You are on page 1of 29

Mục Lục

Lời Cảm Ơn...............................................................................................................................1


A. LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
B.Nội Dung.................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO
ĐỘNG.........................................................................................................................................3
1.1Điều kiện lao động.............................................................................................................3
1.2Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động...........................4
1.2.1Các yếu tố nguy hiểm......................................................................................................4
1.2.2Biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động................................................................5
1.3. Các yếu tố có hại và đảm bảo vệ sinh lao động trong doanh nghiệp...............................6
1.3.1. Các yếu tố có hại trong môi trường làm việc................................................................6
1.3.2. Biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động trong doanh nghiệp............................................9
1.4. Biện pháp và đề xuất đảm bảo An toàn vệ sinh lao động..............................................10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
AJINOMOTO VIỆT NAM....................................................................................................12
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Ajinomoto Việt Nam....................................................12
2.2: Điều kiện lao động.........................................................................................................13
2.3 Các yếu tố nguy hiểm và công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty Ajinomoto......14
2.3.1 Yếu tố nguy hiểm về cơ học và biện pháp...................................................................14
2.3.2 Yếu tố nguy hiểm về điện và biện pháp.......................................................................15
2.3.3 Yếu tố nguy hiểm về nhiệt, nổ và biện pháp................................................................15
2.3.4 Các yếu tố nguy hiểm hóa chất....................................................................................16
2.4 Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động..............................................17
2.4.1. Hóa chất độc hại..........................................................................................................17
2.4.2. Tiếng ồn.......................................................................................................................18
2.4.3. Bụi...............................................................................................................................20
2.4.4. Vi sinh vật có hại.........................................................................................................21
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM..................................................22
3.1 Một số biện pháp an toàn vệ sinh lao động của Ajinomoto:...........................................22
3.2 Kiến nghị:........................................................................................................................23
C.KẾT LUẬN..........................................................................................................................26
Lời Cảm Ơn

Trên thực tế, không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu
học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất chúng em xin gửi đến quý thầy cô khoa Quản trị nhân
lực – trường đại học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Công Nguyên đã
tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện
thảo luận. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận của chúng
em rất khó có thể hoàn thiện được.
Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài thảo luận được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần, bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu
cũng như trao đổi vấn đề chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô và bạn bè cùng lớp để kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Quản Trị Nhân Lực nói chung và
Thầy Đỗ Công Nguyên nói riêng tràn đầy sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng !

1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội phát triển như vũ bão thì vai trò của người lao động càng được
khẳng định một cách rõ ràng. Sự phát triển của một doanh nghiệp, một công ty hay chỉ là một
nhà hàng, tổ chức…phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người. Vì vậy vấn đề an toàn lao động
tại nơi làm việc hay khu vui chơi, dịch vụ hay trung tâm mua sắm đều rất quan trọng. Việc
bảo vệ người lao động trước các nguy cơ các thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của họ
trong quá trình lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Muốn làm được điều này thì công tác an toàn và vệ sinh lao động phải được thực hiện một
cách nghiêm túc và đồng bộ.
Xuất phát từ thực tế việc tổ chức thực hiện quản lý còn nhiều vấn đề bất cập, thiếu đồng
bộ, cho nên đòi hỏi phải có chính sách, giải pháp phù hợp để tiếp tục tác động vào các công
ty, doanh nghiệp một cách thiết thực. Để làm rõ thực trạng này, nhóm 6 đã chọn một công ty
cụ thể để phân tích vấn đề qua đề tài: ” Nghiên cứu an toàn và vệ sinh lao động tại công ty
Ajinomoto ”.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài làm của nhóm không thẻ tránh khỏi
những sai sót, mong được sự góp ý của thầy để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.

2
B.NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO


ĐỘNG
1.1 Điều kiện lao động.
a.Khái niệm:
- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội,
tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể
hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao
động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người
trong quá trình lao động sản xuất.
- Các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, do đó
mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá
trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp
cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có
thể hạn chế được rất nhiều.

b.Các yếu tố điều kiện lao động.


- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa.
 Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng,
nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.
 Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc,
các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao
động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng -
phạt, sự hài lòng với công việc...
 Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ
giới, tự động...
 Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động,
thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...
- Các yếu tố tâm sinh lý lao động.
 Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác
quan...

3
 Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không
thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và
nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động…
 Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao
động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài,
ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn
tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý.
 Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ
phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh.
Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm
năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động.

1.2 Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động.
1.2.1 Các yếu tố nguy hiểm.
Khái niệm: là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối
với người lao động. Bao gồm:
 Các bộ phận truyền động và chuyển động:
Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển
động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng…
tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt…; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn
thương hoặc chết;
 Nguồn nhiệt: Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng,
nguy cơ cháy nổ;
 Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật,
điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch,
 Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn
định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá,
trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hóa
trong sắp xếp kho tàng…
 Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của máy gia công như: máy nài, máy tiện, đục kim
loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn…
 Nổ bao gồm:
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị
chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vược quá giới hạn bền cho phép
của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được
4
kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi
người xung quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất
ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn
làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây
nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với
không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ
có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ
của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hoá học càng tăng.
Ví dụ:
*Axêtylen có khoảng giới hạn nổ từ 3,5 ¸ 82% thể tích trong không khí.
*Amôniắc
- Nổ vật liệu nổ ( nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong
không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
- Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ… có
khoảng giới hạn nổ từ 12 ¸ 25% thể tích không khí.
1.2.2 Biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động.
a. Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động.
 Trong lao động, nâng và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn tránh các tư thế
cúi gập người, lom khom, vặn mình…
 Bảo đảm không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng với 90% số
người sử dụng trong tư thế làm viêc chuẩn, thao tác làm việc tối ưu, đảm bảo điều kiện tốt (cơ
cấu điều khiển); ghế ngồi đạt các tiêu chuẩn.
 Đàm bảo các điều kiện lao động thị giác.
 Đảm bảo điều kiện thông tin thính giác và xúc giác.
 Đảm bảo hợp lí tải trọng thể lực: tải trọng đối với tay, chân, tải trọng động, tải trọng
tĩnh.
 Đảm bảo hợp lí gánh nặng tâm lí: tránh bị quá tải, tránh sự đơn điệu…
b. Sử dụng biện pháp che chắn an toàn.
c. Sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa.
d. Sử dụng báo hiệu và tín hiệu an toàn.
e. Đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn.
f. Thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa.
g. Đảm bảo trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

