You are on page 1of 14

Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Quản trị - Lớp QTL44B2

BUỔI THẢO LUẬN SỐ 7


CHƯƠNG 5. TIỀN LƯƠNG
Bộ môn: Luật Lao Động
Giảng viên: ThS. Lê Ngọc Anh
Nhóm: 8
Thành viên:
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Tường Vi 1953401020287
2 Đào Ngọc Phương Vi 1953401020286
3 Nguyễn Lê Mai Tiên 1953401020233
4 Nguyễn Thị Phương Uyên 1953401020284
5 Trần Ngọc Thu Uyên 1953401020285
6 Lê Hoàn Bảo Trân 1953401020247

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT HỌ VÀ TÊN MSSV Nhiệm vụ được giao

Nhóm trưởng, tổng hợp bài. Phân


1 Nguyễn Tường Vi 1953401020287
tích tình huống 3

2 Đào Ngọc Phương Vi 1953401020286 Phân tích tình huống 1


3 Nguyễn Lê Mai Tiên 1953401020233 Phân tích tình huống 3
4 Nguyễn Thị Phương Uyên 1953401020284 Phân tích tình huống 2
5 Trần Ngọc Thu Uyên 1953401020285 Phân tích tình huống 2
6 Lê Hoàn Bảo Trân 1953401020247 Phân tích tình huống 1
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Đánh giá
STT HỌ VÀ TÊN Ghi chú
Mức độ hoàn
Thang điểm
thiện

1 Nguyễn Tường Vi 90% 9

2 Đào Ngọc Phương Vi 90% 9

3 Nguyễn Lê Mai Tiên 90% 9

4 Nguyễn Thị Phương Uyên 90% 9

5 Trần Ngọc Thu Uyên 90% 9

6 Lê Hoàn Bảo Trân 90% 9


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ Bộ luật Lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
HĐTV Hội đồng thành viên
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
MỤC LỤC
1. Tình huống số 112:
Hỏi: Ông Hồng có nhận được trợ cấp thôi việc và tiền thù lao Hội đồng quản trị do
Công ty V. chi trả không? Vì sao? ................................................................................1
2. Tình huống 213:
Hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành:.............................................................3
1. Công ty có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương đối với ông Thanh hay
không? Vì sao? ..........................................................................................................3
2. Các yêu cầu trên đây của ông Thanh được giải quyết như thế nào? .....................3
3. Tình huống số 314:
Hỏi, theo quy định hiện hành: ...................................................................................6
1. Yêu cầu của ông Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng
9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) có được chấp nhận hay không? Vì sao? 6
2. Yêu cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý của ông Quang được chấp nhận ..8
1

1. Tình huống số 112:


Tháng 01/1995 đến tháng 9/2008, ông Nguyễn Hồng là cán bộ kỹ thuật Ban
quản lý các dự án giao thông tỉnh Vĩnh Long. Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008,
chuyển đổi các Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp tỉnh theo
Quyết định số 2206/QĐ-UBND ngày 29/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Long, ông Hồng được điều về Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý các dự án xây dựng
V. (“Công ty V.”) từ tháng 10/2008 cho đến khi nghỉ việc. Do điều kiện hoàn cảnh
khó khăn nên ông Hồng xin chấm dứt HĐLĐ số: 32/HĐ.PMC-2010 có hiệu lực từ
ngày 26/02/2009 và nghỉ việc theo quyết định số 25/QĐ-PMC ngày 03/12/2015 của
Công ty V. Sau khi việc, ông có yêu cầu Công ty V. trả trợ cấp thôi việc nhưng
Công ty này không đồng ý. Ngoài ra, ông Hồng còn yêu cầu Công ty V. phải chi
trả tiền thù lao Hội đồng quản trị từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2015 với số tiền
40.000.000 đồng (40 tháng x 1.000.000 đồng).
Hỏi: Ông Hồng có nhận được trợ cấp thôi việc và tiền thù lao Hội đồng quản
trị do Công ty V. chi trả không? Vì sao?
- Về trợ cấp thôi việc:
Tại Điều 46 BLLĐ 2019 quy định: “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao
động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên
cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền
lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”
Ở tình huống này, ông Hồng và công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thuộc trường
hợp được quy định tại khoản 3 Điều 34 BLLĐ 2019, cụ thể ông Hồng xin chấm dứt
HĐLĐ số: 32/HĐ.PMC-2010 có hiệu lực từ ngày 26/02/2009 và nghỉ việc theo quyết
định số 25/QĐ-PMC ngày 03/12/2015 của Công ty V. Về điều kiện hưởng lương hưu
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đề bài không đề cập đến.
Ông Hồng làm việc cho công ty V từ tháng 10/2008 đến ngày 3/12/2015, mà HĐLĐ
giữa ông Hồng và công ty V có hiệu lực từ ngày 26/2/2009. Do đó, trước khi ký HĐLĐ
với công ty V, ông Hồng phải chứng minh rằng ông đã bắt đầu làm việc tại công ty V
trên thực tế từ tháng 10/2008 để có căn cứ yêu cầu công ty thanh toán các khoản tiền
trên cơ sở thời gian làm việc của ông Hồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 46 BLLĐ 2019 quy định: “Thời gian làm việc để tính trợ cấp
thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao
động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
2

