You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC


----------

MÔN HỌC: LUẬT LAO ĐỘNG


BUỔI THẢO LUẬN 2: VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Công Yên
Lớp: HC44A2
Nhóm: 05
Danh sách sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Nguyễn Huỳnh Thanh Hiếu 1953801014068
2 Nguyễn Thị Mỹ Hội 1953801014076 Nhóm trưởng
3 Võ Hoàng Long 1953801014110
4 Lê Đình Minh 1953801014115
5 Nguyễn Quang Minh 1953801014117

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN II: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG........................................................................................................3
1.Tình huống 1:_____________________________________________________________________________3
2. Tình huống 2:_____________________________________________________________________________8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................10

2
PHẦN II: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 11:


Ngày 08/02/2017, Công ty L. đã ký với anh Văn hợp đồng lao động số
VH000315/2017 xác định thời hạn 01 năm (kể từ ngày 08/02/2017 đến ngày
07/02/2018), với vị trí kỹ thuật viên sản xuất Cell tại L.Display.
Để anh Văn nắm bắt được chuyên môn và gắn bó với lâu dài với L. Display;
ngày 25/02/2017, Công ty L. đã ký với anh Văn hợp đồng đào tạo số
VH000315/2017- ĐT, với nội dung: Công ty L. tổ chức để anh Văn sang thành phố
Gumi Hàn Quốc học khóa đào tạo kỹ thuật trong thời hạn 47 ngày. Công ty L. lo thủ
tục và chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí cho anh Văn tham gia khóa học (bao gồm:
Chi phí tổ chức khóa học; vé máy bay; phụ cấp lưu trú, công tác phí; chi phí đi lại; lệ
phí vi sa, hộ chiếu..; tiền thuê khách sạn, nhà nghỉ; tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đào tạo). Anh Văn có nghĩa vụ phải tham gia đầy
đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khóa đào tạo; tự thanh toán mọi chi
tiêu cá nhân ngoài các khoản mà Công ty L. đã hỗ trợ như trên. Anh Văn có trách
nhiệm hoàn trả cho Công ty L. chi phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì
bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đào
tạo, không đảm bảo thời gian làm việc cho Công ty L. như cam kết…

Để đảm bảo cho các Hợp đồng lao động và Hợp đồng đào tạo nêu trên; ngày
01/3/2017, ông Hoàng là bố đẻ của anh Văn đã ký với Công ty L. cam kết bảo lãnh
của gia đình cho anh Văn. Trong đó, ông Hoàng cam kết:
- Anh Văn sẽ thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng đào tạo và chính sách của
Công ty L. liên quan đến đào tạo; cam kết hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi
thường cho Công ty L. thay cho anh Văn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo của Công ty L. về việc anh Văn không thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi thường liên quan theo hợp đồng đào
tạo
1
Bản án số 01/2017/TLST-LĐ ngày 21 tháng 6 năm 2017 về tranh chấp học nghề theo Quyết định đưa vụ án ra
xét xử số 698/2017/QĐXXST-LĐ ngày 22 tháng 8 năm 2017.

3
- Trả một khoản tiền phạt tương đương 195.144.999đ cho Công ty L. trong trường
hợp anh Văn trốn ở lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo; số tiền phạt
nêu trên sẽ trả cho Công ty L. trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được thông
báo về việc anh Văn trốn ở lại nước ngoài.
Thực hiện Hợp đồng Đào tạo số VH000315/2017-ĐT nói trên, Công ty L. đã lo
mọi thủ tục để anh Văn được cấp thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc trong thời hạn 02
tháng. Ngày 13/3/2017, Công ty L. đã tổ chức đưa đoàn người lao động Việt nam sang
Hàn Quốc để theo học khóa đào tạo. Anh Văn đã nhập cảnh vào Hàn Quốc qua cửa
khẩu sân bay quốc tế Incheon. Vào hồi 19h30 ngày 13/3/2017, khi tới sân bay
Incheon, anh Văn đã tách khỏi đoàn và không trở lại. Hiện tại, anh Văn đang cư trú
bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Mặc dù đã được nhiều đồng nghiệp công tác tại Công ty
L. khuyên nhủ nhưng anh Văn đã trao đổi và nhắn tin cho họ cũng như gia đình là
không trở lại theo học khóa đào tạo do Công ty L. tổ chức.
Dự trù chi phí cho anh Văn theo khóa học bao gồm: Chi phí làm hộ chiếu
200.000đ, chi phí cấp thị thực là 450.000đ, vé máy bay là 12.375.000đ, tiền ký túc xá
là 16.638.783đ, chi phí đi lại bằng xe bus là 1.691.924đ, chi phí ăn uống là
11.253.868đ, chi phí giảng viên là 105.486.852đ, phòng đà tạo là 489.694đ, tiền tài
liệu là 772.400đ, tiền công tác phí là 35.392.500đ, tiền lương là 8.519.645đ, tiền đóng
bảo hiểm là 1.874. 324đ; tổng cộng là 195.144.999đ.
Thực tế, Công ty L. đã chi để anh Văn theo học khóa học nghiệp vụ tại Hàn
Quốc gồm các khoản: Chi phí tại Việt Nam gồm: Chi phí cấp visa là 450.000đ, tiền
vé máy bay là 14.440.932đ, tiền tạm ứng công tác phí mà anh K đã nhận là
17.707.500đ; tổng cộng là 32.598.432đ.
Chi tại Hàn Quốc cho 21 người theo khóa học là 2.787.829.113đ; bình quân chi
phí cho mỗi người là 132.753.767đ (trong đó chi phí cho 21 người tiền ký túc xá là
349.414.450đ, tiền thuê xe bus để đi lại là 35.530.400đ, chi phí giảng viên là
2.378.026.500đ, tiền phòng đào tạo là 8.637.363đ, tiền tài liệu là 16.220.400đ).
Tổng cộng các khoản mà Công ty L đã chi để anh Văn theo học các khóa học
chuyên môn tại Hàn Quốc là 165.352.199đ.
Công ty L. yêu cầu anh Văn phải trả 100% chi phí đào tạo là 165.352.199đ;