5
h. Thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị.
1.3. Các yếu tố có hại và đảm bảo vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố có hại trong môi trường làm việc
Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ
sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp, đó là vi
khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có
hại.
a. Vi khí hậu xấu
   Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm
việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí.
Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.
    - Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự
vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao
sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề
nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm
lạnh...
    - Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí,
cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
    - Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.
b. Tiếng ồn
    Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động
của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. .
    Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như  điếc, viêm thần
kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất,
giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị
giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động.
c. Rung
    - Rung từng bộ phận có ảnh hưởng  cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việc với cưa
máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây
thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào
hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.
     - Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông,
máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp

6
đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể
người.
d. Bức xạ và phóng xạ
     Nguồn bức xạ:
     - Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
     - Hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
 Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,chóng mặt, giảm
thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    Phóng xạ:
     Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân
nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là
nguyên tố phóng xạ.
     Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính
hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng
hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
e. Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)
Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây ra tai nạn lao
động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
f. Bụi
      Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất
là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 -80% lượng bụi đi
vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.
    - Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
    - Bụi nhân tạo: nhựa, cao su...
    - Bụi kim loại: sắt, đồng ...
    - Bụi vô cơ: silic, amiăng ...
     Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của bụi. Bụi có
thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả năng cách điện của bộ phận
cách điện, gây chập mạch; Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn; Làm tổn thương cơ quan hô
hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; Gây
bệnh ngoài da; Gây tổn thương mắt.
   Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm:
   + Bệnh bụi phổi silíc (Silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao chiếm
khoảng 87% bệnh nghề nghiệp.
7
   + Bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestose) do bụi Amiăng.
   + Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than.
   + Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.
g. Các hóa chất độc
    Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng
cơ bản như:  Asen, Crụm, Benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối,
các phế liệu, phế thải khó phân hủy.  Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí,
bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất.
     Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính,
nhiễm độc mạn tính. Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
    Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, Kiềm...
    Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp  như Clo, amoniắc, SO3,...
    Nhóm 3: Chất gây ngạt như  các oxít các bon (CO2, CO), mê tan (CH4)...
    Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối) ,xăng...
    Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như  hyđrôcacbon các loại (gây độc
cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chỡ, asen ....
      Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa,
đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95%
trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có
thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn. Một số chất độc
xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi
thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.
h. Các yếu tố vi sinh vật có hại
     Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trựng, cụn trựng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực
phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các
bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang...
i. Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động
không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao
động trong lao động
     Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở
cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa
người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu, buồn tẻ
hoặc với phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. Điều kiện lao động trên
gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm
8
lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể
oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động.
1.3.2. Biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
* Biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu:
- Dự phòng:
+ Cập nhập dự báo thời tiết
+ Tập huấn cho người lao động tác hại của vi khí hậu xấu, biện pháp phòng ngừa, kĩ năng
kiểm tra.
+ Kiểm tra thường xuyên vào ngày, giờ cao điểm, nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao cần tiến
hành xử lý ngay
- Kỹ thuật:
+ Cải thiện kỹ thuật, cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất.
+ Cách ly nguồn điện bằng phương pháp che chắn lái tự động
+ Bố trí thông gió tự nhiên và nhân tạo để tạo ra luồng không khí thường xuyên nơi sản xuất
kinh doanh , đồng thời phải có biện pháp chống ẩm
+ Bố trí các máy, thiết bị bức xạ nhiều nhiệt ở phòng riêng có lớp vỏ bao, màn chắn, màn
nước
* Biện pháp chống rung:
- Kỹ thuật: thay các bộ phận máy thiết bị phát ra rung động, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các
chi tiết máy bị mòn và hư hỏng, gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung, nền và bệ máy
phải bằng phẳng và chắc chắn, cách li những thiết bị phát ra tiếng rung lớn.
- Tổ chức sản xuất: chia nhiều ca kíp để san sẻ mức độ tiếp xúc với rung động cho người lao
động, bố trí thời gian nghỉ giữa ca dài không tiếp xúc với rung động
- Phòng hộ cá nhân: giày vải, gang tay chống rung
- Y tế: không tuyển dụng những người có bệnh về rối loạn thần kinh, không bố trí lao động nữ
lái các loại xe tải cỡ lớn.
* Biện pháp chiếu sáng hợp lý:
- Chiếu sáng tự nhiên: chiếu sáng qua cửa trời. cửa sổ lấy ánh sáng trên cao, chiếu sáng qua
cửa sổ tường ngăn, kết hợp 2 hình thức trên. Phối hợp sử dụng màu tường, trần rèm.
- Chiếu sáng nhân tạo: sử dụng các loại đèn nhân tạo như đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn
đặc biệt và đèn hồ quang điện.
* Biện pháp phòng chống bức xạ và phóng xạ:
- An toàn khi làm việc với nguồn kín: thực hiện che chắn an toàn, giảm thời gian tiếp xúc,
dung đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.

