You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Giảng viên thảo luận: Lê Thanh Hà


Lớp: TM46A1
Nhóm thực hiện: Nhóm 02
Thành viên nhóm:

STT Họ và tên MSSV


1 Lê Thời Việt Anh 2153801011010
2 Nguyễn Hồng Anh 2153801011012
3 Huỳnh Thị Hồng Cẩm 2153801011026
4 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 2153801011031
5 Kiều Nữ Quỳnh Diệp 2153801011034
6 Phạm Ngọc Diệu 2153801011035
7 Lâm Ngọc Gia Hân 2153801011058

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2022


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT


BLDS Bộ luật Dân sự
TAND Tòa án nhân dân
CSPL Cơ sở pháp lý
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC:
VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG................................... 1
Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tòa án nhân dân TP. Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên: ...................................................................................................... 1
Câu 1: Theo Toà án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua về lô đất
chuyển nhượng không?.............................................................................................. 1
Câu 2: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung
cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng không? Vì sao? ........................................... 2
Câu 3: Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục không? Vì sao? ................................................................................................. 2
Câu 4: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng
giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn không? Vì sao? ............................... 3
VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VÔ
HIỆU ................................................................................................................................ 5
Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao: .................................................................................. 5
Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao: ................................................................................................... 5
Câu 1: Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn phần? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời. .................................................................................................................. 6
Câu 2: Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia
đình? .......................................................................................................................... 7
Câu 3: Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần? .............................................. 7
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần. ............................................................... 8
Câu 5: Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
................................................................................................................................... 8
Câu 6: Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định
như thế nào? .............................................................................................................. 9
Câu 7: Quyết định số 319, Toà dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế
nào? ........................................................................................................................... 9
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự. ................ 10
Câu 9: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? ................................................................. 10
VẤN ĐỀ 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CÓ THỜI HẠN11
Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao: ....................................................................................................... 11
Câu 1: Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào? ............................. 11
Câu 2: Nghĩa vụ của Cty Cửu Long (B) đối với Cty KNV (A) có phát sinh trong thời
hạn bảo lãnh của Ngân hàng không? ...................................................................... 12
Câu 3: Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng còn trách nhiệm
của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời? .................. 12
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
................................................................................................................................. 13
VẤN ĐỀ 4: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG DO HOÀN CẢNH KINH TẾ KHÓ
KHĂN ............................................................................................................................ 14
Tình huống: ............................................................................................................... 14
Câu 1: Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế. ....................................................................... 14
Câu 2: Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức
bồi thường có thuyết phục không? Vì sao? ............................................................. 14
VẤN ĐỀ 5: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA ........................................................................................................................ 16
Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao: ....................................................................................................... 16
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? ......................................................... 16
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. ............................................................................. 17
Câu 3: Toà dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không? ..................................................................................................................... 18
Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại? ........ 18
Câu 5: Theo Toà dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân? .................................................................................................. 18
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân. ......................................................................................................... 19
VẤN ĐỀ 6: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY
RA .................................................................................................................................. 20
Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Toà án nhân dân tỉnh Phú
Yên: ............................................................................................................................ 20
Câu 1: Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết
theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS. ................................... 21
Câu 2: Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?...................................................................... 22
Câu 3: Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,
hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao? ............... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 25
VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tòa án nhân dân TP. Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên:

- Nguyên đơn: Vợ chồng ông Linh

- Bị đơn: Vợ chồng ông Thành

- Nội dung: Ngày 29/9/2015, nguyên đơn có đặt cọc 50.000.000 đồng cho bị đơn để mua
lô đất. Tuy nhiên, sau khi đặt cọc ông Linh mới biết được lô đất ông đang mua không là
đất thổ cư như bị đơn đã cung cấp thông tin trước đó, mà là đất vườn được cấp theo Nghị
định số 64 và đã có thông báo thu hồi từ UBND. Do đó, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu
bị đơn trả lại số tiền đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Quyết định: Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn trả cho
vợ chồng ông Linh 50.000.000 đồng tiền cọc mua đất.

Câu 1: Theo Toà án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua về lô đất
chuyển nhượng không?
Trả lời:

Bên bán (vợ chồng ông Thành) có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua (vợ chồng
ông Linh) về lô đất chuyển nhượng hay không thì Tòa án trong Bản án này không đề cập
rõ. Tuy nhiên, thông qua phần xét về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và lỗi của các
bên trong phần Xét thấy của Tòa, ta có thể thấy được ý chí của Tòa án trong vụ án này
là khi bên bán đã chấp nhận giao kết hợp đồng chuyển nhượng mà đã cung cấp thông tin
cho bên mua thì thông tin đó phải chính xác, chi tiết và rõ ràng. Cụ thể như sau:

“Xét yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Hà Văn Linh thì thấy rằng: Mục đích vợ chồng
ông Linh mua đất là để xây dựng nhà ở mà phải là đất thổ cư theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên diện tích đất mà vợ chồng ông Thành bán cho vợ chồng ông Linh là đất vườn
theo Nghị định 64 của Chính phủ và đã có thông báo thu hồi đất nhưng khi giao kết hợp
đồng đặt cọc vợ chồng ông Thành không cung cấp rõ thông tin về lô đất…

Xét về lỗi của các bên dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu thì thấy rằng: …Vợ chồng ông
Thành là người cho rằng chủ quyền sử dụng đất nói trên buộc phải biết và đương nhiên
phải biết toàn bộ diện tích mua bán với vợ chồng ông Linh là thuộc đất nông nghiệp cấp

1
theo Nghị định 64 và đã được thông báo nằm trong quy hoạch giải tỏa, mặt khác đất này
không đứng tên của vợ chồng ông Thành nhưng đã cung cấp thông tin sai dẫn đến sự
nhầm lẫn nên vợ chồng ông Linh đã xác lập giao dịch…”.