4
trong trường hợp anh Văn không trả được thì ông Hoàng và bà Phạm phải trả thay số
tiền trên. Ông Hoàng và bà Phạm phải trả khoản tiền phạt là 195.144.999đ. Kể từ ngày
28/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm, anh Văn phải trả lãi của số tiền chi phí đào tạo
theo mức lãi suất 20%/năm.
Ông Hoàng và bà Phạm đã được Tòa án tống đạt hợp lệ thông báo thụ lý vụ án,
nhiều lần tống đạt giấy triệu tập, thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng
cứ, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; nhưng ông Hoàng và bà Phạm đều
không giao nộp chứng cứ và đều không có mặt theo triệu tập của Tòa án.
Hỏi:
1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là đúng hay trái pháp
luật? Vì sao?

- Về thỏa thuận bảo lãnh: Trong vụ việc trên, thỏa thuận bảo lãnh là đúng pháp
luật.

Theo khoản 1 Điều 275 BLDS2 2015, hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh
nghĩa vụ. Như vậy, hợp đồng đào tạo là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Trong hợp đồng này,
anh Văn có nghĩa vụ tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khóa
đào tạo. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 về bảo lãnh “Bảo
lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau
đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây
gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”. Nên ông Hoàng đã cam
kết nếu anh Văn không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ông
Hoàng sẽ bồi thường chi phí đào tạo thay cho anh Văn. Do vậy, thỏa thuận được thực
hiện đúng pháp luật.

- Về phạt vi phạm: Phạt vi phạm là sai.

Theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các
bên trong hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, ông Hoàng phải hoàn trả số tiền được
thỏa thuận trước đó. Nhưng bên công ty L yêu cầu anh Văn phải trả lãi của số tiền chi
2
Bộ luật dân sự
5
phí đào tạo là không hợp lý. Bởi điều này không có thỏa thuận trong hợp đồng cả hai
bên, kể cả bản cam kết của bên bảo lãnh cho anh Văn.

2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chị trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo?

Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35%
tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt hợp
đồng lao động đúng pháp luật. Vậy, anh Văn phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi
phí đào tạo như thế nào?
* Các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu trách nhiệm hoàn trả
chi phí đào tạo:

Căn cứ theo quy định của Điều 19 BLLĐ3 năm 2019 thì người lao động được lựa
chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình. Nhà nước
cũng khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ,
kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình hoặc hỗ trợ việc học nghề
cho người lao động với mục tiêu làm việc lâu dài cho mình. Việc học nghề, tập nghề có
thể được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng đào tạo.

Đối với việc bồi thường, đền bù chi phí đào tạo thì hiện nay mặc dù trong quy định
của Bộ luật lao động năm 2019, chỉ quy định về việc người lao động phải nghĩa vụ hoàn
trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi có hành vi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 BLLĐ 2019. Tuy nhiên, khi quy
định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động thì pháp
luật vẫn tạo điều kiện để cho người lao động và người sử dụng lao động được tự thỏa
thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo thông qua quy định về trách nhiệm
hoàn trả chi phí đào tạo nghề trong hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết.

