You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG II


HỌC PHẦN LUẬT LAO ĐỘNG

CHỦ ĐỀ
VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ

Ngành: Luật
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích
Lớp: AUF46

Danh sách thành viên Nhóm 3:


STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP
1 Đinh Hoàng Bảo Thiên 2153801011210 134-AUF46
2 Huỳnh Anh Thư 2153801011230 134-AUF46
3 Nguyễn Phương Anh 2153801013015 134-AUF46
4 Tạ Công Thành 2153801015239 134-AUF46
5 Từ Nguyễn Bảo Trân 2153801015270 134-AUF46
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ


BHXH Bảo hiểm xã hội
BLDS Bộ luật Dân sự
BLLĐ Bộ luật Lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................1


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ........................................................................................................1
Tình huống 1: .......................................................................................................................1
Tình huống 2: .......................................................................................................................2
Tình huống 3: .......................................................................................................................7
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:
Ngày 04/11/2013, chị Đỗ Thị vào làm việc tại Công ty H, theo HĐLĐ có thời hạn 01
năm. Từ ngày 10/5/2014 đến ngày 02/8/2014, chị Đỗ Thị được Công ty H đưa đi đào tạo
nghề tại Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng gang thép Vũ Hán, TQ. Trước khi đi đào tạo,
ngày 31/3/2014, chị Đỗ Thị đã ký “Bản cam kết” với nội dung sau khi kết thúc khóa đào tạo
chị Đỗ Thị sẽ vào làm việc cho Công ty H trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 31/3/2014, nếu
không làm việc đủ thời hạn này thì chị Đỗ Thị phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho
Công ty. Sau khi được đào tạo nghề, chị Đỗ Thị tiếp tục làm việc tại Công ty H đến ngày
11/8/ 2015 thì chị Đỗ Thị xin nghỉ việc và được Công ty đồng ý. Trước khi nghỉ việc, chị
Đỗ Thị và Công ty H đã ký kết “Giấy cam kết phân kỳ hoàn trả chi phí đào tạo do vi phạm
cam kết đào tạo”, Theo đó, chị Đỗ Thị phải hoàn trả cho công ty H chi phí đào tạo (sau khi
đã khấu trừ thời gian chị Đỗ Thị làm việc cho Công ty ) với số tiền là 209.997.076 đồng,
trong đó có khoản học phí là 117.137.885 đồng. Sau khi hoàn trả cho công ty H được 3 đợt,
chị Đỗ Thị dừng việc hoàn trả với lý do không chấp nhận khoản học phí như công ty H đã
yêu cầu, Công ty H khởi kiện yêu cầu chị Đỗ Thị phải hoàn trả cho công ty toàn bộ số tiền
chi phí đào tạo nghề.
Hỏi: Chị Đỗ Thị có phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề theo yêu cầu của công ty H
không? Vì sao?

*Chị Đỗ Thị có phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề theo yêu cầu của công ty H, vì:
- Thời hạn hợp đồng lao động của chị Đỗ Thị và Công ty H là 1 năm, tức từ ngày
04/11/2013 - 04/11/2014: là hợp đồng có thời hạn (theo khoản 2 Điều 14 BLLĐ 2019).
- Thời gian đào tạo từ ngày 10/5/2014 - 02/8/2014: thời hạn hợp đồng lao động vẫn
chưa kết thúc; từ ngày 31/3/2014 - 31/3/2017: là thời hạn làm việc theo thỏa thuận của chị
Đỗ Thị với Công ty H: hợp đồng có thời hạn đã kết thúc, chuyển sang hợp đồng k thời hạn.
Căn cứ khoản 2 Điều 62 và khoản 3 Điều 40 BLLĐ 2019, người học nghề, người lao động
phải hoàn trả chi phí đào tạo trong những trường hợp sau:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: nếu người
lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thuộc các trường hợp