của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao
động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.”
Tình huống trên không nêu rõ công ty V có đóng BHTN đầy đủ cho ông Hồng hay
không. Trong trường hợp công ty V đã đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm thất nghiệp
cho ông Hồng hằng tháng thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của ông Hồng
được tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày 3/12/2015, còn thời gian ông Hồng không tham
gia BHTN là 3 tháng vì ông bắt đầu làm việc từ tháng 10/2008. Như vậy, thời gian ông
Hồng không tham gia BHTN là 3 tháng. Do ông Hồng làm việc cho công ty V đã hơn
12 tháng do đó công ty V có nghĩa vụ phải thanh toán trợ cấp thôi việc của 3 tháng cho
ông Hồng.
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về tiền lương để tính trợ cấp
thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi
người lao động thôi việc. Vì vậy, số tiền trợ cấp thôi việc bằng tổng 6 tháng liền kề (tính
từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2015) chia 6 được tiền lương bình quân mà ông Hồng có
thể nhận.
- Về tiền thù lao Hội đồng quản trị do Công ty V chi trả:
BLLĐ 2019 không quy định về thù lao Hội đồng quản trị. Điểm a khoản 2 Điều
163 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích
khác của thành viên Hội đồng quản trị như sau:
“Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng
và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị được trả theo quy định sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao
công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên
Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho
từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng
quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên”.
Theo quy định trên, nếu Điều lệ của Công ty V. không có quy định khác so với Luật
Doanh nghiệp thì ông Hồng được hưởng tiền thù lao công việc khi ông là thành viên
Hội đồng quản trị của Công ty V và chưa được Công ty V chi trả hết thù lao trước thời
điểm yêu cầu.
3

