You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022


(Phần dành cho sinh viên)
Bài thi học phần: Xã hội học đại cương Số báo danh: 07
Ngày thi: 14/12/2021 Lớp học phần: 2189RLCP0421
Số trang: 05 Họ và tên: Nguyễn Thị Chuyên
Điểm kết luận: GV chấm thi 1: ........................................
GV chấm thi 2: ........................................
MÃ ĐỀ: 02

Câu 1 (5 điểm): Cho biết đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu của xã hội học.
Trình bày nội dung phương pháp phân tích tài liệu.
Câu 2 (5 điểm): Anh A và B công tác chung cơ quan. Khi gặp ông C là thủ tướng cơ
quan. Anh A đon đả, xum xoe, nịnh hót, còn anh B chào hỏi với thái độ trân trọng nhưng
bình thường. Bằng kiến thức về hành động xã hội, anh (chị) hãy lí giải hiện tượng trên.

BÀI LÀM
Câu 1:
1.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học: có 3 cách tiếp cận chính
 Cách tiếp cận thiên về con người (xã hội học vi mô): Cách tiếp cận này cho rằng đối tượng
nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người.
 Cách tiếp cận thiên về xã hội (xã hội học vĩ mô): Với cách tiếp cận này đối tượng nghiên
cứu của xã hội học là cả xã hội loài người, đó là tính chỉnh thể của tổ chức xã hội, tính hệ
thống của xã hội trong mối quan hệ chi phối cá nhân.
 Cách tiếp cận “tổng hợp” cả con người và xã hội: Theo cách này, xã hội học vừa nghiên
cứu hành vi con người vừa nghiên cứu hệ thống xã hội.
1.2. Chức năng của xã hội học
* Chức năng nhận thức
 Xã hội học trang bị cho người học những tri thức khoa học cơ bản về sự phát triển của xã
hội theo những quy luật vốn có của nó, chỉ ra nguồn gốc, phương thức diễn biến và cơ chế
của các quá trình phát triển xã hội, của các mối quan hệ giữa con người và xã hội.

 Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm lí thuyết và phương pháp luận
nghiên cứu.

* Chức năng thực tiễn


 Giúp ta vận dụng các quy luật xã hội học vào hiện thực.
 Biết nắm bắt, giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề xã hội nảy sinh để cải thiện
tình hình xã hội.
 Thông qua miêu tả phân tích, đánh giá thực trạng các hiện tượng và quá trình xã hội, xã
hội học phải dự báo những xu hướng vận động của các hiện tượng hay quá trình đó, dự báo
những gì sẽ xảy ra trong tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp để kiểm soát xã hội.
* Chức năng tư tưởng
 Xã hội học trang bị cho người nghiên cứu thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin,
bồi dưỡng tinh thần yêu nước, giáo dục ý thức về độc lập, tự do, về vai trò, trách nhiệm của
công dân trong sự nghiệp phát triển xã hội.
 Xã hội học giúp người nghiên cứu hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu
khoa học và khả năng phê phán chống lại các quan điểm phi Mácxít, lợi dụng xã hội học để
phủ định vai trò của học thuyết Mác-Lênin hay phủ định định hướng xã hội chủ nghĩa,
đồng thời chống lại tư tưởng sai lầm, bảo thủ, lạc hậu trong hoạt động thực tiễn.
* Ngoài các chức năng cơ bản trên, xã hội học còn có các chức năng cụ thể hơn như chức
năng quản lý, chức năng công cụ,...
1.3. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học
 Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng những thông tin có sẵn nhằm
đáp ứng mục tiêu của một đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: Để điều tra tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp tại các bệnh viện chúng ta cần dựa vào
những thống kê của Tổ chức y tế thế giới, Bộ y tế và của các bệnh viện trên toàn quốc.
 Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri
giác nghe, nhìn để thu thập thông tin và các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở
đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về siêu thị, nhà nghiên cứu sẽ đi khắp nơi trong siêu thị để lắng nghe
khách hàng nói chuyện hoặc quan sát hành vi của họ diễn ra như thế nào ?
 Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp thu thập thông tin thông qua thao tác hỏi-đáp
trực tiếp giữa người phỏng vấn và người người được phỏng vấn về vấn đề cần nghiên cứu.
Ví dụ: Đài truyền hình VTV phỏng vấn sinh viên Đại học Thương Mại về những thuận lợi
và khó khăn trong việc học trực tuyến do dịch bệnh Corona.
 Phương pháp khảo sát xã hội: là hình thức hỏi - đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi
(phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước.
Ví dụ: Sử dụng bảng hỏi để nghiên cứu về vai trò của người cha trong việc giáo dục con

trong gia đình.

