You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY


MÔN: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG
MSSV Họ và tên Ghi chú
1 2053801014191 Đỗ Lê Nhớ Nhóm Trưởng
2 2053801014204 Đỗ Công Nhật Ninh
3 2053801014216 Nguyễn Thị Ngọc Phương
4 2053801014209 Đỗ Văn Hoài Phong
5 2053801014253 Nguyễn Xuân Thịnh
6 2053801014222 Vũ Minh Quân

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


Nguyễn Tấn Hoàng Hải
NHÓM: 4
LỚP: 118-HC45B1
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH
NIÊN GÂY RA................................................................................................1
1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................................1
1.2. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời..................................................................................................................1
1.3. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị
chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và
cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh
tương tự........................................................................................................2
1.4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản
tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết
trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự...................................2
1.5. Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết
trong thực tiễn xét xử..................................................................................3
1.6. Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người
phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc
ai phải bồi thường thiệt hại........................................................................3
1.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc
độ văn bản cũng như so sánh pháp luật)...................................................4
VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY
RA.....................................................................................................................4
⃰ Tóm tắt Bản án số 05..................................................................................4
⃰ Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Định..........................................................................................4
2.1. Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm
quy định của Điều 600?...............................................................................5
2.2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra?.......................................5
2.3. Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy
định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra...........................5
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005
(nay là Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường
(đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình
luận)..............................................................................................................6
2.5. Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là
của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?...........6
2.6. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải
thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?............................7
2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.............7
2.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được
yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường.....................................................7
2.9. Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều
600 BLDS 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?.............................8
2.10. Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều
600 BLDS 2015) không? Vì sao?................................................................8
2.11. Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi
thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời..8
2.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng
như mức hoàn trả).......................................................................................8
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY
RA.....................................................................................................................9
⃰ Tóm tắt bản án số 23/2017/DS-ST về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra”..................................................................................9
3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?...................9
3.2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?.......................................9
3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
.....................................................................................................................10
3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?.............10
3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?...................................................10
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra............................................................11
3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của
người bị thiệt hại........................................................................................11
3.8. Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong
việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại?..............................................................12
3.9. Việc Toà án không buộc ông Nhà bồi thường toàn bộ thiệt hại cho
bà Nga có thuyết phục không? Vì sao?...................................................12
1

VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH


NIÊN GÂY RA
1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định về năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
“2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
Khoản 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015:
“ 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong
quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”
Vậy cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra khi:
Con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại nếu tài sản của cha, mẹ không
đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản
đó để bồi thường phần còn thiếu. ( Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015).
Con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu bồi thường còn
thiếu thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.( Khoản 2
Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015).
Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi ra trong thời
gian ở trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý ( nếu trường học, bệnh
viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý). ( Khoản 3
Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015).
1.2. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.” Theo đó, Hùng phải bồi thường cho anh Bình thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên, lúc gây thiệt hại Hùng chỉ mới 16 tuổi và
Tòa án đã xác định hiện nay Hùng không có bất kỳ tài sản nào, theo khoản 2 Điều
606 BLDS 2005: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt
hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường
thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Về việc xác
định tài sản để bồi thường, có thể có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất
là xác định tài sản tài thời điểm có hành vi gây thiệt hại. Quan điểm thứ hai là xác
2

