Theo TS. Trần Tiến Khai, một vấn đề nghiên cứu tốt khi đáp ứng được các điều kiện như:
+ Thích thú với vấn đề đó
+ Vấn đề phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng góp đối với cộng đồng khoa học và xã hội
+ Sự tương thích giữa tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu và khả năng giải quyết giải quyết của nhà
nghiên cứu
+ Nguồn lực để giải quyết vấn đề nghiên cứu
+ Vấn đề nghiên cứu phải có tính khả thi
+ Phải đảm bảo là có thể rút ra kết luận và bài học từ nghiên cứu của mình
2. Mô hình chung nhận dạng vấn đề nghiên cứu:

Theo dõi lý thuyết


Theo dõi thực tế
 Lý thuyết trong cùng ngành
 Phương tiện truyền thông đại
 Lý thuyết trong nhiều ngành liên
chúng
quan
 Nghiên cứu sơ bộ

Tổng kết lý thuyết

(thực tế)

Nghiên cứu lý thuyết

(thực tế)

Nhận dạng vấn đề nghiên cứu

 Trong cùng ngành


 Liên quan đến nhiều ngành khoa học

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 2/10
Để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu thường được xem xét từ 2 nguồn:

Thứ nhất, từ lý thuyết: là phải xác định những gì nghiên cứu trước đã làm, những gì chưa làm
và những gì chưa được hoàn chỉnh, tiến hành tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đã có sẽ giúp
nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đã có là công việc luôn
luôn phải thực hiện cho bất kỳ dự án nghiên cứu nào. Lý thuyết này có thể là những lý thuyết
trong cùng ngành hoặc lý thuyết trong nhiều ngành liên quan.

Thứ hai, từ thực tế: vấn đề nghiên cứu có thể được nhận dạng qua hàng loạt những vướng mắc,
những mâu thuẫn phát sinh trong các hoạt động của con người nhằm đạt được những mục đích,
những mong muốn hay ước mơ,...Các vấn đề nảy sinh trong thực tế có thể nhận biết thông qua
hoạt động của con người, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo, trao
đổi với những người đang tiến hành các hoạt động thực tế.

Tiếp đến nhà khoa học tiến hành tổng kết và nghiên cứu thực tế, từ đó phát hiện những vấn đề
nghiên cứu phù hợp.

Lưu ý: những vấn đề nghiên cứu được nhận dạng từ lý thuyết hoặc thực tế không bao giờ tách
biệt nhau. Vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ thực tế phải gắn với cơ sở lý thuyết và ngược lại,
vấn đề nghiên cứu xuất phát từ lý thuyết phải gắn với lợi ích mà nó mang lại cho các hoạt động
trong thực tế.

3. Phân tích vấn đề nghiên cứu cụ thể mà em biết: “Nghiên cứu tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên”

 Với đề tài này, thì vấn đề nghiên cứu cần khám phá: đâu là nhân tố gây ra tình trạng nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên, cần làm gì để giảm thiểu mức tối đa nhất tình trạng này.
 Muốn nhận dạng được vấn đề cần trải qua những giai đoạn sau:
Từ lý thuyết: Khi đọc và tìm hiểu các bài nghiên cứu trước, hầu hết các bài nghiên cứu chỉ xoay
quanh những vấn đề như là nguyên nhân và khách khắc phục. Tuy đây là hai nhiệm vụ trọng
tâm của vấn đề nghiên cứu, song lại chưa đi sâu vào các nhân tố tác động cụ thể đến tình trạng
nạo phá thai ở tuổi vị thành niên để có những biện pháp khắc phục cụ thể.

Từ thực tế: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (ti vi, internet, sách, báo...), có
thể thấy rất nhiều con số báo cáo tỷ lệ tình trạng nạo phá thai, từ đó nảy sinh ra những vướng
mắc: tại sao ở lứa tuổi này lại nạo phá thai nhiều như vậy.

Tổng kết lý thuyết (thực tế) như sau: Vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến tình
trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên.

Nghiên cứu lý thuyết (thực tế): Hiện nay, tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên có xu
hướng tăng. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả
nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 3/10
đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam
trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu
hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai. Cụ thể, báo cáo của Bệnh viện Phụ sản
Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở vị
thành niên chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to
trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ
các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì chưa thống
kê được… Vậy vấn đề nghiên cứu cần làm rõ, tại sao tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
lại ngày càng tăng như vậy?

