You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

LỚP 84 - QTL42

THẢO LUẬN

Môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Tên MSSV Báo cáo công việc

1 Lương Thị Thu Phương 1751101030110


VĐ2: Câu 9, 10
( Nhóm trưởng)

2 Bùi Nhật Khiêm 1751101030054 VĐ1: Câu 3,4,5

3 Phạm Thị Mỹ Lệ 1751101030061 VĐ2: Câu 6,7,8

4 Bùi Thị Thùy Linh 1751101030062 VĐ3: Câu 20,21,22

5 Nguyễn Vũ Diệu Linh 1751101030067o VĐ2: Câu 16,17

6 Bùi Thị Mỹ Ngà 1751101030079 VĐ2: Câu 11,12,13

7 Phan Châu Pha 1751101030104 Tổng hợp

8 Đặng Viết Phụng 1751101030105 VĐ4:


Bản án số: 91/2017/KDTM-
ST Ngày: 11-7-2017
V/v “Tranh chấp hợp đồng thi
công”

9 Nguyễn Phương Thảo 1751101030141 VĐ1: Câu 1,2

10 Nguyễn Thị Thấm 1751101030134 VĐ3: Câu 14,15

11 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1751101030162 Tóm tắt bản án số

121/2011/KDTM-PT ngày

26/12/2011

Và phán quyết của


Trọng tài.

12 Nguyễn Kim Chi 1751101030010 VĐ4:

Bản án 64/2015/KDTM-ST

Bản án số: 91/2017/KDTM-


ST
Ngày: 11-7-2017
V/v “Tranh chấp hợp đồng
thi công”

13 Đoàn Thị Kim Yến 1651101030071 VĐ3: Câu 18,19

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM:


Trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng
* Tóm tắt bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 (vụ việc thứ nhất):
Công ty Tân Việt và Công ty Tường Long đã ký Hợp đồng số 01-10/TL-TV
ngày 01/10/2010 và phụ lục hợp đồng ngày 07/10/2010 để mua vải thành phẩm.
Nội dung thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, Công ty Tân Việt thanh toán
trước 30% đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng ngay
sau khi bên Công ty Tường Long giao hoàn tất và 30% còn lại thanh toán trong
vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng. Ngày 19/10/2010 Công ty Tân
Việt đã thanh toán 30%, ngày 12/11/2010 Công ty Tường Long giao lô hàng
mẫu. Sau đó Công ty Tường Long có công văn gửi cho Công ty Tân Việt yêu
cầu tăng giá nhưng Công ty Tân Việt không đồng ý và đã gửi công văn phản
hồi. Ngày 3/12/2010 Công ty Tường Long thông báo hủy bỏ hợp đồng. Công
ty Tân Việt yêu cầu Công ty Tường Long thanh toán tiền phạt cọc và phạt hợp
đồng là 509.769.640 đồng. Sau khi nghiên cứu tài liệu, Tóa án buộc Công ty
Tường Long thanh toán tiền phạt 102.849.604 đồng cho Công ty Tân Việt.
2

* Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài (vụ việc thứ hai):
Ngày 13/09/2006, các bên sau đây: Công ty Hà Việt (nguyên đơn) và Công ty
Shanghai CJS International (bị đơn) đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa số FK-
JSC 02/2006 ngày 13/09/2006 với những điều khoản và điều kiện như sau (…).
Theo hợp đồng, Bị đơn có nghĩa vụ xếp hàng trước ngày 20/10/2006 tại Fang
Cheng, Trung Quốc, nhưng đến ngày 20/10/2006, Bị đơn vẫn chưa thực hiện
việc xếp hàng. Trong ngày 20/10/2006 ông Jung có gửi email yêu cầu tăng giá
nhưng Nguyên đơn không chấp nhận. Ngày 27/10/2006, Nguyên đơn nhận
được email hủy hợp đồng từ ông Jung – giám đốc điều hành công ty Fako
International. Nguyên đơn cho rằng, Bị đơn đã không thực hiện đúng các cam
kết trong Hợp đồng dẫn đến phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho phía
nguyên đơn. Do vậy Nguyên đơn đã khởi kiện ra trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam.
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG
HỢP ĐỒNG GÂY RA.
Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS
2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam:
Theo Điều 303 Luật thương mại 2005: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại
thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.
Theo Điều 360 BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây
ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Hai quy định trên chỉ rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi có
các yếu tố sau: có thiệt hại; có hành vi vi phạm nghĩa vụ; có mối quan hệ nhân
quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
3

Thứ nhất, BLDS 2005 quy định về “trách nhiệm dân sự” do không thực hiện
đúng nghĩa vụ dân sự (trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) taị Điều
302 và tiếp theo. Tuy nhiên, BLDS 2005 lại theo hướng liệt kê trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với những nghĩa vụ cụ thể, ví dụ nghĩa vụ giao vật (Điều
303), nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện một công việc (Điều 304). BLDS
2015 đã cải thiện được nhược điểm nêu trên khi quy định tại Điều 360 rằng:
“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác”. Với quy định này, BLDS 2015 đã liệt kê các điều kiện làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại để áp dụng cho mọi loại nghĩa vụ.
Thứ hai, “BLDS 2015 đã cụ thể hóa các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại tại Điều 360”. Theo quy định tại điều này, điều kiện đầu
tiên là phải có “vi phạm nghĩa vụ” và, theo khoản 1 Điều 351 thì: “Vi phạm
nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa
vụ”.
Thứ ba, BLDS 2005 không quy định minh thị về điều kiện “tồn tại thiệt hại”
như trong BLDS 2015. Do đó đối với BLDS 2005, “chúng ta có thể khẳng định,
nếu có thiệt hại thì có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng chưa thể
khẳng định chắc chắn là phải có thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường mới phát
sinh”.
Thứ tư, yếu tố “quan hệ nhân quả” giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
cũng không được minh thị như trong BLDS 2015. Có thể thấy BLDS 2015 đã
khẳng định rất rõ về vấn đề này, thể hiện qua cụm từ “có thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ gây ra”, tức là thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm.
Thứ năm, khoản 1 Điều 308 BLDS quy định: “Người không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có
lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định này, để phát sinh trách nhiệm dân sự, người
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải “có lỗi”. Đến
BLDS 2015, yếu tố “lỗi” không còn là điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại “trừ trường hợp luật có quy định khác” (như quy định trong
hợp đồng tặng cho tại Điều 461 BLDS 2015).
Câu 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà
Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
4

