You are on page 1of 15

GIẢI ĐỀ MẪU

ĐỀ 1
Câu 1:
a) Khi một tài sản được tạo thành do sự sáp nhập tài sản của nhiều người thì
những người này là chủ sở hữu chung của tài sản được tạo thành.
Nhận định sai vì tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định “…
nếu tài sản đem saps nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc
chủ sở hữu của vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài
sản mới phỉa thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.” Do đó, không phải trong bất kỳ trường hợp nào sự
sáp nhập tài sản của nhiều người tạo thành một tài sản mới thì những người này là
chủ sở hữu chung của tài sản tạo thành mà nếu sáp nhập vật chính vào vật phụ thì
chủ sở hữu của vật chính sẽ là chủ sở hữu của tài sản mới tạo thành sau khi sáp
nhập và có nghĩa vụ phải thanh toán cho chủ sở hữu phần phụ giá trị của phần phụ
đó.

b) Việc tạo ra tác phẩm văn học dựa trên một phần hoặc toàn bộ dựa trên tác
phẩm của tác giả khác sẽ không được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả.
Nhận định sai vì nếu tác giả tạo ra tác phẩm đã xin phép quyền bản quyền
của tác giả đó và được cho phép sử dụng thì việc tạo ra sản phẩm văn học dựa trên
một phần tác phẩm của tác giar khác sẽ vẫn được bảo hộ theo pháp luật.

c) Nước khoáng nhãn hiệu “Lê Vinh” là xâm phạm nhãn hiệu “La Vie” đã
được cấp văn bằng bảo hộ.
Nhận định

d) Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm kể từ
thời điểm mở thừa kế.
Nhận định sai vì thời hiệu khởi kiện để người thưuaf kế yêu cầu chia di sản
là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản tính từ thời điểm chia
thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2015.

Câu 2:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 231 BLDS 2015 thì “Người bắt được gia
súc thất lạc phải báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo
công khai cho chủ sỡ hữu biết mà nhận lại.” Oử đây ông C chỉ thông báo cho hàng
xóm như vậy là không đúng. Do đó không thể căn cứ vào Điều 231 để xác lập
quyền sở hữu của ông C đối với số gia súc dù đã quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày
công bố công khai. Việc ông C đem bán đôi bò cho D là không đúng.
Ở đây, nếu ông A muốn đòi lại gia súc thì có quyền đòi trực tiếp nguời đang
nắm giữ gia súc là ông D.
-Nếu ông D biết đôi bò đó là ông C bắt được chứ không phải thuộc quyền sở
hữu của ông C thì ở đây ông D không ngay tình và phải trả lại đôi bò cho ông A
theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015. Và ông A có nghĩa vụ phải thanh toán tiền
công nuôi dưỡng và chi phí được hưởng 50% giá trị số gia súc sinh ra. Lúc này ôn
D muốn bảo vệ quyền lợi của mình thì cần kiện ông C để đòi lại số tiền mua bò.
-Nhưng nếu ông D không biết thì ông D đang chiếm hữu ngay tình đối với
đôi bò, đôi bò là động sản không phải đăng ký, ông D có được đôi bò qua hợp
đồng có đền bù và đôi bò rời khỏi ông A do ý chí của ông A, ông A cho ông B thuê
đôi bò nên trong trường hợp này ông A không có quyền đòi lại đôi bò. Vậy trong
trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi cuả ông A, ông A có quyền kiện ông B bồi
thường thiệt hại theo quy định tại Điều 170 BLDS 2015.