1
quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019 thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng
lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều 62 cùng các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: đối với trường hợp này, người lao
động k là người vi phạm pháp luật vì chấm dứt hợp đồng, do đó nếu giữa người lao
động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc một bên đơn phương chấm
dứt hợp đồng thì phải hoàn trả chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo (điểm d khoản
2 Điều 62 BLLĐ 2019) thì dựa vào sự thỏa thuận làm cơ sở yêu cầu người lao động
phải hoàn trả, mức hoàn trả và phương thức hoàn trả, đến cuối thì người lao động
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.
- Vì chị Đỗ Thị đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H trong thời
hạn 3 năm theo thỏa thuận, việc chấm dứt này không thuộc Điều 35 Luật giáo dục nghề
nghiệp 2014, vì vậy chị Đỗ Thị phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo là phù hợp với pháp
luật:
+ Trong tình huống trên, “chị Đỗ Thị đã ký “Bản cam kết” với nội dung sau khi kết
thúc khóa đào tạo chị Đỗ Thị sẽ vào làm việc cho Công ty H trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày 31/3/2014, nếu không làm việc đủ thời hạn này thì chị Đỗ Thị phải hoàn
trả toàn bộ chi phí đào tạo cho Công ty.”
+ Mức hoàn trả: toàn bộ chi phí đào tạo (khoản 3 Điều 43 BLLĐ 2019), với tổng số
tiền là 209.997.076 đồng, trong đó có khoản học phí là 117.137.885 đồng (khoản 3
Điều 62 BLLĐ 2019), vì đây được xem như là toàn bộ những khoản đầu tư mà công
ty đầu tư vào chị Đỗ Thị.
+ Việc chị Thị đơn phương chấm dứt hợp đồng không có trong quy định tại Điều 35
BLLĐ 2019 cũng bị xem là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
➔ Do đó việc chị Đỗ Thị bị công ty buộc phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề theo
yêu cầu của công ty H là hợp lý.

Tình huống 2:
Ngày 08/02/2017, Công ty L đã ký với anh Văn hợp đồng lao động số VH-000315/2
017 xác định thời hạn 01 năm (Kể từ ngày 08/02/2017 đến ngày 7/2/2018), với vị trí kỹ
thuật viên sản xuất Cell tại L. Display.

2
Để anh văn năm bắt được chuyên môn và gắn bó lâu dài với L.Display; ngày
25/02/2017, Công ty L đã ký với anh văn hợp đồng đào tạo số VH000315 /2017-ĐT, với
nội dung: Công ty L tổ chức để anh Văn sang thành phố Gumi Hàn Quốc học khóa đào tạo
kỹ thuật trong thời hạn 47 ngày. Công ty L lo thủ tục và chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí
cho anh Văn tham gia khóa học (bao gồm: Chi phí tổ chức khóa học; vé máy bay; phụ cấp
lưu trú; công tác phí; chi phí đi lại; lệ phí visa; hộ chiếu…;tiền thuê khách sạn, nhà nghỉ;
tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đào tạo). Anh Văn có
nghĩa vụ phải tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khóa đào tạo; tự
thanh toán mọi chi tiêu cá nhân ngoài các khoản mà công ty là đã hỗ trợ như trên. Anh Văn
có trách nhiệm hoàn trả cho công ty là chi phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì
bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo,
không đảm bảo thời gian làm việc cho công ty L như đã cam kết…
Để đảm bảo cho các hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nêu trên ngày 01/03/2017
ông Hoàng là bố đẻ của anh Văn đã ký với công ty L cam kết bảo lãnh của gia đình cho anh
Văn. Trong đó, ông Hoàng cam kết:
+ Anh Văn sẽ thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng đào tạo và chính sách của công
ty L liên quan đến đào tạo cam kết hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi thường cho
công ty L thay cho anh Văn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của
công ty L về việc anh văn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo và
chi phí bồi thường liên quan theo hợp đồng đào tạo.
+ Trả một khoản tiền phạt tương đương 195.144.999đ cho công ty là trong trường hợp
anh Văn trốn ở lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo số tiền phạt nêu trên sẽ trả
cho công ty L trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc anh Văn
trốn ở lại nước ngoài.
Thực hiện hợp đồng đào tạo số VH-0003/2017-ĐT nêu trên, công ty là đã lo thuộc mọi
thủ tục để anh Văn được cấp thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc trong thời hạn 2 tháng. ngày
13/3/2017 công ty là đã tổ chức đưa đoàn người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc để theo
học khóa đào tạo. Anh văn đã nhập cảnh vào Hàn Quốc qua cửa khẩu sân bay quốc tế
Incheon. Vào 19:30 ngày 13/3/2017, khi tới sân bay Incheon anh Văn đã tách khỏi đoàn và
không trở lại. Hiện tại, anh Văn đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Mặc dù đã được