+ Một là, từ phía gia đình: Gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức về giới tính
và sức khỏe sinh sản của trẻ tuổi vị thành niên. Thế nhưng còn rất nhiều phụ huynh thiếu quan
tâm, chăm sóc, ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con. Họ chưa thực sự trở thành người đồng
hành để chia sẻ với con. Hơn thế nữa, khi không có sự chia sẻ từ gia đình, t rẻ không có môi
trường thuận lợi để có thể biểu lộ nhu cầu, những nỗi sợ hãi và những lúng túng trong giai đoạn
giao thời này cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai ngày càng cao, quan hệ
tình dục không lành mạnh hoặc hiểu biết sai lệch về vấn đề giới tính ngày càng đáng báo động
hơn. Người ta thường nói: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó” quả không sai. Trong gia đình,
bản thân bậc làm cha làm mẹ cũng đã từng nạo phá thai, không giáo dục con cái lối sống lành
mạnh, điều đó hình thành nên nhận thức cho trẻ tuổi vị thành niên rằng nạo phá thai không có
nhiều hậu quả nặng nề và phá thai sẽ tiếp tục bành trướng và được xem như một phương tiện
cứu nguy cho gia đình ấy.

+ Hai là, từ phía nhà trường: Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính
cho trẻ em. Tuy nhiên các nội dung về giáo dục giới tính, sức khoẻ tình dục trong nhà trường
hiện còn chưa thực sự hiệu quả do nội dung, thời điểm và phương thức giảng dạy. Giáo viên
chưa có đủ kỹ năng, phương pháp để giao tiếp, kết nối với học sinh, tạo ra một môi trường thoải
mái để các em có thể chia sẻ những khúc mắc để có thể hỗ trợ cho trẻ kịp thời.

+ Ba là, từ phía trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Có thể xuất phát từ tâm lý – lối sống của trẻ ở tuổi vị
thành niên: Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến về tâm lý, tò mò về thể xác, muốn
tìm tòi, khám phá về giới tính của mình và của người khác giới nên dễ bị ảnh hưởng của phim
ảnh, sách báo, bạn bè hoặc người lớn về các vấn đề tình dục. Một số ít - nhất là ở những vùng
nông thôn, trẻ thiếu hẳn sự hiểu biết về thụ thai và không có một nhận thức gì về sinh sản cũng
như việc tránh thai. Các khảo sát cho thấy những trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục trước tuổi
thường xuất thân từ những gia đình có nhiều xáo trộn, giáo dục thiếu sót, nên trẻ dễ nghe theo
lời dụ dỗ của người khác để "thử cho biết". Dẫn đến hậu quả là trẻ mang thai ngoài ý muốn. Khi
mang thai ở tuổi vị thành niên, các em thường có tâm lý lo sợ. Do đó, các em rất ngại đến cơ sở
y tế công mà thường tìm đến những dịch vụ nạo phá thai. Vì vậy, không an toàn cho sức khỏe
bởi vì một số phòng khám tư nhân không đảm bảo kỹ thuật y tế nên dễ gặp phải tai biến, như:
băng huyết, thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn và thậm chí có thể bị tử vong. Ngoài

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 4/10
ra, khi ở tuổi vị thành niên, các em chưa hiểu rõ những dấu hiệu của mang thai. Do đó, một số
trường hợp phát hiện thì thai đã lớn, nên việc nạo phá thai rất nguy hiểm.

Vì vấn đề nghiên cứu là một vấn đề có thực phát sinh trong cuộc sống được nghiên cứu để tìm
ra cách thức tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó, vấn đề nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này đó
là tìm ra giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cụ thể:

+ Một là, về phía gia đình, các bậc phụ huynh phải nhận thức được tầm quan trọng và trách
nhiệm của mình trong việc giáo dục giới tính cho con. Phụ huynh có thể thông qua việc mua
sách vở, tài liệu hay cho con đọc và tìm hiểu các thông tin về giới tính từ sớm để hình thành
nhận thức cho con em của mình. Bên cạnh đó, phụ huynh nên dành nhiều thời gian tâm sự với
các em, cho các em những định hướng đúng đắn về tình cảm. Khi được các em hỏi về vấn đề
này, phụ huynh nên sẵn sàng giúp đỡ chúng. Đồng thời, phụ huynh nên đóng vai trò không chỉ
là người chỉ bảo, chia sẻ mà còn phải là người thực hiện tốt vấn đề này để có thể tác động đến
nhận thức của trẻ nhiều hơn.