Câu 3:

H chết, di sản bà H là 600/2=300tr


Chia thừa kế theo pháp luật cho M=N=300/2=150tr
A chết, di sản của A là (300+1200)/2=750tr
Chia theo di chúc cho C=E=(750/2)/3=125tr
Di sản còn lại 750-125x2=500tr chia theo pháp luật
B=C=E=M=N=100tr
Giả sử chia theo pháp luật từ đầu:
1 suất thừa kế=750/6=125tr
2/3 suất thừa kế =2/3x125=83.33tr
Vậy bà B và M là hai người TKKPTNĐC đã nhận đủ 2/3 suất thừa kế theo quy
định tại Điều 644. Kết luận: M=N=150+100=250tr; B=100tr; C=E=225tr
ĐỀ 2:
Câu 3:

TH1:
Di sản ông Hà là 960tr, đem chia theo di chúc:
Bình = Phương = (960/2)/2 = 240tr
Di sản còn lại là 960/2 = 480tr đem chia theo pháp luật
Vân=Liên=Vinh= 480/3 = 160tr
Giả sử chia di chúc theo pháp luật:
1 suất thừa kế = 960/4 = 240
2/3 suất thừa kế = 240 x 2/3 = 160tr
Do đó bà Vân đã nhận đủ 2/3 suất thừa kế trong di sản ông A.
Kết luận:
Bình=Phương= 240tr
Vân=Liên=Vinh=160tr

TH2:
Di sản ông Hà là 960tr vẫn đem chia theo di chúc vì phải tôn trọng ý chí của người
để lại di sản
Bình= (960/2)/2 = 240tr
Di sản còn lại là 960-240=720tr đem chia theo pháp luật
Vân=Liên=Vinh=Tâm= 720/4 = 180tr
Kết luận:
Bình= 240tr
Vân=Liên=Vinh=Tâm=180tr
Câu 1:

a) Nhận định đúng vì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, vẫn
chưa có khả năng tự mình tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự mà vẫn cần có
người đại diện hoặc người giám hộ. Khoản 2 Điều 20 BLDS 2015 cũng có quy
định rằng “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,…” Vậy người
chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.

b) Nhận định sai vì theo quy định tại khoản 1 Điều 143 BLDS 2015 thì giao
dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện nhưng thoả một
trong những điều kiện được nêu thì không vô hiệu. Ví dụ như được người được đại
diện đồng ý hoặc biết nhưng không phản đối trong một thời gian hợp lý thì giao
dịch dân sưj đó có hiệu lực mà không bị vô hiệu dù vuotự quá phạm vi đại diện.

c) Nhận định sai vì theo quy định tại Điều 180 đã khẳng định: “Chiếm hữu
ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tinh rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.” Trong trường hợp này, khi nhặt được tài
sản thì người nhặt được đương nhiên hiểu đó không phải là tài sản thuộc sở hữu
của mình nên không có quyền chiếm hữu đối với tài sản đó nên người đó không
ngay tình.

d) Nhận định sai vì theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 thì có một số đối
tượng nếu người để lại di sản không cho họ hưởng di sản thì họ có quyền được
hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản được chia theo
pháp luật. Và tại khoản 2 Điều 644 quy định về các trường hợp không áp dụng thì
có 2 trường hợp là người đó từ chối nhận di sản và những người tại khoản 1 Điều
621 đều không có trường hợp bị truất quyền thừa kế. Do đó, nếu người để lại di
sản truất quyền thừa kế mà đối tượng là một trong những người được nêu tại khoản
1 Điều 644 mà không từ chối nhận di sản thì họ vẫn có quyền được hưởng di sản.
Câu 2:

a) Số tiền H phát hiện không thể được xem là tài sản vô chủ vì không có căn
cứ nào khẳng định chủ sở hữu đã vutứ bỏ số tiền đó theo khoản 1 Điều 228 mà
phải xét theo khoản 1 là tài sản không xác định được chủ sở hữu và cụ thể là tài sản
bị chôn, giấu.
b) Theo quy định tại khoản 2 Điều 228, thời hạn năm tính từ 28/5/2015 sẽ
được kết thúc sau 1 năm và kết thúc vào ngày 29/5/2016.
c) 5 triệu yên nhật ở đây theo quy định tại Điều 229 là tài sản bị giấu và
không phải là tài sản thuộc di tích-lịch sử. Bà Ng đã được cơ quan chức năng cho
thời hạn hợp lý để bổ sung hồ sơ chứng minh nhưng không thể chứng minh được
đó là tài sản của chồng bà nên không có căn cứ rõ ràng khẳng định đó là tiền của
chồng bà. Do đó ở đây sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 229 BLDS 2015 đối
với tài sản không xác định được chủ sở hữu bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm. Đây
là tài sản có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ bản nên bà H sẽ được nhận một
khoản bằng 10 lần mức lương cơ bản và 50% giá trị phần vượt quá 10 lần mức
lương cơ sở. 5 triệu yên nhật bằng 1.083,521.300 đồng. Theo quy định hiện hành,
mức lương cơ sở là 1,49tr đồng, bà H sẽ được nhận khoản tiền 14,9tr đồng cộng
với 50% giá trị phần còn lại là 534,310,650 đồng. Tổng cộng sau 1 năm, nếu không
xác định được chủ sở hữu thì bà H sẽ nhận được 549,210,650 đồng. Phần còn lại
thuộc về Nhà nước.
ĐỀ HS43B
Câu 1:

a) Nhận định sai vì bên cạnh các văn bản chứa quy phạm pháp luật dân sự,
một số loại nguồn khác cũng có thể được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân
sự phát sinh như là tập quán, đạo đức, lẽ công bằng,… Do đó, các văn bản chứa
đựng các quy phạm pháp luật dân sự không phải nguồn duy nhất của luật dân sự.

b) Nhận định sai vì năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực
hành vi. Theo BLDS 2015 tại khoản 2 Điều 16 quy định “Mọi cá nhân đều có năng
lực pháp luật dân sự như nhau.” Còn tại Điều 19 quy định “Năng lực hành vi dân
sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự.” và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào độ
tuổi, sức khoẻ và những yếu tố khác và phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân.
Do đó, năng lực chủ thể của mỗi cá nhân là khác nhau.

c) Nhận định sai vì theo điều 140, xét trong trường hợp đại diện theo pháp
luật thì nếu người đại diện chết thì quan hệ đại diện vẫn không chấm dứt mà sẽ
được chuyển giao cho người khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, điều lệ hoặc theo quy định của luật. Còn trong trường hợp đại diện theo uỷ
quyền thì quan hệ đại diện chấm dứt nếu người đại diện chết theo điểm đ khoản 3
Điều 140. Do vậy không phải trong quan hệ đại diện nào mà người đại diện của
pháp nhân chết cũng dẫn tới chấm dứt quan hệ đại diện.

d) Nhận định sai vì theo Điều 167 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại
động sản không phải đăng ký quyền sở huuwx từ người chiếm hữu ngay tình “…
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu
ngoài ý chí của chủ sở hữu.” Vậy nếu động sản rời khỏi người sở hữu không do ý
chí của người này thì dù người thứu ba ngay tình có được động sản thông qua hợp
đồng có đền bù cũng phải trả lại động sản.
Câu 2:

Này hong ra đâu, khỏi mần!!

Câu 3:

Di sản của Chuyên là 360/2=180tr


Chia theo pháp luật: An=Bính=Hoa=Nam=Mai=36tr
Di sản của An là 600/2+36=336tr
Chia theo di chúc: Dũng=336/2=168tr
Phần còn lại 168tr chia theo pháp luật:
Bính=Dũng=Mai+Nam (kế vị Chuyên)= 168/3=56tr
Giả sử chia theo pháp luật toàn bộ di sản của A:
1 suất thừa kế=336/3=112tr
2/3 suất thừa kế=2/3x112=74,67tr
TH1:Vậy bà Bính vẫn chưa được nhận đủ 2/3 suất thừa kế theo quy định tại Điều
644 BLDS 2015 nên cần phải bù vào cho bà 18,67tr. Do đó cần rút từ Dũng
18,67tr.