Trong tình huống trên, không có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn. Vì trong tình huống trên, ông Lại có vi phạm thỏa thuận (bà Nguyễn
mất núm vú phải) nhưng không xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn
vì việc phẫu thuật có sự đồng ý của bà Nguyễn. Và việc bà Nguyễn tổn hại tới
sức khỏe là do ảnh hưởng của hành vi vi phạm thỏa thuận của ông Lại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã đủ các yếu
tố:
● Thứ nhất, đã có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Cụ thể, ở đây có tổn thất về tinh
thần do tổn hại sức khỏe là việc phẫu thuật không thành công đã làm bà Nguyễn
phải phẫu thuật lại hai lần. Lần 1, sau khi bà Nguyễn thấy núm vú phải sưng,
đau nhức và đen như than, vết mổ hở nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong; lần
2, sau khi tiến hành mổ lại thì vết mổ lại hở, nước dịch tuôn ra ướt người.
● Thứ hai, có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Theo thỏa thuận,
ông Lại phải lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi nhỏ vào, không được
đụng đến núm vú và sau lần phẫu thuật thứ hai được vài ngày, vết mổ lại hở
khiến nước dịch tuôn ra, nên ông Lại tiến hành phẫu thuật lần nữa để lấy túi
nước ra. Vậy sau ba lần phẫu thuật, ông Lại không bỏ lại được túi ngực như
thỏa thuận và làm bà Nguyễn mất núm vú bên phải.
● Thứ ba, hành vi vi phạm của ông Lại là nguyên nhân trực tiếp khiến dẫn đến
thiệt hại của bà Nguyễn.
Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp
đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
➔ Căn cứ khoản 2 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về vật chất là
tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút”.
Để xác định thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường
thì dựa theo:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi
có vi phạm trong hợp đồng và chỉ áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm
đó. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc không hành động.
5

Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại là yếu tố bắt buộc và tiền đề để quyết định
có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Việc xác định thiệt
hại là rất quan trọng.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra:
Hành vi vi phạm trên thực tế phải là nguyên nhân gây ra hậu quả. Nếu hành vi
vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do nguyên nhân khác thì sẽ không
chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng.
Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh
do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
➔ BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng. Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định:
“1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần.
3. Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của
một chủ thể”.
Và khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 đã quy định về thiệt hại được bồi thường do
vi phạm hợp đồng: “Theo yêu cầu của người có quyền, Toà án có thể buộc
người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền”.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 và khoản 2 Điều 361, khoản 3 Điều 419 BLDS 2015.
Câu 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về
tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
➔ Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần. Vì theo khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về tinh thần
là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể” và khoản
3 Điều 419 BLDS 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp
đồng: “Theo yêu cầu của người có quyền, Toà án có thể buộc người có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền”. Trong tình huống ở
đề bài, ông Lại đã vi phạm yêu cầu của bà Nguyễn được ghi trong hợp đồng
phẫu thuật thẩm mỹ, cụ thể ông đã làm mất núm vú phải của bà Nguyễn, vết
mổ bị hở phải tiến hành mổ may lại nhiều lần. Điều này làm ảnh hưởng đến sức
6

khoẻ, thân thể của bà Nguyễn, Vậy nên, bà Nguyễn sẽ được bồi thường tổn thất
về tinh thần nếu có yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 361, khoản 3 Điều 419 BLDS 2015.
VẤN ĐỀ 2: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Câu 6: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
BLDS 2005
“Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền
phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi
phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức
bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”
BLDS 2015
“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt
vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm
và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Điểm mới
Quy định chi tiết hơn về nội dung phạt vi phạm tại khoản 2.
7

Về mức phạt, BLDS 2005 quy định "Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận."
(khoản 2, Điều 422) còn BLDS 2015 theo hướng "Mức phạt vi phạm do các
bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác." (khoản 2, Điều
418). Cho thấy hiện nay vẫn có luật khác quy định về mức phạt như Luật xây
dựng, Luật Thương mại có quy định về mức phạt tối đa (tức các bên không
hoàn toàn tự do thỏa thuận về mức phạt).
Quy định lại trường hợp thỏa thuận phạt vi phạm tại khoản 3.
Trước đây khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 theo hướng "Các bên có thể thoả
thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không
phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.", BLDS 2015 đã bỏ phần sau từ "nếu" vì đây
là vẫn đề bồi thường thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh như Điều 13,
Điều 360.
Quy định lại trường hợp thỏa thuận phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:
BLDS 2015 quy định thêm chi tiết hơn về trường hợp các bên có thoả thuận về
phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm.
Ý nghĩa
- Như vậy, về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS
2015 vẫn theo hướng nếu không có thỏa thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế
tài này thì thỏa thuận phạt vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có
thỏa thuận về phạt vi phạm mà không có thỏa thuận về sự kết hợp thì chỉ áp
dụng phạt vi phạm). Tuy nhiên, quy định của BLDS 2005 có cách hành văn
chưa mạch lạc nên đã dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Để hạn chế việc hiểu
khác nhau về cùng một điều luật, BLDS 2015 đã có những thay đổi so với quy
định tương ứng cũ.
Câu 7: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng?
- Về đối tượng thực hiện: là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
- Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
- Về hậu quả pháp lý: bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm
hoặc phạt cọc), và không căn cứ vào thiệt hại thực tế.
8

Câu 8: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là
nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?
- Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc.
- Đoạn của bản án trong phần xét thấy: "Do vậy số tiền thanh toán đợt 1 là 30%
giá trị đơn hàng (406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc" vì Tòa án
dựa trên khoản 3 Điều 4 Hợp đồng số 01-10/TL-TV quy định sai khi ký hợp
đồng, bên mua (Công ty Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (Công ty
Trường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc.
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án liên quan đến
khoản tiền trả trước 30%.
Hướng giải quyết của Tòa án đối với khoản tiền trả trước 30% là hoàn toàn có
căn cứ và hợp lý. Cụ thể như sau:
Tòa án không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn là công ty Tân
Việt đối với việc yêu cầu công ty Tường Long phải chịu tiền phạt cọc tương
đương với khoản tiền trả trước 30%, được cho là tiền cọc mà nguyên đơn đã
thanh toán cho bị đơn do bị đơn không thực hiện hợp đồng. Vì những lý do sau:
Tòa án đã xem xét số tiền trả trước 30% của bên nguyên đơn cho bên bị đơn có
phải tiền đặt cọc như nguyên đơn đã nói hay không và nhận thấy rằng đây đúng
là tiền đặt cọc của nguyên đơn cho bị đơn nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp
đồng (cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-
TV). Việc công nhận khoản tiền trả trước là tiền đặt cọc do 2 bên đã thỏa thuận
trong hợp đồng trước đó là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện
thỏa thuận trong hoạt động thương mại (được quy định tại Điều 11 LTM 2005)
và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (được quy định tại Điều 292
BLDS). Vì vậy, nếu bị đơn vi phạm không đảm bảo việc thực hiện hợp đồng
thì phải chịu trách nhiệm với nguyên đơn về khoản tiền đặt cọc theo quy định
về tài sản đặt cọc tại khoản 2 Điều 358 BLDS. Cụ thể bên nhận đặt cọc sẽ phải
trả lại cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài
sản đặt cọc nếu như bên nhận đặt cọc (ở đây là công ty Tường Long) từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có đủ căn
cứ cho thấy bị đơn không từ chối việc thực hiện hợp đồng, đồng thời 2 bên
đang trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Vì vậy, không có căn cứ để áp dụng
khoản 2 Điều 358 BLDS yêu cầu bị đơn chịu tiền phạt cọc. Thế nên, Tòa án
quyết định không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn lúc này không
9