Câu 2: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung
cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng không? Vì sao?
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 387 BLDS 2015, bên có thông tin ảnh hưởng đến việc
giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Đây là một nghĩa vụ
xuất phát từ nguyên tắc trung thực, thiện chí (khoản 3 Điều 3 BLDS 2015). Đối với hoàn
cảnh như trong vụ án, thông tin về lô đất của ông Thành có ảnh hưởng đến việc giao kết
giữa các bên. Mục đích của vợ chồng ông Linh là mua đất để xây dựng nhà mà đất ở đây
phải là đất thổ cư theo quy định của pháp luật. Vậy nên, ông Thành khi có bất kỳ thông
tin nào ảnh hưởng đến mục đích của ông Linh thì phải thông báo cho ông Linh biết. Bên
cạnh đó, khi đã chấp nhận giao kết hợp đồng, ông Thành (bên bán) phải tuân thủ nguyên
tắc trung thực, thiện chí do đó thông tin được ông cung cấp cho bên mua phải chính xác,
đúng sự thật để rồi từ đó bên mua (vợ chồng ông Linh) có quyết định đi đến việc chấp
nhận ký kết hợp đồng hay không là quyền của họ. Làm như vậy sẽ tránh được những rủi
ro khi mua bán, tránh làm hợp đồng vô hiệu cũng như không làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của các bên.

Câu 3: Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục không? Vì sao?
Trả lời:

- Theo khoản 1 Điều 126 BLDS 2015 thì nhầm lẫn là điều kiện cần, không đạt được mục
đích của giao dịch là điều kiện đủ để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Đối với tình huống trong Bản án, về phía vợ chồng ông Linh thì trước khi giao kết hợp
đồng đặt cọc vợ chồng ông đã không kiểm tra đầy đủ, kỹ càng thông tin tài sản nên Tòa
xác định vợ chồng ông có một phần lỗi khi tiến hành giao dịch là đúng.

- Tiếp theo, về phía vợ chồng ông Thành, lô đất mà vợ chồng ông chuyển nhượng cho
vợ chồng ông Linh không là đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông mà là của ông
Dậu. Vậy tại sao vợ chồng ông Thành được sử dụng đất này, ông Dậu có nói cho vợ
chồng ông Thành biết thông tin gì về lô đất hay cung cấp những giấy tờ liên quan cho
ông hay không,…thì Bản án không đề cập đến.

2
- Mặc khác, ông Thành chỉ “thờ ơ” trong việc cung cấp thông tin, những giấy tờ ông đưa
ra đều là những giấy tờ có từ thời ông bà. Việc lô đất đã có thông báo bị tịch thu thì ông
Thành có nắm rõ thông tin hay không cũng chưa được xác nhận.

Như vậy, ông Thành cung cấp thông tin không rõ ràng có phải là hành vi “cố ý” hay do
sự nhầm lẫn về thông tin thì vẫn phải điều tra, làm rõ thêm. Ta thấy được rằng, trong
trường hợp này Tòa án kết luận có nhầm lẫn nhưng phân tích kỹ thì kết luận về sự có tồn
tại hay không “nhầm lẫn” có thể khác và có thật sự là do sự nhầm lẫn đã dẫn đến việc
không đạt được mục đích của giao dịch giữa các bên hay không, Tòa vẫn chưa đưa ra
được lý giải thuyết phục về sự nhầm lẫn đối với tình huống này.

Câu 4: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo
hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn không? Vì sao?
Trả lời:

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 126 BLDS 2015 thì nhầm lẫn là điều kiện cần và
việc nhầm lẫn này làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của giao dịch
là điều kiện đủ để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại
không cho biết thế nào là “nhầm lẫn” và thực tiễn đôi khi gặp khó khăn hay không thực
sự rõ ràng khi xác định “nhầm lẫn” có tồn tại hay không.

Theo tác giả Đỗ Văn Đại: “Kinh nghiệm thực tế cho thấy: “nhầm lẫn” là sự khác nhau
giữa nhận thức của một bên về một vấn đề và thực tế của vấn đề này. Chẳng hạn, một
bên nhận thức rằng đây là thật nhưng thực tế là giả và bất kỳ sự khác nhau nào giữa
nhận thức và thực tế đều có thể coi là nhầm lẫn”.1

- Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng giao
dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015) nếu thoả mãn đủ hai
điều kiện như đã nêu. Nhầm lẫn là điều kiện cần, như đã phân tích tại câu 3 phía trên,
nếu chứng minh được là có sự nhầm lẫn thì sẽ thỏa được điều kiện này. Trên cơ sở có sự
nhầm lẫn đó và việc nhầm lẫn này làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục
đích của giao dịch (vợ chồng ông Linh không mua được đất) thì áp dụng theo Điều 126
BLDS 2015 là đúng theo quy định của pháp luật.

1
Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam
2018 (xuất bản lần thứ bảy), tr.493.

