You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

‑‑‑‑‑‑‑‑‑‑

Môn học: Luật Lao động

CHẾ ĐỊNH II: VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ

LỚP: QT47.3

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

1 Đỗ Thị Phương Nhung 2253801015241

2 Trịnh Công Sơn 2253801015275

3 Đoàn Thị Bảo Tâm 2253801015276

4 Dương Vân Thanh 2253801015283

5 Hồ Thị Minh Thư 2253801015299

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:....................................................................................... 2
1. Tình huống 1: Bản án số: 01/2023/LĐ-ST Ngày: 12 -01-2023 của TAND Tp. Quy
Nhơn V/v “Tranh chấp về học nghề, tập nghề”...........................................................2
2. Tình huống 2:...........................................................................................................5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ được viết tắt Từ, cụm từ viết đầy đủ


TAND Tòa án nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tp Thành phố
V/v Về việc
HĐĐTN Hợp đồng đào tạo nghề
HĐLĐ Hợp đồng lao động
BLLĐ Bộ luật Lao động

1
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

1. Tình huống 1: Bản án số: 01/2023/LĐ-ST Ngày: 12 -01-2023 của TAND Tp. Quy
Nhơn V/v “Tranh chấp về học nghề, tập nghề”
Vào ngày 10/6/2021 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc
(sau đây viết tắt là Công ty Khánh Ngọc) đại diện là bà Phạm Thị Trúc P đã ký kết Hợp
đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN với chị Trần Thị Thu D cụ thể như sau: Chị Trần
Thị Thu D được đào tạo nghề trị liệu viên miễn phí và sau khi hoàn thành đào tạo sẽ làm
việc cho Công ty với thời hạn tối thiểu là 36 tháng. Trường hợp chị Trần Thị Thu D
không thực hiện đúng như các điều khoản trong Hợp đồng sẽ phải hoàn lại số tiền đã
đào tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, chị D tiếp
tục ký Hợp đồng lao động số 011/2022/HĐLĐ vào ngày 07/01/2022, chị D đã nhận đầy
đủ đồng phục để làm việc tại Công ty. Ngày 12/01/2022 chị D có xin nghỉ phép 02 ngày
(ngày 14 và ngày 15/01/2022), tuy nhiên ngày 16/01/2022 chị D không đến Công ty để
làm việc.

Theo thỏa thuận tại Điều 9 của Hợp đồng đào tạo nghề giữa các bên: “Trường hợp
có bất kỳ phát sinh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng đào tạo nghề thì hai bên thỏa
thuận thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân nơi có trụ sở chính của bên dạy
nghề…”.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc yêu cầu chị D phải bồi
hoàn chi phí theo Hợp đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN đã được ký kết vào ngày
10/6/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần
Thị Thu D số tiền là 130.720.000 đồng, trong đó bao gồm tiền chi phí đào tạo, hỗ trợ
chi phí ăn uống 90 ngày (20.000đ/suất x 90 suất = 1.800.000 đồng), tiền mua đồng phục
đã cấp phát cho chị D là: 920.000đồng; tiền trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu, điện nước
là 18.000.000 đồng.

Theo anh/chị:

1. Việc các bên giao kết “Hợp đồng đào tạo nghề” như trên là đúng hay pháp
luật lao động hiện hành? Vì sao?

Việc các bên giao kết “ Hợp đồng đào tạo nghề” như trên là tự nguyện và đúng
theo pháp luật lao động hiện hành. Vì hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận giữa người
lao động vào người sử dụng lao động về việc đào tạo nghề trong trường hợp người sử
dụng nhận người vào đào tạo để sử dụng hoặc trường hợp người sử dụng lao động cấp

2
kinh phí để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người
lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải được ký kết bằng văn bản và phải làm thành hai bản,
mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng đào tạo nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
tổng hợp Khánh Ngọc và chị D có các nội dung chủ yếu về nghề đào tạo là đào tạo nghề
trị liệu viên miễn phí và sau khi hoàn thành đào tạo sẽ làm việc cho Công ty với thời
hạn tối thiểu là 36 tháng. Theo Hợp đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN đã được ký
kết vào ngày 10/6/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc
với chị Trần Thị Thu D số tiền là 130.720.000 đồng, trong đó bao gồm tiền chi phí đào
tạo, hỗ trợ chi phí ăn uống 90 ngày (20.000đ/suất x 90 suất = 1.800.000 đồng), tiền mua
đồng phục đã cấp phát cho chị D là: 920.000 đồng; tiền trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu,
điện nước là 18.000.000 đồng. Trong bản hợp đồng giữa hai bên đã quy định về trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo đó là “trong trường hợp chị Trần Thị Thu D không thực
hiện đúng như các điều khoản trong Hợp đồng sẽ phải hoàn lại số tiền đã đào tạo và chịu
trách nhiệm trước pháp luật”.

Hợp đồng đào tạo nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh
Ngọc và chị D đáp ứng được các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62
BLLĐ 2019. Vì vậy, đây là bản hợp đồng đào tạo nghề đúng với quy định của pháp luật
lao động hiện hành.

2. Yêu cầu bồi hoàn chi phí 130.720.000 đồng của Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có được chấp nhận hay không? Vì sao?

Yêu cầu bồi hoàn chi phí 130.720.000 đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch
vụ tổng hợp Khánh Ngọc được chấp thuận. Vì:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa Công ty Khánh Ngọc xác lập với chị D đã đáp ứng đủ
điều kiện của 1 hợp đồng đào tạo theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động
2019.