9
- An toàn khi làm việc với nguồn hở: tránh chất phóng xạ vào cơ thể, kiểm tra cá nhân sau khi
tiếp xúc
- Khám sức khỏe định kì.
* Biện pháp phòng chống bụi: sử dụng các biện pháp kĩ thuật che chắn , các biện pháp y tế,
bảo hộ lao động
* Biện pháp phòng tránh vi sinh vật có hại: thực hiện các biện pháp vệ sinh khi vận chuyển
bảo quản nguyên vật liệu hàng hóa, thu gom rác, xử lý rác, nước thải.

1.4. Biện pháp và đề xuất đảm bảo An toàn vệ sinh lao động
Dựa trên các quy định của pháp luât, việc thực hiện ATLĐ và VSLĐ trong các doanh nghiệp
phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm cho NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ
Được quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật ATVSLĐ, nguyên tắc này được ra đời có thể nói do
xuất phát từ đặc điểm ATVSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ.
Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ; ban
hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về ATLĐ, VSLĐ. Các ĐVSDLĐ có nghĩa vụ
cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị mình và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy
định này. Trong số sáu nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành
ATLĐ, VSLĐ được xếp hàng đầu.
Quyền này của NLĐ được nhắc đến tại Điểm a, Khoản 1 và Điểm a, Khoản 3, Điều 6 Luật
ATVSLĐ và được phân ra hai đối tượng NLĐ như sau:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công
bằng, ATVSLĐ; yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ trong
quá trình lao động, tại nơi làm việc.
- NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền được làm việc trong điều kiện
ATVSLĐ; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường
ATVSLĐ.
Các quy định về ATVSLĐ được quy định hết sức nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cho NLĐ được
làm việc trong điều kiện an toàn đảm bảo về sức khỏe, tính mạng một cách tốt nhất.
2. Tuân thủ các biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động.
NSDLĐ và các cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ lập ra các biện pháp ATVSLĐ
trong đó ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại trong quá trình lao động.
Tuy nhiên, chỉ lập ra các phương pháp thì chưa đủ mà chính bản thân NSDLĐ và
NLĐ phải luôn ý thức, nghiêm túc, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong việc thực hiện
10
các biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động, để đảm bảo an toàn cho chính mình và
những người xung quanh.
3. Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện
ATLĐ, VSLĐ.
ATVSLĐ là những quy định đưa ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ trong quá
trình lao động, song song đó tồn tại tổ chức có chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của
NLĐ đó chính là tổ chức công đoàn. Vì thế phần lớn quyền và trách nhiệm trong việc thực
hiện công tác ATVSLĐ thuộc về tổ chức này.
Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình được quy định tại Điều 9, Luật
ATVSLĐ thì công đoàn có quyền: Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp
luật về ATVSLĐ; phối hợp cùng NSDLĐ tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác bảo vệ bản
thân, hướng dẫn NLĐ thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện
lao động cho NLĐ tại nơi làm việc.
Tôn trọng quyền và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, nâng cao trách nhiệm, vai trò của công đoàn trong việc
thực hiện các phong trào quần chúng rộng rãi, nhằm đem kiến thức về ATVSLĐ đến cho
đông đảo NLĐ.
4. Thực hiện toàn diện và đồng bộ ATLĐ, VSLĐ
Thực hiện toàn diện và đồng bộ ATLĐ, VSLĐ là quá trình kêu gọi tất cả ĐVSDLĐ
cùng thực hiện cả ATLĐ và VSLĐ cùng một lúc và càng sớm càng tốt, vì khi nào nơi làm
việc có đảm bảo an toàn thì NLĐ trên cả nước mới yên tâm lao động sáng tạo và đưa đất nước
phát triển hơn. Toàn diện và đồng bộ ATLĐ, VSLĐ được thể hiện qua các điểm sau:
- ATLĐ, VSLĐ là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
- ATLĐ, VSLĐ là trách nhiệm của không chỉ NSDLĐ mà còn của cả NLĐ nhằm bảo đảm sức
khỏe tính mạng của bản thân NLĐ và môi trường lao động.
- Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có ATLĐ,VSLĐ.

11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
AJINOMOTO VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Ajinomoto Việt Nam
Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu
tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô
la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất
các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 70 triệu đô
la Mỹ.

Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai trụ sở văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội, hai
nhà máy sản xuất bao gồm Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Nhà
máy Ajinomoto Long Thành hoạt động từ năm 2008. Ngoài ra công ty có 3 trung tâm phân
phối lớn tại các tỉnh Long Thành, Hải Dương, Đà Nẵng cùng hơn 60 chi nhánh kinh doanh và
gần 290 đội bán hàng trên toàn quốc. Tổng số nhân viên làm việc tại Công Ty Ajinomoto Việt
Nam lên đến hơn 2.300 người.
Tầm nhìn: “Trở thành một Công ty được yêu mến và tin cậy nhất tại Việt Nam với những
“Đặc trưng riêng có” trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe.”

Sứ mệnh: “Chúng tôi đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của đất nước Việt Nam, góp phần
mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho người dân tại Việt Nam thông qua văn hóa ẩm thực và
phát triển nguồn thực phẩm.”