định tài sản tại thời điểm bồi thường. Giải pháp thứ hai là thuyết phục vì quan trọng
là ở thời điểm giải quyết bồi thường, người liên quan có khả năng bồi thường hay
không. Trước thời điểm này (có thể là khi có hành vi gây thiệt hại), người liên quan
có thể có đủ tài sản nhưng tại thời điểm giải quyết bồi thường họ không có đủ điều
kiện bồi thường như trong tình huống trên thì không đem lại lợi ích cho người được
bồi thường. Bên cạnh đó, BLDS quy định “nếu không đủ tài sản để bồi thường”.
Dường như tài sản ở đây là tài sản để bồi thường. Do đó, cần xác định tài sản của
người gây thiệt hại tại thời điểm bồi thường. Khi giải quyết tình huống trên, tại thời
điểm bồi thường thì Hùng không có tài sản nên Tòa án có thể buộc cha mẹ của
Hùng bồi thường cho anh Bình.
1.3. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc
đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết
hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, về nguyên tắc chung thì một trong những căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra. Theo Điều 608
BLDS 2005 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: “Trong trường hợp tài
sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: 1. Tài sản bị mất; 2. Tài
sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.” Ở đây, không
có “tài sản bị hủy hoặc bị hư hỏng”, không có việc “lợi ích gắn liền với việc sử
dụng, khai thác tài sản” và “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt
hại”. Như vậy, nếu có thiệt hại thì có thể đó là thiệt hại do “tài sản bị mất”. BLDS
không định nghĩa khái niệm “tài sản bị mất” nhưng thông thường tài sản bị mất là
tài sản không còn trong phạm vi chiếm hữu, sử dụng của chủ sỡ hữu và việc này
ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Trong tình huống này, chiếc xe đạp hiện đang gửi nhà một người bạn nên khả
năng đòi lại tài sản vẫn còn. Vì khả năng đòi lại tài sản vẫn còn nên chưa thể coi là
tài sản này đã bị mất, tức là chưa có thiệt hại nên chưa có trách nhiệm bồi thường.
Còn đối với chiếc đồng hồ, Hùng đã bán cho người đi đường không rõ họ tên, địa
chỉ nên không thu hồi được. Vì vậy, Tòa án chỉ có thể buộc cha mẹ Hùng bồi
thường giá trị chiếc đồng hồ nhưng không thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường giá trị
chiếc xe đạp được. Thực tiễn xét xử như Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23-3-
2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hội đồng Thẩm phán hủy
quyết định sơ thẩm và phúc thẩm là do “số tài sản mà bị cáo chiếm đoạt chưa được
thu hồi trả cho người bị hại đã được Tòa án các cấp giải quyết buộc bố mẹ bị cáo
phải bồi thường.” Đó là 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoại bàn…, Hùng bán cho
Hoàng Văn Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác. Như vậy,
theo Hội đồng Thẩm phán, cha mẹ không phải bồi thường khi tài sản này vẫn chưa
được tiến hành thu hồi
1.4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7
triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở
3

pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với
hoàn cảnh tương tự.
Theo Điều 604 BLDS 2005 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.” Và khoản 1 Điều 605 BLDS 2005 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.” Nếu các bên không thỏa thuận được về hình thức bồi
thường thì BLDS không có hướng giải quyết cụ thể. Nộp tiền sung quỹ Nhà nước là
một khoản tiền và bồi thường thiệt hại cũng thường là một khoản tiền. Tuy nhiên,
đây là hai phạm trù khác nhau. Bởi lẽ, bồi thường thiệt hại là một khoản tiền mà
người có trách nhiệm bồi thường giao cho người bị thiệt hại còn sung quỹ Nhà nước
là hoản cảnh một chủ thể giao một khoản tiền cho một chủ thể khác là Nhà nước.
BLDS chỉ đề cập tới trách nhiệm “bồi thường” của cha mẹ khi con chưa thành niên
gây thiệt hại nên việc Tòa án buộc cha mẹ có trách nhiệm nôp tiền sung quỹ Nhà
nước là mở rộng phạm vi trách nhiệm của cha mẹ và việc mở rộng này là không có
lí do thuyết phục. Về nguyên tắc, ai có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì tự phải
chịu bồi thường. Vì vậy, Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà
nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ. Trong
thực tiễn xét xử, cũng trong Quyết định số 04/HĐTP-HS đã nêu, theo Hội đồng
Thẩm phán: “Tòa án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số tiền 7.570.000 đồng do
bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không đúng quy định của
pháp luật dân sự”. Việc Tòa án các cấp “mở rộng” việc nộp tiền sung quỹ như vậy
đã làm biến dạng quy định của pháp luật
1.5. Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét
xử.
Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt
hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường
thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Nếu Tòa án đã
xác định Hùng không có bất kỳ tài sản nào để bồi thường thì cha mẹ Hùng phải bồi
thường phần còn thiếu cũng tức là toàn bộ thiệt hại. Vì vậy, Tòa án không thể buộc
Hùng và cha mẹ “cùng” bồi thường cho anh Bình Theo thực tiễn xét xử, khi xem
xét trách nhiệm của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, những
quy định của BLDS quy định về trách nhiệm bồi thường hoặc của người con, hoặc
của cha mẹ và điều này phụ thuộc vào tuổi cũng như tài sản để bồi thường. Điều đó
có nghĩa là khi cha mẹ chịu trách nhiệm và Tòa án không thể buộc con và cha mẹ
“cùng” bồi thường. Đây là quan điểm của Hội đồng thẩm phán trong Quyết định số
4