Căn cứ khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2019 quy định:

“2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

3
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động”

Theo như dữ liệu tình huống cung cấp, chị D đã ký Hợp đồng lao động số
011/2022/HĐLĐ cho thấy chị đã đồng ý với các quy định mà hợp đồng đã đưa ra.

Trong nội dung có đề cập tới nội dung: “Trường hợp chị Trần Thị Thu D không
thực hiện đúng như các điều khoản trong Hợp đồng sẽ phải hoàn lại số tiền đã đào tạo
và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Chị D sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước
cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày theo thời hạn hợp đồng 36 tháng theo quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Do đó, chị D đã đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho hành vi vi phạm
nghĩa vụ của mình (ngày 16/01/2022 chị không đến công ty để làm việc).

Như vậy, vì chị D đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên
sẽ phải bồi thường theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Lao động
2019.

Căn cứ theo khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong
những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của
Bộ luật này”

Chi phí mà công ty đã yêu cầu bồi hoàn (130.720.000 đồng) nêu ra để yêu cầu chị
D hoàn trả lại hoàn toàn hợp lý nếu có chứng từ hợp lệ cho thấy công ty đã chi trả số chi
phí đó cho chị D.

Số tiền này hoàn toàn ứng với quy định về chi phí đào tạo được quy định tại Khoản
3 Điều 62 BLLĐ 2019.

3. Từ vụ việc này, anh/chị hãy viết những điều khoản cần có trong thỏa thuận
liên quan về đào tạo, học nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp
Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D.

4
Những điều khoản cần có trong thỏa thuận liên quan về đào tạo, học nghề giữa
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D căn
cứ vào khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 và khoản 3 khoản 4 Điều 39 của Luật
giáo dục nghề nghiệp 2014:

 Nghề đào tạo;

 Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

 Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

 Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

 Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

 Trách nhiệm của người lao động;

 Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

 Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

 Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia
làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

2. Tình huống 2:
MẪU THÔNG TIN TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP X

Hành Chính Nhân Sự

Mức lương: 8 - 10 triệu

Địa điểm: Hà Nội

Kinh nghiệm: Dưới 1 năm

Mô tả công việc:

· Thực hiện các công việc hành chính và tuyển dụng:

· Tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của các phòng ban

· Quản lý vận đơn

· Theo dõi chấm công, thực hiện nội quy của nhân viên trong công ty.

· Tính lương hàng tháng cho nhân sự.

· Soạn thảo các văn bản liên quan trong nội bộ công ty và các cơ quan hành chính.
5
Yêu cầu ứng viên:

· Nữ, tuổi từ 23 - 35

· Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh hoặc liên
quan (Đại học X, Đại học Y và Trường Đại học Z).

· Có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

· Khả năng giao tiếp tốt bằng lời nói và bằng văn bản.

· Không tuyển lao động thuộc các tỉnh: H, A.

· Cung cấp thông tin cá nhân theo Mẫu đính kèm.

Quyền lợi:

· Được ký HĐLĐ từ 01 tháng – 36 tháng.

· Mức lương từ 8 - 10Tr (thỏa thuận theo năng lực)

· Thưởng theo tháng/quý/năm: theo chính sách Công ty, phụ thuộc vào tình hình hoạt
động của công ty và thành tích công việc của bộ phận và cá nhân

· Được đào tạo hội nhập, đào tạo phát triển năng lực (Nội bộ và bên ngoài).

· Làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung.

Theo anh/chị:

1. Nội dung trong Mẫu thông tin tuyển dụng lao động như trên của doanh
nghiệp X có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Vì sao?

Nội dung trong mẫu thông tin tuyển dụng lao động như trên của doanh nghiệp X
có điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể tại yêu cầu ứng viên có đề cập
đến nội dung “không tuyển lao động thuộc các tỉnh H, A”.

Căn cứ khoản 1 Điều 8 và khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2019 thì nội dung nói trên có thể
được coi là phân biệt đối xử trong lao động.

2. Doanh nghiệp X cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì kể từ thời thông báo tuyển
dụng đến khi ký hợp đồng lao động với người lao động.

Doanh nghiệp X cần phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung
thực kể từ thời thông báo tuyển dụng đến khi ký hợp đồng lao động với người lao động.
Dựa vào khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động phải cho người

6
lao động biết đúng về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh,
bảo vệ bí mật công nghệ và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp
đồng mà người lao động yêu cầu.

3. Trường hợp doanh nghiệp X ký HĐLĐ 02 tháng hoặc 06 tháng, thì người lao
động có phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Vì sao?

Trường hợp doanh nghiệp X ký HĐLĐ 2 tháng thì người lao động không phải tham
gia đóng bảo hiểm thất nghiệp vì theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013, chỉ khi
người lao động ký HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng mới bắt buộc tham gia bảo
hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội khác
nếu đó là yêu cầu của luật lao động, như bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cơ bản.

Trường hợp doanh nghiệp X ký HĐLĐ 6 tháng thì người lao động phải tham gia
đóng bảo hiểm thất nghiệp vì theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013, chỉ khi
người lao động ký HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng sẽ bắt buộc tham gia bảo
hiểm thất nghiệp.

Việc quy định thời gian tối thiểu để người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
nhằm đảm bảo rằng người lao động đã đóng đủ khoản phí cần thiết trước khi có quyền
nhận các khoản trợ cấp từ bảo hiểm.

You might also like