Các sản phẩm: Gia vị Umami, gia vị dạng hạt, gia vị dạng lỏng, gia vị tiện dụng , đa
dụng như hạt nêm aj-ngon, bột ngọt ajnomoto, nước tương Phú Sĩ ,.., thưc phẩm chế biến và
các loại thức uống giải khát
Hoạt động kinh doanh : Với mạng lưới doanh kinh doanh rộng khắp bao gồm 233 đội
bán hàng trực tiếp trên 64 tỉnh thành,các sản phẩm của ajinomoto việt nam được phân phối
đến khách hàng đến mọi miền đất nước,từ thành thị đến nông thân ,từ đồng băng đến miền núi
và thậm chí là các vùng sâu vùng xa và hải đảo.hiện nay hệ thống kianh doanh của công ty
được tổ chức theo 4 kênh bán hàng chính nằm phục vụ xô xát và chu đáo cho từng nhóm
khách hàng khác nhau như: khách hàng kênh truyền thống, hiện đại, nhà hàng,khách sạn, và
khách hàng ngành công nghiệp thực phẩm

12
2.2: Điều kiện lao động
a. Tình trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp,hệ thống dây chuyền hiện đại
- Trang thiết bị báo cháy hiện đại tránh cháy lan ra sản phẩm
- Phát triển công nghệ sản phẩm ở nhà máy ajinomoto Long Thành
- Ajinomoto cooking studio tại hà nội được đầu tư với trang thiết bị hiện đại đào tạo và khơi
nguồn đam mê ẩm thực hoàn toàn miễn phí
- Hệ thống xử lí nươc thải hiện đại và lò hơi sinh học dùng trấu ép làm nguyên liệu
b. Tình trạng nhà xưởng, sự tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động
- Thực hiện các cuộc khảo sát và nghiên cứu kỹ càng hết sức có thể trong qui trình sản xuất
- Tuân thủ tuyệt đối các qui định về luật hiện hành luôn cung cấp các sản phẩm dịch vụ với
chất lượng đồng bộ
- Đảm bảo chất lượng qua hệ thống đảm bảo chất lượng aijinomoto(AFQUA) dựa trên các
khái niệm được đưa ra trong tiêu chuẩn ISO quốc tế
- Nhân viên mặc đồ bảo hộ đội mũ đeo khẩu trang khi làm việc trong quá trình sản xuất
- Sử dụng hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn HACCP để đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm
- Hệ thống quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS
- Quy trình vệ sinh thực phẩm được thiết lập và áp dụng tại tất cả các khâu trong khu vực chế
biến thực phẩm nhằm đảm bảo môi trường sản xuất hiện đại và an toàn
- Vệ sinh cá nhân vệ sinh nơi chế biến thực phẩm, vệ sinh diệt khuẩn thiết bị
- Tuân thủ qui trình bảo quản thực phẩm qui trinh kiểm tra chất lượng đầu vào qui trình sử
dụng hóa chất an toàn
c. Năng lực đội ngũ lao động
- Đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn mạnh.
- Trình độ và hiểu biết về công tác an toàn vệ sinh lao động được công ty phổ biến ngay từ khi
mới bắt đầu tuyển vào nên người lao động đều có những hiểu biết về công tác an toàn vệ sinh
lao động có nhưng biện pháp bảo vệ bản thân tránh những tai nạn lao động.
- Đội ngũ nhân viên hùng hậu, luôn đề cao việc phục vụ tận tâm chu đáo đến từng đối tượng
khách hàng.
- Được trang bị kiến thức kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng .

13
2.3 Các yếu tố nguy hiểm và công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty Ajinomoto

2.3.1 Yếu tố nguy hiểm về cơ học và biện pháp


Nguyên nhân kỹ thuật
- Máy móc trang thiết bị sản xuất được thiết kế kết cấu không thích hợp với điều kiện tâm
sinh lý người sử dụng.
- Độ bền chi tiết máy không đảm bảo, gây sự cố trong quá trình làm việc.
- Thiếu phương tiện che chắn an toàn đối với các bộ phận chuyển động, vùng nguy hiểm điện
áp cao, bức xạ mạnh, ...
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải (như van an toàn,
phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình tin cậy, ...)
- Thiếu sự kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng hay kiểm tra định kỳ.
Nguyên nhân về tổ chức
- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế làm việc thao tác khó khăn, ...
- Bố trí máy, trang bị sai nguyên tắc, sự cố trên các máy có thể gây nguy hiểm cho nhau.
- Thiếu phương tiện đặc chủng thích hợp cho người làm việc.
- Tổ chức huấn luyện giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu.
Biện pháp phòng tránh:
- Thiết bị che chắn an toàn
+ Che chắn các bộ phận, cơ truyền động, dẫn động
+ Che chắn các vùng văng bắn
+ Rào chắn làm việc trên cao
- Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa
+ Sử dụng các phương tiện KTAT tự động: ngắt chuyển động, áp suất, phanh tay, công tắc
khẩn cấp
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động theo quy định: áo quần, mũ, giày, ủng cao su,...
- Tổ chức làm việc hợp lý
+ Nền nhà phẳng, dễ thoát nước, không trơn trượt, dễ vệ sinh, bền với cơ học và hóa chất
+ Mặt bằng gọn gàng ngăn nắp, thiết bị dụng cụ phải để đúng nơi quy định
+ Những nơi nguy hiểm phải có cảnh báo và ngăn cách
+ Đảm bảo ánh sáng, vị trí, cường độ phù hợp với quy định
+ Giữ khoảng cách an toàn giữa các thiết bị
+ Thực hiện kiểm tra, rà soát, bảo hành, bảo dưỡng thiết bị theo đúng quy định

14
2.3.2 Yếu tố nguy hiểm về điện và biện pháp
Nguyên nhân:
+ Thiếu cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh hãm, khóa liên động, thiết bị khống chế hành trình;
van an toàn, áp kế, nhiệt kế, ống thủy…
+ Không thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong vận hành, sử dụng máy móc, thiết
bị.
Biện pháp phòng tránh:
+ Sử dụng các phương tiện KTAT tự động: ngắt chuyển động, áp suất, phanh tay, công tắc
khẩn cấp
+ Những nơi nguy hiểm có khả năng cao xảy ra sự cố về điện phải có cảnh báo và ngăn cách
+ Hằng năm công ty xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện PCCC theo các tình huống giả
định.
+ Các dây điện đều được bao bọc lớp cách điện và áp vào trong tường cách li nơi làm việc.
+ Các thiết bị điện đều được nối dây trung tính.