phải chịu tiền phạt cọc tương đương với khoản tiền trả trước 30%, được coi là
tiền đặt cọc là hoàn toàn có căn cứ và hợp lý.
Câu 10: Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được
giới hạn như thế nào?
Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng đối với trường
hợp này là 8% giá trị của Hợp đồng. Tuy 2 bên đã thỏa thuận phạt 30% giá trị
hợp đồng (quy định tại Điều 5 của Hợp đồng) nhưng mức phạt này là quá cao
và không phù hợp với quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Cụ
thể, Luật Thương mại Việt Nam quy định về mức phạt vi phạm như sau: "Mức
phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm" (Điều 301 LTM 2005). Do đó, HĐTT đã có
quyết định mức phạt trong trường hợp này căn cứ theo quy định của Luật
Thương mại Việt Nam 2005 là 8% giá trị của Hợp đồng, đồng nghĩa với việc
bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt là 2.780 USD tương
đương 8% giá trị hợp đồng.
Câu 11: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết
phục không? Vì sao?
Theo Điều 301 BLDS 2015 thì mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt cao hơn thì mức phạt được áp
dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên là 8%giá trị của hợp đồng.
Theo tình huống trên, trong phần Quyết định, HĐTT đã vô hiệu phần mức phạt
hợp đồng cao hơn 8% giá trị hợp đồng và quyết định mức phạt hợp đồng trong
trường hợp này là 8% giá trị của hợp đồng là hoàn toàn thuyết phục.
Câu 12: Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp
đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa
thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo pháp luật dân sự, căn cứ vào khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 thì không thể
kết hợp giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu các bên không
có thỏa thuận về vấn đề này:
10

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo pháp luật thương mại, căn cứ vào điều 307 LTM 2005 thì có thể kết hợp
giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa
thuận về vấn đề này:
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp
dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật
này có quy định khác.
Câu 13: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi
thường thiệt hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Có phạt vi phạm kết hợp với bồi thường thiệt hại.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại
cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường
thiệt hại thực tế. Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối
đa là 30% tổng giá trị hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ
tạo bất ngờ cho bị đơn. HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế
cho nguyên đơn, song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ
không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”
Câu 14: Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường
thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng.
Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không
thực hiện đúng hợp đồng.
+ Là biện pháp chế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các trường hợp
vi phạm hợp đồng.
+ Cơ sở để áp dụng là phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế và phải
có lỗi của bên vi phạm.
+ Mục đích chung của việc quy định cũng như áp dụng biện pháp này là nhằm
ngăn ngừa sự vi phạm hợp đồng.
Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không
thực hiện đúng hợp đồng.
11

Bồi thường thiệt hại Phạt vi phạm


Cơ sở pháp lý Điều 363 BLDS 2015 Điều 418 BLDS 2015
Cơ sở áp dụng Không cần thỏa thuận Có sự thỏa thuận trước
trước trong hợp đồng. trong hợp đồng.
Biện pháp này sẽ được Có hành vi vi phạm theo
áp dụng khi có hành vi quy định của pháp luật
vi phạm gây ra thiệt hại hoặc thỏa thuận của các
cho chủ thể bị vi phạm bên trong hợp đồng.
trên thực tế.
Phương thức Bao gồm tiền, vật chất, Phạt tiền.
các biện pháp khắc
phục, sửa chữa.
Mức bồi thường/ Mức Tùy theo mức độ thiệt Mức phạt do các bên
phạt hại. Có bao gồm thiệt thỏa thuận với nhau và
hại về vật chất và tinh không vượt quá 8% giá
thần. trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại
Điều 266 của Luật
Thương mại 2005.
Mục đích Khắc phục hậu quả do Nhằm ngăn ngừa các vi
hành vi vi phạm gây phạm có thể xảy ra.
nên.

Câu 15: Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt
hại có bị giới hạn không? Vì sao?
Theo văn bản, không có điều luật nào quy định cụ thể về khoản tiền do kết hợp
phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn hay không. Theo quy định
tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 và Điều 13, Điều 360 Bộ Luật Dân sự 2015
thì khi kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại thì ta cần xét riêng từng
trường hợp cụ thể.
12

Đối với phạt vi phạm hợp đồng hoặc tổng mức phạt với nhiều vi phạm các bên
có quyền tự do thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng nhưng không vượt quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Đối với bồi thường thiệt hại khi có vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại thì phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại đó, hơn nữa bồi thường thiệt hại chỉ được giới hạn
khi có thỏa thuận của các bên.
Câu 16: Trong quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp vi phạm và bồi
thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong
phán Quyết định về vấn đề này.
Về khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại bị giới hạn.
Trong phần phán quyết chỉ rõ: “Mức phạt Hợp đồng 30% giá trị của hợp đồng
là quá cao so với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại
quy định mức phạt hợp đồng không quá 8% giá trị của hợp đồng, do vậy Bị
đơn sẽ chỉ phải thanh toán cho Nguyên đơn khoản tiền phạt theo pháp luật là
8% giá trị của Hợp đồng”.
Đồng thời, tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được
cao quá 30% giá trị hợp đồng theo như các bên đã tự thoả thuận.
Theo nhóm chúng tôi, hướng giải quyết trên là hợp lí. Vì quyết định này phù
hợp quy định của pháp luật Việt Nam đồng thời cũng phù hợp với sự thoả thuận
của các bên trong hợp đồng. Ngoài mức phạt căn cứ theo pháp luật là dưới 8%
giá trị Hợp đồng ra, thì phía bên thiệt hại có quyền đòi bồi thường trên thực tế
không được cao quá 30% giá trị Hợp đồng. Điều này thể hiện Toà tôn trọng sự
tự nguyện, tự do thoả thuận giữa các bên trong việc giao kết hợp đồng, đồng
thời tránh trường hợp mức phạt và bồi thường quá 30% tạo sự bất ngờ cho Bị
đơn, đảm bảo được quyền lợi cho các bên.
Câu 17: Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Toà án được quyền giảm mức phạt
vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
Theo nhóm chúng tôi, khả năng Toà án được quyền giảm mức phạt vi phạm
hợp đồng trong pháp luật Việt Nam là hợp lí và thuyết phục. Xét khoản 2 Điều
418 BLDS 2015 về Thoả thuận phạt vi phạm: “Mức phạt vi phạm do các bên
thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Do vậy có thể thấy,
Toà vẫn tôn trọng sự tự do thoả thuận giữa các bên nhưng sự tự do ấy vẫn phải
nằm trong khuôn khổ, không được vượt mức quy định của Điều 301 Luật
thương mại 2005 là tối đa 8% giá trị Hợp Đồng.
13

VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BÁT KHẢ KHÁNG.