3
nhiều đồng nghiệp công tác tại công ty L khuyên nhủ nhưng anh Văn đã trao đổi và nhắn tin
cho họ cũng như gia đình là không trở lại theo học khóa đào tạo do công ty L tổ chức.
Dự trù chi phí cho anh văn theo khóa học bao gồm: Chi phí làm hộ chiếu 200.000đ, chi
phí cấp thị thực là 450.000 đồng, vé máy bay là 12.375.000đ, tiền ký túc xá là 16.638.783₫,
Chi phí đi lại bằng xe bus là 1.691. 924₫, chi phí ăn uống là 11.253.868₫, chi phí giảng
viên là 105.486.852₫, phòng đào tạo là 489.694₫, tiền tài liệu là 772.400đ tiền công tác phí
là 35.392.500đ tiền lương Là 8.519.645 đồng tiền đóng bảo hiểm là 1.874.324₫ tổng cộng là
195.144.999₫
Thực tế, Công ty L đã chi để anh Văn theo khóa học nghiệp vụ tại Hàn Quốc gồm các
khoản: Chi phí tại Việt Nam bao gồm: Chi phí cấp visa là 450.000đ, tiền vé máy bay là
14.440.932đ, tiền tạm ứng công tác phí mà anh K đã nhận là 17.707.500đ, tổng cộng là
32.598.432đ.
Chi phí Hàn Quốc cho 21 người theo khóa học là 2.787.829.113đ, bình quân chi phí cho
mỗi người là 132.753.767đ (trong đó chi phí cho 21 người tiền ký túc xá là 349.414.450đ,
tiền thuê xe bus để đi lại là 35.530.400đ, chi phí giảng viên là 2.378.026.500đ, tiền phòng
đào tạo là 8.637.363đ, tiền tài liệu là 16.220.400đ).
Tổng cộng các khoản mà Công ty L đã chi để anh Văn theo học các khóa học chuyên
môn tại Hàn Quốc là 165.352.199đ.
Công ty L yêu cầu anh Văn phải trả 100% chi phí đào tạo là 165.352.199đ; trong trường
hợp anh Văn không trả được thì ông Hoàng và bà Phạm phải trả thay số tiền trên. Ông
Hoàng và bà Phạm phải trả khoản tiền phạt là 195.144.999đ. Kể từ ngày 28/4/2017 đến
ngày xét xử sơ thẩm, anh Văn phải trả lãi của số tiền chi phí đào tạo theo mức lãi suất
20%/năm.
Ông Hoàng và bà Phạm đã được Tòa án tống đạt hợp lệ thông báo thụ lý vụ án, nhiều
lần tống đạt giấy triệu tập, thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải; nhưng ông Hoàng và bà Phạm đều không giao nộp chứng
cứ và đều không có mặt theo triệu tập của Tòa án.
Hỏi:
1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là đúng hay trái pháp
luật? Vì sao?