2.3.3 Yếu tố nguy hiểm về nhiệt, nổ và biện pháp


Thiết bị vật liệu truyền nhiệt
 Bị bỏng điện : đèn huỳnh quang
 Nhiệt do tiếp xúc trong quá trình chế biến
 Thiết bị , máy móc bị nóng khi hoạt động
 Các vật liệu, kim loại nóng chảy, hơi và nước nóng, ống xả động cơ ... tạo nguy cơ gây
bỏng nhiệt
Hơi , khí, nước nóng, từ vật liệu:
 Hơi, nước nóng từ thiết bị thanh trùng
 Hơi nóng từ nồi hơi tỏa ra
 Khí nóng, hơi nước nóng từ ống xả động cơ
Dụng cụ dễ gây cháy nổ
 Nhiệt từ bình ga, dụng cụ phòng cháy chữa cháy
 Các thiết bị máy móc bị hỏng hóc chưa được kiểm tra sửa chữa
 Môi chất lạnh (như ni-tơ lỏng trong bình bảo quản tinh) có thể gây bỏng lạnh, nguy cơ
cháy, nổ
Biện pháp phòng tránh
 Thiết kế, xây dựng cải tạo nhà xưởng hợp lý
 Đảm bảo đầy đủ thiết bị che chắn an toàn để cách ly nguy hiểm với người lao động,
ngăn ngừa tai nạn lao động.
15
 Lắp các tấm che chắn cách nhiệt
 Cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn trong quy trình công nghệ sinh nhiệt cao để
giảm cường độ lao động , vừa hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao
 Lắp các hệ thống kỹ thuật vệ sinh đầy đủ: quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ
 Trang bị quần áo bảo hộ cá nhân phù hợp: quần áo cách nhiệt cho công nhân tiếp xúc
với nhiệt độ cao
 Bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
 Các công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, có đủ
thuốc sơ cấp cứu
 Tổ chức cho công nhân uống chè giải nhiệt, bồi dưỡng nặng nhọc độc hại.

2.3.4 Các yếu tố nguy hiểm hóa chất


 Chất độc gốc tự nhiên : nguồn nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu chế biến không đảm

bảo an toàn
 Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt, thuốc bảo vệ thực vật
 Chất độc thôi ra từ các bao bì đi vào thức ăn: phtalat hóa dẻo chẳng hạn.
 Chất độc sinh ra trong quá trình chế biến, nấu
 Chất độc sinh ra từ công thức pha chế
 Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng

Biện pháp phòng tránh:

 Các khâu sản xuất và chế biến phải được kiểm tra chặt chẽ, ngăn các chất độc tiếp xúc
 Tìm các nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, thiết bị máy móc được đầu tư và
kiểm tra quá trình hoạt động kỹ lưỡng
 Bảo quản sản phẩm đúng cách, tránh bị nhiễm hóa chất hay sản phẩm sản sinh ra chất
độc có hại cho người tiêu dùng.
 Bảo vệ người lao động: Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhãn phù hợp cho
người lao động nhằm ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
 Phát hiện và loại trừ sự độc hại: Điều đầu tiên là cần phát hiện ra được các hoá chất
độc hại và đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng, tiến tới là loại bỏ các chất hoặc quá
trình độc hại hoặc thay thế chúng bằng một chất ít nguy hiểm hơn nếu có thể.
 Kiểm tra xem đã đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp chưa trước khi sử dụng
hoá chất và các trang bị có dược bảo quản cẩn thận không.

16
 Sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để ngăn chặn các mối nguy hiểm từ hoá chất ảnh
hưởng tới người lao động nếu có thể.

2.4 Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động

2.4.1. Hóa chất độc hại


Phương pháp lên men vi khuẩn là phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới
để sản xuất axit glutamic và bột ngọt. Ajinomoto cũng sử dụng biện pháp này trong sản xuất
mì chính. Đây là phương pháp tự nhiên, ít gây hại đến môi trường và người lao động.

Để sản xuất bột ngọt từ axit glutamic bằng phương pháp lên men, quy trình công nghệ được
triển khai theo các giai đoạn sau:

Chuẩn bị dịch lên men: Môi trường lên men được chuẩn bị sẵn từ các nguyên liệu đường hoặc
tinh bột (như đã nêu ở phần trên) được thanh trùng kỹ trước khi cấy vi khuẩn lên men
glutamic vào.

Giai đoạn lên men: dung dịch nhân sinh khối vi khuẩn, dung dịch lên men được chuyển vào
các dụng cụ, thiết bị lên men, sau corynebacterium glutamicum vào, cho lên men trong điều
kiện thoáng khí, giữ ở nhiệt độ 32 – 370C trong thời gian 38 – 40 giờ. Kết thúc quá trình lên
men, lượng acid glutamic có thể đạt 50 – 60g/ lít.

Trong thời gian lên men, pH sẽ chuyển dần sang acid do sự hình thành acid glutamic do đó
người ta thường bổ sung thêm dinh dưỡng vào môi trường nguồn amôn (NH4Cl, (NH4)2SO4,
urê) để giữ ổn định độ pH cho vi khuẩn hoạt động tốt.

Không được để điều kiện lên men là yếm khí vì sản phẩm tạo ra sẽ là acid lactic. Để tạo
thoáng khí, trong các thiết bị lên men bố trí bộ phận khuấy trộn dịch với tốc độ V = 450 vòng/
phút.

Tinh sạch acid glutamic:

Kết thúc quá trình lên men, acid glutamic được tạo thành cùng với một số tạp chất khác, do đó
cần phải tinh chế các tạp chất này ra khỏi dung dịch chứa acid glutamic. Phương pháp thường

17
dùng là nhựa trao đổi rezin. Nhựa trao đổi rezin có hai loại: rezin dương tính (mang tính acid)
và rezin âm tính (mang tính kiềm).