Câu 18: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? và cho
biết các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng
không? Nêu rõ cơ sỡ khi trả lời.
Theo BLDS, một sự kiện là bất khả kháng khi thỏa mãn ba điều kiện.
Thứ nhất, đây phải là “sự kiện khách quan một cách khách quan”. Đây có thể
là sự kiện tự nhiên như thiên tai nhưng cũng có thể là do con người gây ra như
hành động của một người thứ ba”.
Thứ hai, đây phải là sự kiện “không lường trước được”.
Thứ ba, đây là sự kiện mà “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” (đoạn 2 khoản 1 Điều 156 BLDS
2015).
Về khả năng thỏa thuận trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì BLDS không
hạn chế. BLDS không ghi nhận một cách minh thị liệu các bên có thể tự thỏa
thuận với nhau về các yếu tố cấu để xác định một sự kiện là sự kiện bất khả
kháng. Tuy nhiên theo tinh thần “công dân được làm những gì pháp luật không
cấm” và hơn hết, “trên cơ sở nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4 Bộ
luật dân sự 2005, Điều 3 Bộ luật dân sự 2015) thì chúng ta nên chấp nhận loại
thỏa thuận này”. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy Tòa án theo hướng công nhận
sự tự do thỏa thuận của các bên về việc xác định sự kiện bất khả kháng trong
hợp đồng.
Câu 19: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi.
Về nguyên tắc, trường hợp bên không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất
khả kháng thì sẽ có những hệ quả sau:
Thứ nhất, nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật không có quy định khác thì
bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. BLDS 2015 quy định:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất
khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 351). Trong khi đó Luật
thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm
trong các trường hợp sau đây: b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng” (điểm b khoản
14

1 Điều 294). Mặc dù thuật ngữ sử dụng là có sự khác nhau nhưng xét về bản
chất là như nhau, tức là bên vi phạm không phải gánh chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, bên vi phạm không phải bồi thường thiệt hại. Không chịu nghĩa vụ
dân sự cũng đồng nghĩa không phải bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả
kháng. Ví dụ: bên gửi tài sản không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều
556 BLDS 2015), hay “bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại” (khoản 3 Điều 546 BLDS 2005).
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ là khi các bên tự thỏa thuận về bồi thường thiệt hại
khi có sự kiện bất khả kháng. Khoản 2 Điều 351 BLDS ghi nhận khả năng này
của các bên: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do
sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Câu 20: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân
tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
Số hàng trên bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng vì theo quy định tại khoản 1
Điều 156 BLDS 2015:
“ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép”.
Có 3 yếu tố để xác định tình huống trên có phải là sự kiện bất khả kháng hay
không.
Thứ nhất, yếu tố “khách quan” đã được thỏa mãn bởi lẽ đây là sự kiện thiên tai
và vượt qua sự kiểm soát, xảy ra nằm ngoài ý chí của anh Văn.
Thứ hai, đây có phải là sự kiện “không lường trước được” hay không thì cần
phải xem xét thêm. “Tàu bị gió nhấn chìm” là sự kiện khách quan, tuy nhiên
anh Văn hoàn toàn có thể lường trước thông qua việc theo dõi tin tức thời tiết,
khí tượng thủy văn và cũng có thể lường trước liệu tàu của mình, với công suất
và công năng của nó, có đủ khả năng chống chọi lại những hiện tượng thời tiết
xấu như bão, giông nếu nó xảy ra hay không. Nếu anh Văn có thể tiên liệu trước
như vậy nhưng vẫn để mặc cho tàu vận chuyển khi biết có nguy cơ tiềm tàng
thì điều kiện thứ hai này không được thỏa mãn, và ngược lại.
Thứ ba, cần phải thu thập thêm để làm rõ liệu sự việc xảy ra có phải là “không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
15

cho phép” hay không. Nếu khi xảy ra gió lớn, anh Văn đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết trong khả năng cho phép của anh để đối phó với cơn gió và cứu
nguy cho con tàu chứ không để mặc gió làm lật tàu, mặc dù sau đó tàu vẫn
chìm, thì có cơ sở để cho rằng điều kiện thứ ba đã được thỏa mãn, và ngược lại.
Câu 21: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ là anh Văn được miễn
trách nhiệm, nếu nghĩa vụ không được thực hiện do sự kiện bất khả kháng gây
ra theo quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015.
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất
khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Ở đây, hai bên không có thỏa thuận khác, nên anh Văn không phải bồi thường
cho anh Bình về việc hàng hóa bị hư hỏng.
Câu 22: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận
bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu
Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ
góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Từ góc độ văn bản:
Anh Văn có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền thanh toán khoản
tiền bồi thường cho anh Bình. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 18 Luật kinh doanh
bảo hiểm VBHN 2010 quy định:
“d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Nếu trong hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty bảo hiểm và anh Văn có thỏa thuận
về sự kiện bảo hiểm là sự kiện bất khả kháng thì anh Văn có quyền yêu cầu
Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền bồi thường cho anh Bình. Nếu không
có thỏa thuận thì anh Văn không có quyền yêu cầu.

Từ góc độ thực tiễn xét xử:


16

Bản án số 110/2006/DSPT ngày 05 tháng 5 năm 2006


Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh
“...
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng từ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra
tại Tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa; Hội đồng xét xử nhận định:
Anh Lê Văn Khen kiện công ty Bảo Hiểm Trà Vinh yêu cầu bồi thường thiệt
hại khi tàu TV-2047-H bị gió lốc nhấn chìm làm hư hại tài sản của người thứ
ba theo hợp đồng bảo hiểm số 00009786/BHTS-02 ngày 14/04/2005. Còn công
ty Bảo hiểm thì cho rằng vào năm 2005 anh Lê Văn Khen có hợp đồng mua hai
bảo hiểm một là bảo hiểm thân tàu, hai là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
theo quy tắc, khi tai nạn xảy ra công ty căn cứ vào hợp đồng thứ nhất đã bồi
thường tiền cho anh Khen xong, riêng hợp đồng thứ hai thì không bồi thường
thiệt hại về trách nhiệm dân sự cho người thứ ba vì lý do “Bất khả kháng bị gió
lốc nhấn chìm tàu”. Tòa án nhân dân thị xã Trà Vinh xét xử bác đơn yêu cầu
của anh Lê Văn Khen, anh Khen không đồng ý nên kháng cáo.
Xét đơn kháng cáo của anh Lê Văn Khen yêu cầu Công ty Bảo Việt Trà Vinh
phải bồi hoàn lại cho anh số tiền 40.950.000 đồng mà anh thay công ty Bảo
Việt bồi thường cho các chủ hàng anh chở thuê là không có cơ sở để thỏa mãn.
Mặc dù tàu TV-2047-H có hợp đồng mua bảo hiểm với 2 loại trách nhiệm: Bảo
hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba. Việc tai nạn
xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hóa mà anh Khen hợp đồng chở thuê, nhưng
trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa nêu trên giữa anh Khen
với 2 chủ hàng, tàu TV-2047- H của anh Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa
chở thuê không phải do lỗi cố ý hoặc vô ý của anh Khen gây ra. Tai nạn xảy ra
là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng. Tại
khoản 3 điều 549 Bộ luật dân sự quy định: Trong trường hợp bất khả kháng dẫn
đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển,
thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp này
anh Khen không có lỗi nên anh không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại
cho các chủ hàng. Tại điều 15 về quy tắc bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo hiểm
Việt Nam quy định: Trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra tổn thất cho
người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt thì
người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Bảo Việt và cung cấp đầy đủ
17