2. Tình huống 213:


Ông Liên Thanh và Công ty Cổ phần S (gọi tắt là Công ty S) đã ký HĐLĐ
với mức lương căn bản 8.000.000 đồng, lương công việc là 24.727.500 đồng, phụ
cấp trách nhiệm là 12.000.000 đồng. Thu nhập thực lãnh sau khi trừ các khoản
khấu trừ (thuế thu nhập cá nhân, tiền BHXH, BHTN) là 40.000.000 đồng/tháng.
Ngày 14/3/2016, ông có viết đơn xin nghỉ việc, thời gian chính thức nghỉ việc của
ông sẽ là ngày 13/4/2016. Ngày 18/5/2016, Công ty S ra thông báo vi phạm và tổn
thất số 10/2016/TB nội dung là đang xem xét về công việc của ông và hẹn là ngày
2/6/2016 sẽ có kết quả. Sau ngày 02/6/2016, ông Thanh vẫn không nhận được bất
cứ kết quả nào từ Công ty S. Người đại diện Công ty S trình bày: Hiện Công ty
còn giữ của ông Thanh 60.000.000 đồng tiền lương (tiền lương 1 tháng 13 ngày làm
việc). Sau khi kiểm tra lại, Công ty mới phát hiện ông có hành vi vi phạm nội quy
Công ty, ông Thanh đã có các hành vi vi phạm: (i) Tự ý chia nhỏ hóa đơn cho
khoản mục xây dựng chuồng gà với tổng giá trị 22.817.000 đồng; (ii) Tự ý mua
hàng đắt hơn so với giá khảo sát đối với các mặt hàng: Bảng tên nhân viên, số
phòng Mica, In mark nhôm, lắc khóa tròn.
Do đó, Công ty đã áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương của ông Thanh.
Các hành vi này gây thiệt hại cho Công ty 27.402.000 đồng nên Công ty đề nghị
khấu trừ vào khoản tiền lương hiện Công ty đang giữ, số tiền lương còn lại
32.598.000 đồng, Công ty đồng ý hoàn trả lại cho ông Q. Trong đơn khởi kiện, Ông
Thanh yêu cầu: Thanh toán cho ông tiền lương tháng 3/2016; 13 ngày công tháng
4/2016 số tiền làm tròn 60.000.000 đồng như Công ty đã xác nhận và thanh toán số
tiền lãi chậm trả theo quy định pháp luật, tính từ ngày 13/4/2016 đến ngày xét xử.
Hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành: 1. Công ty có thể áp dụng biện pháp
khấu trừ tiền lương đối với ông Thanh hay không? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 102 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động chỉ được khấu
trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ,
thiết bị, tài sản của người lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này”.
Áp dụng điều luật trên vào tình huống này, Công ty S phát hiện ông Thanh có
hành vi vi phạm nội quy Công ty, ông đã có các hành vi vi phạm:
(i) Tự ý chia nhỏ hóa đơn cho khoản mục xây dựng chuồng gà với tổng giá trị
22.817.000 đồng. Với hành vi này, Công ty không được áp dụng biện pháp khấu trừ
tiền lương đối với ông Thanh cũng như là bắt ông bồi thường thiệt hại, bởi việc chia
nhỏ hóa đơn cho các khoản xây dựng chuồng gà không đồng nhất với việc là ông
Thanh đã gây ra thiệt hại về tài sản cho Công ty theo Điều 129 BLLĐ 2019. Do đó,
ông Thanh không phải bồi thường khoản này cho Công ty
4

(ii) Tự ý mua hàng đắt hơn so với giá khảo sát đối với các mặt hàng: Bảng tên
nhân viên, số phòng Mica, In mark nhôm, lắc khóa tròn. Với hành vi này, Công ty có
thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương đối với ông Thanh, bởi việc mua hàng đắt
hơn so với giá khảo sát mà không thông báo trước với Công ty là đã gây ra thiệt hại về
tài sản cho Công ty theo Điều 129 BLLĐ 2019. Do đó, ông Thanh phải bồi thường
thiệt hại cho Công ty và Công ty có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương của ông
Thanh cho thiệt hại này.
2. Các yêu cầu trên đây của ông Thanh được giải quyết như thế nào?
Yêu cầu thanh toán cho ông tiền lương tháng 3/2016; 13 ngày công tháng 4/2016
số tiền làm tròn 60.000.000 đồng như Công ty đã xác nhận sẽ không được chấp nhận.
Bởi còn phải trừ số tiền mà ông Thanh phải bồi thường thiệt hại cho Công ty vì hành vi
tự ý mua hàng đắt hơn so với giá khảo sát đối với các mặt hàng. Do đó, số tiền lương
ông Thanh được nhận sẽ nhỏ hơn 60.000.000 đồng.
Yêu cầu thanh toán số tiền lãi chậm trả theo quy định pháp luật, tính từ ngày
13/4/2016 đến ngày xét xử là đúng pháp luật bởi theo khoản 1 Điều 94 BLLĐ 2019
Nguyên tắc trả lương: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng
hạn cho người lao động”. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 cũng quy định:
“Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện
pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;
nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho
người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi
suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động
mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương”.
Trong tình huống này, Công ty S không có lý do bất khả kháng để chậm trả lương
cho ông Thanh, cho nên, Công ty S phải trả tiền lãi chậm trả theo quy định pháp luật,
tính từ ngày 13/4/2016 (là ngày chính thức ông Thanh nghỉ việc) đến ngày xét xử.
5