3
- Tuy nhiên, nếu Tòa án trong Bản án theo hướng chỉ quan tâm đến hậu quả của việc
nhầm lẫn dẫn đến không đạt được mục đích của giao dịch thì yếu tố “nhầm lẫn” ở đây
được xem nhẹ và Tòa không cần phải lập luận nhiều để chứng minh có tồn tại “nhầm
lẫn” trên thực tế hay không. Có thể nói rằng, nhầm lẫn không chỉ nên xác định căn cứ
vào mục đích của giao dịch có đạt được hay không và không phải mọi nhầm lẫn làm cho
một hoặc các bên không đạt được mục đích của giao dịch đều là căn cứ để yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch (hợp đồng) vô hiệu. Trong thực tiễn, pháp luật và các Tòa cũng
nên buộc bên có thông tin hay bên có nhiều điều kiện để có thông tin phải xử sự giúp
bên kia để họ có quyết định đúng đắn hơn bởi không phải ai cũng có khả năng biết hết
thông tin.

4
VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ
HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy.

- Bị đơn: Ông Học, bà Mỹ.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Dung.

- Vụ việc: Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất.

- Nội dung: Vào ngày 27/7/2011, bà Dung và các bị đơn có ký kết hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất 252,6m2 đất thổ tại tỉnh Bình Phước. Đây là phần đất là tài
sản chung của bà Dung và các con là nguyên đơn, tuy nhiên, vẫn phải xác định xem phần
đất trên có phải là một phần diện tích đất được thừa kế trong số diện tích đất 831m2 của
ông Long (chồng bà Dung) để lại hay không. Trong hợp đồng chuyển nhượng ngày
27/11/2011 được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực với nội dung các nguyên
đơn cùng ủy quyền cho bà Dung làm thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng trên, thế
nhưng các nguyên đơn lại nói không hề ký tên vì vậy các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu
Tòa tuyên hợp đồng trên vô hiệu.

- Quyết định:

+ Tòa sơ thẩm và phúc thẩm: Bác yêu cầu nguyên đơn.

+ Tòa tối cao: Theo hướng vô hiệu một phần hợp đồng chuyển nhượng trên theo quy
định về sở hữu chung theo phần. Hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh giải quyết đúng theo quy định
pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Ông Trịnh Văn Vinh.

- Bị đơn: Ông Đào Xuân Lộc, bà Hoàng Thị Lan.

5
- Nội dung: Ngày 9/9/2005 ông Vinh cùng vợ chồng ông Lộc, bà Lan lập hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 953m2 đất tại khu phố phố 4 Tân Thiện thị xã
La Gi Bình Thuận giá thỏa thuận là 120.000.000 đồng, sau đó vợ chồng ông Lộc thống
nhất bớt cho ông 20.000.000 đồng và lập lại hợp đồng chuyển nhượng vào ngày
17/6/2006. Ông Vinh đã đặt cọc số tiền 45.000.000 đồng cho vợ chồng ông Lộc. Nhưng
do có sự sai sót trong hợp đồng chuyển nhượng ông Vinh mua đất ruộng lúa nhưng hợp
đồng chuyển nhượng lại ghi là đất màu nên ông Lộc đã gửi hồ sơ lên phòng Tài nguyên
và Môi trường để chuyển mục đích sử dụng. Ngày 17/3/2007 ông Vinh biết vợ chồng
ông Lộc không có sổ đỏ để giao nên đã gặp vợ chồng ông Lộc trao đổi và hẹn thời gian
khác giao tiền nhưng hai vợ chồng không đồng ý vì cho rằng thời gian trả tiền kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên không đồng ý chuyển nhượng nữa.

- Quyết định:

+ Toà sơ thẩm phúc thẩm: Buộc vợ chồng ông Lộc bồi thường thiệt hại cho ông Vinh ½
giá trị toàn bộ thửa đất theo giá thị trường.

+ Toà Giám đốc thẩm: Theo hướng giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu khi cả hai
bên đều có lỗi. Hủy bản án dân sự sơ thẩm, dân sự phúc thẩm. Giao lại hồ sơ vụ án cho
Tòa án nhân dân thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng theo quy
định pháp luật.

Câu 1: Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn phần? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Trả lời:

- CSPL: Điều 130 BLDS 2015, từ Điều 122 đến Điều 129 BLDS 2015.

- Hợp đồng vô hiệu một phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại (Điều 130 BLDS 2015).

- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau:

+ Không có một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực theo khoản 1 Điều
117 BLDS 2015 (Điều 122 BLDS 2015).

+ Hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 BLDS 2015).

+ Hợp đồng giả tạo (Điều 124 BLDS 2015).

6
+ Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vì, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
lập, thực hiện (Điều 125 BLDS 2015).

+ Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được
mục đích của việc xác lập giao dịch (Điều 126 BLDS 2015).

+ Hợp đồng vô hiệu khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép (Điều 127 BLDS 2015).

+ Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình (Điều 128 BLDS 2015).

+ Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 BLDS 2015).