các tài liệu chứng từ thông tin cần thiết và các tình tiết liên quan đến việc khiếu
nại của họ, đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của Bảo Việt hoặc đại diện Bảo
Việt chỉ định. Trong vụ tai nạn trên, sau khi sự việc xảy ra anh Khen có thông
báo cho Công ty Bảo Việt biết và cung cấp thông tin cần thiết cho việc khiếu
nại của người thứ ba Bảo Việt không có trách nhiệm bồi thường. Mặc dù nhận
được thông tin từ phía công ty Bảo hiểm nhưng anh Khen tự thỏa thuận, tự
nguyện bồi thường thiệt là trái với quy định của pháp luật và quy tắc bảo hiểm
do đó bản thân anh Khen tự chịu trách nhiệm.
Từ cơ sở phân tích trên nghĩ nên bác yêu cầu kháng cáo của anh Lê Văn Khen.
Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Trà Vinh.
Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị nên có
hiệu lực pháp luật.
Anh Khen phải chịu án phí dân dự phúc thẩm.
Bởi các lẽ trên:
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bác đơn yêu cầu kháng cáo của anh Lê Văn Khen trong việc yêu cầu Công ty
bảo hiểm Trà Vinh bồi thường số tiền 40.950.000 đồng.
Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 73/2005/DSST ngày 09/9/2005 của Tòa án nhân
dân thị xã Trà Vinh.
Anh Lê Văn Khen phải chịu 50.000 đồng án phí phúc thẩm, nhưng được trừ
vào số tiền 50.000 đồng tạm ứng án phí theo biên lai số 009545 ngày
12/09/2005 của Đội thi hành án thị xã Trà Vinh.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.”

VẤN ĐỀ 4: TÌM BẢN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CHẬM THỰC HIỆN NGHĨA
VỤ THANH TOÁN.

Bản án số: 91/2017/KDTM-ST ngày 11-7-2017 Tòa án nhân dân quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
18

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Bản án số: 91/2017/KDTM-ST


Ngày: 11-7-2017
V/v “Tranh chấp hợp đồng thi công”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ


MINH
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Lan Hương
Các Hội thẩm nhân dân: 1.Ông Đặng Văn Quý
2.Ông Nguyễn Văn Bình
Thư ký phiên tòa: Bà Dương Thị Ngọc Lữ là Thư ký Tòa án nhân dân quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tham
gia phiên tòa: Bà Lê Thị Vân – Kiểm sát viên.
Ngày 11 tháng 7 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 07/2015/TLST-
KDTM ngày 14 tháng 01 năm 2015 về việc: “Tranh chấp hợp đồng thi công”
theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 60/2017/QĐXXST-KDTM ngày 23
tháng 6 năm 2017 giữa các đương sự:
19

1.Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1985


Thường trú: thôn 3, xã C, huyện X, tỉnh Hà Tĩnh.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Vy Trọng T, sinh năm
1988, địa chỉ: đường T, phường Đ, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh là người
đại diện theo ủy quyền (hợp đồng ủy quyền ngày 09/12/2014).
2.Bị đơn: Công ty TNHH E Trụ sở: 39 đường S, Phường B, quận T, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Kim Y, sinh năm 1965, chức
vụ: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật.
3.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
• Ông Kim Y, sinh năm 1965
Tạm trú: đường 2, phường B, Quận N, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Bùi Quang Tr, sinh năm 1985
Địa chỉ: đường 53, phường H, quận Đ, Thành phố Hồ Chí Minh.
(Ông T có mặt, ông Kim Y vắng mặt, ông Tr đề nghị xét xử vắng mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 09/12/2014 và trong quá trình xét xử, người đại diện
theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Vy Trọng T trình bày: năm 2013 Công
ty TNHH E (sau đây gọi là Công ty E) thuê ông Nguyễn Văn H thực hiện việc
lắp ráp thi công công trình Tòa nhà LC Hà Nội với các hạng mục: Thi công sắt
hộp, hộp đèn, máng đèn, cửa chống cháy, hai bên thỏa thuận bằng lời nói về
giá cả, khối lượng, chất lượng các hạng mục với tổng giá trị là 2.150.044.029
đồng, mỗi lần hoàn thành các hạng mục hai bên đều lập bảng khối lượng và số
tiền phải thanh toán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông H đã thực hiện
đầy đủ, đúng theo thỏa thuận giữa hai bên về khối lượng và chất lượng công
trình. Công ty E đã thanh toán cho ông H số tiền là 1.892.000.000 đồng, còn
nợ lại số tiền 258.044.029 đồng. Ngày 31/10/2014, đã ký Biên bản đối chiếu
và xác nhận công nợ với nội dung Công ty E còn nợ ông H số tiền 258.044.029
đồng và hẹn thanh toán trước ngày 30/11/2014, tại biên bản nêu trên ông Bùi
Quang Tr là nhân viên giám sát của công ty E có xác nhận công trình đã hoàn
thành và đi vào hoạt động ngày 11/9/2014. Sau đó, ông H nhiều lần yêu cầu
Công ty E thanh toán tiền nhưng Công ty E không thực hiện. Nay ông T đại
20

