You are on page 1of 5

THẢO LUẬN 4

VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ


1/ Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản
có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Điểm mới của BLDS năm 2015 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ở khoản 2 Điều 295:

“2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định
được”: pháp luật quy định, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung,
nhưng yêu cầu về tài sản bảo đảm phải xác định được nhằm hạn chế việc
dùng tài sản hình thành trong tương lai mà chưa được xác định để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì các bên đứng trước nguy cơ hiệu lực
của hợp đồng bị tác động bởi việc mô tả tài sản bảo đảm chung chung và
không xác định được. Chẳng hạn: theo quy định của pháp luật hiện hành,
một doanh nghiệp là khách hàng quen thuộc và tin cậy của một ngân hàng
có thể thế chấp các khoản phải thu hoặc tài khoản đang hoạt động là nơi
tiếp nhận các khoản thu là các dòng tiền được hình thành trong tương lai
mà không cần mô tả cụ thể các khoản tiền này.

2/ Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
Đoạn tại phần nhận thấy
“ Bị đơn bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo xác nhận:
Có thế chấp một giấy tờ sạp D2 - 9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000
đồng cho ông Phạm Bá Minh 1à chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh. Lãi xuất là
3%/ tháng.”
Và “ Vào ngày 14/9/2007 bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có
thề chấp cho ông một giấy sử dụng sạp D2 - 9 tại chợ Tân Hương để vay
60,000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất thỏa thuận là
3%/tháng.”

3/ Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?


Giấy chứng nhận sạp không là tài sản. Vì căn cứ theo điều 105 BLDS
2015 :
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận quyền sử dụng của chủ sạp, sạp đó
không thuộc quyền sở hữu của bà Khen. Vì vậy không thể xem giấy
chứng nhận sạp là tài sản
4/ Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa
án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự không
được Tòa án chấp nhận.
- Đoạn “ Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy
chứng nhận sạp D2 - 9 tại chợ Tân Hưong là giấy đăng ký sử dụng sạp,
không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở
pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh.”
5/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối
với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
- Đối với Tòa sơ thẩm là chấp nhận hợp đồng giao dịch dân sự trên là hợp
lý và đối tượng đảm bảo thực hện nghĩa vụ trong giao dịch là giấy tờ sử
dụng sạp của bà Khen là em thấy chưa hợp lý.
- Vì theo khoản 1 điều 295 “ 1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu
của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.”
Mà giấy chứng nhận sạp chỉ là giấy ghi nhận sử dụng sạp, không phải
quyền sở hữu. Do đó cái sạp không phải tài sản của bà Khen nên bà Khen
không thể dùng nó để làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ.
- Thêm vào đó theo khoản 1 Điều 105; “ 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản.” Theo quan điểm của em, giấy cứng nhận không
phải là tài sản. Vậy nếu TA công nhận giấy chứng nhận là tài sản bảo đảm
nghĩa vụ thì đồng nghĩa với việc Tòa cho rằng giấy chứng nhận sạp là tài
sản. Nhưng theo nhóm chúng em đã giải thích ở trên thì giấy chứng nhận
sạp chỉ là giấy ghi nhận sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu nên hướng
giải quyết của TA sơ thẩm em không đồng ý.
- Đối với quyết định của Tòa án phúc thẩm là không công nhận giấy chứng
nhận sạp là tài sản bảo đảm nghĩa vụ là hoàn toàn hợp lý.
6/ Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng
đất để cầm cố?
Đoạn của Quyết định số 2 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố là: “ “Vào ngày 30/8/1995 (âm lịch), ông Ôn, bà Xanh và ông Rành đã
xác lập giao dịch “thục đất làm ruộng” (BL31). Theo thỏa thuận này thì ông Ôn,
bà Xanh là người có tài sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ) hợp pháp, ông Rành
có tài sản là 30 chỉ vàng. Thực hiện giao dịch của ông Ôn, bà Xanh giao QSDĐ
cho ông Rành canh tác, đổi lại ông Rành đưa cho ông Ôn, bà Xanh 30 chỉ vàng
24k để sử dụng, hai bên thỏa thuận nếu quá 3 năm ông Ôn, bà Xanh không
chuộc lại đất cũng bằng số vàng trên thì ông Rành có quyền canh tác đất vĩnh
viễn”.
 7/ Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng dất để cầm cố
không? Nêu cơ sở văn bản khi trả lời.
- Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố. 
- Theo Điều 309 BLDS 2015, đối tượng để cầm cố là tài sản. Tài sản được
quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản; Điều 115 BLDS 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền sử dụng đất. Do đó ta có thể kết luận quyền sử dụng đất là
một quyền tài sản mà quyền tài sản là một loại tài sản cho nên quyền sử dụng
đất là tài sản, do vậy quyền sử dụng đất là đối tượng để cầm cố.
8. Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử
dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Xét việc giao dịch thục đất nêu
trên là tương tự với giao dịch cầm cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc
tương tự để giải quyết. Về nội dung thì giao dịch thục đất nêu trên phù hợp với
quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự (tại Điều 326, 327), do đó cần áp
dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự để giải quyết mới bảo
đảm quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch.”
9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết
định số 02.
Theo quan điểm của nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án trong Quyết
định số 02 là hợp lý. Tòa án cho rằng Luật Đất đai 2003 và BLDS 2005 không
có quy định hình thức hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất nên áp dụng Điều 3
BLDS 2005 về quy định tương tự của pháp luật là có cơ sở. Cụ thể theo BLDS
2005, không có bất kỳ quy định nào cấm giao dịch cầm cố quyền sử dụng đất
mà chỉ liệt kê các quyền mà người sử dụng đất được phép thực hiện; Điều 106
Luật Đất đai 2003 không có quy định về việc người sử dụng đất có thể cầm cố
quyền sử dụng đất hay không nhưng lại cho phép việc thế chấp, bảo lãnh quyền
sử dụng đất. Ta thấy việc cầm cố quyền sử dụng đất không nằm trong điều cấm
của pháp luật mà pháp luật không cấm thì ta có thể thực hiện miễn đảm bảo yếu
tố tự nguyện, bình đẳng giữa các bên; mặt khác nếu việc cầm cố này còn được
dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự nữa thì việc chấp nhận quyền
sử dụng đất để cầm cố tài sản là hợp lý và có ý nghĩa.
Tuy nhiên theo nhóm em, ta không cần áp dụng quy định về áp dụng
tương tự pháp luật tại Điều 3 BLDS 2005 mà nên áp dụng khoản 2 Điều 322
BLDS 2005: “Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.” cùng với quy
định tại khoản 1 Điều 318 BLDS 2005 về các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự trong đó có biện pháp cầm cố tài sản thì có thể kết luận việc có
thể dùng quyền sử dụng đất để cầm cố.
10. Đoạn nào của Bản án số 04 cho thấy người nhận thế chấp quyền sử
dụng đất là cá nhân?

