You are on page 1of 3

Câu 1:

a) Khái niệm về quan hệ pháp luật:


Quan hệ pháp luật là một dạng đặc biệt của quan hệ xã hội được hình thành, tồn
tại và phát triển dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật, cùng với đó các đối tượng
tham gia vào mối quan hệ này phải thực hiện những hành vi xử sự theo quyền và nghĩa
vụ pháp lý cụ thể được quy định và đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. 
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và người trong cuộc sống, mà đời sống của
chúng ta lại đang ngày càng phát triển một cách khách quan theo thời gian. Chính vì
vậy, các mối quan hệ trong xã hội phải được điều chỉnh và đảm bảo để chúng được
phát triển theo một quy chuẩn nhất đinh. Khi nhà nước và pháp luật ra đời, tồn tại
trong xã hội loài người, các quy phạm pháp luật là một trong những quy chuẩn tối cao
và quan trọng nhất của nhà nước. Một khi các mối quan hệ xã hội được tác động bởi
các quy phạm pháp luật thì các bên tham gia phải có những xử sự phù hợp với trật tự
xã hội vì các quy phạm pháp luật là do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước
và được nhà nước đảm bảo thực hiện.   
b) Đặc điểm của quan hệ pháp luật:

- Là quan hệ xã hội có ý chí: xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà nước ( vì pháp luật do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận ) và ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật ( vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí ).
- Quan hệ pháp luật phát sinh dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có
quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật.
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ mang tính giai cấp.  
- Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền, nghĩa vụ pháp lý;
được thực hiện và đảm bảo bằng các biện pháp của nhà nước thậm chí là cưỡng chế.
- Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể. Vì quan hệ pháp luật là loại quan hệ có cấu
thành từ các chủ thể xác định.
c) Nội dung của quan hệ pháp luật:
Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các
bên chủ thể tham gia. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm:
- Quyền chủ thể là những gì mà cá nhân, tổ chức có thể thực hiện và nhận được dựa
trên các điều kiện pháp luật nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.
- Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà mỗi bên phải thực
hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.
d) Ví dụ: Thuê phòng nhà trọ tại Hà Nội vì tôi là người Thanh Hóa và đậu Đại học
Thương Mại.
Quyền: - Quyền chiếm hữu và quyền sử dụng căn phòng 401
- Quyền trả phòng
Nghĩa vụ: - Trả tiền thuê phòng
- Bảo quản tài sản được cho thuê
- Sử dụng tài sản được cho thuê đúng mục đích
- Trả lại phòng khi đã kết thúc hợp đồng
Câu 2: Ta có : Bắc=Ngọc= 880/2 = 440 (triệu)
TH1: Ông Bắc trong thời gian chung sống với bà Ngọc đã nhận anh Dũng làm con
nuôi theo pháp luật trước năm Dũng 16 tuổi ( 2012 ).
a) +) T1, 2017: Ông Bắc chết mà không để lại di chúc nên tài sản của ông sẽ được
chia theo pháp luật và chia đều cho 5 người là :
Tâm = Chi = Dũng = Ngọc = Thoa= 440/5 = 88 (triệu)
 Tổng tài sản của bà Ngọc : 88 + 440 = 528 ( triệu )
 Tổng tài sản của bà Thoa : 88 + 430 = 518 ( triệu )
+) T7, 2017: Bà Thoa chết không để lại di chúc nên tài sản của bà sẽ chia theo
hàng thừa kế thứ nhất là ông Bắc. Tuy nhiên, ông Bắc đã qua đời trước nên số tài
sản đó sẽ được chia đều cho:
Tâm = Chi = Dũng = 518/3 = 172,67 ( triệu )
 Tổng tài sản thừa kế của : Tâm = Chi = Dũng = 172,67 + 88 = 260,67 ( triệu )
b) Khi ông Bắc chết, tài sản của ông chia theo pháp luật sẽ có :
Tâm = Chi = Ngọc = Thoa = Dũng = 440/5 =88 ( triệu )
+) T1, 2017: Ông Bắc chết để lại toàn bộ tài sản cho Chi nên theo điều 644 Bộ luật
Dân sự 2015, sẽ có 3 người được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa
kế theo pháp luật : Tâm = Ngọc = Thoa = 88x2/3 = 58,67 ( triệu )
 Do anh Dũng đã đi làm nên không được nhận tài sản thừa kế từ ông Bắc.
 Tổng tài sản của bà Ngọc : 58,67 + 440 = 498,67 ( triệu )
 Tổng tài sản của bà Thoa : 58,67 + 430 = 488,67 ( triệu )
 Tài sản của Chi thừa kế từ ông Bắc: 440 – 58,67x3 = 263,99 ( triệu )
+) T7, 2017: Bà Thoa chết không để lại di chúc nên tài sản của bà sẽ chia theo hàng
thừa kế thứ nhất là ông Bắc. Tuy nhiên, ông Bắc đã qua đời trước nên số tài sản đó sẽ
được chia đều cho:
Tâm = Chi = Dũng = 488,67/3 = 162,89 ( triệu )
 Tổng tài sản của Tâm : 162,89 + 58,67 = 221,56 ( triệu )
 Tổng tài dản của Chi : 162,89 + 263.99 = 426,88 ( triệu )
TH2: Ông Bắc trong thời gian chung sống với bà Ngọc đã không nhận anh Dũng làm
con nuôi theo pháp luật trước năm Dũng 16 tuổi ( 2012 )
a) +) T1, 2017: Ông Bắc chết mà không để lại di chúc nên tài sản của ông sẽ được
chia theo pháp luật và chia đều cho 4 người là :
Tâm = Chi = Ngọc = Thoa= 440/4 = 110 (triệu)
 Tổng tài sản của bà Ngọc : 110 + 440 = 550 ( triệu )
 Tổng tài sản của bà Thoa : 110 + 430 = 540 ( triệu )
+) T7, 2017: Bà Thoa chết không để lại di chúc nên tài sản của bà sẽ chia theo
hàng thừa kế thứ nhất là ông Bắc. Tuy nhiên, ông Bắc đã qua đời trước nên số tài
sản đó sẽ được chia đều cho:
Tâm = Chi = 540/2 = 270 ( triệu )
 Tổng tài sản thừa kế của : Tâm = Chi = 270 + 110 = 380 ( triệu )
b) Theo kết quả câu a) ta có : số tài sản được chia theo pháp luật của Tâm = Chi =
Ngọc = Thoa = 110 ( triệu )
+) T1, 2017: Ông Bắc chết để lại toàn bộ tài sản cho Chi nên theo điều 644 Bộ luật
Dân sự 2015, sẽ có 3 người được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa
kế theo pháp luật : Tâm = Ngọc = Thoa = 110x2/3 = 73,33 ( triệu )
 Tổng tài sản của bà Ngọc : 73,33 + 440 = 513,33 ( triệu )
 Tổng tài sản của bà Thoa : 73,33 + 430 = 503,33 ( triệu )
 Tài sản của Chi thừa kế từ ông Bắc: 440 – 73,33x3 = 220,01 ( triệu )
+) T7, 2017: Bà Thoa chết không để lại di chúc nên tài sản của bà sẽ chia theo hàng
thừa kế thứ nhất là ông Bắc. Tuy nhiên, ông Bắc đã qua đời trước nên số tài sản đó sẽ
được chia đều cho:
Tâm = Chi = 503,33/2 = 251,665 ( triệu )
 Tổng tài sản của Tâm : 251,665 + 73,33 = 324,995 ( triệu )
 Tổng tài dản của Chi : 251,65 + 220,01 = 471,66 ( triệu )

You might also like