Kết luận:
Bính= 36+74,67=110,67tr
Hoa=36tr
Mai=Nam= 36+56/2=64tr
Dũng=168+56-18,67=205,33tr
TH2:
Vậy bà Bính vẫn chưa được nhận đủ 2/3 suất thừa kế theo quy định tại Điều 644
BLDS 2015 nên cần phải bù vào cho bà 18,67tr. Do đó cần rút từ Dũng, Mai và
Nam 18,67tr, vậy mỗi người cần rút:
Dũng= (168+56)/(168+56+56)x18,67=14,936tr
Mai=Nam=1,867tr
Kết luận:
Bính=36+74,67=110,67tr
Hoa=36tr
Mai=Nam=36+56/2-1,867=62,133tr
Dũng=168+56-14,936=209,064tr
ĐỀ TM41
Câu 1:

a) Nhận định sai vì theo BLDS 2015 quy định tại khoản 2 Điều 20: “Người
thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều
22,23 và 24 của Bộ luật này.” Do đó nếu một người thành niên mà được Toà án
tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi dân
sựu đầu đủ.

b) Nhận định sai vì tại khoản 2 Điều 47 BLDS 2015 quy định rằng: “Một
người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ
cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu” Nên nếu một cá nhân được ông, bà
hoặc cha, mẹ là người giám hộ thì vẫn có thể có 2 người giám hộ.

c) Nhận định sai vì theo Điều 167 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại
động sản không phải đăng ký quyền sở huuwx từ người chiếm hữu ngay tình “…
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu
ngoài ý chí của chủ sở hữu.” Vậy nếu động sản rời khỏi người sở hữu không do ý
chí của người này thì dù người thứu ba ngay tình có được động sản thông qua hợp
đồng có đền bù cũng phải trả lại động sản.

d) Nhận định sai vì theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015 các trường hợp
không áp dụng thời hiệu khởi kiện là … (trích luật)
Câu 2:

Làm r nhe hehe

Câu 3:

Di sản của anh Vượng là 240/2=120tr


Chia theo pháp luật: Bình=Khánh=Phong=Phú=120/4=30tr
Di sản của An: 180/2=90tr
Chia theo di chúc: Thịnh=90/2=45tr
Phần còn lại chia theo pháp luật
Bình=Thịnh=Phong+Phú (thế vị Vượng)=45/3=15tr
Gỉa sử chi di sản của An theo pháp luật
1 suất thừa kế=90/3=30tr
2/3 suất thừa kế=2/3x30=20tr
Ở đây bà Bình chưa được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo quy định của BLDS 2015
tại Điều 644, do đó cần rút thêm 5tr để bù vào phần của bà Bình từ phần Thịnh
được hưởng.
Kết luận:
Bình=30+20=50tr
Khánh=30tr
Phong=Phú=30+15/2=37,5tr
Thịnh=45-5+15=55tr
ĐỀ QT41
Câu 1:

a) Nhận định sai vì người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi cần
phải được Toà tuyên bố bằng bản án.

b) Nhận định sai vì theo Khoản 1 Điều 62 quy định về việc chấm dứt việc
giám hộ không có trường hợp người giám hộ chết. Nếu người giám hộ chết thì một
người khác vẫn sẽ được cử làm người giám hộ do đó quan hệ đó chỉ được chuyển
giao cho người khác chứ không chấm dứt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
60 BLDS 2015.

c) Nhận định sai theo Điều 167 nếu trong trường hợp động sản rời khỏi do ý
chí của chủ sở hữu

d) Nhận định sai vì tuỳ vào trường hợp, nếu sáp nhập pháp nhân thì không
làm chấm dứt pháp nhân bị cải tổ mà chỉ chấm dứt sựu tồn tại của 1 pháp nhân.

e) Nhận định sai vì thời hiệu tuy có tính liên tục nhưng trong một số trường
hợp vẫn có thể bị gián đoạn, không liên tục từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc theo
khoản 2 Điều 153 BLDS 2015.
Câu 2:

Theo quy định tại điều 175 khoản 2 thì ông Năm có nghĩa vụ phải cắt, xén cành
cây không để cây lấn sang phần đất của ông Sáu. Do đó đây là lỗi của ông Namư
trước, nên ông Sáu có quyền yêu cầu ông Năm cắt cành bưởi để không lấn qua
phần đất của mình. Lập luận cho rằng trái bưởi nằm bên phần đất của mình của
ông Sáu là không hợp lý vì cây bưởi vẫn thuộc sở hữu của ông Năm và ông Năm
có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ cây bưởi ở đây là trái bưởi theo quy định tại
điều 189 BLDS 2015. Ở đây hai bên có thể thoả thuận với nhau hoặc giải quyết
theo pháp luật thì buộc ông Năm phải cắt cành bưởi lấn sang đất ông Sáu và ông
Sáu cần đưa lại số bưởi cho ông Năm.
Câu 3:

Di sản của ông Minh là 360/2-20=160tr


Chia theo di chúc: Xinh=Đẹp=(160/2)/2=40tr
Phần tiền còn lại chia theo pháp luật: Mai=Trung=Cường=80/3=26,67tr
Giả sử chia theo pháp luật toàn bộ di sản ông Minh:
1 suất thừa kế=160/4=40tr
2/3 suất thừa kế= 2/3x40= 26,67tr
Bà Mai được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo điều 644 nên không cần phải rút bù
Kết luận:
Mai=26,67tr
Xinh=Đẹp=40tr
Trung=Cường=26,67tr
ĐỀ NGOÀI

Di sản của C là 100/2=50tr


Chia di sản theo pháp luật: A=B=E=M=N=50/5=10tr
Di sản của A là 10+(1100/2)-20=540tr
Chia thừa kế theo di chúc: H=P=Q=(540/2)/3=90tr
Phần còn lại chia theo pháp luật: T=B=P=Q=M+N(Thế vị C)=D=(540/2)/6=45tr
Giả sử chia theo pháp luật toàn bộ di sản ông A
1 suất thừa kế= 540/6=90tr
2/3 suất thừa kế = 60tr
Lúc này, phần bà B, bà T được hưởng chưa đủ 2/3 1 suất thừa kế theo quy định tại
điều 644 BLDS 2015 nên phải bù cho mỗi người thêm 15tr.

Vậy tổng số tiền cần trích ra là 30tr và trích từ phần di sản của người thừa kế theo
di chúc ở đây là H, P, Q, rút từ mỗi người:
(90/(90+90+90))x30=10tr

Chị D chết, di sản của chị D lúc này là 45tr chia theo pháp luật
F=X=Y=B=45/4=11,25tr

Kết luận:
B=10+60+11,25=81,25tr
T=60tr
H= 90-10=80tr
P=Q=90-10+45=125tr
E=10tr
M=N=10+45/2=32,5tr
F=X=Y=11,25tr
Di sản của bà Bính là 820/2-20=390tr
Chia di sản theo pháp luật: An=Tý=Mùi=390/3=130tr
Di sản của ông An là 820/2+480/2+130=780tr
Chia di sản theo di chúc: Nguyên=780/2=390tr
Phần di sản còn lại chia theo pháp luật, bà Minh bị tước quyền thừa kế do có hành
vi đe doạ tính mạng của người thừa kế khác theo điểm c khoản 1 Điều 621 BLDS
2015: Nguyên=Tý=Mùi=390/3=130tr
Giả sử chia toàn bộ di sản cuả ông An theo pháp luật
1 suất thừa kế= 780/3=260tr
2/3 suất thừa kế = 173,33tr
Ở đây, chỉ có bà Minh cần được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế tuy nhiên do bà vi
phạm và bị Toà án kết án nên theo khoản 2 Điều 644 BLDS 2015 bà Minh không
được hưởng 2/3 suất thừa kế theo khoản 1 điều này.

Kết luận:
Tý=Mùi= 130+130=260tr
Nguyên=390+130=520tr
Di sản của C là 200/2=100tr
Chia theo pháp luật: A=B=H=X=Y=100/5=20tr
Di sản của A là 500/2+200/2+20-10=360tr
Chia theo di chúc: K=P=360/2=180tr
Giả sử chia theo pháp luật toàn bộ di sản của A
B=D=E=X+Y(thế vị C)=P=mẹ của A= 360/6=60tr
2/3 suất thừa kế: 2/3x60=40tr
Theo điều 644, ở đây bà B, E và mẹ của A vẫn chưa được hưởng đủ 2/3 suất thừa
kế theo quy định nên cần trích ra từ phần của K và P tổng số tiền 120tr, mỗi người
cần rút 60tr

Kết luận:
B=60tr
X=Y=20tr
K=P=180-60=120tr
E=40tr
Mẹ của A=40tr
H=20tr

You might also like