24/2006/HS-GĐT ngày 1-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
1.6. Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải
chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi
thường thiệt hại.
Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng tới việc xác định người phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, tại đoạn 2 trong phần Xét thấy: “Bà Thêm cho
rằng bà và ông Thụ đã ly hôn, Tòa án đã giao cháu Hậu cho ông Thụ trực tiếp nuôi
dưỡng nên bà không trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu, lập luận của bà Thêm
là không được chấp nhận vì việc ly hôn giữa hai vợ chồng không làm chấm dứt
nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chung.” Cuối cùng, Tòa án đã buộc bà Thêm và
ông Thụ phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, trong phần Xét thấy trang 4 của bản án:
“buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường
thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Thụ và bà
Thêm mỗi người phải bồi thường là 21.438.500đ, bà Thêm đã bồi thường
3.000.000đ nên bà Thêm còn phải bồi thường số tiền là 18.438.500đ.”
1.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn
bản cũng như so sánh pháp luật).

Pháp luật dân sự hiện nay không nhắc đến việc phát sinh trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ với điều kiện là con phải sống cùng cha mẹ. Do vậy, cha mẹ
phải bồi thường ngay cả khi con không ở hay sống cùng cha mẹ trên cơ cở Điều
606. Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện nay.
Ở Pháp, BLDS ban hành năm 1804 cũng đưa thêm điều kiện để quy trách nhiệm
của cha mẹ là con “chung sống cùng cha mẹ”. Tuy nhiên, điều kiện này thường
được án lệ Pháp xem nhẹ. Tức là Tòa án vẫn buộc cha mẹ bồi thường mặc dù con
chưa thành niên gây thiệt hại đang được giao cho ông, bà, quản lý, chăm sóc.

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY


RA
⃰ Tóm tắt Bản án số 05.
Ông Nguyễn Văn A là chủ cơ sở đóng tàu, còn Nguyễn Văn B là người làm
công. Ngày 21/9/2016 ông B tự ý cắt sắt để hàn bàn để trái cây trên tàu, việc làm
này của ông B không được ông A phân công, khi ông B dùng mỏ hàn cắt sắt làm
văng lửa xuống thùng sơn do ông Bùi Xuân C đang sơn dưới hầm tàu làm bùng
cháy thùng sơn dẫn đến ông C bị bỏng với tỉ lệ 51%.
Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã xử phạt ông B về tội vô ý gây thương tích; về
phần trách nhiệm dân sự, buộc ông A phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho
ông C.
Ngày10/8/2018 ông A khởi kiện yêu cầu ông B có trách nhiệm trả cho ông
165.647.678 đồng để ông bồi thường cho ông C.
⃰ Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân
tỉnh Bình Định.
5

Anh Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách của công ty TNHH vận tải Hoàng
Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh. Vào ngày30/4/2009, Hùng
điều khiển xe ô tô nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ khoảng 40km/h, đây là
đoạn đường có vạch sơn liền nét giữa đường, Hùng điều khiển xe ôtô chiếm sang
phần đường bên trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ô tô tông vào xe mô tô
ngược chiều do anh Trần Ngọc Hải điều khiển đi đúng phần đường, hậuquả anh
Trần Ngọc Hải chết tại chỗ.
2.1. Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định
của Điều 600?
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 là người
trực tiếp gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do mình gây ra:
“ 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.”
Nhưng trong quy định tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 thì nguyên tắc bồi
thường không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại:
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người
làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật.”
Quy định của Điều 600 tạo điều kiện tốt hơn cho bên bị thiệt hại trong việc
yêu cầu bồi thường và cũng nhằm quy trách nhiệm cho người sử dụng lao động ra
lệnh cho người làm công làm công việc đó, trong khi việc đó gây thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm.
2.2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra?
Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu: Đoạn 3, phần Xét thấy: “Bị cáo là
người lái xe thuê cho công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên theo quy định tại điều
622 và 623 của BLDS thì công ty TNHH Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi
thường do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.”
Trong phần Quyết định: “Về bồi thường dân sự: áp dụng điều 42 BLHS; các
điều 610, 612, 622, 623 của BLDS. Buộc công ty trách nhiệm TNHH vận tải Hoàng
Long phải có nghĩa vụ bồi thường cho chị Nguyễn Thị Thu Thủy (đại diện hợp pháp
của người bị hại Trần Ngọc Hải): 20.500.000đ ngoài số tiền 40.000.000đ đã bồi
thường trước. Buộc công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có nghĩa vụ cấp dưỡng
nuôi cháu Trần Nguyễn Đăng Huy – sinh ngày 15/08/2007 mỗi tháng 350.000đ,
thời điểm cấp dưỡng kể từ ngày 5/2009 cho đến khi cháu Huy đủ 18 tuổi.”
2.3. Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Điều 600 BLDS 2015. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra:
6