Câu 2: Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia
đình?
Trả lời:

Tại phần Nhận định của Tòa án, đoạn: “Nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa
nhận ký vào hợp đồng ủy quyền nêu trên. Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy quyền
không phải do các anh chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký bà Dung không biết. Tại kết luận
giám định số 1055/C54B ngày 25/7/2013, Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã kết luận “Sử dụng các phương tiện hỗ trợ, tiến hành nghiên cứu, phân
tích, so sánh, đánh giá các đặc điểm của chữ ký cần giám định và mẫu so sánh thấy chưa
đủ cơ sở kết luận giám định”. Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh thừa nhận vào thời
điểm chứng thực chữ ký, không có mặt các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy. Như vậy, Ủy ban
nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực chữ ký trong Hợp đồng ủy quyền không đúng
quy định …” cho thấy việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có
sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Câu 3: Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Trả lời:

Tại phần Nhận định của Tòa án, đoạn: “Trường hợp này, do các thành viên trong gia
đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,
nên xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành

7
viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải
quyết. Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho
vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Còn phần quyền sử
dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều
135 Bộ luật Dân sự năm 2005” cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Trả lời:

Hướng giải quyết của Tòa là phù hợp. Xét về thành viên sở hữu, tuy bà Dung không sở
hữu toàn bộ và dù mảnh đất này nhận được từ thừa kế hay đất được cấp cho hộ gia đình
thì trong giấy chứng nhận đã công nhận mảnh đất này thuộc sở hữu chung. Do đó, bà
Dung sẽ sở hữu một phần trong toàn bộ quyền sở hữu đất này. Như vậy việc hội đồng
thẩm phán chấp nhận hiệu lực một phần nếu đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật
là hợp lý. Tuy nhiên, hướng giải quyết này của Hội đồng thẩm phán vẫn đang coi trọng
hình thức mà không xét đến nội dung của hợp đồng. Việc cơ quan chức năng chưa xác
minh chính xác các chữ ký trong hợp đồng ủy quyền có phải của các con bà hay không
và cũng cần xem xét rằng, liệu trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng thì các con
của bà có biết việc này hay không, nếu các con của bà biết mà không phản đối trong quá
trình chuyển nhượng thì vẫn có thể xem xét hợp đồng này có hiệu lực.

Câu 5: Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Trả lời:

- Thay đổi thứ nhất: BLDS 2015 (khoản 2, 3 Điều 131) đã tách vấn đề “hoa lợi, lợi tức”
là đối tượng của hợp đồng vô hiệu ra khỏi quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu
thay vì gộp chung như BLDS 2005 (khoản 2 Điều 137) và có quy định mới là việc trả
“hoa lợi, lợi tức” cần phải có yếu tố “ngay tình” của người nhận tài sản. BLDS 2015 đã
khắc phục được hạn chế, sai sót đó khi tách và đã tách vấn đề “hoa lợi, lợi tức” là đối
tượng của hợp đồng vô hiệu ra khỏi quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu ra thành
một khoản riêng.

BLDS 2005 quy định về số phận của “hoa lợi, lợi tức” khi giao dịch dân sự vô hiệu
không thống nhất với Điều 601 BLDS 2005 (được duy trì trong BLDS 2015). Tại Điều
601 thì tiêu chí để xác định số phận của “hoa lợi, lợi tức” khi giao dịch dân sự vô hiệu là

8
sự ngay tình của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và trên thực tế Tòa
án cũng giải quyết trên cơ sở Điều 601. Vì vậy, BLDS 2015 đã giải quyết bất cập trên
thông qua quy định tại khoản 3 Điều 131: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức
không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Tạo ra sự thống nhất với tiêu chí để xác
định số phận của “hoa lợi, lợi tức” của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật đó chính là dựa vào có hay không có yếu tố “ngay tình”.

- Thay đổi thứ hai: BLDS 2015 thêm khoản 5 Điều 131 với nội dung: “Việc giải quyết
hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định”.  Phù hợp với những quy định pháp luật hiện hành
có liên quan.

Câu 6: Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định
như thế nào?
Trả lời:

Toà giám đốc thẩm xác định cả hai bên cùng có lỗi. Vì trong trường hợp này, ông Vinh
mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.00 đồng tức là mới trả
45% giá trị thửa đất. Ông Lộc cam kết sau khi nhận tiền đợt hai sẽ giao sổ đỏ cho ông
Vinh. Tuy nhiên sau đó ông Vinh không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc cũng
không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vinh. Và cả hai hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006 đều chưa được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Câu 7: Quyết định số 319, Toà dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như
thế nào?
Trả lời:

- Theo Quyết định số 319, Toà dân sự cho rằng ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng
trên tổng giá trị thửa đất là 100.000.000 đồng, tức là mới trả 45% giá trị thửa đất và cả
hai bên cùng có lỗi. Do đó ông Vinh chỉ được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá
trị thửa đất theo giá thị trường.

Trong phần Xét thấy, có đoạn: “... Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được
45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị
thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông
Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá
thị trường …”.

9
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Trả lời:

- Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án khi xác định lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu
thuộc về cả hai bên tham gia hợp đồng nên dẫn tới trách nhiệm bồi thường là hợp lý. Vì
có đủ cơ sở để vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng đất, hai bên đều có lỗi sai của mình,
phía vợ chồng ông Lộc có sai sót ghi nhầm mục đích canh tác, không rõ ràng trong việc
hẹn thời gian giao tiền, và khi đến lần hẹn sau thì ông Vinh lại khất vào ngày khác thì
đây là lỗi phía ông Vinh. Do đó việc ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh
lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường là phù hợp.

- Về việc xác định khoản tiền được bồi thường: trong Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng
đất: “Thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên
thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại
khác, nếu có”. Trong trường hợp trên, việc Toà dân sự đưa ra khoản tiền chênh lệch giá
do các bên thoả thuận với giá trị tài sản tại thời điểm xét xử vào loại thiệt hại do hợp
đồng vô hiệu là hợp lý.