+ Hai là, về phía nhà trường, các nội dung về giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục cần thường
xuyên được cập nhật để cung cấp đến cho học sinh. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về
giới tính để các em nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân, có biện pháp tránh
thai an toàn và hiệu quả để không dẫn đến tình trạng nạo phá thai. Các giáo viên cần thu thập
nhiều kiến thức, kỹ năng để tự tin khi giảng về giới tính. Từ đó tạo môi trường thân thiện để
thầy trò nói chuyện và thảo luận thoải mái giúp các em hiểu rõ về vấn đề này hơn.

+ Ba là, về phía bản thân trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên: Mỗi bạn trẻ phải trang bị kiến thức
giới tính cho mình, qua trường lớp, qua sách vở. Không nên tự tìm hiểu qua những bạn bè
không biết hay tìm hiểu qua những thước phim không lành mạnh, không nên coi thường việc
giáo dục giới tính. Nếu cần, chúng ta có thể đến các trung tâm tư vấn có uy tín hoặc nhờ những
người hiểu biết giúp đỡ. Đồng thời, các bạn nên giữ ranh giới với người khác phái, nhất là các
bạn đang yêu nhau. Người xưa thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hay “Khôn ba
năm dại một giờ”. Hơn nữa, bản thân các bạn nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành
mạnh và nói không với việc nạo phá thai.

 Cuối cùng tìm ra được vấn đề nghiên cứu đó là: nhân tố gây ra tình trạng nạo phá thai ở tuổi
vị thành niên bao gồm: gia đình, nhà trường và bản thân trẻ đang ở tuổi vị thành niên, và nên
ra được các biện pháp khắc phục cụ thể.
Câu 2:

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký theo học tại Đại học
Thương mại”.

a. Nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu.

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 5/10
1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định, xem xét và đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký theo học tại Đại học Thương mại. Trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cao quyết định đăng ký theo học tại Đại học Thương mại.

Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký theo học tại trường Đại học Thương
mại.

+ Xây dựng được mô hình, giả thuyết để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định
đăng ký theo học tại trường Đại học Thương mại.

+ Đề ra giải pháp nâng cao quyết định đăng ký theo học tại trường Đại học Thương mại.

+ Hệ thống hóa lý luận, lý thuyết đề tài.

2. Câu hỏi nghiên cứu:

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, cần xác định câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Có những yếu tố nào tác động đến quyết định đăng ký theo học tại Đại học Thương
mại

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đăng ký theo học tại Đại học
Thương mại như thế nào?

Câu hỏi 3: Các khuyến khích, hàm ý, chính sách nào để thu hút quyết định đăng ký theo học tại
Đại học Thương mại?

3. Các giả thuyết nghiên cứu

Định hướng về công việc Học phí


tương lai
Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 6/10
H1 H5

Đủ điều kiện, khả năng đỗ H2 H6


vào trường
H3 H7

H4 H8

Mô hình nghiên cứu đề xuất (do bản thân tôi tổng hợp và đề xuất)

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Yếu tố định hướng công việc tương lai càng thích hợp với chương trình đào tạo, ngành đào
tạo của trường, quyết định đăng ký theo học tại Đại học Thương mại càng cao.

H2: Đặc điểm của người đăng ký trong đó sự phù hợp của ngành học với điều kiện, khả năng đỗ
vào trường càng cao, sẽ có khuynh hướng quyết định đăng ký theo học tại trường Đại học
Thương mại.

H3: Lời khuyên của người xung quanh càng lớn thì học sinh quyết định đăng ký theo học tại
trường Đại học Thương mại càng cao.

H4: Yếu tố quảng bá thông tin để giao tiếp với học sinh càng tốt, ảnh hưởng tích cực đến quyết
định đăng ký theo học tại trường Đại học Thương mại.

H5: Yếu tố học phí có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đăng ký theo học tại trường Đại
học Thương mại.

H6: Yếu tố chất lượng giảng dạy và học càng tốt, ảnh hưởng càng nhiều đến quyết định đăng ký
theo học tại trường Đại học Thương mại.

H7: Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm càng cao, quyết định đăng ký theo học tại trường Đại
học Thương mại càng lớn

H8: Yếu tố cơ sở vật chất càng tốt, nguồn lực càng dồi dào và môi trường càng năng động, sáng
tạo càng giúp trường Đại học Thương mại thu hút người học quyết định đăng ký học tại trường.