“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người
làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật.”
Thứ nhất: Người gây thiệt hại phải là người làm công - người làm công là
người thực hiện một công việc thường xuyên hay nhận một vụ việc để nhận một
khoản tiền. Và quan hệ “người làm công” chỉ tồn tại khi một người thực hiện công
việc theo “mệnh lệnh”, “chỉ dẫn” của người khác.
Thứ hai: Người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
khi người làm công của các chủ thể này gây ra thiệt hại. Như vậy theo Điều 622
BLDS thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại cho dù
họ không có lỗi, không có hành vi trái pháp luật và người bị thiệt hại cũng không
phải chứng minh rằng những chủ thể này đã có lỗi hay hành vi trái pháp luật.
Thứ ba: Có thiệt hại xảy ra. Để áp dụng Điều 600 thì điều kiện thứ ba là phải
có thiệt hại phát sinh “trong khi thực hiện công việc được giao”
Thứ tư: Công việc được giao. Nếu người làm công gây ra thiệt hại khi thực
hiện công việc không liên quan đến việc làm công được giao thì người sử dụng lao
động không phải bồi thường thiệt hạ
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là
Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng
điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Việc tòa án vận dụng điều 622 để buộc công ty Hoàng Long bồi thường là hợp
lý vì đã dựa vào các điều kiện sau của Điều 622 để áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra:
Điều 622 BLDS 2005: Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra.
“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người
làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có
quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Thứ nhất: Người gây thiệt hại phải là người làm công – anh Hùng là người lái
xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên điều kiện này thỏa mãn.
Thứ hai: Người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
khi người làm công của các chủ thể này gây ra thiệt hại. Trong vụ việc trên thì chủ
thể bồi thường thiệt hại do anh Hùng gây ra là Công ty TNHH vận tải Hoàng Long.
Thứ ba: Có thiệt hại xảy ra. Để áp dụng Điều 622 thì điều kiện thứ ba là phải
có thiệt hại phát sinh “trong khi thực hiện công việc được giao”. Thiệt hại trong vụ
việc trên là làm anh Trần Ngọc Hải chết ngay tại chỗ.
Thứ tư: Công việc được giao. Anh Hùng gây ra thiệt hại tính mạng cho anh
Trần Ngọc Hải khi thực hiện công việc liên quan đến việc làm công được giao là
điều khiển xe ô tô khách BKS: 16L – 3411 của Công ty TNHH vận tải Hoàng Long
chở khách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh.
7

2.5. Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông
Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?
Theo điều 584 BLDS 2015 quy định như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm , uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quyđịnh tại khoản 2 Điều này.”
Ông Hùng đã có hành vi trái pháp luật là điều khiển xe ô tô khách lấn chiếm
lòng đường, hành vi đó do lỗi vô ý, do hành vi trái pháp luật của ông đã dẫn tới cái
chết của anh Hải (có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra). Như vậy, nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của
ông Hùng thì ông Hùng vẫn phải bồi thường.
2.6. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
“Bị cáo là người làm thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo
quy định tại điều 622 và điều 623 BLDS thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong lúc thực
hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.
Người bị thiệt hại vẫn có khả năng yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường. Theo
khoản 2 điều 591 BLDS 2015, người bị hại có quyền yêu cầu ông Hùng bồi thường
về “một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này
thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định.”
2.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu
trực tiếp ông Hùng bồi thường.
Điều 600 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra:
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người
8

làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật.”
Vì:Trong Điều 622 BLDS 2005 hay Điều 600 BLDS 2015 không có quy định
rõ ràng về yếu tố lỗi của người làm công. Người sử dụng người làm công (người bồi
thường) “có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Có lẽ, lỗi sẽ
được hiểu theo 3 hướng sau:
+ Thứ nhất, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại
+ Thứ hai, lỗi của người làm công đối với người sử dụng người làm công. Đó
là trường hợp người làm công có lỗi với người sử dụng người làm công (có thể là
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của người sử dụng người làm
công và gây ra thiệt hại).
+ Thứ ba, có thể là lỗi tổng hợp. Tức là lỗi của người làm công có cả lỗi của
người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công. Ta thấy, theo tinh thần của điều
622 và theo hướng có lỗi của người làm công mà ta đã phân tích, người sử dụng
người làm công có quyền yêu cầu người làm công hoàn trả một khoản tiền thì người
sử dụng người làm công là người bồi thường cho bên bị thiệt hại
2.9. Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
Ta nên hiểu quy định về lỗi của người làm công trong Điều luật này như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi hội tủ đủ những căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm đó. Thiết nghĩ, người sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm bồi
thường khi chính hành vi của người gây thiệt hại (người làm công) thoả mãn các
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người làm công.
Khi bản thân hành vi của người gây thiệt hại (người làm công) không làm phát
sinh nghĩa vụ bồi thường đối với người gây thiệt hại thì không áp dụng chế định mà
chúng ta đang nghiên cứu, nếu không chúng ta sẽ có hệ quả pháp lý hoàn toàn bất
lợi.
→ Phải có hành vi trái pháp luật xảy ra thì mới có được điều kiện cần để và đủ áp
dụng chế định bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo sự công bằng, cũng như tính hợp
lý như đã được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
2.10. Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600
BLDS 2015) không? Vì sao?
Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 600 BLDS 2015. Vì việc B tự ý lấy sắt
cắt làm nơi để trái cây đã làm văng lửa xuống thùng sơn khiến cho ông C bị bỏng là
việc làm không do ông A phân công và cũng không hay biết.
2.11. Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường
cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Tòa án, ông A được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho
người bị thiệt hại.
Đoạn [2.2] nhận định của Tòa án: “ Nhận thấy, Nguyễn Văn B có lỗi hoàn
toàn trong việc gây thiệt hại cho Bùi Xuân C và đã bị xử lý hình sự về tội vô ý gây
thương tích, nên bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông A, buộc ông B
9

hoàn trả lại cho ông A tổng sôa tiền 165.647.678 đồng mà ông A phải bồi thường
cho ông Bùi Xuân C là có căn cứ và đúng quy định Điều 622 Bộ luật Dân sự 2005”
2.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả).

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí. Theo Điều 600
Bộ luật Dân sự 2015: “ Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền
yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn
trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”. Trong trường hợp này, Tòa án
yêu cầu ông A phải bồi thường thiệt hại cho ông C do ông A là chủ cơ sở đóng tàu,
B chỉ là người làm công. Tuy nhiên, việc gây ra thiệt hại cho ông C là lỗi hoàn toàn
của ông B, nên ông A có quyền yêu cầu ông B phải hoàn trả lại tiền cho ông A là
phù hợp với quy định.
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY
RA
⃰ Tóm tắt bản án số 23/2017/DS-ST về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra”
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nga có nuôi 05 con heo mỗi con khoảng 12kg
đi ăn dưới gầm cầu kênh Thầy Bảy thì bị chó của ông Nhã cắn chết 01 con và bà đã
khởi kiện yêu cầu anh Nhã bồi thường cho bà giá trị con heo con bị chết. Ông Nhã
không đồng ý với yêu cầu của bà Nga vì cho rằng lúc đó heo chưa chết, sau đó có
chết không thì ông không biết và heo lúc đó vẫn sử dụng được. Tại Tòa phúc thẩm
cho rằng vị trí heo con của bà Nga bị chó nuôi của ông Nhã cắn chết là trên đất của
ông Nhã. Bà Nga và ông Nhã xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập
quán nên xảy ra sự việc chó cắn heo chết. Ông Nhã là chủ sở hữu súc vật nuôi
(chó), vật nuôi trong nhà nhưng do lỗi của ông Nhã nên chó của ông Nhã cắn chết
heo bà Nga. Đối với bà Nga cũng là người có sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con
nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã,
hậu quả làm cho chó của ông Nhã cắn chết heo con của bà Nga, làm cho bà Nga bị
thiệt hại 01 con heo trị giá 1000000 đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà
Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây
thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định của
pháp luật. Tòa cũng tuyên về án phí và tiền lãi chậm trả.
3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Quy định tại Điều 603 BLDS 2015 đã sử dụng thuật ngữ “súc vật” “Điều 603.
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở
hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
10