diện theo ủy quyền của ông H yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty E phải
trả cho ông H số tiền 258.044.029 đồng (hai trăm năm mươi tám triệu không
trăm bốn mươi bốn ngàn không trăm hai mươi chín đồng) và tiền lãi phát sinh
từ ngày 30/11/2014 cho đến ngày Tòa án xét xử theo mức lãi suất 1%/tháng.
Ông H yêu cầu Công ty E thanh toán một lần sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật.
Bị đơn là công ty E: năm 2013 có trụ sở tại đường V, Phường K, quận T, Thành
phố Hồ Chí Minh do ông Lê Anh T1 là người đại diện theo pháp luật. tại bản
khai ngày 28/01/2015 ông T1 trình bày: Do công trình ở Hà Nội nên ông Kim
Y là nhân viên của Công ty E trực tiếp làm việc và giao dịch với ông H, do vậy,
ông đề nghị Tòa án triệu tập ông Kim Y đến Tòa án làm việc. Ngày 02/3/2015
Công ty E thay đổi đăng ký kinh doanh về trụ sở tại đường S, Phường B, quận
T, Thành phố Hồ Chí Minh và thay đổi người đại diện theo pháp luật là ông
Kim Y. Tòa án đã triệu tập Công ty E có đại diện theo pháp luật là ông Kim Y
nhưng bị đơn không trình bày ý kiến. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
ông Bùi Quang Tr trình bày: ông là nhân viên của công ty E, với chức danh
giám sát công trình. Khoảng 8 năm 2013, Công ty E thuê ông Nguyễn Văn H
thi công công trình Tòa nhà LC Hà Nội với các hạng mục như nguyên đơn đã
trình bày. Ông Tr là người trực tiếp giám sát kỹ thuật, sắp xếp vật tư, tính toán
khối lượng các hạng mục cơ khí công trình, còn về đơn giá và thanh toán cho
ông H do ông Kim Y trực tiếp làm việc. Quá trình thực hiện ông H đã đã hoàn
thành hạng mục về chất lượng và khối lượng như thỏa thuận. Ngày 31/10/2014,
Công ty E, ông H và ông đã ký biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ với nội
dung công ty E còn nợ ông H số tiền 258.044.029 đồng và hẹn thanh toán trước
ngày 30/11/2014, tại biên bản ông xác nhận công trình đã hoàn hành và đi vào
hoạt động từ ngày 11/9/2014 nhưng Công ty E vẫn không thực hiện như cam
kết, ông đề nghị Tòa án căn cứ quy định của pháp luật để giải quyết vụ án và
ông có đơn đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt ông. Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan là ông Kim Y không trình bày ý kiến. Tòa án đã triệu tập các
đương sự đến để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải, tuy nhiên chỉ có ông Thành đại diện nguyên đơn có mặt,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Quang Tr có đơn đề nghị giải
quyết vắng mặt, phía bị đơn công ty E và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
là ông Kim Y vắng mặt không có lý do mặc dù đã được Tòa án tống đạt thông
báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải và giấy triệu tập đương sự hợp lệ nên Tòa án không thể tiến hành hòa giải
21

được. Tại phiên tòa sơ thẩm: - Ông Vy Trọng T là người đại diện theo ủy quyền
của nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết:
Buộc Công ty E phải trả cho ông Nguyễn Văn H số tiền 258.044.029 đồng và
tiền lãi phát sinh từ ngày 30/11/2014 cho đến ngày Tòa án xét xử theo mức lãi
suất 1%/tháng là 80.939.801 đồng, tổng cộng là 338.983.830 đồng, yêu cầu
Công ty E thanh toán một lần sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Bị đơn Công
ty TNHH E vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa liên quan ông Kim Y vắng
mặt, ông Bùi Quang Tr có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Đại diện Viện kiểm
sát nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến: -Việc
tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa trong
quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng
xét xử nghị án: thẩm phán, hội đồng xét xử, thư ký tòa án đã thực hiện đúng
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự , tuy nhiên kiến nghị Tòa án khắc phục vi
phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015. - Việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng: nguyên
đơn đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt nên đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt
theo quy định. -Về nội dung: căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ
vụ án và lời trình bày của đương sự tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử chấp
nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Về thẩm quyền giải quyết: Ông Nguyễn Văn H khởi kiện Công ty E về việc
“tranh chấp hợp đồng thi công”. Do Công ty E có trụ sở tại quận T, Thành phố
Hồ Chí Minh, do vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35,
điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời hiệu: Ngày 31/10/2014 Công ty E và ông H lập biên bản đối chiếu và
xác nhận công nợ với nội dung công ty E sẽ thanh toán trước ngày 30/11/2014
nhưng không thực hiện nên ngày 09/12/2015 ông H khởi kiện Công ty E là còn
trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 319 Luật thương mại năm
2015. Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nên Viện kiểm sát nhân dân quận
Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều
21 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Do ông Bùi Quang Tr và ông Kim Y là
người ký tên trên các bảng xác nhận khối lượng và biên bản đối chiếu và xác
nhận công nợ nên Tòa án đưa ông Bùi Quang Tr và ông Kim Y vào tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Tại
22

phiên tòa hôm nay, ông T là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn có
mặt, bị đơn là Công ty E có ông Kim Y đại diện theo pháp luật vắng mặt, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Bùi Quang Tr có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt, ông Kim Y vắng mặt, căn cứ vào khoản 2 Điều 227, khoản 1, 3 Điều
228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Tòa án tiến hành xét xử vụ án theo quy
định.
Về yêu cầu của đương sự: ông T đại diện cho ông H yêu cầu Công ty E thanh
toán số tiền: 258.044.029 đồng (hai trăm năm mươi tám triệu không trăm bốn
mươi bốn ngàn không trăm hai mươi chín đồng). Hội đồng xét xử xét thấy căn
cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của đương sự
tại phiên tòa cũng như tại biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ ngày
31/10/2014 giữa công ty E và ông Nguyễn Văn H thì có đủ cơ sở xác định Công
ty E còn nợ ông Nguyễn Văn H số tiền là 258.044.029 đồng (hai trăm năm
mươi tám triệu không trăm bốn mươi bốn ngàn không trăm hai mươi chín đồng)
nên yêu cầu của đại diện nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận.
Về yêu cầu tính lãi: Tại phiên tòa sơ thẩm ông T yêu cầu tính lãi từ ngày
30/11/2014 đến ngày Tòa án xét xử (ngày 11/7/2017) theo mức lãi suất
1%/tháng. Hội đồng xét xử xét thấy tại Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ
ngày 31/10/2014 các bên có thỏa thuận về thời hạn trả nợ trước ngày
30/11/2014 tuy nhiên công ty E không thực hiện. Theo quy định tại Điều 306
Luật thương mại năm 2005 thì: “trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh
toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả
đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”. Tại thời điểm xét xử mức lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường là 1,125%/tháng, ông T yêu cầu công ty E thanh toán tiền lãi
1%/tháng thấp hơn mức lãi suất quy định tại Điều 306 Luật thương mại 2005
nên có cơ sở chấp nhận. Tiền lãi tính từ ngày 30/11/2014 đến ngày Tòa án xét
xử (ngày 11/7/2017) là 31 tháng 11 ngày với mức lãi suất 1%/tháng: Tiền lãi
được tính như sau: 258.044.029 đồng x 31 tháng 11 ngày x 1%/1 tháng =
80.939.801 đồng. Tổng cộng, Công ty E phải trả cho ông H số tiền 258.044.029
đồng + 80.939.801 đồng = 338.983.830 đồng (ba trăm ba mươi tám triệu chín
trăm tám mươi ba ngàn tám trăm ba mươi đồng). Về thời gian trả nợ: Tại phiên
tòa hôm nay ông T đại diện cho ông H yêu cầu Công ty E phải trả tiền cho ông
H ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử xét thấy, các đương
sự thỏa thuận về thời hạn trả nợ là trước ngày 30/11/2014 nhưng đến nay chưa
23