4
- Thỏa thuận bảo lãnh: Luật Lao động không quy định về việc bảo lãnh trong hợp đồng
lao động nên trong trường hợp này sẽ áp dụng Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và BLDS 2015 về bảo lãnh. Cụ thể:
+ Khoản 1 Điều 56 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng 2020: “1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp người lao
động ... để thực hiện các biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận quy định tại điểm c khoản
1 Điều 43 của Luật này”
+ Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên
bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ.”
- Trong tình huống trên, để đảm bảo cho việc anh Văn (bên được bảo lãnh) thực hiện
đúng các nghĩa vụ trong Hợp đồng lao động và Hợp đồng đào tạo mà anh đã ký với Công ty
L (bên nhận bảo lãnh), cũng như để bảo vệ các lợi ích cho Công ty L trong trường hợp anh
Văn thực hiện không đúng, không đầy đủ thì việc Công ty L ký cam kết bảo lãnh với cha
của anh Văn (bên bảo lãnh) là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, pháp luật cho phép các bên tự do
thỏa thuận về việc bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
cho bên được bảo lãnh nên Công ty L hoàn toàn có quyền đề nghị, thỏa thuận với ông
Hoàng về việc ông phải thay mặt anh Văn hoàn trả toàn bộ chi phí cũng như số tiền phạt vi
phạm và tiền chậm lãi.
* Phạt vi phạm: áp dụng BLDS 2015
- Theo Điều 418 BLDS 2015, các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong trường hợp
bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Cụ thể: hoàn trả chi phí
đào tạo và chi phí bồi thường cho Công ty L về việc anh Văn không thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi thường liên quan theo hợp đồng đào tạo; trả một
khoản tiền phạt tương đương 195.144.999đ cho Công ty L. trong trường hợp anh Văn trốn ở
lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo. Việc thỏa thuận phạt vi phạm trên được các
bên đồng ý, anh Văn còn được ông Hoàng là cha ruột của mình bảo lãnh khi không thực
hiện đúng hợp đồng. Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 468 BLDS, việc công ty L yêu

5
cầu anh Văn trả lãi của số tiền chi phí đào tạo theo mức lãi suất 20%/năm là đúng quy định
của pháp luật. Do đó, thỏa thuận phạt vi phạm trên là hợp lí, không vi phạm pháp luật.

2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu trách nhiệm là
hoàn trả chi phí đào tạo?
- Căn cứ vào Khoản 2 Điều 62 và Khoản 3 Điều 40, thì người học nghề, người lao động
phải hoàn trả chi phí đào tạo trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Theo đó,
nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019 thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho
người sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều 62 cùng các nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: trong trường hợp này, tuy người lao
động không đơn phương chấm dứt trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu giữa họ và người sử
dụng lao động đã có thỏa thuận trước về việc người lao động phải hoàn trả chi phí
đào tạo trong hợp đồng đào tạo (điểm d Khoản 2 Điều 62) thì dựa vào căn cứ để yêu
cầu người lao động hoàn trả, mức hoàn trả và phương thức hoàn trả, họ vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo lại cho doanh nghiệp
- Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35% tổng thời
gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt hợp đồng lao động đúng
pháp luật. Vậy, anh Văn phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo như thế nào?
- Pháp luật hiện hành không quy định về việc người lao động phải hoàn trả chi phí
đào tạo trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ để xét xem NLĐ có
phải hoàn trả chi phí đào tạo hay không.
* Căn cứ vào yêu cầu người lao động hoàn trả: Trong tình huống trên, anh Văn và
Công ty L đã ký kết với nhau 2 bản Hợp đồng là Hợp đồng lao động và Hợp đồng
đào tạo. Trong đó, tại Hợp đồng đào tạo số VH000315/2017- ĐT, 2 bên đã thỏa
thuận về việc: “Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty L. chi phí đào tạo khi
không hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm dứt Hợp

6
đồng lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo thời gian làm việc cho Công
ty L. như cam kết…”
* Mức hoàn trả: chi phí đào tạo là 165.352.199đ ( hoàn trả 100%)

➔Như vậy, anh Văn vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho Công ty ngay
cả khi anh đã hoàn thành khóa đào tạo bởi lẽ anh chỉ làm việc được 35% tổng thời gian cam
kết làm việc theo hợp đồng đào tạo, tức là anh vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng với công
ty L. Mức hoàn trả chi phí đào tạo lúc này tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên hoặc theo thỏa
thuận đã được cam kết trước đó trong hợp đồng.