Câu 9: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trả lời:

Theo thông tin trong Quyết định số 319 thì ông Vinh được bồi thường thiệt hại là ½
chênh lệch giá của 45% giá trị đất do ông mới trả được 45%. Giá mảnh đất tại thời điểm
hiện nay theo phiên tòa sơ thẩm là 333.550.000 đồng, 45% giá trị mảnh đất bằng
150.097.500 đồng. Giá chênh lệch là 105.097.000 đồng. Cả hai bên đều có lỗi nên xác
định tỉ lệ chia là 50/50. Vậy ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là 52.548.750
đồng và nhận lại số tiền hoàn trả là 45.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 131 BLDS
2015). Mức bồi thường ông Vinh sẽ nhận được là: 97.548.750 đồng.

10
VẤN ĐỀ 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
CÓ THỜI HẠN
Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Công ty KNV (A)

- Bị đơn: Công ty Cửu Long (B) và Ngân hàng Việt Á

- Nội dung: Ngày 12/04/2016, A mua của B lô hàng phân bón. Theo hợp đồng, B phải
bắt đầu giao hàng cho A chậm nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày B nhận tiền ký quỹ.
A thanh toán cho B 20% giá trị hợp đồng ngay sau khi hai bên ký hợp đồng. Ngày
15/04/2016, A chuyển vào tài khoản B 20% giá trị hợp đồng tại Ngân hàng Việt Á.
Trường hợp B chậm giao hàng, không giao hàng do lỗi của B thì phải chịu phạt 5% giá
trị hợp đồng và trả lãi tiền ký quỹ cho A theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định cho
thời gian chậm trễ. Quá trình thực hiện hợp đồng, B không giao hàng và đã trả lại A một
khoản tiền. A khởi kiện yêu cầu B thanh toán tiền phạt và trả lãi tiền chậm trả, đồng thời
yêu cầu Ngân hàng Việt Á trả số tiền ký quỹ còn lại.

- Quyết định:

+ Bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

+ Bán án phúc thẩm giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

+ Quyết định giám đốc thẩm: Hủy hai Bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án
cho Toà án nhân dân quận Ngô Quyền xét xử lại.

+ Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, giữ nguyên Bản
án phúc thẩm.

Câu 1: Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Trả lời:

Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn từ ngày 14/4/2016 đến 17 giờ 00 phút ngày
09/5/2016.

11
Câu 2: Nghĩa vụ của Cty Cửu Long (B) đối với Cty KNV (A) có phát sinh trong
thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng không?
Trả lời:

Nghĩa vụ của B đối với A có phát sinh trong thời gian bảo lãnh của Ngân hàng. Vì theo
hợp đồng được ký kết ngày 12/04/2016 thì B phải bắt đầu giao hàng cho A chậm nhất là
20 ngày làm việc kể từ ngày B nhận tiền ký quỹ. Đến ngày 15/04/2016 thì A đã chuyển
vào tài khoản của B tại Ngân hàng Việt Á 3.060.000.000 đồng để ký quỹ và Ngân hàng
Việt Á đã phát hành “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng)”
ngày 14/4/2016, sau đó phát hành tiếp “Thư tu chỉnh bảo lãnh” ngày 04/5/2016 để tu
chỉnh hiệu lực của Thư bảo lãnh chấm dứt hiệu lực vào lúc 17 giờ 00 phút ngày
09/5/2016. Như thế, theo thời gian chúng ta dễ dàng nhận thấy được nghĩa vụ của B đối
với A là có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng.

Câu 3: Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện
Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng còn trách
nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?
Trả lời:

- Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Công ty K.N.V) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có trách nhiệm của
người bảo lãnh.

- Đoạn cho thấy điều đó là ở phần nhận xét [4] của Tòa: “Trong cùng ngày, Ngân hàng
Việt Á có Công văn số 04/TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V thông báo về việc hoàn trả
tiền tạm ứng. Tại Công văn này, Ngân hàng Việt Á không đề cập đến nội dung Ngân
hàng từ chối trách nhiệm bảo lãnh do Công ty K.N.V không gửi Thư bảo lãnh bản gốc
cho Ngân hàng và cũng không yêu cầu Công ty K.N.V gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho
Ngân hàng ngay trong ngày 09/05/2016. Điều đó cho thấy Ngân hàng Việt Á chấp nhận
đề nghị của Công ty Cửu Long trì hoãn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết.
Đến ngày 11/5/2016, khi đã hết thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh, Ngân hàng Việt Á
mới có thông báo số 56TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V về việc không thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh với lý do chưa nhận được Thư bảo lãnh bản gốc trước 17 giờ 00 phút ngày
09/5/2016. Sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng, ngày 12/5/2016, Công ty K.N.V
đã gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng. Như vậy, lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của Ngân hàng Việt Á là không thể chấp nhận được”.

12
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Trả lời:

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục.

Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn từ ngày 14/4/2016 đến 17 giờ 00 phút ngày
09/5/2016. Mà theo nhận định của Toà do Công ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao
hàng. Theo khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 thì nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo
lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Cụ thể ở đây, Công ty Cửu Long
không giao hàng theo đúng nội dung về thời hạn trong hợp đồng mà Ngân hàng đã có
phát Thư bảo lãnh cho Công ty Cửu Long nên việc Công ty K.N.V khởi kiện Ngân hàng
Việt Á là hợp lý.