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc
vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội”.
3.2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?
BLDS năm 2015 không cho biết “súc vật” được hiểu như thế nào. Bên cạnh
đó, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng không có định
nghĩa về súc vật. Điều này đã gây khó khăn rất lớn trong quá trình áp dụng pháp
luật. Theo Giáo trình Luật Dân sự của Học viện Tư pháp thì “súc vật được hiểu theo
cách thông thường nhất bao gồm động vật có vú được nuôi trong nhà như trâu, bò,
chó, mèo…”. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông thì “súc vật là thú vật nuôi trong
nhà”. Theo một số tác giả bình luận BLDS năm 2015 thì súc vật được hiểu là
“những con vật đã được thuần hóa và chưa được thuần hóa như trâu, bò, hươu,
nai…”. Các định nghĩa có lúc cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ, nếu căn cứ
vào những định nghĩa nêu trên thì rất khó có thể khẳng định ong nuôi trong vườn
hay gà nuôi trong nhà có phải là súc vật hay không? Bên cạnh đó, nếu trâu, bò thuộc
sở hữu cá nhân nhưng lại được thả trong rừng thì liệu có thuộc phạm vi điều chỉnh
của điều luật này hay không? Với nhiều quan điểm khác nhau như vậy, trong thực tế
xét xử, các tòa án cũng rất lúng túng trong việc xác định thiệt hại do súc vật gây ra.
3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Theo thực tiễn xét xử, định nghĩa “súc vật” được hiểu khá “mở”. Theo một
bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang thì chó gây thiệt hại cũng được xem là
trường hợp súc vật gây thiệt hại. Theo đó, ngày 14/7/2006, con chó của bà Thánh
qua nhà chị Tha ăn xương (con chó này được thả rông nên hằng ngày vẫn thường
qua nhà chị Tha kiếm ăn) do giành miếng thịt với cháu Thoa (con chị Tha) nên con
chó táp trúng miệng cháu Thoa làm chảy máu. Chị Tha ẵm con sang nhà bà Thánh
yêu cầu chích ngừa, nảy sinh tranh chấp. Tòa án sơ thẩm buộc bà Thánh bồi thường
cho chị Tha 1 triệu đồng. Bà Thánh có kháng cáo nhưng bị bác sau đó. Như vậy,
suy luận theo logic thông thường thì mèo cũng được xem là súc vật theo cách hiểu
này. Tương tự, theo nội dung bản án số 173/2008/DSPT ngày 6/6/2008 của Tòa án
nhân dân tỉnh Kiên Giang:“Vào ngày 23/9/2007, anh Nhơn thả đàn dê của gia đình
nuôi ăn cỏ phía sau nhà, trong lúc này Khen là con của ông Đáng dẫn chó đi bắt
chuột, chó đã cắn chết con dê của anh Nhơn và Tòa án đã giải quyết bồi thường
theo Điều 625 BLDS năm 2005”.
3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy thiệt hại do chó gây ra là: “Hội đồng xét xử xét
thấy rằng vào ngày 06/01/2014 5 con heo của bà Nga đi ăn trên đất của ông Nhã
thì bị chó của ông Nhã cắn bị thương 1 con là thực tế có xảy ra, được các bên
đương sự có thừa nhận nên thuộc trường hợp những tình tiết, sự kiện không phải
11