thực hiện là vi phạm nghĩa vụ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của ông H, do vậy
ông T yêu cầu trả ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật là có cơ sở chấp
nhận. Về án phí: Công ty TNHH E phải thanh toán tiền cho ông Nguyễn Văn
H nên phải nộp tiền án phí theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí,
lệ phí Tòa án là 16.949.192 đồng. Hoàn lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí là
6.452.954 đồng (sáu triệu bốn trăm năm mươi hai ngàn chín trăm năm mươi
bốn đồng) cho ông H theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số:
AB/2014/0003285 ngày 06/01/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ vào Điều 21, khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản
1 Điều 39, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 1, 3 Điều 228, khoản 1 Điều 273
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; - Căn cứ vào các Điều 306, 319 Luật thương
mại năm 2005; - Căn cứ vào Điều 26 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung
năm 2014; - Căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuyên xử:
1.Buộc Công ty TNHH E có trách nhiệm thanh toán cho ông Nguyễn Văn H số
tiền: 258.044.029 đồng và tiền lãi: 80.939.801 đồng, tổng cộng là 338.983.830
đồng (ba trăm ba mươi tám triệu chín trăm tám mươi ba ngàn tám trăm ba mươi
đồng) ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Kể từ ngày ông Nguyễn Văn
H có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty TNHH E chậm thanh toán các khoản
tiền nêu trên thì hàng tháng Công ty TNHH E phải trả lãi chậm trả cho ông H
theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán
tương ứng với thời gian chậm trả.
2.Về án phí dân sự sơ thẩm: Công ty TNHH E phải nộp tiền án phí là
16.949.192 đồng (mười sáu triệu chín trăm bốn mươi chín ngàn một trăm chín
mươi hai đồng). Hoàn lại số tiền tạm ứng án phí là 6.452.954 đồng (sáu triệu
bốn trăm năm mươi hai ngàn chín trăm năm mươi bốn đồng) cho ông Nguyễn
Văn H theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí số: AB/2014/0003285 ngày
06/01/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh.
24

3.Về quyền kháng cáo: Ông Nguyễn Văn H được quyền kháng cáo trong hạn
15 ngày kể từ ngày tuyên án. Công ty TNHH E, ông Kim Y, ông Bùi Quang Tr
được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc
bản án được niêm yết. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy
định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người
được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi
hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế
thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân
sự sửa đổi, bổ sung năm 2014; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy
định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT


XỬ SƠ THẨM
-Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; THẨM PHÁN - CHỦ TỌA
PHIÊN TÒA
-Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình;
- Các đương sự; (Đã ký)
- Lưu hồ sơ vụ án;
- Lưu văn phòng.

Nguyễn Thị Lan


Hương
Bản án 64/2015/KDTM-ST ngày 30/7/2015
Bản án 64/2015/KDTM-ST: Tranh chấp phạt 5% giá trị hợp đồng bị vi phạm
và tiền lãi chậm thanh toán
• Vụ việc, Vụ án: Tranh chấp hợp đồng thi công
• Loại bản án: Sơ thẩm
• Cơ quan xét xử: TAND cấp huyện
• Số hiệu: 64/2015/KDTM-ST
25

• Ngày tuyên án: 30-07-2015


• Ngày thụ lý: 06/01/2015
----------------------------------------------------------------------------------------------
---------
Mô tả tóm lược:
Vào năm 2012, NĐ_Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Minh Lan đã ký kết
với BĐ_Công ty Cổ phần Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ
thông Quốc tế M Việt 02 hợp đồng kinh tế, theo đó NĐ_Công ty Minh Lan
nhận thi công xây dựng, lắp đặt và xây dựng hạ tầng sân bãi của BĐ_Trường
Quốc tế M Việt.
Hai hợp đồng được hai bên ký kết số 01/HĐ-XD-2012 ngày 14/01/2012 và số
02/HĐ-XD-2012 ngày 06/07/2012. Hợp đồng 01/HĐ- XD-2012 ngày
14/01/2012 có giá trị là 91.638.850.000 đồng. Hợp đồng số 02/HĐ-XD-2012
ngày 06/07/2012 có giá trị là 3.950.000.000 đồng. Tổng số tiền hai hợp đồng
trên là 95.588.850.000 đồng. Tuy nhiên trên thực tế thi công, căn cứ vào Hợp
đồng, Phụ lục hợp đồng, hồ sơ dự thầu, bảng giá hợp đồng, khối lượng đã
nghiệm thu thì giá trị đề nghị quyết toán của Hợp đồng số 01 là 94.413.630.000
đồng, Hợp đồng số 02 là 4.944.629.000 đồng.
Sau khi thi công hoàn thành theo thiết kế, BĐ_Trường Quốc tế M Việt đã
nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng ổn định nhưng về nghĩa vụ thanh toán,
BĐ_Trường Quốc tế M Việt đã kéo dài thanh toán so với cam kết của hợp đồng,
cố ý thanh toán với số tiền nhỏ từng đợt so với số tiền phải thanh toán nhằm
chiếm dụng số tiền của NĐ_Công ty Minh Lan và chậm trễ trong thời gian
thanh toán so với ngày đến hạn thanh toán đã thống nhất. Kể từ ngày nghiệm
thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là ngày 11/9/2012 kéo dài đến ngày
12/9/2014 mới thanh toán dứt điểm tiền thi công cho NĐ_Công ty Minh Lan.
Căn cứ theo Điều 13 của hợp đồng quy định về phạt khi vi phạm hợp đồng, thì
giá trị bị vi phạm cụ thể là số tiền 10.924.962.391 đồng của Hợp đồng số 01/HĐ
–XD BĐ_Trường Quốc tế M Việt đã thanh toán kéo dài từ tháng 09/2012 đến
tháng 09/2014, nên yêu cầu BĐ_Trường Quốc tế M Việt phải thanh toán khoản
tiền phạt vi phạm hợp đồng là 546.248.120 đồng. Về số tiền lãi chậm thanh
toán căn cứ theo Điều 306, Điều 307 Luật Thương mại và Điều 7.2 của Hợp
đồng số 01 và Điều 7.2 của Hợp đồng số 02, dựa trên số tiền tính lãi là
13.200.307.391 đồng, lãi suất 12%/năm từ 11/9/2012 đến ngày 31/8/2013. Kể
26

từ 11/9/2013 đến 31/8/2014 NĐ_Công ty Minh Lan có cộng thêm tiền bảo hành
vào số tiền tính lãi vì từ tháng 9/2013 hết thời gian bảo hành là 01 (một) năm,
NĐ_Công ty Minh Lan phải được hoàn trả 5% giá trị Hợp đồng theo Điều 5.3
của Hợp đồng số 01 bởi đã qua thời hạn bảo hành và đã có Biên bản nghiệm
thu của BĐ_Trường Quốc tế M Việt đồng ý hoàn thành việc bảo hành.
Vì vậy, căn cứ vào Điều 306 Luật thương mại 2005 về quyền yêu cầu tiền lãi
do chậm thanh toán. Nay NĐ_Công ty Minh Lan kính đề nghị Toà án buộc
BĐ_Trường Quốc tế M Việt phải có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền lãi do chậm
thanh toán tính đến ngày 31/8/2014 theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường tại thời điểm thanh toán là 1%/tháng tương ứng với thời gian
chậm trả trên số tiền chậm thanh toán trong từng đợt để tính lãi từ ngày
11/09/2012 đến ngày 31/08/2014 thì số tiền lãi là 2.199.457.496 đồng.
Ý kiến của Bị đơn:
Không chấp nhận nội dung khởi kiện của NĐ_Công ty Minh Lan vì:
• Theo Điều 5.3 thì NĐ_Công ty Minh Lan không xuất trình thư bảo lãnh bảo
hành, trong khi đó BĐ_Trường Quốc tế M Việt cũng đã thanh toán hết tiền cho
NĐ_Công ty Minh Lan.