Dịch lên men có chứa acid glutamic và tạp chất cho chảy qua cột nhựa (có chứa rezin) từ dưới
lên với tốc độ 150 – 180 lít/ phút, thời gian chảy qua cột là 150 – 180 phút. Song song, người
ta cho dòng nước chảy qua cột cùng chiều với dung dịch lên men để rửa các vi khuẩn bám vào
bề mặt rezin. Giữ nhiệt độ trong cột trao đổi ion là 600 – 650C. Sau khi kết thúc quá trình trao
đổi ion, dùng NaOH 4 – 5% để tách acid glutamic ra khỏi cột (tốc độ chảy NaOH là 5 – 6m/
giờ, lưu lượng 100lít/ phút).

Người ta có thể sử dụng than hoạt tính để khử màu. Acid glutamic được thu bằng cách điều
chỉnh pH = 3,2 rồi cô đặc dung dịch và giảm nhiệt độ xuống 40 – 150C sẽ thu được tinh thể
acid glutamic với lượng 77 – 88% hoặc cao hơn.

Sự tạo thành bột ngọt:

Bột ngọt là muối natri của axit glutamic, gọi là glutamat natri. Dùng NaOH 40 – 50% để trung
hòa dung dịch axit glutamic đến pH = 6,8, sau đó đem lọc, cô đặc, và kết tinh bằng phương
pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp sẽ thu được tinh thể bột ngọt màu trắng. Độ tinh khiết
của bột ngọt có thể đạt 99 – 99,6% monoglutamat natri.
 
Có thể nói quá trình lên men tự nhiên trong sản xuất bột ngọt tại Ajinomoto là quá trình an
toàn, hiệu quả, có ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường cũng như sức khoẻ của người lao
động. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người lao động cũng cần chuẩn bị dụng cụ, trang
thiết bị phù hợp để đảm bảo vệ sinh và an toàn tuyệt đối trong quá trình sản xuất.

2.4.2. Tiếng ồn

Con người thu nhận được các kích thích âm thanh qua các cơ quan thính giác, nhưng tiếng ồn
ảnh hưởng trước hết đến hệ thần kinh trung ương, đến hệ tim mạch và các cơ quan khác. Sự
thay đổi trong cơ quan thính giác phát triển muộn hơn. 

Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào tính chất vật lý chủ yếu do mức ồn quyết định. Tiếng ồn
phổ liên tục gây khó chịu hơn phổ gián đoạn, tần số cao gây khó chịu hơn tần số thấp, thời
gian bị kích thích với tiếng ồn càng dài càng có hại.
18
Trong nhà máy sản xuất mì chính Ajinomoto, tiếng ồn chủ yếu xuất phát từ các loại máy móc,
trang thiết bị như lò hơi, máy ly tâm, máy xử lý chất thải trước khi thải, phế thải, máy nén,
hút, thải khí,...

a. Ảnh hưởng tới cơ quan thính giác

Dưới tác động của tiếng ồn kéo dài, thính lực giảm dần, độ  nhạy của thính giác giảm rõ rệt.
nếu tác động kéo dài các hiện tượng mỏi mệt thính giác không có khả năng phục hồi và phát
triển biến đổi bệnh lý:

- Với âm tần số 2000- 4000Hz, mệt mỏi bắt đầu từ 80 dB; 5000- 6000Hz từ 60dB.

- Giai đoạn đầu có cảm giác đau đầu và ù tai, đôi khi chóng mặt và buồn nôn. Sau đó xuất
hiện nặng tai, màng nhĩ dầy lên và dây thần kinh thính giác biến đổi, trung tâm thính giác
dưới não điều hoà dinh dưỡng của tai rối loạn.

- Tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp ở tai trong, đối xứng và không hồi phục, giảm ngưỡng nghe
vĩnh viễn và có đặc điểm giảm rõ rệt ở tần số 4000Hz.

- Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng
lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh
nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
- Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu
sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
- Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn
toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi
có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.

b. Đối với hệ thần kinh trung ương:

-Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung
ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể hiện đau đầu,
chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút...
c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:

19
- Tiếng ồn cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn
nhịp tim. Bệnh cao huyết áp cũng bị ảnh hưởng của tiếng ồn.

- Tiếng ồn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, giảm tiết dịch vị, giảm độ toan,
ảnh hưởng tới co bóp của dạ dày.

- Tiếng ồn che lấp các tín hiệu âm thanh, giảm sự tập trung, giảm năng suất lao động.

Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn:

- Áp dụng các biện pháp quy hoạch, xây dựng chống tiếng ồn; bố trí khoảng cách, trồng cây
xanh, hướng gió thịnh hành.
- Áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn: Hiện đại hoá thiết bị và hoàn thiện các quy
trình công nghệ, sử dụng kỹ thuật tự động hoá, điều khiển từ xa.
- Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy móc công nghệ.
- Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp. Sử dụng các
kết cấu, tấm, ống, buồng tiêu âm hiệu quả.
- Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có nguồn ồn và hạn chế số lượng người
lao động tiếp xúc với tiếng ồn.
- Sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân chống tiếng ồn như: nút tai, bao tai chống
tiếng ồn có hiệu quả
- Khám sức khoẻ định kỳ, xác định biểu đồ thính lực cho công nhân để kịp thời phát hiện mức
giảm thính lực, các biện pháp xử lý