 Phương pháp thực nghiệm: Thực chất là nhà nghiên cứu tạo ra tình huống gần giống với
tình huống thực tế , quan sát cách ứng xử của những người tham gia tình huống đó nhằm
thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, kiểm tra những giả thuyết nghiên
cứu nào đó.
Ví dụ: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty muốn thiết
kế và đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Công ty làm thử sản phẩm mẫu, khuyến khích
người tiêu dùng sử dụng, thu thập ý kiến phản hồi để quyết định chiến lược sản xuất kinh
doanh của sản phẩm đó.
Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có đặc điểm riêng, ưu điểm và hạn chế riêng. Bởi
vậy, người nghiên cứu phải biết căn cứ vào đối tượng, nội dung, thời gian, không gian nghiên
cứu cụ thể để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, hiệu quả.
1.4. Nội dung phương pháp phân tích tài liệu
* Khái niệm: Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng những thông tin có
sẵn nhằm đáp ứng mục tiêu của một đề tài nghiên cứu.
Khi sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu cần cân nhắc và lựa chọn để sử dụng
nguồn tài liệu đáng tin cậy và đảm bảo tính khách quan và tính khoa học cao.
Ví dụ: Để biết đã có bao nhiêu bệnh nhân Covid - 19 được chữa khỏi chúng ta cần dựa
vào số liệu thống kê của Bộ y tế, thông tin trên báo chí, truyền hình,... Tuy nhiên, chúng ta cần
phải lựa chọn các nguồn thông tin đáng tin cậy để có được số liệu chính xác và khoa học .
* Các loại phân tích tài liệu
 Phương pháp phân tích truyền thống (phân tích định tính): Là việc tìm hiểu bản chất của tư
liệu được phân tích, cho phép hiểu được nội dung của tài liệu, nguồn gốc và logic lập luận
của những ý tưởng được đưa ra trong tài liệu.
 Phương pháp hình thức hóa (phân tích định lượng): Là việc tìm các dấu hiệu, các phạm trù
để đo lường những đặc điểm, thuộc tính của tài liệu phản ánh những khía cạnh chủ yếu của
nội dung.
* Ưu điểm
 Ít tốn kém về công sức, thời gian và kinh phí, không cần sử dụng nhiều người mà vẫn mang
lại hiệu quả cao.
 Phát huy tối đa lợi thế đối với những vấn đề nghiên cứu có tính nhạy cảm, phức tạp mà
việc sử dụng các phương pháp khác gặp khó khăn.
* Nhược điểm
 Tài liệu ít được phân chia theo tài liệu mà ta mong muốn
 Số liệu thống kê thường chưa được phân theo các cấp độ khác nhau: nhóm xã hội, tầng xã
hội,...
 Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có các chuyên gia có trình độ cao khi phân tích
tài liệu.
Câu 2:
* Khái niệm: Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất
định, hướng đến người khác, có tính đến cách thức thực hiện hành động.
Hành động của anh A và anh B đều là hành động xã hội. Vì hành động của anh A và B đều
hướng đến người khác đó là ông C - thủ tướng cơ quan; có gắn một ý nghĩa chủ quan nhất định
(anh A thì nịnh hót, nịnh bợ sếp; còn anh B chỉ là chào hỏi bình thường với thái độ trân trọng).
* Cấu trúc của hành động xã hội:
 Nhu cầu, động cơ: Là yếu tố nằm bên trong chủ thể, không lộ ra ngoài nhưng con người
nhận thức được hành vi này, là khởi điểm của hành động xã hội, là động cơ thúc đẩy hành

động. Nhu cầu càng lớn, động cơ càng mạnh.

VD: Nhu cầu lợi nhuận của doanh nghiệp cao thúc đẩy hành động sản xuất kinh doanh.

 Chủ thể hành động: Là cá nhân, tổ chức, nhóm xã hội,...Đây là chủ nhân của hành động xã
hội, yếu tố trung tâm, quyết định hành động xã hội.

VD: Để trồng lúa thì cần sức lao động của con người, con người sử dụng công cụ lao động

để tác động đến môi trường trồng lúa.

 Hoàn cảnh (môi trường) của hành động: Là những điều kiện về thời gian, không gian, vật
chất và tinh thân, bối cảnh xã hội của hành động. Môi trường tác động rất rõ đến hành động,

nhiều nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế.