• Theo Điều 7.2 NĐ_Công ty Minh Lan chưa hoàn tất thủ tục quyết toán công
trình cụ thể đến ngày 4/9/2012 chưa hoàn thành nghĩa vụ xuất hóa đơn giá trị
gia tăng; chưa cung cấp hồ sơ hoàn công;

• Theo Điều 13 phạt khi vi phạm có nêu “Tổng mức phạt của hợp đồng không
vượt quá 5% giá trị hợp đồng vi phạm”;

• Theo Điều 14.2 thì NĐ_Công ty Minh Lan chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh
lý hợp đồng trong thời gian 60 ngày kể từ ngày hồ sơ quyết toán

Phán quyết của Tòa: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NĐ_Công ty Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Minh Lan. Buộc BĐ_Công ty Cổ phần Trường Tiểu học -
Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Quốc tế M Việt phải chịu trách nhiệm
thanh toán cho NĐ_Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Minh Lan số tiền
27

546.248.120 đồng phạt do vi phạm hợp đồng + số tiền lãi do chậm thanh toán
là 2.192.851.612 đồng = 2.739.099.732 đồng.1

Suy nghĩ về hướng giải quyết của Tòa án:


Trong bản án thứ nhất
1. Về mức phạt vi phạm:
• Phần Xét thấy của Tòa án đã xác định các khoản tiền như sau:
• Về lãi suất do chậm thanh toán:
• Tại phiên tòa sơ thẩm ông T yêu cầu tính lãi từ ngày 30/11/2014 đến ngày
Tòa án xét xử (ngày 11/7/2017) theo mức lãi suất 1%/tháng. Hội đồng xét xử
xét thấy tại Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ ngày 31/10/2014 các bên
có thỏa thuận về thời hạn trả nợ trước ngày 30/11/2014 tuy nhiên công ty E
không thực hiện.
• Tại thời điểm xét xử mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là
1,125%/tháng, ông T yêu cầu công ty E thanh toán tiền lãi 1%/tháng thấp hơn
mức lãi suất quy định tại Điều 306 Luật thương mại 2005 nên có cơ sở chấp
nhận.

=>Như vậy, lỗi là của Công ty TNHH E là do chậm thanh toán, vi phạm theo
Điều 306 BLDS 2005. Khoản tiền phạt vi phạm và lãi suất do chậm thanh toán
đã được quy định trong hợp đồng, hợp lý và không trái luật

• Phần Quyết định có đoạn:


“Kể từ ngày ông Nguyễn Văn H có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty TNHH
E chậm thanh toán các khoản tiền nêu trên thì hàng tháng Công ty TNHH E

1
https://caselaw.vn/bai-viet/64-2015-kdtm-st-tranh-chap-phat-5-gia-tri-hop-
dong-bi-vi-pham-va-tien-lai-cham-thanh-toan
28

phải trả lãi chậm trả cho ông H theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị
trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.”

Về thời hiệu khởi kiện: theo Điều 319 Luật thương mại 2005 là hai năm,kể từ
thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Trong bản án, thời điểm ông
H khởi kiện công ty E vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện.

2. Về án phí :
Điều 48. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhưng sau
ngày 01 tháng 01 năm 2017 Tòa án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc
thẩm thì các quyết định về án phí, lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định
của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009; trường hợp theo quy định của
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 mà đương sự, người bị kết án phải
chịu án phí, lệ phí Tòa án nhưng theo quy định của Nghị quyết này thì đương
sự, người bị kết án không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án
thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

Trong bản án thứ hai


1. Về mức phạt vi phạm: Trong bản án trên, quyết định của Tòa án đưa ra có
cách tính hợp lý, bảo vệ quyền lợi cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Minh Lan.
• Ở đây, các bên đã thỏa thuận: “Tổng mức phạt của hợp đồng không vượt quá
5% giá trị hợp đồng vi phạm” (Điều 5.3 của Hợp đồng số 01)
• “...khoản tiền lãi do chậm thanh toán tính đến ngày 31/8/2014 theo mức lãi
suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán là 1%/tháng”
• Như vậy, tổng số tiền Trường Công ty Cổ phần Trường Tiểu học - Trung học
cơ sở - Trung học phổ thông Quốc tế M Việt phải nộp cho nguyên đơn là:

Phạt do vi phạm hợp đồng


29

546.248.120 đồng

Số tiền lãi do chậm thanh toán

2.192.851.612 đồng

Tổng
2.739.099.732 đồng

2. Về nguồn luật áp dụng:


• Bộ luật dân sự 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 422:
“2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền
phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi
phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức
bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
• Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật này.

Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
30

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh
toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có
quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
=> Như đã nói ở trên, do có thỏa thuận về mức phạt vi phạm và mức lãi suất
do chậm thanh toán là 1%/tháng nên vừa đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn,
vừa ràng buộc và không gây áp lực tài chính quá lớn cho bên bị đơn.
Bản án số: 91/2017/KDTM-ST Ngày: 11-7-2017
V/v “Tranh chấp hợp đồng thi công”
Tóm tắt bản án
Năm 2013, Công ty E thuê ông Nguyễn Văn H thực hiện việc lắp ráp thi công
công trình Tòa nhà LC Hà Nội hai bên thỏa thuận bằng lời nói về giá cả, khối
lượng, chất lượng các hạng mục với tổng giá trị là 2.150.044.029 đồng Công ty
E đã thanh toán cho ông H số tiền là 1.892.000.000 đồng, còn nợ lại số tiền
258.044.029 đồng. ông H nhiều lần yêu cầu Công ty E thanh toán tiền nhưng
Công ty E không thực hiện.
Ông T đại diện theo ủy quyền của ông H yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công
ty E phải trả cho ông H số tiền 258.044.029 đồng và tiền lãi phát sinh từ ngày
30/11/2014 cho đến ngày Tòa án xét xử theo mức lãi suất 1%/tháng.
Tòa án quyết định buộc Công ty E thanh toán cho ông Nguyễn Văn H số tiền:
258.044.029 đồng và tiền lãi: 80.939.801 đồng, tổng cộng là 338.983.830 đồng.

➢ Hướng giải quyết của tòa án là hợp lý, đảm bảo quyền lợi của ông H. Thời
điểm phát sinh lãi chậm trả được tính từ thời điểm công ty E chậm thanh toán.
Nguyên đơn là ông H đề nghị mức lãi suất 1%/tháng và Tòa án đã chấp nhận
là đúng với quy định của pháp luật (quy định lãi suất không được vượt quá
20%/năm).
31

You might also like