Tình huống 3:

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1994; cư trú tại: khu phố C, phường L, thành phố
B, tỉnh Đồng Nai.
Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn E; địa chỉ tại: khu công nghiệp G, thành phố B, tỉnh
Đồng Nai.
- Người làm chứng
1. Ông Nguyễn Hữu T, sinh năm 1987; cư trú tại: Xã P, huyện Q, tỉnh An Giang.
2. Bà Nguyễn Kiều O, sinh năm 1974; cư trú tại: Thị trấn R, huyện S, tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN
Quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, nguyên đơn bà Nguyễn Thị N và người đại
diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kim Y trình bày:
Bà Nguyễn Thị N (sau đây gọi tắt là bà N) làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
E (sau đây gọi tắt là Công ty E) từ ngày 17/02/2012 theo hợp đồng lao động xác định thời
hạn, sau đó bà N và Công ty E ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc
làm là công nhân may, mức lương 3.486.000đ/tháng.
Ngày 05/02/2013, bà N và Công ty E ký hợp đồng lao động đưa bà N đi tu nghiệp kỹ
thuật kinh nghiệm sản xuất với thời gian là 01 năm tại Công ty U (tại Nhật) nhưng Công ty
E không giao cho bà N 01 bản hợp đồng đã ký. Theo nội dung hợp đồng, sau khi về nước bà
N phải làm việc tại Công ty E thời hạn là 10 năm và Công ty E sẽ chịu toàn bộ chi phí cho
bà N gồm: hộ chiếu, visa, xe máy bay khứ hồi, nhà ở, điện, nước, gas, tiền học phí, phí giao

7
thông. Tuy nhiên, Công ty E không thực hiện đúng cam kết mà khi làm việc tại Công ty U,
hàng tháng bà N bị trừ tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên, tổng cộng 12
tháng là 480.000 Yên (theo tỷ giá tiền Việt Nam là 85.000.000đ).
Do không hiểu biết quy định của pháp luật lao động và không được Công ty E giao
hợp đồng lao động, nên đến ngày 31/7/2015, khi biết Công ty E hoàn trả cho ông Nguyễn
Hữu T (sau đây gọi tắt là ông T) số tiền 85.000.000đ, bà N mới phát hiện quyền lợi của
mình bị xâm phạm. Bà N đã yêu cầu Công ty E thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi
tháng 40.000 Yên nhưng không được chấp nhận và bà N yêu cầu hòa giải viên lao động tiến
hành hòa giải nhưng hòa giải không thành.
Nay bà N khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty E phải trả các khoản tiền nhà ở,
điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên, tổng cộng 12 tháng là 480.000 Yên (tỷ giá tiền Việt
Nam là 85.000.000₫).
Quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, bà Nguyễn Thị A là người đại diện theo ủy
quyền của bị đơn trình bày:
Công ty E nhất trí với nội dung trình bày của bà N về việc ký kết hợp đồng lao động,
nội dung hợp đồng và quá trình thực hiện.
Vào ngày 05/02/2013, Công ty E và bà N ký hợp đồng lao động (thực tế là hợp đồng
đào tạo nâng cao tay nghề) cho bà N sang Công ty U (tại Nhật) để đào tạo với thời hạn là 01
năm, mọi chi phí gồm hộ chiếu, visa, vé máy bay khứ hồi, nhà ở, điện, nước, gas, tiền học
phí, phí giao thông do Công ty U chi trả. Ngày 04/02/2014, bà N về nước và không có yêu
cầu hay thắc mắc gì với Công ty E về các khoản chi phí đào tạo nêu trên. Tuy nhiên sau đó
vào ngày 31/7/2015, khi Công ty E giải quyết vụ việc của ông T thì bà N cho rằng do bà
không hiểu biết quy định pháp luật lao động, không được Công ty E cung cấp hợp đồng nên
bà không biết được quyền lợi bị xâm phạm cho nên yêu cầu giải quyết và sau đó khởi kiện.
Theo Công ty E, yêu cầu của bà N là không có cơ sở vì mỗi năm, Công ty U đều có quy
định chế độ đào tạo khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế đào tạo và nhu cầu kinh
doanh, nên không thể áp dụng chế độ kinh phí khóa học 2014-2015 của ông T được đưa đi
đào tạo để giải quyết cho khóa học của bà N. Mặt khác, nếu theo bà N trình bày trong hợp
đồng có ghi rõ mọi chi phí đào tạo là do Công ty E chi trả, thì sau khi kết thúc khóa học, bà
N lại không cung cấp hóa đơn chứng từ để yêu cầu Công ty E thanh toán các khoản tiền bà