VD: Khi con cái phạm sai lầm, cha mẹ phải biết kiềm chế bản thân, giảng giải cho con hiểu

hành động của con là sai, không nên vì sự tức giận mà đánh con.

 Công cụ, phương tiện: Là những yếu tố vật chất hay tinh thần mà chủ thể lựa chọn để thực
hiện hành động của mình.

VD: Thu hoạch lúa cần phải có máy cắt lúa và máy tuốt.

 Mục đích đạt được: Là kết quả đạt được sau hành động, thỏa mãn nhu cầu của hành động
xã hội. Nhu cầu là cái khơi nguồn cho hành động thì mục đích là cái kết quả của hành động.

VD: Mục đích của các sinh viên K57 Đại học Thương Mại là đạt học bổng sau quá trình

học tập và rèn luyện.

Ở trong tình huống này:


 Nhu cầu của anh A là nịnh hót, nịnh bợ anh C - thủ tướng cơ quan, khi nhu cầu đó càng lớn
càng thúc đẩy anh A hành động mạnh; còn anh B chỉ là để chào hỏi bình thường, một hành
động thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác.
 Chủ thể hành động là anh A và anh B.
 Hoàn cảnh (môi trường) ở đây chính là ở cơ quan mà anh A và B cùng công tác.
 Công cụ, phương tiện đó là lời nói của anh A và anh B.
 Mục đích của anh A là muốn nịnh bợ, lấy lòng sếp, muốn dành được sự quan tâm, ưu ái
của sếp đối với mình; còn anh B chỉ là chào hỏi bình thường.
* Hậu quả không chủ định của hành động xã hội: Hành động xã hội thường mang lại kết
quả thỏa mãn tính toán của chủ thể, nhưng cũng có thể gây hậu quả không mong muốn vì nhu
cầu và mục đích không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Ở đây, anh A đon đả, xum xoe,
nịnh hót sếp nhưng nếu ông C là một người sếp chân chính, tỉnh táo thì ông C sẽ không bị dao
động bởi những lời nịnh bợ đó, anh A sẽ bị mất thiện cảm đối với ông C và có thể khiến ông C
cảm thấy bực bội khó chịu mỗi khi tiếp xúc cùng; còn anh B chào hỏi bình thường với thái độ
trân trọng nhưng cũng có thể sẽ để lại ấn tượng với ông C khiến sếp có thiện cảm đối với mình.

* Hành động của anh A thuộc hành động duy lý - công cụ, đạt tới - có sẵn:

 Hành động duy lý - công cụ: Là hành động mà chủ thể phải suy nghĩ, tính toán, cân nhắc
kỹ càng trước khi tiến hành hành động. Anh A đon đả, xum xoe, nịnh hót ông C vì muốn
lấy lòng sếp, muốn nhận được sự quan tâm, ưu ái và kiếm cái lợi cho bản thân mình trong
công việc.

 Đạt tới - có sẵn: Các chủ thể hành động có định hướng, tức là có tính đến đặc điểm môi
trường xung quanh hoặc bản thân mình. Vì ông C là sếp nên anh A mới đon đả, xum xoe,
nịnh hót, lấy lòng ông C.
* Hành động của anh B thuộc hành động không logic, đạt tới-có sẵn:
 Hành động không logic: Là những hành động mang tính bản năng, tự phát, không ý thức,
không tuân theo trật tự logic. Hành động của anh B mang tính bản năng, tự phát, đó là lời
chào hỏi mà hằng ngày khi gặp nhau ta vẫn thường hay nói với nhau, một lời chào để thể
hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác.
 Đạt tới - có sẵn: Các chủ thể hành động có định hướng, tức là có tính đến đặc điểm môi
trường xung quanh hoặc bản thân mình. Anh B chào hỏi ông C vì bản thân anh B nhận thức
được địa vị của mình là cấp dưới.
Qua tình huống trên, ta có thể rút ra bài học rằng: hãy sống thật với bản thân mình,
đừng cố học thói nịnh bợ, làm sao cho mỗi lời nói của bản thân đều có gái trị, khen thật lòng,
khéo léo chỉ ra khuyết điểm của người khác; khiêm tốn khi nhận được những lời tán dương,
chấp nhận những lời nhận xét chỉ ra khuyết điểm của mình và nghiêm túc suy nghĩ sửa đổi.
--Hết--

You might also like