2.4.3. Bụi
-  Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của bụi. Bụi có
thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả năng cách điện của bộ phận
cách điện, gây chập mạch; gây mài mòn thiết bị trước thời hạn; làm tổn thương cơ quan hô
hấp, xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; gây
bệnh ngoài da; gây tổn thương mắt.
- Tại nhà máy sản xuất bột ngọt tại doanh nghiệp Ajinomoto, các loại bụi, khí CO, SO2,
NOx, CO2, muội khói,… có trong môi trường làm việc do phát sinh từ hoạt động của 6 lò hơi
( 3 lò 18 tấn/giờ và 3 lò 10 tấn/giờ ) hoạt động luân phiên nhau, và từ hoạt động của 6 máy
phát điện dự phòng có công suất 376KVA ( 2 máy ), 230KVA ( 1 máy ), 1500KVA ( 1 máy ),
618KVA ( 1 máy ), 1556KVA ( 1 máy ) sử dụng dầu DO. Bụi khí SO2, CO, NOx, VOC…
20
có trong khí thải của các phương tiện vận tải ra vào khuôn viên nhà máy để giao nguyên liệu,
nhận sản phẩm và của các phương tiện bốc dỡ tại nhà máy.
Biện pháp phòng tránh:
+ Thu gom lượng khí thải từ lò hơi tập trung tại hệ thống xử lý bụi bằng cyclone sau đó thải
qua hệ thống ống khói với chiều cao khoảng 40m.
+ Nhà máy thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra kiểm tra định kì chất lượng dầu nhập
vào và giám sát chế độ đốt tại nguồn.
+ Công ty đã lặp đặt hệ thống quán trắc tự động khí thải tại nguồn đối với khí thải lò hơi
sau hệ thống xử lý bụi vào cuối năm 2009.
+ Ngoài ra, công ty còn trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ cho người lao động như: quần
áo, mũ, găng tay, kính, giày, khẩu trang để hạn chế tối thiểu các tác hại của bụi trong môi
trường làm việc.

2.4.4. Vi sinh vật có hại


- Các vi sinh vật gây bệnh có thể gây bệnh cấp và mãn tính cho người lao động.Họ là những
người làm việc trong môi trường lao động có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ súc vật mang bệnh,từ
bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh Lao, AIDS, SARS hoặc do muỗi đốt truyền
bệnh sốt rét… 
- Chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy Ajinomoto bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi
nilon, giấy, vỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn và từ các hoạt động sinh hoạt
khác và chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của nhà máy có tổng
khối lượng trung bình khoảng 1.563 kg/tháng .
Biện pháp phòng tránh:
Nhà máy đã tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn và lưu trữ tại kho chứa chất thải
có diện tích khoảng 5.000 m2, được thiết kế trên nền bê tông, các mái che; các loại chất thải
được chứa trong thùng chứa hoặc bao chứa có dán nhãn cảnh báo đứng quy định.

21
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM.

3.1 Một số biện pháp an toàn vệ sinh lao động của Ajinomoto:
- Công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào, trong suốt quy trình sản xuất cho đến thành phẩm
cuối cùng đến tay người tiêu dùng theo tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2015, Hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn HACCP để đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, Hệ thống an ninh thực phẩm FOOD DEFENSE để kiểm soát các
mối nguy có chủ ý gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001:2015, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007 và
Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2011. Đặc biệt, Công ty còn áp dụng một số tiêu
chuẩn nghiêm ngặt của Hệ thống Quản lý chất lượng ASQUA của Tập đoàn Ajinomoto.
- Tập đoàn Ajinomoto thúc đẩy các chương trình phát triển nguồn nhân lực của mình để
ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực. Hàng năm, Tập đoàn xem xét lại
chất lượng đào tạo, và tạo ra các chương trình đáp ứng được nhu cầu của mỗi tổ chức và công
ty trong Tập đoàn.
- Ajinomoto cũng đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh dối với môi trường
như: Ứng dụng công nghệ “Không phát thải”, áp dụng “Chu trình sinh học khép kín” trong
sản xuất nguyên liệu (Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp là tinh bột sắn (khoai
mì) và mật mía đường để sản xuất bột ngọt), gương mẫu trong tiết kiệm năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên....
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hệ thống dây chuyền hiện đại . Nhân viên phải
thực hiện đúng quy định của nhà máy: mang tất, đội mũ bảo hộ để đảm bảo an toàn trongthời
gian làm việc tại nhà máy. Mỗi nhân viên trước khi vào khu chế biến đều phải tuân thủ những
quy định nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu phân xưởng nước hầm
xương và thịt, phải tuân thủ cách chọn, quy trình kiểm tra, chế biến và bảo quản nguyên liệu
sao cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất. Khu đóng gói sản phẩm, một dây
chuyền sản xuất hiện đại không cần đòi hỏi nhiều công nhân trong nhà máy, sử dụng hầu hết
là các trang thiết bị máy móc tân tiến. Và cuối cùng đó là khu bảo quản sản phẩm. Mỗi thành
phẩm đều được lưu trữ và bảo quản trong môi trường hạn chế được những côn trùng gây hại,
nhiệt độ thích hợp nhất trước khi được đem phân phối ra thị trường và người tiêu dùng.

22
3.2 Kiến nghị:
1. Tuân Thủ Pháp Luật:
Công ty luôn tuân thủ đúng luật, chấp hành đúng luật mà nhà nước quy định và việc bản
thân doanh nghiệp mình phài có trách nhiệm với xã hội.

2. Y Tế Và An Toàn Nơi Làm Việc:


Phải tuân thủ đối với vấn đề y tế và an tòan tại nơi làm việc. Đặc biệt là dự phòng và sử
dụng thiết bị bảo hộ cá nhân. Đặc biệt không cho người lao động lớn tuổi làm công việc nặng
nhọc, những công việc nguy hiểm không an tòan và không tốt cho sức khỏe. Mỗi cá nhân đều
phải được huấn luyện về y tế và an tòan lao động.
Cần phải thiết lập các hệ thống để phát hiện, ngăn ngừa hoặc phản ứng lại đối với những nguy
hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe và an toàn của tất cả mọi người.