8
N đã tự chi trả trong 01 năm, hơn nữa thời hiệu khởi kiện đã hết. Do đó, Công ty E không
đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà N, đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
Quả trình tham gia tố tụng tại Tòa án, người làm chứng ông Nguyễn Hữu T trình
bày:
Việc tu nghiệp kỹ thuật tại Công ty U (tại Nhật), giữa ông và Công ty E có ký 02 bản
hợp đồng lao động và Công ty E không giao hợp đồng cho ông. Sau khi về nước, ông yêu
cầu Công ty E giao hợp đồng thì nhân viên văn phòng Công ty E mới giao lại cho ông một
bản. Ông được biết bà N cũng ký hợp đồng như ông khi đi tu nghiệp tại Nhật nhưng không
được Công ty E giao hợp đồng.
Khi làm việc tại Nhật, ông và bà N được Công ty U cung cấp bảng lương bằng tiếng
Nhật không có dấu mộc của Công ty U như ông đã cung cấp cho Tòa án.
Ông và một số công nhân khác phát hiện Công ty E không thực hiện đúng nội dung
theo hợp đồng đã ký kết, bị Công ty U trừ tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên,
tổng cộng 480.000 Yên. Sau khi về nước, ông và một số người lao động khác đã yêu cầu
Công ty E giải quyết và đã được Công ty E hoàn trả số tiền 85.000.000đ nhưng buộc ông
phải làm đơn xin thôi việc vào ngày 31/7/2015. Ông và những người lao động này đã đồng
ý. Sự việc trên có chứng kiến của Luật sư Nguyễn Thị A và bà Nguyễn Kiều O là Chủ tịch
Công đoàn Công ty E.
Quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, người làm chứng bà Nguyễn Kiều O trình
bày:
Bà là Chủ tịch Công đoàn Công ty E từ năm 2013 đến năm 2016. Bà đi tu nghiệp kỹ
thuật tại Công ty U (tại Nhật) trước ông T và bà N. Bà và Công ty E cũng ký kết hợp đồng
có các điều khoản như hợp đồng ông T cung cấp, chỉ khác tên người lao động nhưng không
được Công ty E giao hợp đồng.
Bảng lương hàng tháng không đóng dấu mộc do bà N và ông T cung cấp trong hồ sơ
vụ án cũng là bảng lương bà được nhận khi đi tu nghiệp bên Nhật nên lời trình bày của bà N
và ông T là đúng. Khi làm việc tại Nhật, bà cũng bị Công ty U trừ tiền nhà ở, điện, nước,
gas mỗi tháng 40.000 Yên, tổng cộng 480.000 Yên nhưng khi sự việc ông T được giải quyết
ngày 31/7/2015 bà mới biết quyền lợi của mình bị vi phạm; tuy nhiên, do bà còn đang làm
việc nên không khởi kiện Công ty E.