Trong biên bản hòa giải ngày 08/9/2009, bà Phạm Thị Ngọc Hồng đã
trình bày: “Bà đồng ý trả cho Bà Vương Kim Long 360.000.000 đồng vì số tiền
bà vay cá nhân không liên quan đến cụ Phạm Ngọc Bình và ông Phạm Ngọc
Chấp”. Và trong phần xét thấy của Bản án 04, Tòa án cũng xác định rằng: “Pháp
luật chưa cho phép thế chấp quyền sử dụng đất giữa các cá nhân với nhau. Do
vậy, việc bà Phạm Thị ngọc Hồng giao các chứng nhận quyền sử dụng đất cho
bà Vương Kim Long để vay tiền là không đúng quy định của pháp luật, nên bị
coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự”.

11. Có quy định nào cho phép cá nhân nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ không? Nếu có nêu rõ cơ sở pháp lí.

Pháp luật không có quy định cụ thể nào cho phép cá nhân nhận quyền sử
dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên cũng không có quy định nào
cấm hay hạn chế cá nhân không được nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo cho
việc thực hiện nghĩa vụ. Theo pháp luật hiện hành, trường hợp dùng quyền sử
dụng đất để thế chấp được quy định  cụ thể tại BLDS 2015 và Luật Đất đai
2013:

- Điều 500 BLDS 2015 quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất: “Hợp
đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử
dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật
đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo Hợp đồng về quyền
sử dụng đất”.

- Theo khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Người sử dụng đất được
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

- Điểm g khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013: “Thế chấp quyền sử dụng
đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế
khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Thêm vào đó, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số
102/2017 NĐ-CP quy định thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo
đảm cần phải đăng ký. Do vậy, giao dịch dân sự nếu được công chứng, chứng
thực sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

12. Đoạn nào của Bản án số 04 cho thấy Tòa án không chấp nhận cho cá
nhân nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?
Đoạn: “Pháp luật chưa cho phép thế chấp quyền sử dụng đất giữa các cá
nhân với nhau. Do vậy việc bà Phạm Thị Ngọc Hồng giao các Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho bà Vương Kim Long để vay tiền là không đúng quy định
của pháp luật, nên bị coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân
sự” của Bản án đã cho thấy Tòa án không chấp nhận cho cá nhân nhận quyền sử
dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

13. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Tại thời điểm xét xử, Luật Đất đai
và BLDS 2005 chưa cho phép người nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất là cá
nhân. Tòa án viện dẫn cơ sở pháp lý được quy định tại Luật đất đai để cho rằng
giữa cá nhân pháp luật chưa cho phép sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà chỉ cho phép giữa bên thế chấp là cá nhân và
bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam để tuyên hợp đồng
thế chấp giữa bà Hồng và bà Long vô hiệu. Căn cứ khoản 2 Điều 322 BLDS
2005 về Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: “Quyền sử
dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của
Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Như vậy, Tòa án đã viện dẫn đúng căn cứ
pháp lý để giải quyết tranh chấp này và điều này hoàn toàn có cơ sở. 

You might also like