3. Cấm Sử Dụng Lao Động Trẻ Em:


Cấm sử dụng lao động trẻ em được chỉ rõ trong các công ước của ILO, Liên Hiệp Quốc
và pháp luật cuả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cấm bất cứ hình thức bóc lột
trẻ em nào. Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ hoặc có hại cho tình trạng sức khỏe của
trẻ. Quyền của các lao động trẻ tuổi phải được bảo vệ.

4. Các Vấn Đề An Toàn Và Môi Trường:


Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải khoa học công nghệ.
Các thủ tục và tiêu chuẩn xử lý chất thải, xử lý các chất hóa học, các chất có hại khác.
5. Một số kiến nghị lên Phòng lao động thương binh xã hội về thực hiện lợi ích của người lao
động như : tăng mức lương tối hiểu , giảm giờ làm, các khoản bảo hiểm và trợ cấp,…
• Tăng mức lương tối thiểu:
Theo “ Nghị định số 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định từ ngày 25/01/2016 , mức
lương tối thiểu vùng tăng thêm trung bình 6.5%. Cụ thể: vùng I là 3,98 triệu đồng/ tháng
( tăng 230 nghìn đồng so với năm 2015); vùng II là 3.53 triệu đồng/ tháng( tăng 210 nghìn
đồng); vùng III là 3.09 triệu đồng/ tháng (tăng 190 nghìn đồng); vùng IV là 2.76 triệu đồng/
tháng (tăng 180 nghìn đồng). Như vậy mức tăng lương tối thiểu cho người lao động năm 2018
là từ 180-230 nghìn đồng/ tháng.

23
• Bảo hiểm:
Cụ thể, người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu
khi hết tuổi lao động theo quy định của luật BHXH ( năm 2014).
Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia
BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH
khi có yêu cầu sẽ được nhận BHXH một lần. Đối với chế độ BHXH bắt buộc, mức hưởng
BHXH một lần đối với người tham gia bảo hiểm được tính theo số năm đã đóng BHXH. Cứ
mỗi năm được tính như sau:
- Hưởng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng
trước năm 2014;
- Hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ
năm 2014 trở đi.
Đối với chế độ BHXH tự nguyện, mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia bảo
hiểm được tính theo số năm đã đóng BHXH. Cứ mỗi năm được tính như sau:
- Hưởng 1.5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước
năm 2014.
- Hưởng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm
2014 trở đi.
 Trợ cấp:
Được hưởng trợ cấp mất việc làm nếu bạn bị mất việc theo quy định tại Điều 44 và Điều 45
bộ luật lao động.
 Tiền lương và các chế độ phúc lợi khác:
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động quy định
tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Mức lương:
Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng
lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên
đã thỏa thuận, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi
mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương :
Ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức
tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận
trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

24
b) Các khỏa phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả hoàn thành công việc
của người lao động. Các khoản phụ cấp lương bao gồm ( Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-
BLĐTBXH):
. Phụ cấp chức vụ chức danh
. Phụ cấp trách nhiệm
. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
. Phụ cấp thâm niên
. Phụ cấp khu vực
. Phụ cấp lưu động
. Phụ cấp thu hút
Và các phụ cấp có tính chất tương tự

25
C.KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về ATVSLĐ của công ty Ajinomoto Việt Nam,
có thể thấy công ty cũng đã và đang thực hiện công tác ATVSLĐ, tạo môi trường làm việc
hiệu quả và an toàn cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì có những
hạn chế nhất định và nhóm chúng em đã đề xuất một số giải pháp nhất định mang tính chất
tham khảo để công tác ATVSLĐ cho người lao động. Để nâng cao chất lượng công tác
ATVSLĐ thì sự nỗ lực về phía công ty là rất lớn, cần phải có kế hoạch triển khai đồng bộ và
không bỏ sót nhóm lao động nào, phổ biến công tác này đến toàn bộ nhân viên trong công ty
được biết. Mọi công việc ổn định và điều kiện làm việc an toàn, bao gồm cả công tác
ATVSLĐ trong công ty cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm tăng năng suất lao động và đảm bảo tâm
lý cho người lao động cảm thấy an tâm hơn khi làm việc.

26
BẢNG ĐÁNH GIÁ

STT Mã Sinh Họ Tên Nhiệm Vụ Đánh Giá Ký Tên


Viên
1 18D2102 Lương Thị - Điều kiện lao động
83 Thắm - Các yếu tố nguy hiểm và biện
pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn
lao động
2 18D2102 Nguyễn Hà - Các yếu tố có hại và đảm bảo
23 Phương vệ sinh lao động trong doanh
Thảo nghiệp
- Biện pháp và đề xuất đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động
3 18D2102 Nguyễn Thuyết Trình
84 Ngọc Thơm
4 18D2102 Thái Anh - Yếu tố nguy hiểm về cơ học
86 Quốc và biện pháp
Thươm - Yếu tố nguy hiểm về điện và
biện pháp
5 18D2102 Lê Thị Kim Làm Powerpoint
26 Thủy
6 18D2101 Hoàng Thị - Giới thiệu khái quát về công
68 Trang ty Ajinomoto VN
- Điều kiện lao động và cơ cấu
tổ chức lao động tại công ty
Ajinomoto Việt Nam
7 18D2101 Nguyễn Thị - Yếu tố nguy hiểm về nhiệt, nổ
11 Trinh và biện pháp
- Yếu tố nguy hiểm về hóa chất
và biện pháp
8 18D2101 Lê Thanh Giải pháp và kiến nghị nhằm bảo
12 Tú đảm ATVSLĐ tại công ty
Ajinomoto Việt Nam.
9 18D2101 Bùi Thị - Lời cảm ơn
14 Thùy Vân - Lời mở đầu, kết luận
- Tổng hợp bài.
10 17D1100 Vũ Thị - Hóa chất độc hại
14 Phương - Tiếng ồn
Huế
11 18D2100 Quách Thị - Bụi
34 Cẩm Ngọc - Vi sinh vật có hại

27

You might also like