Trên cơ sở nội dung phân tích ở trên, có thể xác định, người lao động sẽ phải bồi
thường chi phí đào tạo nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:

3
Bộ luật lao động
6
 Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (theo
Điều 43 BLLĐ 2019).
 Trường hợp hai bên có thỏa thuận về các trường hợp hoàn trả chi phí đào
tạo theo nội dung của hợp đồng đào tạo nghề (nếu có).
Trong đó, chi phí đào tạo sẽ được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 62
BLLĐ 2019, cụ thể gồm: các khoản chi có giấy tờ, chứng từ, hóa đơn hợp lệ về các chi
phí chi trả cho người dạy, chi phí tài liệu, giáo trình học tập, chi phí cho việc thuê mướn
trường, lớp, máy móc, vật dụng, thiết bị thực hành phục vụ quá trình đào tạo người lao
động. Đồng thời chi phí đào tạo cũng có thể bao gồm tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế để đóng cho người học trong thời gian đi học và các khoản hỗ trợ khác
cho người học theo sự thỏa thuận của các bên.

* Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35%
tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt hợp
đồng lao động đúng pháp luật:

Theo khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

“Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi
phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong
hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học
bổng, chi phí đào tạo.”

Pháp luật hiện hành không có quy định về việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì có
phải bồi thường hay không. Do vậy, cơ sở để yêu cầu NLĐ bồi thường chi phí đào tạo
là cam kết mà các bên đã thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo trong
hợp đồng đào tạo nêu trên.

Theo đó, nếu trong hợp đồng đào tạo quy định trong mọi trường hợp chấm dứt
HĐLĐ đều phải bồi thường chi phí đào tạo, thì NLĐ sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo
theo cam kết mặc dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

Mà hợp đồng đào tạo giữa Công ty L và anh Văn có nội dung: “Anh Văn có trách
nhiệm hoàn trả cho Công ty L chi phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì bất
7
kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng Lao động trong thời gian đào tạo,
không đảm bảo thời gian làm việc cho Công ty L như cam kết…”. Như vậy, trong
trường hợp này, anh Văn đã hoàn thành khóa đào tạo nhưng không đảm bảo thời gian
làm việc cho Công ty L như cam kết. Do đó, anh phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí
đào tạo cho Công ty L theo Hợp đồng Đào tạo, tức là anh Văn phải trả 165.352.199
đồng (100% chi phí đào tạo) cho Công ty L.