13
VẤN ĐỀ 4: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG DO HOÀN CẢNH
KINH TẾ KHÓ KHĂN
Tình huống:
Anh Nam là người thuộc quản lý của UBND xã, đã vô ý gây thiệt hại cho bà Chính khi
thực hiện công việc được UBND xã giao. Thực tế, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh
tế của anh Nam và Toà án đã áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại
quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường.

Câu 1: Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
Trả lời:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 quy định: Người gây thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường với các điều kiện sau đây:

(1) Gây thiệt hại do lỗi vô ý hoặc không có lỗi;

(2) Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây
thiệt hại (nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh
kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được
toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó).

Câu 2: Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức
bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời:

Việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường là không thuyết phục. Vì theo
BLDS, người gây thiệt hại chỉ được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu do “lỗi vô ý” gây
thiệt hại (khoản 2 Điều 585 BLDS 2015). Nếu do “lỗi vô ý” mà gây thiệt hại thì người
gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại dù thiệt hại đó quá lớn so với khả năng
kinh tế hiện tại hoặc lâu dài của họ. Xét trong tình huống, anh Nam trong lúc thực hiện
công việc do UBND giao và vô ý gây thiệt hại cho bà Chính thì được giảm mức bồi
thường. Tuy nhiên, “lỗi vô ý” vẫn chưa đủ điều kiện để giảm mức bồi thường thiệt hại
vì cần phải có thêm điều kiện liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của người phải bồi thường.
Tòa án đã áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường. Như vậy, Tòa án mới chỉ xem xét

14
về hoàn cảnh, điều kiện nhưng không lý giải hoàn cảnh, điều kiện nào cho phép giảm
thiệt hại cần bồi thường. Vậy nên chưa đủ cơ sở để áp dụng việc giảm mức bồi thường.

15
VẤN ĐỀ 5: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY
HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao:
- Nguyên đơn: Anh Nguyễn Hữu Công

- Bị đơn: Chi nhánh điện Cái Bè, Tiền Giang do ông Nguyễn Văn Bạch (trường chi
nhánh) đại diện.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Trần Văn Ri, anh Nguyễn Văn Sua.

- Nội dung: Tại bản án dân sự sơ thẩm số 226/2006/DS-ST ngày 24-7-2006, anh Công
yêu cầu bị đơn là chi nhánh điện Cái Bè phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh tổng
số tiền là 28.000.000 đồng vì đường dây hạ thế do chi nhánh quản lý và ký hợp đồng bán
điện cho anh Ri và anh Sua bị hở mạch điện dẫn điện qua mái tole nhà ông Dũng đến
dây chẳng bằng sắt xuống đất làm cho cháu Lợi đi ngang qua chạm vào bị điện giật chết
tại chỗ. Về phía bị đơn cho rằng theo hợp đồng mua bán điện đã ký với ông Sua (đại
diện tổ điện xã Tân Hưng) thì tổ điện xã Tân Hưng phải chịu trách nhiệm về cái chết của
cháu Lợi vì đường dây này do tổ quản lý, chi nhánh tự nguyện hỗ trợ cho gia đình
3.000.000 đồng. Ông Sua đã nghỉ làm tổ trưởng tổ điện và giao lại cho ông Ri làm từ
2003 đến nay. Ông Ri cho rằng đường dây này là do nhân dân đóng góp xây dựng, nếu
hư hỏng thì nhân dân cũng phải có trách nhiệm sửa chữa và người dân cũng đã hỗ trợ
một số tiền cho gia đình ông Công nên không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của ông
Công, ông Ri tự nguyện hỗ trợ 500.000 đồng.

- Quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 540/2006/DS-PT và bản án dân sự sơ
thẩm số 226/2006/DS-ST. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trả lời:

Đoạn của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: “Ngày 10-03-2003, đường dây hạ thế sau điện kế bị
rò rỉ nguồn điện, làm chết cháu Nguyễn Hữu Lợi (sinh năm 1997) là con của anh Nguyễn
Hữu Công. Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều 623 Bộ luật Dân
sự năm 2005) thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
16
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi (trừ các trường hợp
thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường
hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết…)...”.

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trả lời:

- Việc Tòa án xác định trường hợp trong Bản án số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010
của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là hoàn toàn hợp lý.

- Bởi vì theo quy định tại Điều 601 BLDS 2015 đã chỉ rõ những căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

+ Thứ nhất, để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì trước tiên là phải có
thiệt hại. Theo nội dung bản án thì thiệt hại được xác định trong vụ việc này là cháu Lợi
tử vong, căn cứ theo khoản 2 Điều 601 BLDS năm 2005: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã
giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ
trường hợp có thoả thuận khác”.

+ Thứ hai, phải có “nguồn nguy hiểm cao độ”. BLDS 2015 không đưa ra được định
nghĩa cụ thể mà liệt kê ra những nguồn nguy hiểm cao độ tại khoản 1 Điều 601: “Nguồn
nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

+ Thứ ba, để áp dụng được chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra thì phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và nguồn nguy
hiểm cao độ, cụ thể là phải chứng minh được thiệt hại đó do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra. Vấn đề này ngay từ phần Nhận thấy đã được nêu rõ: “...cháu Nguyễn Hữu Lợi,
sinh năm 1997 bị điện giật chết tại nhà ông Huỳnh Chí Dũng tại ấp 3 xã Tân Hưng,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nguyên nhân do đường dây hạ thế chạy ngang qua nhà
ông Dũng bị hở mạch điện dẫn điện qua mái tole nhà ông Dũng đến dây chằng bằng sắt
xuống đất, khi cháu Lợi đi ngang qua chạm vào dây chằng thì bị điện giật chết tại
chỗ…”.