9
Với tư cách là Chủ tịch Công đoàn, Công ty E yêu cầu bà chứng kiến và cùng giải
quyết thủ tục Công ty E trả số tiền 85.000.000đ, tương đương 480.000 Yên cho ông T và
ông T phải làm đơn xin thôi việc vào ngày 31/7/2015 đúng như ông T trình bày.
Hỏi: Hãy đưa ra quan điểm và các lập luận, chứng cứ cần có để giải quyết tranh chấp trên.

- CSPL: Điều 62, 15 Điều Bộ luật Lao động 2019 và Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-
CP.
- Hợp đồng lao động giữa công ty E và bà N để cho bà N sang Công ty U (tại Nhật)
để đào tạo thực tế là hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề. Theo đoạn 2 khoản 1 Điều 62 Bộ
luật Lao động 2019 quy định “Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào
tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.” Tuy nhiên trong bản án trên, công ty
E đều không giao 1 bản hợp đồng đã ký nào cho ông T, bà N hay bà Nguyễn Kiều O.
- Ngoài ra, ông T, bà N hay bà Nguyễn Kiều O đều nói rằng thỏa thuận của họ với
công ty E rằng công ty E sẽ chịu toàn bộ chi phí cho họ sau khi qua Nhật làm việc. Tuy
nhiên, công ty E đã không thực hiện như đã cam kết, mà khi ông T, bà N hay bà Nguyễn
Kiều O sang Nhật, hàng tháng công ty U trừ đi 40.000 yên mỗi tháng và tổng cộng 480.000
yên (85.000.000) sau 12 tháng. Nhưng mà vì ban đầu, công ty E không giao bản hợp đồng
nào cho bà N nên bà không có chứng cứ (chứng từ) để yêu cầu công ty E hoàn trả
85.000.000 cho bà.
→ Công ty E đã không thực hiện như đã cam kết với người lao động khi ký hợp đồng đào
tạo nâng cao tay nghề, bên phía đại diện công ty E cho rằng theo bản dịch tài liệu công ty U
thì phía công ty E không có nghĩa vụ chi trả lương cho người lao động sang Nhật tu nghiệp.
Tuy nhiên, bản dịch tài liệu ấy lại không có dấu mộc cũng như nội dung không được thể
hiện rõ ràng. Ngoài ra, trong hợp đồng đào tạo nghề trong vòng 1 năm giữa công ty E và bà
N ngoài những chi phí đào tạo, tiền bảo hiểm xã hội…thì trong hợp đồng lao động đào tạo
nghề thì chi phí đào tạo còn bắt buộc phải có thêm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời
gian đào tạo theo khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019. Mà trong khi đó, trong vòng 1 năm, công ty
E đã không hỗ trợ cho bà N khoản chi phí đó, cho nên Công ty E đã vi phạm nội dung hợp
đồng. Như vậy, công ty E đã vi phạm nguyên tắc tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được
trái pháp luật theo khoản 1 Điều 15 BLLĐ 2019. Bà N có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa
án xử lý công ty E về việc vi phạm quy định về giao kết hợp đồng. Cụ thể, công ty E

10
(NSDLĐ) sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động về việc giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung
chủ yếu của hợp đồng lao động theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

- Ngoài ra, Công ty E không chỉ không thực hiện theo cam kết với mỗi bà N mà còn
có những lao động khác nhận thấy sự bất hợp lý trên và đã yêu cầu công ty E giải quyết, sau
đó công ty này hoàn trả tiền cho họ nhưng lại yêu cầu họ nộp đơn nghỉ việc (lý do nghỉ việc
phải được quy định theo luật chứ không thể cho người lao động nghỉ việc không có lý do) là
trái pháp luật.

11

You might also like