2. Tình huống 2:
*Tóm tắt bản án:
- Tên bản án: Bản án số 21/2017/LĐ-PT của TAND tỉnh Đồng Nai ngày 11/09/2017
về tranh chấp chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị N
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn E
- Người làm chứng: Nguyễn Hữu T; Nguyễn Kiều O
- Nội dung vụ án:
Bà Nguyễn Thị N (sau đây gọi tắt là bà N) làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn E (sau đây gọi tắt là Công ty E) từ ngày 17/02/2012 theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn, sau đó bà N và Công ty E ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công
việc làm là công nhân may, mức lương 3.486.000đ/tháng.
Ngày 05/02/2013, bà N và Công ty E ký hợp đồng lao động đưa bà N đi tu nghiệp
kỹ thuật kinh nghiệm sản xuất với thời gian là 01 năm tại Công ty U (tại Nhật) nhưng
Công ty E không giao cho bà N 01 bản hợp đồng đã ký. Sau khi về nước bà N phải làm
việc tại Công ty E thời hạn là 10 năm và Công ty E sẽ chịu toàn bộ chi phí cho bà N gồm:
hộ chiếu, visa, xé máy bay khứ hồi, nhà ở, điện, nước, gas, tiền học phí, phí giao thông.
Tuy nhiên, Công ty E không thực hiện đúng cam kết.
Đến ngày 31/7/2015, khi biết Công ty E hoàn trả cho ông Nguyễn Hữu T số tiền
85.000.000đ, bà N mới phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm. Bà N đã yêu cầu
Công ty E thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên nhưng không
được chấp nhận và bà N yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải nhưng hòa giải
không thành.
Nay bà N khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty E phải trả các khoản tiền nhà ở,
điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên, tổng cộng 12 tháng là 480.000 Yên (tỷ giá tiền
Việt Nam là 85.000.000đ).
8
Hỏi: Hãy đưa ra quan điểm và các lập luận, chứng cứ cần có để giải quyết tranh chấp
trên.
Theo nhóm, việc bà N khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của bà, khi bà cho
rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là hợp lý. Nếu như bà chứng minh được
những vấn đề sau:
Thứ nhất, giữa bà N và công ty E có kí kết hợp đồng. Việc này bà N không cần
phải chứng minh vì giữa bà và công ty E đều nhất trí là có tồn tại hợp đồng. Tuy nhiên,
mặc dù tên gọi là hợp đồng lao động nhưng thực chất là hợp đồng để đưa bà N sang Nhật
đào tạo, nâng cao thêm tay nghề. Điều này theo quan điểm nhóm thì không có ảnh hưởng
đến tranh chấp. Vì cơ bản là các nội dung thống nhất trong hợp đồng đã nêu rất rõ ràng
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Thứ hai, phải xác định về các cam kết giữa các bên. Theo đó, bà N được đưa đi
đào tạo, công ty E sẽ chi trả hoàn toàn các chi phí ăn, ở, đi lại, visa … cho bà N. Nhưng
bà N phải cam kết làm việc cho công ty E 10 năm kể từ sau khi được đào tạo bên Nhật
về.
Như vậy, cần xác định việc công ty trả chi phí cho bà N song song với lúc bà được
đi đào tạo hay là sau khi về nước công ty mới hoàn trả các chi phí như đã cam kết.
Thứ ba, về các loại hoá đơn chứng từ chứng minh bà N vẫn phải trả các chi phí dù
công ty E cam kết trả cho bà. Theo dữ liệu thì bà N không có bất cứ hoá đơn chứng từ
nào cho thấy các khoản thanh toán đó là bà đã chi trả trong suốt khoảng thời gian bà đi
sang Nhật đào tạo. Như vậy, bà N cần đưa ra được các loại giấy tờ, minh chứng để
chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở.
Thứ tư, về lí do vì sao bà N lại không thể biết được quyền lợi của bà bị xâm phạm
sớm hơn. Mà phải đến khi công ty E giải quyết cho ông T thì bà mới biết. Bởi vì, nếu như
từ đầu công ty cam kết chi trả cho bà, thì như lập luận thứ 2 đã trình bày, là công ty sẽ
thanh toán vào lúc nào. Nếu như lúc bà làm việc tại Nhật thì tại sao trong suốt 1 năm bà
lại không khiếu nại về công ty. Nếu trả sau khi bà về nước, thì ngày 04/02/2014, bà N về
nước và không có yêu cầu hay thắc mắc gì với Công ty E về các khoản chi phí đào tạo
nêu trên. Nhưng khi biết công ty E trả chi phí cho ông T mới lên tiếng yêu cầu.
Theo nhóm, quyền lợi này gắn liền với bà N, bà N hoàn toàn có khả năng biết nếu
như công ty E thực hiện không đúng cam kết.
Thứ năm, về thời hiệu khởi kiện: Xét quá trình giải quyết vụ án, theo bà N, trên cơ
sở Công ty E giải quyết chế độ đào tạo cho ông Nguyễn Hữu T (là công nhân Công ty E
được đưa đi đào tạo như bà N) vào ngày 31/7/2015, bà N mới biết quyền và lợi ích hợp
9
pháp của mình bị xâm phạm, nên ngày 16/10/2015 bà N khởi kiện Công ty E là còn thời
hiệu khởi kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019. Như
vậy, việc bà N khởi kiện là được chấp nhận.
Thứ sáu, về chứng cứ: Bà N và công ty E có hợp đồng lao động, có kí cam kết sau đào
tạo bà N phải làm việc tại công ty là 10 năm. Cả hai bên xác nhận đều đồng ý với điều
này. Bà N không cung cấp hóa đơn chứng từ để yêu cầu Công ty E thanh toán các khoản
tiền bà N đã tự chi trả trong 01 năm. Công ty E cần đưa ra chứng cứ, các tài liệu về
chương trình đào tạo của mình để chứng minh thời điểm bà N được đi đào tạo là khác
chương trình mà các nhân viên khác được tham gia.
 Nói tóm lại, những vấn đề nêu trên, cần phải được chứng minh và làm rõ. Nếu như
bà N không thể đưa ra các chứng cứ chứng minh mình đã phải tự thanh toán các
khoản chi phí mà đáng ra công ty E phải trả thì những chứng cứ này có lợi cho bà,
đồng thời bà cần chứng minh lí do vì sao bà không thể biết được quyền lợi mình bị
xâm phạm mà đáng ra bà phải biết trước đó.
 Công ty E cũng cần trình những tài liệu về việc đưa nhân viên đi học thêm nâng
cao tay nghề. Các chương trình khoá học. Chứng minh sự khác nhau của các chính
sách đó. Và phải làm rõ là có nhận được phản hồi, khiếu nại nào từ bà N về việc
không thanh toán các khoản cam kết hay không.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Luật Lao Động trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
2. Luật Lao Động hiện hành;

10

You might also like