17
+ Thứ tư, vụ việc trên không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 601
BLDS 2015:

“3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác”.

 Vì vậy, Tòa không xét đến yếu tố “lỗi” mà buộc bồi thường thiệt hại trong trường hợp
này là thỏa đáng. Với những lý lẽ trên, có thể thấy việc Tòa án áp dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hoàn toàn có căn cứ.

Câu 3: Toà dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không?
Trả lời:

Toà án có biết chủ sở hữu của đường dây điện hạ thế gây thiệt hại, đó là đường dây điện
của Công ty điện lực 2, tỉnh Tiền Giang ký hợp đồng bán đại diện cho ông Nguyễn Văn
Xua (Sua) đại diện tổ điện xã Tân Hưng.

Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại?
Trả lời:

Theo quan điểm của nhóm em, chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại là Công ty
điện lực 2. Vì theo hợp đồng mua bán thì tổ điện xã Tân Hưng chỉ được quyền sử dụng,
quản lý đường dây điện đó một cách an toàn, quyền sở hữu đường dây hạ thế vẫn thuộc
về Công ty điện lực 2. Tổ điện xã Tân Hưng chỉ là người được giao chiếm hữu đường
dây điện.

Câu 5: Theo Toà dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân?
Trả lời:

Theo Tòa dân sự, chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân
là chi nhánh điện lực và tổ điện xã Tân Hưng. Vì hội đồng giám đốc thẩm đã xét thấy
rằng việc Tòa án cấp phúc thẩm và cấp sơ thẩm nhận định anh Công khởi kiện sai đối
tượng (anh Công khởi kiện Chi nhánh điện) để bác yêu cầu của anh Công là không đúng,

18
cần phải hướng dẫn cho anh Công khởi kiện đúng đối tượng. Như vậy, trong trường hợp
này căn cứ vào Điều 623 BLDS 2005 để giải quyết thì cả chủ sở hữu là chi nhánh điện
lực và người được giao chiếm hữu là tổ điện xã Tân Hưng sẽ là chủ thể sẽ chịu trách
nhiệm phải bồi thường cho gia đình anh Công.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân.
Trả lời:

Toà án xác định chủ thể bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Công là Chi nhánh điện
lực và tổ điện xã Tân Hưng là thuyết phục. Căn cứ theo Điều 601 BLDS năm 2015 (Điều
623 BLDS năm 2005) trường hợp này cả chủ sở hữu là Chi nhánh điện và người được
giao chiếm hữu là tổ điện xã Tân Hưng phải cùng bồi thường thiệt hại vì bên bị thiệt hại
là cháu Lợi hoàn toàn không có lỗi. Mặt khác nếu chỉ ghi nhận sự tự nguyện đóng góp
của Chi nhánh và tổ điện thì sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông Công và
số tiền đó không đủ xứng đáng với hậu quả đã xảy ra do đó việc bồi thường này là trách
nhiệm của cả hai chủ thể trên.

19
VẤN ĐỀ 6: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH
CÔNG VỤ GÂY RA

Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Toà án nhân dân tỉnh Phú
Yên:

- Bị cáo: Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn
Tấn Quang, Đỗ Như Huy, Lê Đức Hoàn (nguyên là các trinh sát viên, điều tra viên Công
an thành phố Tuy Hòa và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh
Phú Yên).

- Bị hại: Ngô Thanh Kiều.

Nội dung vụ việc: Rạng sáng ngày 12/05/2012, Ngô Thanh Kiều cùng với đồng bọn sử
dụng xe ô tô đột nhập vào nhà người khác để trộm cắp tài sản. Qua theo dõi định vị
GPRS được gắn trên xe, Ban chuyên án đã theo dõi, mật phục bắt quả tang và đã bắt
được một tên trong băng trộm, Kiều và tên còn lại trốn thoát. Ít lâu sau, tên còn lại đầu
thú còn Kiều thì bắt tại nhà. Ông Lê Đức Hoàn (phó trưởng CA thành phố Tuy Hòa,
trưởng ban chuyên án 312T) phân công các trinh sát viên Nguyễn Minh Quyền, Phạm
Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Thân Thảo Thành điều tra, canh
giữ, xét hỏi Kiều. Do thái độ ngoan cố, không hợp tác, không khai nhận hành vi, nên
Kiều đã bị 5 người trên dùng dùi cui cao su đánh đập, tra tấn dẫn đến việc Kiều tử vong
trên đường đến Bệnh viện.

Quyết định của Tòa án:

+ Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc
Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy đều phạm tội “Dùng nhục hình”. Bị cáo Lê Đức
Hoàn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

+ Xử phạt bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành 8 năm tù; bị cáo Nguyễn Minh Quyền 2 năm
6 tháng tù; bị cáo Phạm Ngọc Mẫn 2 năm 3 tháng tù; bị cáo Nguyễn Tấn Quang 2 năm
tù; hai bị cáo còn lại được hưởng án treo và cấm tất các bị cáo đảm nhiệm chức vụ có
liên quan đến hoạt động trinh sát điều tra trong thời hạn 3 năm. Buộc Công an Tp.Tuy
Hòa cấp dưỡng nuôi hai con anh Kiều cho đến khi phát sinh một trong các trường hợp
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 118 Luật HN&GĐ năm 2014.