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 7/10
4. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký theo học
tại Đại học Thương mại.

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương mại.

5. Phạm vi nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương mại.

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký
theo học tại trường Đại học Thương mại. Từ đó sẽ xác định được các giải pháp ưu tiên nhằm
giúp thu hút học sinh quyết định theo học tại Trường đại học Thương mại.

Về thời gian: nghiên cứu được tiến hành trong 3 tháng (từ 20/12/2023 đến 25/3/2023)

Về không gian: tại trường Đại học Thương mại.

b. Thiết kế bảng hỏi khảo sát (định lượng) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài

Bảng khảo sát dành cho sinh viên của trường Đại học Thương mại.

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào các bạn!

Tôi là sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Khách sạn – Du lịch, trường Đại học Thương
mại. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đăng ký theo học tại trường Đại học Thương mại”, rất mong được sự giúp đỡ của các bạn
bằng cách tham gia và trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu khảo sát này nhằm cung cấp
những nguồn thông tin tốt nhất và kết quả khách quan cho đề tài.

Tôi xin cam kết rằng câu trả lời của các bạn chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin các bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

1. Họ và tên: (nếu có thể)


.............................................................................................................................................

2. Giới tính: ☐Nam ☐Nữ


3. Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 8/10
☐Năm nhất ☐Năm hai ☐Năm ba ☐Năm bốn
4. Bạn đang theo học chuyên ngành nào của trường Đại học Thương
mại? ............................................................................................................................................
.
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ THEO HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI

Các bạn hãy đánh dấu (X) vào câu trả lời các bạn cho là phù hợp nhất.

Bạn hãy cho biết mức độ đồng tình đối với những nhận định sau:

(1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý)

STT Tiêu chí và chỉ số đánh giá Mức độ đánh giá theo thang đo điểm từ 1 – 5
1 2 3 4 5
1 Nhân tố thuộc về người học
Trường có ngành học, chương
trình học phù hợp với định
hướng công việc mong muốn
trong tương lai của bạn
Điểm chuẩn của trường phù
hợp với năng lực của bạn
3 Lời khuyên của người xung quanh
Ảnh hưởng bởi lời khuyên của
bố, mẹ
Ảnh hưởng bởi lời khuyên của
thầy/cô giáo chủ nhiệm,
thầy/cô giáo các bộ môn khác.
Ảnh hưởng bởi lời khuyên của
các anh chị đã và đang theo
học tại trường
Ảnh hưởng bởi lời khuyên của
các thầy/cô giáo tuyển sinh đại
học
Ảnh hưởng bởi bạn bè trong
lớp, trong nhóm bạn chơi
chung
4 Quảng bá – thông tin
Trường thực hiện các quảng
cáo nhằm cung cấp đầy đủ, chi
tiết qua các phương tiện
truyền thông (website trường,
facebook)

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 9/10
Trường có hoạt động tư vấn
tuyển sinh, hướng nghiệp tốt
5 Học phí
Trường có học phí phù hợp
với điều kiện kinh tế
Trường có chính sách
tăng/giảm học phí rõ ràng
Trường có nhiều chính sách
hỗ trợ học phí cho sinh viên
6 Chất lượng giảng dạy và học
Đội ngũ giảng viên của trường
có kinh nghiệm, năng lực
chuyên môn cao
7 Cơ hội việc làm khi ra trường
Tỷ lệ sinh viên ra trường có
việc làm cao
Cơ hội tìm được việc làm có
thu nhập cao
8 Cơ sở vật chất, nguồn lực, môi trường
Cơ sở hạ tầng khang trang,
sạch sẽ, rộng rãi
Trường trang bị đầy đủ các
thiết bị, máy móc hỗ trợ học
tập: máy chiếu, bàn, ghế,
bảng...
Khu ký túc xá sinh viên hiện
đại, nằm trong khuôn viên
trường
Trường thường xuyên tổ chức
workshop, tọa đàm
Trường có nhiều câu lạc bộ
năng động, sáng tạo

Các bạn có ý kiến đề xuất ra những nhân tố ảnh hưởng nào khác đến quyết định đăng ký theo
học tại trường Đại học Thương mại hay không? (trả lời nếu
có) ....................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
......

...Hết...

Họ tên SV/HV: Phạm Thị Phương Xuân - Mã LHP: 231SCRE0111_05 Trang 10/10

You might also like