chứng minh theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, qua lời trình
bày của bà Nga và ông Nhã trong quá trình giải quyết vụ án; lời trình bày của ông
Nhã tại biên bản hòa giải của ấp không ghi thời gian (BL 02) và lời trình bày của
người làm chứng trong vụ án chứng minh được sau khi heo bị chó cắn thì hai ngày
sau heo chết, bà Nga không sử dụng được con heo bị chó cắn chết”.
3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra là: “Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nga thì thấy rằng: Vị
trí heo con của bà Nga bị chó nuôi của ông Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã.
Bà Nga và ông Nhã xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập quán nên
xảy ra sự việc chó cắn heo chết.
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra
Theo em, việc Tòa áp dụng khoản 4, Điều 603 để buộc bà Nga chịu 50% mức
độ lỗi là phù hợp quy định pháp luật. Về nguyên tắc, theo khoản 1 Điều 603, BLDS
2015, ông Nhã phải bồi thường cho bà Nga trong trường hợp chó của ông cắn chết
heo của bà Nga. Tuy nhiên, theo dữ kiện trong bản án, Tòa án đã xác định nguyên
nhân dẫn đến việc heo của bà Nga bị chó của ông Nhã cắn chết là có lỗi hỗn hợp, cụ
thể bà Nga có lỗi trong việc quản lý làm heo chạy qua ăn trên ông Nhã. Còn ông
Nhã có lỗi trong việc quản lý chó (vật nuôi) dẫn đến việc chó cắn chết heo của bà
Nga. Như vậy đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi. Do đó, Tòa căn cứ
khoản 4, Điều 585, BLDS 2015: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.’’ để yêu cầu
ông Nhã bồi thường 50% thiệt hại là đúng pháp luật.
3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị
thiệt hại.
BLDS 2005 BLDS 2015
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách Điều 584. Căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
lợi ích hợppháp khác của cá nhân, xâm khác của người khác mà gây thiệt hại
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại luật này, luật khác có liên quan quy
thì phải bồi thường. định khác.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định Điều 585: Nguyên tắc bồi thường
người gây thiệt hại phải bồi thường cả thiệt hại
trong trường hợp không có lỗi thì áp 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
dụng quy định đó. thiệt hại có thể được giảm mức bồi
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
12

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong kinh tế của mình. Khi bên bị thiệt hại
việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không
chỉ phải bồi thường phần thiệt hại được bồi thường phần thiệt hại do lỗi
tương ứng với mức độ lỗi của mình; của mình gây ra.
nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của
người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại
không phải bồi thường.

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường


thiệt hại
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm
mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Như vậy, BLDS 2015 đã bỏ quy định về yêu tố ‘’lỗi’’ trong căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu như trong BLDS 2005, ‘’lỗi’’ là yếu tố cần
thiết làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trong BLDS 2015, căn cứ
xác định đầu tiên là ‘’hành vi xâm phạm’’. Tiếp đến, BLDS 2015 cũng thay đổi
theo hướng bên bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại
là có thể yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người gây thiệt
hại trong trường hợp muốn được miễn trách nhiệm (khoản 2, Điều 285, BLDS
2015) hoặc được giảm mức bồi thường (khoản 2,4 Điều 585, BLDS 2015)
3.8. Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn
nhà bà Nga bị xâm hại?
Theo em, việc Tòa xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà bị xâm hại là
đúng pháp luật. Về nguyên tắc, “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra cho người khác.’’ Ông Nhã có lỗi trong việc quản lý khiến chó của mình
cắn chết heo của bà Nga nên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, do bà
Nga cũng có lỗi trong việc quản lý của mình, khiến heo đi ăn trên đất của ông Nhã
nên bà phải chịu ½ thiệt hại.. Việc Tòa xác định bà Nga có lỗi trong trường hợp này
là hoàn toàn hợp lý. Cụ thể lỗi ở đây là lỗi vô ý.
Căn cứ điểm b, khoản 3.1, Điều 1, mục I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP “b) Vô ý
gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc
thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.’’
3.9. Việc Toà án không buộc ông Nhà bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga
có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại là phù hợp với quy
định pháp luật. Ông Hải có lỗi trong việc quản lý chó khiến chó của mình cắn chết
heo của bà Nga nên phải bồi thường thiệt hại cho bà theo quy định tại khoản 4, Điều
13

603: “4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu
súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội.’’ Tuy nhiên đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi. Do đó, Tòa
căn cứ khoản 4, Điều 585, BLDS 2015: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc
gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.’’ để
yêu cầu ông Nhã bồi thường 50% thiệt hại là đúng pháp luật.

You might also like