20
Câu 1: Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết
theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.

Trả lời:

Theo Chính phủ Theo BLDS 20152015

1. Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức 1. Có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu
bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp
thần do người thi hành công vụ gây ra đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi
thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại
của Nhà nước được quy định tại Luật về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất
này. mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất
được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản
có thể tính toán được thành một số tiền nhất
định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,
uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại
phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát
về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín
nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà
họ phải chịu.

2. Người thi hành công vụ là người được 2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ luật. Hành vi trái pháp luật trong trách
nhiệm theo quy định của pháp luật về nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ
cán bộ, công chức và pháp luật có liên thể được thể hiện thông qua hành động
quan vào một vị trí trong cơ quan nhà hoặc không hành động xâm phạm đến lợi
nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc pháp của người khác, bao gồm: Làm những
người khác được cơ quan nhà nước có việc mà pháp luật cấm, không làm những
thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện
liên quan đến hoạt động quản lý hành vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc
chính, tố tụng hoặc thi hành án. thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp
luật quy định.

21
3. Người yêu cầu bồi thường là người có 3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại
trong các trường hợp: Người bị thiệt hại, xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi
người đại diện theo pháp luật, người đại trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp
diện theo ủy quyền của người bị thiệt luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành
hại, người thừa kế của người bị thiệt hại vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt
trong trường hợp người bị thiệt hại chết hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối
hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không
tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất
yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi
cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra
chứa đựng một khả năng thực tế làm phát
sinh thiệt hại.

Câu 2: Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?

Trả lời:

Quan điểm 1: Trường hợp trong bản án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước. Vì trong trường hợp này, người thi hành công vụ, cụ
thể là 5 bị cáo, là người thi hành công vụ, đã gây tử vong cho anh Ngô Thanh Kiều trong
quá trình thi hành nhiệm vụ. Tòa án cũng đã xét thấy rằng việc bắt giữ là có căn cứ và
cần thiết, chỉ vi phạm về hình thức và thủ tục tố tụng,… Như vậy trường hợp của Kiều
sẽ được bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cụ thể là tại
Điều 1, 2 và khoản 2 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng
và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh

22
dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong công tác bồi thường nhà nước.

Điều 2. Đối tượng được bồi thường

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công
vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật
này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị
trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi
hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm
vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.

- Quan điểm 2: Hoàn cảnh như trên không thuộc phạm vi giải quyết của Luật Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Bởi vì việc làm của lực lượng Công an Tỉnh
Phú Yên là “trái pháp luật bởi không có lệnh bắt giữ Kiều cũng như không có chuyện
“mời về làm việc” vào lúc 3h sáng đồng thời còng tay Kiều. Việc giữ Kiều tại Công an
thành phố Tuy Hòa cũng vi phạm luật tố tụng hình sự, bởi tại thời điểm bị bắt Ngô Thanh
Kiều chưa phải là bị can, bị cáo và không có chứng cứ gì chứng minh Kiều tham gia các
vụ trộm ngoài lời khai của Ngô Thanh Sơn (nhưng Trần Minh Cường khai Kiều chỉ đi
theo học lái xe, không biết gì về các vụ trộm)”. Như vậy các bị cáo phải bồi thường thiệt
hại cho gia đình và người nhà nạn nhân theo quy định của BLDS.

Câu 3: Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,
hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực thì hướng
giải quyết trong vụ án về có bản là không thay đổi, vì:

+ Thứ nhất, về mức bồi thường tổn thất tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm, điểm
khác biệt giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 là mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
khi các bên không thỏa thuận được, ở BLDS 2005 mức tối đa không quá 60 tháng lương
tối thiểu do Nhà nước quy định, còn ở BLDS 2015 quy định mức tối đa cho một người

23
có tính mạng bị xâm phạm không quá một lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Nếu tính số tiền bồi thường tổn thất tinh thần theo BLDS 2015 là: 1.390.000 đồng x 100
= 139.000.000 đồng, tuy nhiên trong vụ án này các bị cáo đã tự nguyện bồi thường tổng
số tiền là 186.000.000 đồng cho khoản bù đắp tổn thất về tinh thần và chi phí mai táng
(trong đó chi phí mai táng là 30.000.000 đồng) là cao hơn số tiền mà luật quy định nên
không có sự thay đổi về mức phạt bồi thường tổn thất tinh thần.

+ Thứ hai, việc các bị cáo sử dụng nhục hình và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng của anh Kiều không thuộc phạm vi bồi thường của
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước 2009) nên không được bồi thường tinh thần theo mức 360 lần mức lương
cơ sở.

+ Thứ ba, áp dụng quy định tại Điều 598 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người
thi hành công vụ gây ra: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước”, thì việc quyết định của Tòa án về nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 con
của người bị hại là của Công an TP Tuy Hòa là phù hợp với pháp luật hiện hành. Có
chăng sự thay đổi là về việc cơ quan Nhà nước có quyền yêu cầu người thi hành công vụ
gây thiệt hại hoàn trả lại cho Ngân sách khoản tiền mà Nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối
với gia đình người bị hại chưa được Tòa án nhắc đến.

24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

1. Bộ luật Dân sự 2005.

2. Bộ luật Dân sự 2015.

3. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC:

1. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-
Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy).

25

You might also like