3. Tình huống số 314:


Ông Bùi Quang là chuyên viên công tác tại Công ty TNHH G (viết tắt là
Công ty G) theo HĐLĐ số 30VP-HĐLĐ ngày 18/6/2012. Ban điều hành Công ty G
gồm hai thành viên là ông Lee Dong C (đại diện bên nước ngoài) được Hội đồng
thành viên bổ nhiệm làm Tổng giám đốc; ông Bùi Quang (đại diện bên Việt Nam)
được Hội đồng thành viên bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc. Ngày 17/02/2014 Hội
đồng thành viên Công ty G ra Nghị quyết số 07/HĐTV..., thống nhất tại mục 4 ghi:
“Lương, phụ cấp và các chế độ của Phó tổng giám đốc như sau: mức lương 2.850
USD/tháng; tiền thưởng 500USD/tháng; hoàn thành công việc được giao
300USD/tháng; tiền thưởng quí (3 tháng) 1.500 USD/quí,...”. Ông Lee Dong C tự
ý ban hành nhiều văn bản, chỉ thị không trả lương cho ông Bùi Quang từ tháng
9/2014. Đồng thời ông Lee Dong C - Tổng giám đốc buộc ông Quang là Phó Tổng
giám đốc phải ký HĐLĐ với Tổng giám đốc và chỉ thị thu hồi tiền lương của ông
Quang đã nhận từ tháng 3/2014 đến tháng 8/2014. Ông Quang khởi kiện yêu cầu
Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng 9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm
(20/5/2015) và các khoản tiền thưởng tháng, quý.
Đại diện bị đơn đã xác nhận từ khi Công ty hoạt động cho đến nay Hội đồng
thành viên chưa có tổ chức cuộc họp hoặc lập biên bản đánh giá về việc hoàn thành
tốt công việc của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, nhưng hàng năm Tổng giám
đốc, Phó tổng giám đốc (trừ ông Quang) cũng vẫn được nhận đầy đủ các khoản
thưởng hàng tháng, quý và Tết Dương lịch; Trước khi xảy ra vụ việc, ông Quang
vẫn làm việc bình thường.
Tại Điều 7, 8, 9 Điều lệ Công ty quy định: “Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tiền thù lao, phúc lợi và các
phụ cấp khác của Tổng giám đốc; Phó tổng giám đốc cùng các điều khoản và điều
kiện lao động khác do Hội đồng thành viên quy định phù hợp với luật pháp Việt
Nam”. Hội đồng thành viên và Ban điều hành của Công ty chưa có bất kỳ Quyết
định nào việc thay đổi Chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ khác của
mọi người lao động trong Công ty.
Từ khi Công ty không trả tiền lương, thưởng cho ông Quang đến nay thì
Phó Tổng giám đốc người nước ngoài vẫn được chi trả tiền thưởng bình thường”;
tình hình kinh doanh của Công ty K rất tốt.
6

Hỏi, theo quy định hiện hành:


1. Yêu cầu của ông Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương
từ tháng 9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) có được chấp nhận hay
không? Vì sao?
Tại Mục 4 Nghị quyết số 07/HĐTV ngày 17/02/2014 của Hội đồng thành viên
có quy định: “Lương, phụ cấp và các chế độ của Phó tổng giám đốc như sau: mức
lương 2.850 USD/tháng; tiền thưởng 500USD/tháng; hoàn thành công việc được giao
300USD/tháng; tiền thưởng quí (3 tháng) 1.500 USD/quí,...”. Do đó, Hội đồng thành
viên là người quyết định lương cho Phó tổng giám đốc. Sau khi có Nghị quyết số 07 thì
ông Lee Dong C tự ý ban hành nhiều văn bản, chỉ thị không trả lương cho ông Bùi
Quang từ tháng 9/2014, đồng thời còn buộc ông Quang là Phó Tổng giám đốc phải ký
HĐLĐ với Tổng giám đốc và chỉ thị thu hồi tiền lương của ông Quang đã nhận từ tháng
3/2014 đến tháng 8/2014. Khi ban hành các văn bản này, ông Lee Dong C đã không nêu
rõ căn cứ, lý do thu hồi tiền lương của ông Quang cũng như lý do tạm ngừng trả lương
cho ông Quang từ tháng 9/2014.
Xét đến các hành vi của ông Lee Dong C:
 Buộc ông Quang ký HĐLĐ với mình. Căn cứ Khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 thì
ông C là Tổng giám đốc của Công ty G có nghĩa vụ nhân danh Công ty ký kết HĐLĐ
với ông Quang. Hành vi này của ông Lee Dong C là không đúng với nguyên tắc tự
nguyện khi giao kết hợp đồng tại Khoản 1 Điều 15 BLLĐ 2019, đồng thời việc ông Lee
Dong C muốn ký kết hợp đồng lao động với ông Quang là không thuộc thẩm quyền của
mình, chức danh Phó Tổng giám đốc này là do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bãi nhiệm
cho nên theo điểm e Khoản 1 Điều 63 LDN 2020. Tuy nhiên, trường hợp ông C muốn
ký HĐLĐ trực tiếp sử dụng ông Quang là người làm việc cho mình thì phải thương
lượng, thỏa thuận với ông Quang trên cơ sở giao kết thêm HĐLĐ cho ông Quang mà
không làm ảnh hưởng đến HDLĐ mà ông Quang đã giao kết với Công ty G.
 Chỉ thị thu hồi tiền lương của ông Quang từ tháng 3/2014 đến 8/2014. Về căn
cứ thu hồi tiền lương đã trả cho NLĐ là không đúng, bởi ông C không đưa ra căn cứ
nào cho thấy ông Quang vi phạm chế độ làm việc để thu hồi tiền lương của ông Quang.
 Ban hành nhiều văn bản, chỉ thị không trả lương cho ông Quang từ tháng
9/2014. Khi ban hành chỉ thị này, ông Lee Dong C không kèm theo lý do cho ông Quang
biết về việc tạm ngừng trả lương với điều kiện tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019. Tình
huống cho biết tình hình kinh doanh của công ty rất tốt nên không thuộc trường hợp tại
khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 mà không thể trả lương đúng hạn cho NLĐ. Tình huống
cho thấy, ông Bùi Quang làm việc tại Công ty G với chức danh là Phó Tổng giám đốc
- là đại diện bên Việt Nam của Công ty G và được Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bãi
7

nhiệm. Tại HĐLĐ số 30/VP-HĐLĐ ngày 18/6/2012 được ký giữa Công ty G với ông
Quang không nêu rõ hợp đồng này là HĐLĐ có thời hạn hay không có thời hạn.
+ Trường hợp khi HĐLĐ giữa ông Quang và công ty G chưa kết thúc, ông Quang
vẫn là nhân viên của công ty G nên xét về nguyên tắc trả lương thì Công ty G có nghĩa
vụ phải trả lương đầy đủ đúng hạn cho ông Quang theo Điều 94 BLLĐ 2019: “1. Người
sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.” và
Khoản 1 Điều 95 BLLĐ 2019: “1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao
động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện
công việc”. Về chế độ tiền lương của ông Quang - Phó Tổng giám đốc được quy định
tại Nghị quyết số 07 của HĐTV. Ông C với chức danh là Tổng giám đốc Công ty G có
nghĩa vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐTV theo điểm a Khoản 2 Điều 82 LDN
2020. Nếu trong trường hợp này, ông Lee Dong C muốn thay đổi phương án trả lương
với chức danh Phó Tổng giám đốc thì chỉ có quyền kiến nghị và HĐTV sẽ quyết định
xem xét theo điểm i khoản 2 Điều 82 LDN 2020, trên cơ sở quyết định của HĐTV thì
ông C mới có quyền thực hiện. Tình huống còn cho biết, HĐTV và Ban điều hành của
Công ty không có quyết định nào về việc thay đổi chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp
và các chế độ khác của mọi người lao động. Như vậy, ông C không có cơ sở nào tự ý ra
chỉ thị không trả lương cho ông Quang.
+ Trường hợp khi HĐLĐ của ông Quang với công ty hết hạn vào tháng 9/2014
nên ông Lee Dong C ra chỉ thị không trả lương cho công Quang từ 9/2014 cũng không
đúng. Bởi khi hết hạn hợp đồng lao động, các bên phải giao kết hợp đồng mới, sau 30
ngày nếu không giao kết hợp đồng mới và ông Quang vẫn đang tiếp tục làm việc cho
công ty thì HĐLĐ chuẩn bị kí kết sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Như
vậy, ông Quang vẫn làm việc cho công ty do đó ông Quang vẫn được hưởng lương theo
quy định tại Nghị quyết số 07 của HĐTV trên cơ sở các nguyên tắc trả lương tại khoản
1 Điều 94 BLLĐ 2019.
Ông Quang buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng 9/2014 đến ngày
xét xử sơ thẩm (20/5/2015). Yêu cầu này của ông Quang có cơ sở được chấp nhận nếu
tính đến ngày xét xử sơ thẩm ông Quang vẫn đang làm việc tại Công ty G và ông Quang
phải cung cấp được bằng chứng rằng mình vẫn còn làm việc tại công ty dù từ tháng
9/2014 đã không được nhận lương. Trường hợp ông Quang không còn làm việc tại ông
Quang chỉ có thể yêu cầu công ty thanh toán lương theo thời gian làm việc thực tế của
ông Quang chứ không được yêu cầu tính đến ngày xét xử sơ thẩm.
Bên cạnh đó, nhóm em nhận thấy tranh chấp về tiền lương trong tình huống này tranh
chấp lao động cá nhân phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ, cụ thể là ông Bùi Quang với
công ty G. Căn cứ khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 phải được giải quyết thông qua thủ
8

tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động
hoặc Tòa án giải quyết vì tranh chấp này không thuộc các trường hợp không bắt buộc
phải qua thủ tục hòa giải. Trong tình huống này không nói rõ ông Quang có thông qua
thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện hay không. Trong trường hợp hòa giải không thành
căn cứ theo Khoản 7 Điều 188 BLLĐ 2019 thì ông Quang mới có thể khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết.
2. Yêu cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý của ông Quang được chấp nhận
hay không? Vì sao?
Theo Điều 104 BLLĐ 2019 quy định về tiền thưởng thì Công ty sẽ căn cứ vào
kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của ông Quang để chi trả
các khoản tiền thưởng tháng, quý. Đồng thời, trong Nghị quyết số 07/HĐTV..., đã thống
nhất tại mục 4 ghi: “tiền thưởng 500 USD/tháng; hoàn thành công việc được giao
300USD/tháng; tiền thưởng quý (3 tháng) 1.500 USD/quý,...”. Tuy nhiên, quy định này
cũng chưa nêu rõ điều kiện được hưởng khoản tiền thưởng này.
Theo đề, trước khi xảy ra vụ việc, ông Quang vẫn làm việc bình thường. Từ khi
xác lập HĐLĐ với Công ty G là từ năm 2012 đến 2014, ông Quang vẫn chưa được nhận
khoản tiền thưởng nào từ Công ty G nhưng hàng năm thì Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc người nước ngoài lại được nhận đầy đủ các khoản thưởng hàng tháng, quý và Tết
Dương lịch. Để có căn cứ yêu cầu Công ty trả khoản tiền thưởng này, ông Quang phải
cung cấp bằng chứng chứng minh đã thỏa các điều kiện để nhận thưởng như ông đã
hoàn thành công việc được giao tốt hay rất tốt, đáp ứng yêu cầu của nội quy Công ty G
đặt ra để làm căn cứ yêu cầu được nhận khoản tiền thưởng này. Đồng thời, Hội đồng
thành viên cũng chưa lần nào tổ chức cuộc họp hoặc lập biên bản đánh giá về việc hoàn
thành tốt công việc hay không mà đã không trả khoản tiền này cho ông Quang là không
hợp lý. Vì vậy, yêu cầu này của ông Quang là có căn cứ được chấp nhận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Lao động năm 2019, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày
20/11/2019 tại kỳ họp thứ 8 theo Luật số 45/2019/QH14.
2. Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao đông.

You might also like